Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Vị trí các tác phẩm viết cho piano của l v beethoven trong đào tạo piano chuyên nghiệp tại việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.49 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trải qua hơn sáu mươi năm phát triển đến nay, hệ thống đào tạo Piano
chuyên nghiệp của nước ta được đánh giá là một trong những loại hình
nghệ thuật có quy trình đào tạo tương đối hoàn chỉnh. Piano cũng là bộ
môn sớm hoàn thiện giáo trình cho các cấp học. Trong đó, các tác phẩm
viết cho Piano của L.v. Beethoven được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi
trong các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp ở các trình độ khác nhau và chiếm
một vị trí hàng đầu, xuyên suốt từ đào tạo bậc Trung học dài hạn cho đến
Đại học và Cao học. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng: ở nước ta, các
tác phẩm viết cho Piano của L.v. Beethoven mặc dù được sử dụng một
cách rộng rãi trong đào tạo, nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu
khoa học chuyên sâu và tìm hiểu kỹ về giá trị của chúng. Để góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo Piano chuyên nghiệp, đã đến lúc rất cần
những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu ở Việt Nam về những
tác phẩm Piano của L.v. Beethoven dưới góc độ sư phạm và biểu diễn. Ở
đây chúng tôi không có ý định đi sâu phân tích theo góc độ của các nhà lý
luận âm nhạc.
Với những ý nghĩa to lớn về nghệ thuật sư phạm và nghệ thuật biểu
diễn của các tác phẩm viết cho Piano của L.v. Beethoven, chúng tôi đã đi
vào nghiên cứu đề tài: “Vị trí các tác phẩm Piano của Ludwig van
Beethoven trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt nam” nhằm mục
đích đánh giá ảnh hưởng của các tác phẩm viết cho Piano của L.v.
Beethoven tới sự nghiệp đào tạo Piano chuyên nghiệp ở Việt Nam. Qua
đó đưa ra các khuyến nghị về cách thức, nội dung đào tạo các tác phẩm
viết cho Piano của ông trong hệ thống các trường đào tạo Piano chuyên
nghiệp tại Việt Nam.
2. Lịch sử đề tài
2.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về Beethoven ở nước ngoài
Cho đến nay, ở nước ngoài đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
chuyên sâu tổng thể về sự nghiệp sáng tác, nghệ thuật biểu diễn hay đi sâu


vào biểu diễn từng thể loại tác phẩm cho Piano của Beethoven.
Qua phân tích, đánh giá các công trình có liên quan mật thiết đến đề
tài của luận án, có thể tổng kết những vấn đề nổi bật mà NCS kế thừa và
làm cơ sở cho nghiên cứu của mình, cụ thể được chia thành các nhóm sau:


2
2.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu tổng quan
Tiêu biểu là công trình của Newman William S, “Beethoven đúng như
Beethoven. Chơi nhạc của ông theo cách của ông (1988)- NXB. New
York: Norton. Theo ông, điểm xuất phát khi nghiên cứu về biểu diễn âm
nhạc của Beethoven là lựa chọn bản nhạc, các vấn đề về đàn Piano mà
Beethoven đã sáng tác trên đó, những mong muốn của ông đối với đàn
Piano, tốc độ và sự linh hoạt của tốc độ, các vấn đề về hệ thống ký hiệu
biểu diễn, tiết tấu, chỉ dẫn sắc thái, nốt hoa mỹ, pedal...
2.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về nhạc phổ và những bài phân tích,
hướng dẫn chơi:
Các bản nhạc phổ urtext và biên tập hiệu đính, trong đó có phần lưu
ý biểu diễn, biên tập 32 Sonatas và Concerto Beethoven sáng tác cho Piano
của nhiều tác giả trong đó nổi bật là C. Czerny,I. Moscheles, F. Kullak,
Dr. H.v. Bülow & Dr. S. Lebert; A.Goldenweiser, C. Arrau; B. Walner&
Hansen, Ratz& Schenker...
H.A.Harding. Analysis of form in Beethoven’s Sonatas/ Phân tích cấu
trúc các bản Sonata của Beethoven. Novello& Company limited,
England, số hoá từ Cornell University Library. Quyển sách phân tích cấu
trúc của tất cả các bản Sonata viết cho Piano của Beethoven
2.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác:
Bên cạnh những công trình nghiên cứu kinh điển của Schindler,
Thayer… là nhiều công trình mới của Skoroneck, Kinderman. Trong số
đó cần phải kể đến “Ludwig van Beethoven” của tác giả A. A-lo-svang,

Nhà xuất bản Văn hoá- người dịch Lan Hương. Cuốn sách nói về những
thành công trong sự nghiệp biểu diễn Piano và sáng tác của ông và sự
ngưỡng mộ của những khán giả đã nghe ông biểu diễn ở trong và ngoài
nước Đức thời bấy giờ.
Những vấn đề chưa được đề cập đến trong các công trình nêu trên mà
luận án tập trung giải quyết:
Với cách tiếp cận về phương pháp nghiên cứu của nước ngoài là đi
sâu vào những vấn đề chi tiết cụ thể và việc nghiên cứu về Beethoven đã
bắt đầu từ thế kỷ XIX đến nay. Nhiều công trình nghiên cứu mới về các
vấn đề xung quanh cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và phong cách thể hiện
các tác phẩm của Beethoven vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó,
đối với những đặc trưng trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam,
với đặc thù riêng của HSSVViệt Nam, chúng tôi có thể khẳng định cho


3
đến nay chưa có công trình nghiên cứu nước ngoài nào đem lại cho HSSV chúng ta một cơ sở lý thuyết tổng quan về con người, sự nghiệp, phong
cách thể hiện tác phẩm cho Piano của Beethoven trong lĩnh vực sư phạm
và biểu diễn Piano ứng dụng tại Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật Piano của Việt nam
Đa số các công trình nghiên cứu của người Việt Nam đều đi sâu vào
nghiên cứu các vấn đề trong nghệ thuật sáng tác và đào tạo Piano chuyên
nghiệp với những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
“Nghệ thuật Piano Việt Nam” của GS. TS. NGND. Trần Thu Hà
(1987) là công trình khoa học đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu chuyên
sâu về cây đàn Piano. Công trình đã trình bày sâu sắc, kỹ lưỡng quá trình
hình thành và du nhập cây đàn Piano từ phương Tây vào Việt Nam, phân
tích và đánh giá phương pháp sư phạm từ thời Pháp thuộc đến thập kỷ 80.
Đề tài đã mô tả tổng thể về đời sống âm nhạc Việt nam trược thời kỳ đổi
mới trong tất cả các lĩnh vực.

“Sự phát triển của nghệ thuật Piano Việt Nam của PGS. TS. Nguyễn
Minh Anh. Đây có thể xem là nghiên cứu nối tiếp liền mạch với công trình
nghiên cứu của GS. TS. NGND. Trần Thu Hà. Tác giả đã tổng kết lại sự
phát triển của nghệ thuật Piano Việt Nam đặc biệt là giai đoạn mở cửa
1990-2000. Qua đó tác giả đưa ra đề xuất một số vấn đề quan trọng về sư
phạm Piano nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo Piano
tại Việt Nam trong giai đoạn mới.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước,
cho đến nay chưa có một công trình chuyên sâu nào đưa ra tổng quan cơ
sở lý thuyết và thực tiễn về con người, sự nghiệp, phong cách thể hiện tác
phẩm cho Piano của Beethoven trong lĩnh vực sư phạm và biểu diễn Piano
ứng dụng cho HSSV tại Việt nam.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: xây dựng mối quan hệ khoa học biện chứng
giữa các tác phẩm tiêu biểu sáng tác cho Piano của L.v. Beethoven đối với
việc phát huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm của HSSV VN trong đào
tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của các tác phẩm tiêu biểu viết cho piano của Beethoven
trong lĩnh vực đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.


4
- Nâng cao hiệu quả xử lý các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven
để thể hiện đúng phong cách âm nhạc của ông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- L. v. Beethoven Nhạc sĩ vĩ đại- Nghệ sĩ Piano xuất chúng- Nhà sư
phạm mẫu mực.
- Các tác phẩm tiêu biểu sáng tác cho Piano độc tấu của L.v. Beethoven

trong các cơ sở đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại
HVÂNQGVN nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Ludwig van Beethoven viết rất nhiều tác phẩm cho đàn Piano. Luận
án này chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm được sử dụng nhiều trong chương
trình đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam: 32 Sonata cho Piano độc
tấu, 05 Concerto cho Piano và dàn nhạc, hơn 20 Biến tấu cho Piano độc
tấu.
- Việc giảng dạy các tác phẩm viết cho Piano độc tấu của Beethoven
trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam, lấy HVÂNQGVN làm
điểm nghiên cứu mẫu. (Lý do chọn điểm nghiên cứu mẫu là HVÂNQGVN
xin được trình bày kỹ ở chương 2 mục 2.1.1 của luận án.)
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, quy nạp, thống
kê, diễn giải.
- Phương pháp tìm hiểu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu
có liên quan; phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, trao đổi, lấy ý kiến,
tiếp thu kinh nghiệm từ các chuyên gia có uy tín trong ngành.
- Phương pháp quan sát, thực nghiệm sư phạm.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam
về những tác phẩm viết cho Piano của Beethoven được sử dụng tại các cơ
sở đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Công trình đã hệ thống hóa các tác phẩm viết cho Piano của
Beethoven được sử dụng ở các trình độ từ Trung học đến Đại học và Cao
học, trong các cơ sở đào tạo ở Việt Nam.



5
- Công trình đã tổng kết một cách khoa học các vấn đề cần thiết cho
HSSV VN chuyên ngành Piano như đặc điểm âm nhạc, pedal, kỹ thuật,
chỉ dẫn biểu diễn, phong cách âm nhạc… trong các tác phẩm Piano của
Beethoven. Khẳng định mối quan hệ khoa học biện chứng giữa các tác
phẩm này với việc phát huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm của HSSV
Việt Nam, nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong đào tạo chuyên
nghiệp Piano tại Việt Nam.
- Công trình cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong việc giảng dạy các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven. Các giải
pháp được đưa ra trong đề tài phù hợp với hoàn cảnh và thực tế đào tạo
Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam, có khả năng áp dụng tại các cơ sở đào
tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
7. Bố cục của luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Các danh mục (bảng biểu, ví dụ nốt
nhạc, công trình công bố, thuật ngữ), Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Luận
án được trình bày trong ba chương:
- Chương 1: L.v. Beethoven – những đóng góp đối với nghệ thuật
Piano cổ điển.
- Chương 2: Vai trò các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trong
đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Chương 1
L.V. BEETHOVEN- NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI
NGHỆ THUẬT PIANO CỔ ĐIỂN
1.1 Những sáng tác cho Piano
Beethoven là một thiên tài âm nhạc đã viết nên những tác phẩm bất hủ
ở nhiều thể loại nhưng trong khuôn khổ luận án, chúng tôi tập trung vào
sự nghiệp sáng tác cho Piano của ông.
1.1.1 Một số đặc điểm âm nhạc

1.1.1.1. Chất kịch tính, trữ tình, tương phản và vấn đề sắc thái (dynamic)
Nổi bật chất kịch tính, trữ tình và sự tương phản trong các tác phẩm
viết cho Piano. Bên cạnh đó là sự mạnh mẽ, ý chí là chất trữ tình lãng mạn
sâu sắc (thể hiện rõ nét trong các chương chậm của Sonata và Concerto


6
cho Piano). Vấn đề sắc thái rất rõ nét, mạnh mẽ quyết liệt, phong phú,
tương phản cao.
1.1.1.2. Vấn đề tiết tấu và mạch đập tiết tấu
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên đặc trưng phong cách của
Beethoven trong âm nhạc là tiết tấu. Tiết tấu trong các tác phẩm tạo lập
không chỉ ở tính chất anh hùng, ý chí mà còn cả ở tính chất trữ tình, lãng
mạn. Mạch đập tiết tấu ở Beethoven không chỉ gắn kết các phần trong một
chương mà còn gắn kết các chương với nhau. Giữa các chương thường có
một mạch đập tiết tấu xuyên suốt.
1.1.1.3. Tính giao hưởng trong tư duy sáng tác
Trong các tác phẩm sáng tác cho Piano thường có sự tư duy theo tính
chất của dàn nhạc giao hưởng. Những yếu tố trong lĩnh vực giao hưởng
được nhạc sĩ đưa vào trong Sonata viết cho Piano. Trong các Biến tấu viết
cho Piano độc tấu của Beethoven cũng sử dụng nhiều thủ pháp tạo liên
tưởng đến âm sắc của dàn nhạc giao hưởng.
1.1.1.4. Ngôn ngữ phức điệu
Việc kết hợp ngôn ngữ phức điệu trong các tác phẩm chủ điệu đã tạo
nên sự tương hỗ lẫn nhau, làm phong phú thêm ngôn ngữ âm nhạc trong
các Sonata, Biến tấu và Concerto viết cho Piano của Beethoven
1.1.2. Đặc điểm pedal
1.1.2.1. Sơ lược về chỉ dẫn pedal của Beethoven
Beethoven được nhìn nhận như một trong những nhạc sĩ đi tiên phong
trong việc sử dụng pedal và mở rộng hiệu quả sử dụng của pedal. Việc mở

rộng các khả năng sử dụng pedal của ông chính là để hỗ trợ cho những
yêu cầu biểu cảm trong âm nhạc của ông. Theo nghiên cứu của W.
Newman: “gần 800 chỉ dẫn có nguồn gốc xác thực trong đó: 98% là Pedal
phải, 2% cho Pedal trái”.
1.1.2.2. Khai thác các hiệu quả âm thanh của Pedal
Việc sử dụng pedal phải trong các tác phẩm viết cho Piano của ông đã
vượt ra ngoài mục đích ngân các âm thanh. Đó là: Sử dụng pedal phải để
ngân các nốt bass, tăng cường tính legato, tạo âm thanh mới, hỗ trợ tăng
độ tương phản của sắc thái, nối giữa các đoạn nhạc hoặc chương nhạc, ;
chú trọng đến cấu trúc chủ đề; Không ghi ký hiệu nhấc pedal ở cuối
chương hoặc tác phẩm; Chỉ dẫn pedal phải ngân dài qua những hoà thanh
khác nhau; Sử dụng pedal trái không chỉ để đạt được âm thanh dịu nhẹ
hơn mà còn có thể tạo ra những sắc màu âm thanh mới; Pedal ngón tay là


7
một kỹ thuật chơi đàn được Beethoven sử dụng để tạo ra cảm giác ngân
âm thanh như của pedal phải.
1.1.3. Nét đặc trưng của Sonata, Concerto và Biến tấu
1.1.3.1. Ba mươi hai Sonata sáng tác cho Piano độc tấu
Những nét đặc trưng: Hình thức cấu trúc của các Sonata rất phong phú,
sáng tạo. Có những bản có 4 chương giống như giao hưởng. Bên cạnh
những Sonata có cấu trúc truyền thống, có những Sonata ở dạng fantaisie.
Trong một số Sonata chỉ có hai chương ở các Sonata khác thì giữ lại cấu
trúc nhiều chương, nhưng đưa thêm vào những thể loại khác nhau: arioso,
fuga, thay đổi thứ tự các chương v.v… Ông đã nâng Sonata lên đến tầm
của giao hưởng.
Nội dung, tính chất phong phú, các chủ đề đa dạng về ý tưởng, các chủ
đề phát triển rất sáng tạo: mang tính hội thoại, những chủ đề đầy kịch tính,
chủ đề bắt đầu bằng các hợp âm. Các Sonata sáng tác theo phong cách cổ

điển nghiêm khắc kết hợp với sự tương phản mạnh mẽ, những Sonata ở
hình thức fantaisie, hay những giai điệu đầy lãng mạn.
Đặc điểm factura: Vấn đề về factura các Sonata cho Piano của
Beethoven gắn chặt với các vấn đề của kỹ thuật Piano: Âm thanh vang lên
ở âm vực thấp; Âm thanh vang lên đồng thời từ các quãng rất rộng trên
đàn Piano; Có sự khác biệt về âm hình đệm Alberti giữa W.A. Mozart và
L.v. Beethoven.
1.1.3.2. Năm bản Concerto cho Piano và dàn nhạc
Những nét đặc trưng: Ông đã đưa Concerto dịch lại gần giao hưởng.
Trong các Concerto viết cho Piano của ông có thể thấy sự đổi mới ở nội
dung tác phẩm và các quy luật về cấu trúc. Trong hai Concerto cuối cùng
của mình, ông thậm chí còn thay phần trình bày của dàn nhạc bằng phần
chơi của nghệ sĩ độc tấu. Sự sáng tạo của ông còn thể hiện qua việc sử
dụng hiệu ứng âm thanh Vòng kết bằng sắc thái: Sắc thái tắt dần chuyển
động trước khi kết thúc hoàn toàn rồi bắt sang crescendo kết hợp với tốc
độ nhanh.
1.1.3.3. Biến tấu cho Piano của Beethoven
Những nét đặc trưng: Beethoven đưa vào trong các Biến tấu của mình
nhiều nội dung nghệ thuật, ngôn ngữ âm nhạc và kỹ thuật đa dạng. Ông
cũng đưa vào các biến tấu cadenza hay sử dụng thủ pháp phức điệu hay
tính giao hưởng.


8
1.1.4. Các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven tại một số cuộc thi
âm nhạc hàng đầu thế giới
Qua tổng kết về yêu cầu sử dụng các tác phẩm viết cho Piano của
Beethoven từ 2016 - 2019 ở 6/10 cuộc thi thành viên sáng lập thuộc hệ
thống Liên đoàn thế giới các cuộc thi âm nhạc quốc tế- The World
Federation of International Music Competitions (WFIMC) cho thấy: cả 6

cuộc thi đó đều có các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven ở một vòng
hoặc nhiều vòng.
1.2. Beethoven trong lĩnh vực biểu diễn và sư phạm Piano
1.2.1. Nghệ sỹ Piano xuất chúng
1.2.1.1. Tài năng chơi đàn
Sau khi đến Viên, Beethoven đã tạo dựng được tên tuổi như một nghệ
sĩ Piano qua những buổi trình diễn thành công. Tài năng chơi đàn của
Beethoven có thể khiến Czerny ngưỡng mộ: “không ai so được với
Beethoven về độ nhanh nhạy khi chạy gam, trill đúp nốt, nhảy quãng và
những vấn đề tương tự như vậy – kể cả Hummel”. Người đương thời đánh
giá ông là “Người khổng lồ giữa các nghệ sĩ Piano”.
1.2.1.2. Phong cách chơi đàn
Beethoven là một trong những người khởi xướng phong cách chơi
Piano Anh hùng ca - phong cách biểu diễn Piano tràn đầy tình cảm mãnh
liệt hướng tới đông đảo quần chúng thính giả. Ông cũng là một trong số
những người đầu tiên đi theo khuynh hướng biểu diễn mới, tư duy theo
quy mô giao hưởng và tạo được hiệu ứng dàn nhạc giao hưởng trên Piano.
1.2.1.3. Tài năng ngẫu hứng
J.B. Cramer nói với học trò của ông rằng không ai có thể nói là mình
đã nghe ngẫu hứng nếu như chưa từng nghe Beethoven ngẫu hứng.
Beethoven thường ngẫu hứng một trong các thể loại âm nhạc sau: hoặc là
chương I của Sonata hoặc Final Rondo của Sonata, những ngẫu hứng dựa
trên dạng biến tấu tự do, hoặc bất kỳ giai điệu nào.
1.2.1.4. Quan điểm đàn Piano “cất tiếng hát” của L.v. Beethoven
Ngay từ những ngày đầu trong sự nghiệp âm nhạc của mình,
Beethoven đã luôn đề cao việc thể hiện cách chơi legato trên Piano để đàn
Piano có thể “cất tiếng hát” hay thể hiện chất hát - cantabile. Không một
ai từng được cho là chơi đàn có “chất hát” như Beethoven
1.2.2. Beethoven trong lĩnh vực sư phạm Piano
1.2.2.1. Các quan điểm của Beethoven



9
Quan điểm trong dạy học: Beethoven cho rằng tính cách cần thiết của
người thầy giáo dạy nhạc đó là tính kiên trì và nhẫn nại, đối xử với học
trò bằng tình yêu thương nhưng vẫn hết sức nghiêm khắc. Ông cũng không
đặt ra vấn đề biểu cảm và nghệ thuật quá sớm, trước khi luyện tập thành
thạo về nghệ thuật xếp ngón tay, đàn chuẩn xác về tiết tấu và ít nhất là
chơi các nốt nhạc sạch sẽ.
Những quan điểm sư phạm bổ trợ: Beethoven coi tiết tấu và tốc độ là
cơ thể của tác phẩm, còn tất cả những thứ thể hiện nội dung biểu cảm
chính là linh hồn của tác phẩm. Học trò cần cảm nhận và hoàn thiện được
cơ thể trước rồi mới cố gắng đi sâu vào việc truyền tải linh hồn của tác
phẩm.
Quan điểm về độ khó khi giao bài cho học trò: Beethoven cũng đồng
quan điểm với nhiều nhà sư phạm rằng không nên giao cho học trò những
tác phẩm quá sức mình.
Quan điểm về tính trung thực đối với bản nhạc: Beethoven không ủng
hộ việc tự ý thay đổi những chi tiết trong bản nhạc. Ông cũng không cho
phép nghệ sĩ biểu diễn các tác phẩm của mình có bất kỳ sự phá vỡ khuôn
khổ nào.
1.2.2.2. Những bài tập kỹ thuật của Beethoven
Tất cả có 48 bài, không phải dạng tư liệu luyện tập được hệ thống mà
là những phác thảo dạy học riêng biệt, viết dưới dạng các motif ngắn và
lặp lại nhiều lần. Hầu hết các bài tập được viết dành riêng cho học trò khi
họ bị vướng mắc về các vấn đề kỹ thuật trong khi học. Một số các kỹ thuật
trong những bài tập này đã được Carl Czerny sử dụng “như là nền tảng
cho một số lượng những nghiên cứu của ông”.
Tiểu kết Chương 1
Chương I đã tổng kết những đặc điểm âm nhạc như tính chất kịch tính,

trữ tình và tương phản sắc thái, tiết tấu và mạch đập tiết tấu, tính giao
hưởng và ngôn ngữ phức điệu; Việc sử dụng pedal rất đa dạng và tạo ra
những hiệu ứng âm thanh khác nhau; Những nét đặc trưng chính trong các
Sonata, Concerto và Biến tấu.
Bên cạnh đó, chương I còn giới thiệu về ông ở khía cạnh ít được quan
tâm ở Việt Nam: một nghệ sĩ tài năng xuất chúng và phong cách chơi đàn
Anh hùng ca, tư duy giao hưởng và quan điểm đàn piano cất tiếng hát.
Một nhà sư phạm Piano với nhiều quan điểm hữu ích trong dạy học.


10
CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO PIANO CỦA
BEETHOVEN TRONG ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
2.1. Khái quát về các cơ sở đào tạo và các thế hệ giảng viên Piano
chuyên nghiệp tại Việt Nam
2.1.1. Các cơ sở đào tạo
Hiện nay, các cơ sở đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam được
đặt tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Đó
là Khoa Piano của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm
nhạc Huế Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Nghệ
thuật Hà Nội. Ngoài ra còn có khoa Piano tại các trường Đại học khác
đang bắt đầu được hình thành và phát triển như Trường Đại học Nghệ
thuật Sư phạm Trung ương, Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân
đội.
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo Piano chuyên
nghiệp với bề dày lịch sử lâu đời và hoạt động mang tính chuyên sâu ngay
từ đầu, đứng đầu trong cả nước tính theo số lượng giảng viên và HSSV
với tất cả các cấp đào tạo từ Trung học dài hạn cho tới Đại học (bao gồm

cả Đại học tại chức và liên thông), Thạc sĩ biểu diễn và Thạc sĩ sư phạm.
Đây cũng là lý do tại sao chúng tôi lựa chọn HVÂNQGVN như là điểm
nghiên cứu mẫu.
2.1.2. Những nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo Piano
chuyên nghiệp
Đó là thế hệ các nhà giáo tham gia giảng dạy từ khi thành lập Trường
Âm nhạc Việt Nam năm 1956, nối tiếp là những thế hệ các nghệ sĩ giảng
viên, những học sinh tốt nghiệp khoá Trung cấp đầu tiên của trường Âm
nhạc Việt Nam, tiền thân của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày
nay.
Sau năm 1980, hàng loạt thế hệ các nghệ sĩ Piano trẻ được nhà nước
cử đi học tại những trung tâm âm nhạc lớn ở nước ngoài trở về nước tham
gia giảng dạy đã bổ sung cho đội ngũ giảng viên Piano tại các Nhạc viện
của Việt Nam thực sự vững mạnh.


11
2.2. Các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trong chương trình
học Piano chuyên nghiệp và đào tạo tài năng
2.2.1 Môn piano chuyên ngành:
2.2.1.1. Trình độ trung học dài hạn
Ở bậc trung học dài hạn, những năm đầu học sinh thường học các thể
loại nhỏ như: Bagatelles, Sonatine hoặc một số bản Sonata đơn giản như
Sonata số 1, 5, 19, 20. Những năm giữa và cuối bậc trung học dài hạn, các
em thường được học chương I hoặc hai chương cuối các Sonata như:
Sonata số 6, Sonata số 8 (Pathétique). Ngoài ra từ những năm thứ 7 trở
lên của bậc trung học dài hạn, các em có thể được học các Sonata số 9,
10, 11, 14, 16, 17, 21 (chương I hoặc hai chương cuối). Với những bản
Concerto viết cho Piano, những năm cuối hệ Trung học dài hạn thường
học chương I các bản Concerto số 1, 2, 3.

Tuy nhiên, đối với các học sinh, sinh viên tài năng, các giảng viên sẽ
giao cho các em những tác phẩm khó vượt lên trên.
2.2.1.2. Trình độ Đại học và Cao học
Ở bậc Đại học và Cao học:
Đối với các bản Sonata, học toàn bộ một Sonata.
Những năm đầu của chương trình Đại học, sinh viên thường học
chương I hoặc chương II và III hoặc cả ba chương các Concerto số 1, 2,
3. Những năm cuối chương trình Đại học, sinh viên thường học chương I
hoặc chương II và III các Concerto số 4 và 5. Hệ Cao học, học viên học
toàn bộ các chương của một Concerto.
2.2.2. Trong đào tạo tài năng âm nhạc
Qua phỏng vấn GS. TS. NGND. Trần Thu Hà, các nghệ sỹ giành giải
trong các cuộc thi Piano Quốc gia và Quốc tế đều có một điểm chung là
học các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven và coi đó như một nền
tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững.
Cuộc thi Piano Quốc tế Hà Nội lần thứ IV 9/ 2018: qua tổng kết, ta có
thể thấy các bản Sonata viết cho Piano của Beethoven là sự lựa chọn của
đa số các thí sinh Việt Nam ở bảng B (80% ) và C (100%) tại cuộc thi này.
2.3. Tác dụng của các tác phẩm viết cho Piano của L.v. Beethoven đối
với HSSV VN
2.3.1. Rèn luyện kỹ thuật cơ bản
2.3.1.1. Kỹ thuật sử dụng các quãng giai điệu (hay còn gọi là quãng rời
nốt): Dạng quãng tám: chiếm một vị trí quan trọng và được ứng dụng rất


12
đa dạng; Dạng quãng ba: được sử dụng với những mức độ phức tạp khác
nhau; Dạng quãng sáu: có được sử dụng kỹ thuật quãng sáu giai điệu ở
tốc độ rất nhanh (Presto) để tạo ra hiệu ứng biểu diễn đỉnh cao; Dạng
quãng mười với quãng tay rộng.

2.3.1.2. Kỹ thuật sử dụng các quãng hòa thanh (hay còn gọi là quãng đúp
nốt): Các quãng tám: thường gắn với độ khó về kỹ thuật; Các quãng ba:
có thể gặp rất nhiều trong các bản Sonata cho Piano của Beethoven; Các
quãng sáu: được sử dụng nhiều.
2.3.1.3. Kỹ thuật chạy chuỗi hợp âm: Chuỗi hợp âm sáu (hợp âm ba đảo
một) được chơi bởi sự kết hợp của hai tay: các đoạn chạy này khác biệt
bởi độ khó khi chơi ở tốc độ cao; Chuỗi hợp âm sáu chạy ở một tay: ta có
thể gặp những hợp âm quãng sáu staccato, chạy liên tiếp với tốc độ nhanh
ở một tay; Chuỗi hợp âm kết hợp với thay đổi sắc thái, kỹ thuật chơi: trong
các tác phẩm giai đoạn cuối của Beethoven có thể gặp chuỗi hợp âm
staccato kết hợp với thay đổi sắc thái; Chuỗi hợp âm với hai nốt ngoài
cùng tạo thành quãng tám. Ông cũng hay sử dụng kỹ thuật quãng tám để
chơi hợp âm cho dù là hợp âm ba, hợp âm sáu hay hợp âm bảy tăng đôi
quãng tám.
2.3.2. Phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế
2.3.2.1. Khả năng nhạc cảm: sử dụng nhiều phương thức biểu cảm, đặc
biệt là tiếng đàn và sắc thái để thể hiện những cảm xúc đa dạng, phong
phú như trong thực tế cuộc sống.
2.3.2.2. Tăng cường khả năng thể hiện sắc thái tinh tế: đưa ra nhiều
những yêu cầu thể hiện sự tinh tế của sắc thái.
2.3.2.3. Kỹ thuật chạy ngón: sử dụng rất nhiều kỹ thuật chạy ngón phức
tạp ở cả hai tay với độ khó ở nhiều mức độ. HSSV VN ở nhiều trình độ
có thể luyện tập và nâng cao kỹ thuật chạy ngón linh hoạt của mình.
2.3.2.4. Khả năng quán xuyến những tác phẩm ở quy mô lớn dài hơi: nhiều
tác phẩm ở các quy mô lớn sẽ giúp các em trong khi học nâng cao khả
năng quán xuyến tác phẩm của mình.
2.3.2.5. Thiếu sự sắc nét trong thể hiện tiết tấu và mạch đập tiết tấu các
tác phẩm có sự đa dạng và phong phú về tiết tấu, HSSV VN khi học sẽ là
những cơ hội để nâng cáo kỹ năng chơi tiết tấu chuẩn xác của mình.
2.3.2.6. Khả năng tư duy mang tính giao hưởng: Đa số các bản Sonata

viết cho Piano của Beethoven đều có đặc trưng về tư duy giao hưởng. Việc
học các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven sẽ giúp tăng cường khả


13
năng mô phỏng âm sắc của các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng trên
cây đàn Piano.
2.3.2.7. Chưa có cá tính rõ nét trong thể hiện tác phẩm: Việc học các tác
phẩm của Beethoven với rất nhiều những nội dung nghệ thuật, các yêu
cầu chỉ dẫn, kỹ thuật nền tảng và trí tưởng tượng sáng tạo phong phú đa
dạng … sẽ giúp cho các em rất nhiều trong việc thể hiện các tính chất âm
nhạc khác nhau và từ đây các em có thể rèn luyện để tạo nên cá tính của
riêng mình.
2.3.3. Đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học và tiếp tục phát triển
sự nghiệp
HSSV chuyên ngành Piano sau khi tốt nghiệp có thể làm công việc của
một giảng viên đệm đàn tại các khoa Dây, Kèn, Thanh nhạc, Sáng tác chỉ
huy, đệm những tác phẩm với phần đệm được phối lại cho Piano. Vì vậy,
việc rèn luyện một tư duy dàn nhạc giao hưởng thông qua việc học các tác
phẩm viết cho Piano của Beethoven là điều rất cần thiết và bổ ích cho
những kỹ năng làm việc sau này của HSSV chuyên ngành Piano, sau khi
tốt nghiệp làm công việc của một giảng viên đệm đàn.
2.3.4. Những hạn chế còn tồn tại
Qua phỏng vấn và lấy ý kiến của nhiều chuyên gia và của các giảng
viên có uy tín trong ngành, các chuyên gia đều đồng ý với NCS về những
hạn chế còn tồn tại dưới đây:
- Ít quan tâm kỹ lưỡng đến những kỹ năng như đọc, hiểu sâu các chỉ
dẫn biểu diễn đặc trưng tác giả như chỉ dẫn về sắc thái (dynamic), tốc độ
(tempo), kỹ thuật phát âm tiếng đàn (articulation) cũng như thực hiện một
cách triệt để, chuẩn xác các chỉ dẫn trong các bản nhạc viết cho Piano của

Beethoven.
- Chưa quan tâm nhiều đến việc thể hiện phong cách âm nhạc của
Beethoven, những vấn đề liên quan đến tác phẩm.
- HSSV VN chưa hiểu sâu về yêu cầu thể hiện tính giao hưởng trong
các tác phẩm viết cho Piano và quan điểm đàn Piano cất tiếng hát của
Beethoven. Do vậy trong việc đệm Thanh nhạc cổ điển, các em chưa quan
tâm thực hiện một cách triệt để.
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về các cơ sở đào tạo Piano chuyên
nghiệp tại Việt Nam; Tổng kết về các tác phẩm viết cho Piano của
Beethoven trong chương trình học Piano chuyên nghiệp và đào tạo tài


14
năng; Nêu lên vai trò của các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven đối
với HSSV VN ở các khía cạnh: rèn luyện kỹ thuật nền tảng và cơ bản,
phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của HSSV VN. Chương 2
cũng nêu lên những hạn chế còn tồn tại đối với việc giảng dạy các tác
phẩm viết cho Piano của Beethoven để từ đó đưa ra những giải pháp để
khắc phục những hạn chế này.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY
Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà sư phạm
trong và ngoài nước, qua phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, dự giờ và thực
nghiệm sư phạm và tổng kết các ý kiến, trong chương này, NCS đề xuất
một số giải pháp nhằm hỗ trợ xử lý tác phẩm viết cho Piano của Beethoven
để thể hiện đúng phong cách âm nhạc của ông trong đào tạo Piano chuyên
nghiệp tại Việt Nam.
3.1. Thực hiện đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn biểu diễn của
Beethoven

3.1.1 Các chỉ dẫn về sắc thái (dynamic)
Hình dung rõ nét và ấn tượng nhất về phong cách biểu diễn của
Beethoven chính là ở các chỉ dẫn về sắc thái của ông.
3.1.1.1. Sắc thái tương phản: Đặc trưng cho cách dùng sắc thái ở
Beethoven gắn với cách đặt các sắc thái tương phản khác nhau: f-p (ff—
pp v.v.), p-f (pp-ff v.v.).
3.1.1.2. Sắc thái thay đổi, tương phản, tinh tế: Đó là các sắc thái tương
phản: diminuendo ngắn từ forte tới piano, các sắc thái tinh tế như pìu pp,
ppp, sắc thái thay đổi bằng việc kết hợp sử dụng pedal trái
3.1.1.3. Sắc thái ngược: Trong các tác phẩm của Beethoven có một dạng
sắc thái ngược đặc biệt. Sắc thái này tạo yếu tố chuyển sắc thái bất ngờ:
Crescendo từ p dẫn tới p.
3.1.1.4. Sắc thái bổ trợ: Các sắc thái bổ trợ như Sforzando (sf, sfz, sff),
(sfp và sfpp) Marcato ký hiệu (>), Mezza voce (т.v.), Rinforzando (rf hay
rfz) là những ký hiệu sắc thái rất phổ biến trong các tác phẩm của
Beethoven.
3.1.2 Các chỉ dẫn về tốc độ (Tempo)
Câu hỏi đầu tiên Beethoven luôn quan tâm là tác phẩm của ông được
chơi với tốc độ nào.


15
3.1.2.1. Quan điểm của Beethoven về tốc độ biểu diễn: Với Beethoven,
điều kiện chính là giữ tốc độ đúng. Khái niệm đúng không những chỉ là
thuật ngữ tốc độ, mà còn là tập hợp các yếu tố biểu cảm.
3.1.2.2. Những chỉ dẫn bổ sung về tốc độ: Chỉ dẫn về tốc độ trong các tác
phẩm của Beethoven thường được viết thêm bằng ghi chú giải nghĩa chính
xác hơn và thường gắn với sự thể hiện cảm xúc. Ông cũng mở rộng biên
độ của các mức tốc độ với những chỉ dẫn bổ sung như meno, pìu…
Beethoven thay thuật ngữ tempo rubato, bằng khoảng hơn 20 thuật

ngữ tương đương để chỉ sự thay đổi của tốc độ ví dụ như: Rallentando,
ritardando, stringendo, rallent, ritenuto, smorzando, accelerando,
espressivo, marcando, calando.
Quan điểm của Beethoven là Metronome chỉ thích hợp với nhịp đầu
tiên và không thể chạy theo con số này một cách hoàn toàn.
3.1.3 Các chỉ dẫn về về kỹ thuật phát âm tiếng đàn (Articulation)
Các dấu luyến: giá trị và ý nghĩa của các dấu luyến rộng hơn nhiều so
với ý nghĩa legato và được ghi chú rất kỹ lưỡng. Đó là: Dấu luyến chơi
legato để ký hiệu những chỗ chơi liền, tăng thêm ý nghĩa chơi liền tiếng;
Dấu luyến cấu trúc dùng để phân các tiết nhạc, làm rõ cấu trúc của chủ
đề hay chú trọng đến một chuỗi hợp âm.
Các ký hiệu staccato: các ký hiệu staccato, tenuto, mezzo staccato,
leggieramente của Beethoven đều có ý nghĩa thể hiện ý tưởng nghệ thuật
của Beethoven.
3.2. Các phương pháp bổ trợ để thể hiện đúng phong cách âm nhạc
của Beethoven
Phương pháp được đưa ra trong luận án là những phương pháp để khắc
phục những hạn chế của HSSV VN và thể hiện đúng phong cách âm nhạc
của Beethoven. Đây là một phương pháp được xây dựng theo nguyên tắc
mở: người dạy trong quá trình ứng dụng thực tiễn có thể bổ sung thêm
hoặc bớt đi những phương pháp thành phần mà được cho là có hiệu quả
và thích hợp nhất với người học.
3.2.1. Tổng quan bối cảnh lịch sử của tác phẩm
Với phương pháp này, người học sẽ có được mức hiểu biết tổng quan
về lịch sử đối với tác phẩm cần học. Phương pháp tổng quan về bối cảnh
lịch sử văn hoá trong phong cách dựa trên: Các tài liệu lịch sử về nghệ
thuật thời kỳ cổ điển Viên và những đặc trưng âm nhạc của thời kỳ cổ điển
Viên; Tư liệu về cuộc đời và hoạt động nghệ thuật của Beethoven; Những



16
yếu tố có liên quan đến thời điểm sáng tác tác phẩm âm nhạc cụ thể của
Beethoven.
3.2.2. Phương pháp so sánh đặc trưng phong cách
Tìm hiểu đặc trưng âm nhạc của các nhạc sĩ Cổ điển Viên với các nhạc
sĩ ở các trường phái gần hoặc có liên quan đến trường phái Cổ điển Viên.
So sánh một tác phẩm viết cho Piano của Beethoven mà người học đang
học với các tác phẩm của các nhạc sĩ tiêu biểu ở trường phái Tiền Cổ điển
hoặc trường phái Lãng mạn ở các yếu tố: cấu trúc, về kỹ thuật phát âm
tiếng đàn (Articulation), hoà thanh, âm vực, pedal, các chỉ dẫn biểu diễn
như sắc thái (dynamic), tốc độ (tempo)…
3.2.3. Phương pháp nghe và cảm nhận
Phương pháp này nhằm giúp người học nghe và hiểu sâu hơn tác phẩm
âm nhạc cũng như tìm hiểu cách xử lý cùng một tác phẩm của nhiều nghệ
sĩ khác nhau và của các trường phái âm nhạc gần với trường phái cổ điển
Viên để so sánh và tìm ra sự khác biệt.
3.2.4. Thống kê
Phương pháp này giúp cho người học có thể tìm hiểu rõ hơn về những
khía cạnh cần quan tâm trong tác phẩm. Ví dụ: Người học có thể thống kê
những chỉ dẫn biểu diễn trong một tác phẩm ví dụ như thống kê các chỉ
dẫn sắc thái trong chương I Sonata số 8 Op. 13 để tìm ra sắc thái nào được
sử dụng nhiều trong tác phẩm.
3.2.5. Lựa chọn bản nhạc phù hợp
Đối với các bản nhạc Beethoven, có thể được chia thành các loại chính
sau:
- Urtext- ấn bản gần với bản viết tay và ý tưởng sáng tác của tác giả
nhất (trong đó có các bản được xuất bản khi nhạc sĩ còn sống, được chính
nhạc sĩ hay học trò sửa lỗi in ấn)
- Các ấn bản xuất bản trong giai đoạn sau khi nhạc sĩ mất- do các học
trò của ông như Czerny, Moscheles biên tập hiệu đính

- Các ấn bản nhạc phổ do nhiều nghệ sĩ Piano nổi tiếng biên tập và
hiệu đính- trong đó họ đưa ra những lưu ý về thực tiễn biểu diễn của mình
Ý kiến của các nhà nghiên cứu về Beethoven và các nghệ sĩ nổi tiếng
là sử dụng Urtext, tham khảo thêm các phương án xử lý tác phẩm của
nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.


17
3.3. Quan sát thực nghiệm giảng dạy một số tác phẩm tiêu biểu
Việc áp dụng các giải pháp do luận án lựa chọn đã được thực hiện
trong quá trình giảng dạy tại một số lớp học chuyên ngành Piano bậc trung
học, đại học và cao học cũng như các lớp đào tạo tài năng âm nhạc của
GS. TS. NGND. Trần Thu Hà tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam,
Học viện Âm nhạc Huế, trong thời gian 2015- 2018. Trong giờ học, bên
cạnh việc áp dụng các giải pháp đã nêu ra ở mục 3.1 và 3.2, trong mục
3.3, chúng tôi đưa ra hướng dẫn chơi đối với một số tác phẩm.
NCS và GS. Trần Thu Hà tiến hành chọn tác phẩm với tiêu chí là:
- Các tác phẩm nổi tiếng, được sử dụng nhiều ở các cấp học trong đào
tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Các tác phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc phát huy ưu điểm và
khắc phục các nhược điểm của HSSV Việt Nam.
3.3.1. Sonata số 19 (Op. 49)
3.3.2. Sonata số 8 (Op. 13) Pathétique
3.3.3. Sonata số 21 (Op. 53) Waldstein
3.3.4. Sonata số 31 (Op. 110)
3.3.5. Concerto số 3 ( Op.37)
3.4. Thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Mục tiêu thực nghiệm
Triển khai thực nghiệm những giải pháp đã nêu ở mục 3.1, 3.2 , 3.3
nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp này trong việc

nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và biểu diễn đối với các tác phẩm viết
cho Piano của Beethoven trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
3.4.2. Cách thức thực nghiệm
Để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đưa ra ở
mục 3.1, 3.2, 3.3 trong Chương 3, NCS đã tiến hành:
- Phỏng vấn và lấy ý kiến các giáo sư, giảng viên, những chuyên gia
nước ngoài có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy biểu diễn các
tác phẩm Piano của Beethoven.
- Tham gia dự giờ một số lớp Master Class của các giáo sư nước đến
giảng dạy Master Class tại Khoa Piano HVÂNQGVN có dạy các tác phẩm
viết cho Piano của Beethoven.
- Dự các giờ dạy có áp dụng những giải pháp ở mục 3.1, 3.2 và 3.3 ở
các trình độ từ Trung học đến Cao học và đào tạo tài năng âm nhạc của
GS.TS.NGND. Trần Thu Hà từ năm 2016 đến đầu năm 2019.


18
Mục đích tiến hành thực nghiệm của chúng tôi là để chứng minh những
giải pháp đưa ra là khả thi và không đưa thành công thức máy móc là với
mỗi tác phẩm cụ thể của Beethoven phải ứng với một bản hiệu đính, hướng
dẫn hay bản thu âm cụ thể nào.
3.4.3. Thông tin tổ chức thực nghiệm
Địa điểm thực nghiệm: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Học
viện Âm nhạc Huế
Thời gian thực nghiệm: 2016-2019
Đối tượng thực nghiệm: HSSV và học viên Cao học.
3.4.4. Tổng kết sau quá trình thực nghiệm sư phạm.
Sau quá trình khảo sát thực nghiệm sư phạm, khi áp dụng các giải pháp
đã nêu ở trên trong luận án trong các lớp học của GS.TS.NGND. Trần Thu
Hà từ năm 2015 đến 2019 cho thấy:

3.4.4.1. Kết quả thực nghiệm và đánh giá:
Qua việc áp dụng các giải pháp trên cho thấy đã giúp 100% các em
tham gia thử nghiệm đều thấy mình hiểu rõ hơn về phong cách âm nhạc
của Beethoven, hiểu rõ hơn về một tác phẩm cụ thể cũng như cách thể
hiện tác phẩm đó của Beethoven.
Áp dụng các giải pháp này giúp cho các HSSV VN thấy giờ học sinh
động hơn, các yêu cầu được đưa ra trong giờ học hoàn toàn có thể thực
hiện được.
Kết quả áp dụng tại các lớp GS. TS. NGND. Trần Thu Hà có thể được
thấy rõ nét qua thành tích học tập của một số HSSV và học viên trong các
kỳ thi và các cuộc thi.
3.4.4.2. Những vấn đề trong thực hành : HSSV VN cần chú ý những
điểm chính sau: Rèn luyện sự đa dạng trong thể hiện tác phẩm; mạch đập
tiết tấu chuẩn xác, rõ nét thống nhất giữa các chương và các chủ đề; chú
trọng sắc thái (dynamic) trong các tác phẩm của Beethoven, rèn luyện phát
triển kỹ thuật ngón tay; thực hiện triệt để và chính xác chỉ dẫn của tác giả;
Nghiên cứu kỹ về nghệ thuật pedal; Rèn luyện tư duy theo dàn nhạc giao
hưởng khi đàn một số tác phẩm của Beethoven; Nắm vững quan điểm đàn
Piano cất tiếng hát; Chú ý đến nguyên tắc của Beethoven: Khi chơi đàn,
các ngón không bị nhấc quá cao khi không cần thiết.


19
3.5. Áp dụng quan điểm đàn Piano cất tiếng hát và tư duy giao hưởng
trong đệm Piano cho Thanh nhạc
Luận án mạnh dạn đưa ra những giải pháp ứng dụng các quan
điểm của Beethoven trong biểu diễn, sáng tác cho Piano vào việc đệm đàn
cho thanh nhạc để thêm một ý nghĩa chứng minh hiệu quả việc học các
tác phẩm viết cho Piano của Beethoven đối với HSSV VN. Đó là tính giao
hưởng và quan điểm “đàn Piano cất tiếng hát” bao gồm Tính chất “cất

tiếng hát- cantabile” và “Hơi thở thanh nhạc:
Mục tiêu thực nghiệm:
Tính giao hưởng và quan điểm đàn Piano cất tiếng hát trong đó hơi
thở thanh nhạc của Beethoven là các yếu tố khi áp dụng một cách tích cực
vào những tác phẩm đệm Piano được sử dụng tại Khoa Thanh nhạc
HVÂNQGVN sẽ nâng cao hiệu quả của phần đệm.
Cách thức thực nghiệm:
- Thực hành trên 4 lớp của 4 giảng viên khác nhau
- Tổng hợp ý kiến đóng góp của giảng viên chuyên ngành thanh
nhạc.
- Tiêu chí lựa chọn tác phẩm: những tác phẩm tiêu biểu và sử dụng
nhiều ở các cấp Trung học, Đại học và Cao học. Chúng tôi chia thành hai
thể loại: Aria và Romance.
- Tiến hành thực nghiệm: chúng tôi tiến hành thực nghiệm đệm với
cùng một HSSV và học viên, cùng một tác phẩm, đối chứng hai phương
pháp.
• Phương pháp thứ nhất: là đệm đúng nốt, đúng nhịp phách, đệm theo
ca sĩ.
• Phương pháp thứ hai: đối với các aria, đặc biệt chú ý chơi mô phỏng
đúng các âm thanh của các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng. Với
các Romance, thực hiện quan điểm “đàn Piano cất tiếng hát” khi
chơi những đoạn giàu chất hát; cảm nhận hơi thở cùng ca sĩ trong
suốt tác phẩm, chủ động trong những đoạn cần sự co giãn tốc độ hay
lấy hơi của ca sĩ.
Thông tin tổ chức thực nghiệm
-Địa điểm: Khoa Thanh nhạc- HVÂNQGVN
-Thời gian thực nghiệm: 2018-2019
-Đối tượng thực nghiệm: HSSV Trung cấp, ĐH và học viên Cao học.
-Giảng viên đệm Piano: Th.s Trịnh Minh Trang



20
-Danh sách HSSV và học viên: HSSV và Học viên Cao học
Kết quả thực nghiệm và tổng kết:
Qua phỏng vấn đối với HSSV, học viên và khảo sát đối với giảng
viên chuyên ngành, 100% giảng viên và HSSV và học viên đều trả lời là
với phương pháp thứ nhất HSSV hát được nhưng không thoải mái thể hiện
hết nhạc cảm đối với tác phẩm.
Các HSSV, học viên và giảng viên thanh nhạc đều yêu cầu sử dụng
phương pháp thứ hai khi ghép đàn, thi và biểu diễn.
Kết quả thực nghiệm việc ứng dụng những nguyên lý và quan điểm
trong các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trong việc đệm Piano
tại Khoa Thanh nhạc- HVÂNQGVN một lần nữa chứng minh tác dụng
của việc học những tác phẩm viết cho Piano của Beethoven đối với HSSV
VN sau khi tốt nghiệp Đại học làm công việc của một giảng viên- nghệ sĩ
đệm đàn cho Thanh nhạc.
Tiểu kết Chương 3
Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy
của các tác phẩm này cho HSSV VN chuyên ngành Piano, bên cạnh đó
chứng minh tác dụng của việc học những tác phẩm này đối với lĩnh vực
đệm Piano mà cụ thể là cho Thanh nhạc. Các giải pháp này được đưa ra
để giải quyết một số hạn chế còn tồn tại, giúp cho HSSV VN thực hiện tốt
hơn phong cách âm nhạc của Beethoven đối với các tác phẩm viết cho
Piano của ông. Tất cả những giải pháp này nhằm giúp cho cả người dạy
và người học Piano có thể đạt được những kết quả đồng bộ trong giảng
dạy, học tập và biểu diễn các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven.
KẾT LUẬN
Trong hệ thống đào tạo Piano chuyên nghiệp của nước ta, giá trị của
các tác phẩm sáng tác cho Piano của L.v. Beethoven đã được công nhận
từ lâu. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy trong thực tế đào tạo Piano chuyên

nghiệp tại Việt Nam, việc sử dụng và nhìn nhận một cách toàn diện, sâu
sắc về giá trị tác phẩm Piano của L.v. Beethoven cần có một công trình
khoa học mang tính hệ thống và chuyên sâu. Qua đó chứng minh giá trị
và vai trò quan trọng của các tác phẩm viết cho Piano của ông trong đào
tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam. Với những hiểu biết còn hạn chế
của mình, trước vấn đề quan trọng này, nghiên cứu sinh đã hết sức nỗ lực,


21
với sự giúp đỡ của người Hướng dẫn khoa học, thực hiện những nghiên
cứu để có thể góp một phần nhỏ vào công tác đào tạo Piano chuyên nghiệp
ở Việt Nam.
Công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi nhằm khẳng định vị
trí vô cùng quan trọng của các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven
trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Luận án đã cung cấp tư liệu, kiến thức về Beethoven dưới các góc
độ: Nhạc sĩ vĩ đại - Nghệ sĩ Piano xuất chúng - Nhà sư phạm mẫu mực.
Các tác phẩm của ông trong phạm vi nghiên cứu luận án là: 32
Sonata và hơn 20 Biến tấu viết cho Piano độc tấu, 5 Concerto cho Piano
và dàn nhạc. Đó là những tác phẩm có nội dung sâu sắc và hình tượng đa
dạng, phong phú, có biên độ sắc thái rộng, tiết tấu phức tạp, sử dụng ngôn
ngữ giao hưởng, ngôn ngữ phức điệu. Việc sử dụng pedal tạo ra những
hiệu ứng âm thanh khác nhau để đáp ứng những ý tưởng nghệ thuật của
ông. Là một nghệ sĩ Piano điêu luyện với phong cách chơi đàn anh hùng
ca, phong cách diễn cảm, tư duy giao hưởng, quan điểm đàn Piano “cất
tiếng hát” được ông đưa vào trong các tác phẩm viết cho Piano của mình.
Với vai trò một nhà sư phạm mẫu mực, ông đã đưa ra những quan điểm
về sư phạm, kỹ thuật chơi Piano mà sau này, một số những ý tưởng trong
đó đã được Czerny – học trò của ông, nghiên cứu và phát triển thành công
trong sự nghiệp sư phạm của mình. Đây là những khía cạnh mà HSSV VN

còn ít quan tâm. Bản thân Beethoven là một nghệ sĩ tài năng, một nhà sư
phạm mẫu mực nên những tác phẩm của ông càng có giá trị thực tiễn. Vị
trí của các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trong đào tạo Piano
chuyên nghiệp tại Việt Nam có thể thấy qua những điểm sau:
Các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven hiện đang được sử dụng
rộng rãi trong chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo Piano chuyên
nghiệp tại Việt Nam. Ở điểm nghiên cứu mẫu là HVÂNQGVN, các tác
phẩm này có trong chương trình học từ những năm đầu trình độ Trung học
dài hạn cho đến năm cuối hệ Cao học. Ở các cơ sở đào tạo Piano chuyên
nghiệp khác, các tác phẩm đều được sử dụng trong chương trình giảng
dạy và trải rộng ở các cấp từ thấp đến cao.
Việc lựa chọn các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trong
chương trình thi tốt nghiệp của HSSV VN hệ Trung học dài hạn (THDH)
và Đại học chính quy (ĐH CQQ) từ năm 2017 đến 2019, học viên Cao
học từ năm 2017 đến 2019 tại điểm nghiên cứu mẫu cho thấy: đối với hệ


22
THDH và ĐHCQ là những lựa chọn thứ nhất hoặc thứ hai (trừ năm 2018
đối với lựa chọn Concerto của hệ ĐHCQ); Đối với hệ Cao học, là lựa
chọn đứng thứ nhất.
Trong đào tạo tài năng, tại cuộc thi tại cuộc thi Piano Quốc tế Hà
Nội lần thứ tư tháng 9/ 2018 ở bảng B vòng II và bảng C vòng I cho thấy:
về việc lựa chọn các Sonata viết cho Piano Beethoven là sự lựa chọn hàng
đầu của các thí sinh Việt Nam ở bảng B (80%) và C (100%) tại cuộc thi
này so với các tác giả khác.
Đánh giá toàn diện về vai trò và ảnh hưởng của các tác phẩm viết
cho Piano của Beethoven đối với HSSV VN, qua phỏng vấn, khảo sát lấy
ý kiến các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo Piano chuyên
nghiệp ở Việt Nam cho thấy: những kỹ thuật có trong các phẩm viết cho

Piano của Beethoven là những kỹ thuật cơ bản và cần thiết, giúp cho
HSSV VN phát huy các ưu điểm cũng như khắc phục các hạn chế của các
em. Đó là các kỹ thuật chạy quãng giai điệu, quãng hoà thanh, chuỗi hợp
âm. Các tác phẩm còn có tác dụng trong việc phát huy ưu điểm và khắc
phục nhược điểm của HSSV VN như: phát huy nhạc cảm; Tăng cường
khả năng thể hiện sắc thái tinh tế; Nâng cao khả năng chạy ngón linh hoạt;
Rèn luyện khả năng quán xuyến các tác phẩm ở quy mô lớn, dài hơi; Rèn
luyện sự thiếu sắc nét trong việc thể hiện tiết tấu và mạch đập tiết tấu; Rèn
luyện tư duy giao hưởng cũng như cá tính rõ nét trong việc thể hiện tác
phẩm.
Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập đến hiệu quả trong việc học các
tác phẩm viết cho Piano của Beethoven đối với HSSV VN sau khi tốt
nghiệp có thể tiếp tục con đường học tập và tự học tập, phát triển như một
nghệ sĩ đệm đàn Piano, giáo viên dạy đàn và một nghệ sĩ biểu diễn.
Thông qua phỏng vấn, khảo sát lấy ý kiến các giảng viên có nhiều
kinh nghiệm trong đào tạo Piano chuyên nghiệp ở Việt Nam để tìm ra
những hạn chế còn tồn tại của HSSV VN trong khi học các tác phẩm viết
cho Piano của Beethoven. Đó là ít quan tâm kỹ lưỡng đến những kỹ năng
như đọc, hiểu sâu các chỉ dẫn biểu diễn đặc trưng của tác giả, chưa thực
hiện một cách triệt để, chuẩn xác các chỉ dẫn trong bản nhạc, chưa quan
tâm nhiều đến việc thể hiện phong cách âm nhạc của Beethoven; Đối với
bộ môn đệm và hoà tấu thính phòng cụ thể là đệm cho Thanh nhạc, chưa
quan tâm thực hiện một cách triệt để tính giao hưởng và quan điểm đàn
Piano “cất tiếng hát” của Beethoven.


23
Việc giải quyết những hạn chế tồn tại đối với HSSV VN trong thực
tế giảng dạy (mục 2.3.4 chương 2) được luận án đưa ra qua các giải pháp
ở chương 3. Các giải pháp này được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả

trong giảng dạy các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven đối với HSSV
VN. Thông qua phỏng vấn kết hợp với việc tham khảo các tài liệu sư phạm
nước ngoài và quan sát thực nghiệm giảng dạy, các giải pháp chính luận
án đưa ra là:
Thứ nhất cần thực hiện đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn biểu diễn
được ghi chú rất chi tiết trong các tác phẩm của Beethoven. Đó là các chỉ
dẫn về sắc thái, về tốc độ, về kỹ thuật phát âm tiếng đàn.
Thứ hai là những giải pháp bổ trợ trong giờ học để thể hiện đúng
phong cách âm nhạc của Beethoven. Đó là: phương pháp tổng quan bối
cảnh lịch sử của tác phẩm để tìm hiểu tổng quan về lịch sử đối với tác
phẩm cần học; Phương pháp so sánh đặc trưng phong cách để tìm ra những
điểm giống và khác nhau giữa trường phái Cổ điển Viên với các trường
phái khác gần với trường phái Cổ điển Viên, so sánh tác phẩm viết cho
Piano của Beethoven mà người học đang học với một số tác phẩm tiêu
biểu cùng thể loại của các nhạc sĩ tiêu biểu khác của trường phái Cổ điển
Viên hoặc trường phái Tiền Cổ điển hoặc trường phái Lãng mạn; Phương
pháp nghe và cảm nhận để người học nghe và hiểu sâu hơn tác phẩm âm
nhạc cũng như tìm hiểu cách xử lý cùng một tác phẩm của nhiều nghệ sĩ
khác nhau và của các trường phái âm nhạc gần với trường phái Cổ điển
Viên để so sánh và tìm ra sự khác biệt; Phương pháp thống kê để người
học có thể tìm hiểu rõ hơn về những khía cạnh cần quan tâm trong tác
phẩm; Phương pháp lựa chọn phù hợp bản nhạc của các nhà xuất bản hay
các nghệ sĩ Piano có uy tín hiệu đính, biên tập sẽ giúp cho HSSV có được
nguồn tham khảo phương án xử lý tác phẩm hữu ích.
Điểm mới của luận án là nghiên cứu sâu các tác phẩm viết cho
Piano độc tấu của L.v. Beethoven dưới góc độ sư phạm và biểu diễn trong
đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam. Luận án đã khẳng định mối
quan hệ khoa học biện chứng giữa các tác phẩm tiêu biểu viết cho Piano
của L.v. Beethoven với việc phát huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm
của HSSV VN. Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt Nam, đã tổng hợp và áp dụng

phương pháp dạy chơi các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven dựa
trên cách tiếp cận để thể hiện được phong cách âm nhạc của ông thông
qua các giải pháp ở chương 3 và phần quan sát giảng dạy một số tác phẩm


24
như Sonata số 19, số 8, số 21, số 31 và Concerto số 3 tại các lớp của
GS.TS.NGND. Trần Thu Hà.
Một điểm mới khác là việc ứng dụng ngôn ngữ giao hưởng trong
các tác phẩm và quan điểm đàn Piano cất tiếng hát của Beethoven trong
lĩnh vực đệm đàn mà cụ thể là đệm đàn cho Thanh nhạc để góp phần chứng
minh tác dụng của việc học các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven
đối với HSSV VN.
Đánh giá chung, công trình nghiên cứu của chúng tôi đã hoàn thành
những nhiệm vụ đặt ra.
Một số vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu:
1. Xây dựng các tài liệu chuyên sâu về yêu cầu biểu diễn tác phẩm
của các nhạc sĩ khác trong chương trình đào tạo dưới góc độ sư phạm và
biểu diễn.
2. Nghiên cứu tổng quan, toàn diện và chuyên sâu về những kiến
thức hỗ trợ cho chuyên ngành Piano phù hợp với HSSV VN.
Một số khuyến nghị:
Trong khuôn khổ của luận án, xin được đề xuất một số khuyến nghị
với Lãnh đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam:
1. Cần tiến hành công tác biên dịch, tổng hợp và phổ biến những
công trình nghiên cứu kinh điển và nổi bật trên thế giới về nghệ thuật sư
phạm và biểu diễn Piano của Beethoven hiện có rất ít bằng tiếng Việt để
cho đội ngũ giảng viên, học sinh và sinh viên Việt Nam có điều kiện tiếp
cận, tìm hiểu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
2. Đưa ra các tiêu chí, chủ đề liên quan đến các tác phẩm viết cho

Piano của Beethoven; Khuyến khích và đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho
HSSV VN chuyên ngành Piano nghiên cứu về vấn đề Phong cách âm nhạc
của Beethoven. Điều này sẽ giúp cho HSSV VN tìm hiểu sâu hơn về kiến
thức liên quan đến các tác phẩm này.
3. Tổ chức hội thảo chuyên đề về việc lựa chọn bản nhạc phù hợp để
từ đó đưa ra các khuyến nghị hữu ích cho HSSV VN. Hiện nay, đối với
các bản nhạc viết cho Piano của Beethoven, có nhiều bản urtext, bản hiệu
đính do các nghệ sĩ nổi tiếng biên tập và do nhiều nhà xuất bản khác nhau
trên thế giới xuất bản. Tuy một số giảng viên đã đầu tư nghiên cứu về các
bản urtext và hiệu đính nhưng thông tin đến với HSSV VN để lựa chọn
phù hợp còn ít được chú ý và phổ cập.



×