Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chính sách thương mại hướng về xuất khẩu của thái lan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.45 KB, 23 trang )

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ THÁI LAN

1.1. Giới thiệu khái quát về Thái Lan
1.1.1. Thông tin cơ bản
- Tên chính thức: Vương Quốc Thái Lan
- Vị trí địa lí: Nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp Lào, Việt Nam, Campuchia.
- Diện tích: 513.115km²
- Dân số: 67.448.120 (ước tính năm 2013)
- Thủ đô: Băng-cốc
- Ngôn ngữ: tiếng Thái
- Đơn vị tiền tệ: đồng bạt Thái (THB)
- Địa hình: Vùng trung tâm của Thái Lan là một đồng bằng lưu vực sông Mê-

nam màu mỡ đông dân.
Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, cao su, khí tự nhiên, tungsten, tantali, gỗ, chì,

-

cá, thạch cao, than non, fluorit, đất trồng.
Khí hậu Cận nhiệt đới, mưa nhiều, thời tiết ấm áp; nhiều mây và gió mùa ở
khu vực Đông Nam; từ tháng mười đến giữa tháng ba thời tiết khô, lạnh ở

khu vực Đông Bắc; ở dẻo đất phía Nam luôn nóng và ẩm ướt.
1.1.2. Chính trị, xã hội
-

Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến, chế độ lưỡng viện (từ năm 1932).

-

Cơ cấu các cơ quan quyền lực:




Nguyên thủ quốc gia là Nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm
phạm. Về danh nghĩa Nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư



lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.
Quốc hội: Là cơ quan lập pháp cao nhất
Chính phủ: Là cơ quan hành pháp cao nhất, nhiệm kỳ 4 năm, gồm có 1



Thủ tướng và 35 thành viên nội các, thuộc 20 bộ.
Ngoài ra còn có một số Uỷ ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp



thực hiện các chính sách chung.
-

Thể chế chính trị: đa nguyên.

-

Cơ cấu hành chính: Có 76 tỉnh

1



-

Hệ thống pháp luật của Thái dựa theo hệ thống dân luật (civil law) nhưng có
một số ảnh hưởng của hệ thống thông luật (common law).

1.2. Tổng quan
1.2.1. Kinh tế

tình hình phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư

Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới (trước vốn là nước nông nghiệp
truyền thống). Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện Kế hoạch phát triển
Kinh tế - Xã hội lần thứ nhất và đến nay là Kế hoạch 9 (2002- 2006). Những
năm 1970 Thái thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật, EC
là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã
dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp
giảm dần. Ngành du lịch cũng đóng vai trò tích cực.
Từ 1985 – 1996 kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao trung bình gần
9% một năm. Nhưng đến năm 1996 tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9%
và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 7/1997 làm cho kinh tế Thái Lan
rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng, Chính phủ buộc phải thả nổi đồng Bạt:
Tỷ giá đồng bạt tháng 1/1998 là 56 Bạt = 1USD
Từ năm 2007, những bất ổn chính trị đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế của Thái Lan tuy nhiên các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vấn vững. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2007 đạt 4,8%. Do bất ổn chính trị trong
nước và ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế của
Thái Lan năm 2008 chỉ đạt 3,6%. Năm 2009, xuất khẩu giảm mạnh, thất nghiệp
gia tăng, tăng trưởng kinh tế Thái Lan giảm 2.4%. Thời gian gần đây, kinh tế
Thái Lan đã dần phục hồi. GDP năm 2010 lần lượt tăng 7.8%. Tuy nhiên, đà
tăng trưởng kinh tế vẫn còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự ổn

định chính trị trong nước. Cuối năm 2011, sự phục hồi kinh tế Thái Lan đã bị
gián đoạn bởi lũ lụt lịch sử tại các khu công nghiệp ở Bangkok và 5 tỉnh xung
quanh, làm tê liệt các ngành sản xuất. Chính phủ phủ đã phê duyệt các dự án để
giảm thiểu lũ lụt trị giá 11.7 tỷ USD vào năm 2012 để phòng chống. Tăng
2


trưởng của Thái Lan bị chậm lại vào 2013 và vẫn ở mức thấp kể từ khi đất nước
đối mặt với bất ổn chính trị và đảo chính vào năm 2014. Sau cuộc đảo chính
tháng 5/2014, du lịch giảm 6 – 7% nhưng đang bắt đầu hồi phục. Đồng Bath
Thái mất giá 8% trong năm 2015. Thái Lan đang phải đối mặt với tình trạng
thiếu lao động, và đã thu hút khoảng 2 – 4 triệu lao động nhập cư từ các nước
láng giềng. Chính phủ Thái đã áp dụng chính sách lương tối thiểu 300 bath
(khoảng 10 USD)/ngày và triển khai cải cách thuế để giảm thuế cho những
người có mức thu nhập trung bình. GDP Thái Lan dần tăng trưởng tốt lên, năm
2015 GDP tăng 2.8%, và con số này năm 2016 đạt 3.2%. Thái Lan đang triển
khai Chiến lược Phát triển Quốc gia 20 năm (2016 – 2035) và từ tháng 10/2016
bắt đầu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế, xã hội 5 năm lần thứ 12 (2017 –
2021).
1.2.2. Các ngành kinh
1.2.2.1. Công nghiệp

tế trọng điểm

Các ngành công nghiệp chính của Thái Lan là dệt và may mặc, chế biến
nông nghiệp, đồ uống, thuốc lá, xi măng, công nghiệp nhẹ như sản xuất đồ trang
sức và những thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện, đồ gia dụng, nhựa, ô tô và
linh kiện. Thái Lan là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất tungsten (một
kim loại cứng màu xám dùng để chế tạo thép hợp kim và các sợi trong bóng đèn
điện) và là nước đứng thứ ba trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiếc

1.2.2.2.

Nông nghiệp

Các nhà hoạch định chính sách Thái lấy nông nghiệp là bệ phóng cho nền
kinh tế quốc dân, và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi “tam nông”
để ổn định chính trị xã hội. Mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông
nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong
đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả
những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa
cao sản đã được triển khai và cho năng suất cao. Thái Lan được được cho là
3


“nồi cơm” của thế giới do luôn duy trì được “ngôi vị số 1” toàn cầu về xuất
khẩu gạo.
1.2.2.3.

Du lịch

Năm 2017 đã có hơn 35 triệu khách du lịch đến Thái Lan. Từ năm 2012 trở
đi, Trung Quốc đã đứng đầu về khách du lịch đến Thái Lan, Malaysia ở vị trí
thứ hai. Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ có hơn một triệu du khách tới Thái Lan
mỗi năm.
1.2.2.4.

Thương mại

Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu
hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Thị trường nhập khẩu chính từ Nhật Bản, Trung

Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất, Singapore.
1.2.2.5.

Quan hệ quốc tế

Chính sách đối ngoại của Chính phủ Thái Lan nhấn mạnh việc coi trọng vai
trò của Thái Lan trên trường quốc tế vì lợi ích của Thái Lan và người dân Thái,
đặc biệt là khu vực tư nhân; coi trọng quan hệ với các nước láng giềng trong đó
sẽ cân nhắc về hình thức và lĩnh vực hợp tác phù hợp, có nước sẽ nhấn mạnh về
chính trị hoặc kinh tế, có nước sẽ nhấn về giáo dục hoặc nông nghiệp, y tế… Về
tự do hóa thương mại, Thái Lan sẽ tăng cường đàm phán song phương về thành
lập khu vực tự do thương mại (FTA) với các nước trên cơ sở quan hệ đối tác,
bình đẳng và công bằng, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại đa phương
trong khuôn khổ WTO. Thái Lan tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực sau:
APEC. ASDB, ASEAN, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO,
IMF, lnlerpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU,
WFTU, WHO, WIPO, WTO, v.v...

4


CHƯƠNG II. CÁC BIỆN PHÁP TẠO NGUỒN HÀNG VÀ CẢI BIẾN CƠ
CẤU XUẤT KHẨU
2.1.

Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Song song với chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, mỗi quốc gia đều
có những chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực riêng.
2.1.1.


Khái niệm và đặc điểm của mặt hàng chủ lực

Mặt hàng chủ lực: là hàng hoá có điều kiện sản xuất trong nước với hiệu quả
kinh tế cao hơn các hàng hoá khác; có thị trường tiêu thị tương đối ổn định và
chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của 1 quốc gì (chiếm trên
25% tổng kim ngạch xuất khẩu)
Vậy, một hàng hoá xuất khẩu chủ lực trước hết được hình thành qua quá
trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài qua những cuộc cọ sát cạnh tranh
mãnh liệt trên thị trường thế giới. Việc này kéo theo tổ chức sản xuất trong nước
phải có qui mô lớn, chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Do đó,
một mặt hàng chủ lực cần đáp ứng 3 điều kiện sau:
-

Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị

-

trường đó
Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được

-

lợi nhuận trong buôn bán
Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước
Một mặt hàng ở thời điểm này có thể coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực,

nhưng thời điểm khác thì không. Hoặc nó chỉ chiếm thị phần ở một số thị
trường nhất định chứ không phải trên tất cả các thị trường khác. Vì vậy, vị trí
của một mặt hàng xuất khẩu chủ lực không thể coi là vĩnh viễn.

Ví dụ: Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, tuy nhiên gạo
chỉ là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan và chỉ xếp thứ 7
trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu giá trị nhất của Thái Lan.
5


2.1.2.

Ý nghĩa

Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa rất lớn:
-

Mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và làm phong

-

phú thị trường nội địa.
Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, từ đó góp phần tăng ngân sách nhà nước

-

cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế khoa học kĩ thuật
với nước ngoài.
Để hình thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cần có những định

hướng, phương hướng phát triển cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đối với

mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện có cần đầu tư vào khâu chế biến hiện có và
nâng cao giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia cũng cần tìm hiểu và phát
triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác.
2.2. Gia công xuất
2.2.1. Khái niệm:

khẩu

Gia công hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu; trong đó:
-

Người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên

-

phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước;
Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo
yêu cầu của người đặt hàng gia công ở nước ngoài và giao lại cho người đặt

gia công toàn bộ sản phẩm làm ra để nhận tiền công.
2.2.2. Phân loại:
Dựa vào các căn cứ khác nhau mà gia công xuất khẩu được phân chia khác
nhau trong đó có 2 căn cứ chính:
-

-

Căn cứ vào mối quan hệ giữa 2 bên
 Gia công chủ động
 Gia công bị động

Căn cứ vào đối tượng gia công:
 Gia công xuất khẩu thành phẩm công nghiệp ( giày dép, dệt may…)
6


Gia công xuất khẩu thành phẩm nông nghiệp ( lúa, gạo, ngũ cốc,...)
2.2.3. Ý nghĩa
- Với bên nhận gia công xuất khẩu:
 Giải quyết việc làm cho người lao động
 Tăng thu ngoại tệ và tăng thu nhập quốc dân
 Thích ứng nhanh chóng với thay đổi thị trường thế giới và thâm nhập vào


-

thị trường nước ngoài.
 Khắc phục tình trạng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá
Với bên đặt gia công xuất khẩu
 Sử dụng được lao động giá rẻ của bên nhận gia công xuất khẩu
 Tận dụng được cơ sở vật chất có sẵn của bên nhận gia công xuất khẩu
 Tận dụng các ưu đãi của chính sách nước nhận gia công xuất khẩu
 Có thể thâm nhập vào các thị trường có ưu đãi với bên nhận gia công xuất

2.3.

khẩu
Đầu tư cho xuất khẩu

Trong một nền kinh tế, để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, không thể
trông chờ vào việc thu gom những của cải tự nhiên cũng không thể chỉ dựa vào

việc thu mua những sản phẩm từ các nền sản xuất nhỏ, phân tán hay bằng lòng
với năng lực sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có, phải trao đổi những
sản phẩm thị trường cần chứ không phải những sản phẩm mà ta có. Vì vậy, cần
đầu tư để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, tập trung, có chất lượng cao, đạt
tiêu chuẩn quốc tế để gia tăng xuất khẩu.
2.3.1. Các nguồn vốn đầu tư:
- Vốn tự có: đây là vốn từ tư

nhân như vốn đầu tư vào sản xuất, chế biến, kinh

doanh hàng xuất khẩu. Tuy nhiên loại vốn này ngày càng giữ vị trí quan
-

trọng nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân và đầy mạnh xuất khẩu
Vốn đầu tư nhà nước: bao gồm ngân sách từ trung ương, các ngành, các địa
phương. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư cho các chương trình khuyến khích

-

xuất khẩu lớn mà Nhà nước đề xuất.
Vốn liên kết, đầu tư nước ngoài: bao gồm vốn ODA và FDI. Đây là nguồn
vốn rất quan trọng đặc biệt trong giai đoạn đầu với các nước đang phát triển.
Ví dụ: FDI của Thái Lan tăng 69% trong 9 tháng đầu năm 2019. Tổng giá trị

các ứng dụng FDI mà BOI nhận được trong chín tháng tính đến tháng 9 đã tăng

7


69% so với cùng kỳ năm trước, lên tổng giá trị 203,37 tỷ baht (Theo dữ liệu mới

nhất từ BOI)
2.4. Xây dựng khu
- Khu chế xuất:

chế xuất, khu công nghiệp

Khu chế xuất là một lãnh địa công nghiệp chuyên môn hoá dành riêng để sản
xuất phục vụ xuất khẩu, tách khỏi chế độ thương mại và thuế quan của nước sở
tại, áp dụng chế độ thương mại tự do.
Một số khu vực khác nhau nhưng về bản chất vẫn chung đặc điểm với khu
chế xuất: kho ngoại quan, khu bảo thuế, cảng tự do, khu công nghệ cao, khu
công nghiệp,...
-

Khu công nghiệp:

Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kĩ thuật cao và
các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ bào gồm nghiên cứu,
phát triển khoa học, công nghệ,... có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư
sinh sống do nhà nước thành lập.

-

Ích lợi của khu chế xuất và khu công nghiệp:
Đối với nước chủ nhà
 Thu hút được vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí tiên tiến của nhà





-

đầu tư nước ngoài
Tăng mạnh khả năng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ
Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động
Góp phần làm cho nền kinh tế hoà nhập với nền kinh tế thế giới và các

nước trong khu vực.
Đối với nước ngoài
 Tận dụng được ưu đãi về thuế mà nước chủ nhà dành cho các doanh



nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp
Tận dụng được nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ của nước chủ nhà
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thái Lan có vài khu mậu dịch tự do (FTZ), khu chế xuất (EPZ). Các công ty
đóng tại FTZ/EPZ được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác đối với đầu
vào sản xuất hàng xuất khẩu, máy móc thiết bị vật liệu xây dựng nhà máy.
8


Trong FTZ/EPZ, các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu đất và thuê kĩ
thuật viên và chuyên gia nước ngoài. Có 5 ngành công nghiệp được chú trọng
là:
-

Hoá chất và hoá dầu
Ô tô và phụ tùng

Chế biến kim loại
Ngành xuất khẩu vận tải hàng không phục vụ nông sản, thuỷ sản, hàng dệt

-

may, đồ điện và điện tử, thuốc men, đồng hồ.
Các ngành dịch vụ và chăm sóc khách hàng khác như nhà hàng, dịch vụ y tế,
nghiên cứu công nghiệp, giáo dục, dịch vụ ngân hàng và tài chính, cửa hàng
tổng hợp, dịch vụ an ninh, dịch vụ bảo hành bảo trì máy móc và dịch vụ xây
dựng. Cục hải quan Thái Lan cho phép các công ty lớn chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu được xây dựng kho hàng và nhập khẩu đầu vào (miễn thuế).
Những nhà sản xuất phải trả phí hàng năm cho kho hàng bảo đảm.
CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH TÍN DỤNG KHUYẾN
KHÍCH XUẤT KHẨU

3.1. Tín dụng xuất khẩu
3.1.1. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu:
3.1.2. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường
nhiều biến động qua việc khuyến khích thông qua nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng.
Những hình thức này có lợi cho xuất khẩu tuy nhiên dễ vi phạm quy định của
WTO vì đây là những hành vi can thiệp tài chính của nhà nước.
Một ví dụ về tín dụng xuất khẩu là tổ chức mạnh nhất thực hiện chính sách này
của Thái Lan hiện nay là Export-Import Bank of Thailand (EXIM Thailand).
Đây là một tổ chức tài chính của nhà nước dưới sự giám sát của bộ tài chính
9


Thái Lan. Ngân hàng với 100% vốn của hoàng gia Anh cung cấp một loạt các
cơ sở tín dụng và bảo hiểm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng như

đầu tư trong và ngoài nước nhằm mục đích mở rộng cơ sở thương mại của Thái
Lan.
2 chương trình tín dụng chủ lực của EXIM Thailand là chương trình tín dụng
xuất khẩu và chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
a. Chương trình tín dụng xuất khẩu: EXIM Thái Lan cung cấp dòng tín dụng
ngắn hạn để xuất khẩu (tối đa 180 ngày). Lãi suất được xác định theo lãi suất thị
trường tiền tệ và tín dụng của các khoản vay.
b. Chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
ngắn hạn của EXIM Thái Lan cung cấp bảo hiểm lên tới tối đa 90% tổn thất khi
xuất khẩu hàng hóa cho người mua ở các quốc gia khác, cho dù đó là tổn thất do
rủi ro thương mại hoặc rủi ro chính trị bao gồm cấm chuyển tiền quốc tế. Dịch
vụ này hiện có sẵn cho các nhà xuất khẩu cung cấp các điều khoản thanh toán
không quá 180 ngày kể từ ngày xuất khẩu, theo các điều khoản của Thư tín
dụng
(L / C) cho các mặc định thanh toán của các ngân hàng phát hành L / C và theo
các điều khoản của (D / P), (D / A) và (O / A) cho các mặc định thanh toán bởi
người mua.
3.1.3. Cấp tín dụng xuất khẩu
Thái Lan cũng có những biện pháp liên quan đến cấp tín dụng xuất khẩu nhằm
khuyến khích xuất khẩu như:
- Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu cho người nước ngoài vay tiền với lãi suất
ưu đãi để họ dùng hàng đó mua hàng nước mình.
- Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước với lãi suất ưu
đãi để đẩy mạnh xuất khẩu.
10


3.2. Trợ cấp xuất khẩu
3.2.1. Quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu
4.2.1.1. Hiệp định SCM:

- Trợ cấp đèn đỏ
- Trợ cấp đèn vàng
- Trợ cấp đèn xanh:
Việc xử lý đối với các loại trợ cấp này phải tuân theo các thủ tục kiểm tra và
xác minh nhất định từ đó các nước mới được phép đưa ra các biện pháp đối
kháng (CVD - Countervailing Duties )
3.2.2.2. Hiệp định AoA: TCXK nông sản (10 hình thức) và mức hỗ trợ trong
nước
Sản phẩm nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghệp bao gồm các
loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp
-

Hỗ trợ hộp màu hổ phách: hỗ trợ gây biến dạng thương mại chỉ được phép nếu
-

dưới các mức cụ thể.
Hỗ trợ hộp màu xanh da trời: trợ cấp không phải cắt giảm nếu đang áp dụng.
Hỗ trợ hộp màu xanh lá cây: trợ cấp được phép
Thái Lan xuất khẩu tổng cộng 11,09 triệu tấn gạo trong năm 2018, giảm so

mức xuất khẩu 11,67 triệu tấn của năm 2017, nhưng nhiều hơn mức 9,91 triệu
tấn của năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu gạo Thái-lan năm 2018 tăng 8,3% so
năm trước đó, đạt 5,61 tỷ USD và cao hơn nhiều so mức 4,4 tỷ USD của năm
2016. Giá gạo xuất khẩu đạt mức trung bình 507 USD/tấn trong năm 2018, tăng
14,1% so năm 2017.
Theo chương trình bảo đảm giá gạo, có thời hạn từ tháng 10-2019 đến tháng
10-2020, sản lượng áp giá của mỗi hộ nông dân tùy thuộc vào giống lúa, nhưng
diện tích gieo trồng của từng hộ đối với năm giống lúa được quy định không
quá 6,4ha. Nông dân sẽ được trả tiền chênh lệch chỉ khi giá giảm xuống dưới
mức chuẩn theo quy định. Chương trình này chính thức bắt đầu từ ngày 15-10

và Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) đã chuyển 9,4
11


tỷ baht tiền bồi thường trực tiếp vào tài khoản của 349.000 nông dân đã đăng
ký.
Ngoài việc bảo đảm giá lúa gạo, nhà chức trách sẽ thực hiện các bước nhằm
giảm chi phí sản xuất như chi phí cho thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cũng
như các chi phí thu hoạch. Các biện pháp khác bao gồm thúc đẩy nông nghiệp
quy mô lớn và sử dụng các giống chất lượng cao, đồng thời mua bảo hiểm cho
các vụ mùa.
Việc trợ cấp này của Thái Lan theo như AoA có thể xét vào hỗ trợ hộp màu
xanh lá cây khi chính phủ đang thực hiện trợ cấp gián tiếp vào thu nhập cho
người dân trồng lúa gạo. Bên cạnh đó, việc giảm những chi phí sản xuất như chi
phí chăm sóc lúa gạo cũng là một biện pháp phù hợp vừa không vi phạm những
quy định của hiệp định AoA về nông nghiệp vừa trực tiếp giải quyết bài toán hỗ
trợ cho người dân nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong tình hình hiện nay.
Theo cách phân loại các yếu tố của quá trình sản xuất thì việc thực hiện trợ
cấp được xét theo trợ cấp các yếu tố đầu vào: Vốn (các chi phí trong canh tác
lúa; lợi nhuận của người trồng lúa).
Đây là biện pháp nhanh nhất để giúp bình ổn và kích thích thị trường xuất
khẩu lúa gạo tuy nhiên xét về lâu dài không phải cách ưu việt đặc biệt khi giá
đồng Baht đang tăng cao cùng với việc kinh tế Thái Lan đang lao dốc.
(nguồn: "Xuất khẩu gạo của Thái-lan không đạt chỉ tiêu năm 2019”, Báo nhân
dân điện tử, Thứ Tư, 23/10/2019)
- Chính phủ Thái Lan vào ngày 20/11/2018 đã thông qua khoản trợ cấp 18 tỷ
Baht (544 triệu USD) để hỗ trợ người trồng cao su và công nhân cạo mủ khi giá
cao su thấp.
Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Grisada Boonrach cho biết hơn 1,4 triệu
người sẽ được nhận trợ cấp, trong đó có khoảng 1 triệu người sở hữu vườn cao

12


su. Chính phủ đã thống nhất mức trợ cấp 1.800 Baht (54,4 USD)/rai trồng cao
su (1 rai = 0,16 ha) với mức tối đa 15 rai/người, ông cho biết.
Năm nhà xuất khẩu cao su lớn cũng đã đồng ý hợp tác với Chính phủ để giúp
người trồng cao su bằng cách đảm bảo giá mua mủ nước và mủ chén ở mức 37
Baht (1,1 USD)/kg; giá cao su tờ xông khói là 40 Baht (1,2 USD)/kg.
"RAOT cũng chi trợ cấp 2 Baht (0,06 USD)/kg cho các nhà xuất khẩu các
chủng loại cao su nói trên". Các biện pháp khác đang được xem xét bao gồm
đào tạo nghề cho người trồng có vườn cây già cỗi và năng suất thấp để họ có
thu nhập từ các công việc khác. "Một số công ty sản xuất đồ nội thất cũng đồng
ý mua gỗ cao su trực tiếp từ các vườn cao su", ông Bộ trưởng Grisada cho biết.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh chương trình trợ cấp chỉ là một giải
pháp tạm thời. Đây cũng là 1 loại hỗ trợ hộp màu xanh lá cây được chính phủ
Thái Lan sử dụng để hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu cao su.
(Nguồn:Bangkok Post.
/>approved, ngày 21/11/2018)
3.3. Chính sách tỷ giá hối đoái
3.3.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái/ chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán.
Tỷ giá hối đoái thực tế = ( Tỷ giá hối đoái chính thức x Chỉ số giá trong
nước)/ Chỉ số giá nước ngoài
3.3.2. Phá giá hối đoái
Trong tác động của thương mại quốc tế và hiện trạng đồng Baht đang tăng
giá, tỷ giá hối đoái thực tế giảm làm cho xuất khẩu giảm do cùng một mức chi
phí mà xuất khẩu thu về ngoại tệ giá thấp hơn tương đối so với giá nội tệ.

13



Dựa trên lý thuyết khi tỷ giá hối đoái giảm vì giá đồng nội tệ tăng dẫn đến
xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, du lịch nước ngoài tăng, du lịch trong nước
giảm, đầu tư từ nước ngoài vào trong nước giảm, đầu tư tư trong nước ra nước
ngoài tăng và lạm phát giảm. Lợi ích của việc này là giúp cho lạm phát giảm.
Tuy nhiên những khó khăn gây ra lại rất lớn khi Thái Lan đang kìm hãm xuất
khẩu gây nên nhập siêu, giảm đầu tư và hoạt động du lịch vào trong nước .
Theo lý thuyết kích thích xuất khẩu bằng cách phá giá tỷ giá hối đoái tức là
giảm giá đồng baht tức làm cho tỷ giá hối đoái tăng có thể dẫn đến những tác
động như sau: Thúc đẩy xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm, tăng đầu tư
nước ngoài cũng như vào trong nước tuy nhiên lại gây nên lạm phát là 1 thứ
đáng lo ngại.
Thái Lan cần xem xét chưa thể thực hiện được ngay biện pháp này vì để
giảm được giá của đồng nội tệ là vấn đề vĩ mô mà cả Chính phủ Thái Lan đang
cố gắng giải quyết. Để giải quyết tận gốc thúc đẩy tình hình xuất khẩu thì Thái
Lan cần tìm ra những biện pháp từ gốc rễ hơn là từ hướng tác động đến tỷ giá
hối đoái.
Từ đó cho thấy để thúc đẩy xuất khẩu trong hiện trạng hiện nay của Thái Lan
thì biện pháp này là khả thi vì nó vừa giảm giá đồng nội tệ Baht thì nó đồng thời
còn giúp thúc đẩy xuất khẩu khi bình ổn giá giúp giá đồng ngoại tệ được tăng
lên tương đối so với đồng nội tệ.
Qua lý thuyết này ta thấy việc áp dụng lý thuyết này là tùy vào từng nước
cũng như từng thời điểm của từng quốc gia.
3.4. Thuế xuất khẩu và các ưu đãi thuế
Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu bằng những
chính sách giảm thuế xuất khẩu, ưu đãi thuế với những mặt hàng chủ lực hay
những mặt hàng mà chính phủ muốn thúc đẩy xuất khẩu.
14



Xuất khẩu là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Thái
Lan. Vì vậy, đối với các hàng hóa xuất khẩu chỉ có một số loại thuế nhất định.
Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan còn áp dụng nhiều quy định mang tính khuyến
khích để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu. Đồng thời các thành phần kinh tế
được phép xuất khẩu cũng rất đa dạng: các công ty công cộng hoặc trách nhiệm
hữu hạn, các tổ chức kinh doanh nhà nước hoặc tư nhân, các hợp tác xã hoặc
các nhóm nông dân.
Từng thời gian một, Bộ Thương mại Thái Lan lại lập danh sách các hạng
mục hàng hóa phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu theo đạo luật kiểm soát xuất
nhập khẩu. Các ưu đãi về thuế quan và miễn thuế được áp dụng cho các tổ chức
và công ty kinh doanh đã đạt được tiêu chuẩn theo luật định.
Đối với các hàng hóa xuất khẩu thuộc loại thực phẩm thiết yếu như là gạo,
đường, trước hết phải được dữ trữ đủ cho tiêu dùng nội địa rồi mới được xuất
khẩu. Đặc biệt là gạo, để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu nội địa, đồng thời để
kiểm soát được giá gạo trong nước thì các nhà xuất khẩu phải đóng thuế xuất
khẩu. Các tổ chức và công ty xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm
nông nghiệp, ngoài việc phải chịu sự kiểm soát của một số luật riêng như đạo
luật buôn bán gạo, còn phải là hội viên của các hội buôn bán thích hợp có liên
quan tới việc buôn bán thứ hàng hóa mà họ muốn xuất khẩu.
Các DN sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu vật tư, phụ tùng,
các chi tiết tạm nhập tái xuất, được miễn hoặc giảm thuế lợi tức 5%. Các DN
trong khu vực chế xuất được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư.
CHƯƠNG IV. CÁC BIỆN PHÁP VỀ THỂ CHẾ VÀ XÚC TIẾN
XUẤT KHẨU
4.1.

Các biện pháp về thể chế

15



Các biện pháp về thể chế là các biện pháp mà qua đó Chính phủ tạo ra môi
trường pháp lí thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Biện pháp thể chế thành công là Chính phủ can thiệp giúp các nhà xuất khẩu
non trẻ tìm kiếm thị trường và thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước dễ dàng
hướng ra thị trường thế giới bằng cách:
-

Tạo ra môi trường pháp lý trong nước bằng việc thể chế hoá tất cả các chính

-

sách, biện pháp khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu
Đàm phán, kí kết Hiệp định thương mại song phương, đa phương,... trên cơ

-

sở đó bảo về lợi ích cho người sản xuất tạo thuận lợi cho xuất khẩu
Gia nhập và kí kết các Hiệp ước quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy tự do và buôn
bán. Ví dụ: Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Lan đã tham gia 35 Hiệp định

thương mại tự do.
4.2. Các biện pháp xúc tiến xuất khẩu
Đây là chính sách thúc đẩy được chính phủ Thái Lan sử dụng nhiều nhất để thúc
đẩy xuất khẩu.
-

Xây dựng chiến lược cho gạo :
Vua Chulalongkorn được tôn xưng là “Người cha của những cải cách ngành


lúa gạo Thái Lan”.Trong thời gian cai trị dài của mình, 1868 - 1910, vua
Chulalongkorn đã cho thành lập Bộ Nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất và cải thiện
chất lượng gạo, xây dựng những hệ thống thủy lợi mới, cơ giới hóa đồng ruộng,
lập trường nông nghiệp và khoa nông học ở các đại học, cử đoàn ra nước ngoài
học tập, cũng như hỗ trợ thương mại.
Ngay trong cung điện của mình, điện Chitralada, nhà vua đã cho lập một
trung tâm nghiên cứu giống gạo và hỗ trợ tiền bạc hằng năm cho nhiều tổ chức
nghiên cứu về gạo, bao gồm Quỹ gạo Thái Lan, Viện Nghiên cứu gạo quốc tế.
Đích thân ông đã có vô số chuyến thăm tới khắp các vùng sản xuất gạo trên cả
nước, gặp gỡ và lắng nghe người nông dân.
Hom Mali thái là một điển hình tiêu biểu cho sự thành công của chính sách
này. Không những đứng hàng đầu về xuất khẩu Thái Lan còn thành công xây
dựng thương hiệu cho Hom Mali thái. Hàng năm loại gạo này mang về cho Thái
16


Lan 20 triệu baht (630.000 usd, trong đó 25% dành cho xuất khẩu). Để khẳng
định giá trị của Hom Mali chính phủ đã ban hành nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt
giúp xấy dựng thương hiệu quốc gia cho gạo. Vào năm 2000, Bộ Thương Mại
Thái Lan đã đệ đơn kiện lên Ủy ban Thương Mại Liên bang Mỹ khi một số nhà
khoa học nước ngoài đã sáng chế loại gạo có hương vị giống gạo Hom Mali và
chuẩn bị đăng kí sáng chế. Bộ Ngoại Thương Thái Lan cũng ban hành con dấu
chứng nhận xuất xứ của gạo Hom Mali, để nhận biết những loại gạo có nguồn
gốc từ Thái Lan.
-

Ngoài ra các doanh nghiệp Thái Lan cũng thường xuyên tham gia những hội
chợ quốc tế lớn nhằm quảng bá thương hiệu của mình.

17



CHƯƠNG V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
5.1. Khái quát chung về thực trạng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và
những khó khăn đang phải đối mặt
Riêng năm 2019, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đặt ra đạt khoảng 258 tỷ
USD, tăng 8% so với năm 2017. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, bên cạnh những
cơ hội, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng phải đối diện với không ít thách
thức, tác động đến việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược Xuất
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
5.1.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây
Trong giai đoạn 2011-2018, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp tục đẩy
mạnh khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển
thêm nhiều thị trường mới. Tính đến nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt trên
200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị
trường có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất, với tốc độ tăng trưởng lần lượt
là 21,7% và 21,5%.
Đặc biệt, 2018 là năm đạt nhiều kỷ lục về xuất khẩu hàng hóa. Số liệu của
Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước,
đạt 480,17 tỷ USD, tăng hơn 52 tỷ USD so với kết quả thực hiện của năm 2017.
Trong đó, xuất khẩu thiết lập những kỷ lục mới với kim ngạch đạt gần 243,5 tỷ
USD, tăng 13,2% so với năm 2017, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và
Chính phủ giao. Hơn nữa, 2018 cũng là năm thứ 3 liên tiếp xuất siêu của Việt
Nam. Hoạt động xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực như cơ cấu hàng hóa
xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng tích cực, với quy mô các mặt hàng xuất
khẩu tiếp tục được mở rộng, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới. Thêm vào
đó, việc tham gia các FTA nói chung và CPTPP nói riêng có tác động tích cực

18



đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác phát triển thị trường xuất
khẩu.
Như vậy, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung và xuất
khẩu nói riêng đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó
vẫn còn rất nhiều những thách thức trước mắt chúng ta, đòi hỏi cần có những
giải pháp thích hợp như học tập từ các nước đang phát triển xung quanh để rút
ra những bài học về xuất khẩu hàng hóa.
5.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với ngành xuất khẩu của Việt Nam
-

Sự cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu ngày càng lớn.
Khả năng thâm nhập các thị trường mới
Những biến động khó lường trên thị trường thương mại toàn cầu.
Các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chưa phát huy tối đa hiệu quả.
Thách thức từ các biện pháp phòng vệ thương mại của các quốc gia nhập

-

khẩu.
Năng lực tham gia thương mại quốc tế của Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn
chế.

Bởi vậy, trước những khó khăn ấy, chúng ta có thể học tập từ đất nước đang
có nền kinh tế thuộc nước phát triển nhất Đông Nam Á là Thái Lan để có thể từ
đó rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm, giảm thiểu tối đa các khó khăn
mà chúng ta có thể gặp phải.
5.2. Chính sách cần học tập từ Thái Lan
Sự cạnh tranh giữa các nước về vấn đề xuất khẩu hàng hóa từ nước mình

sang các nước khác trên Thế giới gặp phải nhiều khó khăn vì sự cạnh tranh
trong thị trường xuất khẩu là vô cùng lớn, bởi vậy chúng ta có thể học hỏi từ
Thái Lan về việc xây dựng vị thế thị trường cho đặc sản. Ở mỗi quốc gia trên
thế giới lại có những đặc sản khác nhau, vì thế mà mức độ cạnh tranh giữa các
nước cũng sẽ giảm đi rõ rệt nếu như ta có thể xây dựng thị trường cho đặc sản
của nước nhà, tạo dựng thương hiệu riêng cho mặt hàng đó mà các quốc gia
khác mỗi khi nhắc đến mặt hàng đó là có thể ngay lập tức nghĩ tới đất nước ta.
19


Thái Lan hiện là nước dẫn đầu Đông Nam Á về quảng bá đặc sản địa
phương đến các thị trường quốc tế nhờ tận dụng khéo léo ẩm thực vào du lịch,
các hệ thống đánh giá tiêu chuẩn quốc gia và đăng ký chỉ dẫn địa lý. Du lịch ẩm
thực là lĩnh vực mang về doanh thu lớn cho ngành du lịch Thái Lan, chỉ đứng
sau chi phí lưu trú và mua sắm. Cuối năm 2017, Thái Lan từng đặt du lịch ẩm
thực và món ăn địa phương làm giá trị cốt lõi để thúc đẩy du lịch nước này. Du
lịch chính là kênh dẫn khách quốc tế đến với gạo thơm Thung Kula Rong Hai,
me ngọt Phetchabun, cà phê Doi Chaang, sầu riêng Monthon... Chairat
Petchdaku, phó chủ tịch kinh doanh siêu thị The Mall Group, cho biết lượng
khách du lịch Trung Quốc tại Paragon ngày càng tăng, công ty có một không
gian rất lớn dành cho khu vực quà lưu niệm Gourmet Thai, tăng từ 300m2 trước
đây lên 700m2 vào năm 2017. Big C Thái Lan có một khu vực có tên “Đặc sản
Thái” (Thai Signature) với hàng loạt các sản phẩm Thái Lan từ đồ ăn vặt tới gia
vị cùng với 20 mặt hàng độc đáo khác mà du khách được khuyến nghị “phải
mua mang về”. Như vậy, qua việc tạo dựng thị trường cho các mặt hàng đặc
sản, chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu
ngày càng lớn, vừa có thể tăng khả năng thâm nhập các thị trường mới bởi
những mặt hàng đó có thể theo chân khách du lịch thâm nhập vào thị trường các
nước khác.
Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng là vấn đề nhức nhối với hầu hết các quốc

gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam với chỉ số ô nhiễm luôn ở mức báo động.
Vì vậy, để đối phó với vấn đề này, chúng ta có thể học tập Kinh nghiệm của
Thái Lan đối với việc thiết kế thuế trực thu nhằm bảo vệ môi trường. Trong kế
hoạch kinh tế và xã hội quốc gia lần thứ 10 (2007-2011) và Kế hoạch kinh tế xã
hội quốc gia lần thứ 11 (2012-2016), Chính phủ Thái Lan đã có chủ trương
hướng tới xã hội carbon thấp hay nền kinh tế xanh. Để thực hiện kế hoạch này,
Chính phủ đã thành lập Ủy ban ứng phó biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính
phủ làm Chủ tịch, đồng thời triển khai kế hoạch tổng thể 2010 – 2013 về ứng
20


phó biến đổi khí hậu và thành lập tổ chức quản lý khí nhà kính của Thái Lan vào
năm 2006. Với riêng hệ thống chính sách thuế trực thu, Chính phủ Thái Lan đã
Ban hành các ưu đãi thuế cho Cơ chế phát triển sạch (CDM). Cụ thể: Ngày
9/11/2010, Nội các Thái Lan đã thông qua chương trình Cơ chế phát triển sạch
(CDM) cho doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3
năm đầu hoạt động. Ưu đãi thuế đánh vào máy móc và thiết bị tiết kiệm năng
lượng. Trong đó phải kể đến là thuế thu nhập doanh nghiệp. Các công ty có thể
khấu trừ lên tới 1,25 lần đầu tư thực tế của họ đối với máy móc và thiết bị tiết
kiệm năng lượng.
Với những biện pháp này, chúng ta có thể giảm thiểu mức độ nguy hại của
các doanh nghiệp đối với ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường
nói chung, giúp cuộc sống của người dân tốt đẹp hơn, tập trung sản xuất phát
triển kinh tế.

21


KẾT LUẬN
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa trong cách mạng công nghiệp 4.0 vừa tạo

ra cơ hội vừa tạo ra thách thức cho tất cả các quốc gia và Thái Lan cũng không
phải là ngoại lệ. Thái Lan là một nước đang phát triển với thị trường mở cửa vì
vậy việc xây dựng mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia khác và các tổ chức
quốc tế để hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một quá trình tất yếu khách quan.
Thái Lan buộc phải đưa ra những chính sách phù hợp với xuất khẩu vừa phải
lưu ý cả lưu thông nội địa. Đồng thời, những biện pháp cải thiện và khuyến
khích xuất khẩu của Thái Lan cũng để lại rất nhiều bài học quý báu cho Việt
Nam. Chúng ta cũng không quên lưu ý thêm những nhược điểm còn tồn tại
trong các chính sách thương mại của Thái Lan. Từ những kinh nghiệm của một
đất nước phát triển hơn chúng ta, cùng với những chính sách bền vững lâu dài
của chính mình, chúng ta mới có thể thành công trong lĩnh vực xuất khẩu nói
riêng và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nói chung.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Quốc hội (2017), Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14.
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011
ban hành Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định

3.
4.

hướng đến năm 2030.
Bộ Công Thương (2019), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018.
Cục Xuất nhập khẩu (2019), Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị


5.
6.

trường các nước CPTPP, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Hải Minh, 23/04/2019, Tuổi trẻ cuối tuần.
M.T (2019), Xuất nhập khẩu năm 2018 qua những con số, Thời báo Ngân

7.

hàng điện tử
Minh Sơn (2019), Việt Nam ảnh hưởng thế nào khi cuộc chiến thương mại

8.

leo thang.
WTO, committee on agriculture, Export subsidies, export credits, export
credit guarantees or insurance programmes, international food aid and

9.

agricultural exporting state trading enterprises.
/>
10.

ke-chinh-sach-thue-huong-toi-muc-tieu-phat-trien-kinh-te-ben-vung/
/>
11.
12.


dung-vi-the-thi-truong-cho-dac-san.html
/> />
13.

applications-up-69-in-the-first-nine-months-of-2019.html
/>
14.
15.
16.

thailand-in2016/3699721.html
/> /> />
23



×