Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chính sách Thương Mại hướng về xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.95 KB, 24 trang )

Lời nói đầu
Có thể nói, trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, Thái Lan là một trong
những nền kinh tế có nhiều đóng góp vào "sự thần kỳ châu Á". Từ một nền kinh
tế nghèo nàn với thu nhập GDP khoảng 80 USD/đầu người một năm vào đầu
thập kỷ 60 đã tăng lên tới 3.031 USD/đầu người năm 1996. Có được thành công
đó là do Thái Lan có nhiều chính sách thích hợp trong phát triển kinh tế, trong
đó có chính sách Thương Mại hướng về xuất khẩu. Chính sách này là một phần
nằm trong mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu dựa trên nền tảng tư
tưởng của lý thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) do nhà kinh tế học
người Anh David Ricardo đề xướng năm 1871. Trong đó ông cho rằng, khi thực
hiện công nghiệp hoá, mỗi nước nên tập trung phát triển những ngành sản xuất
mà mình có lợi thế so sánh trong mối tương quan với quốc tế để hình thành các
cực tăng trưởng. Tiêu điểm chính của mô hình này là thị trường quốc tế, hoặc
chính xác hơn là một số lĩnh vực được lựa chọn của thị trường đó. Trong chiến
lược này, xuất khẩu được coi là động lực quan trọng nhất của quá trình tăng
trường và phát triển kinh tế với chính sách có ý nghĩa quyết định đó là Chính
sách thương mại hướng về xuất khẩu. Đây là chính sách vô cùng quan trọng
gồm nhiều lĩnh vực cụ thể như: thuế quan, các quy chế xuất nhập khẩu, chính
sách sản phẩm, thị trường,... mà việc áp dụng chính sách hợp lý đã từng giúp
Thái Lan chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới với nhiều mặt hàng xuất
khẩu được ưa dùng. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, Thái Lan đã điều
chỉnh một số chính sách thương mại quốc tế và hy vọng với các sản phẩm hàng
hoá có hàm lượng kỹ thuật cao, Thái Lan vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh
của mình trước các đối thủ, nhất là Trung Quốc và Việt Nam.
Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài "Chính sách thương mại
hướng về xuất khẩu của Thái Lan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế".
1
Chương I: Hoàn cảnh ra đời, quan điểm và mục tiêu của chính sách thương
mại hướng về xuất khẩu
1.1. Tình hình Thái Lan giai đoạn 1961-1972:
Trước năm 1960, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nền kinh tế


manh mún được hình thành bởi phần lớn các xí nghiệp nhỏ thuộc quyền sở hữu
tư nhân và một vài công ty cỡ vừa thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Bước vào
giai đoạn này, Thái Lan mong muốn trở thành một nước công nghiệp hiện đại
nhưng đồng thời lại phải đối mặt với những khó khăn như:
Tài nguyên thiên nhiên không mấy phong phú (tài nguyên rừng có giá trị
nhất là gỗ tếch lại bị các công ty nước ngoài khai thác bữa bãi nên trữ lượng còn
lại không nhiều). Khoáng sản chủ yếu là thiếc và một số loại khác nhưng trữ
lượng lại không lớn.
Dân số Thái Lan phát triển một cách nhanh chóng vào khoảng trên chục
triệu người. Số người trong độ tuổi lao động là khoảng 13.000.000 người nhưng
đa số hoạt động trong ngành nông nghiệp(82%). Chất lượng lao động không
cao, số người lao động có học vấn rất ít.Vào đầu thập niên 60 cả Thái Lan chỉ có
ba trường đại học, trong đó chỉ có hai trường có khoa đào tạo kỹ sư cơ khí và
các ngành khoa học kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 85%/năm,
khả năng tích lũy và huy động vốn trong nhân dân rất hạn chế.
Những khó khăn trên đã đặt chính phủ Thái Lan trước những thách thức lớn,
nhất là trong bối cảnh khu vực và trong nước không mất thuận lợi cho Thái Lan
như những thắng lợi của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở CHND Trung
Hoa, miền Bắc Việt Nam. Chính vì thế, chính phủ Thái Lan đã quyết định công
nghiệp hóa đất nước theo hướng thay thế nhập khẩu. Theo đó, Chính phủ Thái
Lan đã giải quyết nguồn vốn theo ba hướng chính. Thứ nhất, ban bố luật đầu tư
để thu hút vốn đầu tư trực tiếp của tư bản tư nhân ngoại quốc. Thứ hai, vay nợ
nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Thứ ba, triệt để lợi dụng vị trí địa
lý- chính trị của Thái Lan để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
2
Theo hướng này, Thái Lan không chỉ được Ngân hàng thế giới cho vay
những khoản tiền lớn mà còn được các tổ chức quốc tế tích cực giúp đỡ. Nhờ có
nguồn vốn dồi dào, Thái Lan đã thực hiện thành công hai kế hoạch phát triển
kinh tế dài hạn(1961-1966,1967-1972). Từ đó mà kinh tế Thái Lan đã có bước
tiến dài như: thu nhập quốc dân hàng năm tăng lên tới 7,6%, dự trữ ngọai tệ và

vàng tăng 15% mỗi năm, đồng Bath trở thành đồng tiền ổn định nhất thế giới, tỷ
lệ lạm phát là 2% trong suốt 11 năm (1962-1973). Đây được coi là “thời kỳ vàng
thứ nhất” của nền kinh tế Thái Lan.
1.2. Chính sách Thương mại hướng về xuất khẩu của Thái Lan từ năm
1973 đến nay:
1.2.1. Bối cảnh lịch sử:
Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong thập niên 60. Tuy nhiên,
sau 11 năm thực hiện chiến lược đó người Thái đã nhận thấy những tiêu cực của
nó.
Thứ nhất, với hy vọng giảm bớt nhập khẩu Thái Lan đã tập trung xây dựng
ngành công nghiệp chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy
nhiên, trong thực tế kim ngạch nhập khẩu không hề giảm xuống mà còn tăng lên
do phải nhập nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Thứ hai, chiến lược trên liên kết ở mức độ thấp với chương trình phát triển
tài nguyên thiên nhiên và kinh tế nông thôn. Do đó, nó đưa tới tình trạng tập
trung công nghệ tại Băng Cốc và vùng ngoại vi... Tình trạng đó một mặt làm
mất cân bằng sinh thái, mặt khác làm tăng tình trạng bất bình đẳng giữa nông
thôn và thành thị do việc đa số nông dân sống ở vùng xa xôi không được hưởng
những kết quả của sự phát triển.
Thứ ba, do vốn đầu tư cho công nghiệp phải đi vay nên hàng hóa của Thái
Lan sản xuất ra có giá thành cao, thậm chí cao hơn cả hàng hóa nhập từ bên
ngoài.
3
Nhằm khắc phục tình trạng trên, tháng 10/19972 kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội 5 năm lần thứ ba được ban hành. Theo trào lưu chung của các nền kinh tế
trong khu vực ASEAN, Thái Lan chuyển đổi chiến lược công nghiệp hóa từ thay
thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu. Đây là thời điểm có cả những điều kiện
thuận lợi và cả những khó khăn đối với Thái Lan.
Về mặt thuận lợi, đây là giai đoạn có mức cạnh tranh quốc tế không đến nỗi

gay gắt nên việc tiếp nhận đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các nước tư bản
sang Thái Lan và các nước đang phát triển khác tương đối dễ dàng. Đây cũng là
thời điểm chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường quốc là Liên Xô và Mỹ đang ở
đỉnh cao nên viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây khác
cho Thái Lan cũng như việc mở cửa thị trường phương Tây cho hàng hóa Thái
Lan khá rộng rãi, từ đó tạo điều kiện cho chiến lược công nghiệp hóa hướng về
xuất khẩu của Thái Lan phát triển thuận lợi.
Còn về mặt khó khăn, giai đoạn này kinh tế thế giới gặp nhiều những trở
ngại do giá dầu mỏ tăng(1973), đặc biệt đối với Thái Lan vì nước này hầu như
phải nhập khẩu dầu mỏ hoàn toàn. Số liệu của chính phủ Thái Lan cho thấy, vào
đầu những năm 70, mỗi năm Thái Lan tiêu thụ khoảng 16.400 thùng dầu. Riêng
năm 1974, chính phủ phải chi tới 700 triệu USD để mua dầu. Trong khi chi phí
cho năng lượng tăng cao như vậy thì các nguồn thu của Thái lan lại giảm sút,
đặc biệt sau khi Mỹ quyết định chấm dứt các hoạt động quân sự tại Đông Dương
và rút quân khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia(1973) và sau đó là rút một phần
quân đội Mỹ ra khỏi căn cứ quân sự tại Thái Lan(1976). Những năm trước đó,
nền kinh tế Thái lan phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Dưới danh nghĩa giúp đỡ Thái
Lan, các nhà đầu tư của Mỹ bỏ vốn vào nền kinh tế Thái Lan và sử dụng những
lợi thế tương đối của nước này về đất đai, tài nguyên nhiệt đới, về nhân công và
thị trường. Mỹ đã khuyến khích chính phủ Thái Lan:
♦ Nên dựa vào và khuyến khích tư bản tư nhân để phát triển công
nghiệp.
4
♦ Hạn chế sự phát triển của bộ phận kinh tế quốc doanh.
♦ Hạn chế bớt vai trò điều hành của kinh tế nhà nước.
♦ Cố gắng tạo niềm tin cho các nhà kinh doanh tư nhân và khuyến khích
họ đầu tư vào Thái Lan.
Do mất đi những nguồn thu lớn liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông
Dương nên công nghiệp xây cất khách sạn và dịch vụ du lịch bị đình đốn khiến
cho hàng vạn công nhân mất việc, dẫn tới đội ngũ thất nghiệp ở Thái Lan lên tới

1 triệu người vào năm 1975. Viện trợ kinh tế Mỹ đã giảm nhiều từ sau năm
1975. Tất cả những điều trên này đã làm thâm hụt cán cân thanh toán trở thành
một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Thái Lan phải đương đầu.
Như vậy, việc lựa chọn con đường công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của
Thái Lan là một lựa chọn mang tính cấp thiết khi mà chiến lược thay thế nhập
khẩu đã không còn phù hợp. Dưới đây bài viết xin đi sâu vào nghiên cứu về
chính sách thương mại hướng về xuất khẩu của Thái Lan trong hệ thống các
chính sách về chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở Thái Lan.
1.2.2. Quan điểm, mục tiêu của chính sách:
Với việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế cho nhập khẩu được
tiến hành từ cuối những năm 50 đầu những năm 60, Thái Lan đã thấy được rõ
những hạn chế của chiến lược khi mà các sản phẩm công nghiệp của Thái Lan
được sản xuất ra không được tiêu thụ một cách dễ dàng và không làm tăng việc
làm trong nước. Và điều quan trọng khi thực hiện chiến lược này là đã không
những không làm cho Thái Lan độc lập tự chủ về kinh tế mà còn làm cho sản
xuất trong nước có nguy cơ tụt hậu, thương mại bị đình đốn do không phát triển
được thị trường, hàng hóa kém cạnh tranh do chi phí cao và không tìm được thị
trường tiêu thụ. Trong khi đó các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Singapore với chiến lược hướng ra xuất khẩu đã thu được những thành tựu to
lớn. Điều đó đã trở thành động lực, mục tiêu chủ yếu của chính sách thương mại
mà Thái Lan hướng tới.
5
Khi thực hiện chính sách thương mại, các cơ quan hoạch định chính sách
của chính phủ, nhà khoa học và ngân hàng thế giới tích cực ủng hộ và tham gia
tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ cho việc mở rộng thị trường về tăng trưởng
thương mại quốc tế cho Thái Lan. Về cơ bản, các biện pháp hỗ trợ mà Thái Lan
và ngân hàng thế giới phối hợp đề xuất vào lúc đó bao gồm:
♦ Ưu tiên các khoản cho vay đối với các ngành công nghiệp chế tạo
định hướng xuất khẩu.
♦ Cải cách toàn diện cơ chế và hệ thống xuất- nhập khẩu của đất nước.

♦ Thực hiện các chính sách nhằm tiến tới tự do hóa về tài chính,
thương mại và đầu tư
♦ Giảm bớt hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
♦ Khuyến khích chế biến nông sản xuất khẩu và những mặt hàng
truyền thống mà Thái Lan có thế mạnh,
Ngoài ra, chính sách thương mại còn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi Đạo luật đẩy
mạnh xuất khẩu được thông qua năm 1977, theo đó, chính phủ Thái Lan quyết
định miễn thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, thuế kinh doanh đối với các mặt hàng
nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu thô.
Như vậy, các quan điểm, mục tiêu và biện pháp của chính sách thương mại
hướng về xuất khẩu của Thái Lan là khá rõ. Điều quan trọng là cần thực thi các
chính sách đó như thế nào để nền kinh tế có thể phát triển mạnh mẽ.
6
Chương II: Nội dung chính sách thương mại hướng về xuất khẩu
2.1. Các chính sách thương mại của Thái Lan:
2.1.1. Các quy chế thương mại và thuế quan:
2.1.1.1. Các quy chế xuất nhập khẩu:
Đối với nhập khẩu: Bộ thương mại Thái Lan có quyền phân loại các hàng
hóa phải chịu sự kiểm soát nhập khẩu. Các kiểm soát như vậy thường theo hình
thức đòi hỏi giấy phép. Hiện nay có nhiều loại hàng hóa đòi hỏi cần phải có giấp
phép chặt chẽ như: vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, dược phẩm có tính chất kích
thích, các hàng hóa đặc biệt…Các giấy phép này được cấp theo thời hạn cố định
và phải trình lên Bộ thương mại.
Có nhiều hàng hóa không thuộc diện kiểm soát theo đạo luật trên nhưng lại
thuộc diện kiểm soát nhập khẩu theo các đạo luật khác và phải có giấy phép của
cơ quan chính phủ có liên quan. Việc tăng hay giảm mức thuế nhập khẩu đối với
một số loại hàng hóa chủ yếu là để bảo vệ sản xuất trong nước.
Ngoài ra, để khuyến khích buôn bán đường biển, Thái Lan đã thông qua một
đạo luật mà theo đó một số hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu phải được chuyên
chở bằng của Thái Lan nếu không phải chịu hai lần cước phí vận tải theo quy

định.Chính điều này đã tạo điều kiện cho ngành vận tải biển của Thái Lan phát
triển mạnh.
Đối với xuất khẩu: xuất khẩu là một phần quan trọng trong chính sách
thương mại của Thái Lan. Vì vậy, đối với các hàng hóa xuất khẩu chỉ có một số
loại thuế nhất định. Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan còn áp dụng nhiều quy
định mang tính khuyến khích để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu. Đồng thời
các thành phần kinh tế được phép xuất khẩu cũng rất đa dạng: các công ty công
cộng hoặc trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức kinh doanh nhà nước hoặc tư nhân,
các hợp tác xã hoặc các nhóm nông dân.
Từng thời gian một, Bộ Thương mại Thái Lan lại lập danh sách các hạng
mục hàng hóa phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu theo đạo luật kiểm soát xuất
7
nhập khẩu. Các ưu đãi về thuế quan và miễn thuế được áp dụng cho các tổ chức
và công ty kinh doanh đã đạt được tiêu chuẩn theo luật định.
Đối với các hàng hóa xuất khẩu thuộc loại thực phẩm thiết yếu như là gạo,
đường, trước hết phải được dữ trữ đủ cho tiêu dùng nội địa rồi mới được xuất
khẩu. Đặc biệt là gạo, để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu nội địa, đồng thời để
kiểm soát được giá gạo trong nước thì các nhà xuất khẩu phải đóng thuế xuất
khẩu.
Các tổ chức và công ty xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp, ngoài việc phải chịu sự kiểm soát của một số luật riêng như đạo luật
buôn bán gạo, còn phải là hội viên của các hội buôn bán thích hợp có liên quan
tới việc buôn bán thứ hàng hóa mà họ muốn xuất khẩu.
2.1.1.2. Thuế quan và bảo hộ:
Từ thập kỷ 60, 70 của thế kỉ thứ XX, Thái Lan mà đại diện khởi đầu là
chính phủ của thủ tướng Sarit Thanarat (1958-1963) bắt đầu sử dụng thuế quan
như là một công cụ bảo hộ chủ yếu cho các ngành công nhiệp non trẻ của đất
nước. Trong giai đoạn này, thuế quan được áp dụng mạnh mẽ nhằm thúc đẩy các
mặt hàng chế tạo thay thế nhập khẩu. Cơ cấu thuế quan của Thái Lan đã làm
tăng tính bảo hộ hơn nữa do kết quả của những thay đổi lớn năm 1974, và sau đó

có nhiều sửa đổi nhỏ vào các năm 1975 _ 1976. Mặc dù kế hoạch phát triển kinh
tế quốc dân 5 năm lần thứ tư ( 1997_ 1981) nhấn mạnh đến chiến lược phát triển
hướng về xuất khẩu, nhưng tính chất bảo hộ của thuế quan đối với sản xuất vẫn
chưa giảm xuống trong giai đoạn này.
Ngoài thuế quan, Thái Lan cũng sử dụng nhiều biện pháp phi thuế quan để
bảo hộ các ngành công nghiệp của mình và đảm bảo những cân đối lớn trong
nền kinh tế quốc dân thông qua các biện pháp hạn chế số lượng mặt hàng, hạn
ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác do bộ thương
mại Thái Lan cấp hoặc quy định.
Sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV, với Hiệp định thuế quan ưu đãi
có hiệu lực chung CEPT, theo đó tất cả các nước ASEAN đều có nghĩa vụ thực
8
hiện một tiến trình giảm thuế quan xuống chỉ còn 0-5% .Đối với Thái Lan đây là
cơ hội để Thái Lan chứng tỏ năng lực xuất khẩu của các lĩnh vực mà Thái Lan
có thế mạnh.Tuy vậy, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, đã làm cho
việc giảm thuế quan theo lịch trình đã được vạch ra trong hiệp định CEPT ở
nhiều nước thành viên ASEAN, trong dó có Thái Lan, trở nên phức tạp. Mặc dù
vậy, cho đến cuối năm 1999, tất cả các nước ASEAN đều đã có gần 83% tổng số
sản phẩm thuộc diện CEPT đã được đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan.
Riêng Thái Lan, mức thuế quan trung bình thuộc diện CEPT là 6,07% năm
2000; 5,59% năm 2001; 5,17% năm 2002 và 4,63% năm 2003.
Bảng1: Mức thuế trung bình năm thuộc diện CEPT của từng nước ASEAN từ
năm 2000 đến năm 2003 ( % )
Nước 2000 2001 2002 2003
Bruney 1.26 1.17 0.96 0.96
Campuchia 10.4 10.4 8.93 7.96
Indonesia 4.77 4.36 3.37 2.16
Lào 7.07 6.58 6.15 5.66
Malaysia 2.85 2.59 2.45 2.07
Myanmar 4.38 3.32 3.31 3.19

Philippines 4.97 4.17 4.07 3.77
Singapore 0.00 0.00 0.00 0.00
Thái Lan 6.07 5.59 5.17 4.63
Việt Nam 7.09 - - -
ASEAN 3.74 3.74 3.13 2.63
( Nguồn: Ban thư ký ASEAN, tháng 7/2004.)
Hiện nay, thời hạn thực hiện lộ trình thuế quan theo CEPT đang sắp bắt đầu
có hiệu lực đối với các thành viên gốc của ASEAN. Theo CEPT và theo lịch
trình đã cam kết, từ tháng 1/2003, sáu thành viên gốc của ASEAN, trong đó có
Thái Lan, bắt đầu thực hiện CEPT, theo đó có tới 96,2% các mặt hàng trong
danh mục tính thuế chỉ phải chịu mức thuế quan từ 0 đến 5%. Đây là mức thuế
quan lý tưởng đòi hỏi nền sản xuất của các nước ASEAN nói chung và Thái Lan
nói riêng phải có những nỗ lực đặc biệt để giành thắng lợi trong các cuộc cạnh
tranh thưong mại nội khối và toàn cầu.
9

×