Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

SKKN THPT: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 – Lớp 12 (Ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.77 MB, 104 trang )

1. Lời giới thiệu
Tích hợp trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan
trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích
tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa.
Các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh,
có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề
tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các
tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực
và phẩm chất của học sinh được phát triển.
Tài liệu Văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều
tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học Lịch sử, góp phần nâng
cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử nói
chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy
nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm bảo
tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của
học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp,
cách thức tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học môn Lịch sử.
Trong những năm học trước, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, áp dụng việc
thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giảng dạy phần Lịch sử Việt
Nam các giai đoạn: 1919 – 1930; 1930 – 1945 và đều được hội đồng sáng kiến cấp
cơ sở đánh giá sáng kiến đạt loại khá, tốt.
Trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020, với mong muốn nâng
cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục bộ môn, nhất là chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn
Lịch sử, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy
học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm
đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch
sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản).
3. Tác giả sáng kiến:


- Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hảo
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0978.599.120
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Thanh Hảo
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
1


- Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong việc giảng dạy môn Lịch sử,
chương IV phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, lớp 12 ban cơ
bản.
- Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra các nội dung,
phương pháp tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giai đoạn Lịch sử Việt
Nam từ năm 1954 đến năm 1975 thuộc chương trình Lịch sử lớp 12 – Ban cơ
bản.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến kinh nghiệm được
áp dụng lần đầu ngày 09 tháng 01 năm 2019 (trong năm học 2018 – 2019)
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp trong dạy học nói chung, Lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong
giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng
hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học
kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện
về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục
chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và
phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên
đây.
Tài liệu Văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều

tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao
hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử nói
chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua.
Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch
sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy
sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các
phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức văn học, địa lí trong dạy học lịch sử.
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của tài liệu Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử
cùng những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức Văn
học, Địa lí trong giảng dạy Lịch sử; với mong muốn nâng cao hứng thú của học
sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học
Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.

2


Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn
Lịch sử với kiến thức Văn học, Địa lí, vai trò của tài liệu Văn học, Địa lí với việc
giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và phần Lịch sử Việt Nam 1954
- 1975 nói riêng. Từ đó giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh mang tính hệ
thống, khoa học và sâu sắc hơn.
Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến thức Văn
học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1954 đến năm 1975 (ban
cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh
trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu việc vận dụng tích hợp kiến thức Văn
học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12A5 trường Trung học phổ thông Trần
Hưng Đạo - tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic cùng những phương pháp dạy học gắn liền với đặc trưng bộ môn nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập như: Phương pháp thông tin,
tái hiện lịch sử; phương pháp nhận thức lịch sử.
- Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ phỏng vấn trực
tiếp một số học sinh về giờ học vận dụng phương pháp tích hợp và trao đổi với
một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích
hợp liên môn.
- Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, chứng minh
và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn
trong giờ học lịch sử.
Thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Giáo viên chọn 1
lớp học – lớp 12A5 để tiến hành thực nghiệm.
Thời gian thực nghiệm:
+ Ở giáo án thực nghiệm số 1 (tiết 38), tôi tiến hành dạy thực nghiệm vào tiết
2, thứ sáu, ngày 09 tháng 01 năm 2019 ở lớp 12A5.
+ Ở giáo án thực nghiệm số 2 (tiết 42), tôi tiến hành dạy thực nghiệm vào tiết
3 thứ tư, ngày 27 tháng 2 năm 2019 ở lớp 12A5.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu thu thập được trong
quá trình nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: nghiên cứu phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn
3



học, Địa lí trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Lớp
12 - Ban cơ bản).
- Về khách thể nghiên cứu:
+ Năm học 2018 – 2019, tác giả nghiên cứu thực nghiệm trên 36 học sinh ở 1
lớp: 12A5 của trường THPT Trần Hưng Đạo.
+ Năm học 2019 – 2020, tác giả dự kiến nghiên cứu trên 78 học sinh ở lớp
12A1 và 12A3 của trường THPT Trần Hưng Đạo.khi dạy chương trình môn Lịch sử
lớp 12 ở học kì II.
- Về thời gian nghiên cứu: năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020.
6. Điểm mới của đề tài
- Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các nội dung kiến thức Văn học, Địa lí có thể
thực hiện tích hợp trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954
đến năm 1975.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp thực hiện tích hợp kiến
thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần Nam từ năm 1954 đến
năm 1975 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo
của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến được
cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa
lí trong dạy học Lịch sử.
Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ
năm 1954 đến năm 1975.
Chương 3. Tích hợp tài liệu Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm
1954 đến năm 1975.

4



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN
THỨC VĂN HỌC, ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
1.1 Tổng quan về tích hợp trong dạy học Lịch sử
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện môn học tích hợp, các
quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền
với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý
nghĩa với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình
huống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn phục vụ
thiết yếu trong cuộc sống con người, để làm người lao động, công dân tốt. Mặt
khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống.
Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức cần đánh giá học sinh về khả
năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong
cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp
giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ
từng môn học nhưng lại có những nội dung kiến thức, kĩ năng mà nếu theo một
môn học riêng rẽ sẽ không có được.
Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng
cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng
lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp
phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học.
1.2 Vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông
Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một
trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy

và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở
trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh
một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam, kể từ khi
loài người xuất hiện cho đến nay.
Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức,
còn hướng tư tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.
1.2.1 Về kiến thức
Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có hệ
thống về lịch sử loài người. Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu biết
5


sâu hơn và có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử dân
tộc từ khởi thủy đến nay. Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay, con
người đã trải qua biết bao thăng trầm, bao giai đoạn phát triển. Học sinh sẽ nắm
được những giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử dân tộc, những sự kiện có ý
nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Học sinh sẽ hiểu
biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, những nét lớn của văn hóa các
dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam.
Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, Lịch sử
thế giới đồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng ta
cần khắc phục.
1.2.2 Về tư tưởng, tình cảm
+ Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và
sáng tạo, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những
đỉnh cao mới của văn minh. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con người,
của các dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao.
+ Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn
nhau, dù có khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau.
+ Càng ngày càng thấy rõ trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi

người, mọi dân tộc phải phấn đấu xây dựng, bảo vệ.
+ Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính.
+ Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và phát
triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết ơn tổ tiên, những anh hùng
dân tộc đã lao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đồng
thời có quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước
ngày nay.
1.2.3 Về kĩ năng.
Môn Lịch sử góp phần rèn các kĩ năng tư duy phân tích, khái quát, so sánh,
nhận xét, đánh giá...về một sự kiện, hiện tượng vấn đề lịch sử.
1.2.4 Định hướng năng lực hình thành
Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
* Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến bài học;
- Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử.

6


- Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra, thu
thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống).
1.3 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay
Thực tiễn dạy học lịch sử cho thấy, hiệu quả giờ dạy lịch sử còn nhiều hạn
chế, học sinh chưa yêu thích và ham học môn lịch sử. Căn cứ vào phổ điểm các
môn thi kì thi THPT Quốc gia trong năm học 2018 - 2019 thì kết quả của môn Lịch
sử so với các môn học khác chưa cao.

- Điểm trung bình môn Lịch sử trên cả nước: 4.3
- Tỉnh Vĩnh Phúc: 4.76
- Trường THPT Trần Hưng Đạo là: 4.6
- Ở lớp 12A5 Tôi đã dạy ôn thi THPT quốc gia năm học 2018 - 2019 có điểm
trung bình là 5.2.
Có thể thấy chất lượng môn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia của cả nước
nói chung nhìn chung còn thấp. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những nguyên nhân không
thể không kể đến đó là đa số học sinh không thích học sử vì khó nhớ, khó thuộc.
Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 36 học sinh lớp 12A5 tôi
giảng dạy trong năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Trần Hưng Đạo như sau:
Thái độ
Thích
Bình thường
Không thích
Tổng số
Số HS
Tỉ lệ (%)
Số HS
Tỉ lệ (%)
Số HS
Tỉ lệ (%)
HS
36
8
22.2
12
33.3
16
44.5

Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh nhưng chỉ
có 22,2 % số học sinh hứng thú với lịch sử, còn 44,5 số học sinh được khảo sát lại
không hề thích lịch sử, đó là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng bản
thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử mà còn là vấn đề mà giáo dục và cả xã
hội rất quan tâm.
Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trường THPT Trần Hưng Đạo là
trường có phần lớn học sinh có học lực yếu, trung bình với điểm đầu vào thấp
(Năm 2018: 3 điểm/1 môn; Năm 2019: 4 điểm).
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục
bộ môn Lịch sử nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên giảng dạy cần
nỗ lực học hỏi, tìm kiếm các phương pháp dạy học phù hợp với trình độ, khả năng
tiếp thu của học sinh, từng bước nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học
sinh.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử nói chung và
Lịch sử lớp 12 nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của việc
7


dạy và học để nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh theo tinh
thần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy học.
Dạy học tích hợp là một xu thế đang được nhiều quốc gia trên thế giới và
Việt Nam rất quan tâm, đề cao và đang triển khai thực hiện. Trong những năm đất
nước và ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt,
sau đợt tập huấn về dạy học tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ
chức, tôi đã luôn cố gắng, nỗ lực tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đổi mới
phương pháp dạy học, vận dụng việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí, trong dạy
học lịch sử và đã thu được kết quả tốt. Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo
dục môn Lịch sử nói chung và chất lượng môn Lịch sử ở trường THPT Trần Hưng
Đạo nói riêng, nhất là chất lượng thi THPT quốc gia, tôi muốn được chia sẻ kinh
nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp về phương pháp dạy học này.

1.4. Vị trí, ý nghĩa tài liệu văn học, địa lí trong dạy học Lịch sử
Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử
cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu Văn học, Địa lí là một
trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế.
Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức
tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách
sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
Giữa Văn học và Sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học Lịch sử dựa
vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất
định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn Văn
học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm
văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại.
Việc sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh tránh
được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử , giúp học sinh củng cố và phát triển kiến
thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học
tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên.
Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện lịch sử
xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do
vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch sử. Bài học
lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh
nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí.
Việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học
sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục
tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc, phát huy tính chủ động, sáng tạo,

8


năng lực tư duy, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoạt động

học tập của học sinh.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nội dung:
“Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm
1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của
mình.

9


CHƯƠNG 2
TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
2.1 Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử
Trong các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu Văn học có khả năng to lớn trong
việc tạo biểu tượng cho học sinh bởi lẽ bản thân các tác phẩm văn học đã chứa
đựng những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về mọi mặt của
đời sống xã hội. Đối tượng của Văn học cũng như Sử học là toàn bộ thế giới
nhưng Văn học không miêu tả, tái hiện những con người cụ thể, cá biệt có thật
trong đời sống như lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có thật để dựng nên
những hình tượng văn học giàu tính nghệ thuật khiến học sinh dễ hình dung
kiến thức và nhớ lâu. Tài liệu văn học được sử dụng sẽ làm cho sự kiện trở nên cụ
thể, sinh động.
Những hình ảnh văn học sinh động đó chính là cơ sở để tạo biểu tượng lịch
sử. Hiệu quả của việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó sử dụng tài liệu văn học có lợi thế đặc biệt. Trong dạy học lịch sử,
việc miêu tả, tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử
v.v…rất được coi trọng. T ài liệu văn học có cơ sở để giúp giáo viên lịch sử
thực hiện điều đó.
Tài liệu văn học với sự phản ánh thực qua cách nhìn, thái độ quan điểm của
tác giả đối với hiện tượng được miêu tả nên có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn

người đọc. Người đọc sẽ hình thành tình cảm tích cực hay tiêu cực qua tác động
của các tác phẩm văn học.
Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với văn
học mà những hình tượng văn học điển hình còn tạo hứng thú học tập lịch sử cho
các em.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm cho
các kiến thức lịch sử dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như được tham
dự, chứng kiến lịch sử quá khứ. Đây là việc phát huy trí tưởng tượng tái tạo cho
học sinh, rất cần cho việc học tập lịch sử bởi nếu không hình dung quá khứ
khách quan thì không thể hiểu bản chất lịch sử, dễ rơi vào tình trạng “hiện đại
hóa” lịch sử. Do đó việc sử dụng tài liệu văn học trong bài giảng của giáo viên là
một việc làm thiết thực, một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
2.2. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giúp học sinh nắm kiến
thức lịch sử sâu sắc, toàn diện hơn, đặc biệt các em có sự liên hệ, tích hợp kiến
thức giữa các môn học, tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của
10


học sinh, tính hệ thống của các tri thức đó sẽ giúp học sinh hiểu sự kiện, có khả
năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật phát triển của lịch sử. Tuy nhiên
không phải cứ đưa tài liệu văn học, địa lí vào bài giảng lịch sử là giáo viên đã đạt
hiệu quả dạy học như trên mà việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
phải tuân thủ theo những nguyên tắc dạy học nói chung và yêu cầu cụ thể sau đây.
Tài liệu văn học phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức
của học sinh.
Tài liệu văn học phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình.
Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học.
Tài liệu văn học, sử dụng trong sự kết hợp giữa các phương pháp, các loại tài

liệu khác nhau.
Tài liệu văn học đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng.
2.3. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
2.3.1 Vận dụng kiến thức văn học trong kể chuyện lịch sử
Trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện trong văn
học để xây dựng những mẩu chuyện về sự kiện lịch sử. Những mẩu chuyện lịch sử
luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao tác sư phạm phù hợp, giáo viên
khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiến học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự
kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự rung cảm.
Chẳng hạn khi dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)”, mục I.
Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương, giáo viên có thể xây dựng đoạn kể chuyện về Ngô Đình Diệm để
giúp học sinh thấy được nguồn gốc tội ác mà Diệm đã gây ra cho nhân dân miền
Nam, hiểu được bản chất của chế độ thực dân mới, căm thù chế độ Mĩ - Diệm và
có thái độ bất bình với những hành động phi nhân tính của chúng.
“Ngô Đình Diệm quê ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Thuở nhỏ học tại Huế. Năm 1918 học trường Hậu Bổ. Tốt nghiệp và bắt đầu làm
quan từ năm 1920 tại Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Năm 1945, bị Nhật loại không
cho làm thủ tướng chính phủ thân Nhật. Sau cách mạng tháng Tám, Diệm bị lực
lượng cách mạng tạm giữ một thời gian rồi được phóng thích về sống ẩn ở Đà Lạt
với em là Ngô Đình Nhu. Năm 1950, Diệm sang Mĩ sống tại các chủng viện lớn ở
Mĩ và học đại học Michêgan Hoa Kì. Năm 1954, được Bảo Đại mời làm thủ tướng
– do Mĩ chỉ đạo thay Bửu Lộc. Sau khi cầm quyền năm 1955 đã lật đổ Bảo Đại.
Từ đó Ngô Đình Diệm trực tiếp đối đầu với cách mạng Việt Nam, ra sức phá hoại
hiệp định Giơnevơ và ý đồ chia cắt đất nước. Được nuôi dưỡng từ thế lực ngoại
bang, qua bàn tay trùm gián điệp hồng y Spellman, y và gia đình là tiêu biểu cho
tầng lớp tư sản, đại địa chủ đội lốt thiên chúa giáo, có nhiều nợ máu với nhân dân
11



và mang ý thức phục thù. Do đó để duy trì chính quyền, Ngô Đình Diệm đã thi
hành nhiều chính sách và biện pháp đi ngược lại truyền thống dân tộc.
Ngay khi được Mĩ đưa về làm thủ tướng rồi làm tổng thống bù nhìn, Ngô
Đình Diệm thực hiện chính sách “gia đình trị” gồm 4 anh em ruột: Ngô Đình
Thục (giám mục), Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Trần Lệ Xuân (vợ Nhu) với
các nhân vật trong gia đình thông gia (Trần Văn Trương) cùng các thế lực đàn áp
nhân dân và các lực lượng đối kháng, coi “sự nghiệp truyền đạo là thành lũy
chống cộng sản”. Trong thời gian cầm quyền, Diệm thực hiện nhiều chính sách
chống Phật giáo, âm mưu đưa Thiên chúa giáo lên vị trí Quốc đạo và sử dụng tôn
giáo này là công cụ đắc lực để phá hoại phong trào cách mạng miền Nam. Thi
hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam,
đàn áp lực lượng cách mạng. Ngày 2/11/1963, anh em Ngô Đình Diệm bị các thế
lực khác do Mĩ dàn dựng và tổ chức giết chết trong cuộc đảo chính”.
Hay khi dạy mục III – Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn
và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954 – 1960), khi nói về
chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt
Nam, giáo viên có thể sử dụng mẩu chuyện trong tác phẩm: “Chân dung Anh
hùng thời đại Hồ Chí Minh”, tập 2. Nxb Lao Động; để kể chuyện về tấm gương
anh hùng Trần Thị Lý:
“Chị Trần Thị Lý tức là Trần Thị Nhậm, bí danh Bích Ngọc quê ở tỉnh Quảng
Nam – mảnh đất mang truyền thống “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mĩ”.
Tháng 1 năm 1955, chị Lý nhận nhiệm vụ mới, phụ trách đường dây hoạt
động bí mật của tỉnh tại Đà Nẵng. Thời gian này địch kiểm soát gắt gao. Chính
quyền Diệm lê máy chém đi khắp nơi với chính sách “tố cộng, diệt cộng”, dùng
mọi thủ đoạn đánh phá tràn lan, đánh vào các vùng trọng điểm, chà xát nhiều lần
trên khu vực...Mặc dù bị địch kiểm soát gắt gao nhưng Lý vẫn kiên trì bền bỉ, ban
ngày nằm hầm hoặc rút ra ngoài đồng, ngoài khu vực lùng sục của địch, đêm đêm
trở về bám dân, gây cơ sở cách mạng.
Bước vào năm 1957, chính quyền Diệm ban hành đạo luật “đặt Cộng sản ra

ngoài vòng pháp luật”. Không khí khủng bố, giết chóc bao trùm khắp nông thôn,
thành thị. Bọn phản động hoành hành khắp nơi, dồn dân đến nghẹt thở. Chị Lý
trong lúc đang làm nhiệm vụ đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn chị dã man, chúng
dùng dao sắc rạch người chị theo đường ô quả trám, toàn thân thể chị nhuộm một
màu máu đỏ. Đâu chỉ có vậy, chúng còn dùng mọi phương tiện, kỹ thuật của chiến
tranh tàn ác: “điệt giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung” hòng làm nhụt ý chí của chị.
Hai vai chị tím bầm, dập nát, đôi chân bị thương nặng, những vết dao cắt, lửa
nung dâm vào vùng bùng thành những hố sâu hoắm. Trên cơ thể mảnh dẻ của
người con gái xứ Quảng ấy đầm đìa máu với hơn 50 vết thương trên người.
12


Nhưng ở chị dường như có một nghị lực phi thường, chị chịu đựng bao nhiêu cực
hình đó không một tiếng thở than rên xiết. Chị quên đi cái đau đớn để giữ vững
bảo toàn bí mật cho cách mạng. Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới
kiệt sức, địch cho rằng chị không thể sống được nữa nên đem vứt chị ngoài nhà
lao. Trần Thị Lý được cơ sở đưa về nhà chăm sóc, sau đó được đưa ra khỏi Gò
Nổi và được tổ chức đưa ra miền Bắc chữa trị các vết thương. Trong những năm
tháng chị điều trị tại Bệnh viện Việt Xô, nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng chị bài thơ
“Người con gái Việt Nam” để tôn vinh sự kiên trinh, bất khuất của chị:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?”
... “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !”
... “ Từ cõi chết, em trở về, chói lọi

Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.”
(Trích “Người con gái Việt Nam – Tố Hữu”).
Hoặc giáo viên có thể sử dụng Báo cáo của ông Tôn Quang Phiệt về vụ thảm
sát ở nhà giam Phú Lợi (01-12-1958) để kể chuyện cho học sinh, giúp học sinh
hiểu rõ hơn về chính sách khủng bố của Mĩ – Diệm ở miền Nam trong những năm
1957 – 1959:
“Trại tập trung Phú Lợi thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, cách Sài Gòn 33 cây số ở
một vùng rừng hẻo lánh. Trại rộng 120 mẫu tây, xung quanh có tường cao 3
thước. Có một hệ thống đồn bốt gồm 12 tháp canh với một tiểu đoàn bảo an vũ
trang đầy đủ và mật thám, cảnh sát bao vây xung quanh.
Hôm đó như thường lệ, đến bữa ăn anh chị em cùng nhau ra ăn cơm. Nhưng
vừa ăn xong thì ai nấy đều ôm bụng kêu la, nằm xuống dẫy dụa, có người thể chất
yếu hoặc trúng độc mạnh thì chết lịm ngay.
Cảm biết là nhà cầm quyền miền Nam bỏ thuốc độc, cả trại náo động kêu la
ầm ỹ đòi bọn chúng mở cửa nhà giam cứu chữa. Nhưng bọn cai ngục đã được chỉ
thị ra lệnh cho lính khóa chặt các cửa nhà giam, đồng thời bủa lính bao vây trại,
canh giữ nghiêm ngặt các ngả đường ra vào.
Một số ít anh chị em đã cố đu người lên xà nhà dỡ nóc nhà trèo lên kêu cứu,
đòi chính quyền miền Nam phải đem thuốc men cứu chữa. Nhưng bọn Mỹ - Diệm
đã cho lính bắn xả vào giết chết một số.
13


Tính ra chỉ trong ngày 1-12, hơn 1.000 anh chị em đã bị chết rất thê thảm.
Số còn lại thì nằm mê man bất tỉnh. Trong lúc anh chị em trong các trại giam kêu
la ầm ĩ thì đồng bào xung quanh dò hỏi biết tin rất kinh hoàng và căm phẫn, nhiều
người kéo nhau tản cư về phía Sài Gòn, Chợ Lớn.
Đến ngày 2-12 thêm một số anh chị em nữa bị chết. Hơn 4.000 anh chị em

còn lại đã nhất tề tuyệt thực đấu tranh đòi Mỹ - Diệm phải cứu chữa những người
còn lại. Nhiều anh em cố gượng leo lên dỡ nóc nhà kêu cứu. Tiếng la thét vang
dậy cả khu trại.
Bọn Mỹ - Diệm lập tức điều động thêm về Phú Lợi một trung đoàn bộ binh
bao vây chặt chẽ trại tập trung, lùng khắp các xóm làng lân cận, hạ lệnh giới
nghiêm, cấm nhân dân tụ họp bàn tán.
Chúng lại cho xe vòi rồng đến phun nước đàn áp cuộc đấu tranh. Từ sân tập
bắn, hàng loạt súng liên thanh nổ dồn vào phía các nhà giam. Anh chị em đã yếu
sức bị chết thêm một số, có anh chị em bị nước phun ngã từ trên xà nhà xuống gẫy
tay chân hay vỡ sọ mà chết lập tức.
Bọn Mỹ - Diệm muốn làm cho phi tang đã đưa dầu xăng phun vào trại và
ném bùi nhùi đốt. Có một nhà giam bốc cháy, một số anh chị em còn sống bị chết
thiêu. Nhiều xác chết từ hôm 1-12 đã bị cháy tiêu.
Đồng bào xung quanh châu thành rất căm phẫn Mỹ - Diệm và thương xót
cho các nạn nhân, đã mua thuốc men kéo đến đòi được giúp đỡ những người bị
nạn. Các gia đình có thân nhân bị giam giữ rất là xao xuyến đã đòi các báo chí
Sài Gòn cho biết tin tức. Nhưng bọn Mỹ - Diệm cố tình bưng bít không cho các
báo đả động đến việc này.
Muốn đánh lừa dư luận bọn Mỹ - Diệm cho tung tin là ở Bình Dương có
bệnh ôn dịch, tù nhân bị bệnh mà chết.
Nhưng ai cũng biết là nói láo, vì sau khi vụ này xảy ra, người ta đã đem cơm
cho chó ăn thì chó chết, bỏ cho cá ăn thì cá chết. Cuối cùng chính quyền miền
Nam lại tung tin là các tù nhân uống thuốc độc tự tử để đánh lừa dư luận. Nói láo
nữa! đồng bào chúng ta ở miền Nam là những người yêu nước đã có một truyền
thống anh dũng bất khuất, dẫu bị khổ sở dưới sự khủng bố của Mỹ - Diệm vẫn đấu
tranh để sống, để đuổi Mỹ - Diệm ra khỏi miền Nam, để thống nhất nước nhà,
không khi nào có cái tư tưởng tự sát. Luận điệu Mỹ - Diệm nhất định không lừa
dối được ai, không lừa dối được nhân dân ta, không lừa dối được dư luận thế
giới”.
Dạy về diễn biến phong trào Đồng Khởi (1959-1960), giáo viên có thể sử

dụng truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành để kể chuyện về
cuộc đấu tranh của nhân dân ngôi làng của người Giẻ Triêng có tên là làng Xốp
Nghét của xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum để giúp cho học sinh về cuộc
14


sống, chiến đấu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kháng chiến chống đế quốc
Mĩ xâm lược:
“Hồi ấy, bị bọn Mỹ – ngụy tàn ác tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu
cán bộ cách mạng. Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết
dạy chữ.
Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị phục bắt,
bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù 3 năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh
Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai.
Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai lũ chó săn nguỵ
quân Cộng hoà. Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh
niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa
đầy tháng.
Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị nguỵ quân đánh đập. Sôi sục
căm thù, Tnú nhảy xổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai cũng chết, đứa con cũng chết anh
cũng bị bắt... Địch tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng.
Tnú chịu đựng không kêu la. Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay,
Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi.
Răng anh cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Tnú không thèm kêu van, người
cộng sản không thèm kêu van.
Tnú thét lên một tiếng. Tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng
thét dữ dội hơn. Dân làng đồng thanh “giết”, nhất tề nổi dậy. Dục và quân địch
đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú
gia nhập bộ đội giải phóng miền Nam…”
Khi dạy bài 21, mục V.1 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền

Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”” của Mĩ, giáo viên có thể
sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử” Nxb Giáo dục để
kể câu chuyện về “Con quái vật M.113” giúp học sinh hiểu sâu sắc về các chiến
thuật mới: “trực thăng vận”, “thiết xa vận” mà Mĩ sử dụng trong chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam:
“Đã từ lâu, vùng Đồng Tháp Mười như một mũi đinh nhọn chĩa vào mắt bọn
xâm lược. Chúng rất cay vì bình định vùng này mà không làm nổi. Kể cả khá
nhiều trận, Mĩ – Diệm tấn công bào khu vực sình lầy song lần nào cũng hậm hực
thua đau. Chúng bàn nhau: “chiến thuật trực thăng vận” không thể áp dụng ở
vùng đầm lầy rậm rạp mênh mông này được vì không có chỗ cho máy bay hạ cánh
đổ quân mà dùng chiến thuật nhảy dù càng nguy hiểm. Phải tìm ra một thứ vũ khí
gì mới có thể vùng vẫy trên bùn nước.
Cho đến ngày 4/6/1962, theo hãng A.P, đế quốc Mĩ đã sáng chế ra một thứ
vũ kí mới toanh rất lợi hại đưa sang Việt Nam để tấn công vùng Đồng Tháp Mười.
15


Đó là loại xe bọc thép lội nước mà bọn Hakin đặt cho một cái tên khá hấp dẫn
“Thiết vận xa M.113”. Theo miêu tả thì loại xe này vừa chạy rất nhanh ở trên
ruộng khô, lại có thể lặn ngụp trong bùn nước, ao đầm. Mỗi xe, trang bị đầy đủ có
thể trở nặng hàng mấy tấn, trên nóc đặt một khẩu trọng liên 50 ly, đằng trước có
một tấm khiên bằng kim loại rất dày có thể chịu được sức công phá của đạn súng
cỡ 50 và 75 ly. Đặc biệt loại xe M.113 còn được trang bị tia hồng ngoại có thể
chiếu sáng ban đêm với tầm phóng khá xa, phát hiện được mọi chướng ngại vật
ngang đường.
Tên đại úy Mĩ W. Bơ-ric-kơ, cố vấn của đại đội thiết xa vận M.113 đã phỉnh
phờ bọn lính: “binh sĩ hành quân được ngồi trong thiết xa vận M.113 thì sẽ được
bảo đảm yên trí như ngồi trong hầm phòng ngự boong ke rất vững chãi. Có thể
nói chắc chắn rằng, loại xe này có thể giúp cho binh sĩ hoạt động với một niềm tin
mới và một tính chiến đấu mới. Ngoài tác dụng xung kích, loại M.113 này còn có

một giá trị tâm lí đặc biệt vì nó sẽ làm cho du kích việt cộng khiếp hãi khi nhìn
thấy “con quái vật bằng thép” này bất ngờ xuất hiện và gầm rú trên đồng ruộng,
kênh rạch”.
Khi dạy bài 21, mục V.2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của Mĩ, sau khi giáo viên tường thuật xong các thắng lợi của ta, để nhấn
mạnh hơn sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng miền Nam, giáo viên có
thể sử dụng đoạn trích về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong sách “Những mẩu
chuyện lịch sử” của Nxb Giáo dục để xây dựng bài kể chuyện cho học sinh về tấm
gương hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi:
“Nguyễn Văn Trỗi quê ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Gia đình nghèo, mẹ mất sớm, bố đi làm xa, anh sớm có ý thức tự lập, năm 15 tuổi
đã ra Đà Nẵng, rồi vào Sài Gòn tìm việc, lúc đầu làm nghề đạp xe xích lô, sau xin
vào học nghề thợ điện.
Anh sớm giác ngộ cách mạng. Trong những năm 1963 – 1964, phong trào
đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mĩ và bọn bù nhìn tay sau phát triển rất
mạnh, chính phủ Mĩ phải cử nhiều phái đoàn quân sự cao cấp sang miền Nam Việt
Nam xem xét tình hình tìm cách đối phó.
Các chiến sĩ biệt động nội thành khẩn trương triển khai các trận đánh địch.
Anh Trỗi mới lập gia đình nên tổ chức muốn giành cho anh một thời gian nghỉ
ngơi và thu xếp việc nhà nhưng anh đã xung phong nhận nhiệm vụ đặc biệt: đặt
mìn tại cầu Công Lí để giết tên Mác Na-ma-ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mĩ, khi
xe của hắn đi qua, Anh đã bị kẻ thù bắt lúc đang thi hành nhiệm vụ (9-5-1964).
Giặc Mĩ và tay sau dùng mọi thủ đoạn dã man, thâm độc, từ dụ dỗ, mua
chuộc đến tra tấn, khủng bố đề hòng anh khai ra các cơ quan bí mất của ta trong
nội thành. Nhưng trước sau anh chỉ nhận có một mình mưu giết Mác Na-ma-ra.
16


Anh lớn tiếng khẳng định: “còn giặc Mĩ trên đất nước Việt Nam thì không ai có
hạnh phúc nổi cả!”.

Cuối cùng, chúng đưa anh ra pháp trường. Thái độ hiên ngang của anh trước
mũi súng quân thù đã làm cho chính bọn chúng khiếp đảm, run sợ, còn nhân dân
và nước và nhân dân tiến bộ thế giới đều kính phục, ngưỡng mộ. Những người du
kích Vê-nê-xuê-la đã bắt cóc một tên Đại tá Mĩ để đổi mạng cho anh, nhưng bọn
Mĩ lật lọng không giữ lời cam kết. Chúng xử bắn anh ngày 15-10-1964 ở Sài Gòn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trên tấm ảnh Nguyễn Văn Trỗi trên pháp trường
như sau: Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh
chống đế quốc Mĩ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một
tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu
thanh niên học tập”.
Nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ ca ngợi chiến công của người anh hùng
yêu nước ấy trong bài thơ: “Hãy nhớ lấy lời tôi”
Có những phút giây làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có những con người như chân lý sinh ra
Nguyễn Văn Trỗi
Anh đã chết rồi. Anh còn sống mãi
....
Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần
Súng đã nổ, mười viên đạn Mĩ
Anh gục xuống. Không! anh thẳng dậy
Anh vẫn còn hô: Việt Nam muôn năm:!
Máu tim anh nhuộm đỏ đất anh nằm”.
Khi dạy về phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam trong đấu
tranh chống “Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng
tư liệu trong tác phẩm “Chuyện kể về các nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”, Báo
Quân đội nhân dân (2004) kể chuyện về Nữ anh hùng Út Tịch – Người mẹ cầm
súng để khắc sâu cho học sinh hình tượng và vai trò của người phụ nữ - “đội quân
tóc dài” trong đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ:

“Chị Nguyễn Út Tịch sinh năm 1920, quê ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kẻ, tỉnh
Trà Vinh. Xuất thân trong một gia đình cố nông, ngay từ nhỏ chị đã đi ở đợ cho địa
chủ, chịu biết bao cay đắng, áp bức của đế quốc, phong kiến. Khi lấy chồng, cả
hai vợ chồng chị vẫn phải đi ở đợ cho đến ngày cách mạng tháng Tám thành công.
Hai vợ chồng chị hăng hái tham gia cách mạng từ năm 1945.

17


Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, tuy đã 6 con nhưng chị Út Tịch vẫn
đánh giặc rất hăng hái, có nhiều mưu mẹo tài tình. Khi có thai 8 tháng vẫn chỉ huy
du kích đánh hai đồn giặc. Trong một trận địch càn vào xã, lúc đó Út Tịch vừa
sinh con được hai tháng nhưng khi nghe tiếng súng, chị vội ôm con giấu dưới hầm
bí mật sau vườn, rồi tay cầm súng, vai vác xẻng, men theo chiến hào, chị chảy tất
tưởi về phía có tiếng súng nổ.
Chị bò đến một mô đất cao, đào ngay công sự rồi giương súng nhả đạn về
phía địch. Khi giáp trận, chị nhanh như con sóc, chạy hết nơi này đến nơi khác, lợi
dụng địa hình, nổ súng giết giặc.
Vừa phát hiện một tên giặc đang trút đạn vào ấp, chị lặng lẽ luồn ra phía
sau, nhằm đúng đầu nó bóp cò. Súng địch câm họng. Trong khi cố trườn lên bờ đê
lấy súng địch, do sức yếu bị trượt chân ngã lăn xuống ruộng ngất xỉu, tỉnh dậy chị
lại tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc.
Người con gái miền Nam anh hùng, Nguyễn Thị Út mưu tài dũng lược, đảm
đang được nhà nước tặng thưởng huân chương Quân công giải phóng hạng Ba và
danh hiệu cao quý, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (8/5/1965).
Hay giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Vụ ám sát Ngô
Đình Diệm và J.F. Kennedy”, Nxb Công an nhân dân, 2003 (tr.61-63) để kể
chuyện về vụ Dương Văn Minh đảo chính giết anh em Diệm – Nhu, mở đầu cho
cuộc khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn:
“ Vào lúc 1 giờ chiều ngày 1-11-1963, cuộc lật đổ bằng quân sự, cuộc đảo

chính chống chính quyền Diệm do tướng Việt Nam Dương Văn Minh (biệt danh là
Minh Lớn) cầm đầu. Để phòng ngừa, Minh Lớn ra lệnh giết một tướng chỉ huy hải
quân thân Diệm rất có thế lực và nhiều chỉ huy đặc biệt Nam Việt Nam ngay trước
khi cuộc đảo chính chính thức xảy ra, bóp chết mọi ý đồ tập hợp lại lực lượng và
rồi giao tranh bắt đầu bằng cuộc tấn công chớp nhoáng vào các trung tâm truyền
tin, các đài phát thanh, Sở cảnh sát và Dinh Tổng thống lộng lẫy của Diệm. Trong
khi đó, các đơn vị quân đội chủ lực có thể được sử dụng để bảo vệ Diệm đã bị
khôn khéo điều động ra khỏi vùng giao tranh. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Lodge
liền được tổ đặc trách CIA thông báo. Khi Diệm cho gọi đích thân bị đại sứ này
và yêu cầu được biết thái độ của Mĩ, Lodge đáp: “ Tôi cảm thấy không đủ thông
tin để có thể trả lời ngài”.
- Sao ông đại sứ lại có thể trả lời người đứng đầu một nước đồng minh như
thế?
- Lodge cho rằng ông không biết gì về lập trường của chính phủ ông! Diệm
gác điện thoại.
Cuộc đảo chính diễn tiến như một bộ máy đồng hồ. Khi đụng độ dữ dội nổ ra
tại Dinh Tổng thống, Diệm và Nhu tìm cách tẩu thoát qua một đường hầm ngầm,
18


sau đó được một người bạn ở Chợ Lớn che dấu (Chợ Lớn là nơi Nhu có nhiều
người quen thông qua một mạng lưới thuốc phiện). Thật thú vị để nói thêm ở đây,
như một chi tiết bổ sung cho bản chất của Diệm, Nhu, rằng các lực lượng bảo vệ
trung thành của Tổng thống trong dinh tiếp tục chiến đấu thêm nhiều tiếng đồng
hồ nữa và hi sinh mà không hay biết rằng vị Tổng thống mà họ đang chiến đấu
bảo vệ đã bỏ chạy từ lâu.
Khi đã đến được chỗ an toàn cách xa dinh, lẽ ra Diệm có thể gọi một cú điện
thoại theo cách không thể truy ra người gọi để khuyên các lực lượng bảo vệ của
mình trong dinh đầu hàng phe đảo chính để giữ mạng sống. Nhưng Diệm không
làm thế, ông ta quyết định để cho họ chết.

Nhưng chính Diệm cuối cùng cũng phải đầu hàng – vì quá ít lựa chọn – và
cuộc giao tranh chấm dứt. Sau một hồi mặc cả, Diệm đồng ý tiết lộ chỗ trốn của
mình và công khai đầu hàng Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông nếu như họ hứa
để cho Diệm và Nhu an toàn chạy ra nước ngoài. Minh đồng ý.
Lúc đó Diệm cho ông biết ông và Nhu đang lẩn trốn trong một nhà thờ công
giáo ở Chợ Lớn, và ông đảm bảo rằng họ sẽ chờ quân của ông Minh tới bắt đưa
về tổng hành dinh để ông chính thức thoái vị. Minh phái các vệ sĩ của ông và một
trung đội quân ra đi thi hành lệnh bắt Diệm. Khi họ đến nhà thờ, Diệm và Nhu
hòa dịu nộp mình. Sau đó hai ông được hộ tống ra khỏi nhà thờ và đưa vào trong
một chiếc xe bọc thép.
Ngay khi cánh cửa chiếc xe bọc thép vừa đóng lại, Diệm và Nhu liền bị đánh
đập, trói gô bốn vó, rồi bị bắn cho tới chết”.
Khi dạy về việc chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền
Nam, giáo viên có thể kết hợp kể chuyện về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, dựa trên
tác phẩm cùng tên của tác giả Nghiêm Văn Tân:
“Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh
gồm 10 cô gái còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng
là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp bom
ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến.
Bình thường tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào
ban ngày. Sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết mậu thân năm 1968, ngã ba Đồng
Lộc đã trở thành mạch máu giao thông quan trọng, nối liền hậu phương lớn miền
Bắc và tiền tuyến lớn Miền Nam. Đế quốc Mỹ biết được điều đó nên đã tìm mọi
cách cắt đứt con đường này. Thế nhưng những cô gái thanh niên xung phong đã
dũng cảm xả thân quên mình, quyết “sống bám cầu, bám đường”. Họ đã luôn
chiến đấu với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu
giao thông không bao giờ tắt”. Mưa bom bão đạn không thể làm khuất phục ý chí
chiến đấu của họ.
19



…Hôm đó, 10 cô gái ra đến hiện trường đã nhanh chóng triển khai công việc,
người đào, người xúc, hồ hởi làm việc, vừa làm vừa chuyện trò trêu đùa nhau.
Bỗng có một tốp máy bay vượt qua trọng điểm. Tất cả chị em nhanh chóng nép
mình vào triền đồi, nơi thành hố bom cũ tạo nên một cái rãnh lớn. Tốp đi sau của
tiểu đội 5 cũng dừng lại quan sát. Một lúc sau, hết tiếng máy bay cả tiểu đội tiếp
tục đứng dậy làm việc. Bất ngờ, một trong tốp chiếc máy bay lúc nãy quay lại, thả
một loạt bom. Một quả bom rơi trúng trước cửa hầm các chị đang còn trú ẩn.
Tiếng nổ chát chúa, đất đá tung toé, khói bom mù mịt, đen ngòm trùm lên cả đội
hình 10 cô.
Tốp thanh niên xung phong tiểu đội 5 đi sau chạy ào đến gào thét, bộ đội,
nhân dân ở gần đó cũng lao ra gọi tên từng người. Đến nơi, chỉ còn thấy hố bom
sâu hoắm, một vài chiếc cuốc, xẻnh văng ra nhưng không còn thấy một ai, không
nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng hy
sinh. Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau, đồng đội đã đào bới, tìm kiếm thi thể
các chị, đem về tắm rửa sạch sẽ. Tất cả đều như đang vừa đi vào giấc ngủ dài.
Đồng đội đã đặt các chị vào khu đồi Bãi Dịa với lòng xót thương vô hạn.
Riêng chị Hồ Thị Cúc, mãi sang ngày thứ 3 đồng đội mới tìm thấy chị cũng
ở trong căn hầm đó, do đất đá vùi sâu quá nên đồng đội không tìm ra nổi. Lúc tìm
thấy chị trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bị
bầm tím vì đang bới đất để tìm đường ra….”
Khi dạy cho học sinh thành tựu của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1964 – 1968), giáo viên
có thể sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử” của Nxb Giáo
dục để kể chuyện về anh hùng Nguyễn Viết Xuân nhằm khắc họa cho học sinh về
tấm gương chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ lực lượng phòng không, không
quân, thể hiện sáng ngời chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, đồng thời
thể hiện sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống cần cù, sáng tạo, chiến đấu
dũng cảm, lập nhiều thành tích trong chiến đấu:
“Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1964, sinh ra trong một gia đình cố nông ở xã

Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 18/11/1964, nhiều tốp máy bay Mĩ đến bắn phá vùng Chả Lò thuộc
miền Tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc F.100 bất ngờ lao vào trận địa
của đại đội, lúc đó là 10h43 phút. Khẩu đội trưởng khẩu đội 3 Nguyễn Duy Dĩnh
hô lớn: “Bắn!”. Loạt đạn xé không khí, đón lấy chiếc đi đầu. Bọn địch đổi hướng
và tập trung công kích vào khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã đánh trả lũ
máy bay địch. Một chiếc F.100 bốc cháy lao xuống phía núi nhưng một chiếc khác
đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết
Xuân lao ra khỏi công sự đứng bên khẩu đội hô lớn:”Nhằm thẳng quân thù,
20


bắn!”. Lưới lửa của đại đội vây lấy lũ máy bay Mĩ và một chiếc nữa lại phải đền
tội. Đợt chiến đấu lần thứ nhất kết thúc vào lúc 11h 4 phút, đồng chí đi khắp các
khẩu đội để nắm tình hình.
Bọn địch lại ập đến bắn phá điên cuồng, bắn phá trận địa đại đội. Không
may đồng chí Xuân bị một viên đạn xiết vào đùi làm cho một chân bị giập nát.
Máu chảy xối xả. Xuân nghiến răng không kêu một tiếng. Chiến sĩ Tình quay lại
thấy chính trị viên bị thương, lửa căm thù bốc lên ngùn ngụt. Anh định thét vang
lên ngay giữa trận địa để báo tin cho tất cả đơn vị biết nhưng chính trị viên Xuân
đã ra lệnh cho Tình giữ im lặng. Đồng chí Xuân nói:
- Đồng chí không được cho ai biết tôi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi
truyền lênh chiến đấu.
- Tình gọi y tá Nhu. Thấy máu Xuân ra nhiều, y tá Nhu thương đến chảy
nước mắt nhưng Xuân vẫn bình tĩnh bảo:
- Đi băng cho những anh em bị thương đi đã.
Y tá Nhu không nghe lời Xuân nói, vội kéo chân của Xuân để băng. Xuân
bảo: Cậu cắt chân cho mình để khỏi vướng.
Nhu chần chừ không muốn cắt nhưng Xuân lại bảo:
- Cắt đi…và giấu cái chân vào chỗ kín hộ tôi.

Vì thiếu thuốc tê và dụng cụ, máu ra nhiều, chân nhức buốt nhưng Nguyễn
Viết Xuân vẫn cắn chặt chiếc khăn không bật ra một tiếng nào. Các khẩu đội biết
Xuân bị thương, lòng căm thù sôi lên. Những viên đạn xé đỏ không khí vút lên đón
lấy đầu máy bay địch. Một chiếc F.100 bị trúng đạn, bốc cháy. Nó như con thú bị
chém ngang cổ, nhào đi hai vòng rồi mang theo khối lửa trên mình rơi chếch về
hướng Nam. Hai chiếc còn lại hốt hoảng trước những làn đạn dày đặc của quân
ta không dám xà xuống thấp nữa. Chúng trút từ trên cao loạt đạn cuối cùng và bỏ
chạy.
Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh nhưng hình ảnh người bí thư chi
bộ tận tụy, gương mẫu trong công tác, dũng cảm trong chiến đấu, có lòng yêu
thương đồng đội và nhân dân sâu sắc vẫn hiện rõ trong tâm trí các cán bộ, chiến
sĩ và nhân dân ta. “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”, khẩu lệnh của anh đã trở thành
bất diệt. Đó là khẩu lệnh mang tinh thần quyết thắng giặc Mĩ xâm lược của Đảng,
của quân đội ta và nhân dân ta, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”.
Khi dạy bài 22 mục IV. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, khi nhấn mạnh thành tích của
nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai,
đặc biệt là thắng lợi trong trận: “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền
Bắc, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trên báo Quân đội nhân dân năm 1973:
“Say mê rèn luyện, dũng cảm chiến đấu như anh hùng Phạm Tuân” để kể chuyện
21


về anh hùng Phạm Tuân:
“Phạm Tuân sinh năm 1947, quê xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình. Nhập ngũ năm 1965, khi được tuyên dương anh hùng đồng chí là Thượng úy,
trung đội trưởng đại đội 5 máy bay tiêm kích Mic 21, trung đoàn 92, sư đoàn 371,
Bộ tư lệnh Phòng không – Không quân, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 18 đến 29/12/1972, may bay Mĩ đánh phá miền Bắc dữ
dội. Phạm Tuân xung phong trực chiến liên tục và chủ động xin được cất cánh

đánh máy bay của địch.
Đêm 18/12/1972, khi được lệnh cất cánh, mặc cho máy bay địch đánh phá
sân bay, đồng chí nhanh chóng vận động qua hố bom, đến nơi để máy bay và lập
tức cất cánh.
Phát hiện máy bay đồng chí bay lên, địch phóng tên lửa tới, anh bình tĩnh
tránh tên lửa địch đến khu vực chiến đấu kịp thời.
Đêm 27/12, nhiều tốp B52 từ Tây Bắc bay vào bắn phá Hà Nội. Được lệnh
cất cánh, phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận khu vực có máy bay địch.
Anh dũng cảm xông thẳng vào tốp B52, bắn hai quả tên lửa, hạ tại chỗ một chiếc.
Sau đó nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn.
Hành động của anh được nhân dân và đồng đội mến phục, quân thù khiếp sợ.
Phạm Tuân luôn chịu khó nghiên cứu, học tập, lái thành thạo 2 loại máy bay
Mic 17 và Mic 21 trong mọi điều kiện thời tiết, giúp anh em lái mới nhanh chóng
cất cánh chiến đấu được. Đơn vị do anh phụ trách ngày càng tiến bộ. Anh luôn
gương mẫu chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh chiến đấu, khiêm tốn giản dị, được mọi
người tin yêu.
Đồng chí Phạm Tuân được tặng thưởng 1 huân chương Quân công hạng ba
và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Khi dạy bài 23, Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở Miền Bắc, giải
phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975), khi dạy về diễn biến của chiến dịch Hồ
Chí Minh, giáo viên có thể kết hợp sử dụng tư liệu trong tác phẩm “Chiến dịch Hồ
Chí Minh qua hồi ức các tư lệnh và chính ủy”, Nxb Quân đội nhân dân, để kể
chuyện lịch sử cho học sinh. Về việc đánh chiếm Dinh Độc Lập đồng chí Phạm
Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn 66, sư đoàn 304 đã kể lại như sau:
“Tiêu diệt xong mấy xe tăng của địch, tăng của Lữ đoàn 203 lao vút ngay qua
cầu Sài Gòn. Trên mỗi xe tăng của ta đều có một tiểu đội bộ binh của Tiểu đoàn 7
trung đoàn 66. Anh em đặc công cũng bám vào xe tăng, thẳng tiến. Tôi đi trên
chiếc xe thép lấy được của địch ở Đà Nẵng, sau mấy chiếc xe tăng đi đầu xe nào
cũng cắm lá cờ nửa đỏ nửa xanh bay phần phật trước gió…. Theo sự phân công
của trung đoàn trưởng, tôi đi cùng Tiểu đoàn 7 vào chiếm Dinh Độc Lập. Lính dù

đứng trước Dinh Độc Lập, chúng đều mang súng nhưng không có hành động
22


chống cự gì. Anh em ta cũng chỉ bắn chỉ thiên. Xe tăng thứ nhất của ta tiến vòng
sang phía trái Dinh Độc Lập, xe tăng thứ hai mang biển hiệu 843 tiến thẳng vào
dinh, húc đổ cổng. Bọn lính dù dạt vào góc trái sân ở trước dinh. Các xe khác lần
lượt vây quanh Dinh Độc Lập. Bộ binh, đặc công nhảy xuống, chiếm lĩnh các vị trí
cao, vị chí chiến đấu thuận lợi
- Nguyễn Hữu Hạnh - phụ tá cho Tổng thống Dương Văn Minh đưa đồng chí
Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn 66, sư đoàn 304 vào phòng khánh
tiết, nơi đang tập trung Nội các Sài Gòn.
- Dương Văn Minh cúi chào nói: Chào cấp chỉ huy. Trước sức mạnh của
quân giải phóng, Chúng tôi biết thế nào chúng tôi cũng thất bại. Toàn bộ nội các
chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao.
Ngừng một giây tôi nói tiếp: Bây giờ các anh chỉ có việc đầu hàng. Mặt
Dương Văn Minh bỗng tái đi. Ông ta cúi đầu xuống, trầm ngâm. Nhiều tiếng xì
xào, lầm rầm trong phòng khánh tiết. Vẻ buồn và thất vọng lộ rõ trên nét mặt từng
người, bên ngoài nhiều tràng súng tiểu liên nổ nối tiếp nhau làm cho không khí
trong phòng thêm nặng nề.
Lúc đó khoảng 9 giờ rưỡi. Đồng chí Phạm Xuân Thệ nói: Dương Văn Minh
ông hãy ra tuyên bố đầu hàng ở đài phát thanh. Từ âu sầu đến ngạc nhiên và lo
lắng, Dương Văn Minh trao đổi gì đó với Vũ Văn Mẫu và mấy người khác. Bên
ngoài, những tràng tiểu liên vẫn nổ giòn giã với tiếng reo của nhân dân: Hoan hô
Quân giải phóng, Sài Gòn giải phóng muôn năm!
Dương Văn Minh đến trước tôi cúi đầu: Thưa cấp chỉ huy quân giải phóng,
súng nổ nhiều lắm. Đi ra ngoài bây giờ an toàn sao được. Hay là ...
- Vẻ mặt Dương Văn Minh càng tái hơn.
- Các ông không lo. Chúng tôi đảm bảo sự an toàn cho các ông -đồng chí
Phạm Xuân Thệ tiếp lời. Sau khoảng 30 phút từ lúc tôi vào phòng khánh tiết,

Dương Văn Minh là Vũ Văn Mẫu mới chịu ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng và
cũng không lâu sau, bộ đội ta từ các hướng đã tràn vào khắp các đường phố. Lá
cờ nửa xanh nửa đỏ, với ngôi sao sáng ngời đã được Đại đội trưởng xe tăng Bùi
Quang Thận kéo lên nóc Dinh Độc Lập. Lúc ấy là 11h30 ngày 30 – 4 – 1975. Cờ
bay gieo vui mang đến cho người dân thành phố lòng tự hào dân tộc và không khí
trong lành của của độc lập tự do. Các nhà báo nước ngoài cũng như trong nước
chạy hết góc này đến góc khác, ghi lại hình ảnh giờ phút này trên đường phố Sài
Gòn giải phóng”
2.3.2. Xây dựng các bài miêu tả, tường thuật
Trong quá trình dạy học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật không chỉ để tái
hiện nhằm khôi phục lại hình ảnh của quá khứ mà nó còn giúp học sinh nhận thức
sâu sắc sự kiện, qua đó có thể trình bày suy nghĩ, hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu của
23


mình. Việc sử dụng phương pháp miêu tả, tường thuật giúp giáo viên thực hiện
được nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy học sinh.
Chẳng hạn, khi dạy về tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp
định Giơnevơ, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong tác phẩm “Miền Nam Việt
Nam từ sau Điện Biên Phủ” của tác giả Nguyễn Khắc Viện để khắc họa cho học
sinh về thực chất của chế độ Mĩ – Diệm ở miền Nam Việt Nam.
“Trong tổng số 14 đến 15 tỉ đồng (tiền Việt Nam), quân đội chiếm trung bình
tư năm đến sáu tỉ, bộ máy hành chính bao gồm các cơ quan cảnh sát và an ninh
cũng chiếm bằng ngần ấy. Hơn một tỉ được dành để làm những con đường giao
thông nhằm tạo thuận lợi cho các cuộc hành quân…
Người ta thấy phần ngân sách dành cho cảnh sát và an ninh thậm trí còn
vượt quá phần giành cho quân đội cùng với đà mở rộng quy mô của các cuộc hành
quân đàn áp. Việc xem xét ngân sách làm nổi bật lên một sự thật chính quyền
Diệm chung quy chỉ là một bộ máy quân sự và cảnh sát khổng lồ, bên cạnh nó thì
những cơ quan kinh tế, văn hóa, xã hội chẳng qua chỉ là những mẩu đầu thừa đuôi

thẹo.
Vì con số những người bị giam không giảm, Chính phủ buộc phải dành
trong dự án ngân sách của năm nay, 112 triệu đồng cho các nhà tù. Biết rằng, sáu
triệu đồng được dành cho trường Đại học Huế, một bài tính đơn giản đủ chỉ ra
rằng với số tiền dành cho các nhà tù, người ta có thể xây dựng thêm 19 trường đại
học mới.
Các nhà tù được mô tả như sau:
Chúng ta hãy chọn một phòng trong số nhiều phòng giam khác trong nhà tù
Gia Định có 15m chiều dài, 3,6m chiều rộng, tức là 54m2, trong đó chồng chất 150
người bị giam; chỉ cần làm một phép chia để thấy rằng cứ ba người một mét
vuông. Đấy chính là nơi những người bị giam ăn, nằm, rửa ráy và đại tiện. Chậu
đựng phân được đặt ở một góc phòng... Ngồi xổm thì những người bị giam vừa
vặn có đủ chỗ, nếu ngồi xếp bằng thì hết sức chật. Ban đêm, họ phải nằm nghiêng,
co quắp người lại mới có thể ngủ. Vì vậy, một phần tư trong số họ phải đứng
thường xuyên để cho người khác có thể duỗi ming một chút!... Một số ít bị giam ở
đây từ 15 đến 18 tháng nay mà chưa hề được ra trước tòa án. Đối với tỉnh Quảng
Nam, các nhà lao nhỏ xíu của tỉnh chứa đến 2000 người.
Ở các thành phố, những vụ bắt bớ vào ban đêm, không xét xử, do cảnh sát
mật tiến hành, tiếp theo đó là sự thủ tiêu về thể xác hoặc đày ra các nhà tù Côn
Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa... tình trạng đó như một sự đe dọa chết chóc treo lơ lửng
trên đầu tất cả mọi người, kể cả các viên chức cao cấp. Những viên bộ trưởng như
Nguyễn Hữu Châu, những viên tướng như Dương Văn Đức đã chỉ thoát chết bằng
cách bỏ trốn sang Pháp.”
24


Dạy bài 21, mục V.2: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965), giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong
tác phẩm “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” của tác giả Lê
Cung để xây dựng bài miêu tả về phong trào đấu tranh chính trị chống chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam Việt Nam, nhất là
đấu tranh của đội ngũ tăng ni, phật tử:
“Ngày 11-6-1963, tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (Sài
Gòn), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã anh dũng tự thiêu trước sự chứng kiến
của hàng chục vạn tăng ni, phật tử cùng những quan sát viên, báo chí quốc tế. Lực
lượng Diệm được điều động đến để hòng phá tan cuộc tự thiêu nhưng bị thất bại vì
tăng ni, phật tử đã kiên quyết bảo vệ bằng cách vây quanh nhà nhiều vòng. Cuộc
hi sinh phi thường và dũng cảm của Hòa thượng Thích Quảng Đức, hình ảnh cụ
ngồi thẳng như tượng đá trong ngọn lửa rực hồng đã nhanh như một làn sóng điện
làm sôi nổi dư luận trong cả nước Việt Nam và trên thế giới. Ảnh của vị hòa
thượng Việt Nam Thích Quảng Đức ngồi trong ngọn lửa được đăng trên hầu hất
các báo khắp năm châu, với những dòng chữ nói lên sự khâm phục”.
Khi giảng dạy về thành tựu của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống
“Chiến lược Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, giáo viên có thể sử dụng những đoạn
trích trong tác phẩm “Tiến trình Lịch sử Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang
Ngọc, xây dựng thành bài tường thuật về những thắng lợi mở đầu trong chiến đấu
chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam:
“Cuối tháng 3 năm 1965, đơn vị lĩnh Mĩ đầu tiên vào đóng quân tại Đà
Nẵng. Ngày 24-5-1965, một nhóm gồm 7 chiến sĩ đặc công Quảng Nam đã tập
kích diệt gọn một trung đội địch ở Cầu Sắt (Quảng Nam).
Đêm 26 rạng sáng 27 tháng 5, bộ đội quân khu 5 cùng lực lượng đặc công bí
mật tập kịch một đơn vị lính thủy đánh bộ Mĩ ở Núi Thành (Quảng Nam), loại khỏi
vòng chiến đấu 180 tên. Đây là chiến thắng đầu tiên của lực lượng vũ trang cách
mạng miền Nam, tiêu diệt gọn một đại đội địch, mở đầu phong trào “tìm Mĩ mà
diệt” trên khắp miền Nam.
Ngày 18-8-1965, Mĩ sử dụng 9000 quân càn quét vùng Vạn Tường (Bình Sơn
– Quảng Ngãi) nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Chúng hi vọng sẽ giành được
thắng lợi đầu tiên cho quân viễn chinh.
Lực lượng bộ đội và du kích địa phương bám trụ kiên cường đánh địch. Sau
một ngày chiến đấu, đã đánh bại cuộc càn quét đầu tiên đông quân nhất của địch

trên chiến trường miền Nam. Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa như Ấp Bắc với
quân Mĩ, nó chứng tỏ một cách hùng hồn khả năng của ta đánh bại được quân Mĩ
trong điều kiện chúng có ưu thế tuyệt đối về binh lực và hỏa lực”.

25


×