Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thảo luận học kỳ môn KIỂM TOÁN CĂN BẢN nhóm 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.46 KB, 16 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN KIỂM TOÁN

BÀI THẢO LUẬN
MÔN
KIỂM TOÁN CĂN BẢN

Giảng viên hướng dẫn: Ths Lưu Thị Duyên
Nhóm thực hiện : Nhóm 1
Mã LHP: H2001FAUD0411

1


2

HÀ NỘI - 2020

2


3
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1

STT
Họ và tên
1
Doãn Thị Lan Anh (nhóm trưởng)
2


3
4

Lại Vân Anh
Lê Thị Quỳnh Anh
Mạc Phương Anh

5
6
7
8
9
10

Nguyễn Hoàng Anh
Nguyễn Hồng Anh
Nguyễn Kiều Anh
Nguyễn Quỳnh Anh
Nguyễn Thị Kiều Anh
Phạm Thị Lan Anh

Nhiệm vụ
Bài 15
Làm slide
Bài 15
Bài 18
Bài 18
Tổng word
Bài 19
Bài 19

Bài 20 – a,b
Bài 20 – a,b
Bài 20 – c,d
Bài 20 – c,d

Đánh giá


4
MỤC LỤC


5
CÁC TỪ VIẾT TẮT
KTV
BCTC
BGĐ
BQT
TSCĐ
GTGT
LNTT
NVL

5

Kiểm toán viên
Báo cáo tài chính
Ban giám đốc
Gan quản trị
Tài sản cố định

Giá trị gia tăng
Lợi nhuận trước thuế
Nguyên vật liệu


6
BÀI TẬP
Bài 15
Kiểm toán viên Lan được giao nhiệm vụ phụ trách kế hoạch kiểm toán báo cáo
tài chính cho công ty thương mại K, một công ty chuyên kinh doanh đồ gia dụng cho
niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/X. Để thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán
viên Lan thu thập được một số dữ kiện như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Tài sản ngắn hạn
- Tiền
- Hàng tồn kho
- Nợ phải thu
2. Tài sản dài hạn
Tổng cộng
3. Nợ ngắn hạn
4. Nợ dài hạn
5. Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng
6. Doanh thu
7. Giá vốn hàng bán

Số liệu
X-1
1000

300
400
300
110
2100
400
600
1100
2100
4000
3200

X
1100
220
480
400
1200
2300
500
700
1100
2300
4500
3500

X-1
3,1
5,0
14,1

25%

X
3,7
4,5
13,5
21%

Các chỉ tiêu bình quân ngành:
Tỷ số thanh toán hiện hành
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay nợ phải thu
Tỷ suất lợi nhuận gộp

Biết số dư hàng tồn kho đầu năm X-1 là 310 triệu đồng và số dư nợ phải thu đầu
năm X-1 là 290 triệu đồng. Các chính sách tín dụng của doanh nghiệp khách hàng năm
X không thay đổi so với năm X-1.
Yêu cầu: Theo bạn với những dữ kiện thu thập nêu trên, kết hợp so sánh với các
chỉ tiêu bình quân ngành, kiểm toán viên Lan cần chú ý các vấn đề gì trong quá trình
thực hiện kiểm toán?
Giải
6


7

Các chỉ tiêu bình quân của công ty thương mại K năm X-1:
-

Tỷ số thanh toán hiện hành = = 2,5


-

Vòng quay hàng tồn kho = 9,01

-

Vòng quay nợ phải thu =

-

Tỷ suất lãi gộp =
Các chỉ tiêu bình quân của công ty thương mại K năm X:

-

Tỷ số thanh toán hiện hành = = 2,2

-

Vòng quay hàng tồn kho = 7,95

-

Vòng quay nợ phải thu = 12,86

-

Tỷ suất lãi gộp =


7


8
Như vậy, ta có các chỉ tiêu bình quân của công ty thương mại K như sau:
X -1
X
Tỷ số thanh toán hiện hành
2,5
2,2
Vòng quay hàng tồn kho
9,01
7,95
Vòng quay nợ phải thu
13,56
12,86
Tỷ suất lãi gộp
20%
22,2%
Với những dữ kiện thu thập nêu trên, kết hợp với các so sánh chỉ tiêu bình quân
ngành, trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV Lan cần chú ý:
-

Tỷ số thanh toán hiện hành năm X < năm X-1 < chỉ tiêu bình quân ngành nên KTV
Lan cần xem xét tới các khoản vay, sai sót trong ghi chép, dự phòng, các khoản nợ
chưa trả cho người bán, các khoản thuế chưa nộp cho ngân sách Nhà nước, kiểm tra
tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản phải thu của khách hàng, khách hàng ứng

-


trước, hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho của chỉ tiêu bình quân ngành < năm X < năm X-1 nên KTV
Lan cần xem xét chi tiết số lượng hàng tồn kho, cách tính giá vốn hàng bán, sai sót
trong quá trình ghi chép, các chi phí liên quan đến hàng hóa như: chi phí lắp đặt, vận

-

chuyển,....
Vòng quay nợ phải thu năm X < năm X-1< chỉ tiêu bình quân ngành vì vậy KTV Lan

-

cần xem xét các khoản nợ phải thu, xem xét nợ phải thu khó đòi, dự phòng.
Tỷ suất lợi nhuận gộp năm X-1 < năm X < chỉ tiêu bình quân ngành, KTV Lan cần

-

xem xét các sai sót trong ghi chép, tính giá vốn hàng bán.
KTV Lan cần xác định xem có sai sót nào hoặc tổng các sai sót đạt tới mức trọng yếu
theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam không để có thể yêu cầu công ty

-

thương mại K điều chỉnh sai sót và những sai sót không đáng kể có thể bỏ qua.
Ngoài ra, KTV Lan cần xác định các sai sót này có ảnh hưởng tới các khoản mục khác
trong báo cáo tài chính của công ty K không để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
sai sót và lập báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến của KTV.

8



9
Bài 18
Bạn đang thực hiện kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X
của công ty G: Giá trị tổng tài sản là 2.500 triệu đồng, tổng nợ phải trả là 2.200 triệu
đồng. Trong ba năm gần đây công ty đã bị lỗ liên tục, khoản lỗ tích lũy lên đến 700
triệu đồng.
Ngoài ra ban giám đốc cho biết các chủ nợ không đồng ý gia hạn cho vay đối với
trái phiếu có giá trị 500 triệu đồng đáo hạn ngày 15/02/X+1. Ban giám đốc công ty G
đã thảo luận với nhiều ngân hàng nhưng họ vẫn chưa tìm được nguồn tài trợ. Tuy
nhiên, ban giám đốc đã đưa ra phương án kinh doanh mới và hi vọng giảm khoản lỗ
nhờ phương án này. Ban giám đốc cũng có kế hoạch bán bớt một số nhà xưởng không
sử dụng để thanh toán khoản nợ đến hạn.
Yêu cầu: Theo bạn, kiếm toán viên có thể đưa ra loại ý kiến nào? Những thông
tin tối thiểu cần cung cấp trong thuyết minh và các thông tin nào cần kiểm toán viên
thu thập thêm?
Giải
a. Loại ý kiến kiểm toán viên có thể đưa ra
+ Xem xét các sự kiện/ điều kiện dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt
động liên tục:
- Hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán bị lỗ, khoản tích luỹ lên đến
700 triệu đồng.
- Khoản nợ phải trả sắp đến hạn, không được giãn nợ.
- Chưa tìm được nguồn tài trợ tài chính.
+ Xem xét đánh giá của Ban giám đốc về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị
khoảng thời gian đánh giá tối thiểu 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.( nếu chưa
có yêu cầu Ban giám đốc bổ sung)
+ Phỏng vấn Ban giám đốc về các hiểu biết đối với các sự kiện hoặc điều kiện
phát sinh sau giai đoạn đã được Ban giám đốc đánh giá mà các sự kiện hoặc điều kiện
này có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được

kiểm toán.
+ Kiểm toán viên cần tìm hiểu về phương pháp giải quyết của Ban Giám đốc:
hiệu quả của phương án kinh doanh mới, kế hoạch bán nhà xưởng như thế nào? (thanh
lý hay giải thể hay phá sản,...) và sự đánh giá, phân tích về hoạt động liên tục từ ban
giám đốc.
9


10
+ Trường hợp: Kiểm toán viên xét giả định hoạt động liên tục là phù hợp nhưng
có yếu tố không chắc chắn trọng yếu, có nghĩa là kiểm toán viên thấy phương án kinh
doanh khả thi, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động được (trả được nợ...).
- Nếu các yếu tố không chắc chắn trọng yếu được trình bày đầy đủ trong thuyết
minh BCTC và tính đầy đủ đã được xác minh. Thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp
nhận toàn phần và có đoạn “ Vấn đề cần nhấn mạnh”.( VSA 570- đoạn 19 - A 21)
- Nếu các yếu tố không chắc chắn trọng yếu không được trình bày đầy đủ trong
thuyết minh BCTC. Thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái
ngược, nêu rõ về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ về
khả năng hoạt động liên tục.
+ Trường hợp: Kiểm toán viên xét giả định hoạt động liên tục là không phù
hợp, hay kiểm toán viên đánh giá phương án kinh doanh không khả thi, công ty đứng
trước nguy cơ phá sản hoặc giải thể thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán
trái ngược.( VSA 570 - đoạn 21 - A25 )
b. Những thông tin tối thiểu cần cung cấp trong thuyết minh báo cáo tài
chính
- Thuyết minh về khoản nợ sắp đến kì đáo hạn.
- Kế hoạch bán tài sản.
- Thể hiện khoản lỗ trên BCTC.
c. Các thông tin kiểm toán viên cần thu thập thêm
- Phương án kinh doanh mới.

- Kế hoạch dòng tiền.
- Các điều khoản của các giấy nợ, hợp đồng vay nợ để xem xét có dấu hiệu vi
phạm không.
- Kế hoạch thanh lý, bán bớt nhà xưởng để trả nợ của đơn vị.
- Bản giải trình của BGĐ và BQT về phương án kinh doanh, kế hoạch bán tài
sản.

10


11
Bài 19
Khi kiểm toán của công ty Quang Minh, kiểm toán viên Hà được biết công ty đã
thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho từ phương pháp bình quân gia quyền sang
phương pháp FIFO. Theo Hà sự thay đổi này là hợp lí. Còn đối với bạn, quan điểm của
kiểm toán viên Hà có đúng hay không và sự thay đổi trên có cần xem xét các yếu tố
liên quan nào nữa hay không?
Giải
Quan điểm của kiểm toán viên Hà là chưa đúng, vì:
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc
để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường gồm :
+ Hàng mua đang đi trên đường
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
+ Sản phẩm đang dở dang
+ Thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán
+ Hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp
Căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp kế toán có thể lựa chọn các phương pháp
tính giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Doanh
nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp tính giá xuất kho. Trên thực tế phải
căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính

giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán và phải sử dụng đúng nguyên tắc nhất
quán trong hạch toán. Trường hợp nếu có thay đổi phương pháp phải có giải thích rõ
ràng bằng văn bản để gửi về cơ quan thuế. Vì thế cần trình bày như sau:
- Tên chính sách
- Hướng dẫn chuyển đổi chính sách kế toán
- Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán
- Mô tả các qui định hướng dẫn chuyển đổi
- Nêu rõ các ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán đến các kì trong
tương lai
- Các khoản được điều chỉnh vào kì hiện tại và tương lai
Nếu là doanh nghiệp tự thay đổi có ảnh hưởng đến kì hiện tại hoặc một kì nào đó
trong quá khứ hoặc tương lai doanh nghiệp cần trình bày
- Bản chất của sự thay đổi
11


12
- Lý do của việc áp dụng chính sách kế toán mới đem lại thông tin đáng tin cậy
và phù hợp
- Các khoản mục được điều chỉnh
- Khoản mục được điều chỉnh liên quan đến các kỳ sớm nhất.
- Ngoài ra, sự thay đổi trên cần xem xét các yếu tố liên quan như
+ Báo cáo kết quả kinh doanh làm tăng hay giảm lợi nhuận trong kỳ
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bài 20
Cho biết trong từng tình huống độc lập dưới đây, KTV nên phát hành báo cáo
kiểm toán loại nào? Viết câu nhận xét của kiểm toán viên.
Giả sử rằng trong mỗi tình huống, khi kiểm toán viên pháp hiện ra còn tồn tại sai
sót trọng yếu, đơn vị đã không tiến hành điều chỉnh theo yêu cầu đề nghị của kiểm

toán viên. Biết lợi nhuận trước thuế của công ty là 1.000 triệu; chính sách xác định
mức trọng yếu cho tổng thể BCTC là 10% của lợi nhuận trước thuế, mức trọng yếu
thực hiện là 75% trọng yếu tổng thể và sai sót có thể bỏ qua là 4% của trọng yếu thực
hiện.
a. Vào 1/9/X, công ty chuyển phương pháp tính giá hàng tồn kho từ nhập trước
xuất trước sang phương pháp tính bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Sự thay đổi này
làm giá vốn tăng lên 80 triệu. Công ty cũng mua một dây chuyền sản xuất dùng cho bộ
phận sản xuất nguyên giá 900 triệu, tài sản đã đưa vào sử dụng nhưng kế toán không
tính khấu hao cho số TSCĐ hữu hình này. Biết số tài sản này được tính khấu hao theo
phương pháp đường thẳng với tỷ lệ 10%/ năm; số sản phẩm liên quan tới phần khấu
hao không được tính này đã được xuất bán hết trong năm.
b. Trong năm hiện hành, một số khách hàng của công ty tuyên bố phá sản, khoản
nợ của khách hàng này trên sổ kế toán là 100 triệu đồng. Kiểm toán viên đề nghị
nhưng công ty không xóa khoản nợ này cũng như không công bố thông tin này trên
thuyết minh BCTC. Bên cạnh đó, đơn vị đang trong quá trình nghiên cứu một quy
trình sản xuất mới. Chi phí nghiên cứu đã phát sinh đến ngày 31/12/X là 120 triệu
đồng, kế toán của đơn vị đã ghi nhận vào nguyên giá của tài sản cố định vô hình.
12


13
c. Trong tháng 12/N, một số vật liệu công ty đã mua có trị giá 4 triệu đồng đến
31/12/X vẫn chưa về nhập kho. Kế toán từ chối ghi nhận nghiệp vụ này, mà quyết định
chờ tới khi vật liệu trên về nhập kho mới ghi nhận. Đồng thời, kế toán không ghi nhận
nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng có nguyên giá 100 triệu
đồng, khấu hao lũy kế 90 triệu đồng, giá bán chưa thuế 20 triệu đồng, thuế GTGT
10%. khách hàng chưa thanh toán.
d. Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán, công ty đã từ chối không cho kiểm toán
viên thực hiện gửi thư xác nhận đối với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ
chức tín dụng, các đại lí của công ty. Vì lý do công ty đang sửa chữa nhà kho nên đơn

vị không cho kiểm toán viên tiến hành quan sát kiểm kê hàng tồn kho.
Giải
Tóm tắt:
- LNTT = 1.000 triệu
- Mức trọng yếu tổng thể: A = 10% 1.000 = 100 triệu
- Mức trọng yếu thực hiện: B = 5% A = 5% 100 = 75 triệu
- Sai sót có thể bỏ qua: C = 4% B = 4% 75 = 3 triệu
- Đơn vị đã không điều chỉnh theo đề nghị của kiểm toán viên khi kiểm toán viên
phát hiện ra có tồn tại sai sót trọng yếu.
a Các sai sót:
Vì công ty chuyển phương pháp tính giá hàng tồn kho từ nhập trước xuất trước
sang phương pháp bình quân gia quyền nhưng công ty chưa đưa vào thuyết minh báo
cáo tài chính khiến giá vốn tăng 80 triệu
Khấu hao tài sản cố định = 900 4 (tháng) = 30 triệu
Công ty đã không tính phần khấu hao của tài sản cố định này
Từ đó, tổng sai sót = 80 + 30 = 120 triệu
Ta có, tổng sai sót lớn > mức trọng yếu tổng thể nên đây là sai sót trọng yếu và
lan tỏa.
Vì thế kiểm toán viên nên phát hành loại báo cáo kiểm toán có ý kiến kiểm toán
trái ngược
- Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược:
“Công ty chuyển phương pháp tính giá hàng tồn kho từ nhập trước xuất trước
sang phuoeng pháp bình quân gia quyền cả kì dự trữ, điều nãy dẫn tới sự sai lệch, thâm
13


14
hụt vốn, cụ thể ở đây đã khiến giá vốn tăng lên 80 triệu. Bên cạnh đó khoản 900 triệu
công ty mua bộ phận sản xuất đã đưa vào sử dụng nhưng kế toán không tính khấu hao
cho số tài sản cố định này, Việc làm này làm cho lợi nhuận của công ty tính ra không

chính xác. Theo quy định Chuẩn mực, Chế độ kế toán ( doanh nghiệp ) Việt Nam, khi
mua tài sản cố định cần phải thực hiện tính khấu hao tài sản đó. Ngoài ra, đối với
phương pháp tính giá hàng tồn kho cần phải căn cứ vào hoạt động của công ty để lựa
chọn và sử đụng nguyên tắc sao cho thuận lợi và đúng nguyên tắc nhất quán, khi thay
đổi cần phải thuyết minh trên BCTC”
- Nhận xét của kiểm toán viên:
“Theo ý kiến chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu trong đoạn “Cơ sở của
ý kiến kiểm toán trái ngược”, báo cáo tài chính hợp nhất đã không phản ánh trung thực
và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của công ty tại ngày
31/12/X, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của
năm tài chính kết thúc cùng ngày, không phù hợp với Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế
toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và
trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.”
b Kiểm toán viên phát hiện sai sót ở các khoản mục sau:
- Khoản nợ phải thu của khách hàng: 100 triệu do kế toán không xóa sổ khoản
này khi khách hàng đã tuyên bố phá sản
- Tài sản cố định vô hình: 120 triệu do chi phí nghiên cứu phát sinh nhưng kế
toán đã ghi vào nguyên giá tài sản cố định vô hình.
Vì thế, tổng sai sót là 100 + 120 = 220 triệu
Ta có:
- Tổng sai sót < mức trọng yếu tổng thể. Kiểm toán viên yêu cầu điều chỉnh,
tuy nhiên công ty đã không tiến hành điều chỉnh
- Tổng sai sót > sai sót có thể bỏ qua
Từ đó có thể thấy các sai sót này đều là sai sót trọng yếu nhưng không lan tỏa.
Vì thế, kiểm toán viên nên phát hành loại báo cáo kiểm toán ngoại trừ.
- Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
“Khoản mục nợ phải thu của khách hàng được phản ánh trên Bảng cân đối kế
toán là 100 triệu. Kế toán đã không xóa sổ khoản này khi khách hàng tuyên bố phá
sản, thay vì phải thực hiện bút toán xóa sổ khoản này và thuyết minh trên BCTC.
14



15
Ngoài ra, khoản mục tài sản cố định vô hình được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán
là 120 triệu. Khi phát sinh chi phí nghiên cứu, kế toán đã phản ánh chi phí nghiên cứu
trên tài khoản tài sản cố định vô hình thay vì phải phản ánh vào chi phí phát sinh trong
kỳ. Điều này thể hiện việc không tuân thủ Chuẩn mực, Chế độ kế toán Việt Nam.
Tương ứng sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, “Lợi nhuận sau thuế”,
“Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”.
- Nhận xét của kiểm toán viên:
“Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng của vấn đề nêu trong đoạn cơ
sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/X cũng như kết quả
hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng
ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các
quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.”
c. Kiểm toán viên phát hiện sai sót từng khoản mục:
+ Giá trị một số vật liệu công ty đã mua 4 triệu chưa về nhập kho
+ Giá thanh lý TSCĐ : 20 triệu
+ Thuế GTGT 10%: 2 triệu
+ Khấu hao lũy kế : 90 triệu
+ Giá trị nguyên giá TSCĐ: 100 triệu
Tổng sai sót trên BCTC là 4+20+2+90+100 = 216 triệu
Ta thấy:
Tổng sai sót > mức trọng yếu tổng thể
- So sánh
+ Nghiệp vụ mua NVL : 4 triệu > 3 triệu ( sai sót có thể bỏ qua )
+ Nghiệp vụ thanh lý TSCĐ: 212 triệu > 3 triệu
Kiểm toán viên nên phát hành báo cáo kiểm toán loại có ý kiến kiểm toán trái
ngược.

- Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược:
“Công ty chưa hợp nhất BCTC đã mua trong năm N, do một số vật liệu mua
chưa về nhập kho và khoản nợ phải thu của công ty chưa được thu về. Do đó, khoản
đầu tư này đang được phản ánh trên BCTC theo giá gốc. Theo quy định của chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, BCTC của công ty phải được hợp
nhất.”
15


16
- Ý kiến của kiểm toán viên:
“Theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “ cơ sở của ý
kiến kiểm toán trái ngược” BCTC hợp nhất đã không phản ánh trung thực và hợp lý
trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/X, cũng
như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính
kết thúc cùng ngày, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kiểm toán Việt Nam
và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC hợp nhất.”
d. KTV nên phát hành báo cáo kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến
- Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến:
“ Do công ty đã từ chối không cho kiểm toán viên thực hiện gửi thư xác nhận đối
với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các đại lý của công
ty. Vì vậy không thể xác định vấn đề liên quan đến: Phải thu khách hàng, Phải trả nhà
cung cấp, các khoản đầu tư tín dụng và lợi nhuận thu được”
- Ý kiến của kiểm toán viên:
“Vì bị từ chối quan sát kiểm kê Hàng tồn kho, cũng như gửi thư xác nhận từ phía
công ty nên chúng tôi không thể thu thập các bằng chứng thích hợp làm cơ sở đưa ra ý
kiến. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về BCTC đính kèm.”

16




×