Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn quận 7, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGỌC PHƯƠNG

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI TPH & PNTP

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGỌC PHƯƠNG

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ TPH & PNTP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THANH THÙY


HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU
KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC
HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................9
1.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện .........................................9
1.2. Cơ chế tác động và mối quan hệ của nguyên nhân và điều kiện của tình tội
phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện tại địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
...............................................................................................................................19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................24
CHƯƠNG 225 THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................25
2.1. Tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................25
2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................40
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU TỐ
LÀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHẠM CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................................58
3.1. Dự báo tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận
7, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................58
3.2. Các giải pháp khắc phục những yếu tố liên quan đến nguyên và điều kiện của
tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh ..........................................................................................................65

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................77


KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong luận văn là kiến thức
của bản thân tôi có được trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu và
thực tiễn công tác dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh Thùy. Những nội
dung của các tác giả khác đã được trích dẫn và ghi chú theo quy định. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Ngọc Phương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HSST:

Hình sự sơ thẩm

TAND:

Tòa án nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng
Bảng 2.1:

Trang
Thống kê số vụ phạm tội và số người dưới 18 tuổi phạm

26

tội so với tình hình tội phạm chung trên địa bàn quận 7
giai đoạn 2015 – 2019.

Bảng 2.2:

Thống kê so sánh tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội

27

trên địa bàn Quận 7 so với địa bàn toàn Thành phố Hồ Chí
Minh.

Bảng 2.3:

Diễn biến tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực

29

hiện trên địa bàn quận 7 giai đoạn 2015 – 2019 (so sánh
định gốc).

Bảng 2.4:


Cơ cấu về mức độ của tình hình tội phạm do người dưới

30

18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7 phân theo số dân
của 10 đơn vị hành chính cấp phường.

Bảng 2.5:

Cơ cấu về mức độ và hệ số tiêu cực, cấp độ nguy hiểm

31

của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn quận 7 giai đoạn 2015 – 2019 theo diện tích
10 đơn vị hành chính cấp phường.

Bảng 2.6:

Cơ cấu theo mục đích phạm tội

33

Bảng 2.7:

Thực trạng theo giới tính, độ tuổi của nhân thân người

33


dưới 18 tuổi phạm tội

Bảng 2.8:

Thực trạng trình độ học vấn của nhân thân người dưới 18

36

tuổi phạm tội trên địa bàn Quận 7 giai đoạn 2015 – 2019.

Bảng 2.9:

Cơ cấu theo tiền án, tiền sự.

37

Bảng 2.10:

Cơ cấu theo hình thức phạm tội

38

Biểu đồ 2.1:

Số vụ phạm tội và số người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa

26

bàn Quận 7.



Biểu đồ 2.2:

Biểu đồ cơ cấu theo giới tính của người dưới 18 tuổi phạm

34

tội.
Biểu đồ 2.3:

Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi của người dưới 18 tuổi phạm
tội.

34


MỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận 7 là một quận nội thành nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là trung tâm
kết nối các khu vực giao thương phía Nam thành phố. Quận 7 có hệ thống giao thông
tương đối phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế của khu vực phía Nam. Nơi đây quy
tụ nhiều công trình về khoa học, giáo dục, thương mại, y tế với hàng loạt các trung
tâm thương mại sầm uất. Quận 7 là nơi thu hút rất nhiều đầu tư trong và ngoài nước
điển hình như khu chế xuất Tân Thuận, đã và đang hình thành một số khu đô thị mới
như Him Lam - Kênh Tẻ, khu đô thị Phú Mỹ Hưng…
Tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng tăng trong những năm gần
đây là một trong những vấn đề nóng bỏng và đang được xã hội quan tâm. Trên địa
bàn Quận 7, vấn đề này có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội.
Thủ đoạn của người dưới 18 tuổi phạm tội đã có sự tính toán, chuẩn bị kĩ càng, khá
tinh vi, thậm chí đã hình thành những băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm khá

cao. Số lượng các vụ án trong năm năm gần đây từ năm 2015 đến năm 2019 tăng
nhanh với tổng số 135 vụ, 226 bị cáo [25].
Chính quyền các cấp quan tâm đến vấn đề này thông qua việc triển khai chỉ
đạo các chương trình hoạt động cụ thể như: Chương trình hành động số 05 – CTr/QU
ngày 05/07/2016, Thông tư 02/TT/QU ngày 30/11/2015 của Ban thường vụ Quận ủy
về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48 – CT/TW ngày 22/10/2010 nhằm tích cực triển khai
thực hiện Nghị quyết 09/CP và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của
Chính phủ, Chỉ thị 48 - CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chương
trình hành động số 04 – Ctr- TU ngày 31/12/2010… Các ngành các cấp trên địa bàn
Quận cũng quyết tâm thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn
nhiều tồn tại, hạn chế nhất định tác dụng phòng ngừa chưa cao, tỉ lệ tái phạm tội của
người dưới 18 tuổi còn nhiều. Chính vì thế vấn đề này cần phải được nghiên cứu
chuyên sâu hơn là làm rõ được nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng này một
cách hệ thống làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp phòng ngừa tình hình tội
1


phạm do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
phạm do người 18 tuổi thực hiện.
Trước tính cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài:“Nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh”làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhằm đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
tác giả chia các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài thành nhóm như sau:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu làm rõ lí luận cơ bản về nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm

Thuộc về nhóm này, có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
- Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
- Dương Tuyết Miên (chủ biên) (2008), Giáo trình Tội phạm học, Nxb giáo
dục Việt Nam.
- Học viện Cảnh sát nhân dân (2013), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an
nhân dân.
- Trường đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tội phạm học, Lý Văn Quyền
chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh (2013), Một số vấn đề về tội phạm học
Việt Nam, Học viện cảnh sát nhân dân.
- Phạm Văn Tỉnh (2014), Bài giảng Tội phạm học, Học viện khoa học xã hội
- Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Trần Thị Thu Trang (2018), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ
Luật học - Học viện khoa học xã hội.

2


- Lê Thu Huyền (2018), “Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cướp giật tài
sản trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ luật học – Học
viện khoa học xã hội.
- Nguyễn Thị Soa (2017), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng nai”, Luận văn thạc sĩ luật học –
Học viện khoa học xã hội.
- Nguyễn Ngọc Hải (2015), “Nguyên nhân của tình hình người chưa thành
niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam qua khảo sát tại 4 trường giáo dưỡng thuộc Bộ
Công an”, Tạp chí cảnh sát nhân dân, số 1.
- Nguyễn Văn Khoa Điềm và Nguyễn Đức Hưng (2017), “Một số nguyên nhân

và điều kiện của tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,
Tạp chí khoa học kiểm sát, số 3, tr 25 - 29.
Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản về nguyên nhân và điều kiện phạm tội bao gồm: khái niệm nguyên nhân và điều
kiện phạm tội; phân loại nguyên nhân và điều kiện phạm tội; mối quan hệ giữa nguyên
nhân và điều kiện phạm tội với nhân thân người phạm tội và phòng ngừa tình hình
tội phạm… Đây là những cơ sở lý luận quan trọng mà luận văn sẽ kế thừa làm nền
tảng lý luận trong luận văn của mình
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu ở mức độ cụ thể và liên quan trực tiếp
đến đề tài luận văn
Các công trình sau đây cũng đã được tham khảo:
- Phạm Minh Tuyên (2019), “Phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội thông
qua hoạt động xét xử của Tòa án - Hạn chế và kiến nghị”, Tạp chí tòa án điện tử.
- Trần Thành Hưng (2018), “Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm
tội trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Tạp chí khoa học
và giáo dục, số 99.
- Nguyễn Minh Đức (2011), Phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm
trong học đường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3


- Nguyễn Minh Đức (2014), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hình sự và giải pháp phòng ngừa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
- Trần Thị Thủy (2018), “Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học xã
hội.
- Đỗ Xuân Hồng (2014), “Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên
theo tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học - Đại học quốc gia Hà Nội.
- Đỗ Thị Bảo Ngọc (2019), “Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ
luật học - Học viện khoa học xã hội.
- Ngô Thị Tuyết Thanh (2018), “Chính sách hình sự Việt Nam đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội: khía cạnh so sánh”, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa
học xã hội.
- Phan Anh Dũng (2019), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm
cắp tài sản do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn tỉnh NinhThuận”, Luận văn
thạc sĩ luật học - Học viện khoa học xã hội.
Các công trình nghiên cứu trên nhìn chung đã phân tích những vấn đề lý luận
cơ bản liên quan đến tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện. Tuy nhiên,
giai đoạn vừa qua chưa có một công trình chuyên sâu nghiên cứu nào liên quan đến
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên
địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, tác giả sẽ kế thừa những tri thức
về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, những vấn đề liên quan đến
người dưới 18 tuổi phạm tội ở các địa phương nhất định trong các công trình nghiên
cứu của các tác giả đã nêu ở trên. Đồng thời dựa trên những cơ sở đó, tác giả sẽ vận
dụng đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người
dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ những thực tiễn về tình hình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019, tác giả sẽ đi sâu
phân tích làm rõ lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người
4


dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh gắn với đặc
điểm của địa bàn này tác giả sẽ kiến nghị giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm
do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây
là hướng nghiên cứu tác giả sẽ tiếp cận trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành tội phạm
học và phòng ngừa tội phạm của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh để làm
rõ những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người
dưới 18 tuổi thực hiện cũng như những yếu tố tâm sinh lý tiêu cực thuộc con người
ở địa bàn này trong sự tác động lẫn nhau làm phát sinh tội phạm và đưa ra những giải
pháp hạn chế, loại trừ những yếu tố này góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình
hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trong thời gian tới trên địa bàn Quận
7, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên nhân
và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận
7, Thành phố Hồ Chí Minh;
Hai là, nghiên cứu thực tiễn, thu thập, phân tích, đánh giá số liệu tình hình tội
phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2015 đến năm 2019;
Ba là, nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh;
Bốn là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như đánh giá thực trạng luận văn
sẽ đưa ra dự báo và đề xuất giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm do người dưới
18 tuổi thực hiện trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và đề ra các giải pháp hạn chế, loại trừ những yếu

tố này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện của tình
hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thống kê được tác giả thu thập trong giai
đoạn từ 2015 đến năm 2019, gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm và các bản án thu
thập trong giai đoạn này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp
phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống
kê...cụ thể như sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: đây là phương pháp cơ sở
nền tảng cho việc nghiên cứu.
- Trong chương 1 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

6


+Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên
cứu một cách có hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích,
dễ hiểu.
+Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa các

qui định, các quan điểm để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan về nội
dung nghiên cứu.
+Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm sáng tỏ những nội dung thuộc
phạm vi nghiên cứu sẽ đem đến một cách nhìn cụ thể hơn thông qua những con số và
vụ việc cụ thể
- Trong chương 2 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp:
+ Phương pháp thống kê sử dụng để làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm
do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phương pháp nghiên cứu các bản án do người dưới 18 tuổi thực hiện trên
địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2019 nhằm làm rõ thực
trạng tình hình và những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người
dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7.
- Trong chương 3 của luận văn tác giả sử dụng những phương pháp liệt kê để
đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn
Quận 7 trong thời gian tới.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn tác giả còn sử dụng những phương
pháp:
+ Phương pháp so sánh được sử dụng trong toàn bộ luận văn nhằm đối chiếu
những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực
hiện từ đó tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ những nguyên nhân và điều
kiện phù hợp, hiệu quả.
+ Phương pháp logic được sử dụng trong toàn bộ luận văn thể hiện sự liên kết
chặt chẽ giữa các nội dung, các phần của luận văn.
+ Sau mỗi tiểu mục, mỗi mục cuối của chương cũng như mục cuối của luận
văn tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để dưa ra kết luận trọng tâm về nội dung
7


đã phân tích. Những kết luận này là kết quả của quá trình tổng hợp những đặc điểm
và nội dung của vấn đề đã đề cập trước đó.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã thực hiện đạt được những kết quả như sau:
- Làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019.
- Góp phần vào việc lý giải, làm sáng tỏ những yếu tố thuộc về nguyên nhân
và điều kiện phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần củng cố lý luận và thực tiễn đấu
tranh phòng ngừa tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu của các
trường.
7.Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh
Chương 2: Thực trạngnguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do
người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Dự báo và các biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ những yếu tố là
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên
địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

8



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
1.1.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người
dưới 18 tuổi thực hiện
1.1.1.1. Khái niệm người dưới 18 tuổi
Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em có hiệu lực từ ngày 02/09/1990 đã
định nghĩa: "Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia có
quy định khác"[13]. Các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn
tham gia Công ước này. Ngay sau khi tham gia công ước, Việt Nam đã ban hành Luật
bảo vệ chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991 sửa đổi, bổ sung năm 2004 và sau đó
được thay thế bằng luật trẻ em năm 2016. Tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định:
“Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [24, Điều 1]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam,
người chưa thành niên là dưới 18 tuổi, là những người chưa phát triển đầy đủ về thể
chất cũng như về tinh thần, bị hạn chế về nhận thức cũng như kinh nghiệm và kỹ
năng sống. Những người dưới 18 tuổi, đặc biệt từ giai đoạn 14 tuổi trở lên có tâm
sinh lý chưa ổn định, nhân cách chưa hoàn thiện, nhận thức về các vấn đề xã hội còn
hạn chế, thậm chí là còn sai lệch, thường có tính cách nông nổi, hiếu thắng, liều lĩnh,
khó tự kiềm chế bản thân khi có các yếu tố của ngoại cảnh tác động, dễ dẫn đến manh
động và có các hành vi bạo lực để đối phó, chống trả trước tác động của ngoại cảnh.
Ở lứa tuổi này, họ thường có những biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi như
ngang bướng, cố chấp, dễ tự ái, gây gổ. Ngoài ra, họ có nhu cầu tìm hiểu, khám phá
cái mới nhưng nếu sự khám phá ấy thiếu sự quan tâm, định hướng của gia đình, nhà
trường và xã hội dễ trở thành nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các em. Về nhận
thức pháp luật của các em còn nhiều hạn chế. Một phần không nhỏ những đối tượng
9



này thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu không đúng đắn của cá nhân,
không quan tâm đến những hậu quả xảy ra là nguy hiểm cho xã hội. Điều này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do các em chưa có nhận thức được đúng, sai, phải,
trái nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là những thiếu sót, hạn chế trong công tác giáo
dục hiểu biết pháp luật của gia đình, nhà trường và xã hội.
Như vậy, theo các quy định trên, “trẻ em” là người dưới 16 tuổi; “người chưa
thành niên” là người dưới 18 tuổi. Như vậy, mọi trẻ em đều là người chưa thành niên,
người từ 16 đến dưới 18 không phải là trẻ em. TS. Nguyễn Văn Luật – Nguyên Vụ
trưởng Vụ pháp luật, Văn phòng Chính Phủ cho rằng: “Việt Nam đã tham gia Công
ước quốc tế về quyền trẻ em, vì vậy nên tuân thủ theo qui định của Công ước về tuổi
của trẻ em. Đơn giản vì, nếu điều ước 18 quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui
định khác so với pháp luật của nước ta thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó” [13].
Nên việc xem xét vấn đề điều chỉnh độ tuổi của trẻ em lên dưới 18 là một yêu cầu
cấp thiết ở nước ta hiện nay là để phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về
quyền trẻ em như Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182
về xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất nhằm mục đích tăng mức độ
bảo vệ trẻ em cho tất cả những người có độ tuổi dưới 18. Độ tuổi pháp lý của trẻ em
được coi là vấn đề mang tính khoa học, vừa mang tính xã hội sâu sắc. Việc Luật trẻ
em của Việt Nam xác định trẻ em là người dưới 16 tuổi chưa tương thích với Công
ước quốc tế về quyền trẻ em.
Trước đây, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã dành
hẳn một chương quy định đối với người chưa thành niên phạm tội. Kế thừa, tiếp nối
tư tưởng và chính sách hình sự Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm
2017 tại chương XI “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Như vậy,
thuật ngữ người chưa thành niên phạm tội đã được xác định rõ ràng hơn là người dưới
18 tuổi phạm tội. Tuy nhiên không phải bất cứ người dưới 18 tuổi nào phạm tội thì
cũng đều là tội phạm. Bộ luật hình sự quy định tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự
xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm cũng như căn cứ về mặt tâm
sinh lý phát triển của con người, đây là vấn đề quan trọng trong pháp luật hình sự của

10


mỗi quốc gia thể hiện quan điểm của Nhà nước về xử lý tội phạm và bảo đảm quyền
của người dưới 18 tuổi phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại
Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tuổi bắt
đầu chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên vì người dưới 14 tuổi là người
chưa phát triển đầy đủ, chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi
của mình,nên chưa có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm
hình sự do hành vi của mình gây ra. Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung
năm 2017 đã có sự kế thừa và đồng thời khắc phục những hạn chế của các Bộ luật
hình sự trước đây đó là chỉ xem xét trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi phạm tội do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại
các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,
249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 [22, Khoản 2, Điều
12]; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Việc quy định độ tuổi như vậy là phù hợp với pháp luật quốc tế nâng cao hiệu
quả giáo dục, phòng ngừa tội phạm đối với các em được căn cứ dựa trên các tiêu chí
về đặc điểm tâm lý, thể chất và khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; căn cứ
vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam; dựa trên cơ sở tổng
kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm
do người chưa thành niên thực hiện ở nước ta nói riêng; căn cứ vào việc tham khảo
các quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của các nước trên thế giới.
1.1.1.2. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người
dưới 18 tuổi thực hiện
Theo triết học Mác – Lênin mối quan hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi
lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ đầu tiên
được phản ánh vào trong đầu óc của con người. Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác
động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra
những biến đổi nhất định nào đó. Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện

do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật. [3]
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
11


được lý giải trên cơ sở tiếp cận phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả của cặp phạm trù này. Vì mọi hiện tượng đều có nguyên nhân
xuất hiện
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Nguyên nhân của tình hình tội phạm là hiện
tượng xã hội tiêu cực ở trong mối liên hệ tương tác hai mức độ sinh ra và tái sản xuất
ra tình hình tội phạm như là hậu quả tất yếu của mình. Điều kiện của tình hình tội
phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực, tự mình không sinh ra tình hình tội phạm,
mà là hỗ trợ, làm dễ dàng và tăng cường cho sự hình thành và hoạt động của các
nguyên nhân” [56,tr.87].
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được coi là đối tượng nghiên
cứu cơ bản của tội phạm học, vì chỉ có làm sáng tỏ được lý do vì đâu mà tội phạm
phát sinh, tồn tại, vận động trong đời sống xã hội thì mới phòng ngừa, ngăn chặn, loại
trừ được tội phạm xảy ra. Việc xác định nguyên nhân và điều kiện chỉ mang tính chất
tương đối vì có những trường hợp yếu tố đó là nguyên nhân nhưng trường hợp khác
nó là điều kiện hoặc ngược lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện đóng vai trò quan trọng
cho việc chứng minh các sự kiện, hiện tượng các yếu tố tham gia vào sự tác động qua
lại làm phát sinh tội phạm.
Tóm lại, chúng ta đưa ra khái niệm như sau: “Nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh là sự tác động qua lại của các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống
và các yếu tố tâm sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân, bản thân người dưới 18 tuổi thực
hiện phạm tội trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định dẫn đến việc thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định đó là tội phạm”.

1.1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người
dưới 18 tuổi thực hiện
Theo GS. TS Võ Khánh Vinh: “Trong tội phạm học tùy thuộc vào nhiệm vụ
của việc nghiên cứu thì người ta sử dụng việc phân chia các nguyên nhân và điều
12


kiện của tình hình tội phạm theo các cách khác nhau” [56,tr.93]. Việc phân loại
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện tại
địa bàn Quận 7 có vai trò rất quan trọng trong tìm ra các yếu tố phát sinh tình hình
tội phạm. Tùy vào cách tiếp cận nghiên cứu ta có thể chia nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện tại địa bàn Quận 7 thành các
nhóm như sau:
Thứ nhất, dựa vào tiêu chí về nguồn gốc xuất hiện có thể chia nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện thành:
- Nguyên nhân và điều kiện bắt nguồn từ môi trường sống được coi là sự tổng
hợp những nhân tố tiêu cực được hình thành từ môi trường sống của cá nhân có thể
tác động, ảnh hưởng đến cá nhân đó ở mức độ nhất định, từ đó làm phát sinh tình
hình tội phạm do người 18 tuổi thực hiện. Trong phạm vi này tác giả đề cập đến
những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống trên địa bàn Quận 7 ảnh hưởng
đến việc hình thành và phát triển nhân cách người dưới 18 tuổi phạm tội.
+ Những yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân
cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Gia
đình là tế bào tự nhiên, đồng thời là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình
tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển
được. Vì vậy, môi trường gia đình có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành nhân
cách của trẻ, là yếu tố có hảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi
cá nhân trong thời kì thơ ấu. Bởi, kể từ khi mới sinh ra, gia đình là môi trường đầu
tiên mà những đứa trẻ sinh sống, nhận thức của chúng mới bước đầu dần được hình

thành, do đó, những đứa trẻ sẽ học hỏi, bắt chước những hành vi của những người
xung quanh nó, bao gồm cả những hành vi tốt hay không tốt. Do đó, nếu như đứa trẻ
sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh, luôn chú trọng vào giáo dục nhân
cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện, trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công
việc thì sẽ hạn chế hiệu quả việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược
lại, sống trong môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác
13


động, ảnh hưởng, dẫn đén việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ví dụ như
gia đình buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát triển tự nhiên hoặc
phó thác việc giáo dục trẻ con cho nhà trưởng và xã hội. Khi phát hiện trẻ có những
biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ, không quan tâm, thậm chí
còn dung túng. Sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu con cái của bố mẹ sẽ tạo
nên thói quen đòi gì được nấy, hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác,
không ý thức về trách nhiệm, luôn đòi hỏi được phục vụ, được hưởng thụ, không tôn
trọng quyền sở hữu của người khác vì từ bé đã có thói quen đòi gì cũng được, thích
cái gì là cha mẹ lấy của người khác chiều ngay. Hoặc gia đình không gương mẫu
trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ
bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ
giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại…
Hoặc trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha và (hoặc) mẹ ngoại tình; đứa
trẻ lớn lên tỏng môi trường thiếu cả cha lẫn mẹ hoặc thiếu cha hoặc thiếu mẹ, trong
gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược; Hoặc gia
đình có cha mẹ mắc điểm mù trong việc quản trị gia đình, không thấy được vấn đề
của gia đình mình, thường có thói quen chỉ trích người khác sẽ làm cho con cái có xu
hướng nói dối để không bị mắng. Hay là kiểu gia đình áp đặt khi cha mẹ hay có xu
hướng muốn con mình phải làm thế này thế kia vì suy nghĩ làm như vậy mới tốt cho
con nhưng lại không quan tâm, không hỏi xem chúng cảm thấy như thế nào, có thích
làm hay không dẫn đến con cái thường thiếu tự tin, sai không nhận lỗi, lý sự cùn,

sống bị động.
+ Những yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường nhà trường
Bên cạnh môi trường gia đình thì môi trường nhà trường cũng góp phần quan
trọng giúp con người phát triển toàn diện. Giáo dục của nhà trường cung cấp cho học
sinh những kiến thức quan trọng trong cuộc sống. Môi trường giáo dục chứa đựng tất
cả những điều kiện vật chất và tinh thần ảnh hưởng đến mọi hoạt động giáo dục, học
tập, rèn luyện, vui chơi và phát triển nhân cách của các em học sinh. Môi trường giáo
dục lành mạnh là môi trường mà người học được bảo vệ, tôn trọng, đối xử công bằng,
14


dân chủ và nhân ái, được tạo điều kiện phát triển phẩm chất và năng lực, không bị
tổn hại về thể chất và tinh thần, không có tệ nạn xã hội, không bạo lực. Ngoài ra, yếu
tố tinh thần còn thể hiện qua phương pháp dạy học, giáo dục học sinh của giáo viên,
các chuẩn mực nền nếp truyền thống trong nhà trường, giữa giáo viên với học sinh,
học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên.
Nhưng môi trường giáo dục hiện nay quá tập trung vào kiến thức sách vở,
nặng nề về lí thuyết mà thiếu sự giáo dục về kĩ năng sống, đạo đức nhân cách dẫn
đến học sinh thiếu hiểu biết về đạo đức, pháp luật, vấn đề tình dục, bạo lực học
đường… Do sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, những mối quan
hệ thực dụng đang len lỏi vào môi trường giáo dục làm biến tướng quan hệ thầy
trò. Một bộ phận xã hội, gia đình, học sinh và giáo viên coi trọng giá trị vật chất
hơn giá trị tinh thần, lấy giá trị vật chất làm giá trị thước đo tinh thần. Sự thiếu
quan tâm của gia đình và xã hội, phó mặc cho nhà trường trong công tác giáo dục
học sinh cũng trở thành rào cản rất lớn dẫn đến việc giáo dục không đạt hiệu quả
như kì vọng. Không được giáo dục tốt những bài học về nhân cách dễ hình thành
nhân thân xấu như coi thường pháp luật, đạo đức, coi thường nhân phẩm, thân thể,
tài sản của người khác…
+ Những yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường bạn bè
Cùng với cha mẹ, thầy cô thì bạn bè chính là người trẻ thường xuyên gần gũi,

tiếp xúc, có cùng quan điểm suy nghĩ với lứa tuổi. Đây chính là môi trường có ảnh
hưởng tới quan điểm, suy nghĩ, nhận thức, lối sống, thói quen, cách cư xử. Nếu trẻ
tiếp xúc với nhóm bạn bè tốt thì trẻ hình thành các đặc điểm nhân thân tích cực như
biết quan tâm, lo lắng, có kĩ năng sống, lễ phép, chăm học… Ngược lại khi chơi với
bạn bè xấu thích chơi bời, lêu lổng thì dễ nhiễm những thói hư tật xấu như nghiện
games, cờ bạc, ma tuý, bạo lực học đường…
+ Những yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường kinh tế, xã hội vĩ mô
Kinh tế Quận 7 đang trên đà phát triển, đời sống người dân được nâng lên.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì cũng bộc lộ một số vấn đề như
tỉ lệ thất nghiệp còn cao nên dễ làm con người rơi vào trạng thái bất lực, chán nản,
15


bi quan… nên sa đà vào tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế không
đồng đều, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt hình thành một bộ phận con
người có lối sống hưởng thụ, thích chơi bời không lo làm ăn, có ý thức chiếm đoạt
tài sản của người khác, làm giàu bất chính…
+ Những yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường văn hóa, tư tưởng, đạo đức
Cơ chế kinh tế - thị trường dễ làm con người sa ngã bởi những mặt trái của nó.
Việc hình thành tâm lí coi trọng đồng tiền, suy thoái về đạo đức, vì đồng tiền mà sẵn
sàng buôn bán ma tuý, trộm cắp, cướp giật tài sản… Chính vì lối sống thực dụng,
chuộng vật chất, suy thoái về đạo đức … đã thúc đẩy con người sẵn sàng thực hiện
hành vi phạm tội.
Hiện nay, công tác quản lí Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá còn hạn chế. Các
văn hoá phẩm đồi truỵ, bạo lực, các ấn phẩm độc hại… Một bộ phận giới trẻ bị ảnh
hưởng bởi những tư tưởng lệch lạc nên dễ phát sinh hành vi phạm tội.
+ Những yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân nơi làm việc hoặc cư trú
Mỗi cá nhân có một nơi làm việc hoặc nơi cư trú riêng, chính môi trường này
có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân thân người phạm tội. Đối với
những người có nơi cư trú, nơi làm việc không ổn định, nơi có nhiều tệ nạn xã hội thì

thường dễ phát sinh hành vi phạm tội.
Ở Quận 7 tập trung khu chế xuất, khu nhà trọ, các địa bàn vùng ven có tỉ lệ
người tạm trú đông, thu nhập bấp bênh thì tỉ lệ người phạm tội vẫn chiếm đa số với
tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng tăng, cả về số lượng lẫn tính chất mức
độ của hành vi phạm tội, đồng phạm.
- Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ phía người phạm tội được coi là tổng
hợp những nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh
hưởng đến việc phát sinh tình hình tội phạm do người 18 tuổi thực hiện. Những nhân
tố này bao gồm:
+ Sai lệch về sở thích, nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu
Mỗi con người là những thực thể riêng biệt có những nhu cầu, sở thích khác
nhau để đem lại cho con người niềm vui trong cuộc sống. Đa số những người phạm
16


tội là những người có ý thức sai lệch, nhu cầu không đúng chuẩn mực, đi ngược lại
với những giá trị đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, họ có các sở thích không lành mạnh
như thích ăn diện, tham gia những cuộc chơi thác loạn…
+ Hạn chế về ý thức pháp luật và khả năng kiểm soát hành vi
Mỗi con người có một trình độ nhận thức về pháp luật khác nhau, không phải
ai cũng am hiểu về pháp luật và biết được hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
Chính sự thiếu hiểu biết đã dẫn đến sự coi thường pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật
kém, chống đối pháp luật. Có những người mặc dù biết hành vi của mình là trái pháp
luật nhưng vẫn thực hiện, luôn đặt nhu cầu, sở thích và mục đích cá nhân cao hơn
pháp luật.
Thứ hai, căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân và điều kiện trong việc
làm phát sinh tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện phân chia thành:
- Nguyên nhân và điều kiện chủ yếu làm phát sinh tình hình tội phạm do người
dưới 18 tuổi thực hiện là những nhân tố được coi là đóng vai trò quan trọng trong
việc làm phát sinh tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện và chiếm tỉ lệ

đáng kể trong tổng số nhân tố làm phát sinh tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi
thực hiện.
- Nguyên nhân và điều kiện thứ yếu thì ngược lại so với nguyên nhân và điều
kiện chủ yếu đây là những nhân tố hạn chế và chiếm tỉ lệ không đáng kể trong tổng
số nhân tố làm phát sinh tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện.
Thứ ba, căn cứ vào bản chất của nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình
hình tội phạm do người 18 tuổi thực hiện có thể chia thành:
- Nguyên nhân và điều kiện khách quan là những hoàn cảnh không phụ thuộc
vào ý chí và ý thức của con người phạm tội nhưng lại là cơ sở cho người dưới 18 tuổi
phạm tội thực hiện các hành vi của mình như: nguyên nhân và điều kiện thuộc về các
yếu tố tình huống; nguyên nhân và điều kiện thuộc về pháp luật và công tác phòng
ngừa, phát hiện tội phạm; sự thờ ơ của môi trường xã hội bên ngoài.

17


×