Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TƯ LIỆU HAY MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.71 KB, 12 trang )

KỊCH BẢN BẢO VỆ LUẬN VĂN
I. MỞ ĐẦU
- Kính thưa: PGS.TS Đặng Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng chấm Luận
văn.
- Kính thưa quý Thầy Cô trong Hội đồng và các bạn.
Qua 2 năm học tập, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các
thầy cô hôm nay, em được đứng ở đây để báo cáo kết quả nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp của mình.
II. TRÌNH CHIẾU POWERPOINT ( 20-30’)
*** Đề tài luận văn có tên là: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU
TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH”.
*** Nội dung trình bày gồm (Đọc sile)
*** Phần mở đầu gồm (Đọc sile).
Do thời gian có hạn nên em chỉ xin phép trình bày phần
Lí do chọn đề tài: Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân, mục tiêu giáo dục Tiểu học “giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ
sở”. Vì vậy, sứ mệnh của người quản lý giáo dục Tiểu học hết sức đặc biệt
và cao cả.
Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các
nhà trường, là điều kiện tất yếu để nhà trường tồn tại và phát triển.
Thực tiễn trong những năm qua việc nâng cao chất lượng dạy học ở
các trường Tiểu học huyện Càng Long đã đạt được những kết quả khá tốt,
tuy nhiên chưa đồng đều ở các trường trong huyện. Bên cạnh đó, năng lực
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học còn nhiều hạn chế.
Trên cơ sở những lý do đó em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường
Tiểu học huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh”.
*** Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học


ở trường Tiểu học gồm có: ( Bỏ qua )
*** Vài nét về LS n/c vấn đề: em có tham khảo một số tài liệu ở
trong nước và tại tỉnh Trà Vinh
Trong luận văn em đã trình bày một số khái niệm có liên quan đến đề
tài như: + Quản lí
+ QLGD và QL nhà trường
+ Hoạt động dạy học và quá trình dạy học
+ Chất lượng dạy học và quản lí chất lượng dạy học
*** Phần quản lí chất lượng dạy học ở trường Tiểu học em có trình
bày các nội dung:
+ Vị trí của trường Tiểu học
+ Mục tiêu và nội dung của giáo dục Tiểu học
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học
+ Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trường Tiểu học
+ Quản lí chất lượng dạy học ở trường Tiểu học
Tiếp theo là một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng dạy học em
đã đề cập đến 2 yếu tố, đó là:
+ Nhận thức của đội ngũ GV
+ CSVC và TBDH
*** Tóm lại (Kết luận chương 1):
- Để góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục thì vấn đề tăng cường quản
lý giáo dục nói chung và tăng cường quản lý dạy học nói riêng là vấn đề cần
thiết và cấp bách của mỗi nhà trường.
- Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì giải pháp quản lý phải xây
dựng các điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học
đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Các công việc mang tính nhiệm vụ nghiên cứu này em sẽ tiếp tục trình
bày ở chương 2 sau đây.
*** Chương 2: Thực trạng chất lượng dạy học và việc quản lý chất
lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

*** Khái quát tình hình tự nhiên, KT-XH, GD ở huyện Càng
Long: Càng Long là một trong 8 huyện thị của tỉnh Trà Vinh, vị trí nằm ở
phía Bắc-Tây Bắc của tỉnh.
Dân số chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ
nghèo còn cao ( khoảng 27,3%).
Toàn huyện có 65 đơn vị trường trực thuộc Phòng GD & ĐT ở ba
bậc học: Mầm non, Tiểu học và trung học cơ sở. Hệ thống mạng lưới trường
lớp luôn được củng cố, ổn định và phát triển đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập
của nhân dân.
*** Thực trạng và kết quả dạy học ở các trường Tiểu học huyện
Càng Long, tỉnh Trà Vinh
- Học sinh và tình hình học tập
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp và xã hội,
chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh Tiểu học huyện Càng Long đã
được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất
lượng dạy học ở các nhà trường Tiểu học trong huyện vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Qua khảo sát điều tra phỏng vấn đã cho thấy có một số
Từ phía nhà trường
Từ phía học sinh
***Từ phía gia đình và xã hội
*** Thống kê xếp loại học lực học sinh Tiểu học trong 3 năm
gần đây:
Từ bảng số liệu cho thấy, chất lượng giáo dục huyện Càng Long ngày
càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi dần được tăng lên. Nhưng nếu
xét về mặt hoạt động đào tạo thì trong các năm học vẫn còn học sinh thi lại,
rèn hè vì thế các trường, cộng đồng và xã hội vẫn phải bỏ một khoản chi phí
về nguồn lực và thời gian để bồi dưỡng cho các học sinh này. Xét về mặt
tổng thể thì chất lượng và hiệu quả giáo dục Tiểu học chưa thật sự cao.
*** - Đội ngũ GV với hoạt động dạy:
Trong năm học 2008-2009, số giáo viên Tiểu học trực tiếp đứng lớp

cùa toàn huyện là 778 giáo viên, trong đó có 764 giáo viên đạt chuẩn trở lên
chiếm 98,2%
Nhìn chung, đội ngũ GV Tiểu học hiện nay của toàn huyện đã đủ theo
kế hoạch số lớp mở hàng năm. Với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm
cao, họ luôn khắc phục khó khăn, tâm huyết với nghề, chịu khó, tự học hỏi
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
*** Thực trạng quản lí của hiệu trrưởng ở các trường Tiểu học
huyện Càng Long.
- Thực trạng quản lí giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn
Em đã tiến hành thăm dò ý kiến của 80 người bao gồm tổ trưởng
chuyên môn, lãnh đạo các đoàn thể và GV giỏi
BP tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp
loại tiết dạy theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT: Đa số ý kiến đều
nhất trí cho rằng đây là việc làm rất cần thiết và thực tế đã làm.
BP Xây dựng nền nếp giảng dạy của giáo viên: Để hoạt động dạy và
học trong nhà trường đạt yêu cầu thì vấn đề xây dựng nền nếp giảng dạy của
giáo viên là thực sự cần thiết.
BP Tổ chức dự giờ định kỳ hoặc đột xuất: Qua khảo sát, em thấy rằng
công việc này được thực hiện trong nhà trường nặng về hình thức đánh giá
hơn là phân tích bài dạy theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
*** Thực trạng quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của
GV : Qua đa số ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn thì việc
phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án theo định kỳ là cần thiết.
Thông qua hình thức này, CBQL có thể kiểm tra được nền nếp, phương
pháp giảng dạy, trình độ của giáo viên.
Tuy nhiên một số tổ trưởng chuyên môn cho rằng đây là việc làm mang
tính hình thức nên thực hiện qua loa, chưa kiểm tra sâu sát đối với từng
thành viên trong tổ.
Thực trạng việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên được thể
hiện trong bảng.

Qua kết quả điều tra, ta thấy việc quản lý soạn bài lên lớp còn nặng
mang tính hành chính và phần lớn các tổ trưởng chuyên môn đảm trách công
việc này nên giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc, còn mang tính đối phó.
*** Thực trạng quản lí thực hiện nền nếp hồ sơ chuyên môn của GV :
Việc quản lý nội dung này rất quan trọng, nó đảm bảo cho CBQL duy
trì nền nếp chuyên môn, đồng thời hồ sơ cá nhân là cơ sở pháp lý để đánh
giá chất lượng công tác của mỗi giáo viên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×