Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng và các sản phẩm tín dụng dành cho khcn tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.41 KB, 59 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ lâu nay, Ngân hàng đã được coi là huyết mạch trong bộ máy tài chính của
đất nước, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động của hệ thống
ngân hàng càng khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng của mình. Và nếu ngân
hàng được coi là huyết mạch trong bộ máy tài chính của đất nước thì hoạt động
tín dụng sẽ được coi là huyết mạch trong hoạt động của ngân hàng khi hoạt động
tín dụng luôn đóng góp tỉ trọng vô cùng lớn về lợi nhuận trong tổng lợi nhuận từ
các nguồn của ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì Quy trình tín dụng được coi là
xương sống, là bản đồ để các cán bộ tín dụng có thể đi đến một Hợp đồng vay
được kí kết thành công. Hiểu một cách đơn giản, Quy trình tín dụng là bảng tổng
hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách
hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín
dụng. Việc tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng ở các ngân hàng là vô cùng quan
trọng. Việc xác lập một quy trình tín dụng, áp dụng theo nó và không ngừng hoàn
thiện nó sẽ giúp cho ngân hàng ngân cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ tín
dụng của mình và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm em xin trình bày về quy trình tín dụng
của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), đánh giá ưu nhược điểm của quy
trình, các sản phẩm tín dụng cho vay đối với đối tượng Khách hàng cá nhân hiện
tại của SHB, cùng với đó là tìm hiểu về sản phẩm nổi bật, được coi là lợi thế của
SHB trong hoạt động tín dụng KHCN và một số đề xuất, giải pháp cải thiện để
nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng cho SHB.
Chúng em hy vọng, bài tiểu luận có thể mang đến những thông tin chi tiết,
những tài liệu bổ ích nhất về quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội để cô và các bạn cùng tham khảo. Bài làm không thể tránh khỏi những
thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn để nội dung
được hoàn thiện hơn.


I.


Tổng quan ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB, với tên tiếng Anh là
Saigon - Ha Noi Commercial Joint Stock Bank, được thành lập theo các Quyết định
số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và
số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006, giấy phép ĐKKD số 0103026080. Trải qua 26
năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội SHB đã có những bước
tăng trưởng mạnh mẽ, minh bạch và bền vững. SHB hiện đứng trong Top 5 Ngân
hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại uy tín nhất
Việt Nam; Top 1.000 ngân hàng toàn cầu và là
1 trong 16 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam… SHB vinh dự được trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhì (Lần
thứ 2), Huân chương lao động Hạng Ba và rất nhiều cờ, Bằng khen, Giấy khen của
Chính Phủ, các Bộ, Ngành, Đoàn thể và các Giải thưởng cao quý khác.

Tính đến 31/3/2019, SHB có vốn điều lệ hơn 12.000 tỷ đồng và sẽ tăng lên
17.570 tỷ đồng trong năm 2019. Tổng tài sản trên 333.000 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế đạt gần 744 tỷ đồng. Từ một ngân hàng chỉ có 8 nhân viên nghiệp vụ, 2
điểm giao dịch, SHB đã phát triển mạnh mẽ với gần 8.000 cán bộ nhân viên đang
làm việc tại hơn 520 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 4 triệu
khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp
các châu lục.

1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Sài Gòn- Hà Nội SHB


Năm 1993: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân

hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP
1



ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp
và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993


Năm 2006, với vốn điều lệ của là 301.929.000.000 đồng, mạng lưới hoạt

động kinh doanh rộng khắp trong địa bàn TP. Cần Thơ và một phần tỉnh Hậu
Giang. Ngày 20/01/2006, Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được chuyển
đổi mô hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP Đô Thị và đổi tên thành Ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều
kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh,
đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB
và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần
Thơ trung tâm tài chính-tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.


Năm 2008: Chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội, khẳng định bước

ngoặt lớn trong quy mô, vị thế và tiềm lực của ngân hàng. Tăng vốn điều lệ từ

500.000.000.000 đồng lên 2.000.000.000.000 đồng.


Năm 2009: Là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chính

thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội.



Năm 2011: Tăng cường quy mô hoạt động với việc tăng vốn điều lệ lên

gần 5.000 tỷ đồng. Được NHNN chấp thuận mở CN tại Campuchia và Lào, khởi
đầu cho việc đầu tư ra nước ngoài của SHB


Năm 2012: Tháng 2/2012 SHB chính thức khai trương CN tại Campuchia

với tổng mức đầu tư đến 37 triệu USD. Nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà
Nội (Habubank) tháng 8/2012, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương tái cấu trúc
hệ thống các TCTD của Chính phủ và tham gia tái cấu trúc các doanh nghiệp,
trong đó đặc biệt phải nhắc tới công ty Thủy sản Bình An, đưa Bình An từ nguy cơ
phá sản trở lại hoạt động ổn định và tiếp tục phát triển.


Năm 2013: SHB kỷ niệm 20 năm thành lập, đánh dấu một chặng đường dài

phát triển với sự hiện diện tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Đón nhận
Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng;
2




Năm 2014: SHB hiện diện trên 40 tỉnh thành trên toàn quốc và tại hai nước

bạn Lào, Campuchia. Tam gia tài trợ vốn lớn với các dự án trọng điểm quốc gia

như hạ tầng giao thông, dầu khí, điện lực, các chương trình phát triển nông
nghiệp nông thôn.



Năm 2015 – nay:

-

Tăng vốn điều lệ lên gần 9.500 tỷ đồng, mạng lưới giao dịch tăng lên

trên 500 điểm trong nước và ngoài nước.
-

Tạo tiếng vang về thương hiệu SHB trên thị trường, đặc biệt đối với cộng

đồng người hâm mộ bóng đá Việt nam với chuỗi hoạt động cộng đồng nhân dịp
SHB mời Đội bóng lừng danh Manchester City sang Việt Nam du đấu.
-

Nhận sáp nhập Công ty cổ phần Tài chính Vinaconex Viettel (VVF) để tiến

tới thành lập công ty tài chính tiêu dùng SHB, mở rộng cơ hội kinh doanh trên thị
trường bán lẻ cho SHB.
-

Được cấp phép thành lập Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn tại Lào và

chính thức khai trương vào ngày 15/1/2016 tại Viêng Chăn.
-

Nâng tầm thương hiệu SHB với sự kiện chính thức ký kết hợp tác lược với


CLB bóng đá số 1 thế giới Barcelona vào tháng 03/2016

2. Lĩnh vực kinh doanh


Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các

loại tiền gửi khác. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: cho vay, phát hành thẻ
tín dụng. Mở tài khoản thành toán cho khách hàng. Tổ chức thanh toán nội bộ,
tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Cung cấp dịch vụ thanh
toán trong nước. Cung ứng phương tiện thanh toán. Thực hiện dịch vụ thanh toán
séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng,
dịch vụ thu hộ và chi hộ. Mở tài khoản: mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Mở tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
3


khác. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và trên
thị trường quốc tế;


Kinh doanh mua, bán vàng miếng;



Cấp tín dụng dới hình thức: bao thanh toán trong nước. Dịch vụ quản lý

tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, Các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho
thuê tủ, két an toàn. Cung ứng các sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa. Lưu ký


chứng khoán. Mua nợ;


Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh

doanh bảo hiểm;


Cấp tín dụng dưới hình thức. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển

nhượng và giấy tờ có giá khác. Bảo lãnh ngân hàng;


Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhât, sáp nhập doanh

nghiệp và tư vấn đầu tư. Tham gia đấu thầu, mua bán tín phiếu kho bạc, công cụ
chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu ngân hàng nhà nước và giấy tờ có
giá khác trên thị trường tiền tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu,
trái phiếu để huy động vốn. Vay, cho vay, gửi, nhận gửi vốn của tổ cwhcs tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính trong nước và nước
ngoài;


Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân

hàng, quản lý tài sản;


Mua bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Đầu tư hợp đồng


tương lai trái phiếu, chính phủ;


Dịch vụ môi giới tiền tệ;



Góp vốn, mua cổ phần;



Vay vốn của Ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn;
4


• Ví điện tử.

3. Tầm nhìn và chiến lược phát
triển Tầm nhìn
SHB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, đa năng hàng
đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính mạnh
theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng
lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và khách hàng các
sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao.
Giá trị cốt lõi
Lợi ích của cổ đông
SHB luôn cam kết bảo toàn và gia tăng giá trị ngân hàng, phát triển an toàn bền
vững, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông.
SHB không ngừng tăng trưởng, đáp ứng sự kỳ vọng của các cổ đông, các nhà đầu
tư vì một SHB thịnh vượng.

Trọng tâm là khách hàng
SHB luôn am hiểu, hướng tới khách hàng và thị trường với phong cách phục vụ
chuyên nghiệp, hiện đại.
SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ hiện đại, đa
dạng, tiện ích, thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả, có sự khác biệt và mang tính
cạnh tranh cao.
Coi trọng phát triển đội ng nhân viên
SHB trẻ trung, năng động, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy
Phát triển và tự hào bản sắc văn hóa SHB sáng tạo, đoàn kết, tạo cơ hội phát triển
cho tất cả mọi người, hướng tới giá trị tôn vinh những cá nhân có thành tích tốt.

Liêm chính và minh bạch
5


SHB chú trọng tính minh bạch, trung thực trong tất cả mọi hoạt động trên toàn
hệ thống
Nâng cao năng lực quản trị điều hành, công tác quản trị rủi ro, kiểm toán kiểm soát
nội bộ.
Không ngừng đổi mới
SHB luôn xây dựng chiến lược cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, không ngừng
lắng nghe, học hỏi, cải tiến, đổi mới và phát triển.
Giá trị thương hiệu
SHB là ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng, có bản sắc riêng, có uy tín và vị
thế trong nước và quốc tế.
Thương hiệu là tài sản của ngân hàng, là vinh dự của CBNV ngân hàng
Chiến lược phát triển
Luôn xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có tính định
hướng dài hạn với chiến lược cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị
trường và khách hàng.

Hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng đồng bộ có chiều sâu trên toàn hệ
thống, chất lượng, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động được an
toàn bền vững.
Xây dựng văn hóa SHB thành yếu tố tinh thần gắn kết xuyên suốt toàn hệ
thống. Xây dựng chiến lược quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên
nghiệp, đảm bảo quá trình vận hành thông suốt, hiệu quả và liên tục trên toàn
hệ thống SHB.
Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ/ tổng lợi
nhuận qua từng năm với nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến.
Luôn đáp ứng lợi ích cao nhất của các cổ đông, các nhà đầu tư vì một SHB

6


thịnh vượng.

4. Một số thành tựu nổi bật của SHB
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng SHB đã nhận được nhiều giải thưởng cao
quý từ các trung tâm thẩm định, các tạp chí khoa học thế giới bình chọn. Tiêu biểu
có thể kể đến như:
 Năm 2019:
-

Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất năm 2019 và Ngân hàng tài trợ dự án

tốt nhất do Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) trao tặng
-

Top 10 Ngân hàng Thương mại Uy tín Việt Nam 2019 do Vietnam Report


trao tặng
-

Năm thứ 4 liên tiếp, SHB được Brand Finance vinh danh: Top 50 Thương

hiệu giá trị nhất Việt Nam và Top 10 Thương hiệu giá trị nhất ngành ngân hàng


Năm 2018:

-

Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2018 và Doanh nghiệp xuất sắc năm 2018 do

-

Top 10 Ngân hàng Thương mại Uy tín Việt Nam 2018



Năm 2017

-

Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do BNY Mellon trao

tặng
-

Top 50 Doanh nghiệp Thịnh vượng Xuất sắc 2017 do Vietnam Report trao


tặng


Năm 2016:

-

Sản phẩm tiền gửi tốt nhất Việt Nam 2016 do The Asian Banker trao tặng

-

TOP 10 doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam năm 2016, đơn vị trao giải:

Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
7


Ngoài ra, ngân hàng SHB còn nhận được nhiều huân chương và các giải
thưởng cao quý khác do Đảng và chính phủ trao tặng.
Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp”, SHB hướng tới
mục tiêu TOP 3 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế
Basel II và chiến lược phát triển ngân hàng số, trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại,
đa năng với các sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lượng trên nền tảng công nghệ
cao, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.

II.

Quy trình tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)


1. Quy trình tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội (SHB)
1.1.

Quy trình phê duyệt cấp tín dụng

1.1.1. Đối với các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của GĐ
đơn vị kinh doanh
Dựa trên nhu cầu cấp tín dụng của KH, dưới đây là các bước trong quy trình phê
duyệt cấp tín dụng (CTD) của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, các bước nêu
rõ nội dung công việc cần làm và đi kèm trách nhiệm của từng chuyên viên,
phòng ban:
Bước 1: Đánh giá KH, lập đề nghị thẩm định thực tế và đề xuất CTD Chuyên viên QHKH
 Hướng dẫn KH cung cấp hồ sơ theo Danh mục hồ sơ tại phụ lục 01 hoặc
danh mục hồ sơ cụ thể theo sản phẩm/quy định khác của SHB (nếu có).
 Kiểm tra hồ sơ do KH cung cấp
8


 Đánh giá KH và lập đề xuất CTD
 Lập Đề nghị thẩm định tài sản (theo thẩm quyền thẩm định giá tài sản)
 Lập Đề nghị thẩm định thực tế KH.
Bước 2: Kiểm soát hồ sơ - Trưởng phòng QHKH/Giám đốc PGD
 Tại PGD: GĐ PGD kiểm soát Đề nghị thẩm định thực tế KH, Đề nghị thẩm
định tài sản nếu khoản CTD thuộc thẩm quyền của GĐ PGD, GĐ PGD kiểm soát
Đề nghị thẩm định thực tế KH, Đề nghị thẩm định tài sản và Đề xuất CTD nếu
khoản CTD vượt thẩm quyền của GĐ PGD.
 Tại chi nhánh: TP QHKH kiểm soát Đề nghị thẩm định thực tế KH, Đề
nghị thẩm định tài sản và Đề xuất CTD.
Bước 3: Phối hợp đặt lịch thẩm định thực tế - Trưởng phòng thẩm định ĐVKD

 Phân công nhân sự Thẩm định tín dụng và Thẩm định tài sản
 Trưởng phòng thẩm định và trưởng phòng QHKH/GĐ PGD chủ động
thống nhất thành phần, nội dung, thời gian cùng đi thẩm định thực tế.
 Người được phân công đi thẩm định thực tế KH: Kiểm tra hồ sơ của KH để
đánh giá và chuẩn bị các nội dung cần thẩm định.
Bước 4: Đi thẩm định thực tế - Người được phân công đi thẩm định thực tế
 Đi thẩm định thực tế KH
 Đi TĐTS theo quy định về thẩm định giá tài sản
Bước 5: Thẩm định và lập tờ trình Thẩm định tín dụng, Báo cáo thẩm định giá
- Chuyên viên thẩm định đơn vị kinh doanh
 Lập Tờ trình TĐTD
 Lập BCTĐG theo Quy định về thẩm định giá tài sản

9


Bước 6: Kiểm soát - Trưởng phòng Thẩm định ĐVKD/Người được TGĐ phân
công
 Kiểm soát tờ trình TĐTD, BCTĐG
 Nếu khoản CTD thuộc thẩm quyền của GĐ PGD => GĐ PGD phê
duyệt theo thẩm quyền
 Nếu khoản CTD thuộc thẩm quyền của GĐ CN => GĐ CN phê duyệt theo
thẩm quyền
Bước 7: Phê duyệt CTD theo thẩm quyền - GĐ PGD/GĐ CN
Bước 8: Tiếp nhận phê duyệt, Soạn thông báo CTD gửi KH - CV QHKH
 Tiếp nhận kết quả phê duyệt CTD, lập Thông báo CTD gửi KH
 Tại PGD: trình GĐ PGD ký Thông báo CTD gửi KH
 Tại CN: trình Trưởng phòng QHKH/GĐ PGD kiểm soát và trình GĐ CN
ký Thông báo CTD gửi KH
Bước 9: Gửi Thông báo CTD tới KH - CV QHKH

 Cấp phê duyệt từ chối CTD: Gửi thông báo từ chối CTD tới KH
 Cấp phê duyệt đồng ý CTD: Gửi thông báo đồng ý CTD tới KH, bàn giao
hồ sơ cho Phòng/Bộ phận Hỗ trợ tín dụng thực hiện tiếp Quy trình hoàn thiện
thủ tục sau phê duyệt CTD.
1.1.2.

Đối với các khoản CTD thuộc thẩm quyền phê duyệt của HO:

Bước 1: Đánh giá KH, lập đề nghị thẩm định thực tế và đề xuất CTD Chuyên viên QHKH
 Hướng dẫn KH cung cấp hồ sơ theo Danh mục hồ sơ tại phụ lục 01 hoặc
danh mục hồ sơ cụ thể theo sản phẩm/quy định khác của SHB (nếu có).
10


 Kiểm tra hồ sơ do KH cung cấp
 Đánh giá KH và lập đề xuất CTD
 Lập Đề nghị thẩm định tài sản (theo thẩm quyền thẩm định giá tài sản)
 Lập Đề nghị thẩm định thực tế KH.
Bước 2: Kiểm soát hồ sơ - Trưởng phòng QHKH/Giám đốc PGD
 Kiểm soát Đề nghị thẩm định thực tế KH, Đề nghị Thẩm định tài sản và Đề
xuất CTD
 Chuyển GĐ CN phê duyệt
Bước 3: Phê duyệt các Đề xuất - GĐ CN
 Duyệt Đề nghị Thẩm định thực tế KH, Đề nghị TĐTS
 Đánh giá đề xuất CTD do TP QHKH/GĐ PGD đã trình tại bước 2.
Bước 4: Phối hợp đặt lịch thẩm định thực tế - GĐ trung tâm phê duyệt, GĐ
trung tâm TĐTS
 GĐ TT PD phân công nhân sự TĐTD
 GĐ TT TĐTS phân công nhân sự TĐTS và phát hành Báo cáo Thẩm định
giá theo quy định

 GĐ TT PD, GĐ TT TĐTS và TP QHKH/GĐ PGD chủ động thống nhất
thành phần, nội dung, thời gian cùng đi thẩm định thực tế
 Người được phân công đi thẩm định thực tế: Kiểm tra hồ sơ của KH để
đánh giá và chuẩn bị các nội dung cần thẩm định
Bước 5: Đi thẩm định thực tế - Người được phân công đi thẩm định thực tế
 Đi thẩm định thực tế KH
 Đi thẩm định tài sản theo quy định về Thẩm định giá tài sản

11


Bước 6: Tiếp nhận báo cáo Thẩm định giá, lập tờ trình Thẩm định tín dụng Chuyên viên Thẩm định HO
 Tiếp nhận BCTĐG, lập tờ trình TĐTD
 Lập thông báo phê duyệt tín dụng
Bước 7: Kiểm soát - GĐ TT PD/TP TĐ HO
 Kiểm soát tờ trình TĐTD, Thông báo phê duyệt tín dụng
 Nếu khoản CTD thuộc thẩm quyền của TGĐ/Người được ủy quyền =>
TGĐ/Người được TGĐ ủy quyền phê duyệt
 Nếu khoản CTD thuộc thẩm quyền của HĐTD => HĐTD phê duyệt
Bước 8: Phê duyệt các giấy tờ ở bước 7 - TGĐ/Người được TGĐ ủy quyền
 Phê duyệt CTD theo thẩm quyền, chuyển GĐ ĐVKD tiếp nhận kết quả phê

duyệt
Bước 9: Phê duyệt các giấy tờ ở bước 7 – HĐTD
 Phê duyệt CTD theo thẩm quyền, chuyển GĐ ĐVKD tiếp nhận kết quả phê

duyệt
 Đưa ra ý kiến đề xuất và trình HDDQT phê duyệt nếu khoản CTD vượt
thẩm quyền
Bước 10: Tiếp nhận phê duyệt, lập Thông báo CTD gửi KH - CV QHKH

 Tiếp nhận kết quả phê duyệt CTD, lập Thông báo CTD gửi KH
 Trình TP QHKH/GĐ PGD kiểm soát và sau đó trình GĐ CN ký Thông báo
CTD gửi KH nếu thuộc thẩm quyền ký của GĐ CN
Bước 11: Gửi thông báo CTD tới KH - CV QHKH
 Cấp phê duyệt từ chối CTD: Gửi thông báo từ chối CTD tới KH
12



 Cấp phê duyệt đồng ý CTD: Gửi thông báo đồng ý CTD tới KH, bàn giao
hồ sơ cho Phòng/Bộ phận Hỗ trợ tín dụng thực hiện tiếp Quy trình hoàn thiện
thủ tục sau phê duyệt CTD
1.2.
1.1.3.

Nguyên tắc giải ngân

Chứng từ giải ngân phải được lập tính đến ngày giải ngân không quá

12 tháng đối với các khoản CTD trung, dài hạn hoặc không quá 06 tháng đối
với các khoản CTD ngắn hạn (trừ trường hợp sản phẩm có quy định khác)
1.1.4.

Không thực hiện giải ngân cho KH trong các trường hợp sau:

a. TSBĐ chưa có kết quả đăng kí GDBĐ đối với các tài sản phải thực hiện đăng
kí GDBĐ theo quy định. Trường hợp TSBĐ là động sản thực hiện đăng kí GDBĐ
trực tuyến không được giải ngân khi chưa có xác nhận đăng kí thành công của
Trung tâm đăng kí GDBĐ
b. KH/Bên bảo đảm và SHB chưa kí kết HĐTD, KƯNN, HĐBĐ

c. Tại thời điểm giải ngân: KH phát sinh nợ từ nhóm 3 trở lên (nợ xấu) tại SHB
và/hoặc các tổ chức tín dụng khác. Thời điểm tra CIC giữa các lần giải ngân
không quá 30 ngày so với lần giải ngân trước đó hoặc so với thời điểm phê duyệt
CTD (đối với lần giải ngân đầu tiên)
d. Có chứng cứ xác định hồ sơ, tài liệu bị giả mạo
1.3.

Nội dung công việc

13


1.1.5.

Nội dung công việc của CV QHKH

 Kiểm tra đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo danh mục quy định của SHB; các hồ
sơ được lập theo đúng thể thức quy định của pháp luật. Trường hợp KH không
cung cấp đủ hồ sơ theo quy định: phải nêu chi tiết hồ sơ đề xuất miễn/cung cấp
sau, nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành (đối với hồ sơ cung cấp sau) tại Tờ
trình đề xuất giải ngân.
 Đảm bảo tính trung thực trong việc cung cấp thông tin đối với các hồ sơ
do mình lập/thu thập. Nội dung đề xuất giải ngân phù hợp với nội dung phê duyệt
CTD và nhu cầu của KH.
 Đề xuất đồng ý/từ chối giải ngân (nêu rõ lý do khi từ chối)
 Xác định thẩm quyền phê duyệt giải ngân theo quy định của SHB
 Tại PGD không có chuyên viên Hỗ trợ tín dụng: CV QHKH thực hiện:
o Soạn thảo các văn bản tín dụng với KH, Bên bảo đảm đảm bảo tuân thủ nội
dung phê duyệt CTD
o Lập đề nghị khai báo thông tin KHLQ.

1.1.6.

Nội dung công việc của TPQHKH/GĐ PGD

GĐ PGD thực hiện nội dung công việc quy định tại Khoản này đối với các
khoản CTD vượt quyền phê duyệt giải ngân của GĐ PGD.
 Kiểm soát tờ trình, đề xuất giải ngân đảm bảo phù hợp với nhu cầu của
KH và tuân thủ nội dung phê duyệt CTD.
 Xác định thẩm quyền phê duyệt giải ngân theo quy định của SHB.
 Đôn đốc CV QHKH và KH thực hiện bổ sung hồ sơ theo nội dung phê
duyệt của cấp có thẩm quyền CTD/giải ngân.
 Đề xuất đồng ý/từ chối giải ngân (nêu rõ lý do khi từ chối).

14


1.1.7.

Nội dung công việc của chuyên viên Hỗ trợ tín dụng:

 Kiểm tra hồ sơ giải ngân đảm bảo đầy đủ theo danh mục quy định của
SHB và phê duyệt của cấp có thẩm quyền phê duyệt CTD/phê duyệt giải ngân;
các hồ sơ được lập theo đúng thể thức quy định của pháp luật.
 Kiểm tra thẩm quyền phê duyệt CTD, thẩm quyền phê duyệt giải ngân
theo quy định của SHB
 Soạn thảo các văn bản tín dụng với KH, Bên bảo đảm tuân thủ nội
dung phê duyệt CTD.
 Giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của KH, Bên bảo
đảm theo nội dung hợp đồng/Phụ lục hợp đồng trước khi kí kết.
 Bảo quản hồ sơ TSBĐ an toàn và đầy đủ kể từ thời điểm tiếp nhận cho đến

khi bàn giao cho Phòng/Bộ phận NQ.
 Lập phiếu kiểm tra Hồ sơ tín dụng và đưa ra ý kiến đánh giá hồ sơ đầy
đủ/chưa đầy đủ.
 Tạo lập, quản lí hạn mức, mở tài khoản vay, nhập thông tin TSĐB, hạch
toán giải ngân trên hệ thống đảm bảo đầy đủ và chính xác.
 Giải ngân theo đúng nội dung phê duyệt của Cấp có thẩm quyền phê
duyệt CTD/giải ngân.
 Không giải ngân nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 trong
“Nguyên tắc giải ngân”.
1.1.8.

Nội dung công việc của TPHTTD/KSV HTTD/GĐ PGD

1.1.8.1.

Đối với các khoản tín dụng phát sinh tại chi nhánh

TP/KSV HTTD thực hiện:
a. Kiểm tra thẩm quyền phê duyệt tín dụng, thẩm quyền phê duyệt giải
ngân theo quy định của SHB.

15


b. Kiểm soát Phiếu kiểm tra HSTD, các văn bản tín dụng do CV HTTD soạn
thảo đảm bảo tuân thủ nội dung phê duyệt CTD.
c. Không giải ngân nếu thuộc trường hợp tại khoản 2 trong “Nguyên tắc giải
ngân”
d. Kiểm soát thông tin hạch toán trên hệ thống đảm bảo đầy đủ và chính xác.
1.1.8.2.


Đối với các khoản tín dụng phát sinh tại PGD

a. PGD có KSV HTTD: KSV HTTD tại PGD thực hiện nội dung quy định tại
điểm 2.3.4.1.
b. PGD không có KSV HTTD:
* GĐ PGD thực hiện nội dung quy định tại tiết a,b,c điểm 2.3.4.1
* TP/KSV HTTD tại CN thực hiện nội dung quy định tại tiết d điểm 2.3.4.1
1.1.9.

Nội dụng công việc của cá nhân có thẩm quyền phê duyệt giải ngân

 Tuân thủ quy định phân quyền phê duyệt giải ngân của SHB.
 Phê duyệt Tờ trình đề xuất giải ngân và các HSTD khác (nếu có).
 Yêu cầu phòng QHKH/PGD bổ sung thông tin KH, khoản CTD phục vụ
công tác phê duyệt giải ngân.
1.1.10. Nội dung công việc của Nhân viên Ngân quỹ, Trưởng phòng Ngân
quỹ
 Tiếp nhận, bảo quản an toàn và đầy đủ hồ sơ TSBĐ theo biên bản giao
nhận của Phòng/Bộ phận HTTD kể từ thời điểm tiếp nhận cho đến khi KH
hoàn tất nghĩa vụ tài chính với SHB.
 Từ chối tiếp nhận hồ sơ TSĐB khi Biên bản giao nhận hồ sơ chưa có đầy
đủ chữ ký của Bên bàn giao.
1.1.11.

Nội dung công việc của GDV, TP DVKH, KSV DVKH

16



 Chuyển tiền vay cho người thụ hưởng đảm bảo chính xác theo các chứng
từ rút tiền vay do Phòng/Bộ phận HTTD cung cấp.
 Từ chối chuyển tiền vay cho bên thụ hưởng khi chứng từ rút tiền vay chưa
đầy đủ chữ ký của KH và chữ ký kiểm soát của TP/KSV HTTD/GĐ PGD.
1.4.

Quy trình hoàn thiện các thủ tục sau phê duyệt cấp tín dụng

Bước 1: Nhận hồ sơ, lập đề xuất giải ngân - CV QHKH
 Bàn giao toàn bộ danh mục hồ sơ tín dụng theo phụ lục 01, hồ sơ bổ sung
trong quá trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng (nếu có) và kết quả phê duyệt
CTD.
 Tại PGD: CV HTTD kiểm tra hồ sơ giải ngân
 Tại CN: TP/KSV HTTD phân công nhân sự kiểm tra hồ sơ giải ngân
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ giải ngân - CV HTTD
 Kiểm tra hồ sơ nhận bàn giao từ CV QHKH
 Tiếp nhận hồ sơ gốc TSBĐ trực tiếp từ KH/Bên bảo đảm
 Lập đề nghị khai báo thông tin KHLQ.
 Lập HĐTDg, HĐBĐ, Biên bản định giá TSĐB, đơn đăng kí GDBĐ và các
văn bản cam kết khác (nếu có). Lập tờ trình đề xuất giải pháp xử lý hồ sơ TSBĐ
có biểu hiện giả mạo và công văn đề nghị giám định hồ sơ TSBĐ (trường hợp nghi
ngờ giấy tờ TSBĐ giả mạo).
 Lập Giấy đề nghị phong tỏa/tạm khóa Giấy tờ có giá/Giấy đề nghị thực
hiện giao dịch phong tỏa tiền ký quỹ (tùy loại TSBĐ).
 Tại PGD: Sau khi soạn thảo văn bản tín dụng, CV HTTD trình GĐ PGD
ký theo quy định.
 Tại CN: Sau khi soạn thảo văn bản tín dụng, CV HTTD trình TP/KSV
HTTD kiểm soát và trình GĐ CN kí theo quy định.
17



Bước 3: Hướng dẫn KH ký văn bản tín dụng, chuẩn bị hồ sơ nhập kho TSBĐ
và chuyển cho NV NQ, Nhập thông tin TSBĐ vào hệ thống - CV HTTD
 Hướng dẫn KH, Bên bảo đảm ký kết HĐTDg, HĐBĐ, Biên bản định giá
TSBĐ, Đơn đăng ký GDBĐ và các hợp đồng, văn bản có liên quan (nếu có).

 Chuẩn bị hồ sơ công chứng, chứng thực và tham gia quá trình công chứng
HĐBĐ (nếu HĐBĐ phải công chứng theo quy định của pháp luật).
 Thực hiện đăng lý GDBĐ/thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký.

 Điền đầy đủ thông tin về TSBĐ lên nhãn dán bì hồ sơ.
 Lập bảng kê TSBĐ và chuyển cho NV NQ thực hiện nhập kho TSBĐ theo
Quy trình nhập TSBĐ tại Quy trình ngân quỹ.
 Sau khi cùng bộ phận ngân quỹ hoàn tất thủ tục nhập kho TSBĐ theo quy
định, CV HTTD nhập thông tin TSBĐ vào hệ thống, trình TP/KSV hạch toán và
in phiếu nhập TSBĐ từ hệ thống
 Đối với TSBĐ hình thành trong tương lai việc nhập thông tin trên hệ
thống được thực hiện trước khi có giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu TSBĐ.
Trường hợp PGD không có CV HTTD, CV HTTD tại CN thực hiện công việc
tại bước này.
Bước 4: Lưu hồ sơ - CV HTTD
 Bàn giao bản gốc HĐTDg, HĐBĐ, Biên bản định giá TSBĐ cho
KH/Bên bảo đảm.
 Bàn giao Bảng kê TSBĐ và phiếu nhập TSBĐ từ Hệ thống cho NV Ngân
quỹ.
 Lưu toàn bộ hồ sơ phát sinh trong quá trình hoàn thiện thủ tục sau phê
duyệt, nhập kho TSBĐ theo Quy định lưu trữ, quản lý và sử dụng HSTD tại SHB.

18



 Chuyển thực hiện Quy trình giải ngân
Trường hợp PGD không có CV HTTD, CV HTTD tại CN thực hiện công việc
tại bước này.
1.5.

Quy trình giải ngân

Tại các bước có sự tham gia của CV HTTD, trường hợp PGD không có CV
HTTD, CV HTTD tại CN thực hiện công việc tại bước này.
Bước 1: Nhận hồ sơ, Lập đề xuất giải ngân - CV QHKH
 Hướng dẫn KH bổ sung hồ sơ cần cung cấp theo danh mục hồ sơ tại phụ
lục 02 hoặc danh mục hồ sơ cụ thể theo sản phẩm/quy định khác của SHB (nếu

có).
 Kiểm tra hồ sơ do KH cung cấp.
 Đánh giá nhu cầu giải ngân của KH và lập Tờ trình đề xuất giải ngân.
 Tại PGD: Nếu khoản giải ngân thuộc thẩm quyền của GĐ PGD => CV
HTTD kiểm tra hồ sơ giải ngân ; Nếu khoản giải ngân vượt thẩm quyền của
GĐ PGD => trình TP QHKH/GĐ PGD kiểm soát.
 Tại chi nhánh: trình TP QHKH/GĐ PGD kiểm soát
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ giải ngân - CV HTTD
 Kiểm tra hồ sơ giải ngân
 Lập phiếu kiểm tra hồ sơ, KƯNN
 Tại PGD: CV HTTD trình GĐ PGD ký theo quy định
 Tại CN: CV HTTD trình TP/KSV HTTD kiểm soát
Bước 3: Phê duyệt - GĐ PGD/GĐ CN
 Thực hiện phê duyệt giải ngân theo thẩm quyền
 Trường hợp đồng ý giải ngân => CV HTTD hạch toán giải ngân
19



 Trường hợp từ chối giải ngân => CV HTTD lưu hồ sơ

Bước 4: Hạch toán giải ngân - CV HTTD
 Hướng dẫn KH lập các chứng từ rút tiền vay (Ủy nhiệm chi/Giấy rút
tiền mặt), chuyển KƯNN cho KH ký kết.
 Hạch toán giải ngân: mở tài khoản vay, nhập dữ liệu khoản vay trên hệ
thống.
Bước 5: Kiểm soát, duyệt bút toán giải ngân - TP/KSV HTTD/GĐ PGD
 GĐ PGD: Kiểm soát các chứng từ rút tiền vay
 TP/KSV HTTD: Kiểm soát các chứng từ rút tiền vay và duyệt bút toán giải
ngân trên hệ thống
Bước 6: Hạch toán rút vốn vay – GDV
 Hạch toán bút toán rút vốn vay: Rút tiền mặt hoặc chuyển khoản cho bên
thụ hưởng/KH trên Hệ thống và trình TP/KSV DVKH duyệt bút toán chuyển
tiền giải ngân cho Bên thụ hưởng/KH trên Hệ thống
Bước 7: Lưu hồ sơ - CV HTTD
 Lưu trữ hồ sơ theo quy định lưu trữ, quản lý và sử dụng HSTD của SHB
 Trường hợp Cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân từ chối giải ngân:
Thông báo cho CV QHKH để thông báo tới KH.
1.6.

Giám sát và thu hồi nợ

 Phòng QHKH chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến KH vay,
kiểm tra việc sử dụng vốn vay của KH định kỳ/đột xuất. Mọi bất thường trong quá

20



trình giám sát, theo dõi KH, phòng QHKH phải phản ánh với phòng QLRR biết
và cùng tìm biện pháp thích hợp.
 Phòng QLRR chịu trách nhiệm cùng với phòng QHKH trong việc phát hiện
kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản
vay/KH vay có dấu hiệu bất thường, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử
lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Phòng QLN chịu trách nhiệm hỗ trợ phòng QHKH và phòng QLRR trong
việc quản lý và giám sát khoản vay/KH vay thông qua việc nhắc nhở lịch thực

hiện kiểm tra sử dụng vốn vay kiểm tra TSBĐ và cung cấp số liệu khai thác
được từ hệ thống
 Điều chỉnh tín dụng: Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng lần đầu
sẽ là cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tín dụng. Trừ trường hợp gia hạn
nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ/điều chỉnh thời gian hiệu lực của thư bảo lãnh thực hiện
theo quy định hiện hành của SHB.
 Thu hồi nợ vay: Căn cứ lịch trả nợ đến hạn do phòng QLN lập, phòng
QHKH chịu trách nhiệm đôn đốc KH trả nợ. Khi đến hạn trả nợ, phòng QLN chịu
trách nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ KH và các
thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.
 Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn: Tùy tính chất của từng khoản vay bị quá
hạn, phòng QHKH và phòng QLRR phải cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lý
thích hợp như cắt giảm các chính sách ưu đãi đang áp dụng, yêu cầu bổ sung/bán tài
sản thế chấp, ngừng cho vay mới….Trường hợp khoản vay/KH vay có nợ quá hạn
kéo dài và gặp nhiều khó khăn, phòng QHKH và phòng QLRR cân nhắc và đề xuất
biện pháp chuyển sang phòng QLRR chuyên trách theo dõi, xử lý.

1.7.

Thanh lý hợp đồng tín dụng


21


 Khi KH đã trả hết nợ hoặc khoản bảo lãnh đã hết hiệu lực, bộ phận QHKH
phối hợp với bộ phận QTTD, DVKH:
o Thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán hồ
sơ tín dụng
o Giải chấp các HĐBĐ
o Thanh lý các hợp đồng (nếu có)
 Bộ phận QTTD có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy
định.

2. Ưu nhược điểm trong quy trình tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà
Nội (SHB)
2.1.

Ưu điểm

 Thông tin về các chứng từ cần thiết để lập một hồ sơ hoàn chỉnh được
cung cấp đầy đủ trên trang web chính thức của SHB, tạo sự thuận tiện cho KH
trong việc tìm hiểu thông tin từ đó giúp CV QHKH không mất nhiều thời gian để
hướng dẫn KH trong việc hoàn thiện hồ sơ
 Các bước được thực hiện một cách chi tiết và cụ thể. Mỗi một công việc
trong quy trình đều có sự phân công trách nhiệm rõ rang giữa các phòng ban và
cán bộ phụ trách, mỗi bước đều có hướng dẫn cụ thể những việc cần làm và
những văn bản đánh giá chi tiết, do đó ít xảy ra nhầm lẫn, sai sót, nên sẽ tránh
những trường hợp rủi ro đạo đức xảy ra.
 Việc thống nhất về mẫu biểu và quy trình thẩm định giúp cho CBTD thuận
lợi hơn trong việc phân tích và ra quyết định tín dụng

 Nhiệm vụ của các cán bộ, phòng ban được liên kết theo một trình tự logic,
chặt chẽ, từ đó giúp các bộ phận làm việc ăn ý với nhau hơn, hỗ trợ nhau tốt hơn
và hiệu quả của quy trình được nâng cao

22


 Thời gian thực hiện toàn bộ quy trình từ khi tiếp nhận hồ sơ, Giấy đề nghị
vay vốn đến khi quyết định cho vay, ký Hợp đồng tín dụng của chi nhánh nhanh
chóng, thông thường là từ 3-5 ngày, chậm nhất là 7 ngày. Điều này còn có lợi cho
cả KH và Ngân hàng, hơn nữa tạo điều kiện cho ngân hàng có khả năng xử lý
được khối lượng hồ sơ lớn, không bị trì trệ và chồng chéo nhau

2.2.

Nhược điểm

 Công tác tổ chức còn chưa được đơn giản hóa, rút ngắn lại, thời gian
thẩm định, xét duyệt hồ sơ còn tương đối dài, rườm rà, nhiều giai đoạn.
 Ở một số bước vẫn còn sự lặp lại công việc, nhiệm vụ giữa các bộ phận,
phòng ban
 Đôi khi việc quy trình phải tuân thủ theo đúng quy định nên khá chi tiết và
phải thực hiện đúng, đầy đủ tất cả các bước qua nhiều bộ phận khác nhau dẫn
đến nhiều khách hàng e ngại, đặc biệt là những khách hàng mới, chưa hiểu rõ về
quy trình và đặc điểm của SHB khi phải chờ đợi cấp tín dụng.

III.

Một số sản phẩm KHCN nổi bật của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội


1. Tổng quan về các sản phẩm KHCN của Ngân hàng SHB

1.1.

Cho vay mua nhà:

1.1.1.

Sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà:

 Lợi ích:
- Tài trợ tới 90% chi phí xây dựng, sửa chữa và hoàn thiện nhà
- Tài sản đảm bảo linh hoạt
- Tài trợ cho các khoản huy động vốn tạm thời từ người thân
- Thủ tục nhanh gọn thuận tiện, đội ng nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình
23


 Đặc điểm:
-Loại tiền cho vay: VNĐ
- Số tiền cho vay lên tới 75% giá trị Tài sản đảm bảo
- Thời hạn vay linh hoạt, tối đa đến 10 năm
 Đối tượng và điều kiện:
-Cá nhân là người Việt Nam có hộ khẩu hoặc KT3 trên cùng địa bàn có đơn vị
kinh doanh của SHB
- Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của Bộ
luật dân sự
- Có đầy đủ giấy tờ về cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà theo quy định
của Pháp luật
- Có thu nhập hợp pháp và ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ

 Hồ sơ thủ tục:
-Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu SHB
- CMND, hộ khẩu của người vay và đồng trả nợ (nếu có)
- Hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo của khoản vay
- Hồ sơ chứng minh thu nhập trả nợ
- Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn
1.1.2. Sản phẩm cho vay để mua nhà đất tại các dự án:
 Lợi ích:
-Vay mua nhà, đất thuộc các dự án tại các Khu đô thị mới, Khu chung cư trên
cả nước
- Tài sản đảm bảo đa dạng, được nhận chính tài sản dự định mua làm tài sản
đảm bảo
- Tài trợ tối đa 90% giá trị nhà, đất dự định mua
- Tài trợ cho các khoản đã huy động tạm thời từ người thân để thực
hiện phương án
- Lãi suất cạnh tranh tính trên dư nợ thực tế
- Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, đội ng nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình
24


×