Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Báo cáo thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.83 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ XU 1
BÁO CÁO
THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CÁC MÔN HỌC VÀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
I. Việc thực hiện chuẩn KT, KN các môn học ở tiểu học:
1. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT, KN các môn học ở tiểu học theo công văn số
624/ BGD ĐT – GDTH ngày 5/2/2009 v/v hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN các
môn học ở tiểu học :
* Ưu điểm:
+ Chuẩn kiến thức, kỹ năng được xây dựng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính vừa sức
đối với đa số học sinh và là cơ sở để giáo viên đánh giá, xếp loại trình độ học sinh theo
quy chế mới.
+ Chuẩn kiến thức, kỹ năng được xác định cụ thể, rõ ràng, mục ghi chú đề cập
đến mức độ cần đạt đối với HS khá giỏi. Giáo viên dễ dàng thực hiện ở từng tiết học
đảm bảo vừa đạt chuẩn quy định vừa phù hợp với trình độ học sinh của lớp.
+ Ngay sau khi tham gia tập huấn tại huyện, nhà trường đã tiến hành triển khai
rộng rãi trong nội bộ đồng thời phô tô tài liệu hướng dẫn đến từng giáo viên. Đội ngũ
giáo viên đã vận dụng hợp lý. Công tác này được kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, đảm
bảo thực hiện đúng quy định.
* Nhược điểm:
+ Qua phần giảm tải đã bỏ đi bài học thuộc lòng (lớp 2,3) nên hạn chế khả năng
trí nhớ cũng như vốn ngôn từ của học sinh.
2.Triển khai nội dung dạy học môn thủ công, kỹ thuật ở tiểu học theo công văn số
7975/ BGD ĐT-GDTH ngày 10/09/2009 v/v Hướng dẫn dạy học môn thủ công, kĩ
thuật ở tiểu học:
* Ưu điểm:
+ Các bài dạy đã được điều chỉnh (cho phép lựa chọn thích hợp vùng miền) vừa
sức, hợp lí.
* Nhược điểm:
+ Công tác tổ chức thao giảng, dự giờ chỉ tập trung vào các môn Tiếng Việt,


Toán, TNXH, Khoa, Sử, Địa… Đối với các môn nghệ thuật (trong đó có môn thủ công,
kỹ thuật) việc triển khai áp dụng và chấn chỉnh còn nhiều hạn chế, chậm khắc phục. Vì
vậy, chưa đem lại hiệu quả cao và thống nhất trong toàn trường.
3.Thực hiện đánh giá xếp loại HS tiểu học theo thông tư số 32/2009/ BGD ĐT-
GDTH ngày 27/10/2009.
* Ưu điểm:
+ Nội dung thông tư 32 đã đánh giá và xếp loại HS một cách rõ ràng, cụ thể. Nhờ
vậy GV có thể nắm bắt và đánh giá một cách chính xác từng đối tượng.
1
+ Việc đánh giá đơn giản, nhẹ nhàng; có phần đánh giá nhẹ hơn đối với học sinh
khó khăn trong học tập; đánh giá dựa trên sự cố gắng cũng như sự tiến bộ của học sinh.
Xếp loại học tập của HS dựa vào bài thi sau cùng.
* Nhược điểm:
+ Việc đánh giá học lực của các em thông qua bài kiểm tra cuối học kỳ tuy ít
nhiều giảm bớt áp lực đối với học sinh tuy nhiên vẫn gây tâm ra lý lo ngại vì chưa có độ
đồng đều trong đề thi giữa các trường tiểu học. Điều này đã tạo ra “độ chênh” nhất định
về chất lượng giữa các trường mặc dù thực tế có thể là như nhau.
+ Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh chỉ với hai mức độ là Thực hiện đầy đủ
và Chưa đầy đủ điều này, theo chúng tôi là cần xem lại vì nếu ít mức độ như vậy thì
chưa khuyến khích học sinh tham gia rèn luyện hạnh kiểm.
4.Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao HS từ lớp dưới lên lớp trên, giữa
trường tiểu học và trường THCS.
* Ưu điểm
+ Nhà trường đã tổ chức bàn giao chất lượng đầu năm giữa GV cũ và GV mới;
Tổ chức kí cam kết chất lượng đến cuối năm; tổ chức thi nghiêm túc, phân công hợp lí,
GV chủ nhiệm không coi thi lớp mình. Kết quả là GV có trách nhiệm cao trong việc coi
– chấm thi, đánh giá đúng thực chất năng lực.
* Nhược điểm:
+ Công tác bàn giao giữa TH và THCS chưa thực hiện được.
+ Chưa thống nhất về nội dung biên bản bàn giao giữa các lớp, các trường.

+ Nhiều giáo viên xem nhẹ công tác bàn giao, còn mang tư tưởng qua loa, chiếu
lệ, chưa thật sự cụ thể trong nội dung bàn giao. Vì vậy, hạn chế rất lớn cho việc quản lý
và tổ chức dạy học của giáo viên lớp trên.
II. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm học 2007 - 2008
đến nay.
* Ưu điểm:
+ Được lãnh đạo ngành và trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo nên đã tạo được
chuyển biến đáng kể trong nhận thức và hành động hưởng ứng của đội ngũ. Nổi bật nhất
của trường là việc tổ chức cho giáo viên sớm tiếp cận với ứng dụng công nghệ thông tin
như soạn giáo án trên máy vi tính, thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử.
Hằng năm Gv được bồi dưỡng năng lực giảng dạy theo phương pháp mới bằng nhiều
hình thức: Được BGH, tổ trưởng dự giờ góp ý, thao giảng cấp tổ, liên tổ, cấp trương,
thao giảng cụm; được tập huấn thêm nhiều lớp như dạy tăng cường TV, tổ chức hoạt
động trò chơi, GD kĩ năng sống …Qua đó tay nghề GV ngày càng nâng cao.
+ GV Sử dụng thường xuyên những tài liệu như chuẩn kiến thức, đổi mới phương
pháp dạy học, những tài liệu hỗ trợ khác; sử dụng đồ dùng dạy học có trong danh mục
thiết bị cũng như đồ dùng tự làm có hiệu quả. (Nhà trường luôn kiểm tra chuyên đề,
đánh giá, chấn chỉnh kịp thời)
+ Qua quá trình áp dụng dạy – học theo phương pháp mới, kết quả học tập của Hs
tăng lên rõ rệt: GV đã nắm vững phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, HS tham
2
gia hứng thú, tích cực chủ động trong học tập; tiết học diễn ra sinh động không nhàm
chán, hiệu quả cao.
* Hạn chế:
+ Một số ít giáo viên chưa thực sự cầu tiến, ngại đổi mới nên ít tham gia rèn
luyện, học hỏi. Vì vậy, còn hạn chế nhất định về chuyên môn tay nghề.
+ Đồ dùng dạy học được cấp chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu giảng dạy. Vì vậy
nếu giáo viên không tích cực, chủ động làm ĐDDH phù hợp, kịp thời (do không có thời
gian, do năng khiếu…)thì hạn chế rất lớn đến chất lượng dạy và học ở các lớp.
+ Một số ít Gv vẫn còn chủ quan, chưa thực sự coi trọng việc sử dụng đồ dùng

dạy học nên một số tiết dạy còn khô khan, chưa phát huy hết tính tích cực của HS.
+ Một số giáo án điện tử chưa được đầu tư đúng mức nên chất lượng có
III. Kiến nghị - đề xuất:
1. Về Chuẩn KT – KN:
+ Nên tăng cường thêm một số bài học thuộc lòng để giúp HS rèn luyện thêm kỹ
năng đọc nhớ.
2. Về Đánh giá HS theo thông tư 32:
+ Đánh giá xếp loại học lực cần xem xét tính điểm trung bình giữa kiểm tra
thường xuyên và kiểm tra định kỳ chứ không như hiện nay là lấy điểm kiểm tra định kỳ
cuối kỳ hoặc cuối năm.
+ Cần phân chia nhiều mức độ đạt được về hạnh kiểm của học sinh.
3. Về bàn giao chất lượng HS:
+ Công tác bàn giao giữa TH và THCS chưa thực hiện được, đề nghị có chỉ đạo
thực hiện.
+ Nên thống nhất cụ thể về nội dung bàn giao giữa các lớp, các trường trong
huyện.
4. Về đổi mới phương pháp dạy – học:
+ Để đảm bảo dạy có chất lượng thực (không bị cắt xén thời lượng).
Mỗi buổi dạy có 5 tiết thì thời gian soạn bài là bao nhiêu? Trong khi đó GV còn làm các
việc khác như tham gia lao động, sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng
dự giờ, trang trí lớp học, công tác phổ cập …
Đề nghị sớm có sách bài soạn qui các nội dung về một mối để GV đỡ vất vả mà đảm bảo
hiệu quả công tác, có thời gian tìm tòi, sáng tạo.

Võ Xu, ngày 3 tháng 11 năm 2010
P. Hiệu trưởng
3

×