Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của người nhà bệnh nhân đối với bệnh lao tại trung tâm hô hấp- bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 73 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (Mycobacterium
tuberculosis) gây ra. Nó đã xuất hiện từ rất lâu và cũng từng là một vấn nạn
y học trong lịch sử. Vào khoảng thập niên 70-80 của thế kỷ trước, nhờ sự
ra đời của một số thuốc chống lao rất có hiệu lực, bệnh lao tưởng như có
thể tiêu diệt được và nó dần bị quên lãng. Tuy nhiên, tháng 4/1993 Tổ chức
Y tế thế giới (TCYTTG) báo động sự quay trở lại của bệnh lao và tuyên bố:
“Bệnh lao là vấn đề khẩn cấp toàn cầu” [1],[18].
Hiện nay, trên thế giới, có khoảng 2,2 tỉ người mắc lao sơ nhiễm tức
1/3 dân số toàn cầu, với 9 triệu ca mới mỗi năm. Lao cũng là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm (có 3 triệu người
chết mỗi năm vì HIV/AIDS, 2 triệu người chết vì lao và 1 triệu người chết
vì sốt rét). Bệnh lao đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng và Việt Nam
cũng không ngoại lệ. Nước ta có tỉ lệ lao lưu hành cao trên toàn thế giới,
đứng thứ 12/23 nước, xếp thứ 3 khu vực Châu Á Thái Bình Dương (sau
Trung Quốc và Phillipines) với số mắc lao mới ước tính 198/100.000 dân
và tổng số lao mới và cũ 289/100.000 dân (1998) [9].
Năm 1944, thuốc kháng sinh Streptomycin ra đời, tiếp sau đó vào
những năm 50 và 60, hàng loạt thuốc chống lao khác được phát minh và
đưa vào sử dụng đã cải thiện hẳn tình hình bệnh lao. Việc áp dụng điều trị
lao bằng công thức đa hoá trị liệu ngắn ngày (HTLNN) làm cho hiệu quả
chữa lao được nâng cao rõ rệt và nhân loại những tưởng đã thanh toán được
bệnh lao.
Sự sao lãng trong các chương trình kiểm soát lao, sự bùng phát của đại
dịch HIV/AIDS và việc di dân đã khiến lao trỗi dậy. Năm 1995, Việt Nam
đã thành lập Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) với mục tiêu cơ
2


bản là phát hiện bệnh lao bằng phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp và
điều trị khỏi những bệnh nhân có vi khuẩn lao trong đờm. Công tác chống
lao đã và sẽ ngày càng là yêu cầu cấp bách, nó đòi hỏi phải có sự tham gia
tích cực của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức cũng như toàn thể cộng đồng.
Tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ lao hô hấp lên tới
16,1%; nên đây là một môi trường có nguy cơ lây nhiễm lao cao. Trong đó,
người nhà bệnh nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân,
đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác phát hiện bệnh; giám sát,
theo dõi quá trình điều trị cũng như phòng bệnh [2],[3]. Việc đánh giá kiến
thức, thái độ và thực hành của người nhà bệnh nhân là điều hết sức cần
thiết, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của người nhà bệnh nhân đối
với bệnh lao tại Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai.”












3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tình hình bệnh lao hiện nay
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Lịch sử của bệnh lao tương đương với lịch sử loài người. Hàng trăm
thế kỷ trôi qua, nó vẫn lây lan và giết hơn 2 triệu người trên toàn thế giới
mỗi năm. Tỉ lệ tử vong do lao nhiều hơn cả AIDS (Accquired Immuno
Deficency Syndrome), bệnh sốt rét và các bệnh nhiệt đới cộng lại. Bệnh có
thể gặp ở mọi châu lục, mọi quốc gia trên thế giới [5]. Trước năm 1944, khi
chưa có các thuốc chống lao đặc hiệu ra đời bệnh lao được coi là một trong
“ Tứ chứng nan y” và là nỗi khiếp đảm của loài người.
Năm 1944, thuốc kháng sinh Streptomycin ra đời, tiếp sau đó vào
những năm 50 và 60, hàng loạt thuốc chống lao khác được phát minh và
đưa vào sử dụng đã cải thiện hẳn tình hình bệnh lao. Việc áp dụng điều trị
lao bằng công thức đa HTLNN làm cho hiệu quả bệnh lao được nâng cao
rõ rệt và nhân loại những tưởng đã thanh toán được bệnh lao [10],[18].
Đến năm 1990, hội nghị toàn cầu về bệnh lao lần thứ 23 tại Boston
Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng tình hình bệnh lao không những không thuyên
giảm mà còn có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Năm 1993, WHO (World
Health Organization) đã báo động tới chính phủ các quốc gia trên toàn cầu
về nguy cơ quay trở lại của bệnh lao và sự gia tăng của bệnh [1],[7],[19].
Theo báo cáo của TCYTTG (2008) [9], đã ước tính tình hình dịch tễ
bệnh lao như sau:
+ 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao.
+ 9,2 triệu người bệnh lao mới xuất hiện trong năm tương đương tỷ lệ
139/100.000 dân.
4

+ 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu hành.
+ 4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB (+), (tương đương 62/100.000)
bao gồm 0,7 triệu trường hợp HIV (+).

+ 1,7 triệu người chết do lao.
+ 98% số người chết ở các nước đang phát triển.

Hình 1.1. Các quốc gia có tỷ lệ mắc lao cao
Vậy cái gì khiến cho bệnh lao không những không bị tiêu diệt mà
còn bùng phát trở lại? Có nhiều nguyên nhân, song những nguyên nhân
chính trong 2 thập kỷ cuối của thế kỷ XX, đó là:
(1) Sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS.
(2) Tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo trong các cộng đồng
dân cư.
5

(3) Sự lãng quên mang tính chủ quan của loài người tưởng rằng có thể
khống chế được bệnh lao khi có các thuốc chống lao mới.
(4) Tình trạng di dân tự do giữa các vùng miền trong nhiều lãnh thổ.
(5) Sự xuống cấp của hệ thống y tế do chiến tranh, khủng hoảng kinh
tế, thiên tai… đã khiến cho bệnh lao gia tăng.
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Tại Việt Nam, dịch lao là một vấn đề y tế công cộng quan trọng. Năm
2006, dự án phòng, chống bệnh lao Quốc gia phối hợp với TCYTTG ước
tính chỉ số dịch tễ bệnh lao như sau:
- Dân số: 86,2 triệu dân.
- Tỷ lệ người bệnh lao mới các thể: 173/100.000 dân.
- Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới: 77/100.000 dân.
- Tỷ lệ hiện mắc các thể: 225/100.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong do lao: 23/1000.000 dân.
- Tỷ lệ kháng đa thuốc ở bệnh nhân lao mới: 2,7%.
- Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao đã điều trị: 19%.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỷ lệ bệnh lao
cao trên thế giới. Trong khu vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam là nước

đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines về số lượng bệnh nhân đang lưu
hành và số bệnh nhân mới xuất hiện hàng năm. Nguy cơ nhiễm lao hàng
năm ở nước ta hiện nay là 1,7%; trong đó ở phía Bắc 1,2%; phía Nam 2,2%;
khoảng 44% dân số đã bị nhiễm lao. Bệnh lao ở nước ta xếp vào mức trung
bình cao so với toàn cầu [9],[19].


6

1.2. Một số nét về vi khuẩn lao và bệnh lao phổi [1],[18],[22]
1.2.1. Vi khuẩn lao
Vi khuẩn lao được Robert Koch người Đức tìm ra 1882, cho nên nó
được mang tên ông Bacille de Koch (BK).
- Đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao:
+ Vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacteriae, thân mảnh 2 đầu nhọn, dài 3 -
5µm, không có lông, nha bào và vỏ.
+ Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của
nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được
phân loại là "trực khuẩn kháng acid" (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ
thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen
+ Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn hiếu khí, trong môi trường phát triển
cần có đủ oxy. Do đó vi khuẩn thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn
nhiều nhất là ở trong các hang lao có phế quản thông.
+ Trong điều kiện bình thường vi khuẩn lao sinh sản chậm (trung bình
20-24giờ/1lần) nhưng có khi hàng tháng, thậm chí “nằm vùng” ở tổn
thương rất lâu mà không bị chết (vi khuẩn tồn tại dai dẳng) khi gặp điều
kiện thuận lợi chúng lại phát triển.
+ Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào số lượng BK. Độc tính của BK là
ở khả năng sinh sản, nhân lên trong tổ chức tế bào (đại thực bào).
+ BK có sức đề kháng cao với các thuốc khử trùng thông thường: cồn

90
o
giết BK trong vòng 3-5 phút, nhiệt độ 42
o
C chúng ngừng phát triển,
nhiệt độ 100
o
C

chết trong vòng 1phút, ngoài ánh sáng 10 ngày sau mới mất
độc tính, trong sách vở sống được 3 tháng, tia cực tím giết BK trong 2-3
phút, axitphenic 5% diệt được BK sau 1 phút, nhưng chất sát trùng tốt nhất
là CloraminB 3%-5%.
7

+ Vi khuẩn kháng với nhiều loại thuốc chống lao và ngày càng tăng lên vì
vậy phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị và sử dụng phối hợp các loại thuốc
chống lao.
1.2.2. Một số nét về bệnh lao phổi
Lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất trong bệnh học lao, chiếm khoảng
80% tổng số bệnh nhân lao. Lao phổi là nguồn lây vi khuẩn cho những
người lành nhiều nhất, đặc biệt là những người bệnh xét nghiệm đờm soi
kính trực tiếp có vi khuẩn AFB (+). Đây là nguồn lây chủ yếu làm cho bệnh
lao tồn tại ở mọi quốc gia qua nhiều thế kỷ. Vì vậy, trong nghiên cứu này
chúng tôi chỉ đề cập tới bệnh lao phổi (khi nói tới bệnh lao trong nghiên cứu
này chỉ bao hàm khái niệm lao phổi).
1.2.2.1. Nguồn bệnh
Nguồn truyền nhiễm của bệnh lao là người bệnh, chủ yếu người lớn và
trẻ em trên 15 tuổi. Trẻ em nhỏ chỉ có dưới 5% mang vi khuẩn lao ở đờm vì
khi bị lao, trẻ em thường nuốt đờm cho nên không là nguồn truyền nhiễm.

1.2.2.2. Đường lây bệnh
Đường hô hấp: là chủ yếu. Khi người bị bệnh lao phổi, trong thời kỳ
lây nhiễm có khoảng 5000 vi khuẩn/lml đờm. Khi ho hắt hơi ra những hạt
đờm có kích thước khác nhau. Những hạt lớn bốc hơi, còn những hạt nhỏ lơ
lửng trong không khí xung quanh người đó khoảng 2 mét. Nếu người bình
thường hít phải hạt đờm có vi khuẩn sẽ bị lây.
8


Hỡnh 1.2. Bnh lao lõy ch yu theo ng hụ hp
1.2.2.3. C ch bnh sinh
Bệnh lao diễn biến qua hai giai đoạn: Nhiễm lao và bệnh lao.
* Giai on nhim lao: Nhiễm lao là giai đoạn đầu tiên khi vi khuẩn
xâm nhập vào cơ thể gây tổn th ơng đặc hiệu (th ờng là ở phổi). Đa số
tr ờng hợp không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể hình thành dị ứng và miễn
dịch chống lao. Khi ch a có đại dịch HIV/AIDS thì chỉ có khoảng 5-10%
ng ời bị nhiễm lao chuyển thành bệnh lao. Nếu nhiễm lao đồng thời với có
HIV thì ít nhất 30% nhiễm lao chuyển thành bệnh lao.
* Giai on bnh lao: (cũn gi l lao th phỏt hay lao hot ng) l
giai on hai ca bnh lao, ch xy ra khi cú s mt cõn bng gia kh nng
gõy bnh ca trc khun lao v sc khỏng ca c th (80%-90% ngi
nhim lao khụng chuyn sang lao bnh). Khi s lng v c tớnh ca vi
khun lao vt quỏ sc khỏng ca c th, s gõy ra nhng tn thng
hy hoi cỏc c quan m vi khun lao hin din.

9

1.3. Chẩn đoán bệnh lao phổi
1.3.1. Xác định người nghi lao phổi
a) Triệu chứng lâm sàng tuy chỉ cho hướng chẩn đoán, nhưng rất cần

thiết, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở. Người nghi lao phổi có thể được xác định
qua các triệu chứng thường gặp như:
- Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu
chứng nghi lao quan trọng nhất.
Có thể kèm theo:
- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
- Sốt nhẹ về chiều.
- Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.
- Đau ngực, đôi khi khó thở.
b) Nhóm nguy cơ cao cần chú ý:
- Người nhiễm HIV/AIDS.
- Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.
- Người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường
- Người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào
- Người sử dụng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài như Corticoid, hoá
chất điều trị ung thư…
1.3.2. Chẩn đoán lao phổi
a) Lâm sàng
- Toàn thân: Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy
sút cân.
- Cơ năng: Ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở.
- Thực thể: Nghe phổi có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ…).

10

b) Cận lâm sàng
- Soi đờm trực tiếp tìm AFB: Tất cả những người có triệu chứng nghi
lao phải được xét nghiệm 3 mẫu đờm: 1 mẫu tại chỗ khi đến khám, 1 mẫu
buổi sáng sớm sau ngủ dậy và mẫu thứ 3 lấy tại chỗ khi đem mẫu đờm buổi
sáng đến phòng xét nghiệm.

- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao: Nuôi cấy trong môi trường đặc cho kết
quả sau 6-8 tuần. Nuôi cấy trong môi trường lỏng (MGIT, BACTEC) cho
kết quả khoảng 10 ngày.
- Xquang phổi chuẩn: Hình ảnh trên phim Xquang gợi ý lao phổi tiến
triển là thâm nhiễm, nốt, xơ hang, có thể co kéo ở 1/2 trên của phế trường, có
thể 1 bên hoặc 2 bên. Ở người có HIV, hình ảnh Xquang phổi ít thấy hình
hang, tổn thương khoảng kẽ nhiều hơn và có thể ở vùng thấp của phổi.
- Phản ứng Tuberculin (Mantoux): Phản ứng Mantoux chỉ có ý nghĩa
hỗ trợ trong chẩn đoán, nhất là chẩn đoán lao ở trẻ em khi phản ứng dương
tính mạnh (≥ 15 mm đường kính cục phản ứng với Tuberculin PPD).
c) Chẩn đoán xác định
- Lao phổi AFB (+)
Thoả mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh lao tiến triển trên phim
Xquang phổi.
+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy dương tính.
Riêng đối với người bệnh HIV (+) chỉ cần có ít nhất 1 tiêu bản xét
nghiệm đờm AFB (+) được coi là lao phổi AFB (+).
11

- Lao phổi AFB (-)
Thoả mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính qua 2 lần khám mỗi lần xét
nghiệm 3 mẫu đờm cách nhau khoảng 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến
triển trên phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao.
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính nhưng nuôi cấy dương tính.
Riêng đối với người bệnh HIV (+) chỉ cần ≥ 2 tiêu bản đờm AFB (-),
điều trị kháng sinh phổ rộng không thuyên giảm, có hình ảnh Xquang phổi
nghi lao và bác sĩ chuyên khoa quyết định là lao phổi AFB (-).

1.4. Điều trị và phòng bệnh
1.4.1. Điều trị
1.4.1.1. Phác đồ điều trị
Hiện nay ở nước ta có 3 phác đồ được sử dụng để điều trị lao phổi [5],[17].
- Phác đồ điều trị bệnh nhân lao mới:
+ Chỉ định: tất cả các trường hợp bệnh nhân lao mới được phát hiện và
điều trị lần đầu.
+ Công thức: 2SRHZ/6HE.
Trong 2 tháng đầu, bệnh nhân được dùng thuốc hàng ngày với 4 loại thuốc
lao là streptomycin, isoniazid, rifampicin, pyrazinamid. Đến 6 tháng tiếp theo,
bệnh nhân được dùng 2 loại thuốc isoniazid và ethambutol hàng ngày.
- Phác đồ điều trị lao phổi thất bại và thất bại:
+ Chỉ định: dùng cho các trường hợp thất bại hay tái phát của công
thức điều trị bệnh nhân lao mới.
+ Công thức: 2SRHZE/1RHZE/5 R
3
H
3
E
3
.
Bệnh nhân được sử dụng 5 loại thuốc lao S, R, H, Z, E hàng ngày
trong 2 tháng đầu. Tháng thứ 3, dùng 4 loại thuốc lao R, H, Z, E hàng
ngày. Đến 5 tháng tiếp theo, bệnh nhân được dùng thuốc 3 lần trong 1 tuần
với 3 loại thuốc lao R, H, E. Tổng thời gian điều trị là 8 tháng.
- Phác đồ điều trị lao trẻ em:
12

+ Ch nh: tt c cỏc trng hp lao tr em.
+ Cụng thc: 2RHZ/4RH.

Dựng 3 loi thuc lao R, H, Z hng ngy trong 2 thỏng u; 4 thỏng
tip theo, dựng 2 loi thuc lao R, H hng ngy. i vi nhng th lao nng
nh: lao kờ, lao xng khp, lao mng nóo, cú th b sung streptomycin trong
2 thỏng tn cụng.
(S: streptomycin; R: rifampicin; H: isoniazid; Z: pyrazinamid; E: ethambutol)
1.4.1.2. Nguyờn tc iu tr
m bo kt qu cn phi iu tr ỳng nguyờn tc: Phi hp
thuc, liu, u n, thi gian, cú kim soỏt. Chin lc iu tr ang
c T chc Y t Th gii khuyn cỏo mang li hiu qu l iu tr ngn
ngy cú kim soỏt trc tip (DOTS- Directly Observed Treatment Short
course) [4].
1.4.2. Phũng bnh
én nay, vn cú nhiu ngi s b lõy bnh lao khi phi tip xỳc, chm
súc ngi bnh hoc trong gia ỡnh cú ngi b lao. Suy ngh ú khụng ỳng
vỡ chỳng ta cú th phũng v ngn chn c vic lõy v mc bnh thụng qua
cỏc bin phỏp sau:
- Giải quyết nguồn lây
Bệnh lao tồn tại là do sự lây truyền từ ng ời bệnh sang ng ời lành. Vỡ
vy phỏt hin sm v iu tr khi cho nhng bnh nhõn ny l bin phỏp
phũng bnh hiu qu nht v l nhim v quan trng ca CTCLQG nc ta,
cng nh nhiu nc trờn th gii [19].
- Tiêm phòng lao bằng BCG vaccin
Tiêm vaccin BCG là một ph ơng pháp gây miễn dịch chủ động cho cơ
thể, đặc biệt với vi khuẩn lao, có tác dụng phòng bệnh lao. Đây là một trong
những điểm cơ bản quan trọng trong CTCLQG.


13

- Dù phßng ho¸ häc

Trên thế giới, chương trình chống lao (CTCL) của một số nước có
dịch lao thấp có chủ trương dùng hóa chất trị lao để phòng lao cho những
người bị nhiễm lao có nguy cơ cao trở thành bệnh lao như: có sống chung
với nguồn lây lao trong gia đình hay những người nhiễm HIV. Liều hóa
phòng lao là 5mg INH/kg thể trạng, uống hàng ngày (tối đa 300mg INH
mỗi ngày) ít nhất là 6 tháng uống thuốc phòng lao.
Ở nước ta, CTCL chưa có chủ trương dùng hóa phòng lao. Hiện nay,
phát hiện và điều trị tích cực những bệnh nhân lao phổi; tiêm phòng BCG
là hai biện pháp phòng lao hiệu quả nhất cho gia đình và xã hội [5],[8].
- Các bước phòng lao cụ thể cho bệnh nhân và mọi người xung quanh
+ Với người bệnh: không được khạc nhổ bừa bãi xuống đất, che miệng
khi ho và hắt hơi, khi bệnh đang phát triển cần được ngủ riêng giường,
dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng; áo quần, chăn
màn hàng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt; đeo khẩu trang; người bệnh
phải khạc nhổ đờm vào ống nhổ riêng, sau đó đem ngâm trong nước vôi,
nước crezin 4% hoặc nước clorua vôi 2% rồi mới đổ vào cầu tiêu hoặc
chôn xuống đất.
+ Dinh dưỡng cân bằng với chế độ ăn bao gồm thịt, cá, trứng, đậu đỗ,
bánh mỳ nâu, rau xanh và hoa quả…
+ Những người nghiện rượu cần giảm rượu bởi vì nó sẽ làm giảm tác
dụng của thuốc, ảnh hưởng tới việc điều trị.
+ Hút thuốc gây nguy hại cho phổi và có thể gây ra bệnh tim, ung thư phổi.
+ Thường xuyên tắm nắng, hít thở không khí trong lành, luyện tập và
sống trong môi trường sạch sẽ, thường xuyên mở cửa sổ khi ở nhà hay nơi
làm việc.
14

1.5. Nghiên cứu K.A.P về bệnh lao
Những nước đang và chậm phát triển, độ lưu hành lao còn cao, phát
triển bệnh bằng phương pháp thụ động là chủ yếu và quản lý điều trị lao

theo chiến lược DOTS. Hiệu quả của phương pháp phát hiện thụ động phụ
thuộc vào trình độ hiểu biết, thái độ và khả năng thực hành (K.A.P-
Knowledge Attitude Practice) về bệnh của những người tiếp xúc với bệnh
nhân cũng như của cộng đồng. Chỉ khi có kiến thức đúng, thái độ mặc cảm
không còn tồn tại, người dân mới thực hành đúng về khám, phát hiện, điều
trị và phòng bệnh; từ đó góp phần cho sự thành công của chiến lược DOTS.
Tuy nhiên, ngày nay sự hiểu biết, thái độ và thực hành đúng về bệnh lao
trong cộng đồng còn khá hạn chế.
1.5.1. Nghiên cứu K.A.P về bệnh lao trên thế giới
- Những nghiên cứu về kiến thức bệnh lao trên thế giới cho thấy ở
nhiều nơi kiến thức về bệnh lao còn thiếu hụt rất nhiều.
Theo Crofton và CS (1992), hiểu biết về bệnh lao rất khác nhau tùy
từng quốc gia, tùy từng khu vực, thậm chí tùy từng nhóm dân trong từng
khu vực. Có nhiều người còn cho rằng bệnh lao là do thần linh, ma quỷ
nhập vào người bệnh, quan niệm cho rằng bệnh lao là do di truyền, do lao
động nặng cũng rất phổ biến [26]. Ở Mỹ, Marinac JS (1998), điều tra về
kiến thức bệnh lao của 505 người thuộc nhóm nguy cơ cao sống trong
thành phố, trong đó 55% trả lời đúng nguyên nhân gây bệnh, 57% trả lời
đúng về đường lây, 89% trả lời đúng về triệu chứng và 49% trả lời đúng về
điều trị. Tác giả kết luận: kiến thức thiếu hụt chủ yếu là nguyên nhân gây
bệnh, đường lây và điều trị bệnh [31].
- Thái độ sai về bệnh lao còn nặng nề ở nhiều nước trên thế giới.
Tại Sabah, Koay TK (2004), phỏng vấn 205 người thì có 22% nghĩ
rằng bệnh nhân lao rất bẩn, 51% không muốn sống cùng bệnh nhân lao,
41% thể hiện rằng mắc lao là đáng xấu hổ, 16% nói rằng bệnh lao là vấn đề
15

quá nhạy cảm để thảo luận [29]. Tại New Delhi, Singh MM và CS (2002),
nghiên cứu trên 208 người lớn, tuổi từ 16-70 ở Lok Nayak Colony, có tới
71% cho rằng nên tách bệnh nhân lao ra khỏi gia đình; 74,1% không muốn

ăn chung với người bệnh; 27,6% sẽ ngăn cản việc kết hôn với bệnh nhân
lao và 18% đồng ý với việc không cho bệnh nhân tham dự vào các hoạt
động xã hội [33].
- Thực hành sai về bệnh lao cũng còn rất phổ biến trên nhiều khu vực.
Tỷ lệ bỏ trị rất cao ở nhiều nơi: tại Nepal năm 1994, Shakya TM
nghiên cứu công thức 2RHZE/6HE tỷ lệ bỏ trị là 35% [28]. Ở Malaysia,
theo Kuppusamy I, chỉ có 1/3 số bệnh nhân tiếp tục điều trị sau 6 tháng, đa
số bệnh nhân bỏ trị sau 6 tháng đầu [31]. Tại Trung Quốc, trong các chiến
dịch điều tra dịch tễ lao toàn quốc năm 1990, 3633 người có triệu chứng
nghi lao được phỏng vấn, kết quả chỉ có 34,1% đi khám bệnh tại các cơ sở
y tế còn lại tới 65,9% không đi khám [25].
1.5.2. Nghiên cứu K.A.P về bệnh lao tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kiến thức về bệnh lao trong cộng đồng đã được nâng
cao nhờ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) về bệnh. Tuy
nhiên, những thiếu hụt về K.A.P liên quan tới bệnh lao vẫn tồn tại.
- Kiến thức về bệnh lao của người dân
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Cồ và Hà Văn Như (1996), cho biết kiến
thức về bệnh lao của cán bộ thôn bản, huyện Krongpa tỉnh Gia Lai còn rất
hạn chế, chỉ có 23,8% biết về triệu chứng bệnh lao, 21,4% biết về nguyên
nhân gây bệnh [11]. Phạm Quang Tuệ phỏng vấn 399 người ở 5 xã thuộc 3
tỉnh miền núi: Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum chỉ có 46,3% trả lời có nghe
nói về bệnh lao, trong số những người này chỉ có 5,9% biết nguyên nhân
gây bệnh; 7,6% biết đường lây bệnh; 11,4% biết phòng lao cho trẻ em bằng
tiêm chủng. Ngược lại, số người có kiến thức sai về bệnh lao chiếm tỷ lệ
cao hơn nhiều: 36,2% cho rằng bệnh nhân lao phổi sống cách ly và không
có ai biết chính xác thời gian chữa bệnh là bao lâu [21].
16


- Thái độ của người dân đối với bệnh lao

Theo Nguyễn Việt Cồ và Hà Văn Như (1996), cán bộ thôn (bản)
huyện Krongpa tỉnh Gia Lai có thành kiến rất nặng nề đối với bệnh lao:
80,1% sợ bệnh lao; 59,52% không dám nói chuyện với bệnh nhân lao [11].
Theo Phạm Quang Tuệ phỏng vấn 399 người ở 5 xã thuộc 3 tỉnh miền núi:
Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum có 185 người nghe nói về bệnh lao. Trong số
này có 17,5% sẽ giấu bệnh vì ngại người khác biết mình mắc lao; 27,8%
không muốn tiếp xúc với bệnh nhân lao [21]. Theo CTCLQG (2005), qua
phỏng vấn 1200 người dân ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
thấy người dân có thái độ tin tưởng với các cơ sở y tế nhà nước cao: 96%
sẽ đến khám tại đó nếu nghi ngờ lao. Tỷ lệ người không giấu bệnh nếu mắc
lao cũng khá cao 88%, tuy nhiên vẫn còn tới 26% sẽ tránh tiếp xúc với
bệnh nhân lao và gia đình mắc lao [7].
- Thực hành của người dân về bệnh lao
Theo Nguyễn Mạnh Tuấn (2001), nghiên cứu nguyên nhân chấn đoán
muộn bệnh lao ở nhóm công chức, do công việc bận rộn có tới 80% bệnh nhân
không đi khám bệnh, 60% tự mua thuốc kháng sinh hoặc thuốc lao về điều trị
[10]. Năm 1996, tỷ lệ bỏ trị chung của cả nước đối với công thức hóa trị liệu
ngắn ngày là 2,4%. Một số tỉnh tỷ lệ bỏ trị với công thức này còn rất cao: Gia
Lai 10,9%; Khánh Hòa 9,5%; Phú Yên 8,3%; Hà Giang 7,2% [20].
Thiếu kiến thức dẫn đến thái độ và những hành vi sai là yếu tố chủ yếu
làm tăng tỷ lệ nhiễm lao cũng như mắc lao trong cộng đồng. Chính vì vậy
cần phải tăng cường công tác TTGDSK trong cộng đồng để cung cấp, nâng
cao kiến thức; từ đó làm thay đổi thái độ và mục đích cuối cùng là làm thay
đổi hành vi, đưa đến thực hành đúng về bệnh lao.
17

CHƯƠNG 2
ĐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHP NGHIÊN CU

2.1. Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: Trung tâm Hô Hấp- Bệnh viện Bạch Mai.
- Thời gian: từ tháng 11/2012- 3/2013.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- 300 người nhà của bệnh nhân tại Trung tâm Hô Hấp- Bệnh viện
Bạch Mai có khả năng trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi, trong đó có 22
đối tượng nghiên cứu đã từng được chẩn đoán và điều trị bệnh lao theo tiêu
chuẩn của TCYTTG năm 2005.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả (Cross sectional study) [23].
2.3.2. C mu v chn mu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn cỡ mẫu là 300 đối tượng để
thuận tiện cho quá trình nghiên cứu.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Học viên trực tiếp phỏng vấn 300 người nhà bệnh nhân tại Trung tâm
Hô Hấp-Bệnh viện Bạch Mai thông qua bộ câu hỏi đã được thiết kế và xây
dựng dựa trên những nghiên cứu trước đây.
Nội dung của bộ câu hỏi:
2.4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ( gồm 7 câu)
- Họ và tên
- Giới
- Tuổi
- Nghề nghiệp
- Địa dư
- Trình độ văn hóa
- Chẩn đoán của bệnh nhân tại Trung tâm Hô Hấp
18

2.4.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh lao ( gồm 9 câu)
- Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh,

đường lây và các triệu chứng chính của bệnh lao và các biện pháp phòng bệnh.
- Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về nơi khám và điều trị bệnh.
- Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thời gian chữa bệnh lao.
2.4.3. Thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với bệnh lao ( gồm 5 câu)
- Thái độ của đối tượng nghiên cứu khi bản thân hoặc gia đình có
người mắc lao.
- Thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với bệnh nhân lao: là thái độ
khi bạn bè, đồng nghiệp hoặc hàng xóm có người mắc lao.
- Thái độ tin tưởng của đối tượng nghiên cứu đối với điều trị bệnh lao.
- Nơi đối tượng nghiên cứu tin tưởng sẽ đến khám và điều trị nếu nghi
ngờ mắc lao.
2.4.4. Thc hnh của đối tượng nghiên cứu về bệnh lao ( gồm 4 câu)
- Nơi đối tượng nghiên cứu đã đến khám khi có triệu chứng nghi lao.
- Nơi đối tượng nghiên cứu lựa chọn đăng kí điều trị khi mắc lao.
- Thực hành của đối tượng nghiên cứu về thời gian điều trị khi mắc lao.
- Thực hành của đối tượng nghiên cứu về khuyên nhủ người thân đi
khám sớm khi mắc lao.
2.4.5. Nguồn cung cp thông tin về bệnh lao của đối tượng nghiên cứu v
các hình thức đưa thông tin đối tượng nghiên cứu mong muốn được tiếp
cn ( gồm 2 câu)
- Nguồn thông tin về bệnh lao của đối tượng nghiên cứu.
- Các hình thức đưa thông tin mà đối tượng nghiên cứu mong muốn
được tiếp cận.

19

2.5. Xử lý số liệu
- Nhập số liệu sử dụng phần mềm Epidata 3.1.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
2.6. Đạo đức nghiên cứu

- Trước khi tiến hành nghiên cứu, nghiên cứu viên đã giải thích cho
đối tượng rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa của việc tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ tiến hành với những đối tượng tình nguyện tham gia
nghiên cứu.




20

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CU

3.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra


Biểu đồ 3.1. Phân bố giới
Nhận xét: Trong số 300 đối tượng nghiên cứu thì nam giới có tỷ lệ là
51,3% cao hơn nữ giới (48,7%).
Bảng 3.1. Phân bố tuổi
Nhóm tuổi
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
18-40
126
42
41-60
135
45
61-84

39
13
Tổng số
300
100

Nhận xét: Trong tổng số 300 đối tượng nghiên cứu, tuổi trung bình
của đối tượng tham gia nghiên cứa là 43,71 ± 13,37; phần lớn nằm trong
nhóm tuổi từ 41-60 (135 người, chiếm 45%), người thấp tuổi nhất là 18
tuổi và người cao tuổi nhất là 84 tuổi.
21

Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp

Nghề nghiệp
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Nông dân
125
41,6
Cán bộ công chức
45
15
Công nhân
38
12,7
Học sinh, sinh viên
18
6
Lao động tự do

47
15,7
Hưu trí
27
9
Tổng số
300
100

Nhận xét: Trong tổng số đối tượng nghiên cứu thì nông dân chiếm tỷ
lệ cao nhất (41,6%) và học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất (6%).
Bảng 3.3. Phân bố địa dư
Địa dư
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Thành thị
95
31,7
Nông thôn
178
59,3
Miền núi
27
9
Tổng
300
100

Nhận xét: Trong tổng số 300 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ người ở nông
thôn chiếm tỷ lệ cao nhất (59,3%), ở miền núi chiếm tỷ lệ thấp nhất (9%)

và ở thành thị chiếm 31,7%.

22


Biểu đồ 3.2. Phân bố trình độ hc vn
Nhận xét: Trong tổng số 300 đối tượng nghiên cứu, nhóm đối tượng có
trình độ THPT, THCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 51%; trình độ cao đẳng, ĐH,
SĐH chiếm tỷ lệ 19,3%; số đối tượng có trình độ trung cấp và học nghề
chiếm 12,7% và có đến 17% số đối tượng có trình độ từ tiểu học trở xuống.
Bảng 3.4. Chẩn đoán của bệnh nhân tại trung tâm hô hp
Chẩn đoán
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Lao hô hấp
47
15,7
Bệnh khác
253
84,3
Tổng số
300
100

Nhận xét: Trong tổng số đối tượng nghiên cứu thì có 47 người (15,7%)
chăm sóc bệnh nhân mắc lao hô hấp và có 253 người (84,5%) chăm sóc
bệnh nhân mắc các bệnh khác.
23

3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh lao

Bảng 3.5. Kiến thức của đối tượng về nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Do virus
54
18
Do vi khuẩn lao
98
32,7
Do di truyền
29
9,7
Làm việc nặng
33
11
Khác
40
13,3
Không biết
46
15,3
Tổng số
300
100

Nhận xét: Trong tổng số 300 đối tượng nghiên cứu, số người biết
nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn lao chiếm tỷ lệ cao nhất (32,7%),
tỷ lệ người cho rằng bệnh lao là do di truyền là thấp nhất (9,7%), vẫn có

11% số người cho rằng bệnh lao là do làm việc nặng, có 13,3% số người
cho rằng bệnh lao là do một số nguyên nhân khác như hút thuốc lá, ô nhiễm
môi trường và có tới 15,3% số người không biết nguyên nhân gây bệnh lao.









24

Bảng 3.6. Kiến thức
của đối tượng nghiên cứu về tính chất lây và đường
lây bệnh
Tính chất lây và đường lây bệnh
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Lao là bệnh lây
279
93
Không lây
6
2
Không biết
15
5
Lây qua đường hô hấp

244
83,4
Lây qua đường ăn uống
22
7,3
Đường lây khác
9
3
Không biết đường lây
4
1,3

Nhận xét: Trong tổng số 300 đối tượng nghiên cứu:
+ Số người quan niệm đúng cho rằng bệnh lao là bệnh lây chiếm tỷ lệ 93%.
+ Tỷ lệ số người cho rằng bệnh lao không lây hoặc không biết bệnh
lao có lây hay không là 7%.
+ Tỷ lệ số người hiểu đúng về đường lây là 83,4%.
+ Tỷ lệ số người hiểu sai về đường lây là 11,6%.
Bảng 3.7. Quan niệm của đối tượng nghiên cứu về khả năng di truyền của
bệnh lao
Bệnh lao có di truyền không
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)

108
36
Không
99
33
Không biết

93
31
Tổng số
300
100

Nhận xét: Trong 300 đối tượng, 33% đối tượng quan niệm đúng là
bệnh lao không di truyền, số quan niệm sai lầm cho rằng bệnh lao di truyền
là 36% và 31% số đối tượng còn lại thì không biết bệnh lao có di truyền
hay không.
25


Biểu đồ 3.3. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về triệu chứng bệnh
Nhận xét: Trong tổng số 300 đối tượng nghiên cứu, triệu chứng ho khạc
kéo dài trên 2 tuần được biết đến nhiều nhất 73%; tiếp theo đó là sốt về chiều
56,7%; gầy sút cân 50,7%; mệt mỏi ăn kém 44,3%; đau tức ngực 35,7%;
18,5% đối tượng biết một số triệu chứng khác như: ho ra máu, khó thở, ra mồ
hôi trộm và có tới 19,3% không biết triệu chứng nào của bệnh lao.
Bảng 3.8. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về khả năng phòng bệnh
Khả năng phòng bệnh
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)

255
85
Không
1
0,3
Không biết

44
14,7
Tổng
300
100

Nhận xét: Trong tổng số 300 đối tượng nghiên cứu, 85% người cho
rằng bệnh lao có khả năng phòng tránh, có 1 người (0,3%) cho rằng bệnh
lao không phòng tránh được và 14,7% người không biết là bệnh lao có
phòng tránh được hay không.

×