Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.05 KB, 14 trang )

I. Tóm tắt luận án về nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Trong chương II của Luận văn thạc sĩ Luật học “Đấu tranh phòng chống
tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh quảng Ngãi”, tác giả Vũ Minh Tiến đã nêu ra
một số nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm của tội cướp tài sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Nguyên nhân và điều kiện có liên quan đến kinh tế - xã hội:
a. Về lĩnh vực kinh tế
Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những chính sách kinh tế mang tính mở cửa và hội nhập ấy đang tạo ra một
sức mạnh phát triển mới không chỉ cho lĩnh vực kinh tế mà cả trong vấn đề
an ninh xã hội. Tuy nhiên tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối
với các tỉnh thành phố, trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói
riêng cũng thực sự đáng lo ngại như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, phân hóa
giàu nghèo… Đây là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, là miền đất
“dung dưỡng” cho nhiều loại tội phạm trong đó có tội cướp tài sản.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, trên địa bàn tỉnh quảng Ngãi,
những người lao động không đáp ứng được các tiêu chuẩn về trình độ kĩ
thuật, tay nghề hoặc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản, giải thế…
Dẫn đến một bộ phận dân cư mất phương hướng, sinh ra tư tưởng tiêu cực…
dẫn tới hành vi phạm tội. Thống kê cho thấy có tới 46, 75% người phạm tội
bị đưa ra xét xử về tội cướp tài sản là thất nghiệp.
Bên cạnh đó, sự dôi dư lao động đáng kể do diện tích đất canh tác trên
đầu người ngày càng bị thu hẹp (khoảng 500m
2
/người) để xây dựng các khu
công nghiệp và nhà ở cũng là nguyên nhân và điều kiện đáng lưu ý của tình
hình tội phạm cướp tài sản.
Hơn nữa, việc Quảng Ngãi và các vùng lân cận đang hình thành
những khu công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở cũng tạo ra sức ép đáng


kể đến việc hạn chế tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi. Vấn đề này đã gây khó khăn cho các công tác quản lý xã hội của địa
phương trong đó có công tác quản lý hành chính, nhân khẩu của công an địa
phương vì không phải đối tượng nào cũng chấp hành việc đăng ký tạm trú
tạm vắng. Đặc biệt là việc quản lý những đối tượng có tiền án tiền sự là vô
cùng khó khăn.
Để phục vụ các đối tượng lao động cư trú ngắn hạn, ngoài các dịch vụ
nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ còn có hàng trăm nhà lưu trú bình dân tự phát
cho các thành phần như học sinh, sinh viên, người lao động, các đối tượng
phạm pháp hình sự và các tiếp viên nước giải khát, bia ôm…Nguyên nhân
này làm cho loại tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh càng phức tạp và
khó kiểm soát hơn.
Với nhiều danh lam thắng cảnh, tỉnh Quảng Ngãi có điều kiệm phát
triển du lịch nhưng công tác quản lý những dịch vụ liên quan đến ngành du
lịch như nhà trọ, cho thuê ôtô xe máy lại chưa được quan tâm đúng mức tạo
điều kiện cho các đối tượng xấu trực tiếp thực hiện việc cướp tài sản.
Mặt khác, kinh tế chậm phát triển kéo theo việc quản lý và thực hiện
các chế độ, chính sách đối với các đối tượng đặc biệt chưa thực sự đúng mức
gây mất lòng tin trong quần chúng nhân dân gây khó khăn cho công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm.
b. Về lĩnh vực văn hóa, giáo dục
Các hoạt động dịch vụ “ăn theo” song hành cùng sự tăng trưởng của
nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các sản phẩm văn hóa
có nội dung xấu có tính kích động, bạo lực làm tha hóa một bộ phận nhân
dân, nhất là thanh thiếu niên. Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng sự định
hướng về văn hóa của chúng ta vẫn còn bất cập, khiếm khuyết và tồn tại;
vẫn còn những tác phẩm văn hóa nghệ thuật đề cao sự giàu sang, lối sống
thực dụng, hưởng thụ kiểu con nhà giàu. Trong khi đó gương người tốt việc
tốt ít được đề cập làm giảm đi ý nghĩa giáo dục.
Những khó khăn về kinh tế tác động trực tiếp vào đời sống mỗi cá

nhân, con người sống trong hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, khó khăn dễ phát sinh
tâm lý tiêu cực, vị kỷ, tha hóa… như ông cha ta đã thường nói “Bần cùng
sinh đạo tặc”.
Ngoài ra, còn tồn tại một bộ phận thanh thiếu niên vì hoàn cảnh khó
khăn về kinh tế, không có điều kiện học hành, không có tay nghề, thu nhập
thấp, không thỏa mãn các nhu cầu về ăn mặc, vui chơi, đã bị tha hóa, mất
định hướng, dễ dàng bị lôi kéo, xúi giục tham gia vào các hành vi trộm,
cướp, lừa đảo.
2. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến giáo dục và tuyên truyền
pháp luật.
- Về thực trạng giáo dục trong gia đình: Do quá tập trung phát triển
kinh tế mà các bậc phụ huynh ít có thời gian chăm sóc con cái, chức năng
gia đình bị xáo trộn, thay vì gia đình tồn tại với vai trò giáo dục thì nó đã
dần mang chức năng kinh tế. Do đó con cái của nhiều gia đình đã tìm đến sự
chia sẻ của bạn bè hay chạy theo sự cám dỗ của môi trường xã hội. Điều này
là nguyên nhân và điều kiện dẫn tới sự hình thành tư tưởng tự do, coi thường
người khác từ đó dẫn tới hành vi sai phạm.
Bên cạnh đó, chính các tấm gương xấu của bố mẹ cũng là nguyên
nhân tác động trực tiếp nhất tới sự hình thành thế giới quan lệch lạc của trẻ
em vì không đâu khác mà chính gia đình, chính bố mẹ mới là tấm gương gần
gũi nhất, là bài học thực tế nhất cho con cái. Trong một gia đình mà bố mẹ
sống không gương mẫu, vi phạm các quy tắc của cuộc sống, của gia đình…
thì sớm hay muộn những đứa con của họ cũng sẽ đi vào con đường hư hỏng,
phạm pháp như bố mẹ chúng.
Hơn nữa, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, lối sống
ích kỷ cá nhân, nặng về hưởng thụ, sống gấp của một số cá nhân ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ em, tạo ra sự lệch lạc về
nhận thức những chuẩn mực xã hội và dẫn đến tình trạng cướp tài sản.
Ngoài ra, còn phải kể đến phương pháp giáo dục không đúng cách
như: hành hạ, đánh đập con cái làm cho đứa trẻ hình thành tính cách sợ sệt,

rụt rè, chiều chuộng quá mức làm cho trẻ có thái độ ích kỷ, coi thường người
khác.
- Về công tác giáo dục tại nhà trường: việc giáo dục trong nhà trường
hiện nay ở Quảng Ngãi còn nhiều hạn chế. Có lúc, có nơi nhà trường chỉ
thiên về giáo dục kiến thức mà xem nhẹ giáo dục đạo đức, pháp luật cho học
sinh. Đội ngũ giáo viên còn chưa thực sự nêu gương. Sự phối hợp giữa gia
đình và nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh còn hạn chế.
Những hạn chế này đã ảnh hưởng đến tình hình tội phạm nói chung và tội
cướp tài sản trên địa bàn tình nói riêng.
- Công tác giáo dục ngoài xã hội: Quảng Ngãi không có các trung tâm
vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên. Các sân chơi thể thao đều bị thu hẹp để
xây dựng khu dân cư, từ đó dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên tụ tập tại các
điểm chơi game, tụ tập ăn nhậu, hút hít. Đây là địa điểm bàn bạc để thực
hiện các hành vi phạm tội, trong đó có tội cướp tài sản.
- Về tuyên truyền phổ biến pháp luật: công tác tuyên truyền pháp luật
tuy đã có những động thái tích cực nhưng vẫn chưa có chiều sâu. Công tác
tuyên truyền đấu tranh, phòng chống 1 số tội phạm nguy hiểm, trong đó có
tội trộm cướp tài sản chưa được quan tâm đúng mức. Hình thức tuyên truyền
thiếu đa dạng, phong phú, chưa chú trọng đến các địa bàn trọng điểm như:
khu công nghiệp, trường học, thị trấn… chưa triển khai các biện pháp cần
thiết trong việc đấu tranh, ngăn chặn làm giảm tình trạng phạm tội, dẫn đến
thực tế là khi nhen nhóm hình thành các băng, nhóm thì ko được ngăn chặn
kịp thời và người dân thì tiếp tục là nạn nhân của loại tội phạm này.
3. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm
Trong những năm qua, công tác phòng chống tội phạm nói chung và
tội cướp tài sản nói riêng đã được các cấp, các ngành quan tâm, song vẫn
còn nhiều tồn tại: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân
về phòng chống tội phạm đôi khi mang tính hình thức, thiếu thường xuyên,
do đó ý thức cảnh giác, tự phòng ngừa của người dân còn hạn chế. Việc

quản lý các đối tượng hình sự theo yêu cầu của công tác phòng ngừa tội
phạm ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa được tổ chức tốt; công tác điều tra, xét xử,
quản lý và cải tạo các đối tượng phạm tội chưa phát huy hết tác dụng răn đe,
giáo dục và phòng ngừa chung.
Những khiếm khuyết trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
an ninh trật tự của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay đã tác động không nhỏ đến quá
trình phát sinh tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng. Trong quản
lý xã hội, một số cơ quan chức năng chưa nắm bắt được tình hình diễn biến
của tội phạm một cách kịp thời, chưa kịp thời phát hiện ngăn chặn những
mầm mống của tội phạm nên đã làm hạn chế rất nhiều trong công tác đấu
tranh phòng ngừa tội phạm. Hiệu lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền
cơ sở không cao, chưa làm tốt công tác tuyên truyền như vận động nhân dân,
tổ chức đoàn thể xã hội phát hiện và tố giác tội phạm, đưa những đối tượng
có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự
ra kiểm điểm trước dân, phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm.

×