Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký đặng thuỳ trâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.77 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======

ĐỖ THỊ THU

NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG
NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học

HÀ NỘI - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======

ĐỖ THỊ THU

NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG
NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

ThS. Hoàng Thị Duyên

HÀ NỘI - 2014




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
ThS. Hoàng Thị Duyên - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học và các bạn sinh
viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Đỗ Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
ThS. Hoàng Thị Duyên. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào từng công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Đỗ Thị Thu


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG
VĂN HỌC VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM ................. 7
1.1. Ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật ................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật ............................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm ngôn từ ................................................................................ 7
1.1.1.2. Khái niệm ngôn từ nghệ thuật .............................................................. 8
1.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật ........................................................... 9
1.1.2.1. Tính hình tượng .................................................................................... 9
1.1.2.2. Tính cá thể hóa. .................................................................................. 11
1.1.2.3. Tính cấu trúc ...................................................................................... 12
1.1.2.4. Tính biểu cảm ..................................................................................... 13
1.2. Vài nét về Nhật ký Đặng Thùy Trâm ....................................................... 14
1.2.1. Vài nét về ký ......................................................................................... 14



1.2.2. Thể loại nhật ký ..................................................................................... 15
1.2.2.1. Quan niệm về nhật ký ........................................................................ 15
1.2.2.2. Đặc điểm của thể loại nhật ký ............................................................ 16
1.2.3. Nhật ký Đặng Thùy Trâm ...................................................................... 18
1.2.3.1. Hành trình đến với bạn đọc ................................................................ 18
1.2.3.2. Hiệu ứng của Nhật ký Đặng Thùy Trâm ............................................ 20
1.3. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong hoạt động sáng tạo và
tiếp nhận văn học ...................................................................................... 23
1.3.1. Trong hoạt động sáng tạo ...................................................................... 23
1.3.2 Trong hoạt động tiếp nhận ..................................................................... 24
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG
NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM .................................................................. 26
2.1. Ngôn từ mang tính quy ước ẩn dụ............................................................ 26
2.2. Ngôn từ hướng tâm độc thoại .................................................................. 30
2.3. Ngôn từ mang giọng điệu buồn thương ................................................... 34
2.4. Ngôn từ giàu tính triết lý .......................................................................... 39
CHƢƠNG 3
CÁC PHƢƠNG THỨC SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG
NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM .................................................................. 44
3.1. Sử dụng từ ngữ đa dạng, phong phú ........................................................ 44
3.1.1. Điệp từ ................................................................................................... 44
3.1.2 Sử dụng lớp từ ngữ phân tích tâm lý. ..................................................... 48
3.1.3. Sử dụng lớp từ mang tính triết lý cao ................................................... 50
3.2. Sử dụng linh hoạt kiểu câu nghi vấn ........................................................ 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nhật ký cũng là một thể loại được nhắc đến với giá trị văn học to lớn.
Như một sự ngẫu nhiên, vô tình, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của một thể
loại mang đậm tính nhân văn và giá trị giáo dục sâu sắc: thể loại nhật ký.
Trước khi có sự xuất hiện của một loạt các nhật ký chiến tranh thể loại này
chưa gây được ấn tượng mạnh mẽ. Phải đến khi có sự phát hiện và công bố
các cuốn nhật ký như: Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký chiến tranh, Tài hoa ra
trận và đặc biệt là cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm thì lúc này thể loại nhật ký
mới được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ và chân thực.
Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm được công bố đã tạo ra được những hiệu
ứng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc, nó là cả một hiệu ứng xã hội rộng lớn, thu
hút được sự quan tâm của độc giả cũng như giới nghiên cứu. Đặc biệt hơn,
nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với sức hấp dẫn
riêng của nó về ngôn từ nghệ thuật. Bởi theo Nguyễn Tuân đã định nghĩa về
nghề văn như sau: “Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả mọi nghĩa mà
mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ
nghĩa để mà sinh sự để sự sinh”. Cũng bàn về ngôn từ trong văn học M.Gorki
cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Trong tác phẩm văn
học, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện chủ đề
và tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện. Như vậy ngôn ngữ có
vai trò rất quan trọng, thông qua nó ta có thể thấy được giọng điệu tâm tình,
tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành và
sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn của người viết. Qua những ghi
chép tỉ mỉ, chi tiết, Thùy Trâm - người bác sĩ trẻ từ Hà Nội xung phong vào
chiến trường miền Nam đã cho thế hệ sau này biết về chiến tranh một cách
chân thực nhất sống động nhất về những khó khăn gian khổ, những mất mát

1



hi sinh của thế hệ cha anh đã sống, chiến đấu, giành độc lập tự chủ cho Tổ
quốc. Đó là những trang viết của người trong cuộc, trực tiếp sống và chiến
đấu kiên trì dũng cảm phản ánh chân thực và chính xác đời sống tinh thần của
thế hệ thanh niên Việt Nam thông qua những ngôn từ đậm chất nghệ thuật.
Cũng vì chiến tranh ác liệt nên ngôn từ trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm mang
những nét độc đáo. Vì lẽ đó việc nghiên cứu về Ngôn từ nghệ thuật trong
Nhật ký Đặng Thùy Trâm mang ý nghĩa lý luận sâu sắc.
Hơn nữa Nhật ký Đặng Thùy Trâm có một vị trí khá quan trọng với tầng
lớp thanh niên trẻ tuổi hiện nay. Đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm nó sẽ giúp mỗi
chúng ta thêm tin yêu, thêm phần hiểu biết về lịch sử cha ông ta đã gây dựng
bằng tất cả mồ hôi, xương máu. Trong cuộc chiến đấu ác liệt ấy người nữ bác sĩ
trẻ tuổi vẫn kịp ghi lại những sự việc, những tâm tư tình cảm của mình với cả
tấm lòng yêu nước, căm thù giặc để từ đó giúp cho thế hệ sau này có thêm một
tấm gương sáng để noi theo, sống và học tập có ích hơn. Đồng thời thôi thúc
tầng lớp thanh niên mạnh dạn sống và học tập một cách tự lập, có ý nghĩa. Đó
cũng là một lý do thôi thôi người viết lựa chọn đề tài này. Hy vọng kết quả
nghiên cứu vấn đề Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký Đặng Thùy Trâm không
chỉ có ý nghĩa thiết thực với tác giả khoá luận mà còn có ý nghĩa tích cực đối
với việc nghiên cứu, tìm hiểu về Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Xuất phát từ những
yêu cầu lý luận và nhu cầu thực tiễn trên, người viết chọn đề tài: Ngôn từ nghệ
thuật trong nhật ký Đặng Thùy Trâm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhật ký vốn là những ghi chép mang tính chất riêng tư vì thế có thể nói
trước những năm 1968, sự xuất hiện của nhật ký không nhiều và chưa thu hút
được sự chú ý quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Vì thế sự xuất hiện
của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm trên diễn đàn văn học được cho là hiếm có
vì chưa có nhiều công trình nghiên cứu về mọi mặt của nhật ký nói chung và
Nhật ký Đặng Thùy Trâm nói riêng.

2



Năm 2005 có thể coi là một năm đáng nhớ của văn học Việt Nam, với
sự xuất hiện của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã tạo ra một “cơn sốt” gây
nên hiệu ứng lớn lao trong toàn xã hội. Đặc biệt với văn hóa đọc, tưởng chừng
sách in đã bị xem nhẹ khi có sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đại
chúng hiện đại. Vì khi văn hóa đọc mai một thì việc nghiên cứu về ngôn từ
cũng không nhiều. Cuốn nhật ký xuất hiện đã khiến cho các nhà nghiên cứu
văn chương buộc phải có cái nhìn nghiêm túc về thể loại văn học này. Hàng
loạt bài viết, giới thiệu, phê bình… xuất hiện dày đặc trên các phương tiện
truyền thông với những nội dung phong phú.
Có những bài báo chỉ viết về hành trình trở về kì diệu của cuốn nhật ký
đã được phát hiện và lưu giữ bởi người lính bên kia giới tuyến trong suốt 35
năm, trải qua bao nhiêu khó khăn trong việc lưu giữ và tìm lại gia đình bác sĩ
Đặng Thùy Trâm cuốn sách đã được in và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế
giới. Với những bài báo và bài nghiên cứu như: Đọc nhật ký chiến tranh: Một
tác phẩm văn học kì lạ, Thêm một cuốn nhật ký chiến tranh xúc động, Có
thêm một nhật ký chiến tranh chân thật. Những bài nói về hiệu ứng xã hội của
cuốn nhật ký như: Qua Mãi mãi tuổi hai mươi và nhật ký Đặng Thùy Trâm
nghĩ về văn hóa đọc, Những rung chuyển từ cách sống Thùy Trâm, Nhật ký
Đặng Thùy Trâm từ góc nhìn thể loại… Tuy nhiên những công trình nghiên
cứu nêu trên vẫn chưa đề cập đến vấn đề ngôn từ nghệ thuật của cuốn nhật ký.
Có thể nói, nghiên cứu về Nhật ký Đặng Thùy Trâm bước đầu dừng lại ở việc
nghiên cứu góc nhìn từ thể loại, về lẽ sống Đặng Thùy Trâm, về hiệu ứng của
cuốn nhật ký chứ chưa nghiên cứu sâu về vấn đề ngôn từ nghệ thuật của thể
loại văn học đặc biệt này. Với đề tài này khóa luận muốn lí giải một phần lí
do mà cuốn nhật ký mang một hiệu ứng rộng lớn như vậy là nhờ có sự đặc sắc
về ngôn từ nghệ thuật. Khóa luận này đề cập một cách sơ lược đến đặc điểm
ngôn từ trong cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, đó là những ghi chép mang dấu
ấn cá nhân, tính chất riêng tư của người viết về hiện thực khốc liệt của chiến


3


tranh, những trải nghiệm về chiến trường của người nữ bác sĩ trẻ với một thứ
ngôn từ khá độc đáo.
Vì thế đề tài khóa luận của người viết chứa đựng kì vọng về một
hướng đi mới trong nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật của thể loại nhật
ký nói chung và Ngôn từ nghệ thuật trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm nói
riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Chiến tranh với sự thật tàn khốc là đau thương, mất mát, là lìa xa, một đi
không bao giờ trở lại… Tất cả đều hiện lên trong những trang nhật ký thấm
đẫm cảm xúc của một con người đã sống và cống hiến tuổi trẻ của mình trên
những chặng đường đầy gian truân thử thách của dân tộc. Nghiên cứu về Nhật
ký Đặng Thùy Trâm không chỉ nghiên cứu về chiến tranh khốc liệt mà khi
nghiên cứu đề tài này, người viết muốn nhận diện, phân tích, khái quát những
đặc trưng cơ bản, cách thức tổ chức và nét đặc sắc trong tổ chức văn bản ngôn
từ nghệ thuật. Đồng thời qua đây khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa
sáng tạo ngôn từ và tư tưởng nghệ thuật, giữa hình thức và nội dung, sự quy
định của hoàn cảnh xã hội, trạng thái tri thức đối với sáng tạo ngôn từ nghệ
thuật trong nhật ký.
Mặt khác người viết mong muốn với những giá trị tinh thần sâu sắc mà
cuốn nhật ký mang đến sẽ nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam đặc biệt là tầng lớp
thanh niên hiện nay hiểu được rằng những khó khăn gian khổ của chiến tranh
không thể quật ngã được ý chí chiến đấu của những người lính, những người
bác sĩ trẻ tuổi như Thùy Trâm. Chị là một người con gái nhỏ bé nhưng kiên
cường luôn hướng về miền Nam ruột thịt, chiến đấu anh dũng mong đến ngày
hòa bình lập lại trên khắp đất nước thân yêu. Chị sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ,

tương lai và xương máu của mình vì nền độc lập của dân tộc. Thật đáng tự
hào và cảm phục!

4


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp những vấn đề lí thuyết về ngôn từ nghệ thuật trong văn học
nói chung và trong thể loại nhật ký nói riêng.
- Tìm ra được những nét đặc sắc về Ngôn từ nghệ thuật trong Nhật ký
Đặng Thùy Trâm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu là đặc trưng về Ngôn từ nghệ
thuật trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Với số lượng tài liệu viết về nhật ký trong chiến tranh nói chung và về
Nhật ký Đặng Thùy Trâm nói riêng thực sự xuất hiện không nhiều. Vì lẽ đó
phạm vi nghiên cứu của đề tài này chủ yếu tập trung vào cuốn Nhật ký Đặng
Thùy Trâm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận người viết sử dụng
phương pháp hệ thống, phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phân loại.
Khóa luận cũng được thực hiện từ góc nhìn thi pháp học, tức là xem xét đánh
giá các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật theo những tiêu chí thi pháp,
đánh giá hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong cuốn
Nhật ký Đặng Thùy Trâm.
6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký Đặng Thùy Trâm khóa luận
đã khái quát những đặc trưng cơ bản của ngôn từ nghệ thuật trong Nhật ký

Đặng Thùy Trâm với những biểu hiện chủ yếu như: Ngôn từ mang tính quy
ước ẩn dụ, hướng tâm độc thoại, giàu tính triết lí, mang giọng điệu buồn
thương. Người viết mong muốn khóa luận sẽ mang lại cái nhìn toàn diện và

5


những đóng góp về mặt ngôn từ nghệ thuật trong đời sống văn học Việt Nam
cũng như giá trị nhân văn cao cả mà cuốn nhật ký này mang lại.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận còn gồm
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về ngôn từ nghệ thuật trong văn học và
đôi nét về Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Chương 2: Đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong Nhật kí Đặng
Thùy Trâm.
Chương 3: Các phương thức sáng tạo ngôn từ trong Nhật kí Đặng
Thùy Trâm.

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG
VĂN HỌC VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM
1.1. Ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật
1.1.1.1 Khái niệm ngôn từ
“Ngôn từ là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống

động của con người qua các lời nói của một cá nhân mang đậm sắc thái cá
nhân để tác động đến một người khác” [27, 51].
Trong giao tiếp hằng ngày, trong văn học nghệ thuật, khoa học đôi khi
ngôn từ và ngôn ngữ còn được sử dụng thay thế cho nhau. Sở dĩ như vậy là vì
giữa chúng chưa có sự phân tách rạch ròi. Ta có thể thấy điều này ngay trong
Từ điển tiếng Việt ngôn từ được đồng nhất với ngôn ngữ: “Ngôn từ: ngôn ngữ
được nói hay viết thành văn” [16, 666].
Khi nghiên cứu về ngôn ngữ ta không thể không biết đến nhà ngôn ngữ
lớn nhất thế kỉ XX là F.de Saussure người đã mở ra cái nhìn mới về ngôn
ngữ. Ông đã phân biệt giữa ngôn ngữ và ngôn từ. Theo ông, ngôn ngữ là một
hệ thống kí hiệu có hai mặt như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách rời
nhau, gồm cái biểu đạt (âm thanh ngôn ngữ) và cái biểu đạt (khái niệm).
Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp xã hội và là một phương tiện tư duy.
“Nó vừa là một sản phẩm xã hội, vừa là một hợp thể gồm những quy ước tất
yếu được tập thể xã hội chấp nhận để cho phép các cá nhân vận dụng năng lực
này” [22, 30]. Còn ngôn từ là “một hành động cá nhân”. Người nói dùng ngôn
ngữ theo quy phạm để biểu đạt ý riêng của mình. Trong đó cơ chế tâm lí - vật
lí cho phép người nói thể hiện những cách kết hợp ngôn ngữ thành ngôn từ cụ
thể. Từ đây ta có thể thấy ngôn từ là lời nói cá nhân mang đậm màu sắc thẩm
mĩ riêng được sử dụng trong giao tiếp.

7


1.1.1.2. Khái niệm ngôn từ nghệ thuật
Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Ngôn từ văn học…không chỉ khác với lời
nói tự nhiên hằng ngày, khác với các hình thức giao tiếp phi nghệ thuật khác
mà cũng khác với hình thức của các nghệ thuật ngôn từ khác” [20, 208].
Trong thi học truyền thống, khái niệm ngôn từ văn học được đồng nhất
với khái niệm ngôn từ thi ca. Từ thời cổ đại Aristote trong công trình Nghệ

thuật thi ca đã dành nhiều chương bàn về “loại hình nghệ thuật mà chỉ dùng
ngôn từ” về “cách diễn đạt bằng ngôn từ” [1, 82]. Vì vậy muốn hiểu rõ khái
niệm ngôn từ nghệ thuật cần phân biệt với loại hình ngôn ngữ khác.
Ngôn từ thực dụng chính là ngôn ngữ tự nhiên nó được sử dụng trong
đời sống sinh hoạt hằng ngày, là công cụ hữu hiệu cho giao tiếp. Nó tuân theo
chuẩn mực chung của ngôn ngữ và phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể. Ngôn từ
thực dụng cũng mang đầy đủ các tính chất chung của ngôn ngữ như: tính cá
thể, tính biểu cảm, tính chính xác, hình tượng. Tuy nhiên, những tính chất này
chỉ xuất hiện nhất thời trong một hoàn cảnh giao tiếp nào đó chứ không xuất
hiện liên tục, không mang tính quy luật như ngôn từ nghệ thuật.
Ngôn từ khoa học là ngôn từ được sử dụng trong lĩnh vực khoa học như
cách diễn đạt trong sách báo, các công trình nghiên cứu như luận văn, luận
án… Ngôn từ khoa học có tác dụng dùng để xây dựng các khái niệm, định
nghĩa, thuật ngữ khoa học, vì vậy nó có tính logic và tính chính xác. Sở dĩ
ngôn từ khoa học phải có tính chính xác cao là vì văn bản khoa học không
thuyết phục người đọc bằng tình cảm mà nó thuyết phục người đọc bằng trí
tuệ, lí trí, bằng các luận cứ, luận chứng. Trong cách diễn đạt nó đòi hỏi không
được tạo ra sai lệch giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt tức là ngôn từ khoa
học mang tính “một nghĩa”, trong khi đó ngôn từ nghệ thuật mang tính đa
nghĩa [6, 166].
Theo Từ điển văn học (bộ mới) ngôn từ nghệ thuật: “Khái niệm chỉ loại
hình ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm ngôn

8


từ (sáng tác lời truyền miệng và văn học viết). Về mặt chất liệu, các phương
tiện ngôn ngữ được sử dụng ở nghệ thuật ngôn từ có thể không khác gì các
phương tiện từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân cũng như không khác
gì các yếu tố phương ngữ, ngôn ngữ thông tục và biệt ngữ [10, 1090-1091].

Mặc dù ngôn từ nghệ thuật được bắt nguồn và nuôi dưỡng từ ngôn ngữ
nhân dân thì ngôn từ nghệ thuật vẫn là một loại hình ngôn từ có những đặc
điểm riêng biệt. Nhờ đó nhà văn sử dụng ngôn từ chung và cấu tạo lại thành
ngôn từ của mình. Cá tính sáng tạo của nhà văn được thể hiện đầy đủ trong
ngôn từ.
1.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật
Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau, chưa đi đến thống nhất. Bên cạnh ý kiến chung cho rằng ngôn từ nghệ
thuật bao gồm nhiều tính chất như tính hình tượng, tính cụ thể, tính chính xác,
tính cá thể, tính hàm súc… thì còn có những ý kiến khác nhau. Trong cuốn
Phong cách học tiếng Việt Đinh Trọng Lạc đã nêu ra bốn tính chất của ngôn từ
nghệ thuật đó là: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính cụ thể hóa.
Còn trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng Đỗ Hữu Châu lại bổ sung thêm
đặc trưng nữa của ngôn từ nghệ thuật đó là tính hệ thống. Do đó tổng hợp lại
theo người viết đặc trưng ngôn từ văn học có các tính chất cơ bản sau:
- Tính hình tượng
- Tính cá thể hóa
- Tính cấu trúc
- Tính truyền cảm
1.1.2.1. Tính hình tượng
Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Đặc trưng thứ nhất của lời văn là tính hình
tượng. Tính hình tượng không phải chỉ có trong ngôn từ văn học mà còn có cả
trong ngôn từ thực tế của đời sống. Tuy nhiên, tính hình tượng trong ngôn từ

9


văn học có những nét riêng biệt. Tính hình tượng của ngôn từ văn học bắt
nguồn từ lời nói của chủ thể hình tượng, chủ thể thẩm mĩ xã hội có tầm khái
quát, có ý nghĩa đại diện cho tư tưởng tình cảm, tâm trạng… của một tầng lớp

giai cấp, thế hệ nào đó. Ngay cả khi nhà thơ xưng “ta” hoặc “tôi” đấy nhưng
cũng không phải là lời nói của tác giả, của một người thực tế mà là lời của
chủ thể hình tượng, chủ thể tư tưởng thẩm mỹ mang ý nghĩa đại diện. Ví dụ
khi Tố Hữu viết Từ ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Đây không chỉ là lời của Tố Hữu trong thực tế mà là lời nói của nhân vật
trữ tình có ý nghĩa đại diện cho tư tưởng, tình cảm, niềm vui sướng khi bắt
gặp lí tưởng Đảng của hàng nghìn thanh niên Việt Nam một lòng vì quê
hương đất nước, vì dân tộc sẵn sàng lên đường lúc bấy giờ.
Hình tượng văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ cho nên nó
tác động vào trí tuệ, tưởng tượng và liên tưởng của người đọc, không ai nhìn
thấy hình tượng văn học bằng mắt thường. Bởi vì tính hình tượng của ngôn từ
văn học không chỉ biểu hiện ở các biện pháp tu từ, các phương thức chuyển
nghĩa (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, ngoa dụ…) mang tính
chất cục bộ bên ngoài mà còn nằm sâu trong bản chất hình tượng của sáng
tác. Ví dụ như:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”.
(Mời trầu- Hồ Xuân Hương)

10


Ở đây Hồ Xuân Hương đã sử dụng những hình ảnh như: “Cau nhỏ”,
“miếng trầu hôi”; các thành ngữ chỉ hành động như: “Mời trầu”; các từ ngữ

chỉ màu sắc: “Xanh như lá”, “bạc như vôi”; các biện pháp tu từ như: so sánh,
ẩn dụ… Qua đây Hồ Xuân Hương đã giới thiệu về miếng trầu, đồng thời thể
hiện thái độ xót thương với người phụ nữ trong xã hội cũ đẹp đấy nhưng lại
mang thân phận nhỏ bé, không quyết định được số phận của mình. Từ đây
cũng nói lên khát vọng hạnh phúc, lên án xã hội phong kiến đã chà đạp lên
quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc của người phụ nữ. Ta có thể thấy tính
hình tượng thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một hệ thống hình ảnh, màu
sắc, biểu tượng… để người đọc rút ra bài học nhân sinh.
Mặt khác, ngôn từ nghệ thuật không chỉ là cái vỏ bên ngoài, không phải
là cái áo khoác của tư tưởng nhằm thể hiện hình tượng một cách tiêu cực. Một
số nhà lí luận đã coi nhẹ vai trò của ngôn từ văn học, cho nó chỉ là một thứ vỏ
bọc bên ngoài, cái nội dung bên trong đó như chi tiết, hình ảnh mới là thứ
quan trọng. Sở dĩ coi nhẹ vai trò của ngôn từ như vậy là vì họ quan niệm ngôn
từ có thể dịch từ tiếng này sang tiếng khác, thậm chí cải biên thành phim ảnh
mà không làm thay đổi chất lượng của tác phẩm. Họ không hiểu được rằng
tác phẩm dịch là một sản phẩm được sáng tạo lại thành một thứ tiếng khác so
với nguyên tác và họ không thấy được sự “mất mát” về sắc thái trong quan
điểm dịch thuật. Viện sĩ Nga V.Xtepanôp đã khẳng định: Văn bản ngôn từ là
văn bản duy nhất, nó không thể được diễn tả theo cách khác mà không làm
tổn hại đến sắc thái độc đáo của nó.
1.1.2.2. Tính cá thể hóa.
Tính cá thể hóa của ngôn từ nghệ thuật là một đặc trưng nghệ thuật, thực
chất là tính độc đáo cá nhân trong sáng tạo ngôn từ của nhà văn. Mỗi nhà văn
khi sáng tác đều để lại dấu ấn sáng tạo của riêng mình thông qua ngôn từ nghệ
thuật, mỗi nhà văn đều có ý thức xây dựng cho mình một phong cách riêng

11


trên nền tảng một truyền thống văn học, văn hóa nhất định. M.B.

Khrapchenko trong công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
của văn học đã khuấy động yếu tố cá tính sáng tạo đối với ngôn từ nghệ thuật.
[13, 219].
Chẳng hạn cùng viết về mùa thu nhưng Nguyễn Khuyến và Lưu Trọng
Lư có những điểm riêng trong sáng tác của mình. Với mùa thu của Nguyễn
Khuyến, ta thấy ngôn từ nghệ thuật ở đây chỉ mức độ về khoảng cách màu
sắc, trạng thái hoạt động với nhịp 4/3 và các hình tượng như bầu trời bao la,
trong sáng tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Còn với mùa thu trong sáng tác của Lưu
Trọng Lư ta thấy ông sử dụng những từ ngữ chỉ âm thanh để gợi cảm xúc với
nhịp 3/2 và các hình tượng âm thanh xào xạc lá vàng chuyển mùa. Về lĩnh
vực văn xuôi ta thấy Vũ Trọng Phụng có giọng châm biếm, đả kích trực diện,
sâu cay, với lớp từ “đô thị” nói như giáo sư Đỗ Đức Hiểu: “Nói nhại một
ngôn ngữ đã hình thành, hổ lốn, tạp nham, lổn nhổn, không ăn khớp” [9, 224].
Còn Nguyễn Công Hoan tuy cũng dùng giọng châm biếm, hài hước nhưng lại
dùng từ ngữ bình dân, suồng sã, với nguyên tắc “lột mặt nạ” và dùng “cái tục”
để đả kích cái xấu, cái rởm đời, cái vô đạo đức [18, 156].
Tính cá thể hóa là yếu tố chủ đạo chi phối phong cách nhà văn và nó là
một trong những đặc trưng quan trọng của ngôn từ nghệ thuật.
1.1.2.3. Tính cấu trúc
Khác với ngôn từ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, ngôn từ nghệ thuật
được lựa chọn, đúc kết chặt chẽ, nó có tính cấu trúc rõ ràng. Trong Dẫn luận
thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử xét cấu trúc ngôn từ nghệ thuật từ bình
diện cụ thể lời nói và ý thức của lời nói, mà chủ thể ấy do nhà văn sáng tạo nên.
Như thế văn học có thể phản ánh vô vàn tiếng nói của cuộc đời. Tính cấu trúc
sẽ giúp cho chúng ta tránh được sự nhầm lẫn, đồng hóa chủ thể trữ tình, hình
tượng người kể chuyện và bản thân tác giả. Như vậy, không chỉ có một mình
tác giả kể chuyện nên các tác phẩm văn học thêm phong phú và hấp dẫn.

12



Chẳng hạn, trong bài thơ Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh, tác giả
đã tránh đi để cho nhân vật em tự bộc lộ những tâm tư tình cảm của mình,
những lo âu về tình yêu mà vốn nó luôn tồn tại trong chính bản thân tác giả.
Hay trong bài Lá diêu bông, tác giả Hoàng Cầm cũng tránh đi, để cho người
em - chủ thể lời nói đứng ra phát ngôn
“Em ở đầu làng chiều xuống ven đê
Theo sau chị đi tìm chợt nghe lời chị nói
Ai mà tìm được lá diêu bông
Từ nay chị sẽ lấy làm chồng”
Như vậy, một khi chủ thể phát ngôn trong văn học tách ra khỏi chính tác
giả thì nó trở thành một hình tượng văn học có vai trò to lớn trong việc tạo
nhiều giọng điệu khác nhau trong sáng tác văn học.
1.1.2.4. Tính biểu cảm
Tính biểu cảm là khả năng của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn
học có thể biểu hiện cảm xúc của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm, có
thể tác động đến tình cảm người đọc, truyền đạt được những tình cảm, xúc
cảm tới người đọc người nghe. Nghệ thuật là quy luật của tình cảm, văn học
là một loại hình nghệ thuật nên ngôn từ văn học không thể thiếu tính biểu
cảm. Văn học tác động đến đời sống bằng con đường tình cảm, con đường trái
tim. Để dẫn dắt người đọc đến những bến bờ xa xôi của lý trí thì trước hết văn
học phải tác động đến trái tim người đọc, có những câu văn, câu thơ có khả
năng tác động và đọng lại trong trái tim người đọc, để giúp người đọc, người
nghe cảm thụ đời sống một cách mới mẻ hơn theo quy luật của cái đẹp. Ví dụ
như tác phẩm Bức tranh, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu…
Ngôn từ nghệ thuật thuộc thể loại tự sự (văn xuôi, văn vần, thơ tự sự)
phải hàm chứa được những yếu tố thời gian. Nhà văn cần phải có tư duy định
lượng, cái trước làm nền móng cho cái sau, hạn chế đến mức tối đa sự đoán
trước của độc giả.


13


Như vậy, tính hình tượng, tính cá thể, tính cấu trúc, tính biểu cảm… là
những thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Nhờ những thuộc tính đó
mà văn học phản ánh đời sống theo đúng đặc trưng của nó, không giống bất
kỳ một loại hình nghệ thuật nào khác. Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngôn ngữ
nghệ thuật với các hình thái của hoạt động ngôn ngữ chính là ở chỗ, ngôn ngữ
nghệ thuật là hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nó được sử dụng để
phục vụ nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ
thuật. Vì vậy tính hình tượng, cấu trúc, cá thể và biểu cảm là những thuộc tính
bản chất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác quy định những thuộc tính ấy.
1.2. Vài nét về Nhật ký Đặng Thùy Trâm
1.2.1. Vài nét về ký
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ký là một loại hình văn học trung gian
nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như
bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút… Do tính chất trung
gian mà có người liệt ký vào cận văn học [6, 162].
Không nên chỉ căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn đối với tác phẩm để
xác định thể loại. Chẳng hạn Tây sương ký của Vương Thực Phủ thực ra là
một vở kịch, Tây du ký của Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết, Nhật ký người
điên của Lỗ Tấn là một truyện ngắn. Ký có đặc trưng riêng, do nội dung và
quan điểm thể loại của ký quy định.
Ký ra đời rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại. Nhưng phải đến thế kỉ
XVIII, đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng
phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học
mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác, nhà
văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội,
ký mới thực sự phát triển mạnh mẽ [6, 163].
Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của ký không phải việc miêu tả quá trình

hình thành tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, hay

14


những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội. Mà đối
tượng thẩm mỹ của ký thường là một trạng thái đạo đức - phong hóa xã hội,
một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đền nóng bỏng. Do ký là
ghi chép sự việc, khác với truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký có quan
điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. Nhà
văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được
phản ánh trong tác phẩm, ký dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách
sinh động, chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát. Tính
khái quát do tác giả ký thể hiện bằng suy tưởng.
Trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, ký giữ một vai trò
đặc biệt quan trọng. Nhiều tác phẩm thật đặc sắc và sáng giá đã góp phần tạo
nên bộ mặt đa dạng của đời sống văn học nước nhà. Khi thời đại thông tin đại
chúng phát triển như hiện nay thì ký lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
1.2.2. Thể loại nhật ký
1.2.2.1. Quan niệm về nhật ký
Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật, từ ngôi thứ nhất số ít,
dưới dạng những ghi chép hằng ngày có đánh số ngày tháng (…) bao giờ
cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồi
cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến được việc
công chúng tiếp nhận [10, 1257].
Từ điển thuật ngữ văn học cũng coi “nhật ký là một thể loại thuộc loại
hình ký” hay “Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới
dạng ghi chép hằng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời
sống mà tác giả hay nhân vật chính là người tham gia hay chứng kiến. Khác
với hồi ký, nhật ký thường ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ “vừa mới

xảy ra” chưa lâu” [6, 237].

15


Theo giáo trình Lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do
Giáo sư Trần Đình Sử chủ biên định nghĩa về nhật ký như sau: “Nhật ký là
thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hằng ngày của chính người viết,
là những tư liệu có gái trị về tiểu sử và thời đại của người viết [20, 261].
Như vậy, có thể nói rằng nhật ký chính là những ghi chép cá nhân về
những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước sự kiện xảy ra trong ngày hay
trong thời điểm gần.
1.2.2.2. Đặc điểm của thể loại nhật ký
Là một tiểu loại của ký, nhật ký mang những đặc điểm chung nhất của
ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại.
Nhật ký là thể loại mang tính chất riêng tư đời thường nhiều nhất. Nếu mục
đích của truyện ngắn, tiểu thuyết… là để giao lưu với người khác thì nhật ký
trái lại chỉ giao lưu với chính mình; mình viết để cho mình, nói với mình.
Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký. Tính riêng tư cũng là điều hấp dẫn
của nhật ký vì có liên quan đến bí mật của người khác, nhất là của những
nhân vật được xã hội quan tâm.
“Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký, người viết có thể
tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm tình cảm và thái độ trước một sự thật”
[17, 215]. Nhật ký ghi chép cảm xúc suy nghĩ theo ngày tháng, có thể liên tục,
nhưng cũng có thể ngắt quãng. Đặc điểm lời văn của nhật ký là ngắn gọn, tự
nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư,
những tâm sự thầm kín, ý nghĩa thành thực, nên thường kết hợp linh hoạt tự sự
và trữ tình. Một tập nhật ký có phẩm chất văn học khi thể hiện một thế giới tâm
hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn
thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Hình tượng tác giả trong nhật ký là hình

tượng mang tầm khái quát tư tưởng - thẩm mĩ lớn lao. Như nhật ký Ở rừng của
Nam Cao ghi chép lại chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa

16


trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổ
khó khăn thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”… Tác phẩm
thành công bởi nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể
hiện tư tưởng tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc.
Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn
thấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất. Nếu như trong các thể loại
như: phóng sự, tùy bút, bút ký, trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là
các vấn đề xã hội, thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm. So với
các thể loại khác, “vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học bao
quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngần ngại xuất hiện trong
từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan
trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe
kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến” [17, 218].
Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc
ghi nhật ký: Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì
đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ
mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng
nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều. Họ
không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám
nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó
chính là điều tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi
bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình.
Với thể ký - thể loại được coi là “Sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào
đời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là sự ghi chép sự việc, thì tính xác thực

của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật ký
cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thì
đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì

17


một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản
thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải đã
thể nghiệm. Với các thể loại nhật ký ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tố
quan trọng hàng đầu, ví dụ như: Một cuốn nhật ký công tác hay nhật ký khoa
học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay nhật ký riêng tư yếu tố bí mật là yếu tố
quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới
mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn nhật ký văn học,
để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi
chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng
như xã hội.
1.2.3. Nhật ký Đặng Thùy Trâm
1.2.3.1. Hành trình đến với bạn đọc
Trước những năm 1986, nhiều tác phẩm ký xuất hiện, nhưng theo thời
gian nó lại trở nên mờ nhạt như: Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ
Lân) hay các tác phẩm ký của Nguyễn Ngọc Tấn. Tiếp đó là những trang nhật
ký viết dưới chiến hào của Hoàng Thượng Lân được trích đăng trên các báo:
Quân đội Nhân dân, Tiền Phong Nhân dân vào đầu những năm 70… Tuy
nhiên những tác phẩm ấy chưa thực sự thu hút được sự quan tâm đông đảo
công chúng cũng như giới nghiên cứu. Phải đến những năm 2005, đặc biệt với
sự xuất hiện của Nhật ký Đặng Thùy Trâm của nữa bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy
Trâm gây xúc động trong lòng bạn đọc. Đó là những dòng tâm sự suy nghĩ,
tình cảm chân thật của một nữ bác sĩ đã trực tiếp sống và chiến đấu hi sinh
quên mình vì lí tưởng của tuổi trẻ nơi mảnh đất Đức Phổ.

Để đến được với bạn đọc cuốn nhật ký này đã trải qua một cuộc hành
trình khá dài và gian nan. Trước khi đến với bạn đọc là một cuộc hành trình
tìm ngày trở về của cuốn nhật ký. Sở dĩ nói như vậy là vì cuốn nhật ký của nữ
bác sĩ Thùy Trâm - người đã hi sinh trên chiến trường xưa đã được một cựu
chiến binh người Mỹ lưu giữ và luôn trăn trở tìm lại gia đình nữ bác sĩ để trao

18


trả cuốn nhật ký đó. Sau 35 năm, những dòng cảm xúc của người bác sĩ năm
xưa đã về với những người thân của chị. Trong những ngày ác liệt bác sĩ
Thùy Trâm luôn gửi lòng mình vào những trang nhật ký. Cuốn nhật ký đó đã
được Frederic Whithurs - một người lính trinh sát Hoa Kỳ có được và lưu giữ.
Frederic Whithurs là một sĩ quan quân báo người Mỹ tham chiến ở chiến
trường Đức Phổ, Quảng Ngãi từ năm 1969 đến năm 1971. Trong chiến tranh,
nhiệm vụ của Fred là thu thập các thông tin, tài liệu có giá trị quân sự để phân
tích tình hình truy tìm dấu tích quân giải phóng. Theo quy định của quân đội
Mỹ, mọi tài liệu của địch thu được trên chiến trường phải chuyển lại cho bộ
phận quân báo nghiên cứu, chọn lọc các tài liệu có giá trị quân sự, số còn lại
họ vứt vào đống lửa. Fred đang đốt thì thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu thông
dịch viên của đơn vị cầm một cuốn sổ nhỏ và đến bên cạnh anh mà nói: Fred,
đừng đốt cuốn sổ này. Bản thân trong nó đã có lửa rồi. Năm 1972 Fred được
rời Việt Nam về Mỹ. Trong hành lý của anh có những kỉ vật nặng trĩu của
chiến tranh trong đó có hai cuốn nhật ký của bác sĩ, một cuốn dày 118 trang,
một cuốn 28 trang. Lần theo địa chỉ liên hệ trong nhật ký cùng với sự giúp đỡ
của tổ chức Quaker Mỹ tại Việt Nam. Fred đã tìm thấy gia đình bác sĩ Đặng
Thùy Trâm để trao trả lại cuốn nhật ký này.
Kể từ đây cuốn nhật ký nhanh chóng được dịch, in và xuất bản tại Nhà
xuất bản Thế giới, Hà Nội rồi nhanh chóng đến với bạn đọc trong nước và
nước ngoài. Sau khi trở về Việt Nam cuốn nhật ký nhanh chóng đến với bạn

đọc nước ngoài nhờ các tác giả văn học Việt Nam và trên thế giới dịch. Công
việc dịch thuật để đưa cuốn nhật ký đến với bạn đọc thế giới gặp muôn vàn
khó khăn về mọi mặt. Để đến với bạn đọc Nga, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng
cùng dịch giả tiến sĩ A.Xocolov và tiến sĩ Lê Văn Nhân cùng với sự tài trợ
của câu lạc bộ May mặc Thăng Long cuốn nhật ký đã được dịch ra tiếng Nga
và đến với bạn đọc trên khắp đất nước Nga, đặc biệt là các bạn thanh niên
Nga.

19


×