Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh thuốc chống động kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.71 KB, 21 trang )

THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH

LÊ TUẤN ANH


THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH

• Khái niệm

• Động kinh là hiện tượng rối loạn chức năng não và gây ra các
cơn co giật.
• Động kinh là hội chứng mạn tính và có đặc thù là hiện tượng co
giật cơ kéo dài vài phút giâyvài phút (với tần xuất 1/200 người
ở Mỹ).
– Nguyên nhân
• Sự co giật gây ra do cơ đột nhiên nhận được xung quá tải từ các
nơron vận động trong não do chúng hoạt động bất thường. Có
thể do u não, viêm nhiễm, rối loạn trao đổi chất, ngộ độc rượu,
chân thương não, di truyền ... Điện não đồ có rối loạn đặc thù.

– Hiện tượng

• Người bệnh sẽ có những phản ứng như: mất ý thức, co giật
mạnh, nghe nhìn không đúng sự thật, sùi bọt mép ...


THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
• Thuốc chữa động kinh là những thuốc có khả
năng loại trừ hoặc làm giảm tần số, mức độ của
các cơn động kinh hoặc triệu chứng tâm thần kèm
theo bệnh động kinh.


• Cơ chế tác dụng của thuốc chữa động kinh chưa
được biết rõ. Về nguyên tắc, thuốc làm tăng
ngưỡng kính thích của các tế bào thần kinh ở
vùng gây ra các tác nhân hoặc có chức năng gây
ra tác nhân đó; ngăn cản sự lan truyền các xung
động bệnh lý gây ra cơn co giật; giảm sự phóng
điện, kích thích ở tế bào vùng bị tổn thương.


THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
Các mức độ động kinh

– Động kinh toàn bộ
• Thể lớn: Gây co giật toàn thân và mất ý thức hoàn toàn
• Thể nhỏ: Chỉ gây mất trí thoáng qua và thường gặp ở trẻ nhỏ với những cơn rất
ngắn (5 – 30 giây)

– Động kinh cục bộ
• Thể phức tạp: Suy giảm ý thức
• Thể đơn thuần: Không có sự suy giảm ý thức


Các thuốc dùng điều trị chứng động kinh
• Là dẫn xuất có chứa cấu trúc nhóm ure, được
chia theo cấu tạo gồm:
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.

Các thuốc barbiturat: phenobarbital,
Dẫn xuất deoxybarbiturat: primidone,
Dẫn xuất hydatoin: phenytoine,
Dẫn xuất oxazolidindion: carbamazepine,
trimethadion,
Dẫn xuất succinimid: ethosuximid,
Dẫn xuất dibenzoazepine:
Dẫn xuất benzodiazepine: diazepam, clonazepam,
Các dẫn xuất khác: acid valproic, natri valproat,


Các thuốc là dẫn xuất của acid barbituric
Phenolbarbital - Cơ chế tác dụng của những hoạt chất trên tạm thời vẫn chưa được biết rõ. Có thể chúng kích hoạt
chức năng của acid γ-aminobutyric – một neuromediator tự nhiên với chức năng làm chậm sự lan truyền những
xung thần kinh của hệ thần kinh trung ương

Có những trường hợp lệ thuộc (physical dependence) sinh lý vào những loại thuốc ngủ thuộc nhóm ureid


Tổng hợp phenobarbital


• Thuốc phải được sử dụng đúng cho từng loại thể bệnh
và bệnh nhân.
• Liều dùng thường xuyên và cần được duy trì nồng độ tối
ưu của thuốc trong huyết tương và mô não, chỉ khi đó

mới loại trừ được các cơn co giật.
• Không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều dần dần
trước khi ngừng hẳn.
• Điều trị lâu dài và không thay đổi thuốc đột ngột. Khi
thay đổi thuốc phải tăng dần thuốc mới và giảm dần
thuốc cũ.
• Dùng thuốc phối hợp giữa tác dụng ngắt cơn ngay lập
tức (các dẫn xuất benzodiazepine) và các thuốc có tác
dụng kéo dài (phenytoin).
• Ban đầu dùng liều nhỏ và sau tăng dần tới liều tối ưu.


Thuốc kích thích
hệ thần kinh trung ương
• Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương được phân loại theo các
tác dụng chọn lọc.
• Thuốc không chỉ có tác dụng đối vợi hệ thần kinh trung ương mà
còn tác dụng tới các phần khác của hệ thần kinh.
• Kích thích TKTW nên thuốc có thể được dùng khi mệt mỏi, suy
nhược cơ thể, trợ hô hấp, tuần hoàn, hồi sức cấp cứu ...
• Có tác dụng nghiện như: cocain, amphetamin,
methamphatamine ...


Thuốc kích thích
hệ thần kinh trung ương
• Thuốc kích thích tác dụng lên tuỷ sống: Tăng các
hoạt động cơ vân, các chi và tăng phản xạ.
• Thuốc kích thích tác dụng lên hành tuỷ: kích thích
trung tâm hô hấp, vận mạch (máu khó lưu thông

nếu bị rối loạn vận mạch não)
• Thuốc kích thích tác dụng lên vỏ não: ephedrin,
cafein …
• Thuốc kích thích tâm thần vận động (psychomotor
stimulants):methylphenidate, pemoline,
dextroamphetamine, amphetamin ...


Thuốc điều trị bệnh Parkinson
• Hội chứng Parkinson được mô tả lần đầu tiên vào
năm 1817 – bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh
có nhiều nguyên nhân: viêm não, do dùng thuốc
(tetrahydropiridine)...
• Các triệu chứng chính của bệnh là: Run, Cứng đờ,
giảm động tác.
• Một cách giảm triệu chứng của bệnh là cần bổ sung
thêm lượng dopamine và/hoặc kết hợp các thuốc
kháng cholin (thuốc huỷ phó giao cảm)


Năm 1983, 1-methyl-4-phenyl-1,2,3,6-tetrahydropyridine (ТHP, 93) được phát
hiện là có gây ra triệu chứng của bệnh Parkinson. Khi thay thế nhóm methyl ở
nitơ bằng các nhóm khác, và cũng như khi kết hợp vào nhân piperidein những
nhóm thế khác, đều làm mất hoàn toàn độc tính neurotoxin. Khi đưa các nhóm
thế vào vòng benzen thì tính chất neurotoxin thay đổi không đáng kể. Sự xuất
hiện nối đôi tại vị trí C4 – C5 là yếu tố quyết định những tính


• Khi nghiên cứu về bệnh
–  có sự giảm lượng dopamin vì vậy cần bổ sung dopamin.

–  có sự tăng tiết cholin quá mức
• Các nhóm thuốc:

– Thuốc cường hệ dopaminergic: thuốc cung cấp dopamine
và thuốc ức chế enzyme chuyển hoá dopamine hoặc thuốc
ức chế enzyme dopadecarboxylase - chuyển hoá levodopa
ngoại vi.
– Thuốc kháng choline:
– Thuốc khác.


Tổng hợp glucuronid


Tổng hợp triexyphenidyl (cyclodolum)

Quá trình tổng hợp triexyphenidyl, được tiến hành theo hai PP:
- Phản ứng Grignard giữa benzoylcyclohexan (18) và Npiperidine-thylmagnesiumcloride (19).
- Bằng phản ứng trùng ngưng giữa acetophenon với formaldehyd
và piperidin theo phương pháp Mannich, tiếp theo sản phẩm trung
gian aminoketon được tác dụng với litiumcyclohexane  


Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm
và phó giao cảm
• Những hoạt chất này tác dụng được lên các cơ quan
qua hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm (thần kinh
thực vật) nhờ các thụ thể cửa chúng (receptor)
1. Thuốc tác dụng kiểu giao cảm (cường giao cảm –
Sympathomimetic).

2. Thuốc tác dụng kiểu phó giao cảm (cường phó giao cảm Paraysmpathomimetic).
3. Thuốc tác dụng huỷ giao cảm.
4. Thuốc tác dụng huỷ phó giao cảm.


Thuốc tác dụng kiểu giao cảm
(cường giao cảm – Sympathomimetic)
• Kích thích các dây thần kinh giao cảm – tăng hoạt động của hệ tim mạch, tăng nhịp co bóp
tim, tăng huyết áp, giãn cơ phế quản, giảm co thắt cơ trơn, làm giãn đồng tử ...

• Adrenalin và Noradrenalin là những chất cường giao cảm điển
hình, các thuốc cường giao cảm khác thể hiện tác dụng thông qua
tương tác với thụ thể adrenaline (với nhiều loại α, β ...)


• Các thuốc cường giao cảm được chia làm hai nhóm chính

– Nhóm I: Gồm những chất như adrenaline, noradrenaline,
dopamine ... có nhóm chức OH trên nhân thơm nên kém
bền, dễ chuyển hoá và có tác dụng cường giao cảm mạnh,
thời gian tác dụng ngắn.
- Là những chất độc bảng A.

– Nhóm II: Gồm những chất như ephedrin, norephedrin,
amphetamine ... không có nhóm chức OH gắn với nhân
thơm nên bền hơn, nhưng tác dụng cường giao cảm yếu
và tồn tại lâu hơn.
- Là những chất độc bảng B.



Thuốc tác dụng kiểu phó giao cảm
(cường phó giao cảm - Paraysmpathomimetic)
• Làm giảm hoạt động của hệ tim mạch, giãn mạch gây hạ huyết áp,
tăng co bóp cơ trơn, co đồng tử ...

• Thuốc tác dụng lên các thụ thể của acetocholine.
• Chia làm hai nhóm chính:
–Nhóm thuốc tác dụng phó giao cảm với cấu trúc là mốt
số este của cholin với các axit hữu cơ hoặc một số
alcaloid (muscarin, pilocarpin, arecholin, nicotin,
lobeline ...)
–Nhóm thuốc kháng cholinesterase không thuận nghịch:
alkylphosphat hoặc các alcaloid – physostigmin.


Thuốc tác dụng huỷ giao cảm
• Các hoạt chất cản trở tác dụng của adrenaline –
được gọi là thuốc huỷ giao cảm hay chẹn giao
cảm.
• Các loại hoạt chất có tác dụng ức chế thụ thể
của adrenalin, gồm nhiều loại với sự khác biệt về
cấu tạo hoá học và cơ chế tác dụng.


Thuốc tác dụng huỷ phó giao cảm
• Các hoạt chất cản trở tác dụng của acetocholine
– được gọi là thuốc huỷ phó giao cảm hay thuốc
chẹn phó giao cảm.
• Thuốc tác dụng ức chế/đối kháng với
acetylcholine và các chất cường phó giao cảm

khác. Với cấu trúc hoá học chung có chứa
những yếu tố tương đồng với cấu trúc của
acetylcholine:





Có chứa amin bậc 3 hoặc bậc 4 – tạo trung tâm cation.
Mạch vòng liên kết với nhóm acyl để tạo nên gốc ức chế.
Mạch trung gian nối hai phần liên kết trên.
Thông thường có chứa nhân tropan.



×