Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Câu 8 phân tích các tiêu chí đánh giá chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.33 KB, 11 trang )

Câu 8: Phân tích các tiêu chí đánh giá chính sách công? Lựa
chọn một chính sách công mà anh (chị) quan tâm và đánh giá chính
sách đó qua các tiêu chí đã phân tích?
Các tiêu chí đánh giá chính sách công:
Tiêu chí là thước đo, chuẩn mực đặt ra trong từng điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, làm công cụ để phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án
và giải pháp chính sách. Đánh giá chính sách là việc xem xét, nhận định
về giá trị các kết quả thực hiện chính sách; vì vậy phải dựa vào những
thước đo nhất định hay còn gọi là những tiêu chí (căn cứ) đánh giá chính
sách gồm các tiêu chí xã hội và tiêu chí chính trị. Trong hai mặt đó (xã
hội và chính trị), khó có thể khẳng định được tiêu chí nào tốt hơn và trội
hơn bởi vì một chính sách có thể có lợi về mặt chính trị, nhưng hiệu quả
xã hội có thể không cao; hoặc ngược lại. Xác định các tiêu chí đánh giá
chính sách là công việc khó khăn và thường gây nhiều tranh cãi, bởi vì
cùng một kết quả thực hiện có thể được nhìn nhận dưới các góc độ khác
nhau. Song nhìn chung, tiêu chí đánh giá chính sách phải đáp ứng các
yêu cầu sau:


Tính khoa học: Tiêu chuẩn đánh giá chính sách phải phản ánh một cách
chân thực và khoa học quy luật khách quan của sự vật; vừa phải phù hợp
với tính tổng thể, vừa phải đáp ứng đặc thù của hệ thống. Các tiêu chuẩn
đánh giá cũng phải được quy phạm hóa.




Tính khách quan: Đối với những tiêu chuẩn có thể định lượng được thì
cần định lượng. Đối với những tiêu chuẩn không thể lượng hóa thì nên




công khai để công chúng đánh giá.
Tính so sánh: Để so sánh, đánh giá các kết quả của một chính sách hoặc
giữa các chính sách với nhau cần phải có thước đo chung. Vì vậy, tiêu



chuẩn đánh giá phải là những chuẩn mực chung.
Tính phương hướng: Tiêu chuẩn đánh giá phải thể hiện phương hướng
cải cách và phát triển của xã hội. Vì vậy những tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể
(về các mặt chủ yếu của nền kinh tế - xã hội) phải được đặt trong sự so



sánh với các tiêu chí/chỉ tiêu quốc tế (có thể thay đổi trong từng thời kỳ).
Tính chuẩn xác: Tiêu chuẩn đánh giá phải phù hợp với thực tế, không
được quá cao, cũng không quá thấp; phải kết hợp chặt chẽ giữa tính
nguyên tắc và tính linh hoạt, giữa chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định
tính.
Nhìn chung, có 6 tiêu chí đánh giá chính sách được thừa nhận rộng
rãi sau đây:
a. Tính hiệu lực của chính sách



Là tiêu chí phản ánh mức độ tác động, làm biến đổi hoặc duy trì tồn tại
xã hội của chính sách đó trên thực tế theo mong muốn của chính phủ.
Hiểu theo nghĩa thông thường thì hiệu lực của chính sách là những tác
dụng hiện hữu của chính sách gây ra. Tính hiện hữu là thuộc tính tồn tại
của chính sách, phản ánh sự tác động của chính sách lên đối tượng của

nóm được xác định bằng mốc thời gian bắt đầu phát sinh tác động (kể cả
tác hại) của chính sách. Đánh giá hiệu lực của chính sách là trử lời cho


câu hỏi: Chính sách có đạt được các kết quả có giá trị hay không? Hiệu
lực một chính sách gồm hiệu lực lý thuyết và hiệu lực thực tế.
-

Hiệu lực lý thuyết là hiệu lực được nhà nước công nhận để đưa chính
sách vào vận hành trong cuộc sống (chính sách sau khi được ban hành sẽ
có hiệu lực lý thuyết).

-

Hiệu lực thực tế là hiệu lực có được khi chính sách tác động đến thực tế,
làm biến đổi thực tế theo mong muốn của chính phủ . Chính sách chỉ dạt
đượchiệu lực thực tế khi nó được áp dụng và đem lại những kết quả nhất
định.
Như vậy, hiệu lực lý thuyết của một chính sách không trùng khớp
với hiệu lực thực tế của nó. Hiệu lực của một chính sách cao hay thấp
chủ yếu lệ thuộc vào hiệu lực thực tế của chính sách là tốt hay xấu, bởi
vì đối với nhân dân, kết quả thực tế của chính sách quan trọng hơn ý
định ban đầu của chính sách đó. Song một chính sách chỉ đạt được hiệu
lực thực tế tốt đẹp nếu nó được hoạch định đúng đắn về lý thuyết. Trên
thực tế, cũng có trường hợp một chính sách có hiệu lực lý thuyết nhưng
không đạt được hiệu lực thực tế (do những thiếu sót, khó khăn gặp phải
trong quá trình thực hiện). Song, cũng khó có thể khẳng định một chính
sách thất bại trên thực tế lại hoàn toàn đúng đắn về lý thuyết. Chính sách
chỉ có thể được coi là đúng đắn về lý thuyết khi nó được hoạch định hợp
với thực tiễn. Như vậy, hiệu lực của một chính sách phản ánh tính đúng

đắn cả về lý thuyết cũng như hoạt động thực tế; và là kết quả tác động
tổng hợp của cả hiệu lực lý thuyết cũng như hiệu lực thực tế.


Trên thực tế, hiện tượng kém hiệu lực hay không có hlực (vô hiệu)
của một chính sách thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:


Một là những nguyên nhân khách quan: Các chính sách ra đời, phát huy
tác dụng và suy giảm hiệu lực theo quy luật vòng đời của chính sách.
Thông thường, các chính sách đều phải trải qua 4 giai đoạn:

-

Giai đoạn đầu: Đưa chính sách vào thực hiện.

-

Giai đoạn 2: Giai đoạn hiệu quả và hiệu lực.

-

Giai đoạn 3: Giai đoạn hiệu lực giảm.

-

Giai đoạn 4: Giai đoạn lạc hậu.
Như vậy, hiện tượng vô hiệu trong qua trình thực hiện chính sách
có tính quy luật và tính chu kỳ nhất định. Do đó, trong giai đoạn đầu nếu
chình sách tỏ ra kém hiệu quả thì chúng ta cũng không nên hoang mang

mà cần phân tích nguyên nhân để tìm cách giải quyết thích hợp.



Hai là những nguyên nhân chủ quan: Ngoài những nguyên nhân khách
quan, hiện tượng vô hiệu của các chính sách còn có thể do các nguyên
nhân chủ quan sau:

-

Các chính sách không đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội – do ý thực
chủ quan của một số nhà lãnh đạo hoặc tư vấn tồi của đội ngũ viên chức
giúp việc cho các nhà lãnh đạo khi đề ra chính sách.

-

Chính sách được đề ra không đủ các điều kiện thực thi (kinh phí, nhan
sự, tổ chức và kinh nghiệm cần thiết) hoặc nó được đưa ra không đúng
thời điểm, cùng một lúc với hàng loạt chính sách khác.


-

Độ nhờn chính sách: là ấn tượng xấu của nhân dân trong việc thực hiện
các chính sách trong quá khứ - do trước đó, nhiều chính sách được ban
hành không có sự đánh giá, phán xét nghiêm minh hoặc thực hiện không
đến nơi, đến chốn, hiệu quả xấu tạo ra một sự “khinh nhờn” của nhân
dân trước các chính sách của Nhà nước. Vì thế các chính sách vừa ra đời
đã bị mất hiệu lực.


-

Các lực lượng chống đối chính sách quá mạnh mà Nhà nước lại không
đủ năng lực để đối phó, xử lý.

-

Kỷ cương, pháp luật không nghiêm: Chính sách đưa ra mà đối tượng
thực hiện lại chống đối hoặc không bị xử lý nghiêm minh (không bị
trừng phạt hoặc bị trừng phạt chỉ mang tính hình thức).
Điều đó cho thấy, khả năng thành công hay thất bại của một chính
sách phụ thuộc vào nhiều rất yếu tố, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách
phải biết phân tích, lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện chính sách
đó. Để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đã định, cần nghiên cứu,
tìm biện pháp khống chế mức độ vô hiệu của chính sách.
Đánh giá tính hiệu lực của chính sách đòi hỏi nhiều thông tin và
phương pháp tiến hành, song nó rất có ích đối với các nhà hoạch định
chính sách để cân nhắc việc duy trì hoặc thay đổi một chính sách hiện
hành.
b. Tính hiệu quả của chính sách



Hiệu quả của chính sách được xem xét ở các khía cạnh mức độ đạt tới
mục tiêu và thành công của một chính sách. Đánh giá hiệu quả chính


sách là để trả lời cho câu hỏi: Cần bao nhiêu nỗ lực để đạt được các kết
qảu có giá trị?



Tính hiệu quả của một chính sách phản ánh tương quan so sánh các kết
quả đạt được của chính sách so với những chi phí và công sức đã bỏ ra
cho kết quả đó.



Hiệu quả của một chính sách còn được thể hiện ở hiệu quả của các họat
động phối hợp chính sách.
c. Tính hữu dụng của chính sách



Tính hữu dụng của chính sách phản ánh mức độ vấn đề chính sách



đã được giải quyết đến đâu.
Đánh giá tính hữu dụng của chính sách trả lời cho câu hỏi: Các kết
quả của chính sách đã giải quyết được vấn đề ở mức độ nào?
d. Tính công bằng của chính sách
Công bằng là khái niệm dùng để đánh giá về việc những cái mà đối
tượng nào đó được hưởng là xứng đáng trên cơ sở những điều kiện vốn
có và cống hiến của nó trong sự so sánh với một hay nhiều đối tượng
tương tự khác. Đánh giá tính công bằng của chính sách trả lời cho câu
hỏi: Các chi phí và lợi ích có được phân phối công bằng giữa các cá
nhan và các nhóm người khác nhau hay không? Nội dung cơ bản nhất
của công bằng xã hội là xử lý hợp lý nhất mối quan hệ giữa quyền lợi và
nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Để phản ánh được nội
dung này, người ta đưa ra các khái niệm về cân bằng:





Cân bằng theo chiều dọc là sự đối xử khác nhau đối với những
người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác



nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có.
Cân bằng theo chiều ngang là sự đối xử như nhau đối với những
người có tăng trưởng kinh tế như nhau (có nghĩa là những người có két
quả hoạt động như nhau, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo,
màu da … đều được đối xử như nhau).
Nếu như công bằng theo chiều ngang có thể được thực hiện bởi cơ
chế thị trường, thì công bằng theo chiều dọc cần có sự điều tiết của Nhà
nước, Chính phủ thực thi chính sách phân phối công bằng theo chiều dọc
nhằm giảm sự chênh lệch phúc lợi giữa các cá nhân.
Việc Nhà nước thực hiện sự công bằng đến đâu tùy thuộc vào sự
đúng đắn và hợp lý của các chính sách đề ra. Công bằng trong chính
sách của Nhà nước chủ yếu là tạo ra những có hội ngang nhau cho các
đối tượng khác nhau.
e. Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách
Là sự trả lời cho câu hỏi: việc thực hiện chính sách đề ra có đáp
ứng được mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tượng của chính
sách hay không. Trên thực tế, có nhiều chính sách đề ra không đáp ứng
được đày đủ nguyện vọng của nhóm đối tượng chính sách.
f. Kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng hay tính thích
đáng của chính sách
Thông thường sự can thiệp của Chính phủ nhằm tạo ra sự công

bằng trong xã hội sẽ được đánh đổi bằng một sự kém hiệu quả về mặt


kinh tế. Do đó, phải đánh giá tác động của chính sách đến các đối tượng
trong mối quan hệ giữa tính hiệu quả và tính công bằng.
Muốn vậy, mỗi chính sách kinh tế đều phải nhằm mục tiêu phát
triển xã hội, mỗi chính sách xã hội đều hàm chứa nội dung và ý nghĩa
kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài.
Đồng thời, trong mỗi bước đi, mỗi thời kỳ cụ thể phải xác định
đúng mức độ hợp lý giữa tang trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, sao cho hai mặt này không cản trở hoặc triệt tiêu lẫn
nhau mà còn hỗ trợ nhau.
Lựa chọn một chính sách công mà anh (chị) quan tâm và đánh
giá chính sách đó qua các tiêu chí đã phân tích?
Sau đây, chúng ta đánh giá tình hình thực hiện chính sách trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm đánh giá kết quả, tác động
thực hiện chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV), qua đó làm rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, đồng thời đưa
ra các gợi ý về chính sách cho việc xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV.
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách trợ giúp phát triển
DNNVV trong thời gian qua. Trong đó, có 08 nhóm trợ giúp DNNVV
bao gồm:Trợ giúp tài chính; Mặt bằng sản xuất; Đổi mới, nâng cao năng
lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; Xúc tiến mở rộng thị trường; Tham gia
kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; Thông tin và tư vấn; Trợ
giúp phát triển nguồn nhân lực; Vườn ươm doanh nghiệp.


Các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV đã lồng ghép vào các
chính sách, chương trình ngành, lĩnh vực của các Bộ, ngành và địa

phương. Một số nhóm chính sách trợ giúp có quy định cụ thể cho đối
tượng DNNVV, đạt được những kết quả trợ giúp khá rõ ràng: tín dụng,
đào tạo, tư vấn, xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ đã kịp thời
ban hành các quyết sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối tượng DNNVV phát triển sản
xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho các DNNVV
còn nhiều hạn chế. Cụ thể, hơn 80% các chính sách, chương trình trợ
giúp DNNVV không có đánh giá kết quả hỗ trợ; Thiếu các tiêu chí đánh
giá tác động của chính sách, chương trình đến sản xuất, kinh doanh của
DNNVV; Một số nhóm chính sách trợ giúp mới chỉ dừng lại ở những
quy định mang tính khuyến khích chung chung, chưa có những quy định
ưu đãi rõ ràng như trợ giúp DNNVV về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ
DNNVV tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công.
Bên cạnh đó, đa số các nhóm chính sách khi triển khai tổ chức thực
hiện gặp nhiều vướng mắc như chính sách ưu đãi thuế cho DNNVV, mất
nhiều thời gian để xây dựng văn bản hướng dẫn. Chính sách tư vấn về
kinh doanh và quản lý sản xuất mới chủ yếu được thực hiện ở một số ít
doanh nghiệp khu vực phía Bắc do nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu huy
động từ viện trợ quốc tế. Mức độ triển khai chính sách trợ giúp DNNVV


ở cấp địa phương còn hạn chế, nhiều địa phương chưa chủ động xây
dựng các chương trình, chính sách trợ giúp DNNVV trên địa bàn,….
Nguyên nhân của sự tồn tại, hạn chế là do sự phối hợp giữa các Bộ
ngành, Trung ương và địa phương còn yếu, thiếu cơ chế điều phối hoạt
động trợ giúp phát triển DNNVV, cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin
chưa được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Sự quan tâm và đầu tư của
các địa phương đối với công tác trợ giúp phát triển DNNVV còn thấp.
Tiếp đến là những yếu kém xuất phát từ nội tại DNNVV như: thông tin

về doanh nghiệp không đầy đủ, độ tin cậy không cao đặc biệt các thông
tin về tài chính của doanh nghiệp gây khó khăn cho các cơ quan quản lý
Nhà nước trong triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, trợ giúp cho
DNNVV. Năng lực và tầm nhìn của DNNVV còn hạn chế, hầu hết các
DNNVV chưa có chiến lược phát triển dài hạn. Nhận thức và mức độ
quan tâm của các DNNVV tới các chương trình trợ giúp về đổi mới,
sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh còn thấp.
Từ những vấn đề nêu trên, cần có các giải pháp, đề xuất quan trọng
như:


Đối với cơ quan quản lý nhà nước phải xây dụng chính sách cải thiện
môi trường kinh doanh, có cơ chế phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ trọng tâm,



có tính đột phá, lan tỏa và tăng cường hệ thống đầu mối trợ giúp.
Về phía Hiệp hội doanh nghiệp phải nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng,
phát huy vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và
DNNVV.




Còn đối với DNNVV cần nâng cao năng lực quản lý, đầu tư đổi mới
sáng tạo, thay đổi tư duy kinh doanh, tham gia các tổ chức hiệp hội
doanh nghiệp và tích cực tham gia các chương hỗ trợ của Nhà nước.
Nhìn chung, kết quả và tác động của hoạt động triển khai hỗ trợ
DNNVV chưa rõ ràng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện đang có quá
nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng

theo nhiều lĩnh vực, cách làm khác nhau và nguồn lực hỗ trợ cho
DNNVV còn rất thấp. Cần phải đưa ra các chính sách, chương trình hỗ
trợ DNNVV hiện nay, ngoài việc thống nhất các nội dung đã được đưa
ra, cần phải xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV và có sự vào cuộc mạnh mẽ,
trách nhiệm hơn nữa của các cấp, các ngành và địa phương. Các chương
trình, chính sách phải có mục tiêu rõ ràng và trong quá trình triển khai
cần có sự kiểm tra, kiểm soát và tổng kết, đánh giá để có những điều
chỉnh kịp thời, hiệu quả./.



×