Tải bản đầy đủ (.pdf) (308 trang)

Vị trí các tác phẩm viết cho piano của l v beethoven trong đào tạo piano chuyên nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.39 MB, 308 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

TRỊNH MINH TRANG

VỊ TRÍ CÁC TÁC PHẨM PIANO CỦA
LUDWIG VAN BEETHOVEN TRONG ĐÀO TẠO
PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

HÀ NỘI, 2020


 

   


 

i  

 
 
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được
bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
 



Hà nội ngày 15 tháng 5 năm 2020
Tác giả luận án

Trịnh Minh Trang


 
 

ii  
 

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1  
Chương 1 L.V. BEETHOVEN – NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT PIANO CỔ
ĐIỂN .......................................................................................................................................... 10  
1.1. Những sáng tác cho Piano ................................................................................................. 10  
1.1.1. Một số đặc điểm âm nhạc ............................................................................................... 11  
1.1.2. Đặc điểm pedal............................................................................................................... 21  
1.1.3. Những nét đặc trưng của Sonata, Concerto và Biến tấu .................................................. 30  
1.1.4. Các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven tại một số cuộc thi âm nhạc hàng đầu thế giới
................................................................................................................................................ 43  
1.2. L.v. Beethoven trong lĩnh vực biểu diễn và sư phạm Piano ................................................. 44  
1.2.1. Nghệ sĩ Piano xuất chúng ............................................................................................... 44  
1.2.2. Trong lĩnh vực sư phạm Piano ........................................................................................ 50  
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................................... 58  
Chương 2 VAI TRÒ CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO PIANO CỦA BEETHOVEN TRONG ĐÀO
TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .................................................................... 60  
2.1. Khái quát về các cơ sở đào tạo và các thế hệ giảng viên Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam

................................................................................................................................................ 60  
2.1.1. Các cơ sở đào tạo ........................................................................................................... 60  
2.1.2. Những nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo Piano chuyên nghiệp ............. 61  
2.2. Các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trong chương trình học Piano chuyên nghiệp 65  
2.2.1. Môn Piano chuyên ngành ............................................................................................... 66  
2.2.2. Trong đào tạo tài năng âm nhạc ..................................................................................... 73  
2.3. Tác dụng của các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven đối với HSSV VN ...................... 76  
2.3.1. Rèn luyện kỹ thuật cơ bản ............................................................................................... 76  
2.3.2. Phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế .......................................................................... 84  
2.3.3. Đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học và tiếp tục phát triển sự nghiệp................... 90  
2.3.4. Những hạn chế còn tồn tại .............................................................................................. 91  
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................................... 93  
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY ................................. 94  
3.1. Thực hiện đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn biểu diễn của Beethoven .................................. 94  
3.1.1. Các chỉ dẫn về sắc thái (dynamic)................................................................................... 95  
3.1.2. Các chỉ dẫn về tốc độ (Tempo) ........................................................................................ 99  
3.1.3. Các chỉ dẫn về kỹ thuật phát âm tiếng đàn (Articulation) .............................................. 101  
3.2. Các phương pháp bổ trợ để thể hiện đúng phong cách âm nhạc của Beethoven................ 105  
3.2.1. Tổng quan bối cảnh lịch sử của tác phẩm ..................................................................... 106  
3.2.2. Phương pháp so sánh đặc trưng phong cách ................................................................. 107  
3.2.3. Phương pháp nghe và cảm nhận ................................................................................... 108  
3.2.4. Thống kê ....................................................................................................................... 109  
3.2.5. Lựa chọn bản nhạc phù hợp .......................................................................................... 110  
3.3. Quan sát thực nghiệm giảng dạy một số tác phẩm tiêu biểu ............................................. 112  
3.4. Thực nghiệm sư phạm...................................................................................................... 136  
3.4.1. Mục tiêu thực nghiệm ................................................................................................... 136  
3.4.2. Cách thức thực nghiệm ................................................................................................. 136  
3.4.3. Thông tin tổ chức thực nghiệm ...................................................................................... 137  
3.4.4. Tổng kết sau quá trình thực nghiệm sư phạm. ............................................................... 138  
3.5. Áp dụng quan điểm đàn Piano “cất tiếng hát” và tư duy giao hưởng trong đệm Piano cho

Thanh nhạc ............................................................................................................................ 139  
Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................................. 144  
KẾT LUẬN ...............................................................................................................................145  

   


 

iii  

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt  

   

Viết tắt  

Anhang (nghĩa là Phụ lục trong tiếng Đức)  

Anh  

Chính quy  

CQ


Dài hạn

DH

Đại học

ĐH

Giáo sư

GS  

Phó Giáo sư  

PGS  

Học sinh sinh viên  

HSSV  

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam  

HVÂNQGVN  

Ludwig van Beethoven

L.v. Beethoven

Nghệ sĩ nhân dân


NSND

Nghệ sĩ ưu tú

NSƯT

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Nghiên cứu sinh  

NCS  

Nhà xuất bản

NXB  

Như trên  

Nt

Opus  

Op  

Tài liệu tham khảo

TLTK


Thành phố Hồ Chí Minh

Tp. HCM

Tiến sĩ  

TS  

Trang

tr  

Trung cấp  

TC  

Trung học  

TH  

Variationen

Var

Việt Nam

VN  

Work without Opus number


WoO  


 

iv  

 

 

VIẾT TẮT CÁC SONATA, CONCERTO VÀ BIẾN TẤU VIẾT CHO PIANO
ĐỘC TẤU CỦA BEETHOVEN
SONATA

Viết đầy đủ

   

Viết tắt (1) trong luận
án

Viết tắt (2)
trong luận án    

No. 1 f-moll (Opus 2 No. 1)  

Sonata số 1 (Op.2)

Sonata số 1  


No. 2 A-Dur (Opus 2 No. 2)  

Sonata số 2 (Op.2)

Sonata số 2  

No. 3 C- Dur (Opus 2 No. 3)

Sonata số 3 (Op.2)

Sonata số 3  

No. 4 Es-Dur (Opus 7)

Sonata số 4 (Op.7)

Sonata số 4  

No. 5 c-moll (Opus 10 No. 1)

Sonata số 5 (Op.10)

Sonata số 5  

No. 6 F-Dur (Opus 10 No. 2)

Sonata số 6 (Op.10)

Sonata số 6  


No. 7 D- Dur (Opus 10 No. 3)

Sonata số 7 (Op.10)

Sonata số 7  

No. 8 “Pathétique” c- moll (Opus
13)

Sonata số 8 (Op.13)  
“Pathétique”

Sonata số 8  

No. 9 E- Dur (Opus 14 No. 1)

Sonata số 9 (Op.14)

Sonata số 9  

No. 10 G- Dur (Opus 14 No. 2)

Sonata số 10 (Op.14)

Sonata số 10  

No. 11 B- Dur (Opus 22)

Sonata số 11 (Op.22)


Sonata số 11  

No. 12 As- Dur (Opus 26)

Sonata số 12 (Op.26)

Sonata số 12  

No. 13 “Sonata quasi una Fantasia”
Es- Dur (Opus 27 No. 1)

Sonata số 13 (Op.27)  
“Sonata quasi una
Fantasia”

Sonata số 13  

No. 14 “Sonata quasi una Fantasia”
cis- moll (Opus 27 No. 2)

Sonata số 14 (Op.27)  
“Sonata quasi una
Fantasia”

Sonata số 14  

No. 15 D- Dur (Opus 28)

Sonata số 15 (Op.28)


Sonata số 15  

No. 16 G- Dur (Opus 31 No. 1)

Sonata số 16 (Op.31)

Sonata số 16  

No. 17 d- moll (Opus 31 No. 2)

Sonata số 17(Op.31)

Sonata số 17  

No. 18 Es- Dur (Opus 31 No. 3)

Sonata số 18 (Op.31)

Sonata số 18  

No. 19 g- moll (Opus 49 No. 1)

Sonata số 19 (Op.49)

Sonata số 19  

No. 20 G- Dur (Opus 49 No. 2)

Sonata số 20 (Op.49)


Sonata số 20  


 

v  

 

 

No. 21 “Waldstein” C- Dur (Opus
53)

Sonata số 21 (Op.53)
“Waldstein”

Sonata số 21  

No. 22 F- Dur (Opus 54)

Sonata số 22 (Op.54)

Sonata số 22  

No. 23 “Appasionata” f- moll

Sonata số 23 (Op.57)


Sonata số 23  

(Opus 57)

“Appasionata”

No. 24 “Therese” Fis- Dur (Opus
78)

Sonata số 24 (Op.78)
“Therese”

Sonata số 24  

No. 25 G- Dur (Opus 79)

Sonata số 25 (Op.79)

Sonata số 25  

No. 26 “Les Adieux” Es- Dur
(Opus 81a)

Sonata số 26 (Op. 81a)
“Les Adieux”

Sonata số 26  

No. 27 e- moll (Opus 90)


Sonata số 27 (Op. 90)

Sonata số 27  

No. 28 A- Dur (Opus 101)

Sonata số 28 (Op. 101)

Sonata số 28  

No. 29 “Hammerklavier” B- Dur
(Opus 106)

Sonata số 29 (Op. 106)  
“Hammerklavier”

Sonata số 29  

No. 30 E- Dur (Opus 109)

Sonata số 30 (Op. 109)

Sonata số 30  

No. 31 As- Dur (Opus 110)

Sonata số 31 (Op. 110)

Sonata số 31  


No. 32 c- moll (Opus 111)

Sonata số 32 (Op. 110)

Sonata số 32  

CONCERTO

Viết đầy đủ

Viết tắt (1) trong
luận án

Viết tắt (2)
trong luận án

No. 1 C- Dur (Opus 15)

Concerto số 1  (Op.15)

Concerto số 1  

No. 2 B- Dur (Opus 19)

Concerto số 2 (Op.19)

Concerto số 2  

No. 3 c- moll (Opus 37)


Concerto số 3 (Op.37)

Concerto số 3  

No. 4 G- Dur (Opus 58)

Concerto số 4 (Op.58)

Concerto số 4  

No. 5 “Emperor” Es- Dur (Opus 73)

Concerto số 5 (Op. 73)

Concerto số 5  

BIẾN TẤU

Viết đầy đủ

   

Viết tắt trong luận án

9 Variationen Es - Dur WoO 63

Biến tấu WoO 63

6 Variationen F - Dur WoO 64


Biến tấu WoO 64

24 Variationen D - Dur WoO 65

Biến tấu WoO 65

13 Variationen A - Dur WoO 66

Biến tấu WoO 66


 

vi  

 

   

 

12 Variationen C - Dur WoO 68

Biến tấu WoO 68

9 Variationen A - Dur WoO 69

Biến tấu WoO 69

6 Variationen G - Dur WoO 70


Biến tấu WoO 70

12 Variationen A - Dur WoO 71

Biến tấu WoO 71

8 Variationen C - Dur WoO 72

Biến tấu WoO 72

10 Variationen B - Dur WoO 73

Biến tấu WoO 73

7 Variationen F- Dur WoO 75

Biến tấu WoO 75

8 Variationen F – Dur WoO 76

Biến tấu WoO 76

6 Leichter Variationen G- Dur WoO 77

Biến tấu WoO 77

6 Variationen F – Dur Opus 34

Biến tấu Op. 34


15 Variationen Es - Dur Opus 35

Biến tấu Op. 35

7 Variationen C - Dur WoO 78

Biến tấu WoO 78

5 Variationen D - Dur WoO 79

Biến tấu WoO 79

32 Variationen c - moll WoO 80

Biến tấu WoO 80

6 Variationen D - Dur Opus 76

Biến tấu Op. 76

33 Veränderungen C - Dur Opus 120

Biến tấu Op. 120

8 Variationen B – Dur Anhang 10

Biến tấu Anh 10



 

vii  

 

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1

Một số nét đặc trưng trong Concerto viết cho Piano và 36
dàn nhạc của Beethoven

Bảng 2

Các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trong 66
chương trình đào tạo chuyên ngành Piano trình độ
Trung học dài hạn tại khoa Piano HVÂNQGVN

Bảng 3

Các tác phẩm viết cho Piano độc tấu cùng dàn nhạc 67
của Beethoven môn Piano Trình độ Đại học và Cao

học tại khoa Piano HVÂNQGVN

   

Bảng 4

So sánh về độ khó các Sonata viết cho Piano của 68
Beethoven trong chương trình đào tạo tại Khoa Piano
HVÂNQGVN với đánh giá của G. Henle Verlag

Bảng 5

So sánh về độ khó các Concerto viết cho Piano và dàn 70
nhạc của Beethoven trong chương trình đào tạo tại
Khoa Piano HVÂNQGVN  với đánh giá của G. Henle
Verlag

Bảng 6

Tổng kết về tỉ lệ lựa chọn các Sonata/ Biến tấu và 71
Concerto viết cho Piano và dàn nhạc của Beethoven
và các tác giả khác trong chương trình tốt nghiệp của
HSSV và Học viên Cao học tại khoa Piano
HVÂNQGVN

Bảng 7

Tổng  kết về các bản Sonata của Beethoven viết cho 73
Piano được các thí sinh Bảng B và C lựa chọn


Bảng 8

Các dấu luyến trong các tác phẩm cho Piano của 101
Beethoven

Bảng 9

Các ký hiệu staccato, tenuto, mezzo staccato, 103
leggieramente của Beethoven


 

viii  

 

 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

   

Nội dung

Trang

Biểu đồ 1


Thống kê số lượng Giảng viên- HSSV tại các cơ sở 60
đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam

Biểu đồ 2

Tỉ lệ thí sinh Bảng B- Vòng II lựa chọn Sonata của 74
các tác giả

Biểu đồ 3

Tỉ lệ thí sinh Việt Nam Bảng B -Vòng 2 lựa chọn 74
Sonata của các tác giả

Biểu đồ 4

Tỉ lệ thí sinh Bảng C- Vòng I lựa chọn Sonata của 75
các tác giả

Biểu đồ 5

Tỉ lệ thí sinh Việt Nam Bảng C- Vòng 1 lựa chọn 75
Sonata của các tác giả


 
 

ix  
 


Các khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa được sử dụng trong công trình nghiên cứu
o   Âm hình đệm nốt bass Alberti: được đặt theo tên của nhạc sĩ Domenico Alberti
(1770-1740). Cho dù ông không phải là người đầu tiên sử dụng, nhưng ông là người
thường xuyên sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm của ông với các nốt của hợp âm
xuất hiện theo thứ tự: nốt thấp nhất- nốt cao nhất- nốt ở giữa- nốt cao nhất [79, 7].
Ví dụ:
o   Biến khúc: hình thức biến tấu bao gồm sự trình bày của chủ đề và sau đó là hàng loạt
sự nhắc lại của chủ đề ấy nhưng có sự thay đổi, đó là những biến khúc [20, 113]. Đôi
khi còn gọi là Biến tấu nhỏ. Trong luận án sử dụng từ “Biến khúc” để nói về khái niệm
này. Các ví dụ nốt nhạc trong luận án được lấy từ bản in bằng tiếng Đức ghi ký hiệu là
Var.
o   Các tác phẩm tiêu biểu viết cho Piano của L.v. Beethoven: Beethoven sáng tác rất
nhiều tác phẩm cho Piano ở nhiều hình thức và thể loại khác nhau. Trong luận án đề
cập đến các tác phẩm viết cho Piano tiêu biểu của Beethoven trong đào tạo Piano
chuyên nghiệp tại Việt Nam với tiêu chí là các tác phẩm viết cho Piano độc tấu hoặc
Piano chơi độc tấu cùng dàn nhạc, có tính phổ cập cao, được sử dụng nhiều. Đó là 32
Sonata viết cho Piano độc tấu, 05 Concerto cho Piano và dàn nhạc, hơn 20 Biến tấu
viết cho Piano độc tấu.
o   Đàn Piano cất tiếng hát:  trong phong cách chơi legato của mình, Beethoven mong
muốn kết hợp giữa việc tạo ra âm sắc vang lên như giọng hát của đàn Piano và cách
chơi đàn thể hiện giống như việc cất tiếng hát [72, 72].
o   Factura: lý thuyết factura và sử dụng thuật ngữ factura là thành tựu của nghệ thuật
âm nhạc Nga- Xô Viết [52, 2-3]
Đó chính là cấu trúc, cấu tạo của các yếu tố của âm nhạc và sự tổng hợp các yếu tố
được kết hợp theo ý đồ của mỗi nhạc sĩ trong một tác phẩm: giai điệu, phần đệm, bè
bass, các bè giữa và bè giai điệu đi liền bậc (counter melody). Factura thường rất đa
dạng như factura giai điệu, factura hòa thanh, factura phức điệu hay chủ điệu… [52].
o   Giảng viên đệm đàn cho Thanh nhạc:  tại Khoa Thanh nhạc ở các trường đào tạo âm
nhạc chuyên nghiệp tại Việt nam như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện
Âm nhạc Huế, Nhạc viện Tp. HCM đều có các nghệ sĩ chơi phần nhạc đệm cho HSSV

cũng như hỗ trợ cho các giảng viên chuyên ngành trong các giờ lên lớp, thi và tham
gia biểu diễn. Đây là một ngành nghề đặc thù, vừa mang tính nghệ sĩ, vừa mang tính
trợ giảng và hoạt động trong môi trường đào tạo và biểu diễn chuyên nghiệp.

   


 
 

x  
 

o   Kỹ thuật kinh điển  và nền tảng: là kỹ thuật cơ bản, sử dụng rộng rãi và các kỹ thuật
khó khác có thể phát triển từ những kỹ thuật này.
o   Mạch đập tiết tấu:  mạch đập tiết tấu là một thuật ngữ và lý thuyết âm nhạc được các
nghệ sĩ Nga -Xô Viết xây dựng, phát triển. Đây là một thành tựu của nền nghệ thuật
âm nhạc Nga- Xô Viết. Theo Alexander Borisovich Goldenweiser: “Ở đây rõ nét
nguyên tắc duy vật biện chứng ‘tính thống nhất của các mặt đối lập’. Một mặt, mỗi
một ý nhạc có một tiết tấu riêng của mình, còn về mặt khác, tất cả nội dung trong một
tác phẩm được kết nối bởi một mạch đập chung” [28,25].
o   Nghệ thuật xếp ngón tay: khái niệm xếp ngón tay được Carl Philipp Emmanuel Bach
đưa ra lần đầu và sau này- nhiều nghệ sĩ cuối thế kỷ XVIII- XIX trong đó có Beethoven,
Hummel và Czerny cũng đề cập đến. Nghệ thuật xếp ngón tay không chỉ là biết chọn
trình tự ngón tay thuận lợi nhất và phù hợp nhất với yêu cầu kỹ thuật mà ở mức cao
hơn, đó là nắm vững những thói quen chuyển động chắc chắn, khi mà mỗi mô hình nốt
nhạc (dù là gam, rải hay một chuỗi nhóm nốt) tương ứng với tổ hợp ngón tay chính xác
[35].
o   Ngôn ngữ âm nhạc của một tác giả: là những thủ pháp sáng tác đặc trưng của một
tác giả.

o   Pedal ngón tay: theo nhà nghiên cứu Banowetz, kỹ thuật chơi Piano có thuật ngữ
thông dụng pedal “ngón tay” là một trong số trợ thủ truyền thống rất hiệu quả để tạo
ra âm thanh legato giống như sử dụng pedal phải. Các nốt được giữ bằng ngón tay
trong lúc không sử dụng pedal phải hoặc thay thường xuyên pedal phải. Việc giữ các
nốt qua nhau như vậy, người chơi có thể đem lại ảo giác âm thanh ngân dài hơn như
âm thanh tạo ra bằng cách dậm pedal phải không bị ngắt quãng [53, 24].
o   Phong cách: được hiểu như bản thân chính tác phẩm được người nghệ sĩ thể hiện và
được người nghe hiểu cặn kẽ với tất cả các chi tiết của ngôn ngữ âm nhạc. Có thể nói
về phong cách như phương pháp sáng tác của tác giả hay là những đặc trưng ngôn ngữ
của nhạc sỹ, về phong cách như là một dấu ấn riêng hay là một nét đặc biệt cá nhân
trong sáng tác âm nhạc (D.A. Diadlov, Phong cách như là một lĩnh vực quan trọng
trong thể hiện âm nhạc, Viện Hàn lâm Quốc gia LB. Nga, 2011).
o   Phương pháp “Thể hiện phong cách âm nhạc của Beethoven” hay “Chơi ra chất
Beethoven” trong tác phẩm viết cho Piano của ông: được tổng kết từ lý thuyết và
điều chỉnh trong quá trình khảo sát thực nghiệm của luận án, để hỗ trợ HSSV VN xử
lý tác phẩm thể hiện đúng phong cách của Beethoven hiệu quả hơn.

   


 
 

xi  
 

o   Sắc thái (dynamic): trong tiếng Việt, từ “sắc thái” mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Từ
“sắc thái” trong luận án được dùng với ý nghĩa chỉ về âm lượng to nhỏ
o   Vòng kết bằng sắc thái: hiệu ứng âm thanh tạo ra bằng sắc thái được Beethoven hay
sử dụng ở Coda của chương III trong các Concerto viết cho Piano của ông: sắc thái

nhỏ dần (diminuendo) kết hợp với tốc độ chậm dần rồi bất ngờ chuyển sang sắc thái to
dần (crescendo) kết hợp với tốc độ nhanh [31,19].  

   


 

1  

PHẦN MỞ ĐẦU
1.   Lý do chọn đề tài
Ludwig van Beethoven là một nhạc sĩ vĩ đại của nhân loại. Ông là một trong
những đại diện xuất sắc của trường phái Cổ điển Viên, người kế tục sự nghiệp của
nhạc sĩ thiên tài W.A. Mozart [26,151]. Lịch sử âm nhạc thế giới đánh giá rất cao L.v.
Beethoven với vai trò là một người có đóng góp vô cùng quan trọng và quyết định
trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Piano thế giới, trong đó tất yếu có cả nền nghệ
thuật Piano non trẻ của Việt Nam.
Ở Việt Nam, đàn Piano đã được du nhập từ những năm đầu của thế kỷ XX [3],
nhưng nghệ thuật Piano chỉ được tiến hành đào tạo chuyên nghiệp từ khi thành lập
Trường Âm nhạc Việt Nam năm 1956. Trải qua hơn sáu mươi năm phát triển đến
nay, hệ thống đào tạo Piano chuyên nghiệp của nước ta được đánh giá là một trong
những loại hình nghệ thuật có quy trình đào tạo tương đối hoàn chỉnh. Piano cũng là
bộ môn sớm hoàn thiện giáo trình cho các cấp học. Trong đó, tác phẩm viết cho Piano
của L.v. Beethoven được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các cơ sở đào tạo
Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam ở trình độ khác nhau và chiếm một vị trí hàng đầu,
xuyên suốt từ đào tạo bậc Trung học dài hạn cho đến Đại học và Cao học. Đó là
những tác phẩm có hiệu quả lớn trong việc trang bị cho HSSV VN về tư duy nghệ
thuật và kỹ năng làm chủ cây đàn Piano trên mọi phương diện. Tuy nhiên, chúng tôi
nhận thấy rằng: ở nước ta, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên

sâu tìm hiểu, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về các đặc điểm và giá trị của
các tác phẩm này trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam và dành cho HSSV
VN.
Đối với ngành đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện đang là một
trong những ngành đi đầu trong lĩnh vực đào tạo âm nhạc cổ điển, một ngành nghệ
thuật đang trên con đường hội nhập với thế giới, thì công trình nghiên cứu khoa học
chuyên sâu về những tác phẩm Piano của L.v. Beethoven dưới góc độ sư phạm và
biểu diễn sẽ đóng góp một phần trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Việt Nam.
Ở đây chúng tôi không có ý định đi sâu phân tích theo góc độ của các nhà lý luận âm
nhạc.
Với ý nghĩa to lớn về nghệ thuật sư phạm và biểu diễn của các tác phẩm viết
cho Piano của L.v. Beethoven, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Vị trí các tác
phẩm Piano của Ludwig van Beethoven trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt
Nam” nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của các tác phẩm viết cho Piano của L.v.


 
 

2  
 

Beethoven tới sự nghiệp đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam. Qua đó đưa ra
các khuyến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng các tác phẩm viết cho Piano của ông
trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
2.   Lịch sử đề tài
2.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về Beethoven ở nước ngoài
Cho đến nay, ở nước ngoài đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu
tổng thể về sự nghiệp sáng tác, nghệ thuật biểu diễn hay đi sâu vào biểu diễn từng thể
loại tác phẩm viết cho Piano của Beethoven1 (các ghi chú ký hiệu bằng số có trong

luận án được diễn giải trong mục Chú giải ghi chú ở cuối Phụ lục).
Qua phân tích, đánh giá các công trình có liên quan mật thiết nhất đến đề tài
của luận án, có thể tổng kết những vấn đề nổi bật mà NCS kế thừa và làm cơ sở cho
nghiên cứu của mình, cụ thể được chia thành các nhóm sau:
2.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu tổng quan:
Đó là các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven và các công trình nghiên cứu
mang tính kinh điển về biểu diễn các tác phẩm cho Piano của Beethoven, được tái
bản nhiều lần và cho đến nay vẫn luôn được các nhà Beethoven học và các nghệ sĩ
Piano tham chiếu. Luận án xin điểm qua một số công trình tiêu biểu sau:
Công trình nghiên cứu khoa học “Lịch sử nghệ thuật biểu diễn Piano” của
tác giả Alecxeev (А.Алексеев – История фортепианного искусства), Nhà xuất
bản Âm nhạc Matxcova, 1972, sau đó bổ sung và tái bản năm 1980, 1982, 1988 [26].
Dưới góc độ sư phạm và biểu diễn, trong một chương dài hơn 30 trang, tác giả khắc
hoạ cho chúng ta về chân dung của L.v. Beethoven- không chỉ là một nhạc sỹ vĩ đại
của nhân loại mà còn là một nghệ sĩ Piano xuất chúng đương thời. Ông đã tổng kết
những vấn đề xung quanh việc thể hiện đặc điểm âm nhạc của Beethoven và biểu
diễn, xử lý tác phẩm viết cho Piano của Beethoven.
Tuyển tập các bài nghiên cứu: “Biểu diễn các tác phẩm viết cho Piano của
Beethoven như thế nào?” (tạm dịch) do Dasimova chủ biên Как исполнять
Бетховена Засимова А, Nhà xuất bản Классика –XXI- (2007) [29]. Trong tuyển
tập này, tác giả tổng hợp nhiều bài nghiên cứu của nhiều nhà sư phạm và biểu diễn
Piano trên thế giới đề cập tới nhiều vấn đề xung quanh việc biểu diễn và xử lý các tác
phẩm viết cho Piano của Beethoven như: sắc thái, nghệ thuật pedal, những nguyên
tắc xếp ngón tay, giới thiệu sâu về tổng thể cách thể hiện 32 Sonata viết cho Piano và
nhiều vấn đề chung trong biểu diễn các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven. Nội
dung tuyển tập trên giúp cho các nghệ sĩ Piano định hình được những nguyên tắc cơ

   



 
 

3  
 

bản cũng như hướng dẫn gợi mở rất nhiều vấn đề quan trọng trong xử lý các tác phẩm
viết cho Piano của Beethoven.
The Pianist’s Guide to Pedalling, tạm dịch “Hướng dẫn về pedal cho các nghệ
sĩ Piano” của Joseph Banowetz, nhà xuất bản Indiana University Press (1992) [53].
Tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng cấu tạo và chức năng cũng như tác dụng của các loại
pedal trên đàn Piano cũng như sự thay đổi của pedal trên đàn Piano từ thời đầu đến
hiện đại. Một đóng góp quan trọng là tác giả đã tổng kết cách xử lý pedal trên Piano
hiện đại của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng qua các thời kỳ với những ví dụ minh hoạ cụ thể.
Ông dành riêng 2 chương đề cập đến pedal trong các tác phẩm viết cho Piano của
Beethoven.
Công trình của Newman William S. (1988), “Beethoven đúng như Beethoven.
Chơi nhạc của ông theo cách của ông- Beethoven on Beethoven. Playing His Piano
Music His Way”. New York: Norton [67]. Để viết cuốn này, nhà nghiên cứu đã bỏ ra
17 năm (từ 1971 sau khi ông xuất bản cuốn Perfomance Practices in Beethoven’s
Piano Sonatas [66] vì có nhiều nội dung và vấn đề cần nghiên cứu chi tiết) để nghiên
cứu các lĩnh vực liên quan đến biểu diễn tác phẩm viết cho Piano của Beethoven.
Theo ông, điểm xuất phát khi nghiên cứu về biểu diễn âm nhạc của Beethoven là lựa
chọn bản nhạc, sau đó đến vấn đề cây đàn Piano mà Beethoven đã sáng tác trên đó,
những mong muốn của ông đối với cây đàn Piano, tiếp sau là đến tốc độ và sự linh
hoạt của tốc độ trong tác phẩm của Beethoven và tiếp tới là các vấn đề về hệ thống
ký hiệu biểu diễn, nhóm tiết tấu, chỉ dẫn sắc thái, nốt hoa mỹ, pedal...
2.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về bản nhạc, phân tích, hướng dẫn chơi:
Đó là các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven ở nhiều thể loại và hình thức,
nghiên cứu về bản thảo viết tay của nhạc sỹ, bản nhạc Urtext2 và các bản hiệu đính

biên tập bản nhạc các tác phẩm cho Piano của Beethoven có uy tín cao, tiêu biểu là:
Các bản nhạc urtext như Bella Walner& Hansen [91], Ratz& Schenker [93],
Wiener Urtext [94]. Các bản biên tập hiệu đính, trong đó có phần lưu ý biểu diễn 32
Sonatas và 05 Concerto Beethoven sáng tác cho Piano của nhiều tác giả trong đó nổi
bật là Carl Czerny [50],[54], Ignace Moscheles3 [88], Frank Kullak4 [87], Dr. Hans
von Bülow5 & Dr. Sigmund Lebert6 [83]; Alfredo Casella7 [85]; Donald Francis
Tovey8 & Harold Craxton9 [90]; Artur Schnabel [89]; A.Goldenweiser10 [30], [95];
Claudio Arrau [82]… Trong các bản biên tập này, bên cạnh việc kiểm tra lại bản nhạc
theo bản thảo viết tay và Urtext, các tác giả cũng đưa ra ghi chú của mình về thể hiện
tác phẩm. Ví dụ, Schnabel, bên cạnh bản gốc và bản in đầu tiên, đã đưa ra ghi chú về

   


 
 

4  
 

chỉ dẫn cho các bản Sonata. Các ghi chú này có thể được chia thành 5 nhóm như sau:
ý kiến về cao độ của nốt và các dấu nhấn; về tốc độ; về ký hiệu sắc thái; về ký hiệu
kỹ thuật phát âm tiếng đàn; về bản nhạc nói chung [54, 43]. Hoặc A.B. Goldenweiser
trong cuốn Фортепианные сонаты Бетховена / “Tuyển tập Sonata Beethoven” [30],
[95] của ông đã nghiên cứu và hiệu đính 32 sonata khá mẫu mực. Trong đó ông- như
một nghệ sĩ Piano và nhà sư phạm, người biên tập nhiều kinh nghiệm đã dày công và
phân tích kỹ lưỡng, hướng dẫn cách tập luyện chi tiết từng Sonata từ số 1 đến số 32.
H.A.Harding. Analysis of form in Beethoven’s Sonatas/ Phân tích cấu trúc các
bản Sonata của Beethoven. Novello& Company limited, England, số hoá từ Cornell
University Library [59]. Quyển sách phân tích cấu trúc của tất cả các bản Sonata viết

cho Piano của Beethoven rất ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng. Tác giả còn đưa ra
những phân tích về giọng của từng chủ đề hay hình thức và sự tương đồng với các
bản Sonata khác .
2.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp biểu diễn Piano và
sáng tác  
Bên cạnh những công trình nghiên cứu kinh điển của Schindler11 [71], Thayer12
[77]… là nhiều công trình mới của Skoroneck [72], Kinderman [63]. Trong số đó cần
phải kể đến “Ludwig van Beethoven” của tác giả A. Alosvang13 Nhà xuất bản Văn
hoá- người dịch Lan Hương [27]. Cuốn sách nói về cuộc đời, quá trình học tập, sự
nghiệp biểu diễn Piano và sáng tác của ông, sự ngưỡng mộ đối với ông của những
người đương thời thời.
Cuốn The Great Pianists: From Mozart to the Present (1987) tạm dịch “Các
nghệ sĩ Piano vĩ đại: Từ Mozart đến Hiện tại”. Cuốn sách nói về kỹ thuật chơi Piano
của những nghệ sĩ Piano nổi tiếng bắt đầu từ Mozart. Cuốn sách có một chương dành
riêng về nghệ thuật chơi đàn Piano của Beethoven. Tác giả nêu lên những quan điểm
chơi đàn của Beethoven thông qua các phân tích, qua cách ông hướng dẫn Czerny
dạy cháu ông, cách Beethoven chơi đàn Piano qua mô tả chân thực của người đương
thời về ông, các loại đàn mà Beethoven có.
Những vấn đề chưa được đề cập đến trong các công trình nêu trên mà luận
án tập trung giải quyết:
Với cách tiếp cận về phương pháp nghiên cứu của nước ngoài là đi sâu vào
những vấn đề chi tiết cụ thể và việc nghiên cứu về Beethoven đã bắt đầu từ thế kỷ
XIX đến nay. Nhiều công trình nghiên cứu mới về các vấn đề xung quanh cuộc đời,
sự nghiệp sáng tác và phong cách thể hiện các tác phẩm của Beethoven vẫn đang phát

   


 
 


5  
 

triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, đối với những đặc trưng trong đào tạo Piano chuyên
nghiệp tại Việt Nam, với đặc thù riêng của HSSV Việt Nam, chúng tôi có thể khẳng
định cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nước ngoài nào đem lại một cơ sở lý
thuyết tổng quan về con người, sự nghiệp, phong cách thể hiện tác phẩm cho Piano
của Beethoven trong lĩnh vực sư phạm và biểu diễn Piano áp dụng cho HSSV VN,
tại Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật Piano của Việt Nam:
Đa số các công trình nghiên cứu của người Việt Nam đều đi sâu vào nghiên cứu
các vấn đề trong nghệ thuật sáng tác và đào tạo Piano chuyên nghiệp. Vì đề tài nghiên
cứu của luận án gắn với đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam nên chúng tôi thu
nhận được nhiều điều bổ ích từ những công trình nghiên cứu - các luận án tiến sĩ của
các tác giả Việt Nam như sau:
“Nghệ thuật Piano Việt Nam” của GS.TS-NGND Trần Thu Hà, năm 1997 [3].
Đây là công trình khoa học đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về cây đàn
Piano. Công trình đã trình bày sâu sắc, kỹ lưỡng quá trình hình thành và du nhập cây
đàn Piano từ phương Tây vào Việt Nam, phân tích và đánh giá phương pháp sư phạm
qua các giai đoạn từ thời Pháp thuộc đến những năm 80 của thế kỷ XX. Thông qua
những kết quả nghiên cứu này, tác giả đã chứng minh nghệ thuật Piano Việt Nam
phát triển qua các giai đoạn từ không chuyên nghiệp đến chuyên nghiệp và mặc dù
còn rất non trẻ nhưng đã bước đầu đạt được những thành tựu xứng đáng được ghi
nhận: hoàn thiện hệ thống đào tạo từ bậc trung cấp đến đại học, xây dựng được nội
dung giảng dạy, giáo trình chi tiết cho từng năm học, đội ngũ giảng viên ngày càng
nhiều kinh nghiệm… Đặc biệt đề tài đã tổng hợp và hệ thống hơn hai trăm các tác
phẩm của các nhạc sỹ Việt Nam viết cho Piano, mô tả một cách tổng thể về đời sống
âm nhạc Việt Nam trước thời kỳ đổi mới trong tất cả các lĩnh vực. Trong luận án đề
cập ảnh hưởng của những nguyên tắc đào tạo của trường phái Nga Xô Viết tới nghệ

thuật Piano ở Việt Nam. Có thể nói kết quả nghiên cứu này đã đóng góp rất lớn vào
nguồn tài liệu sử dụng cho đào tạo nghệ thuật Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam sau
này cũng như việc lưu trữ và phát triển nghệ thuật Piano Việt Nam.
“Sonata và Concerto cho Piano của các nhạc sĩ Việt Nam: Sự kết hợp giữa đặc
điểm dân tộc và truyền thống của âm nhạc phương Tây” của PGS.TS. Tạ Quang Đông
năm 2003 [2]. Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu về ảnh hưởng giữa âm nhạc truyền
thống Việt Nam và âm nhạc cổ điển châu Âu qua các bản Sonata và Concerto cho
Piano của các nhạc sỹ Việt Nam; so sánh những đặc điểm giống và khác nhau trong

   


 
 

6  
 

các bản Sonata và Concerto cho Piano của các nhạc sĩ Việt Nam giai đoạn 1956-2002.
Qua đó chứng minh được sự giao lưu và phát triển các yếu tố hình thức, hòa âm, phức
điệu… giữa âm nhạc Piano Việt Nam và phương Tây.
“Lịch sử văn hóa âm nhạc Việt Nam: Mối tương quan giữa những hình thức âm
nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp”, 2003, PGS. TS. Nguyễn Huy Phương
[10]. Luận án đã nghiên cứu lịch sử văn hóa âm nhạc Việt Nam từ thời kỳ lập nước
cho tới cuối thế kỷ XX dựa trên quan điểm, sự tương tác giữa những hình thức âm
nhạc dân gian và chuyên nghiệp. Qua ba chương luận án, tác giả đã xác định những
giai đoạn khác nhau của sự hình thành các hình thức âm nhạc truyền thống, tìm hiểu
những thể loại chính trong âm nhạc truyền thống Việt Nam nhằm xác định nguồn gốc
và phân loại chúng một cách chính xác: Hoặc mang tính dân gian hay chuyên nghiệp;
Hoặc bắt đầu ở bản địa hay mang yếu tố ngoại nhập, tác giả trình bày mối quan hệ

“truyền thống dân gian và chuyên nghiệp”, hệ thống lại các thể loại âm nhạc Việt
Nam đồng thời nghiên cứu sự hình thành và phát triển văn hóa âm nhạc chuyên nghiệp
theo kiểu châu Âu tại Việt Nam.
“Sự phát triển của nghệ thuật Piano Việt Nam” của PGS. TS. Nguyễn Minh
Anh [1]. Đây có thể xem là nghiên cứu nối tiếp liền mạch với công trình nghiên cứu
của GS.TS-NGND Trần Thu Hà. Tác giả tổng kết lại sự phát triển nghệ thuật Piano
Việt Nam, tổng kết các thành tựu đã đạt được trong hơn 50 năm qua (đặc biệt là giai
đoạn mở cửa 1990-2010). Qua đó tác giả đưa ra đề xuất một số vấn đề quan trọng về
sư phạm Piano nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo Piano tại Việt
Nam trong giai đoạn mới. Với các vấn đề chính như: Sự thả lỏng, cách xác định và
xây dựng câu nhạc, nghệ thuật sử dụng pedal. Đây là các vấn đề không chỉ mang tính
kỹ thuật mà còn mang tính nghệ thuật, giúp cho quá trình nâng cao thẩm mỹ âm nhạc
và phát triển tư duy sáng tạo nghệ thuật đối với người học Piano chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó đã có một số luận án Tiến sĩ của các nhà sư phạm và biểu diễn
Piano như “Những bản Etude của Claude Debussy: Thẩm mỹ và biểu diễn” của TS.
Đào Trọng Tuyên [13]; “Mối liên hệ giữa các chất liệu âm nhạc của Việt Nam và
châu Âu trong sáng tác của các nhạc sĩ thế kỷ XX” của TS. Đặng Ngọc Giang Quân
[12]. “Piano Concerto cho tay trái của Maurice Ravel” của TS. Trần Nguyệt Linh
[8]. Gần đây nhất là luận án tiến sĩ của: TS. Nguyễn Hoàng Phương đề tài “Nghệ
thuật đệm và hoà tấu thính phòng trong đào tạo ngành Piano chuyên nghiệp tại Việt
Nam”[11]; TS. Hà Mai Hương “Vai trò của Piano trong nâng cao mặt bằng kiến
thức chung của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam”[6]; TS. Triệu

   


 
 

7  

 

Tú My “Ảnh hưởng của âm nhạc Chopin trong nghệ thuật Piano chuyên nghiệp của
Việt Nam” [9].
Bộ giáo trình “Phân tích tác phẩm âm nhạc” (tập 1 và 2) cho bậc Đại học của
PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung trong đó có phần viết về các hình thức âm nhạc cùng
với những phân tích về hình thức trong một số Biến tấu, Sonata và Concerto viết cho
Piano và dàn nhạc của Beethoven [21].
Sách “Một số vấn đề cốt lõi trong đào tạo Piano chuyên nghiệp ở Việt Nam”
[14] của PGS. TS. Nguyễn Minh Anh nói về những vấn đề HSSV VN hay gặp phải
ở các tác phẩm viết cho Piano nói chung và các biện pháp xử lý, trong đó có sử dụng
nhiều ví dụ minh hoạ là các bản Sonata và Concerto viết cho Piano và dàn nhạc của
Beethoven.
Qua tổng hợp tình hình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, cho đến nay
chưa có một công trình chuyên sâu nào đề cập đến lĩnh vực những sáng tác cho Piano
của Beethoven gắn với công tác biểu diễn và sư phạm của Việt Nam.
Chính vì những điểm nêu trên, cần thiết phải có một công trình nghiên cứu
khoa học tổng quan và chuyên sâu, chứng minh ảnh hưởng và vị trí các tác phẩm cho
Piano của Beethoven trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam. Trong đó cung
cấp một nền tảng lý thuyết và thực tiễn về Beethoven như một Nhạc sỹ- Nghệ sĩ
Piano- Nhà sư phạm, về các tác phẩm viết cho Piano của ông dưới góc độ sư phạm
và biểu diễn, đưa ra những lưu ý về thể hiện một số tác phẩm Piano tiêu biểu của ông
cho HSSV chuyên ngành Piano Việt Nam.
3.   Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng mối quan hệ khoa học biện chứng giữa các tác phẩm viết cho Piano
của L.v. Beethoven được sử dụng nhiều trong đào tạo tại Việt Nam đối với việc phát
huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm của HSSV VN chuyên ngành Piano trong
đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:

- Ảnh hưởng của các tác phẩm tiêu biểu viết cho Piano của Beethoven trong
đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Nâng cao hiệu quả xử lý các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven để thể
hiện đúng phong cách âm nhạc của ông.

   


 
 

8  
 

4.   Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- L.v. Beethoven: Nhạc sĩ vĩ đại - Nghệ sĩ Piano xuất chúng - Nhà sư phạm
mẫu mực.
- Các tác phẩm tiêu biểu sáng tác cho Piano độc tấu của L.v. Beethoven trong
các cơ sở đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại HVÂNQGVN
nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Ludwig van Beethoven viết rất nhiều tác phẩm cho đàn Piano. Luận án chủ
yếu nghiên cứu các tác phẩm được sử dụng nhiều trong chương trình đào tạo Piano
chuyên nghiệp tại Việt Nam: 32 Sonata cho Piano độc tấu, 05 Concerto cho Piano
và dàn nhạc, hơn 20 Biến tấu cho Piano độc tấu.
- Việc giảng dạy các tác phẩm viết cho Piano độc tấu của Beethoven trong đào
tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam, lấy HVÂNQGVN làm điểm nghiên cứu mẫu.
(Lý do chọn điểm nghiên cứu mẫu là HVÂNQGVN xin được trình bày kỹ ở chương
2 mục 2.1.1 của luận án.)

5.   Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để đảm bảo tính lý luận,
khoa học cho các vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, quy nạp, thống kê, diễn
giải, nhằm tìm ra những đặc điểm âm nhạc, phong cách sáng tác đặc trưng trong các
tác phẩm viết cho piano của L.v. Beethoven, những yếu tố thực tiễn có liên quan đến
các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven để áp dụng trong luận án.
- Phương pháp tìm hiểu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên
quan; phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, trao đổi, lấy ý kiến, tiếp thu kinh nghiệm
từ các chuyên gia có uy tín trong ngành để tìm ra được hiện trạng thực tế và hướng
tới mục tiêu thực nghiệm.
- Phương pháp quan sát, thực nghiệm sư phạm sử dụng trong luận án, nhằm
chứng minh hiệu quả sử dụng của các giải pháp được đưa ra trong luận án là khả thi.
6.   Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven đã được nghiên cứu và sử dụng
từ rất lâu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu

   


 
 

9  
 

chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam về những tác phẩm viết cho Piano của Beethoven
được sử dụng tại các cơ sở đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Công trình đã hệ thống hóa các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven được

sử dụng ở các trình độ từ Trung học đến Đại học và Cao học, trong các cơ sở đào tạo
ở Việt Nam.
- Công trình đã tổng kết một cách khoa học các vấn đề cần thiết cho HSSV
VN chuyên ngành Piano như đặc điểm âm nhạc, pedal, kỹ thuật, chỉ dẫn biểu diễn,
phong cách âm nhạc… trong các tác phẩm Piano của Beethoven. Khẳng định mối
quan hệ khoa học biện chứng giữa các tác phẩm này với việc phát huy thế mạnh và
khắc phục nhược điểm của HSSV Việt Nam, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
trong đào tạo chuyên nghiệp Piano tại Việt Nam.

- Công trình cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc
giảng dạy các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven. Các giải pháp được đưa ra
trong đề tài phù hợp với hoàn cảnh và thực tế đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt
Nam, có khả năng áp dụng tại các cơ sở đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Các danh mục (bảng biểu, ví dụ nốt nhạc, công
trình công bố, thuật ngữ), Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Luận án được trình bày trong
ba chương:
-   Chương 1: L.v. Beethoven – những đóng góp đối với nghệ thuật Piano cổ điển.
-   Chương 2: Vai trò các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trong đào tạo
Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.
-   Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy.  

   


 
 

10  
 


Chương 1
L.V. BEETHOVEN – NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT PIANO
CỔ ĐIỂN
Thế giới những năm cuối thế kỷ XVIII là một giai đoạn lịch sử đầy biến động
và phức tạp về chính trị và xã hội. Nổi bật nhất là cuộc Cách mạng Tư sản Pháp 1789
lật đổ chế độ phong kiến như một sự sang trang tất yếu của lịch sử phát triển xã hội
loài người. Một thời điểm lịch sử đầy hào hùng như vậy đã có sức tác động lớn lao
đến toàn bộ sự nghiệp sáng tác, biểu diễn và sư phạm âm nhạc của L.v. Beethoven.
Không chỉ như vậy, ông còn luôn được nhìn nhận như một hiện tượng vĩ đại của văn
hoá thế giới. Sự nghiệp âm nhạc của ông chiếm vị trí hàng đầu cùng nghệ thuật của
những tầm tư tưởng vĩ đại của thế giới loài người như Lev Nikolajevisch Tolstoi,
Rembrant van Rijn, William Shakespeare [33, 69].
1.1. Những sáng tác cho Piano
Beethoven là một thiên tài âm nhạc đã viết nên những tác phẩm bất hủ ở nhiều
thể loại nhưng trong khuôn khổ luận án, chúng tôi tập trung vào sự nghiệp sáng tác
cho Piano của ông.
Cho đến hôm nay, lịch sử âm nhạc thế giới vẫn luôn đánh giá cao về Beethoven
như một trong số ít những nhạc sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông đã để lại cho nhân
loại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với giá trị nghệ thuật vô cùng lớn lao ở nhiều
hình thức và thể loại, cho nhiều nhạc cụ khác nhau trong đó có Piano. Trong 45 năm
hoạt động nghệ thuật, ông đã sáng tác tất cả khoảng 770 tác phẩm. Danh mục các tác
phẩm của Beethoven cho đến nay vẫn được nghiên cứu, bổ sung và xuất bản. Chiếm
một nửa trong tổng số các sáng tác của ông, hơn 330 tác phẩm là các tác phẩm viết
cho Piano ở rất nhiều hình thức và thể loại: các tác phẩm cho Piano độc tấu, các tác
phẩm cho Piano độc tấu với dàn nhạc, các tác phẩm hoà tấu thính phòng có Piano và
các tác phẩm thanh nhạc có phần đệm Piano [33].
Các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven trải dài theo suốt cuộc đời sáng tác
của ông: từ tác phẩm đầu tay của ông viết cũng là cho Piano năm 1782 Biến tấu trên
chủ đề Hành khúc Dressler (WoO. 63), tác phẩm đầu tiên đánh số Opus 1- Ba Tam

tấu cho Piano, Violin và Cello sáng tác năm 1793/ 1794 cho đến những tác phẩm cuối
cùng ông viết năm 1826, đó là Opus 134 Gross Fuga ông phối lại cho Piano từ Tứ
tấu Dây Gross Fuga (Op.133) cùng năm với tác phẩm cuối cùng ông sáng tác là
(Op.135) Tứ tấu Dây, tháng 11 năm 1826 [71, 308].

   


 
 

11  
 

Cả về độ dài cũng như quy mô của các tác phẩm ông viết cho Piano cũng rất
khác nhau: từ bản Bagatelles cho Piano số 10 (Op.119), đơn giản có độ dài chỉ 18
giây cho đến những tác phẩm như Sonata số 29 (Op.106) có độ dài khoảng 50 phút
“Đây hơn cả một tác phẩm để thưởng thức, là một tượng đài để ngưỡng mộ” [70,
218] hay Biến tấu trên chủ đề Waltz của Diabelli (Op.120) có độ đài khoảng khoảng
55 phút (trong khi độ dài trung bình các bản Giao hưởng của ông là khoảng 45 phút
và bản Giao hưởng lớn nhất - Giao hưởng số 9 (Op.125) có độ dài khoảng 78 phút).
Những tác phẩm sáng tác cho Piano của Beethoven là một kho tàng những tác phẩm
rất phong phú về nội dung và có tính nghệ thuật cao, được sử dụng rộng rãi trong đào
tạo và biểu diễn Piano.
1.1.1. Một số đặc điểm âm nhạc
Khi nói về đặc điểm âm nhạc thì có rất nhiều yếu tố. Ở đây, luận án không có ý
định đi sâu vào các khía cạnh như một nhà lý luận âm nhạc mà chỉ khái quát một số
đặc điểm âm nhạc tiêu biểu trong các tác phẩm viết cho Piano của Beethoven, chủ
yếu thông qua các bản Sonata và Concerto cho Piano được sử dụng trong chương
trình đào tạo để hỗ trợ cho việc thể hiện phong cách âm nhạc của ông.

1.1.1.1. Chất kịch tính, trữ tình, tương phản và vấn đề sắc thái (dynamic)
Chất kịch tính, trữ tình, tương phản: Đây là những tính chất nổi bật trong các
tác phẩm viết cho Piano của Beethoven.
Chất kịch tính: Nói đến Beethoven, người ta thường nghĩ đến tính chất anh hùng
ca và sự mạnh mẽ quyết liệt. Ông có câu nói rất nổi tiếng: “Cần phải tóm lấy gáy của
số phận. Nó không thể bẻ gẫy tôi.” [60, 33]. Trong các tác phẩm viết cho Piano của
Beethoven, có thể thấy những chủ đề thể hiện tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường,
nghị lực mạnh mẽ vượt lên trên số phận và chiến thắng số phận như chính cuộc đời
ông như ở Sonata số 8 (Op.13), số 21 (Op.53), số 23 (Op.57), Concerto số 3 (Op.37)...
Bên cạnh sự mạnh mẽ, ý chí là chất trữ tình lãng mạn sâu sắc: điều này thể
hiện rõ nét trong các chương chậm của Sonata và Concerto cho Piano. Khi nói đến
âm nhạc của Beethoven, người ta hay nhấn mạnh về tính chất triết lý, tính cách mạng
khô khan mà chưa nói nhiều về vẻ đẹp lãng mạn trong các tác phẩm của ông đặc biệt
là ở chương chậm của các bản Sonata và Concerto viết cho Piano.
Âm nhạc của Beethoven- chúng đặc biệt bởi chiều sâu, giá trị của những suy
nghĩ nghệ thuật, đặc biệt ở những chương Adagio và Largo [26,156]. Nếu như những
phần mở đầu của Pathétique, Appassionata hay Hammerklavier…khiến chúng ta
hình dung về sức mạnh, về những hình tượng anh hùng, thì những giai điệu như trong

   


 
 

12  
 

Sonata số 14 (Op.27), số 2 (Op.2) chương I hay số 8 (Op.13) chương II, Sonata số
3 (Op.2) chương II hay ở Concerto số 5 (Op.37) chương II … đã thu hút chúng ta

bởi sự tinh tế như một khúc hát trữ tình lãng mạn, giàu cảm xúc. Những chương này
trong các Concerto và Sonata cho Piano của Beethoven được cảm nhận như những
suy tư về các vấn đề phức tạp của cuộc sống.
Tính tương phản của Beethoven: được thể hiện ở những đoạn hội thoại trong
các tác phẩm của ông. Trong nhiều tác phẩm đã thể hiện rõ những ý tưởng đối lập,
những cảm xúc trái ngược. Ở chương II bản Concerto số 4 (Op.58) là cuộc đối thoại
giữa Piano và dàn nhạc: dàn nhạc bắt đầu với âm hưởng nghiêm nghị, uy nghi và
Piano đối đáp lại bằng sự dịu dàng, buồn man mác. Chương Adagio của Sonata số 3
(Op.2) là cuộc hội thoại với sự đối lập của âm thanh tinh tế và sâu lắng ở âm vực khác
nhau của các bè chuyển tay. Đó là chuyển động từ các nốt bass ngân dài âm vực thấp
ở tay trái với sự đáp lại bình tĩnh, thong thả của giai điệu ở âm vực cao.
Ví dụ 1: Cuộc hội thoại tinh tế giữa những giai điệu ở âm vực khác nhau
(Beethoven Sonata số 3 chương II, nhịp 16-17).

Vấn đề sắc thái (dynamic):
Từ “sắc thái” trong âm nhạc ở tiếng Việt thường mang ý nghĩa rộng chỉ: cường
độ âm thanh- âm lượng, giọng (tone), phát âm tiếng đàn… Từ sắc thái trong mục này
nói về âm lượng (dynamic).
Các tác phẩm của Beethoven với đặc trưng sắc thái rất rõ nét, mạnh mẽ quyết
liệt, phong phú, tương phản cao. Nói tới âm nhạc của Beethoven là phải nhắc tới vấn
đề sắc thái. Ông đã mở rộng dải sắc thái từ ppp đến fff với nhiều sắc thái tinh tế ở
giữa. Ví dụ như bên cạnh pp là pìu p và ppp; giữa p và pp là pìu p; giữa p - mp- f:
mezza voce, sotto voce, mf; giữa f và ff là pìu f và sử dụng những khả năng mới về sắc
thái: crescendo, pìu crescendo, poco crescendo, poco a poco crescendo, rin-forzando,
decrescendo, diminuendo, pìu diminuendo, calando, mancando…[29,145]

   



×