Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hoạt động của NGUYỄN ÁI QUỐC và những đóng góp của NGƯỜI đối với CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.22 KB, 6 trang )

HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA
NGƯỜI ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1911-1930)
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh lịch sử thế giới và
trong nước có nhiều biến động to lớn
* Thế giới:
- Chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa đế quốc, chúng tăng cường đi xâm chiếm
lãnh thổ ở nhiều nơi. Quá trình xâm chiếm, bành trướng ấy đã đẩy hầu hết các
nước Á, Phi, Mĩ La- tinh trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của tư bản Âu- Mĩ.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ ở hầu khắp
các nước thuộc địa và trở thành dòng thác thế giới.
* Trong nước:
-Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn
cơ bản: mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, hai mâu thuẫn này phát triển đến mức
chín muồi đòi hỏi cần phải giải quyết. Hai mâu thuẫn này vừa là nguồn gốc vừa
là động lực nảy sinh mọi phong trào yêu nước chống Pháp của ta.
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân ta như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong tào Đông du,
Đông Kinh nghĩa thục... diễn ra sôi nổi, quyết liệt xong đều đi tới thất bại.
Nguyên nhân là do thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu một giai
cấp tiên tiến lãnh đạo cách mạng.
- Yêu cầu bức thiết của lịch sử là tìm ra một con đường cứu nước khác với con
đường Cần Vương và con đường dân chủ tư sản.
Chính trong bối cảnh lịch sử ấy Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện và đáp ứng yêu
cầu của lịch sử.
I.Sơ lược tiểu sử Nguyễn Ái Quốc:
-

Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An
trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, tại một quê hương có
truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng. Người sinh ra và lớn lên
trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, chứng


kiến sự thất bại của hàng loạt phong trào yêu nước, được tiếp xúc với
nhiều nhà cách mạng đương thời. Vì vậy, từ rất sớm Nguyễn Ái Quốc đã
có “ chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.


-

Tuy Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần đấu tranh chống
Pháp của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành con
đường cứu nước của họ vì con đường cứu nước đó không phù hợp với
hoàn cảnh đất nước, thậm trí đã thất bại. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc quyết
trí ra đi tìm đường cứu nước, nhằm tìm con đường cứu nước hữu hiệu
hơn.

II. Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911- 1930:
1.
-

-

-

-

-

Quá trình tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin, tìm ra
con đường cứu nước đúng đắn:
Ngày 5/6/1911 với tên gọi Văn Ba, Người xuống làm phụ bếp cho một
tàu buôn Pháp bắt đầu hành trình tìm đượng cứu nước.

Từ 1911 đến 1917, trải qua nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Âu, châu
Mĩ. Qua quá trình khảo sát Người đã làm mọi thứ nghề lao động chân
tay như nấu bếp , làm vườn, quét tuyết, vẽ thuê... sẵn sàng chịu đựng
mội gian khổ của nghề nghiệp. Tác dụng của quá trình lao động này đã
biến Người trở thành người công nhân. Người đã cảm nhận được rất rõ
mọi gian khổ của người lao động.
Năm 1917 Người quay trở lại Pháp. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
rung chuyển toàn thế giới, tác động tới tâm lí của Người. Pari- nơi Người
đến là trung tâm chính trị của Pháp, của cả châu Âu đang chuyển mình
theo đường lối của Quốc tế Cộng sản, của đấu tranh giai cấp vô sản. Đây
là nơi tập trung nhiều Việt kiều nhất. Đây là nơi thuận lợi cho Người hoạt
động chính trị, thực hiện mục đích ban đầu của hành trình cứu nước.
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới hội nghị Vecxai “ Bản yêu
sách của nhân dân An Nam” gồm 8 điểm nhưng không được chấp nhận.
Măc dù không được chấp nhận nhưng sự kiện này đã gây tiếng vang lớn.
Lần đầu tiên trên thế giới các nhà báo quốc tế, các lực lượng yêu chuộng
hòa bình trên thế giới đã biết tới một Việt Nam đang đấu tranh đòi
quyền độc lập tự do. Qua sự kiện này, Người rút ra kết luận: “ Sự nghiệp
giải phóng dận tộc mình phải tự mình quyết định”.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cượng về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Sự kiện này tạo bước
chuyển biến quan trọng trong nhận thức tư tưởng của Người. Người
khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con
đường cách mạng vô sản.
Tháng 12/1920 tại Đại hội Tua, Người bỏ phiếu tán thành việc ra nhập
Quốc tế ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh


-


2.
-


-

-


-

-

-

dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu
nước Người đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin, theo con đường cách mạng
vô sản, trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Sau 10 năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm ra co đường cứu nước đúng
đắn cho dân tộc: Con đường theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, con đường cách
mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho
việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam:
Sau khi tiếp nhận ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê-nin, Người từng truyền bá
chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho
việc thành lập chính đảng Macxit ở Việt Nam, nhân tố đảm bảo cho mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thời kì Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1920- đến giữa năm 1923)
Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Người tham gia
sáng lập “Hội liên hiệp các dận tộc thuộc địa” để đoàn kết các lực lượng

cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1922, ra tờ báo “ Người cùng khổ” để vạch trần chính sách đàn áp
bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm thức tỉnh các dân
tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình. Ngoài ra Nguyễn Ái
Quốc cũng viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân à
viết cuốn “ Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí
mật chuyển về Việt Nam, góp phần tố cáo tội ác của đế quốc Pháp,
truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, làm thức tỉnh đồng bào yêu
nước.
Thời kì Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( giữa năm 1923 đến cuối năm 1924)
-Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông
dân và được bầu vào Ban Chấp hành, sau đó ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu
vừa học tập.
Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã
trình bày tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối
quan hệ giữa cách mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở
các nước đế quốc.
Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải
phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp
nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê-nin là bước chuẩn bị về
chính trị và tư tưởng cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam
trong giai đoạn tiếp theo. Những tư tưởng đó là:



-

-

-


-

-

3.
-

+ Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đé quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô
sản, nhân dân các nước thuộc địa.
+ Xác định giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng
thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Thời kì Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc ( cuối năm 192 đến cuối 1927):
Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người
đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước ở
đây để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó có tổ
chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt ( tháng 6/1925).
Hội mở lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách
để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành cán bộ cách mạng.
Thông qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã đào
tạo được những người cách mạng trẻ tuổi. Một số người được cử đi học
ở Liên Xô, một số người được cử về nước truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào quần chúng nhân dân.
nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam. Báo Thanh niên và “Đường cách mệnh” được bí mật chuyển về
nước, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào trong phong trào công nhân
và phong trào yêu nước. Đến trước Đại hôi đại biểu lần thứ nhất ( tháng
5/1929) Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã có tổ chức cơ sở hầu
khắp cả nước .
Năm 1928, Hội chủ trương “ Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động
trong các nhà máy, hầm mỏ... Việc làm này đã góp phần thực hiện việc

kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tóm lại những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Liên Xô, Trung
Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở
Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
Tới năm 1928-1929, dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam,
phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Yêu cầu
cấp thiết là phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo
phong trào. Đáp ứng yêu cầu đó, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra
đời trong năm 1929 ( Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản
đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn). Tuy nhiên ba tổ chức lại hoạt


-

-

-

động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần
chúng, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng.
Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải hợp nhất các tổ
chức cộng sản này thành một chính đảng duy nhất.
Trước tình hình đó, với vai trò là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn
Ái Quốc chủ động từ Xiêm về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội
nghị họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long ( Hương Cảng- Trung Quốc). Nội

dung hội nghị:
+ Nguyễn Ái Quốc phê phán những hành động thiếu thống nhất của
các tổ chức cộng sản trong nước, đặt ra yêu cầu hợp nhất các tổ chức
Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất.
+ Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập
một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
+ Hội nghị bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Cuối Hội nghị,
Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi, gửi công nhân, nông dân, binh lính và
những người bị bóc lột nhân dịp thành lập Đảng.
Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa và giá trị như một Đại hội thành lập
Đảng và đã thông qua đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch
sử dân tộc Việt Nam, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính
chất quyết định cho những bước phát triển về sau của cách mạng Việt
Nam.
Như vậy Nguyễn Ái Quốc không chỉ là người chuẩn bị về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng mà Người còn trực tiếp chủ trì
hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản và soạn thảo Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng. Nguyễn Ái QUốc là người có vai trò lớn nhất trong
việc giải quyết khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách
mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

III. Đánh giá công lao, đóng góp của Người với cách mạng Việt Nam
1.

Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong
những năm 1911-1930:



-

-

Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách
mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng
Việt Nam với cách mạng thế giới.
Chuẩn bị về chính, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản, trực tiếp sáng lập ra
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được coi là Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, vạch ra đường lối đúng đắn cho phong trào
giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Đánh giá
Công lao to lớn nhất của Người là tìm ra con con đường cứu nước đúng
đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản, gắn với độc lập dận tộc
với chủ nghĩa xã hội, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nhờ
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn nên mới chấm dứt thời kì khủng
hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam nên mới dẫn tới
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng tháng Tám ( năm
1945), tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.



×