PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
TRƯỜNG TH HOÀN LONG
Số: 01/KH-CM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN
Năm học 2010 – 2011
Phần thứ nhất. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
Năm học 2009 - 2010
1. Kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên
- Trong năm học 2009 – 2010, Chuyên môn trường đã phối hợp với CM phòng
giáo dục tổ chức các chuyên đề BDTX giữa kỳ cho 100% cán bộ, giáo viên về dạy học
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học; Chuyên đề Giáo dục môi trường
cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học; Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết
tật.
- Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
- Tổ chức dự giờ, thăm lớp, đánh giá giờ dạy GV theo quy định của Chuyên môn
ngành. Theo đó có 100% giáo viên được dự giờ và đánh giá 3 tiết dạy trở lên. Kết quả:
Tiết giỏi: ; Tiết khá: ; Tiết trung bình: ; Tiết yếu: 0; Đồng thời tổ chức thanh
tra được giáo viên. Kết quả: Loại tốt: ; Loại khá: ; Loại đạt yêu cầu: ; Loại
không đạt yêu cầu:
2. Kết quả giáo dục học sinh
a. Kết quả giáo dục Hạnh kiểm:
- Thực hiện đầy đủ: = 98,8%
- Thực hiện chưa đầy đủ: = 1,2%
b. Kết quả thi đua cuối năm 2009 - 2010
- Danh hiệu HSG: 170 em = 31,7%
- Danh hiệu HSTT: 179 em = 33,6%
- HS xếp loại TB: 177 em = 33%
- HS xếp loại yếu: 9 em = 1,7%
- Học sinh giỏi cấp huyện: 8 ( 6 em môn Tiếng Việt; 2 em môn Cờ vua)
- Học sinh giỏi giải toán trên Internet cấp huyện: 20 em ( Khối 1: ; Khối 2: ;
Khối 3: ; Khối 4: ; Khối 5: em )
- Kết quả thi Viết chữ đẹp:
Phần thứ 2. Nhiệm vụ, giải pháp chuyên môn năm học 2009 – 2010
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN
1. Đặc điểm tình hình
a. Tình hình học sinh
b. Tình hình giáo viên
II. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Chủ đề xuyên suốt năm học:
“Quyết tâm xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức 2, tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh chất lượng mũi nhọn.”
1
2. Nhiệm vụ trọng tâm:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học sát đối tượng, giúp
HS đạt vững chắc về chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định tại QĐ 16/ 2006/
BGD&ĐT, ngày 5/6/2006 của Bộ GD&ĐT, đặc biệt chú trọng đối tượng là học sinh
các xóm Cừa, Thắm, Mai Tân, Vĩnh Tân. Đảm bảo không để học sinh lên lớp khi chưa
đạt chuẩn. Đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi các cấp.
- Tiếp tục thực hiện công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng giáo viên về kiến thức
và kỹ năng sư phạm. Từ đó giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung,
hình thức, phương pháp dạy học trong từng bài học. Tiến tới đạt kết quả cao trong các
kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Thực hiện chương trình dạy học
1.1. Mục tiêu: Thực hiện đúng tiến độ chương trình và thời gian dạy học theo
hướng dẫn số
2.2. Giải pháp thực hiện
- Thực hiện chỉ đạo dạy học theo đúng chương trình quy định.
- Mỗi lớp có một quyển lịch báo giảng và được lên tại văn phòng trước ngày thứ
6 hàng tuần.
2. Nâng cao chất lượng giáo viên về kiến thức và kỹ năng sư phạm
1.1. Mục tiêu: Giáo viên tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung,
hình thức, phương pháp dạy học theo hướng dạy học sát đối tượng, đảm bảo giúp học
sinh đạt vững chắc chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định. Thực hiện đánh giá chính
xác, khách quan, công bằng chất lượng học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
b. Giải pháp:
- CM tiếp tục tổ chức, quán triệt các các văn bản chuyên môn cấp học năm học
2010 – 2011. Chú trọng quán triệt dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng theo từng khối
lớp như đã được tập huấn năm học 2009 – 2010, quyết định 32 về đánh giá, xếp loại học
sinh tiểu học.
- Giáo viên chủ động chuẩn bị kế hoạch dạy học trên cơ sở bám vào chuẩn KT-
KN để nghiên cứu lựa chọn mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học cho
phù hợp với đối tượng HS của lớp mình phụ trách. Chủ động đổi mới nội dung, hình
thức bài soạn. Khuyến khích giáo viên soạn bài bằng máy vi tính. Theo đó, sau mỗi hoạt
động dạy học (của mỗi giáo án) cần có phần rút kinh nghiệm để làm cơ sở bổ sung cho
năm học sau. Trên cơ sở đó, yêu cầu giáo viên soạn bài theo hướng “đọc nhiều, viết ít,
tập trung lượng kiến thức vào các đối tượng học sinh” . Tránh tình trạng chép theo
SGV hoặc thiết kế bài dạy
- Chủ động trong việc tự học và tự bồi dưỡng. Chú trọng sưu tầm và nghiên cứu
các tài liệu bổ trợ, truy cập và các trang web giáo dục như moet.edu.vn, nghean.edu.vn,
violympic.vn, violet.vn để sưu tầm các tài tiệu bổ trợ, áp dụng trong dạy học để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng mũi nhọn nói riêng; tích cực
trong việc tham gia các cuộc thi: giải toán qua mạng Internet, giáo viên dạy giỏi các cấp,
thi viết chữ đẹp các cấp, thi giáo án tốt cấp trường… Xem đây như là những hình thức
tự học tích cực nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo viên. Mỗi tháng có ít nhất một
kinh nghiệm được rút ra từ việc sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và áp dụng có hiệu quả vào
dạy học.
- Tích cực, chủ động dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp để học tập và giúp đồng
nghiệp nâng cao chất lượng dạy học, kỹ năng sư phạm cho mỗi người. Theo đó mỗi
2
giáo viên phải dự giờ ít nhất 18 tiết/năm, trong đó ít nhất dự giờ được 2 tiết/ tháng. Mỗi
giáo viên được dự giờ, đánh giá về kỹ năng sự phạm ít nhất 6 tiết/năm, trong đó được
chuyên môn trường dự giờ ít nhất 3 tiết/năm và tổ dự giờ ít nhất 3 tiết/ năm.
- Tổ chức tốt và tham gia tích cực vào cuộc thi dạy giỏi cấp trường, tập trung bồi
dưỡng cho đội tuyển tham gia kỳ thi dạy giỏi cấp tỉnh. Hình thức thi chọn GV dạy giỏi
trường: 1 bài thi lý thuyết và 2 tiết dạy thực hành.
- Mỗi giáo viên có đăng ký và thực hiện tốt một đổi mới trong hoạt động giáo
dục và dạy học.
- Thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên theo QĐ 14/2007 về Chuẩn NNGVTH.
2. Nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng chất lượng mũi nhọn
2.1. Mục tiêu:
- Thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh. Chú trọng đúng mức công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Chỉ tiêu:
Học sinh đủ điều kiện lên lớp một cách vững chắc: 519 em = 99,1% HS yếu tối
đa là: 3 em = 0,6 %
HSG: 175 em = 33,6% ; HSTT: 180 em = 34,5% ; HSTB: 163 em = 31,3 %
HSG cấp trường qua các cuộc thi : 105 em = 20,2% - Trong đó:
HSG Giải toán qua mạng: 50 em; HSG giao lưu Tiếng Anh: 15 em; HSG giao
lưu Tiếng Việt: 15 em (Tất cả các khối)
HS đạt danh hiệu VSCĐ: 25 em. Mỗi khối 5 em
HSG cấp huyện qua các cuộc thi : 55 em = 10,5% - Trong đó:
HSG Giải toán qua mạng: 29 em; HSG giao lưu Tiếng Anh: 6 em; HSG giao lưu
Tiếng Việt: 6 – 10 em (Tất cả các khối)
HS đạt danh hiệu VSCĐ: 5 – 10 em
HSG cấp tỉnh qua các cuộc thi : 8 em = 1,53%
HSG Giải toán qua mạng: 2 em; HSG giao lưu Tiếng Anh: 1 em; HS đạt danh
hiệu VSCĐ: 3 – 5 em
- Xây dựng mô hình lớp học hiệu quả gồm: 1A đ/c Tâm; 2B đ/c Hương ; 4A đ/c
Nguyên
2.2. Giải pháp thực hiện
a. Về nâng cao chất lượng đại trà
- Bố trí vị trí công tác phù hợp đảm bảo phát huy sở trường của từng giáo viên.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH theo hướng dạy học sát đối tượng. Đảm bảo
dạy đủ, đúng và vững chắc kiến thức, kỹ năng đã quy định tại QĐ 16/2006.
- Thực hiện tốt công tác bàn giao chất lượng học sinh giữa giáo viên 1 và giáo
viên 2 giữa hai buổi dạy có liên quan. Theo đó, mỗi lớp có một cuốn sổ bàn giao chất
lượng, trong đó giáo viên 1 bàn giao nội dung và các đối tượng học sinh cần lưu ý để
giáo viên 2 có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng và nội dung cần củng cố khắc
sâu (đặc biết chú trọng quan tâm đối tượng học sinh yếu, kém trong lớp) và ngược lại.
- Tiến hành cho giáo viên đăng ký chất lượng ngay từ đầu năm tất cả các môn
được đánh giá bằng điểm số, để từ đó giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp nhằm đạt
được chỉ tiêu đăng ký đầu năm
- Xây dựng mô hình lớp học hiệu quả (1A, 2B, 4A) để làm tiền đề nhân rộng
trong toàn trường, góp phần đẩy mạnh chất lượng dạy học.
- Chú trọng dạy Toán và Tiếng việt tăng cường. Theo đó, giáo viên 2 cần chủ
động phối hợp với giáo viên 1 để thực hiện dạy Toán và Tiếng Việt tăng cường trong
các môn học khoa học, lịch sử, địa lý, tự nhiên – xã hội, đạo đức….
3
- Tiến hành cho học sinh và phụ huynh học sinh thực hiện ký cam kết về chất
lượng và danh hiệu thi đua cuối năm của từng học sinh và của lớp.
b. Xây dựng mô hình lớp học hiệu quả (1A, 2B, 4A), theo những nội dung sau:
- Chất lượng dạy - học trên lớp của giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên chịu trách nhiệm tổ chức dạy học phù hợp để 100% học sinh đạt
chuẩn KT-NK các môn học một cách vững chắc.
+ Tăng cường một số kiến thức nâng cao về Toán và Tiếng Việt để HS có cơ hội
phát triển trí tuệ một cách vững chắc. Theo đó, giáo viên cần tham gia giải toán trên
mạng Internet, sưu tầm các tài liệu (bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt, Toán tiểu
học…) để có thêm tư liệu áp dụng vào dạy học.
+ Giáo viên chủ động đổi mới cách giao nhiệm vụ học tập ở nhà và phương pháp
kiểm tra việc học ở nhà của học sinh.
+ Khuyến khích học sinh tích cực chủ động tham gia xây dựng bài học trên lớp.
+ Giáo viên chịu trách nhiệm chính về việc thống nhất các loại vở ghi của lớp, từ
đó có kế hoạch huy động học sinh mua sắm đúng chủng loại theo yêu cầu.
- Việc học ở nhà của học sinh:
+ Khuyến khích, động viên học sinh tự giác học bài ở nhà vào ban đêm và các
ngày nghỉ lễ.
+ Mỗi học sinh có đầy đủ các loại sách vở, đồ dùng học tập. Ngoài ra học sinh có
thêm cuốn Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán và Tiếng Việt lớp 2, 3 tiểu học (gồm 2 tập)
để làm tài liệu tự luyện thêm ở nhà.
+ Học sinh tích cực tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức: giải toán trên
Internet; vở sạch – chữ đẹp, …
+ Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn sách, vở đúng quy định, sạch, đẹp, trình
bày đúng mẫu chữ theo yêu cầu VS-CĐ.
- Về phía phụ huynh:
Phụ huynh có trách nhiệm hướng dẫn, kèm cặp con em học ở nhà vào ban đêm
và các ngày nghỉ lễ; có trách nhiệm thông tin kịp thời tình hình học tập của con em mình
cho giáo viên biết để cùng phối hợp trong việc giáo dục học sinh.
c. Chất lượng mũi nhọn
- Lựa chọn bố trí phù hợp trình độ, năng lực chuyên môn, sở trường của từng
giáo viên ở từng vị trí công tác.
- Đảm bảo dạy học đúng, đủ kiến thức, kỹ năng -> nâng cao kiến thức kỹ năng
theo từng chủ đề kiến thức ở từng giai đoạn học tập của học sinh.
- Tiến hành dạy học nâng cao trong từng tiết dạy để rèn luyện kiến thức, phương
pháp học tập cho học sinh.
- Tài liệu học tập: Giáo viên sưu tầm, sử dụng các tài liệu bổ trợ học tập: Bài tập
cuối tuần Toán từ lớp 2 – lớp 5, Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán và Tiếng Việt từ lớp 2
– lớp 5….. Ngoài ra, giáo viên tham gia đăng ký thành viên và giải toán trên mạng
Internet để tìm tư liệu bồi dưỡng cho những học sinh đăng ký dự thi giải toán trên mạng,
đồng thời bồi dưỡng kiến thức cho học sinh về toán mạng.
- Đổi mới cách giao nhiệm vụ học tập và kiểm ra việc học tập ở nhà của học
sinh; Đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo hướng dạy học sát đối tượng, phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà.
- Phối hợp với phụ huynh trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra
3.1. Mục tiêu: Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học nhằm mục đích
đánh giá, tư vấn cho giáo viên về hoạt động sư phạm và thực hiện đánh giá xếp loại giáo
4
viên theo Quyết định 86 của UBND tỉnh Nghệ An về đánh giáo giáo viên phổ thông;
Thực hiện đánh giá chất lượng giáo viên theo QĐ 14/2007 làm cơ sở đánh giá, xếp loại
giáo viên cuối năm học 2009 – 2010. Phấn đấu tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm của
20 giáo viên; dự giờ, đánh giá giáo viên theo quy định: 6tiết/năm, trong đó chuyên môn
trường đánh giá 3 tiết/năm, tổ đánh giá 3 tiết/ năm.
3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện
- Chuyên môn xây dựng lịch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên năm học
2009 – 2010 theo hướng dẫn của ngành làm cơ sở xếp loại giáo viên theo QĐ 86.
- Hàng tháng tiến thành kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, kiểm tra đột
xuất giờ dạy, chỉ đạo tổ chuyên môn dự giờ, đánh giá giáo viên trong tổ làm cơ sở đánh
giá xếp loại giáo viên theo tháng, kỳ và xếp loại giáo viên cuối năm theo QĐ 14/ 2007.
- Tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề để xây dựng nền nếp dạy và học.
- Một số nội dung cơ bản của chuyên môn được kiểm tra theo hoạt động hàng
tháng như sau (sẽ bổ sung cụ thể vào kế hoạch tháng)
Thời
gian
Nội dung kiểm tra
Đối tượng kiểm
tra
Người phụ trách
Tháng 9
- Hoạt động dạy học, xây dựng
nền nếp, duy trì sỹ số học sinh;
thực hiện chương trình dạy học.
Giáo viên, học sinh
Ban giám hiệu +
Tổng phụ trách +
Tổ CM
Tháng 10
- Hoạt động dạy học, chất
lượng học sinh;
- Chất lượng KTĐK lần 1
- Kiểm tra hồ sơ GV và vở ghi
của HS.
- Kiểm tra phong trào giao lưu
Tiếng Việt và giải toán trên
mạng của GV và HS
- Hoạt động dạy –
học của GV&HS
- Chất lượng HS
- Hồ sơ GV&HS
- GV&HS
Ban giám hiệu
+ Tổ CM + CĐ +
GV
BGH + TPT
BGH và tổ CM
Tháng 11
- Hoạt động dạy học, chất
lượng học sinh;
- Thực hiện chương trình dạy
học.
- Kiểm tra hồ sơ GV và vở ghi
của HS.
- Kiểm tra chất lượng các
phong trào thi đua.
- Kiểm tra phong trào VSCĐ
của HS
- Kiểm tra phong trào giao lưu
Tiếng Việt và giải toán trên
mạng của GV và HS
- Hoạt động dạy –
học của GV&HS
- Hoạt động sư
phạm giáo viên
- Hồ sơ GV&HS
- Hoạt động của GV
và HS
- Hồ sơ HS
- GV&HS
Ban giám hiệu + Tổ
CM + CĐ
BGH + Tổ CM
BGH + TPT
BGH + Các tổ chức
BGH và các tổ CM
BGH và tổ CM
Tháng 12
- Hoạt động dạy học, chất
lượng học sinh;
- Thực hiện chương trình dạy
học.
- Kiểm tra hồ sơ GV và vở ghi
của HS.
- Kiểm tra phong trào thi đua
- Hoạt động dạy –
học của GV&HS
- Hoạt động sư
phạm giáo viên
- Hồ sơ GV&HS
-Nội dung thực hiện
Ban giám hiệu + Tổ
CM
BGH + Tổ CM
BGH + TPT
5