Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Xây dựng suất vốn đầu tư hợp lý cho các công trình cầu trên địa bàn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.27 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------- oOo ----------

NGUYỄN HOÀNG LONG

XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƢ HỢP LÝ
CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------- oOo ----------

NGUYỄN HOÀNG LONG

XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƢ HỢP LÝ
CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 60 58 02 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH QUẢNG

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Long


XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƢ HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH
CẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Học viên: Nguyễn Hoàng Long Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông
Mã số: 60 58 02 05
Khóa:34
Trƣờng Đại học Bách khoa – ĐHĐN

Tóm tắt. Hiện nay, chƣa có một nghiên cứu nào liên quan đến suất vốn đầu tƣ các
công trình giao thông, đặc biệt là các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh
Quảng Ngãi. Nghiên cứu này đề cập tới phƣơng pháp xây dựng suất vốn đầu tƣ hợp lý cho
các công trình giao thông dựa trên việc tối ƣu hóa chi phí đầu vào dƣới sự ảnh hƣởng của các
yếu tố nhƣ giá vật liệu tại địa điểm cung cấp, cự ly vận chuyển. Mục tiêu cụ thể là tính toán
suất vốn đầu tƣ các công trình cầu bản trên địa bàn huyện tại thời điểm hiện tại và tƣơng lai.
Từ đó đánh giá kết quả thu đƣợc và khả năng áp dụng.
Từ khóa: Suất vốn đầu tƣ (SVĐT); Cầu bản; Giá vật liệu; Cự ly vận chuyển; Sơn Hà,

Quảng Ngãi.

BUILDING THE LOGICAL INVESTMENT UNIT COST FOR BRIDGE
WORKS AT SON HA DISTRICT, QUANG NGAI PROVINCE
Abstract. Currently, no research is related to investment unit cost of traffic works,
especially of slab bridges in Son Ha District, Quang Ngai Province. This research refers to a
method of building the logical investment unit cost for traffic works which based on
maxization the inpution of cost, under the influence of factors such as price of materials at the
place of supply, transportation distance. The specific goal of the research is to calculate
investment unit cost of slab bridges in the district at present moment and future. Finally, we
evaluate the results obtained and the applicability of this research.

Key words: investment unit cost, slab bridges; Son Ha; Quang Ngai;


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTNT
BTCT
UBND
SVĐT
TMĐT
NSNN
XDCB

:
:
:
:
:
:

:

Giao thông nông thôn
Bê tông cốt thép
Ủy ban nhân dân
Suất vốn đầu tƣ
Tổng mức đầu tƣ
Ngân sách nhà nƣớc
Xây dựng cơ bản


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƢ HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI .............................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu, giới hạn nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
6. Cấu trúc của luận văn: ....................................................................................... 5
CHƢƠNG 1........................................................................................................... 7
SUẤT VỐN ĐẦU TƢ TRONG XÂY DỰNG ..................................................... 7
VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ................................................... 7
1.1. Định nghĩa suất vốn đầu tƣ ............................................................................ 7

1.1.1. Vốn đầu tƣ ................................................................................................... 7
1.1.2. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ....................................................................... 7
1.1.3. Suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình .......................................................... 8
1.2. Vai trò suất vốn đầu tƣ trong công tác quản lý đầu tƣ ................................... 8
1.3. Mối quan hệ các thành phần trong cấu trúc suất vốn đầu tƣ.......................... 9
1.4. Tình hình áp dụng suất vốn đầu tƣ tại Việt Nam ......................................... 10
1.5. Xây dựng và ứng dụng suất vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện Sơn Hà............ 11
1.6. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng................................................ 12
1.7. Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................ 12
CHƢƠNG 2......................................................................................................... 13
XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƢ HỢP LÝ................................................... 13
CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BẢN............................................................... 13
2.1. Các căn cứ xây dựng suất vốn đầu tƣ........................................................... 13
2.1.1. Căn cứ pháp lý........................................................................................... 13
2.1.2. Căn cứ thực tiễn ........................................................................................ 15
2.2. Phân tích cấu trúc suất vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện................................. 15
2.3. Nguyên tắc xây dựng suất vốn đầu tƣ [3] .................................................... 16
2.4. Phƣơng pháp xây dựng suất vốn đầu tƣ hợp lý các công trình cầu bản ...... 17
2.4.1. Đặc điểm kết cấu công trình cầu bản tại địa phƣơng ................................ 17
2.4.2. Trình tự tính toán, xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện theo
các bƣớc sau[3]: .................................................................................................. 21
2.4.3. Một số lƣu ý khi sử dụng suất vốn đầu tƣ [3] ........................................... 23
2.5. Phƣơng pháp xây dựng suất đầu tƣ .............................................................. 24


2.5.1. Xác định tổng khối lƣợng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi
công ..................................................................................................................... 25
2.5.2. Xác định bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công .. 25
2.5.3. Xác định tổng chi phí vật liệu ................................................................... 29
2.5.4. Xác định tổng chi phí nhân công[2] .......................................................... 30

2.5.5. Xác định tổng chi phí máy[2].................................................................... 31
2.5.6. Xác định tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình để tính suất vốn đầu tƣ[2]
............................................................................................................................. 37
2.5.7. Tính suất vốn đầu tƣ tại thời điểm tính toán và dự báo tƣơng lai ............. 41
2.6. Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 44
CHƢƠNG 3......................................................................................................... 45
ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƢ .................. 45
HỢP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BẢN ............................................... 45
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ .................................................................. 45
3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Sơn Hà ........................ 45
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 45
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 46
3.2. Giới thiệu bản đồ giao thông huyện Sơn Hà ................................................ 46
3.3. Phân vùng khu vực xây dựng cầu ................................................................ 47
3.4. Bản đồ phân bổ các mỏ vật liệu (cát, đá); các nguồn cung ứng vật tƣ xây
dựng (xi măng, sắt thép, xăng dầu) ..................................................................... 48
3.5. Công tác quản lý đầu tƣ các công trình nói chung và quản lý công trình cầu
nói riêng trên địa bàn huyện (lập, phân tích định mức, đơn giá địa phƣơng; quản
lý dự án, lập kế hoạch đầu tƣ...) .......................................................................... 49
3.5.1. Tình hình đầu tƣ xây dựng ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2011-2015 [5] ...................................................................................................... 49
3.5.2. Tổng vốn XDCB từ NSNN ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn
2011-2015 [5] ...................................................................................................... 51
3.5.3. Công tác quản lý đầu tƣ............................................................................. 52
3.6. Tình hình sử dụng suất vốn đầu tƣ các công trình cầu bản trên địa bàn huyện
............................................................................................................................. 53
3.6.1. Đặc điểm về mạng lƣới giao thông huyện Sơn Hà, đặc điểm nguồn nhân
công, vật liệu, năng lực xây dựng cầu của các nhà thầu ..................................... 54
3.6.2. Thống kê các công trình cầu bản khảo sát kèm theo số liệu các suất vốn
đầu tƣ thực tế ....................................................................................................... 57

3.6.3. Phân tích, nhận xét suất vốn đầu tƣ đã áp dụng ........................................ 59
3.6.4. Phân tích các yếu tố và mối quan hệ cấu thành suất vốn đầu tƣ các công
trình cầu bản ........................................................................................................ 59
3.7. Xây dựng cụ thể suất vốn đầu tƣ hợp lý cho các công trình cầu bản trên địa
bàn huyện Sơn Hà ............................................................................................... 60
3.7.1. Công trình Cầu bản Xà Riêng ................................................................... 62
3.7.2. Công trình Cầu bản Gò Đá ........................................................................ 71
3.7.3. Công trình Cầu bản Làng Gung ................................................................ 75


3.7.4. Tính suất đầu tƣ các công trình cầu bản .................................................... 85
3.7.5. Dự đoán suất vốn đầu tƣ tƣơng lai ............................................................ 87
3.8. Ứng dụng suất vốn đầu tƣ trên thực tế địa bàn huyện ................................. 88
3.8.1. Ưu, nhược điểm của suất vốn đầu tư đã tính toán .................................... 88
3.8.2. Khả năng áp dụng ..................................................................................... 89
3.9. Phƣơng pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai áp dụng
suất vốn đầu tƣ trong quản lý đầu tƣ xây dựng ................................................... 90
3.10. Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình cầu đƣờng bộ, cầu bộ hành ..... 11
Bảng 2.1. Hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho các công tác
xây dựng .............................................................................................................. 26
Bảng 2.2. Tổng hợp chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị
thi công trong chi phí trực tiếp ............................................................................ 26
Bảng 2.3. Tổng hợp chi phí xây dựng tính theo khối lƣợng hao phí vật liệu, nhân
công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tƣơng ứng ........................................ 27

Bảng 2.4. Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung[2] .................................................. 27
Bảng 2.5. Định mức thu nhập chịu thuế tính trƣớc[2] ........................................ 29
Bảng 2.6. Tổng hợp dự toán chi phí hạng mục chung ........................................ 40
Bảng 2.7. Tổng hợp tổng mức đầu tƣ xây dựng ................................................. 41
Bảng 3.1. Tổng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN giai đoạn 2011-2015 ................... 52
Bảng 3.2. Tổng hợp số liệu phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện
năm 2017[6] ........................................................................................................ 54
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí giao thông trên địa bàn huyện Sơn
Hà[6] .................................................................................................................... 55
Bảng 3.4. Hệ thống cầu trên tuyến đƣờng cấp huyện[6] .................................... 55
Bảng 3.5. Các công trình cầu bản đƣa vào tính toán .......................................... 57
Bảng 3.6. Bảng giá vật liệu cát tại các mỏ cát năm 2015 (đã có VAT) .............. 63
Bảng 3.7. Bảng giá vật liệu đá dăm 0.5x1 tại các mỏ đá năm 2015 ................... 63
(đã có VAT)......................................................................................................... 63
Bảng 3.8. Bảng giá vật liệu đá dăm 1x2 tại các mỏ đá năm 2015 ...................... 64
Bảng 3.9. Bảng giá vật liệu đá dăm 2x4 tại các mỏ đá năm 2015 ...................... 64
Bảng 3.10. Bảng giá vật liệu đá dăm 4x6 tại các mỏ đá năm 2015 ................... 65
Bảng 3.11. Bảng giá vật liệu đá hộc tại các mỏ đá năm 2015 ............................ 65
Bảng 3.12. Bảng giá vật liệu thép tròn D<=10 tại nơi cung cấp năm 2015 ........ 66
Bảng 3.13. Bảng giá vật liệu thép tròn D>10 tại nơi cung cấp năm 2015 .......... 66
Bảng 3.14. Bảng giá vật liệu thép tròn D>18 tại nơi cung cấp năm 2015 .......... 67
Bảng 3.15. Bảng giá vật liệu thép hình, thép tấm tại nơi cung cấp năm 2015 ... 67
Bảng 3.16. Bảng giá vật liệu xi măng PC40 tại nơi cung cấp năm 2015 ........... 68
Bảng 3.17. Bảng tính chi phí vật liệu cát đến chân công trình ........................... 68
Bảng 3.18. Bảng tính chi phí vật liệu đá đến chân công trình ............................ 69
Bảng 3.19. Bảng tính chi phí vật liệu thép đến chân công trình ......................... 69
Bảng 3.20. Bảng tính chi phí vật liệu xi măng PC40 đến chân công trình ......... 69
Bảng 3.21. Bảng chi phí vật liệu, nhân công, máy ............................................. 70
Bảng 3.22. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng ....................................................... 70
Bảng 3.23. Bảng tổng hợp Tổng mức đầu tƣ ...................................................... 71

Bảng 3.24. Bảng tính chi phí vật liệu cát đến chân công trình ........................... 72
Bảng 3.25. Bảng tính chi phí vật liệu đá đến chân công trình ............................ 73
Bảng 3.26. Bảng tính chi phí vật liệu thép đến chân công trình ......................... 73


Bảng 3.27. Bảng tính chi phí vật liệu xi măng PC40 đến chân công trình ......... 73
Bảng 3.28. Bảng chi phí vật liệu, nhân công, máy ............................................. 74
Bảng 3.29. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng ....................................................... 74
Bảng 3.30. Bảng tổng hợp tổng mức đầu tƣ ....................................................... 75
Bảng 3.31. Bảng giá vật liệu cát tại các mỏ cát năm 2016 (đã có VAT) ............ 76
Bảng 3.32. Bảng giá vật liệu đá dăm 0.5x1 tại các mỏ đá năm 2016 ................. 77
Bảng 3.33. Bảng giá vật liệu đá dăm 1x2 tại các mỏ đá năm 2016 .................... 77
Bảng 3.34. Bảng giá vật liệu đá dăm 2x4 tại các mỏ đá năm 2016 .................... 78
Bảng 3.35. Bảng giá vật liệu đá dăm 4x6 tại các mỏ đá năm 2016 ................... 78
Bảng 3.36. Bảng giá vật liệu đá hộc tại các mỏ đá năm 2016 ............................ 79
Bảng 3.37. Bảng giá vật liệu thép tròn D<=10 tại nơi cung cấp năm 2016 ........ 79
Bảng 3.38. Bảng giá vật liệu thép tròn D>10 tại nơi cung cấp năm 2016 .......... 80
Bảng 3.39. Bảng giá vật liệu thép tròn D>18 tại nơi cung cấp năm 2016 .......... 80
Bảng 3.40. Bảng giá vật liệu thép hình, thép tấm tại nơi cung cấp năm 2016 ... 81
Bảng 3.41. Bảng giá vật liệu xi măng PC40 tại nơi cung cấp năm 2016 ........... 81
Bảng 3.42. Bảng tính chi phí vật liệu cát đến chân công trình ........................... 82
Bảng 3.43. Bảng tính chi phí vật liệu đá đến chân công trình ............................ 82
Bảng 3.44. Bảng tính chi phí vật liệu thép đến chân công trình ......................... 83
Bảng 3.45. Bảng tính chi phí vật liệu xi măng PC40 đến chân công trình ......... 83
Bảng 3.46. Bảng chi phí vật liệu, nhân công, máy ............................................. 83
Bảng 3.47. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng....................................................... 84
Bảng 3.48. Bảng tổng hợp tổng mức đầu tƣ ....................................................... 84
Bảng 3.49. So sánh chi phí xây dựng tính toán và quyết toán ............................ 86
Bảng 3.50. So sánh chi phí xây dựng trong trƣờng hợp giá vật liệu khác nhau . 86
Bảng 3.51. Suất đầu tƣ các công trình cầu (tại năm tính toán) ........................... 87

Bảng 3.52. Suất đầu tƣ các công trình cầu tại thời điểm quý II/2018 ................ 87
Bảng 3.53. Chỉ số biến động giá trung bình........................................................ 88


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy hoạch các thủy điện ảnh hƣởng đến điều kiện tự nhiên huyện. .. 46
Hình 3.2. Bản đồ hành chính huyện Sơn Hà ....................................................... 47
Hình 3.3. Bản đồ phân vùng xây dựng cầu (nguồn: Google) ............................. 48
Hình 3.4. Bản đồ phân bố mỏ cát huyện Sơn Hà (nguồn: Google) .................... 49
Hình 3.5. Dạng cầu bản điển hình trên địa bàn huyện ........................................ 57
Hình 3.6. Cầu bản Gò Đá .................................................................................... 58
Hinh 3.7. Cầu bản Xà Riêng ............................................................................... 58
Hình 3.8. Cầu bản Làng Gung ............................................................................ 59


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tình hình đầu tƣ xây dựng ở nƣớc ta
ngày càng đi lên. Các công trình quy mô lớn, hiện đại nhƣ cao ốc, đƣờng cao tốc xuất
hiện ngày càng nhiều, kéo theo việc đòi hỏi các cơ quan hữu trách phải nâng cao trình
độ, bắt kịp về năng lực thực hiện, lập quy hoạch chiến lƣợc, kế hoạch đầu tƣ, quản lý
dự án, phân bổ vốn. Có sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý đầu tƣ mới tránh đƣợc
tình trạng các dự án đầu tƣ dàn trải, lộn xộn, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, gây lãng
phí tài nguyên quốc gia.
Một trong những yếu tố quan trọng để phục vụ việc lập quy hoạch, kế hoạch
đầu tƣ, phân bổ vốn, quản lý dự án là việc xác định suất vốn đầu tƣ xây dựng các công
trình. Đây là chỉ tiêu giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan nhất về
các dự án đầu tƣ xây dựng công trình, từ đó có thể định hƣớng công tác đầu tƣ công,

lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn hay trung hạn, phân bổ vốn hợp lý, tập trung, góp
phần khắc phục tình trạng đầu tƣ yếu kém nêu trên.
Tuy nhiên, công tác xác định, xây dựng suất vốn đầu tƣ các công trình ở nƣớc
ta hiện nay còn nhiều bất cập. Hàng năm, Bộ Xây dựng vẫn có Quyết định công bố
suất vốn đầu tƣ cho các công trình xây dựng, tuy nhiên hạn chế của các tập suất vốn
đầu tƣ này là chỉ tính suất vốn đầu tƣ nói chung cho toàn quốc.
Theo Bộ Xây dựng, có 07 nguyên nhân ảnh hƣởng đến xây dựng các công trình
nói chung và đƣờng giao thông nói riêng tại Việt Nam, đó là điều kiện địa hình, địa
chất, thủy văn; mật độ dân cƣ và tập quán sinh hoạt; chi phí đền bù GPMB; thời gian
thi công và biến động giá; nguồn cung cấp vật liệu; chủ trƣơng đầu tƣ, tiêu chuẩn áp
dụng; ảnh hƣởng thiết bị, vật tƣ nhập khẩu và nguồn vốn đầu tƣ [10]. Các nguyên nhân
này cộng thêm đặc thù của sản phẩm xây dựng là tính đơn chiếc, nên việc tìm ra mẫu
số chung cho chi phí xây dựng các loại hình công trình qua việc xác định suất vốn đầu
tƣ là một công việc rất khó khăn.
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, chi phí xây dựng công trình khi dự toán
đƣợc duyệt so với khi quyết toán thƣờng tăng lên nhiều lần, đặt ra câu hỏi về khả năng
khái toán các công trình và sự thất thoát, lãng phí khi đầu tƣ xây dựng, thậm chí xuất
hiện dự án đội vốn hơn 30 lần, từ 72 tỷ đồng lên gần 2.600 tỷ đồng [12,13], hoặc dự án
giao thông “đắt nhất hành tinh” lên đến 1.000 tỷ đồng/km [14]. Tình trạng trên cho
thấy sự cần thiết phải xây dựng suất vốn đầu tƣ cho từng loại công trình để khống chế
việc công trình đội vốn, đặc biệt tại các công trình trọng điểm. Tình hình cấp thiết đến


2
mức Thủ tƣớng Chính phủ phải yêu cầu Bộ GTVT công bố suất đầu tƣ làm 1km
đƣờng cao tốc để làm cơ sở tính toán chi phí xây dựng các công trình tƣơng tự [15].
Tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay trên địa bàn tỉnh chƣa có nghiên cứu nào về suất
vốn đầu tƣ các công trình của địa phƣơng. UBND tỉnh mới chỉ ban hành tập chỉ số giá
của các công trình xây dựng theo quy định. Do vậy việc lập kế hoạch, phân bổ vốn,
xác định tổng mức đầu tƣ còn gặp nhiều lúng túng, mang nặng cảm tính, ƣớc đoán.

Tƣơng tự nhƣ vậy, ở cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là các huyện
miền núi, không có một nghiên cứu cụ thể nào để xác định suất vốn đầu tƣ các công
trình cơ bản, phổ biến trên địa bàn. Do đó, việc lập kế hoạch phân bổ vốn, xác định sơ
bộ tổng mức đầu tƣ của các công trình đƣợc làm theo cảm tính, tùy thuộc vào quyết
định của mỗi cá nhân hoặc trên cơ sở tham khảo của các đơn vị tƣ vấn. Do đó tính
chuẩn xác, khách quan của việc xác định chi phí đầu tƣ xây dựng không cao, dễ dẫn
đến sai lầm, chậm trễ trong quyết định đầu tƣ, các công trình, dự án thƣờng phải điều
chỉnh nhiều lần.
Tình hình đầu tƣ xây dựng, xác định suất vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện Sơn Hà,
tỉnh Quảng Ngãi là một điển hình nhƣ vậy. Là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nƣớc
theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ [1], thời gian gần đây, đƣợc sự đầu
tƣ từ các nguồn vốn giảm nghèo, cơ sở hạ tầng của huyện đã có nhiều cải thiện. Tuy
nhiên, do còn nhiều khó khăn, trên địa bàn huyện chƣa có nghiên cứu nào về suất vốn
đầu tƣ các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình cầu nhằm tiết kiệm chi phí,
tiện dụng cho việc quản lý, phân bổ vốn đầu tƣ. Các công trình, dự án trên địa bàn
huyện thực hiện theo cơ sở tƣ vấn của các đơn vị. Đối với những dự án cần xác định
nhanh tổng mức đầu tƣ để kịp thời bố trí vốn, do không có suất vốn đầu tƣ nào đƣợc
lập để tham khảo, chủ đầu tƣ thƣờng tự dự đoán tổng mức, dẫn đến việc khi dự án
đƣợc phê duyệt, tổng mức đầu tƣ lại cao hoặc thấp hơn số vốn đƣợc giao rất nhiều,
phải nhiều lần thực hiện điều chỉnh, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, chậm trễ
tiến độ.
Trên địa bàn huyện Sơn Hà, phần vốn đầu tƣ quan trọng nhất luôn giành cho
các công trình giao thông. Địa phƣơng luôn xác định giao thông thông suốt chính là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Với địa hình miền núi, đi
lại khó khăn, nhiều sông suối nhỏ, các công trình giao thông trên địa bàn huyện hầu
hết là các công trình giao thông nông thôn nhƣ đƣờng bê tông nông thôn, cầu, cống
nhỏ.. Trong đó các công trình cầu bản là các công trình phổ biến, cơ bản tại địa
phƣơng. Việc xác định suất vốn đầu tƣ các công trình cầu bản sẽ tạo thuận lợi trong
công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tƣ cho các công trình này tại địa phƣơng.
Vì các lý do trên, việc nghiên cứu xây dựng suất vốn đầu tƣ hợp lý cho các



3
công trình, đặc biệt là công trình cầu trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay là rất
cần thiết. Việc xây dựng thành công suất vốn đầu tƣ xây dựng các công trình cầu trên
địa bàn huyện sẽ góp phần tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý vốn
các công trình nói chung và công trình cầu trên địa bàn huyện nói riêng, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.
2. Mục tiêu, giới hạn nghiên cứu
Nội dung của luận văn đề cập tới phƣơng pháp xây dựng suất vốn đầu tƣ hợp lý
cho các công trình giao thông dựa trên việc tối ƣu hóa chi phí đầu vào dƣới sự ảnh
hƣởng của các yếu tố nhƣ giá vật liệu tại địa điểm cung cấp, cự ly vận chuyển.
Phƣơng pháp xây dựng suất vốn đầu tƣ này có thể áp dụng cho tất cả các công
trình giao thông, tuy nhiên trong điều kiện khuôn khổ luận văn, chỉ lấy ví dụ cho
trƣờng hợp các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi để tính
toán.
Mục tiêu của đề tài là tính toán suất vốn đầu tƣ các công trình cầu bản trên địa
bàn huyện tại thời điểm hiện tại và tƣơng lai (tổng mức đầu tƣ công trình cầu bản trên
1m2 bản mặt cầu).
Trên cơ sở số liệu khảo sát thực tế và hồ sơ bản vẽ thiết kế đã có, tiến hành
phân tích, đánh giá, tính toán chi phí xây dựng trực tiếp dựa trên tổng chi phí vật liệu,
nhân công, máy cấu thành giá trị xây dựng công trình với các biến liên quan:
+ Với chi phí vật liệu: tính toán dựa trên các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ giá vật liệu
tại địa điểm cung cấp, cự ly vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển nội bộ
công trình, chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trƣờng.
+ Với chi phí nhân công: tính toán dựa trên các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ đơn giá
nhân công tại địa phƣơng, công nghệ thi công, biện pháp thi công, khả năng tổ chức thi
công.
+ Với chi phí máy: tính toán dựa trên các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ chi phí khấu
hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhiên liệu, năng lƣợng; chi phí nhân công điều khiển;

chi phí khác.
Từ chi phí xây dựng trực tiếp tìm đƣợc, tính toán chi phí chung, thu nhập chịu
thuế tính trƣớc để xác định chi phí xây dựng. Sau đó xác định các chi phí thiết bị;
quản lý dự án; tƣ vấn đầu tƣ xây dựng; chi phí khác để xác định tổng mức đầu tƣ.
Tổng mức đầu tƣ tìm đƣợc không bao gồm các chi phí nhƣ bồi thƣờng, GPMB, chi phí
dự phòng, chi phí lãi vay và các chi phí khác không mang tính phổ biến cho tất cả các
công trình cần tính toán. Trên cơ sở tổng mức đầu tƣ tính toán, xây dựng suất đầu tƣ
hợp lý của các công trình cầu trên địa bàn huyện, dự báo suất đầu tƣ cho tƣơng lai dựa
trên độ trƣợt giá bình quân.


4
Vì thời gian, điều kiện nghiên cứu trên địa bàn huyện miền núi còn gặp nhiều
khó khăn, các công trình cầu trên địa bàn huyện phần lớn là những cầu bản nhỏ, đã
đƣợc xây dựng từ lâu, xuống cấp trầm trọng, công tác quản lý dự án, lƣu trữ dữ liệu
còn yếu kém nên việc thu thập số liệu còn hạn chế. Do vậy mặc dù về mặt phƣơng
pháp luận có thể tính suất vốn đầu tƣ cho tất cả các công trình trên địa bàn huyện,
trong khuôn khổ luận văn này chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hƣởng của giá vật liệu và
cự ly vận chuyển từ các địa điểm cung cấp khác nhau đến suất vốn đầu tƣ xây dựng
các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà. Các yếu tố khác vẫn đƣợc tính toán
để tính tổng mức đầu tƣ, tuy nhiên đƣợc giản hóa bằng cách lấy từ định mức xây dựng
đƣợc Nhà nƣớc ban hành và hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình đã đƣợc thẩm định,
phê duyệt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Do huyện Sơn Hà là một huyện nghèo miền núi, các công trình xây dựng trên
địa bàn hầu hết là các công trình có tổng mức đầu tƣ nhỏ, kỹ thuật đơn giản, quy trình
công nghệ thi công phổ biến, sử dụng các loại nguyên, vật liệu xây dựng thông dụng,
sẵn có trên thị trƣờng. Đối với công trình cầu, hầu hết các công trình cầu trên địa bàn
huyện là các cầu qua sông, suối nhỏ, bề rộng bản mặt cầu thông thƣờng khoảng 5,0m,
bằng bề rộng đƣờng giao thông nông thôn miền núi. Vì vậy trong khuôn khổ luận văn

này chỉ nghiên cứu các các cầu bản nhịp nhỏ thuộc phạm vi các tuyến đƣờng giao
thông nông thôn trên địa bàn huyện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn đƣợc giải quyết thông qua các phƣơng pháp
nghiên cứu chính sau:
- Phƣơng pháp phân tích thống kê: Thực hiện khảo sát, thu thập, tổng hợp thống
kê số liệu trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, văn bản của địa phƣơng.
- Phƣơng pháp phân tích lý thuyết kết hợp với thực tiễn: Dựa trên kết quả tổng
hợp khảo sát, thống kê số liệu và trên cơ sở các lý thuyết về thống kê, về quản lý dự án
đầu tƣ xây dựng công trình, tiến hành phân tích, đánh giá, tính toán khối lƣợng công
trình; kết hợp kết quả tính toán với thực tế tại xây dựng tại địa phƣơng, nêu rõ ƣu,
nhƣợc điểm, khả năng ứng dụng của suất vốn đầu tƣ trên thực tế. Từ đó xây dựng suất
vốn đầu tƣ hợp lý cho các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà hiện tại và dự
báo suất vốn đầu tƣ trong tƣơng lai.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Suất vốn đầu tƣ là một trong những cơ sở phục vụ cho việc xác định sơ bộ tổng
mức đầu tƣ, tổng mức đầu tƣ dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng ở giai
đoạn chuẩn bị đầu tƣ.


5
Việc xác định suất vốn đầu tƣ tại Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc công
bố cho một số công trình có tính chất phổ biến, chƣa xét đến đặc thù của các công
trình ở vùng sâu, vùng xa, có điều kiện vận chuyển đặc biệt khó khăn. Tại tỉnh Quảng
Ngãi, tình hình cũng tƣơng tự, việc áp dụng suất vốn đầu tƣ do Bộ Xây dựng công bố
mới chỉ đƣợc thực hiện cho một số công trình lớn, tƣơng tự các công trình ở các địa
phƣơng các, các thành phố lớn. Còn lại đối với một số công trình có trong tập suất vốn
đầu tƣ nhƣng không đƣợc áp dụng vì lý do các công trình thực hiện trên địa bàn tỉnh
mang tính đặc thù địa phƣơng, nên chi phí xây dựng cũng có khác biệt đáng kể. Riêng
tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đến nay chƣa có nghiên cứu nào về suất vốn đầu tƣ

các công trình, đặc biệt là các công trình cầu bản. Vì vậy việc nghiên cứu, tính toán
suất đầu tƣ các công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có ý
nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học, việc thống kê, tính toán các công trình cầu để tính suất đầu tƣ
giúp hệ thống hóa chi phí đầu tƣ xây dựng cầu bản trên địa bàn huyện miền núi mà
trƣớc đó chƣa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này, mà chỉ có tập suất vốn đầu tƣ
05 loại công trình nói chung (trong đó có loại công trình giao thông) do Bộ Xây dựng
ban hành.
Về mặt thực tiễn, việc xác định suất vốn đầu tƣ giúp các cơ quan có thẩm
quyền, các chủ đầu tƣ trên địa bàn huyện Sơn Hà chủ động trong việc khái toán các
công trình, lập kế hoạch đầu tƣ công, cân đối, phân bổ vốn cho các công trình, đặc biệt
là công trình cầu trên địa bàn huyện Sơn Hà. Từ đó có thể đề ra các chủ trƣơng, kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng trong ngắn hạn, trung hạn, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tƣ.
6. Cấu trúc của luận văn:
- Mở đầu: đề cập tới sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng suất vốn
đầu tƣ hợp lý cho các công trình cầu bản trên địa bàn huyện; mục tiêu, giới hạn, đối
tƣợng phạm vi nghiên cứu; phƣơng pháp xây dựng suất vốn đầu tƣ hợp lý; ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Các chƣơng:
+ Chƣơng 1: Suất vốn đầu tƣ trong xây dựng và ứng dụng trong quản lý dự án:
Giới thiệu khái niệm, vai trò và ứng dụng của suất vốn đầu tƣ trong các dự án xây
dựng các công trình nói riêng và công trình cầu nói chung.
+ Chƣơng 2: Xây dựng suất vốn đầu tƣ hợp lý cho các công trình cầu bản: Giới
thiệu phƣơng pháp xây dựng suất vốn đầu tƣ nói chung, những ƣu, nhƣợc điểm của
phƣơng pháp và cách áp dụng phƣơng pháp tính cụ thể trong khuôn khổ luận văn.
+ Chƣơng 3: Áp dụng phƣơng pháp xây dựng suất vốn đầu tƣ hợp lý cho các


6

công trình cầu bản trên địa bàn huyện Sơn Hà: Tính toán tổng mức đầu tƣ, suất vốn
đầu tƣ cho các công trình cầu bản trên địa bàn huyện – là loại công trình cầu phổ biến
trên địa bàn huyện hiện nay.
- Kết luận và Kiến nghị: Trên cơ sở kết quả tính toán, nêu ý nghĩa thực tiễn, khả
năng áp dụng và kiến nghị hƣớng phát triển của luận văn.


7
CHƢƠNG 1
SUẤT VỐN ĐẦU TƢ TRONG XÂY DỰNG
VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.1. Định nghĩa suất vốn đầu tƣ
1.1.1. Vốn đầu tư
Theo lĩnh vực đầu tƣ, vốn đầu tƣ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Vốn đầu tƣ là tiền
tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của
dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau nhƣ liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của
nƣớc ngoài... nhằm để: tái sản xuất các tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng nhƣ thực hiện các chi
phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật
mới đƣợc bổ sung hoặc mới đƣợc đổi mới [11]. Tại Khoản 18, Điều 3, Luật Đầu tƣ số
67/2014/QH13 ngày 26/11/2014: “Vốn đầu tƣ là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt
động đầu tƣ kinh doanh”.
1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Đầu tƣ xây dựng: Theo Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
18/6/2014, thuật ngữ “đầu tƣ xây dựng” đƣợc hiểu là “sử dụng vốn để tiến hành hoạt
động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát
triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và
chi phí xác định”.
- XDCB và đầu tƣ XDCB:

XDCB là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế
thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài
sản cố định.
Đầu tƣ XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tƣ phát triển.
Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất
giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu
tƣ XDCB là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh
tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tƣ XDCB là hoạt
động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đƣa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội ,
nhằm thu đựơc lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tƣ XDCB trong nền kinh tế
quốc dân đƣợc thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá
hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế [11].
- Vốn đầu tƣ XDCB:


8
Vốn đầu tƣ XDCB là vốn bỏ ra cho hoạt động đầu tƣ XDCB.
1.1.3. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình
Theo Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng
về Công bố suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết
cấu công trình năm 2016, Suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu
tƣ) là mức chi phí cần thiết để đầu tƣ xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị
diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình. Công suất hoặc
năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình là khả năng sản xuất hoặc khai thác sử
dụng công trình theo thiết kế đƣợc xác định bằng đơn vị đo thích hợp.
Suất vốn đầu tƣ bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tƣ
xây dựng, tƣ vấn đầu tƣ xây dựng và các khoản chi phí khác. Suất vốn đầu tƣ tính toán
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các chi phí nêu trên [3].
1.2. Vai trò suất vốn đầu tƣ trong công tác quản lý đầu tƣ
Suất vốn đầu tƣ là một trong những cơ sở phục vụ cho việc xác định sơ bộ tổng

mức đầu tƣ, tổng mức đầu tƣ dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng ở giai
đoạn chuẩn bị dự án và có thể đƣợc sử dụng trong việc xác định giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị thực tế của tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản khi xác định giá trị doanh
nghiệp để cổ phần hóa theo hƣớng dẫn của cơ quan quản lý có thẩm quyền [3].
Chỉ tiêu suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc
xác định cho các công
trình xây dựng mới, có tính phổ biến cao, với mức độ kỹ thuật công nghệ trung bình,
loại cấp công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định hiện hành về quản lý
công trình xây dựng[3].
Trong trƣờng hợp sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tƣ xác định tổng mức đầu tƣ
cho các công trình tái tạo, mở rộng, nâng cấp hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt về
công nghệ thì trong tính toán phải có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp. [3]
Suất vốn đầu tƣ có các ý nghĩa quan trọng nhƣ:
- Là một chỉ tiêu giúp xác định TMĐT công trình ở bƣớc lập dự án.
- Là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp quan trọng trong công tác quản lý đầu
tƣ xây dựng, là công cụ trợ giúp cho các cơ quan quản lý tính toán nhanh vốn đầu tƣ
nhằm mục đích nhanh chóng ra quyết định đầu tƣ, phân bổ vốn đầu tƣ nhằm đảm bảo
hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Giúp các chủ đầu tƣ có thể ƣớc lƣợng đƣợc vốn đầu tƣ để đầu tƣ trong điều
kiện thời gian ngắn hạn. Ngoài ra, suất vốn đầu tƣ cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả
đầu tƣ của các dự án.
- Bên cạnh đó, suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình có một vai trò rất lớn trong
việc lập kế hoạch, quản lý, phân bổ vốn đầu tƣ.


9
Suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp quan
trọng trong công tác quản lý, là công cụ trợ giúp cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tƣ
khi xác định tổng mức đầu tƣ của dự án, làm cơ sở để lập kế hoạch, quản lý vốn đầu
tƣ, xác định hiệu quả kinh tế của dự án đầu tƣ xây dựng.

Suất vốn đầu tƣ là loại chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng trong
công tác kế hoạch hóa và quản lý vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc và là thông tin ban đầu về
giá cả hết sức cần thiết cho nhà đầu tƣ. Vì vậy, dù suất vốn đầu tƣ ở nƣớc ta chƣa đƣợc
nghiên cứu, biên soạn một cách đầy đủ, chi tiết, khoa học, trong thực tế cũng đã đƣợc
các cơ quan nhà nƣớc, các Bộ ngành, Viện Xây dựng sử dụng vào các mục đích sau:
- Tính toán, cân đối và phân bổ vốn đầu tƣ các dự án trong các kỳ kế hoạch
trung hạn và dài hạn theo Luật Đầu tƣ công hiện hành.
- Tính toán, cân đối và phân bổ vốn đầu tƣ phục vụ lập quy hoạch đô thị, quy
hoạch nông thôn mới, quy hoạch vùng của các địa phƣơng.
- Lựa chọn phƣơng án đầu tƣ trong quá trình lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật
của các dự án xây dựng.
Ngoài ra, một số nhà đầu tƣ cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tƣ để tham
khảo, chuẩn bị vốn và lựa chọn các giải pháp đầu tƣ thích hợp, để làm cơ sở xin chủ
trƣơng đầu tƣ hoặc vay vốn Ngân hàng.
Một số cơ quan nghiên cứu kinh tế cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tƣ để
tham chiếu cho việc lập dự toán xây dựng công trình.
Tuy nhiên, do vấn đề suất vốn đầu tƣ ở nƣớc ta chƣa đƣợc nghiên cứu thiết lập
một cách đầy đủ trên cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình biến động của giá cả và cơ
chế thị trƣờng trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, chƣa gắn với cơ chế quản lý kinh tế thị
trƣờng, cho nên nhìn chung việc áp dụng chỉ tiêu suất đầu tƣ nhìn chung còn hạn chế.
1.3. Mối quan hệ các thành phần trong cấu trúc suất vốn đầu tƣ
Suất vốn đầu tƣ bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tƣ
xây dựng, tƣ vấn đầu tƣ xây dựng và các khoản chi phí khác. Suất vốn đầu tƣ tính toán
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các chi phí nêu trên [3].
Nội dung chi phí trong suất vốn đầu tƣ chƣa bao gồm chi phí thực hiện một số
loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án/công trình xây dựng cụ thể nhƣ [3]:
- Chi phí bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ gồm: chi phí bồi thƣờng về đất, nhà,
công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nƣớc và chi phí bồi thƣờng
khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất; chi phí tái định cƣ; chi
phí tổ chức bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây

dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đƣợc đầu tƣ xây dựng (nếu
có) và các chi phí có liên quan khác;


10
- Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tƣ xây dựng (đối với các dự án có sử
dụng vốn vay);
- Vốn lƣu động ban đầu (đối với các dự án đầu tƣ xây dựng nhằm mục đích sản
xuất, kinh doanh);
- Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tƣ (dự phòng cho khối lƣợng công việc
phát sinh và dự phòng cho yếu tố trƣợt giá trong thời gian thực hiện dự án);
- Một số chi phí khác gồm: đánh giá tác động môi trƣờng và xử lý các tác động
của dự án đến môi trƣờng; đăng kiểm chất lƣợng quốc tế, quan trắc biến dạng công
trình; chi phí kiểm định chất lƣợng công trình; gia cố đặc biệt về nền móng công trình;
chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài[3].
1.4. Tình hình áp dụng suất vốn đầu tƣ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề suất đầu tƣ chính thức đƣợc triển khai thực hiện vào năm
1984. Để phục vụ kế hoạch 5 năm 1981-1985 và 5 năm 1986-1990, Vụ Định mức
thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nƣớc và Viện kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đã
phối hợp biên soạn trình chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nƣớc xét duyệt ban hành
tạm thời “Tập định mức suất vốn đầu tƣ” cho các công trình xây dựng mới theo Quyết
định số 226-UB/ĐM ngày 31/12/1984. Đó là tập định mức đầu tiên đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền chính thức cho ban hành ở nƣớc ta để phục vụ công tác kế hoạch
hoá và quản lý vốn đầu tƣ thuộc ngân sách nhà nƣớc năm 1985 và giai đoạn 19861990.
Năm 1987, tập định mức tạm thời nói trên đƣợc nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh
lại để phù hợp với tình hình biến động về giá cả và đối tƣợng đầu tƣ, đƣợc Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nƣớc ban hành áp dụng chính thức tại Quyết định số 01-UB/ĐM ngày
05/12/1987.
Từ đó đến nay, các tập định mức suất vốn đầu tƣ liên tục đƣợc cập nhật, cải
thiện qua từng năm, và xuất hiện thêm các tập suất vốn đầu tƣ do các cơ quan quản lý

ngành thực hiện. Ngày 30/6/2017, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 706/QĐBXD công bố suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận
kết cấu công trình năm 2016.
Theo Bảng 55, Quyết định 706/QĐ-BXD, suất vốn đầu tƣ các công trình cầu
bản đƣợc xác định nhƣ sau:


11
Bảng 1.2. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường bộ, cầu bộ hành
Đơn vị tính: 1.000 đ/m2
Suất vốn
đầu tƣ

Trong đó bao gồm
Chi phí
xây dựng

Chi phí
thiết bị

Cầu đƣờng bộ có chiều dài nhịp
< 25m
< 15m
14310.01

Cầu bản mố nhẹ, móng nông tải
trọng HL93, chiều dài nhịp L= 9m

17.700

16.050


Nhìn chung, với việc ban hành tập các suất vốn đầu tƣ hàng năm, việc khái toán
các công trình nhìn chung đã có sự định hƣớng từ trong tƣ duy ngƣời lập kế hoạch đến
việc áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, chỉ áp dụng
đƣợc tại các công trình lớn, với địa điểm xây dựng là các thành phố lớn. Tổng mức đầu
tƣ khái toán vẫn chƣa đủ độ chính xác, dẫn đến phải thay đổi, điều chỉnh tổng mức đầu
tƣ nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu vì đối tƣợng tính toán chƣa đảm bảo tính xác định,
do mỗi công trình xây dựng là một sản phẩm riêng biệt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
nhƣ điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn; chi phí đền bù GPMB; thời gian thi công;
biến động giá; nguồn cung cấp vật liệu; nguồn vốn đầu tƣ... Bên cạnh đó, việc xác định
chỉ tiêu suất vốn đầu tƣ hiện hành chƣa chú ý đến hiệu quả vốn đầu tƣ. Điều đó dẫn tới
sự tuỳ tiện trong việc lựa chọn công nghệ, kỹ thuật hoặc các giải pháp xây dựng nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
Vì lẽ đó, tình hình áp dụng suất vốn đầu tƣ tại Việt Nam mới chủ yếu đƣợc thực
hiện cho các công trình, dự án lớn, ở bƣớc lập báo cáo tiền khả thi, và chỉ mang tính
định hƣớng để quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, phân khai kế hoạch vốn.
1.5. Xây dựng và ứng dụng suất vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện Sơn Hà
Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Hà, chƣa có một nghiên cứu cụ thể về suất
vốn đầu tƣ các công trình xây dựng cơ bản. Điều đó gây khó khăn trong công tác
hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tƣ, phân bổ vốn cho các dự án đầu tƣ xây
dựng. Việc khái toán tổng mức đầu tƣ ban đầu thƣờng mang nặng cảm tính, ƣớc đoán
chủ quan, dẫn đến sự chênh lệch lớn về tổng mức đầu tƣ theo chủ trƣơng ban đầu và
tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt.
Do vậy, việc xác định suất vốn đầu tƣ các công trình trên địa bàn huyện Sơn Hà
là một việc cần thiết và đem lại hiệu quả cao, giúp các ngành, các cấp của huyện định
hƣớng việc phát triển cơ sở hạ tầng cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.


12
Khi xác lập đƣợc thông số suất vốn đầu tƣ, chúng ta sẽ có căn cứ để lập kế

hoạch vốn đầu tƣ xây dựng trong ngắn hạn và trung hạn, xác định đƣợc sơ bộ tổng
mức đầu tƣ các công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, từ đó nâng cao năng lực
quản lý đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và xây dựng công trình cầu nói
riêng trên địa bàn huyện Sơn Hà.
1.6. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
- Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn ngành
trong thiết kế hiện hành;
- Định mức xây dựng theo Công văn 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ
Xây dựng.
- Vận dụng định mức dự toán xây dựng công trình số 1091/QĐ –BXD ngày
26/12/2011 –Bổ sung phần xây dựng;
- Định mức dự toán xây dựng công trình số 1172/QĐ –BXD ngày 26/12/2012 –
Sửa đổi và bổ sung phần xây dựng;
- Định mức dự toán xây dựng công trình số 1173/QĐ –BXD ngày 26/12/2012 –
Sửa đổi và bổ sung phần lắp đặt và sửa chữa;
- Vận dụng định mức số 588/QĐ –BXD ngày 29/05/2014 – Sửa đổi và bổ sung
phần xây dựng.
- Vận dụng định mức số 587/QĐ–BXD ngày 29/05/2014 – Sửa đổi và bổ sung
phần lắp đặt và sửa chữa.
1.7. Kết luận chƣơng 1
Nội dung chƣơng I giới thiệu cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm suất vốn
đầu tƣ, vai trò và ứng dụng của suất vốn đầu tƣ trong việc quản lý dự án, lập kế hoạch,
phân bổ vốn đầu tƣ, định hƣớng đầu tƣ. Đây là cơ sở đầu tiên, cho thấy sự cần thiết
phải xây dựng suất vốn đầu tƣ hợp lý cho các công trình cầu bản tại huyện Sơn Hà và
cũng là cơ sở để triển khai các chƣơng tiếp theo.


13
CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG SUẤT VỐN ĐẦU TƢ HỢP LÝ

CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BẢN
2.1. Các căn cứ xây dựng suất vốn đầu tƣ
2.1.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tƣ xây dựng.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về Quản lý chất lƣợng và bảo
trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng.
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
- Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nƣớc.
- Thông tƣ số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hƣớng dẫn
xác định và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.
- Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng về
Công bố suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết
cấu công trình năm 2016.
- Quyết định số 964/QĐ-BXD ngày 20/9/2017 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng về
Công bố Hƣớng dẫn quy đổi chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.
- Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc Quy định giá cƣớc và phƣơng pháp tính cƣớc vận chuyển hàng hóa bằng
xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
về việc Ban hành bảng xếp loại đƣờng tỉnh để xác định cƣớc vận tải đƣờng bộ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc sửa đổi Khoản 1, Điều 7 Quy định giá cƣớc và phƣơng pháp tính cƣớc

vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo
Quyết định số Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 09/12/2014.
- Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng


14
Ngãi về việc ban hành một số nhiệm vụ quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Quyết định số 4149/QĐ-SXD

ngày 29/12/2017 của Giám đốc sở Xây dựng

tỉnh Quảng Ngãi về việc Công bố chỉ số giá xây dựng tháng 7 đến tháng 12 năm 2017.
- Quyết định số 2340/QĐ-SXD
ngày 02/8/2018 của Giám đốc sở Xây dựng
tỉnh Quảng Ngãi về việc Công bố chỉ số giá xây dựng tháng 01 đến tháng 6 năm 2018
và quý I, quý II năm 2018.
- Công văn số 5848/UBND-CNXD về việc điều chỉnh giá ca máy theo quyết
định số 1134/ QĐ- BXD ngày 08/10/2015 của Bộ Xây Dựng.
- Bảng giá xây dựng công trình, ban hành kèm theo Quyết định số 188/QĐUBND ngày 9/6/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
- Bảng giá lắp đặt công trình, ban hành kèm theo Quyết định số 189/QĐ-UBND
ngày 9/6/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
- Bảng giá khảo sát xây dựng công trình, ban hành kèm theo Quyết định số
459/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
- Căn cứ Thông tƣ số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính V/v
hƣớng dẫn thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm tra quyết toán.
- Căn cứ Thông tƣ số 75/2014/TT-BTC ngày 12/06/2014 của Bộ Tài chính V/v
qui định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây
dựng.
- Chi phí quản lý dự án, tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình theo quyết định

957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;.
- Thông tƣ số 04/2010/TT-BXD ngày 25/6/2010 của Bộ Xây dựng về việc
hƣớng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình;
- Công văn 663/HD-SXD ngày 28 tháng 5 năm 2015 về việc điều chỉnh dự toán
công trình, dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Căn cứ Thông tƣ số 01/2015/TT-BXD ngày 20 tháng 3 năm 2015 về việc
hƣớng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.
- Căn cứ Thông tƣ 17/2013/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2013 về việc
hƣớng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
- Căn cứ Quyết định 640/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 04 năm 2011 về việc
hƣớng xếp loại đƣờng để xác định cƣớc vận tải đƣờng bộ năm 2011.
- Căn cứ các Quyết định của Bộ Công Thƣơng quy định về giá bán điện.
- Căn cứ Quyết định số 1051/ QĐ-UBND ngày 26/05/2010 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về việc ban hành bảng xếp loại đƣờng tỉnh;
- Căn cứ Hƣớng dẫn 265/HD- SXD ngày 25/02/2016 của Sở Xây Dựng Quảng


×