Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tương quan giữa chức năng khớp vai với mức độ lành gân (theo Sugaya) sau nội soi khâu chóp xoay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.09 KB, 7 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TƯƠNG QUAN GIỮA CHỨC NĂNG KHỚP VAI VỚI MỨC ĐỘ
LÀNH GÂN (THEO SUGAYA) SAU NỘI SOI KHÂU CHÓP XOAY
Phan Đình Mừng1, Nguyễn Võ Sỹ Trung1 ,
Bùi Văn Phúc1, Trần Đăng Khoa1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tương quan giữa lành gân (theo chỉ số Sugaya) và điểm đau
VAS, chức năng khớp vai sau mổ theo Constant và UCLA.
Đối tượng và phương pháp: 67 bệnh nhân (44 nam, 23 nữ) tuổi trung bình 53,25
± 9,022 (từ 31 - 75 tuổi), được PTNS khớp vai điều trị RCX, tại khoa CTCH - BVQY 175
từ tháng 05/2015 đến 11/2017.
Kết quả: Sau mổ BN lành gân (độ I,II,III) chiếm đa số: 58 BN (86,57%). Số BN
rách lại (độ IV, V) chỉ có 9 BN (13,43%). Tương quan giữa chỉ số lành gân và chức năng
khớp vai: khi lành gân giảm thì VAS tăng lên, Constant và UCLA giảm đi tương ứng
chức năng khớp vai giảm đi.
Kết luận: Sau mổ, có sự tương quan giữa chỉ số Sugaya’s và phục hồi chức năng
khớp vai: lành gân kém, chức năng khớp vai kém. Sau mổ tỷ lệ lành gân đa số 86,57%
(58/67BN).
* Từ khóa: Rách chóp xoay, cộng hưởng từ, nội soi khớp vai, chỉ số lành gân
MRI RESULTS AFTER ARTHROSCOPIC ROTATOR-CUFF REPAIR:
CORRELATION BETWEEN TENDON HEALING AND REHABILITATION
SHOULDER FUNCTION
ABSTRACT
Objectives: To assess the correlation between tendon healing (based on Sugaya’s
score) and VAS score,, post-operative shoulder function according to Constant and
UCLA.
Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Võ Sỹ Trung ()
Ngày nhận bài: 28/4/2020, ngày phản biện: 5/5/2020
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2020


1

59


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 22 - 6/2020

Subjects and methods: 67 patients (44 men, 23 women), average age 53,25 ±
9,022 ( 31 - 75 years), who were arthroscopic for treat rotator cuff tear at orthopaedics
department 175 Hospital from 05/2015 to 11/2017.
Results: Post-operative, the majority of patients healing tendon (grade I, II,
III Sugaya): 58/67 patients (86.57%). Only 9/67 patients (13.43%) is non-healing.
Correlation between the Sugaya score and shoulder function: when the healing tendon
decreases, VAS increases, Constant and UCLA score decrease respectively.
Conclusion: Post-operative, there is a correlation between Sugaya’s and
rehabilitation of shoulder: poor tendon healing, poor shoulder function. Post-operative,
the rate of healing was 86,57% (58/67patients)..
Keywords: Arthroscopy, MRI, Sugaya’s, shoulder, tendon healing
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Maristella F. Saccomanno
và cs [1], lành gân sau mổ chóp xoay là
vấn đề được nhiều tác giả quan tâm đặc
biệt đối với các vết rách lớn và rất lớn.
Sự nguyên vẹn của chóp xoay là
yếu tố quan trọng với kết quả của phẫu
thuật như là chức năng khớp vai tốt hơn và
giảm đau tốt hơn [1][2]. Gần đây, Sugaya
và cs đưa ra hệ thống phân loại đầu tiên
về sự nguyên vẹn của chóp xoay dựa trên
cường độ tín hiệu và cấu trúc chóp xoay

trên MRI, đã được sử dụng rộng rãi vì tính
linh hoạt của nó.
Hệ thống phân loại này có độ tin
cậy tốt giữa các PTV chỉnh hình, giữa PTV
chỉnh hình và Bs chẩn đoán hình ảnh. Hệ
thống phân loại Sugaya’s có thể chia sẻ
giữa các PTV chỉnh hình và Bs chẩn đoán
hình ảnh, những người liên quan với việc
chăm sóc BN RCX.
Các BN lành gân khác nhau thì có
60

chức năng khớp vai khác nhau. Vậy giữa
chúng có mối liên hệ không? Bài báo này
nhằm nghiên cứu tương quan giữa chức
năng khớp vai với chỉ số lành gân (theo
Sugaya) và sau nội soi khâu chóp xoay.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn BN: BN trên 18
tuổi, có chẩn đoán RCX trên lâm sàng và
CHT, điều trị bảo tồn tích cực, có hệ thống
không cải thiện, được PTNS khâu chóp
xoay và chụp MRI sau mổ thời điểm trên 6
tháng đánh giá lành gân chóp xoay. Không
chọn BN di chứng chấn thương hoặc có
phẫu thuật vùng vai trước đó
Chọn được 67 BN, tuổi trung bình
53,25 ± 9,022 (tuổi từ 31 – 75 tuổi), 44 nam,

23 nữ, được chẩn đoán rách chóp xoay và
phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị tại khoa
CTCH, Bệnh Viện 175 tại TP.HCM từ
tháng 05/2015 đến tháng 11/2017.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu tiến cứu mô tả, so
sánh đối chiếu
Mô tả lâm sàng:
- Tuổi, giới của BN.
- Đánh giá khớp vai sau mổ theo
các chỉ số:
+ Đau sau mổ VAS (Visual analog Score)

+ Chức năng khớp vai theo
Constant và UCLA (University of
California, Los Angeles)
Mô tả CHT sau mổ:
- Phân loại lành gân trên CHT sau
mổ theo Sugaya’s chia hai nhóm: nhóm
lành gân: độ I,II, III; nhóm không lành
gân: độ IV, V.

Phân loại Sugaya theo lành
gân sau mổ trên lát cắt mp
trán xung T2 chia làm 5 độ:
a: độ I: chiều dày gân phù

hợp.
b: độ II: có hình tăng tín hiệu
trong gân
c: độ III: chiều dày gân mỏng
hơn bình thường, nhưng chưa
có mất liên tục gân;
d: độ IV: rách nhỏ ở gân
e: độ V: có rách lớn.

So sánh, đối chiếu:
- Chỉ số Sugaya’s và chức năng
khớp vai theo VAS, Constant, UCLA.
2.3. Xử lý số liệu:
Theo phần mềm SPSS 22.0 và
thuật toán thống kê y học.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
67 BN, tuổi trung bình 53,25 ±
9,022 (tuổi từ 31 – 75 tuổi), 44 nam, 23
nữ, hay gặp ở nhóm tuổi từ 45 – 65 tuổi (cả
nam và nữ), chiếm tỷ lệ cao (74,57%). Tỷ
lệ nam/nữ xấp xỉ: 1,91/1.

61


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 22 - 6/2020

3.2. Sự lành gân sau PTNS khâu vết rách chóp xoay

Bảng 3.2: Phân độ lành gân theo hình ảnh CHT sau mổ:
Độ Sugaya
Số BN
Tỷ lệ

I
3
4,48

II
46
68,66

III
9
13,43

IV
5
7,46

V
4
5,97

Cộng
67
100%

Nhận xét: Số BN lành gân (độ I,II,III) chiếm đa số: 58 BN (86,57 %). Số BN

rách lại (độ III, IV) chỉ có 9 BN (13,43%).
3.3. Kết quả chức năng khớp vai sau mổ theo mức độ lành gân Sugaya
3.3.1. Chỉ số VAS sau mổ theo mức độ lành gân Sugaya
Bảng 3.3: So sánh chỉ số VAS trung bình theo phân độ lành gân:
Sugaya
sau mổ

Số Bn

Chỉ số VAS
X ± SD

Min

Max

I
II
III
IV
V
Tổng cộng

3
46
9
5
4
67


1,33 ± 0,577
1,30 ± 0,46
2,11 ± 0,78
2,20 ± 0,45
2,75 ± 0,96
1,293 ± 0,555

1
1
1
2
2
1

2
2
3
3
4
4

Nhận xét: Điểm VAS sau mổ ở các nhóm RCX tăng dần khi chỉ số Sugaya tăng
(mức độ lành gân giảm trên CHT) (p>0,05)
3.3.2. Điểm Constant sau mổ theo mức độ lành gân Sugaya
Bảng 3.4: Điểm Constant trung bình theo phân độ lành gân

62

Độ Sugaya
sau mổ


Số Bn

Điểm Constant
X ± SD

Min

Max

I
II
III
IV
V
Tổng cộng

3
46
9
5
4
67

70,67 ± 18,47
82,67± 16,92
81,22 ± 15,02
66,00 ± 20,04
58,75 ± 11,81
79,27 ± 17,73


60
50
55
49
50
49

92
100
99
97
75
100


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhận xét: chỉ số Constant sau mổ ở các nhóm RCX xu hướng giảm dần khi chỉ
số Sugaya tăng (mức độ lành gân giảm trên CHT) (p< 0,05).
3.3.3. Điểm UCLA sau mổ trung bình theo phân độ lành gân Sugaya
Bảng 3.5. Điểm UCLA sau mổ trung bình theo phân độ lành gân Sugaya
Độ Sugaya
sau mổ
I
II
III
IV
V
Tổng cộng


Số BN
3
46
9
5
4
67

Nhận xét: chỉ số UCLA sau mổ ở
các nhóm RCX xu hướng giảm dần khi
chỉ số Sugaya tăng (mức độ lành gân giảm
trên MRI) (p< 0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1. Tuổi và giới:
Trong nghiên cứu này tuổi trung
bình của BN RCX là 53,25 ± 9,022 tuổi
(từ 31 - 75 tuổi), nhóm tuổi từ 45 đến 65
chiếm tỷ lệ cao nhất cả nam và nữ (74,5%).
Nghiên cứu của K.M. Muthami
tuổi từ 45 đến 49 tuổi có tỷ lệ 24%, tác
giả rút ra nhận xét bệnh lý chóp xoay
phổ biến ở lứa tuổi trung niên và tuổi
già [3]discomfort and reduce the ability
to perform activities of daily living, thus
making it the third most common cause of
musculoskeletal consultation. The current
gold standard diagnostic investigation is
arthroscopy. MRI is a proved sensitive and


Điểm UCLA
X ± SD
31,67 ± 1,52
32,65 ± 4,17
32,89 ± 3,37
30,40 ± 5,08
27,50 ± 3,00
32,16 ± 4,13

Min

Max

30
20
25
25
25
20

33
35
35
35
31
35

accurate non-invasive tool in investigating
shoulder pathology, but false and
misleading results are equally reported.

AIM The aim of the study is to compare
the efficacy of MRI in diagnosing shoulder
pathologies in comparison to arthroscopy,
considering arthroscopy as the gold
standard. MATERIALS AND METHODS
Thirty nine consecutive patients, between
18-80 years of age, presenting with
chronic shoulder pain or instability of
more than 6 weeks, or with clinical signs of
impingement or tear were included in the
study. MRI of the shoulder joint was done
followed by shoulder arthroscopy. The data
collected was analysed for the significant
correlation between MRI of shoulder and
arthroscopic findings by kappa statistics.
RESULTS Out of 39 patients, Rotator cuff
(RC,[4]. Theo A. Lambert và Cs tuổi trung
bình Bn RCX can thiệp ngoại khoa là 56 [5].
63


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 22 - 6/2020

Về giới tính: nghiên cứu này có 44
nam và 23 nữ, tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1,91/1;
Theo A. Lamber thì tỷ lệ nam/nữ là 1: 4
[5]. Theo K.M. Muthami, nam 62% , nữ
38%, tỷ lệ nam/nữ 22/13 BN [4]. Sự khác
nhau về tỷ lệ này theo các nghiên cứu có lẽ
do sự khác nhau về dân số nghiên cứu và

đặc điểm cỡ mẫu khác nhau.

độ lành gân (theo chỉ số Sugaya) giảm trên
CHT. Chỉ số Constant và UCLA sau mổ
ở các nhóm RCX xu hướng giảm dần
khi mức độ lành gân (theo chỉ số Sugaya)
giảm trên MRI. Như vậy chức năng khớp
vai giảm dần khi chỉ số Sugaya tăng lên
tương ứng với khả năng lành gân kém sau
mổ.

4.2. Phân độ lành gân trên hình
ảnh CHT sau mổ:

Masahito Yoshida và cs, mối quan
hệ giữa hệ thống phân loại Sugaya’s và kết
quả lâm sàng sau mổ: không có sự tương
quan giữa chỉ số Constant sau mổ và chỉ số
Sugaya’s, chỉ số này đã được chứng tỏ có
tương quan với sức cơ tác dụng dạng vai
trong mặt phẳng xương bả vai [2]. Những
nghiên cứu khác đã chỉ ra tương quan giữa
nguyên vẹn của chóp xoay và kết quả lâm
sàng. Russel và cs [8] đã xác định mặc dù
BN lành gân hoàn toàn có sức cơ gấp ra
trước và xoay ngoài lớn hơn có ý nghĩa so
với nhóm rách lại, vẫn không có khác biệt
có ý nghĩa lâm sàng về chỉ số điểm chức
năng tổng cộng bất kể lành gân hay rách
gân.


Trong nghiên cứu này số BN lành
gân (độ I, II, III theo phân loại Sugaya)
chiếm đa số: 58 BN (86,57%). Số BN rách
lại (độ IV, V theo phân loại Sugaya’s) chỉ
có 9 BN (13,43%). thấp hơn Nam Su Cho:
33,3% (29/87 BN) [7]. Tuy nhiên nghiên
cứu chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ và trước mổ
đa số BN rách nhỏ, còn của Nam Su Cho,
có 43,1% BN trước mổ có rách lớn và rất
lớn [7].
Chỉ số Sugaya chỉ ra độ tin cậy
tốt giữa Bs chỉnh hình và Bs chẩn đoán
hình ảnh, những người liên quan tới chăm
sóc BN rách chóp xoay[2]. Hệ thống phân
loại Sugaya chỉ ra có tính tin cậy cao (theo
Maristella F. Saccomanno) [1]. Lành gân
là yếu tố chính ảnh hưởng chức năng khớp
vai sau mổ.
4.3. Tương quan chỉ số lành gân
(theo Sugaya) với chức năng khớp vai
sau mổ:
Trong nghiên cứu này, chỉ số VAS
sau mổ ở các nhóm RCX tăng dần khi mức
64

Theo Pierre Henri Flurin [6],
nghiên cứu tương quan giữa lành gân
chóp xoay với kết quả lâm sàng, 576 BN
rách gân trên gai hoặc rách gân dưới vai

khâu phục hồi bằng PTNS rồi chụp kiểm
tra sau mổ thấy có sự tương quan giữa chỉ
số Constant tổng và sự lành gân, đặc biệt
có liên quan chặt với chỉ số Constant về
sức cơ. Trong khi đó Liu và Baker, trong
nhóm nhỏ BN, cho thấy trong một nhóm


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nhỏ BN, lành gân không liên quan với kết
quả lâm sàng. Nghiên cứu đa trung tâm
này cho phép tương quan giải phẫu và chỉ
số lâm sàng ở nhóm lớn các BN trải qua
nội soi khâu chóp xoay. Kết quả giải phẫu
và lâm sàng trong nghiên cứu này tương
đương với các nghiên cứu khác về mổ mở
hay nội soi [6].
5. KẾT LUẬN
Có sự tương quan giữa chỉ số lành
gân sugaya’s và kết quả phục hồi chức
năng khớp vai sau mổ. Các BN lành gân
(độ I, II, III) chiếm đa số: 58 BN (86,57%).
có chức năng khớp vai sau mổ tốt. Các BN
lành gân kém: (độ IV, V) có 9 BN (13,43%)
chức năng khớp vai sau mổ kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. F. Saccomanno, G.
Cazzato, M. Fodale, G. Sircana, and G.
Milano, “Magnetic resonance imaging

criteria for the assessment of the rotator
cuff after repair: a systematic review,”
Knee Surgery, Sport. Traumatol. Arthrosc.,
vol. 23, no. 2, pp. 423–442, 2015.
2. M. Yoshida et al., “Postoperative rotator cuff integrity, based
on Sugaya’s classification, can reflect
abduction muscle strength of the shoulder,”
Knee Surgery, Sport. Traumatol. Arthrosc.,
vol. 26, no. 1, pp. 161–168, 2018.
3.

A. Bhatnagar, S. Bhonsle,

and S. Mehta, “Correlation between MRI
and arthroscopy in diagnosis of shoulder
pathology,” J. Clin. Diagnostic Res., vol.
10, no. 2, p. RC18-RC21, 2016.
4. T. K. B. K.M. Muthami,
M, C.K. Onyambu, A.O. Odhiambo,
I.M. Muriithi, “Correlation of magnetic
resonance
imaging
findings
with
arthroscopy in the evaluation of rotator
cuff pathology,” vol. 8, no. September, pp.
52–59, 2014.
5. A. Lambert et al., “Rotator
cuff tears: value of 3.0T MRI,” J. Radiol.,
vol. 90, no. 5 Pt 1, pp. 583–588, 2009.

6. P. H. Flurin et al., “Cuff
Integrity After Arthroscopic Rotator Cuff
Repair: Correlation With Clinical Results
in 576 Cases,” Arthrosc. - J. Arthrosc.
Relat. Surg., vol. 23, no. 4, pp. 340–346,
2007.
7. Cho N.S., Lee B.G., Rhee Y.G.
(2011). The American Journal of Sports
Medicine Arthroscopic Rotator Cuff
Repair Using a Suture Bridge Technique.
Am J Sports Med, 39(10): 2108-2116
8. Russell RD, Knight JR,
Mulligan E, Khazzam MS (2014) Structural integrity after rotator cuff repair does
not correlate with patient function and
pain: a meta-analysis. J Bone Joint Surg
Am 96:265–271

65



×