Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Liên quan giữa đái tháo đường với chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.24 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

LIÊN QUAN GIỮA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỚI CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Nguyễn Mạnh Hùng1, Nguyễn Đức Công2, Nguyễn Văn Chương3

Tóm tắt:
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng ĐTĐ bằng OGTT ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát đến khám và điều trị tại bệnh viện 175/ Bộ Quốc phòng. Tìm hiểu mối liên quan
giữa ĐTĐ với BMI ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
Phương pháp: Mô tả, tiến cứu, cắt ngang. Khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng
và làm nghiệm pháp dung nạp glucose cho các bệnh nhân.
Kết quả: Bất thường dung nạp glucose của nhóm chứng là 37,6%; nhóm tăng huyết
áp là 55,6%. Tỷ lệ ĐTĐ cả nhóm chứng là 14,1%; nhóm tăng huyết áp là 21,3%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm THA có BMI ³ 23 là 22,7,
nhóm THA có BMI < 23 là 19,4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm THA cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, với
p<0,05. Tỷ lệ ĐTĐ ở BN THA có BMI ³ 23 cao hơn so với BN THA có BMI < 23 là 1.17
lần.
Từ khóa: Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Chỉ số khối cơ thể
RELATED TO BETWEEN DIABETES WITH BODY MASS INDEX IN
PATIENTS WERE PRIMARY HYPERTENSION
Summary
Objective: The survey the state of diabetes by OGTT in patient primary hypertension

examined and treated at 175 hospital Department of Defense. Understanding the
relationship between diabetes and BMI in hypertension.
Bệnh viện Quân y 175
Bệnh viện Thống Nhất, (3) Trung tâm HL NCYHQS phía Nam, HVQY
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Mạnh Hùng (Email: )
Ngày nhận bài: 08/5/2016. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/5/2016.


Ngày bài báo được đăng: 30/9/2016
(1)
(2)

27


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

Methods: Description, prospective, cross-sectional, case-controlled. Clinical examination, clinical la, features, examination of blood and images ware done before
perform a diagnostic OGTT for patients were enrolled.
Result: The results showed that, the rate of abnormal glucose tolerance of control

group was 37,6 percent, in hypertension group was 55,6 percent. The rate of patients
with type 2 diabetes mellitus of control group was 14,1 percent, in hypertension group
was 21,3 percent. The rate of diabetes in hypertension group with BMI ³ 23 is 22.7%,
signification with p <0.05. THA group with BMI < 23 was 19.4% The difference was
statistically significant, p <0.05.
Conclusion: (1) the rate of diabetes in hypertension group was higher then the
control group. (2) The rate of diabetes in hypertensive patient with BMI ³ 23 higher than
1.17 time in patient with BMI < 23.
Keywords: Oral Glucose Tolerance Test-OGTT,. Body Mass Index-BMI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) và tăng huyết
áp (THA) là bệnh lý tim mach khá phổ
biến, và là yếu tố nguy cơ quan trọng liên
quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh
mạch máu não và bệnh thận mạn tính. THA
thường đi kèm với ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 20 60% trong tổng số BN bị ĐTĐ. THA là
yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh ĐTĐ và

ngược lại [1], [3]. Ngoài ra người dư cân
béo phì, được nhận dạng bằng chỉ số khối cơ
thể (Body Mass Index-BMI) thường phối hợp
chặt chẽ với các rối loạn chuyển hoá khác
như: tăng lipid máu, hiện tượng đề kháng
insulin, là một trong những nguyên nhân
chủ yếu gây ra các căn bệnh mãn tính khó
trị như tiểu đường mức type 2, các bệnh
lý tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch
máu não và một số dạng bệnh lý phức tạp
khác [3].
Theo thống kê của Viện đánh giá và
đo lường sức khỏe (Institute for Health
28

Metrics and Evaluation-IHME) thuộc ĐH
Washington (Mỹ) ở cả 188 quốc gia, công
bố 2011, số người trưởng thành béo phì
chiếm khoảng 28% dân số thế giới, trong
đó, tỷ lệ béo phì ở nam giới tăng từ 29%
lên 37% dân số và tăng từ 30% lên 38% ở
phụ nữ [5], [9]. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân
và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành
phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9%
ở lứa tuổi 40-49. Tỷ lệ béo phì ở trẻ học
sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% và 12,2% ở
Thành phố Hồ Chí Minh (2013).
Để xác định tỷ lệ ĐTĐ ở BN THA có
BMI cao nhằm đánh giá đầy đủ hơn các
YTNC tim mạch, giúp việc điều trị THA

được toàn diện hơn, làm giảm sự tiến triển
tới bệnh ĐTĐ và các biến cố tim mạch
khác. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với
mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình trạng ĐTĐ bằng
OGTT ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát đến khám và điều trị tại bệnh viện


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

175/ Bộ Quốc phòng.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa ĐTĐ
với BMI ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát.

đến glucose máu; không làm được nghiệm
pháp dung nạp glucose đường uống
(OGTT).
2. Ph­ương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả
cắt ngang

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh
viện 175/ Bộ Quốc Phòng với 254 trường
hợp được chia làm 2 nhóm: Nhóm huyết
áp bình thường (chứng) 85 trường hợp.

Nhóm THA 169 trường hợp; thỏa mãn các
điều kiện sau:

- Hỏi tiền sử và khám lâm sàng, xác
định các chỉ số nhân trắc; làm xét nghiệm.
- Tất cả các xét nghiệm BUN, creatinin
huyết thanh, đường máu, HbA1C, được
thực hiện tại phòng xét nghiệm BV 175/
Bộ Quốc Phòng theo quy trình đã được
chuẩn hóa theo quy định của Bộ Y tế.

- Làm nghiệm pháp dung nạp glucose
theo một quy trình thống nhất cho tất cả các
đối tượng nghiên cứu: Thực hiện chế độ ăn
nhiều carbonhydrat 3 ngày trư­ớc khi làm
nghiệm pháp (khoảng 150 - 200g/ ngày).
+ Nhóm THA: BN được chẩn đoán Ngừng tất cả các thuốc làm ảnh hư­ởng
và điều trị THA với chỉ số glucose máu đến chuyển hoá glucose. Bệnh nhân nhịn
lúc đói được xét nghiệm tại khoa sinh hoá đói qua đêm ít nhất 12 giờ. Xét nghiệm
<5,6 mmol/l.
glucose lúc đói trước khi làm nghiệm pháp
+ Loại trừ: các trường hợp có đường (G0). Uống 75g glucose khan (anhydrous
huyết lúc đói >5,6 mmol/l hoặc HbA1c > glucose) pha trong 250 ml nư­ớc sôi để
6,5%, hoặc các bệnh nội tiết ảnh h­ưởng nguội, uống hết trong vòng 5 phút. Xét
nghiệm glucose máu sau 2 giờ (G2).
Bảng 1. Đánh giá nghiệm pháp dung nạp glucose
+ Nhóm chứng: HA bình thường
(<140/90 mmHg), có chỉ số glucose máu
lúc đói được xét nghiệm tại khoa sinh hoá
<5,6 mmol/l.


Đánh giá

Glucose 2 giờ sau uống 75g glucose

Bình thường

< 7,8 (mmol/l)

RLDNG

7,8 £ ¸ < 11,1 (mmol/l)

ĐTĐ

³ 11,1 (mmol/l)

- Phân độ tăng huyết áp dựa theo phân
độ năm 2003 của Liên ủy ban Quốc gia
về tăng huyết áp (lần thứ 7) - JNC VII

(Joint National Committee on Prevention,
Detection, Evalution and Treatment of
High Blood Pressure)
29


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

3. Xử lý số liệu


và đặc điểm giới.

Số liệu thu được xử lý theo các thuật
toán thường dùng trong thống kê y sinh
học sử dụng phần mềm SPSS 22.0 (2013).

- Tìm mối liên quan giữa tình trạng
dung nạp glucose với độ tăng huyết áp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Xác định giá trị trung bình các chỉ số
( X ± SD): tuổi, BMI, đường máu, HbA1C

Bảng 2. Phân loại BMI ở đối tượng nghiên cứu
BMI
Nhóm THA (n = 169)
Nhóm chứng (n = 85)
(n)

%

(n)

%

Thiếu cân

12


7,1

Bình thường

60

35,5

8

9,4

Thừa cân

57

33,7

31

36,5

Béo phì độ 1

19

11,2

27


31,8

Béo phì độ 2

21

12,4

9

10,6

X ± SD

P

> 0,05

10
11,8
22,9 ± 2,8

23,2 ± 3,1

Nhận xét:
- Không có sự khác biệt về phân bố BMI giữa 2 nhóm, với p > 0,05
- Trị số trung bình BMI ở nhóm THA cao hơn nhóm chứng, nhưng không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05
Bảng 3. Kết quả OGTT ở đối tượng nghiên cứu
Nhóm chứng

Nhóm THA
Dung nạp glu(n=85)
(n=169)
(n)
%
(n)
%
cose
+ Bất thường

32

37,6

94

55,6

- GDNG

20

23,5

58

34,3

- ĐTĐ


12

14,1

36

21,3

53

62,4

75

44,4

+ Bình thường
G2 trung bình

7,8 ± 2,8

8,9 ± 2,9

P
<0,01
<0,05
<0,05
<0,01
<0,01


Nhận xét:
+ Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp được chẩn đoán ĐTĐ khi làm nghiệm pháp DNG là
30


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

21,3%, cao hơn rõ rệt nhóm chứng (14,1%). Giảm dung nạp Glucose gặp 34,3% ở nhóm
tăng huyết áp và 23,5% ở nhóm chứng.
+ Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose (GDNG và ĐTĐ) giữa nhóm chứng và nhóm
THA khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p <0,01.
+ Glucose giờ thứ 2 của nghiệm pháp tăng đường máu qua đường uống giữa nhóm
chứng và nhóm THA khác nhau có ý nghĩa thống kê với, p <0,01
Bảng 4. Liên quan OGTT với BMI ở nhóm THA (n=169)
BMI ³ 23 (n=97)
BMI < 23 (n=72)
OGTT
(n)
%
(n)
%

P

Bất thường

55

56,7


39

54,1

> 0,05

- GDNG

33

34,0

25

34,7

> 0,05

- ĐTĐ

22

22,7

14

19,4

< 0,05


Bình thường

42

43,3

33

48,5

> 0,05

Nhận xét:
- Tỷ lệ ĐTĐ ở BN THA có BMI ³ 23 cao hơn so với BN THA có BMI < 23, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- ĐTĐ có liên quan với BMI (or = 1,10). Tỷ lệ ĐTĐ ở 2 nhóm khác nhau có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.

Biểu đồ 1. Tương quan chỉ số BMI với nồng độ G2 ở nhóm THA
31


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

Nhận xét: Ít có mối tương quan giữa
nồng độ G2 với chỉ số BMI ở nhóm THA,
với hệ số tương quan r = 0,17; với p < 0,05.
BÀN LUẬN

trong những nước có tỷ lệ béo phì thấp

trên thế giới, nhưng đang có xu hướng tăng
dần, do tình hình dinh dưỡng của nhân dân
đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở các
thành phố lớn [4].

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi
trung bình của nhóm THA là 57,1±10,2.
Không có sự khác biệt về tuổi, giới giữa 2
nhóm (p > 0,05) (bảng 1). Kết qủa nghiên
cứu phù hợp với một số tác giả như: Paivi
Korhonen là 59,54 ± 6,64 tuổi [6], Đặng
Vạn Phước là 59,62 ± 11,21 tuổi [4], Trần
Thị Mỹ Loan là 57,53 ± 10,49 tuổi [2],
nhưng thấp hơn nghiên cứu ISEARCH
trên dân số THA toàn cầu có tuổi trung
bình là 62,4 ±11,7 tuổi . Sự khác biệt này
là đặc điểm của BN điều trị nội trú trong
Bệnh viện Quân đội đa số còn ở trong độ
tuổi lao động.

Đường máu 2 giờ sau uống 75g
glucose ở nhóm chứng là 7,8 ± 2,8 mml/l và
nhóm THA là 8,9 ± 2,9 mml/l. Bất thường
dung nạp glucose là 126 BN (49,6%) ở cả
hai nhóm, trong đó RLDNG chiếm tỷ lệ
là 34,3% ở nhóm THA và 23,5% ở nhóm
chứng. Tỷ lệ ĐTĐ là 21,3% ở nhóm THA,
ở nhóm chứng là 14,1% . Sự khác nhau
giữa nhóm chứng và nhóm THA có ý
nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 4). Trong

nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ THA
có ảnh hưởng đến tình trạng dung nạp
glucose. Nhận định này cũng đã được đưa
ra trong nhiều nghiên cứu khác [8], [10]

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là chỉ số biểu
hiện sự cân đối giữa chiều cao và trọng
lượng của một người. BMI cao thường
liên quan đến các yếu tố khác của hội
chứng chuyển hóa: rối loạn lipid máu, PAI
– 1 với tình trạng suy giảm khả năng tiêu
sợi huyết. BMI cao cũng là tiền đề cho sự
xuất hiện các hội chứng và bệnh: rối loạn
lipid máu, rối loạn dung nạp glucose, ĐTĐ
typ 2, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu
cục bộ. có vị trí quan trọng trong đề kháng
insulin là nguyên nhân gây nên ĐTĐ type
2, THA, rối loạn chuyển hóa lipid, chu vi
vòng bụng, tỷ số vòng bụng/vòng mông có
mối liên quan nhiều hơn với kháng insulin,
rối loạn chuyển hóa sau đó là các bệnh tim
mạch, chuyển hóa.. Việt Nam vẫn là một

Tỷ lệ bất thường dung nạp glucose ở
bệnh nhân THA độ II lớn hơn ở bệnh nhân
THA độ I nhưng không có ý nghĩa thống
kê. Nhưng tỷ lệ giảm dung nạp glucose và
ĐTĐ giữa THA độ I và THA độ II trong
nghiên cứu của chúng tôi khác nhau có ý
nghĩa thống kê với p <0,05.


32

Các nghiên cứu đã cho thấy, béo phì
mà đặc biệt là béo bụng có nguy cơ GDNG
và kháng insulin rất cao. Ở những ng­ười
này có hiện t­ượng tăng ly giải của mô mỡ
nội tạng (đặc biệt là mô mỡ ở mạc treo
ruột) làm tăng giải phóng các acid béo tự
do, các acid béo tự do này đến gan làm ức
chế chuyển hoá glucose thành glycogen,
làm tăng nồng độ glucose và insulin máu.
Mặc dù nồng độ insulin máu tăng như­


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

ng nồng độ glucose máu không giảm do
có hiện t­ượng kháng insulin ở mô mỡ, cơ
x­ương và gan. Bảng 3 cho thấy nhóm có
BMI cao bị ĐTĐ cao hơn nhóm có có BMI
không cao là 1,17 lần, với p<0,05.
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm THA cao hơn
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, với
p<0,05.
- Tỷ lệ ĐTĐ ở BN THA có BMI ³ 23
cao hơn so với BN THA có BMI < 23 là
1.17 lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Mạnh Hùng(2005), “Các yếu
tố nguy cơ của bệnh tim mạch”, Tạp chí
tim mạch học Việt Nam, 40, tr. 100-107.
2. Trần Thị Mỹ Loan. (2005),“Khảo
sát mối tương quan giữa rối loạn lipid máu
và chỉ số BMI trên bệnh nhân tăng huyết
áp ngừơi lớn”,Luận văn thạc sĩ Y học, Đại
học Y dược TP HCM.
3. Trần Thị Mỹ Loan. (2005),“Khảo
sát mối tương quan giữa rối loạn lipid máu
và chỉ số BMI trên bệnh nhân tăng huyết
áp ngừơi lớn”,Luận văn thạc sĩ Y học, Đại
học Y dược TP HCM.
4. Đặng Vạn Phước & cộng sự
(2008),“Tỷ lệ đạm niệu vi lượng trên
bệnh nhân tăng huyết áp và các nguy cơ
tim mạch đi kèm: Kết qủa của nghiên

cứu quốc tế I-SEARCH trên dân số Việt
Nam”. Thời sự tim mạch học số 126, tháng
8/2008, tr.17-24.
5. American Diabetes Association
(2011), “Diagnosis and  Classification of
Diabetes Mellitus”, Diabetes Care, Vol.
34, Suppl. 1, pp: S62 – S69.
6. Nathan, D.M., Davidson, M.
B., Defronzo, R. R., Pratley, R., et al.
(2007),“Impaired fasting glucose and
impaired glucose tolerance: implications
for care”,Diabetes care, 30(3), pg.753-759

7. Garcia- puig, J., Ruilope, L.M.,
Luque, M., Fernandez, J., Ortega, R. &
Dal-Re, R. (2006), “Glucose metabolism
in patients with essential hypertension”,
Am J Med, 119(4), pg.318-326.
8. Tugrul, A., Guldiken, S., UgurAltun, B. & Arikan, E. (2009), “An
evaluation of glucose tolerance in essential
hypertension”, Yonsei Med J, 50(2),
pg.195-199
9. The International Diabetes
Federation (IDF) (2005), “Global
Guidelinefor Type2 Diabetes” www.idf.
org,
10. Korhonen, P., Aarnio, P.,
Saaresranta, T., jaatimen, p.& kantola,
I.(2008),“Glucose
homeostasis
in
hypertensive
subjects”,Hypertension,
51(4), pg.945-949

33



×