Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

thái độ và nhu cầu của học viên nước ngoài đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong dạy học ở các lớp học tiếng việt tại trường đại học hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.95 KB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỲNH ANH

THÁI ĐỘ VÀ NHU CẦU CỦA HỌC VIÊN
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG DẠY HỌC Ở CÁC LỚP HỌC TIẾNG VIỆT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỲNH ANH

THÁI ĐỘ VÀ NHU CẦU CỦA HỌC VIÊN
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG DẠY HỌC Ở CÁC LỚP HỌC TIẾNG VIỆT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8 22 90 20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ THỊ THANH HƯƠNG


HÀ NỘI, 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Thị
Thanh Hương – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Ngôn ngữ học – Học
viện Khoa học xã hội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình em
học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội ngày 15 tháng 04 năm 2020
Tác giả luận văn

Phạm Quỳnh Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Các kết quả khảo sát và nghiên cứu đã nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Quỳnh Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN ....................................................................................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................7
1.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................22
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................31
Chương 2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỰA CHỌN SỬ
DỤNG NGÔN NGỮ CỦA GIÁO VIÊN TRONG CÁC LỚP HỌC TIẾNG
VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ..............................................................33
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ................................................................33
2.1. Tình hình công tác giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở Việt Nam
và ở khoa Việt Nam học – trường Đại học Hà Nội ........................................33
2.2. Đối tượng khảo sát của luận văn ..............................................................36
2.3. Bố cục và nội dung phiếu khảo sát ...........................................................36
2.4. Kết quả khảo sát qua bảng hỏi..................................................................37
Chương 3. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ TỚI THÁI ĐỘ
VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG NGÔN
NGỮ CỦA GIÁO VIÊN TRONG

LỚP HỌC TIẾNG VIỆT TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI.........................................................................58
3.1. Nhân tố giới tính .......................................................................................58
3.2. Nhân tố độ tuổi..........................................................................................64
KẾT LUẬN.........................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................79
PHỤ LỤC............................................................................................................82


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Quan điểm của sinh viên đối với việc lựa chọn ngôn ngữ của giáo
viên trong lớp học tiếng Việt và lý do lựa chọn quan điểm đó ..........................47

Bảng 2.2. Lý do người học lựa chọn học cùng giáo viên Việt Nam..................49
Bảng 2.3. Thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên
trong lớp học tiếng Việt .......................................................................................51
Bảng 2.4. Nhu cầu của người học đối với tỉ lệ kết hợp giữa tiếng mẹ đẻ và
ngoại ngữ của giáo viên .......................................................................................52
Bảng 2.5. Lý do người học thích nghe giáo viên nói chuyện (nằm ngoài nội
dung bài học) trong các lớp học tiếng Việt .........................................................52
Bảng 2.6. Lý do hài lòng với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trong lớp
học tiếng Việt .......................................................................................................53
Bảng 2.7. Lý do không hài lòng với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trong
lớp học tiếng Việt ................................................................................................54
Bảng 3.1. Bảng thống kê về tỉ lệ hài lòng với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo
viên trong lớp học tiếng Việt theo giới tính ........................................................59
Bảng 3.2. Bảng so sánh về thái độ đối với việc kết hợp sử dụng giữa L1 và TL
của giáo viên trong lớp học tiếng Việt giữa hai nhóm sinh viên nam và nữ .....60
Bảng 3.3. Bảng so sánh về nhu cầu người học đối với ngôn ngữ được giáo viên
lựa chọn trong giảng dạy tiếng Việt giữa hai nhóm sinh viên nam và nữ .........62
Bảng 3.4. Thống kê kết quả đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với việc sử
dụng ngôn ngữ của giáo viên phân chia theo độ tuổi người học .......................64
Bảng 3.5. Lý do không hài lòng với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên
(phân chia theo nhóm tuổi người học) ................................................................65
Bảng 3.6. Thống kê nhu cầu của người học đối với việc lựa chọn sử dụng ngôn
ngữ của giáo viên theo trình độ ngoại ngữ của người học .................................72


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của các sinh viên tham gia khảo sát..................................38
Biểu đồ 2.2. Quốc tịch của các sinh viên tham gia khảo sát ..............................39
Biểu đồ 2.3. Kênh tiếp xúc với tiếng Việt trước khi đến Việt Nam của người
học ........................................................................................................................41

Biểu đồ 2.4. Trình độ ngoại ngữ đầu vào của người học ..................................42
Biểu 2.5. Xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trong các lớp học tiếng
Việt .......................................................................................................................43
Biểu đồ 2.6. Xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giáo viên khi giảng dạy các ....44
phân môn cụ thể ...................................................................................................44
Biểu đồ 2.7. Xu hướng lựa chọn ngôn ngữ của giáo viên khi tiến hành các .....44
hoạt động trên lớp ................................................................................................44
Biểu đồ 2.8. Nhu cầu của sinh viên đối với tỉ lệ sử dụng tiếng Việt (TL) của
giáo viên trong lớp học ........................................................................................46
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thống kê về khả năng nghe hiểu của sinh viên khi giáo
viên sử dụng tiếng Việt trong lớp học theo nhóm tuổi .......................................67
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh sự nhu cầu về quốc tịch của giáo viên của các
nhóm sinh viên phân chia theo độ tuổi ...............................................................68
Biểu đồ 3.4. Trình độ ngoại ngữ đầu vào của các sinh viên khoa Việt Nam học,
trường Đại học Hà Nội ........................................................................................70
Bảng 3.5. Thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên
trong lớp học tiếng Việt .......................................................................................71


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu, việc sử dụng ngôn ngữ đích (TG – Targe Language) hay tiếng
mẹ đẻ (L1 - First Language) để giảng dạy ngoại ngữ luôn là vấn đề gây nhiều
tranh luận. Một số quan điểm cho rằng việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giảng
dạy ngoại ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cả người dạy và
người học ngoại ngữ. Theo những người ủng hộ quan điểm này, việc sử dụng
tiếng mẹ đẻ sẽ có tác dụng tích cực, giúp cho người học nhanh chóng nắm bắt
được ngôn ngữ đích mà họ theo học. Bên cạnh đó, cũng có một số quan điểm
lại cho rằng tiếng mẹ đẻ chính là rào cản trong quá trình học ngoại ngữ. Nó làm
cho cả người dạy và người học đều thiếu đi sự chủ động trong việc học, tư duy

cũng như áp dụng ngoại ngữ đang học trong thực tế.
Với vai trò là một giảng viên giảng dạy bộ môn Thực hành tiếng Việt tại
khoa Việt Nam học – Trường Đại học Hà Nội thường xuyên tiếp xúc với đối
tượng học tập là các sinh viên nước ngoài, bản thân cá nhân tác giả cũng nhận
thấy những băn khoăn, vướng mắc nhất định trong việc lựa chọn tiếng mẹ đẻ
của học viên nước ngoài hay ngôn ngữ đích (tiếng Việt) để giảng dạy tiếng
Việt cho các sinh viên, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong việc dạy và học.
Tuy đã có khá nhiều bài viết bảo vệ cho những quan điểm khác nhau như
đã được nói tới ở trên, nhưng những nghiên cứu về việc nên sử dụng tiếng mẹ
đẻ hay sử dụng ngôn ngữ đích trong lớp dạy ngoại ngữ sao cho hợp lý để có thể
đạt được hiệu quả học tập tối ưu thì gần như chưa có. Đây chính là lý do tác giả
lựa chọn thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
Có nhiều cách đo lường tác động của ngôn ngữ sử dụng trong dạy học
ngoại ngữ đối với sự phát triển năng lực ngoại ngữ cho người học trong đó,
nghiên cứu thái độ và nhu cầu của người học là một kênh tham chiếu quan
trọng. Khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả mong muốn có được những lý do
và cơ sở chính xác về mặt khoa học và thực tiễn để có thể có được những định
1


hướng đúng đắn hơn nhằm điều chỉnh hành vi và thái độ sử dụng ngoại ngữ
của người dạy trong việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Tuy còn nhiều hạn chế về thời gian, lực lượng và kinh phí để thực hiện
nghiên cứu, nhưng với tinh thần làm việc nghiêm túc và sự nỗ lực hết mình, tác
giả hy vọng luận văn này sẽ góp phần nhỏ, giúp cho người dạy hiểu về mặt lý
luận, cơ sở khoa học cũng như có được những minh chứng thực tế để có thể có
được những định hướng chính xác, sự điều chỉnh hành vi thích hợp và những
chiến lược lựa chọn ngôn ngữ đúng đắn khi giảng dạy, để có thể mang lại cho
người học ngoại ngữ nói chung và những người nước ngoài học tiếng Việt nói
riêng có được những giờ học hiệu quả và bổ ích nhất.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề sự ảnh hưởng của
L1 và TL trong các lớp dạy và học ngoại ngữ. Trong đó, phần lớn là nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của L1 và TL đối với việc dạy và học ngoại ngữ trong các
lớp học tiếng Anh. Theo những nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu trên thế giới
chia thành 3 nhóm quan điểm như sau:
Nhóm 1 - Nhóm của những học giả có quan điểm ủng hộ việc sử dụng
L1 trong các lớp học ngoại ngữ.
Nhóm 2 - Nhóm những học giả có quan điểm ủng hộ việc sử dụng TL
trong các lớp học ngoại ngữ.
Nhóm 3 - Nhóm những học giả có quan điểm ủng hộ việc kết hợp cả L1
và TL ở trong các lớp học ngoại ngữ.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về thái độ nói chung cũng như
nhu cầu và thái độ của người học nói riêng được các nhà nghiên cứu quan tâm
đến. Chúng ta có thể kể đến những nghiên cứu về nhu cầu và thái độ đối với
ngôn ngữ như: Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ và hành vi ngôn
2


ngữ (Vũ Thị Thanh Hương, 2005); Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công
chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam (Vũ Thị Thanh
Hương, 2012); Mối quan hệ giữa thái độ và sự lựa chọn ngôn ngữ (Trịnh Cẩm
Lan, 2012); Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng
Việt trên mạng Internet hiện nay (Trịnh Cẩm Lan, 2014); Nghiên cứu đánh
giá tình hình sử dụng tiếng Việt và tiếng Gia-rai trên lớp học ở các lớp 1-2
vùng dân tộc thiểu số Gia-rai của tỉnh Gia Lai (Vũ Thị Thanh Hương,
2017);…
Ngoài ra, tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về thái độ và nhu

cầu của người học cũng như nghiên cứu về những yếu tố liên quan tới thái độ,
nhu cầu của người học như: Động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến
việc học ngoại ngữ (Trần Thị Thu Trang); Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt (Nguyễn Thuý Quỳnh Loan,
2011); …
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu, phân tích và mô tả thái độ và nhu cầu
của học viên nước ngoài đối với việc sử dụng ngôn ngữ để dạy học của giáo
viên trong các lớp học tiếng Việt và những nhân tố chi phối đến thái độ và nhu
cầu của họ. Thông qua những kết quả nghiên cứu đó, luận văn hy vọng góp
phần giúp giáo viên dạy tiếng Việt hiểu được thái độ và nhu cầu của người học,
từ đó có được những định hướng và chiến lược tốt hơn trong việc sử dụng các
ngôn ngữ khác nhau trong giảng dạy.
Do đặc thù của đối tượng nghiên cứu (là các sinh viên nước ngoài đến từ
nhiều quốc gia đang học tập tại khoa Việt Nam học – trường Đại học Hà Nội)
nên ngôn ngữ được giáo viên sử dụng trong dạy học tiếng Việt là tiếng Anh
(ngôn ngữ giao tiếp chung) và tiếng Việt (ngôn ngữ đích). Trong luận văn này,
vấn đề đặt ra không phải là thái độ đối với việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của người

3


học đối với tiếng Việt, mà là thái độ và nhu cầu đối với việc sử dụng tiếng Anh
và tiếng Việt đối với việc giảng dạy tiếng môn tiếng Việt.
Luận văn thực hiện 4 nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về thái độ
và nhu cầu của học viên nước ngoài đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong các
lớp học ngoại ngữ.
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Thực hiện khảo sát và miêu tả thái độ và nhu cầu của người học đối với

việc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau trong các lớp học tiếng Việt.
- Khảo sát và miêu tả một số nhân tố tác động tới thái độ và nhu cầu của
học viên nước ngoài đối với việc sử dụng ngôn ngữ trung gian trong lớp học
tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những sinh viên nước ngoài
năm thứ nhất và năm thứ 2 (niên khóa 2018-2022 và niên khoá 2019-2023)
đang theo học chuyên ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại khoa Việt
Nam học, trường Đại học Hà Nội hệ đào tạo chính quy và ngắn hạn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
(1) Phương pháp thu thập ngữ liệu, bao gồm:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
(2) Phương pháp phân tích, bao gồm:
+ Phương pháp phân tích miêu tả định lượng để đo lường thái độ,
nhu cầu của học viên nước ngoài và mối tương quan giữa thái độ và nhu
cầu của họ với các nhân tố khác như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình

4


độ tiếng Anh, trình độ tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ…. Miêu tả định lượng sẽ
được hỗ trợ bởi phần mềm SPSS/PC.
+ Phương pháp phân tích miêu tả định tính nhằm tìm hiểu sâu
những lý do và động cơ nằm sau những xu hướng thái độ và nhu cầu của
người học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Về mặt lý luận

Đưa ra những cơ sở khoa học, những lý thuyết có liên quan về việc
sử dụng các ngôn ngữ trong những lớp học tiếng Việt, thông qua đó tìm ra
những giải pháp phù hợp về mặt lý luận, làm cơ sở cho việc điều chỉnh
hành vi, lựa chọn và sử dụng các ngôn ngữ khác nhau trong lớp dạy tiếng
Việt cho người dạy.
6.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua những điều tra thực tế, nắm được tình hình chung về thái độ
và nhu cầu của người học đối với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trong
các lớp học tiếng Việt. Đồng thời, thông qua đó, tiến hành phân tích và kết hợp
với những cơ sở lý luận đã có ở trên, đưa ra những kiến nghị trong giảng dạy
thực tế, giúp cho người dạy có cơ sở để lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ tốt hơn
trong quá trình giảng dạy, nhằm mang đến hiệu quả cao hơn đối với công việc
dạy và học tiếng Việt.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1 luận văn trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về sử dụng
và thái độ đối với ngôn ngữ trong dạy-học ngoại ngữ và cơ sở lý luận liên quan
đến việ nghiên cứu thái thái độ ngôn ngữ và những nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu và thái độ ngôn ngữ.

5


Chương 2 luận văn trình bày về nội dung khảo sát cũng như tổng hợp,
phân tích kết quả khảo sát về “thái độ và nhu cầu của người học đối với việc sử
dụng ngôn ngữ của giáo viên trong các lớp học tiếng Việt.
Trong chương 2, chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu về 3 nội
dung chính đó là:thực tế tình hình sử dụng ngôn ngữ trong các lớp dạy học
tiếng Việt như một ngoại ngữ; thái độ của ngừoi học đối với việc sử dụng ngôn
ngữ của giáo viên trong các lớp học tiếng Việt; và nhu cầu của người học đối

với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trong các lớp học tiếng Việt.
Chương 3 luận văn trình bày về một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng ngôn ngữ của giáo viên trong các lớp học tiếng Việt.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người
không chỉ có nhu cầu giao tiếp với những người nói cùng ngôn ngữ ở xung
quanh mình, mà họ còn có nhu cầu được giao lưu với những người sử dụng
ngôn ngữ khác ở những nơi xa xôi tới vùng đất của họ, hay những con người
sử dụng ngôn ngữ khác ở những vùng đất mới mà họ có thể đi tới; cũng có thể
là những kiến thức, những đặc trưng văn hoá của những cộng đồng người sử
dụng một ngôn ngữ khác mà chúng ta cần tìm hiểu hay do nhu cầu giao thương
buôn bán, do nhu cầu học tập hay tuyên truyền tôn giáo... Bởi vậy, ngoài việc
sử dụng tiếng mẹ đẻ, xu hướng học thêm ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai để đáp
ứng những nhu cầu về giao tiếp và cập nhật những thông tin, kiến thức mới trên
thế giới ngày càng phổ biến và trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội hiện
đại. Song song với sự gia tăng không ngừng về nhu cầu học ngoại ngữ chính là
sự phát triển của việc dạy-học ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai.
Cho tới nay, thật khó để có thể tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi
“Việc dạy học ngoại ngữ bắt đầu từ khi nào và khởi nguồn từ đâu?”; nhưng có
một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng song ngữ luôn là xu hướng được
hướng đến và phổ biến hơn việc chỉ sử dụng một ngôn ngữ đơn thuần. Ngoài ra,
một điểm đáng nhấn mạnh nữa là trong chính quá trình dạy và học ngôn ngữ
thì các ngôn ngữ lại có sự chuyển hoá vai trò cho nhau: Trong quá trình chinh

phục Hy Lạp, người La Mã đã cố gắng để học tiếng Hy Lạp nhưng sau đó,
người Hy Lạp lại cố gắng để học tiếng của người La Mã, …
Vì thế, một trong những câu hỏi lớn được đặt ra cho các nhà giáo dục,
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ngôn ngữ là “Người ta dạy và học ngoại ngữ
như thế nào?”. Câu hỏi này chính là thách thức, đồng thời cũng là động lực của
7


những nhà nghiên cứu để có thể tìm ra câu trả lời, tìm ra những phương pháp
giảng dạy ngoại ngữ sao cho việc dạy và học có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Và một trong những yếu tố quyết định để có thể trả lời câu hỏi đó chính là việc
nên sử dụng ngôn ngữ trong các lớp dạy ngoại ngữ như thế nào để đạt hiệu quả
dạy học cao nhất. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi xin tạm gác lại
những vấn đề khác và chỉ đề cập tới một khía cạnh của vấn đề sử dụng ngôn
ngữ trong các lớp dạy ngoại ngữ, đó là vấn đề sử dụng tiếng mẹ đẻ và ngôn
ngữ đích trong giảng dạy ngoại ngữ của người dạy và thái độ người học đối với
vấn đề đó.
Để có thể làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 3
phương diện có liên quan trực tiếp tới thái độ và nhu cầu của người học đối với
việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trong các lớp dạy – học tiếng Việt như
một ngoại ngữ. Cụ thể, ba phương diện đó bao gồm: (i) Tình hình sử dụng
ngôn ngữ trong các lớp học ngoại ngữ; (ii) Thái độ và nhu cầu của người học
về việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trong các lớp học ngoại ngữ và (iii)
Các nhân tố có ảnh hưởng tới thái độ và nhu cầu của người học đối với việc sử
dụng ngôn ngữ trong các lớp học ngoại ngữ.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
a. Về sử dụng ngôn ngữ trong dạy học ngoại ngữ
Bàn về vấn đề ngôn ngữ được sử dụng trong các lớp học ngoại ngữ,
chúng ta chắc chắn phải kể đến hai loại ngôn ngữ cơ bản nhất, đó là ngôn ngữ
mẹ đẻ của người học và ngôn ngữ đích (ngôn ngữ mục tiêu mà người học đang

muốn hướng tới). Bởi vậy, trong các nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ
trong dạy học ngoại ngữ cả ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ (L1) và ngôn ngữ đích (TL) tới khả năng
tiếp thu ngôn ngữ đích của người học.
Trên thế giới đã có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề sự ảnh hưởng của
L1 và TL trong các lớp dạy và học ngoại ngữ. Trong đó, phần lớn là nghiên
8


cứu về sự ảnh hưởng của L1 và TL đối với việc dạy và học ngoại ngữ trong các
lớp học tiếng Anh. Theo những nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu trên thế giới
chia thành 3 nhóm quan điểm như sau:
Nhóm 1 - Nhóm của những học giả có quan điểm ủng hộ việc sử dụng
L1 trong các lớp học ngoại ngữ.
Nhóm 2 - Nhóm những học giả có quan điểm ủng hộ việc sử dụng TL
trong các lớp học ngoại ngữ.
Nhóm 3 - Nhóm những học giả có quan điểm ủng hộ việc kết hợp cả L1
và TL ở trong các lớp học ngoại ngữ.
Những quan điểm ủng hộ sử dụng L1 trong các lớp học ngoại ngữ cho
rằng, L1 hỗ trợ cho người học đồng thời làm giảm thiểu những ảnh hưởng do
rào cản tâm lý, giúp cho người học cảm thấy tự tin hơn trong giới hạn khả năng
của mình và đạt hiệu quả cao hơn khi học ngoại ngữ. Một số đại diện cho quan
điểm này có thể kể tới như: Hall & Cook, Harbord, Scheffler & Dominska…
Ví dụ như trong nghiên cứu của Nghiên cứu của Habor (1992) đã chỉ ra, sử
dụng L1 trong lớp học ngoại ngữ sẽ tiết kiệm thời gian hơn, và thời gian đó có
thể được tận dụng cho các hoạt động mở rộng khác. Các nhà nghiên cứu Seng
& Hashim trong nghiên cứu của họ (2006) đã chỉ ra rằng, những sinh viên ở
trình độ thấp thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ và quan điểm
của họ một cách tự tin và chính xác, vì vậy họ cần được sử dụng cả TL để hỗ
trợ diễn đạt. Ở một nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu Liao (2006) đã nhận thấy

rằng, nếu TL là loại ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong lớp học ngoại ngữ
thì đối với một số câu hỏi của giáo viên, sinh viên sẽ lựa chọn cách im lặng bởi
sự lo lắng vì mình không đủ vốn từ để hiểu và diễn đạt. Hay những ý kiến ủng
hộ cho quan điểm này như: Nếu sử dụng TL trong lớp học ngoại ngữ sẽ cần
thời gian khởi động khi bắt đầu bài học thì việc sử dụng L1 lại có thể khắc
phục điều đó. Hay: một buổi học với toàn bộ TL sẽ làm cho người học cảm
thấy quá mệt mỏi. v.v.
9


Hoàn toàn trái lại với những ý kiến của những nhà nghiên cứu nhóm
ủng hộ chỉ sử dụng L1, những nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm chỉ sử dụng
TL lại đưa ra một số ý kiến phản bác như: “Ngay từ khi bắt đầu, người học
cần phải học cách tư duy bằng TL và L1 sẽ cản trở người học khỏi việc này”;
“Việc sử dụng L1, đặc biệt là dịch, sẽ củng cố niềm tin sai lầm của người học
rằng luôn tồn tại tương ứng 1-1 giữa các từ trong L1 và TL”; “Thời gian sử
dụng cho L1 chính là thời gian chúng ta lãng phí không sử dụng để luyện tập
TL. Vì vậy, L1 đã làm giảm bớt những cơ hội học tập của chúng ta.” v.v. [dẫn
theo 13, tr.6]. Họ cho rằng, đối với hầu hết những người học ngoại ngữ mà
nói, lớp học là cơ hội duy nhất để họ tiếp xúc với ngôn ngữ đích. Nghiên cứu
của Hawkin (1987) đã so sánh việc học ngoại ngữ giống như công việc làm
vườn ở trong một cơn lốc. Ở đó, giáo viên được ví như những người gieo
mầm nhưng luôn có những cơn lốc ở giữa những tiết học sẽ cuốn đi thành quả
mà giáo viên đã gieo trồng. Vì vậy, việc sử dụng TL một cách tối đa trong lớp
học là vô cùng quan trọng và cần thiết. Quan điểm này càng được củng cố bởi
nghiên cứu của Krashen (1985) rằng, người học ngoại ngữ sẽ đạt được hiệu
quả cao nhất khi có thể xử lý được toàn bộ những dữ liệu đầu vào bằng TL
trong những trường hợp giao tiếp cụ thể.
Ngoài những ý kiến ủng hộ tuyệt đối cho sử dụng L1 hay TL trong các
lớp học ngoại ngữ, còn một nhóm những nhà nghiên cứu có quan điểm trung

hoà giữa nhóm 1 và nhóm 2. Đó là các nhà nghiên cứu thuộc nhóm 3 – Nhóm
ủng hộ việc sử dụng kết hợp cả L1 và TL. Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm này
cho rằng, việc kết hợp giữa L1 và TL theo một tỉ lệ và chiến lược nhất định sẽ
giúp cho việc dạy học ngoại ngữ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều. Họ coi
phương pháp kết hợp này như một chiếc sandwich bao gồm tỉ lệ L1, TL được
kết hợp với nhau theo một thứ tự và lượng hợp lý. Một số nhà nghiên cứu ủng
hộ quan điểm này có thể kể đến như: Butzkamm & Calwell (2009), Goh &
Burn (2012), …
10


Phải nói thêm rằng, mặc dù như đã đề cập ở phần trên, việc dạy và học
ngoại ngữ là hoạt động có sự tác động qua lại và ảnh hưởng hai chiều tới nhau
giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, cho tới nay, hầu hết các nghiên
cứu về việc sử dụng ngôn ngữ trong các lớp dạy ngoại ngữ được tiến hành theo
hướng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong các lớp dạy ngoại
ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai chứ ít có sự nghiên cứu theo chiều hướng ngược lại
(sự ảnh hưởng của ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai tới tiếng mẹ đẻ).
b. Nghiên cứu về thái độ và nhu cầu đối với sử dụng ngôn ngữ
trong dạy học ngoại ngữ


Thái độ và nghiên cứu thái độ

Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt, “Thái độ là mặt biểu hiện
bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì thông qua nét mặt, cử
chỉ, lời nói, hành động. Thái độ là ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành
động theo một hướng nào đó trước một sự việc.”
Hay theo từ điển tiếng Anh định nghĩa, thái độ (Attidude), là “Cách
suy nghĩ hoặc cách cư xử của một cá nhân”.

Hay trong từ điển tiếng Trung có định nghĩa thái độ (态度) là cách
nhìn, hoặc cách hành động được lựa chọn đối với mỗi sự vật/sự việc cụ thể.
Có thể thấy, dù được định nghĩa theo cách nào thì “thái độ” cũng có
những đặc điểm chung, đó là cách nhìn nhận, đánh giá và sự lựa chọn
phương án hành động của mỗi cá nhân đối với một sự việc hoặc vấn đề nào
đó. Và với những đặc điểm như vậy, có thể thấy rằng, thái độ chính là nhân
tố quyết định đến nhận thức, tình cảm và cách hành xử của mỗi người đối
với một sự việc, một vấn đề cụ thể trong xã hội cũng như trong cuộc sống.
Để có thể hiểu hơn về thái độ cũng như tầm ảnh hưởng của thái độ tới
các sự việc, các vấn đề trong cuộc sống, từ trước tới nay, đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu cũng như các tác phẩm nghiên cứu về thái độ.

11


W.I.Thomas và F.Znaniecki là hai nhà nghiên cứu người Mỹ được
biết đến như những người đầu tiên nghiên cứu về “thái độ” như một đặc tính
quan trọng của vấn đề. Năm 1918, trong một công trình nghiên cứu của
mình, Thomas và Znaniecki cho rằng: “Thái độ là định hướng chủ quan của
cá nhân như là thành viên của cộng đồng đối với giá trị này hay giá trị khác,
làm cho cá nhân có phương pháp hành động hay không hành động khác mà
được xã hội chấp nhận.” Theo những nhà nghiên cứu này, thái độ là định
hướng chủ quan của cá nhân và nó bao gồm cả những phản ứng tiêu cực và
phản ứng tích cực đối với một hiện tượng cụ thể, không có những đánh giá
chung chung. [dẫn theo 11, tr.11]
Tác giả G.W.Allport đã viết trong tác phẩm “A Handbook of Social
Psychology” (1935) của mình rằng, “thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt
tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng
điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân đến các
khách thể và tình huống mà nó quan hệ” [dẫn theo 14, tr.810]

Một nghiên cứu khác của nhà tâm lý học Mỹ H.C. Trianodis vào năm
1971 đã định nghĩa rằng, “Thái độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các
xúc cảm, tình cảm. Nó gây tác động lên hành vi nhất định, thái độ con người
bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như
cách ứng xử của họ đối với đối tượng đó.” Qua định nghĩa này, ta có thể
thấy nhận thức và cảm xúc của con người là yếu tố chính, nó chi phối và
hình thành lên thái độ khác nhau ở mỗi cá nhân và đây cũng chính là yếu tố
tác động lên hành vi của con người. [dẫn theo 11, trang 12]
Như vậy, nghiên cứu về thái độ chính là cách giúp chúng ta hiểu được
nhận thức, cảm xúc của mỗi cá nhân đối với các hiện tương, vấn đề xảy ra
trong cuộc sống cũng như nguyên nhân, động cơ và xu hướng hành động khi
mỗi cá nhân đối diện với những hiện tượng, vấn đề đó.

12


Do vậy có thể thấy, nghiên cứu thái độ là một trong những nghiên cứu
phổ biến và bao trùm lên mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta nhằm
hiểm biết về thái độ, nhận thức của các cá nhân có liên quan trực tiếp tới lĩnh
vực đó, qua đó khái quát lên xu hướng hành động, đồng thời dự đoán hành
vi và chỉnh đốn hành động nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nếu tìm hiểu,
chỉ với từ khoá “nghiên cứu thái độ” (tiếng Anh là Attitude, ta có thể tìm
được rất nhiều các kết quả có liên quan, bao trùm các lĩnh vực và các ngành
nghề như “nghiên cứu thái độ về môi trường”, “nghiên cứu thái độ khách
hàng về sản phẩm”, “nghiên cứu thái độ của người trẻ về vấn đề bình đẳng
giới”, “nghiên cứu về thái độ của thanh thiếu niên với mạng xã hội”, v.v.


Nghiên cứu thái độ của người học đối với việc sử dụng ngôn


ngữ
Không nằm ngoài những yếu tố đó, ngôn ngữ cũng là một yếu tố xuất
hiện trong rất nhiều các hoạt động của đời sống cong người. Có thể nói,
chúng ta sử dụng ngôn ngữ trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống thường
ngày. Từ những việc đơn giản như xem tivi, nghe nhạc, gọi điện thoại tới
những việc như trao đổi thông tin trong học tập, công việc hay viết thư, xem
sách, đọc báo… đều cần đến sự đóng góp của ngôn ngữ. Thông thường,
những hoạt động ngôn ngữ này được thực hiện vô cùng dễ dàng và tự nhiên
đến mức đôi khi trở thành vô thức.
Như vậy, những nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung cũng như những
nghiên cứu về thái độ và nhu cầu của con người về các hoạt động ngôn ngữ
nói riêng là một công việc vô cùng cần thiết và quan trọng, nhằm xác định
được tình cảm, nhận thức của mỗi cá nhân thông qua việc sử dụng ngôn ngữ,
từ đó có thể xác định những yếu tố ảnh hưởng cũng như xu hướng hành
động của mỗi cá nhân dưới sự tác động của ngôn ngữ.
Có nhiều quan điểm khác nhau về ngôn ngữ. Harris và Sipay (1970)
cho rằng, ngôn ngữ là “một khía cạnh của hành vi của con người có liên
13


quan đến việc sử dụng các âm thanh có ý nghĩa có sẵn và khi những âm
thanh đó thoát ra sẽ tương ứng với các ký hiệu bằng văn bản nhằm hình
thành, diễn đạt và truyền đạt một suy nghĩ và ý tưởng. Như vậy, hầu hết việc
xử lý ngôn ngữ sẽ không liên quan đến các hoạt động vật lý có thể nhìn thấy
được, ví như cử động của con mắt người; mà nó liên quan đến các sự kiện
tinh thần diễn ra ở trong tâm trí chúng ta. Tuy nhiên, những sự kiện tinh thần
đó lại có thể suy ra từ những hành vi của người nói biểu hiện ra ngoài mà
chúng ta có thể quan sát được.
Bởi vậy, việc tìm hiểu về ngôn ngữ cũng như ứng dụng những hiểu
biết về ngôn ngữ vào giảng dạy ngoại ngữ từ lâu đã nhận được sự quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, những kỹ thuật và phương pháp giảng
dạy ngoại ngữ và quá trình ứng dụng chúng trong thực tế thì vẫn cần được
quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể xây dựng thành công một
cây cầu nối giữa lý thuyết và thực hành cũng như hiện thực hóa và nâng cao
hơn nữa chất lượng của việc dạy – học ngoại ngữ.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, thái độ của người học ngoại ngữ đối với
việc sử dụng ngôn ngữ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình học ngoại
ngữ cũng như kết quả của việc học. Nếu người học có thái độ tốt đối với việc
sử dụng ngôn ngữ thì đó chính là động lực để dẫn tới những kết quả học tập
tốt cũng như những thành công của người họ và ngược lại.
Những nghiên cứu của các tác giả Krashen (1982); Dornyei (1990;
2001); Gardner (1985) ); Liu (2009); Gardener & MacIntyre (1993 đã
chứng minh rằng: thái độ và động lực học tập thường có liên quan mật thiết,
tác động lẫn nhau và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dạy học
ngoại ngữ.
Nghiên cứu của Richards (1998, tr.308) cũng đã khẳng định rằng
“ Thái độ của sinh viên đối với khoá học ngôn ngữ của họ cũng như đối
với giáo viên của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khao khát được học tập
14


cũng như sự tham gia vào lớp học của họ; thái độ của họ đến ngôn ngữ
góp phần định hình lý do học tập ngôn ngữ cũng như chiến lược sử dụng
ngôn ngữ của họ;…”
Nhiều nghiên cứu của Dornyei (2001); Gardner (1985); Gadrrner &
MacIntyre (1993); Liu (2009); Trembalay & Gardner (1995)… đều khẳng
định rằng, “thái độ tích cực đối với ngôn ngữ sẽ dẫn đến động lực cao hơn để
học và năng lực ngoại ngữ tốt hơn. [dẫn theo 25, tr.1]
Nghiên cứu của Caroll (1964) cho thấy sự biểu hiện của thái độ là một
trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể dự đoán hiệu quả và sự thành

công của người học.
Động cơ và thái độ học tập cũng được xem là một trong những yếu tố
quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai (Ellis, 1994). Theo
Gardner (1985, tr.5), động cơ bao gồm 4 yếu tố: mục đích cần đạt được trong
hoạt động học tập, sự nỗ lực để đạt được mục đích, ước muốn đạt được thành
công và thái độ đối với hoạt động học tập.
Trong lớp học ngoại ngữ, thái độ người học sẽ thể hiện thông qua các
hoạt động dạy và học ngoại ngữ (Ellis, 1986). Thái độ và động cơ của người
học sẽ quyết định sự kiên trì của người học khi đương đầu với những thử
thách hay khó khăn trong học tập, yếu tố này có ảnh hưởng đến mức độ

thành thạo ngôn ngữ của người học và luân phiên dẫn đến thành công hay
thất bại trong việc phát triển ngôn ngữ (Ellis, 1994). Nếu người học có động
cơ và thái độ tích cực (do kết quả học tập mang lại), thì nó sẽ tiếp tục dẫn
người học đến thành công, ngược lại một động cơ và thái độ tiêu cực sẽ là
rào cản cho sự phát triển ngôn ngữ của người học.
Về động cơ và thái độ học tiếng Anh, phân tích hồi quy của Gradman
và Hanania (1991) cho thấy rằng việc người học nhận thức được nhu cầu
phải học tiếng Anh và vai trò của tiếng Anh trong tương lai có tác động đến

sự thành công của họ. Chou (2007) cũng nhận thấy động cơ học tập là yếu tố
15


thứ hai sau yếu tố phương pháp học tập có tác động đến khả năng tiếng Anh
của người học. [dẫn theo 8, tr.69]

Nghiên cứu cứu của Csizér (2007) và nghiên cứu của Dornyei (2009)
đã chỉ ra rằng, thái độ và động lực có liên quan mật thiết và chặt chẽ với
nhau. Những thái độ tích cực đối với ngoại ngữ cũng như người sử dụng

ngoại ngữ sữ làm gia tăng động lực từ đó dẫn đến những kết quả học tập tốt
hơn cũng như giúp người học đạt được nhiều thành công hơn ở ngoại ngữ đó.
c. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và nhu cầu
người học
Bên cạnh việc nghiên cứu trực tiếp về nhu cầu và thái độ của người
học đối với việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trong các lớp học tiếng Việt,
để hiểu rõ hơn về nhu cầu và thái độ của ngừơi học, có rất nhiều nghiên cứu
về các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến thái độ và nhu cầu của người
học đã được tiến hành, nhằm xác định mối quan hệ cũng như vai trò của các
yếu tố này tới việc dạy và học ngoại ngữ. Trong đó, có thể kể tới các yếu tố
như: độ tuổi, giới tính, mục đích học tập, v.v
Trong một nghiên cứu về giới tính đối với thái độ về ngôn ngữ và sự
thụ đắc ngôn ngữ của Fahrady (1982) khi tiến hành điều tra đối với sinh
viên từ 800 trường đại học đã phát hiện ra rằng, các sinh viên nữ thường
bắt đầu nói sớm hơn các sinh viên nam và các sinh viên nữ thường nói
được những câu dài hơn. Không chỉ có vậy, ngữ pháp được các sinh viên
nữ sử dụng cũng đúng hơn và vốn từ vựng của họ cũng linh hoạt và phong
phú hơn các sinh viên nam. Ngoài ra, các sinh viên nữ cũng có thái độ học
đọc tích cực hơn và đạt được những kết quả tốt hơn trong các bài đọc.
Không chỉ có vậy, các sinh viên nữ cũng được cho là có thái độ tích cực
hơn và tự tinh về sự thành công của bản thân trong lĩnh vực này hơn các
sinh viên nam. [dẫn theo 15, tr. 5]

16


Một nghiên cứu khác của Ellis (1994) đã phát hiện ra rằng, tuy không
thể lý giải được nguyên nhân giữa sự khác nhau giữa kết quả về sự thụ đắc
ngôn ngữ giữa nam và nữ nhưng có một sự giải thích có thể nhìn thấy được
cho việc nữ giới thường thành công hơn khi học L2 so với nam giới là vì họ

thường có thái độ học tập tích cực hơn. [dẫn theo 15, tr.5]
Tuy nhiên, nghiên cứu của Ellis (1994) cũng chỉ ra rằng, nữ giới
không hẳn luôn luôn học L2 tốt hơn nam giới. Ví dụ như những người đàn
ông Châu Á sống ở Anh sẽ nói tiếng Anh tốt hơn những người phụ nữ Châu
Á sống ở Anh. Lý do là vì những người đàn ông Châu Á sống ở Anh thường
có cơ hội ra ngoài, có công việc thường xuyên tiếp xúc với người bản xứ,
trong khi những người phụ nữ Châu Á sống ở Anh thường chỉ có cuộc sống
“khép kín” ở trong gia đình. Như vậy, một yếu tố nữa đã ảnh hưởng tới việc
học L2 là cơ hội cũng như khoảng cách để người học được tiếp xúc với
người bản xứ. [dẫn theo 15, tr.6]
Một nghiên cứu có tên “Lớp học ngôn ngữ: Một “lãnh địa” của phái
nữ? – Cái nhìn cá nhân sinh viên nam và nữ đối với việc học ngoại ngữ”
của tác giả Larrisa Nikitina (2007) đã phát hiện rằng hầu hết các sinh viên
tham gia điều tra đều có suy nghĩ rằng “nữ giới có khả năng học ngôn ngữ
tốt hơn nam giới”, còn kết quả thực nghiệm cho thấy các nữ giới có xu
hướng có động lực học một ngôn ngữ mới cao hơn nam giới một chút [dẫn
theo 24, tr.4]
Khi nghiên cứu về các yếu tố tác động tới nhu cầu và thái độ của
những học sinh người Ấn Độ đối với môn tiếng Anh, tác giả M.H.Verma đã
chỉ ra rằng, những người học ngoại ngữ cần một giáo viên có thể tạo động
lực cho họ nói nhiều hơn trong lớp học cũng như hướng dẫn họ làm sao để
sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học nhiều hơn. Họ mong muốn một người giáo
viên tiếng Anh có trình độ tiếng Anh tốt để có thể sữa những lỗi sai họ mắc
phải mà không làm tổn thương cái tôi của họ hay kết tội họ vì thiếu kiến thức
17


môn tiếng Anh. Họ cần một giáo viên có thể tạo ra không khí vui vẻ, không
gò bó trong lớp học. [dẫn theo 27, tr.7]
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến những vấn đề khác

có ảnh hưởng đến thái độ ngôn ngữ và sự thụ đắc ngôn ngữ như như dân tộc,
xã hội, trình độ ngoại ngữ và trình độ tiếng mẹ đẻ của người học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
a. Nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ trong dạy học ngoại ngữ
Cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới cũng như xu hướng
toàn cầu hoá, hiện nay, không chỉ có người Việt Nam có nhu cầu học ngoại
ngữ để giao lưu, học tập và hợp tác kinh tế, chính trị, xã hội với các quốc gia
khác trên thế giới mà rất nhiều người nước ngoài cũng có nhu cầu học tiếng
Việt như một ngoại ngữ. Nhu cầu này không chỉ đến từ những người sống ở
các nước nước có vị trí địa lý gần Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Hàn Quốc, Nhật Bản,… mà nó đã tới từ khắp các châu lục, khắp các quốc gia
trên thế giới. Những người nước ngoài học tiếng Việt với nhiều mục đích
khác nhau như: tìm cơ hội việc làm, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tìm hiểu
về đất nước, văn hoá của Việt Nam hay để thoả lòng khao khát tìm hiểu về
những cảnh đẹp ở đất nước hình chữ S này. Cũng có một phần không nhỏ
trong số họ là những người con mang trong mình dòng máu Việt nhưng chưa
từng được một lần về quê hương, và họ muốn học tiếng Việt như một cách để
luôn ghi nhớ về nơi mà một phần con người mình thuộc về, để khi có cơ hội
thì họ có thể một lần được trở về với quê hương, và được nói tiếng Việt với
đồng bào, những người cùng mang trong mình dòng máu Việt.
Có nhiều lý do khác nhau để người nước ngoài lựa chọn tiếng Việt như
một ngoại ngữ để học tập. Bởi vậy, những nghiên cứu về việc dạy – học tiếng
Việt như một ngoại ngữ cũng đã được quan tâm từ rất sớm nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng dạy và học trong các lớp học ngoại ngữ. Không
khó để chúng ta có thể tìm được một bài viết với nội dung như: “Ngôn ngữ
18


×