Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN THANH PHONG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HẤP DẪN
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRONG VIỆC THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ DU LỊCH TẠI VÙNG
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN THANH PHONG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HẤP DẪN
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRONG VIỆC THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ DU LỊCH TẠI VÙNG
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ DU LỊCH
MÃ SỐ: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNH

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM KẾT
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.”
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2020
Nghiên cứu sinh

Trần Thanh Phong


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................xi
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU .............................................1
1.1 Dẫn nhập ...............................................................................................................1
1.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu .............................................................................1

1.2.1 Tính cấp thiết về mặt lý luận ............................................................................1
1.2.2 Về mặt thực tiễn ...............................................................................................4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................7
1.4.3 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................8
1.5. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................8
1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9
1.6.1 Nghiên cứu sơ bộ ..............................................................................................9
1.6.2 Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................10
1.7 Những đóng góp mới của luận án .....................................................................10
1.7.1 Những đóng góp về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................11
1.7.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn ..................................................................12
1.8 Kết cấu của luận án ............................................................................................13
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................14
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................15
2.1 Một số khái niệm cơ bản về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút
vốn đầu tư trong du lịch ...........................................................................................15
2.1.1 Khái niệm du lịch ...........................................................................................15
2.1.2 Điểm đến du lịch ............................................................................................16


iii
2.1.3 Tính hấp dẫn điểm đến du lịch .......................................................................17
2.1.4 Tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút đầu tư ...........................................18
2.14.1 Khái niệm về đầu tư ..................................................................................18
2.1.4.2. Khái niệm về tính hấp dẫn điểm đến thu hút đầu tư ...............................18
2.2 Một số lý thuyết về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư .19
2.2.1 Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế ...............................................................19

2.2.2 Lý thuyết về động cơ đầu tư ...........................................................................23
2.2.2.1 Động cơ tìm kiếm tài nguyên...................................................................24
2.2.2.2 Động cơ tìm kiếm thị trường ...................................................................26
2.2.2.3 Động cơ tìm kiếm sự hiệu quả .................................................................28
2.3 Mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến đầu tư và ý định đầu tư ...............33
2.4 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút
vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch – khách sạn. .........................................................34
2.4.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu
hút vốn đầu tư dựa trên lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế ...................................34
2.4.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút
nhà đầu tư du lịch theo lý thuyết động cơ đầu tư ....................................................37
2.5 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................38
2.5.1 Mô hình nghiên cứu........................................................................................38
2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................40
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................42
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................43
3.1 Khái quát chung .................................................................................................43
3.2 Quy trình nghiên cứu tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu
tư du lịch ....................................................................................................................43
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................44
3.2.1.1 Nghiên cứu định tính ...............................................................................45
3.2.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ...................................................................48
3.2.2 Nghiên cứu chính thức ...................................................................................52
3.2.2.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ....................................................................52
3.2.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích EFA ......................................54
3.2.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định thang đo .....................55


iv
3.2.2.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu bằng mô

hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) ...........................58
3.3 Kết quả phát triển thang đo nghiên cứu ..........................................................58
3.3.1 Kết quả phát triển thang đo bằng nghiên cứu định tính .................................58
3.3.2 Kết quả phát triển thang đo bằng nghiên cứu định lượng sơ bộ ....................68
3.3.2.1 Kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha ...........................68
3.3.2.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ...................73
3.3.2.3 Kiểm định lại thang đo mới bằng phân tích Cronbach’s Alpha ..............75
3.2.2.4 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..........................................................78
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................80
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ...........................................81
4.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ..............................................81
4.2 Kiểm định thang đo chính thức bằng phân tích Cronbach’s Alpha .............84
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Lợi thế tài nguyên” ....................................84
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Thị trường du lịch tiềm năng” ...................86
4.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch”................................88
4.2.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Môi trường đầu tư” ....................................89
4.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Lợi thế chi phí” ...........................................91
4.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Tính hấp dẫn của điểm đến đối với nhà đầu tư” ..92
4.2.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Ý định đầu tư du lịch”.................................93
4.3 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ........................94
4.3.1. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .............................................................94
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với dữ liệu chính thức .......................................94
4.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập ....................................94
4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc ......................................96
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ..................................................................99
4.4.1 Kiểm định tính đơn hướng .............................................................................99
4.4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo trong phân tích CFA ......................100
4.4.3 Kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt trong phân tích CFA ..........................101
4.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM .............102
4.5.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu ....................................................................102



v
4.5.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................103
4.6 Phân tích cấu trúc đa nhóm bằng mô hình SEM ..........................................105
4.6.1 Kiểm định sự khác biệt theo danh mục đầu tư .............................................105
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước ............108
Tiểu kết chương 4 ......................................................................................................111
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................112
5.1 Kết luận chung về kết quả nghiên cứu ...........................................................112
5.2 Hàm ý chính sách..............................................................................................114
5.2.1 Hàm ý 1: Xây dựng chỉ số đo lường tính hấp dẫn đầu tư du lịch của từng địa phương..114
5.2.2 Hàm ý 2: Tạo ra thị trường du lịch tiềm năng ..............................................118
5.2.3 Hàm ý 3: Tạo ra lợi thế chi phí.....................................................................119
5.2.4. Hàm ý 4: Hoàn thiện môi trường đầu tư .....................................................120
5.2.4.1. Về phía chính phủ .................................................................................120
5.2.4.2 Về phía chính quyền địa phương ...........................................................121
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo .....................121
5.4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .............................................................................122
Tiểu kết chương 5 ......................................................................................................125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................127
PHỤ LỤC 1: BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
VÀO LĨNH VỰC DU LỊCH .....................................................................................141
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
VÀO KHÁCH SẠN ...................................................................................................144
PHỤ LỤC 3A: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA ĐỊNH TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ DU
LỊCH 152- PHIẾU KHẢO SÁT ...............................................................................152
PHỤ LỤC 3B: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA ĐỊNH TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ DU

LỊCH - SURVEY QUESTIONNAIRE ....................................................................153
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP ..........................................154
PHỤ LỤC 5: SURVEY OF PRIVATE ENTERPRISES .......................................158


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

Ký hiệu tiếng Việt
1

CP

Lợi thế chi phí

2

CSHT

Cơ sở hạ tầng

3

ĐTC


Độ tin cậy

4

HD

Tính hấp dẫn điểm đến đầu tư

5

HT

Cơ sở hạ tầng du lịch

6

KDL

Khu du lịch

7

KS

Khách sạn

8

KT


Thị trường du lịch tiềm năng

9

LTCP

Lợi thế chi phí

10

MT

Môi trường đầu tư

11

NĐT

Nhà đầu tư

12

THDCĐĐ

Tính hấp dẫn của điểm đến

13

TN


Lợi thế tài nguyên du lịch

14

TNTN

Tài nguyên tự nhiên

15

TNVH

Tài nguyên văn hóa

16

TQBT

Tương quan biến tổng

17

TTDLTN

Thị trường du lịch tiềm năng

18

VĐT


Vốn đầu tư

Ký hiệu tiếng Anh
19

AMOS

Analysis of Moment Structure

20

C.R.

Critical Ratios

21

CFA

Confirmatory Factor Analysis

22

CFI

Comparative Fit Index

23


CMIN

Chi-square

24

CMIN/df

Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do

25

CR

Composite Reliability

26

EFA

Exploratory Factor Analysis

27

GFI

Good of Fitness Index

28


RMSEA

Root Mean Square Error Approximation

29

S.E.

Standard Error

30

TLI

Tucker and Lewis Index


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê lượng vốn đầu tư lũy kế đến năm 2017 ..........................................6
Bảng 2.1: Các nhân tố thuộc lợi thế địa điểm thu hút đầu tư ........................................21
Bảng 2.2: Động cơ đầu tư của của các tập đoàn đa quốc gia ........................................23
Bảng 2.3: Tổng hợp động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch của nhà đầu tư ...................26
Bảng 2.4: Tổng hợp động cơ tìm kiếm thị trường của nhà đầu tư ................................27
Bảng 2.5: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Lợi thế chi phí ...........................29
Bảng 2.6: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Cơ sở hạ tầng .............................31
Bảng 2.7: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Môi trương đầu tư .....................32
Bảng 2.8: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – địa điểm sản xuất quốc tế ............35
Bảng 2.9: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – động cơ đầu tư .............................37

Bảng 3.1 Nghiên cứu định tính dựa vào phương pháp thu thập dữ liệu .......................45
Bảng 3.2 Nghiên cứu định tính dựa vào cách tiếp cận ..................................................46
Bảng 3.3 Hệ số KMO theo Kaiser .................................................................................51
Bảng 3.4: Quy mô mẫu và hệ số Factor Loadings ........................................................51
Bảng 3.5: Tổng hợp chỉ số đo lường tính đơn hướng ...................................................56
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Lợi thế tài nguyên” .................59
Bảng 3.7 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế tài nguyên” ......................60
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch” ............61
Bảng 3.9 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Cơ sở hạ tầng” .............................61
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Thị trường tiềm năng” ........62
Bảng 3.11 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế kinh tế”..........................63
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Môi trường đầu tư” ...............63
Bảng 3.13 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Môi trương đầu tư” ....................64
Bảng 3.14 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Lợi thế chi phí” .....................65
Bảng 3.15 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế chi phí”..........................65
Bảng 3.16 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Tính hấp dẫn điểm đến đầu tư
du lịch” ..........................................................................................................................66
Bảng 3.17 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Tính hấp dẫn điểm đến” ............67


viii
Bảng 3.18 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Ý định đầu tư du lịch” ..........67
Bảng 3.19 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Ý định đầu tư” ...........................68
Bảng 3.20: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics ...................................................68
Bảng 3.21: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics ...................................................69
Bảng 3.22: Thị trường du lịch tiềm năng - Reliability Statistics...................................69
Bảng 3.23: Thị trường du lịch tiềm năng - Item-Total Statistics ..................................69
Bảng 3.24: Cơ sở hạ tầng du lịch - Reliability Statistics ...............................................70
Bảng 3.25: Cơ sở hạ tầng du lịch - Item-Total Statistics ..............................................70
Bảng 3.26: Môi trường đầu tư - Reliability Statistics ...................................................70

Bảng 3.27: Môi trường đầu tư - Item-Total Statistics ...................................................71
Bảng 3.28: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics .........................................................71
Bảng 3.29: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics .........................................................72
Bảng 3.30: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics .........................................................72
Bảng 3.31: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics .........................................................72
Bảng 3.32: Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư - Reliability Statistics ..........................72
Bảng 3.33: Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư - Item-Total Statistics ..........................73
Bảng 3.34: KMO and Bartlett's Test .............................................................................73
Bảng 3.35: Phân tích EFA sơ bộ -Rotated Component Matrixa ....................................74
Bảng 3.36: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics ...................................................75
Bảng 3.37: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics ...................................................75
Bảng 3.38: Thị trường du lịch tiềm năng - Reliability Statistics...................................76
Bảng 3.39: Thị trường du lịch tiềm năng - Item-Total Statistics ..................................76
Bảng 3.40: Cơ sở hạ tầng du lịch - Reliability Statistics ...............................................77
Bảng 3.41: Cơ sở hạ tầng du lịch - Item-Total Statistics ..............................................77
Bảng 3.42: Môi trường đầu tư - Reliability Statistics ...................................................77
Bảng 3.43: Môi trường đầu tư - Item-Total Statistics ...................................................77
Bảng 3.44: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics .........................................................78
Bảng 3.45: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics .........................................................78
Bảng 3.46: KMO and Bartlett's Test – Nhân tố Hấp dẫn đầu tư ...................................78
Bảng 3.47: Total Variance Explained – Nhân tố hấp dẫn đầu tư ..................................79


ix
Bảng 3.48: KMO and Bartlett's Test – Ý định đầu tư du lịch .......................................79
Bảng 3.49: Total Variance Explained – Ý định đầu tư du lịch .....................................80
Bảng 4.1 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Cơ sở hạ tầng du lịch” .......................81
Bảng 4.2 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Môi trường đầu tư” ...........................82
Bảng 4.3 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Lợi thế chi phí” .................................83
Bảng 4.4 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Thị trường du lịch tiềm năng”...........83

Bảng 4.5 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Lợi thế tài nguyên DL” .....................85
Bảng 4.6: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics .....................................................85
Bảng 4.7: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics .....................................................85
Bảng 4.8: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics .....................................................86
Bảng 4.9: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics .....................................................86
Bảng 4.10 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Tiềm năng thị trường” ...............87
Bảng 4.11: Thị trường du lịch tiềm năng - Reliability Statistics...................................87
Bảng 4.12: Thị trường du lịch tiềm năng - Item-Total Statistics ..................................87
Bảng 4.13 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Cơ sở hạ tầng du lịch” .....................88
Bảng 4.14: Cơ sở hạ tầng du lịch - Reliability Statistics ...............................................88
Bảng 4.15: Cơ sở hạ tầng du lịch - Item-Total Statistics ..............................................89
Bảng 4.16 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Môi trương đầu tư” .........................89
Bảng 4.17: Môi trường đầu tư - Reliability Statistics ...................................................90
Bảng 4.18: Môi trường đầu tư - Item-Total Statistics ...................................................90
Bảng 4.19 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế chi phí”..........................91
Bảng 4.20: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics .........................................................91
Bảng 4.21: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics .........................................................91
Bảng 4.22 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Hấp dẫn nhà đầu tư” ..................92
Bảng 4.23: Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư - Reliability Statistics ..........................92
Bảng 4.24: Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư - Item-Total Statistics ..........................92
Bảng 4.25 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Ý định đầu tư du lịch” ...............93
Bảng 4.26: Ý định đầu tư du lịch - Reliability Statistics ...............................................93
Bảng 4.27: Ý định đầu tư du lịch - Item-Total Statistics...............................................93
Bảng 4.28: KMO and Bartlett's Test .............................................................................94


x
Bảng 4.29: Rotated Component Matrixa .......................................................................94
Bảng 4.30: KMO and Bartlett's Test – Nhân tố hấp dẫn đầu tư ....................................96
Bảng 4.31: Total Variance Explained – Nhân tố hấp dẫn đầu tư ..................................96

Bảng 4.32: Component Matrixa – Nhân tố hấp đẫn đầu tư ...........................................97
Bảng 4.33: KMO and Bartlett's Test – Ý định đầu tư du lịch .......................................97
Bảng 4.34: Total Variance Explained – Ý định đầu tư du lịch .....................................98
Bảng 4.35: Component Matrixa – Ý định đầu tư du lịch ...............................................98
Bảng 4.37: Kết quả giá trị ước lượng tương quan giữa các biến.................................101
Bảng 4.38: Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình .............103
Bảng 4.39: So sánh các chỉ số mô hình bất biến từng phần và khả biến.....................106
Bảng 4.40: Kết quả ước lượng 2 mô hình đối với vốn trong và ngoài nước...............107
Bảng 4.41: So sánh các chỉ số 2 mô hình – vốn trong và ngoài nước .........................109
Bảng 5.1: Biến số và chỉ báo đo lường tính hấp dẫn điểm đến thu hút nhà đầu tư .....114
Bảng 5.2: Minh họa cho việc tính điểm hấp dẫn tổng thể tại 1 tỉnh ...........................117
Bảng 5.3: Minh họa tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư thực tế .......................118


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein 1980) ................................33
Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) .....................................................33
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................40
Hình 3.1: Trình tự nghiên cứu ......................................................................................44
Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA – Mô hình chuẩn hóa ..............................................99
Hình 4.2: Kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết ...................................................102
Hình 4.3: Ước lượng mô hình khả biến cho 2 nhóm KDL và KS ..............................105
Hình 4.4: Kết quả ươc lượng mô hình bất biến từng phần cho KDL và KS ..............106
Hình 4.5: Kết quả ước lượng mô hình khả biến – Vốn trong và ngoài nước .............108
Hình 4.6: Kết quả ước lượng mô hình bất biến – Vốn trong và ngoài nước ..............109


1


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Dẫn nhập
Du lịch là một ngành tổng hợp phát triển nhanh, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế
và xã hội, làm cho nó trở thành một đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác phát triển theo.
Không có gì đáng ngạc nhiên, các cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng du lịch là ngành ưu
tiên cao cho các cơ quan xúc tiến đầu tư trên toàn thế giới (UNCTAD, 2009). Với sự
cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng giữa các điểm đến du lịch, và các địa phương làm
thế nào để cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư vào địa phương mình là một vấn đề sống
còn đối với mỗi địa phương.
Thiếu vốn là một trở ngại lớn cho phát triển du lịch và nhiều quốc gia - đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Các quốc gia này ngày càng tìm cách thu hút các nhà
đầu tư trong nước lẫn nước ngoài để cung cấp vốn giúp phát triển ngành du lịch của
họ. Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) trong lĩnh vực du lịch thường có tác động
tích cực đến các điểm đến đầu tư. Ngoài việc đầu tư vốn, TNCs nước ngoài có thể giúp
các nền kinh tế chủ nhà như: đa dạng hóa việc cung cấp các sản phẩm du lịch, cải thiện
tiêu chuẩn dịch vụ địa phương.... Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn tư nhân trong lĩnh
vực du lịch thường khó khăn và vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
quốc gia, giữa các địa phương. Việc tìm hiểu được nhu cầu và mong muốn của nhà
đầu tư sẽ giúp cho các địa phương có được các chính sách thu hút vốn đầu tư đúng đắn
và hiệu quả hơn. Đây là một vấn mang tính thời sự hiện nay trên cả thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng.
1.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu
1.2.1 Tính cấp thiết về mặt lý luận
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu về thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch cho
thấy sự cần thiết nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến
trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” cần được bổ
sung về mặt lý luận như sau:
Một là, về vai trò của nguồn vốn tư nhân từ bên ngoài đã được nhiều nhà khoa

học khẳng định là góp phần xây dựng và phát triển địa phương, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, tạo ra hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, tạo ra môi trường
kinh doanh cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp (Grossman và
Helpman, 1991; Hermes và Lensink, 2003; Oecd, 2008). Nguồn vốn tư nhân là yếu tố


2
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn cho nên các địa phương cần phải xem là nguồn
vốn quan trọng cần phải tập trung thu hút.
Hai là, để thu hút được nguồn vốn tư nhân từ bên ngoài này thì mỗi địa phương
phải hiểu được nhà đầu tư họ mong muốn điều gì và động cơ của họ là gì? Nhiều
nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mục tiêu của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận
trên thị trường (Agarwal, 1980; Moosa, 2002); hoặc để đa dạng hóa (Markowitz, 1991;
Moosa, 2002; Rose-Ackerman và Tobin, 2005); hoặc bị ảnh hưởng bởi tiềm năng thị
trường của các nước sở tại (Moore, 1993; Kreinin và cộng sự, 1999). Điều này khẳng
định các yếu tố ảnh hưởng, tầm quan trọng của các yếu tố ở mỗi địa phương là khác
nhau đối với nhà đầu tư. Bởi vậy, việc nghiên cứu đặc thù của mỗi địa phương là một
vấn đề cần thiết hiện nay.
Ba là, tại Việt Nam có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề đo lường các nhân
tố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệpdịch vụ tại một tỉnh thành phố cụ thể mà ít có nghiên cứu, đo lường về các nhân tố ảnh
hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho riêng ngành du lịch nói chung, và cho vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ nói riêng. Các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng
chính đó là: cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường, yếu tố tài chính, ưu đãi của chính
quyền địa phương, pháp lý, điều kiện tự nhiên, chính sách thu hút đầu tư (Nguyễn
Mạnh Toàn, 2010; Trương Bá Thanh và cộng sự, 2010; Hà Nam Khánh Giao và cộng
sự, 2015; Huyen, 2015). Nhìn chung các nghiên cứu tại Việt Nam, đa phần hướng
nghiên cứu của các tác giả đề cập đến một trong các yếu tố vừa được liệt kê ở trên,
mang tính không đầy đủ (nhân tố tài nguyên tự nhiên chưa đầy đủ, tài nguyên văn hóa
bỏ sót, môi trường đầu tư đề cập chưa đầy đủ). Ngoài ra, các nghiên cứu này nhìn
chung không có sự thống nhất khoa học về các nhân tố tác động. Từ đây, dẫn đến việc

mỗi nghiên cứu là một nhóm các nhân tố tác động, không thống nhất. Nguyên nhân
chính của hiện tượng này là do các tác giả không dựa trên căn nguyên gốc là động cơ
đầu tư. Động cơ đầu tư này bao gồm tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm
kiếm sự hiệu quả, tìm kiếm tài sản chiến lược (Dunning, 1988) như vậy sẽ khoa học và
ít bỏ sót nhân tố hơn. Hơn nữa, các nghiên cứu tại Việt Nam đa phần tập trung cho lĩnh
vực công nghiệp nên hầu hết các tác giả không đề cập đến yếu tố lợi thế tài nguyên du
lịch; yếu tố môi trường đầu tư đa phần đề cập đến ưu đãi và chính sách thu hút đầu tư
là chưa đầy đủ như chỉ số PCI đã chỉ rõ.
Bốn là, các nghiên cứu các nghiên cứu ở nước ngoài về thu thút vốn đầu tư vào
lĩnh vực khách sạn, khu giải trí hầu hết đều chỉ ra nhân tố thị trường du lịch tiềm năng
là yếu tố quan trọng nhất (quy mô, tốc độ tăng trưởng thị trường...), ngoài ra các yếu tố


3
ảnh hưởng khác như: luật pháp và các quy định, các sự kiện lớn thu hút khách, chi phí
lao động, vị trí đặt khách sạn, chi phí vận chuyển, văn hóa xã hội địa phương, cơ sở
hạ tầng, quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ tội phạm, tài nguyên tự nhiên, động
thực vật... (UNTAD, 2007; Yang và Fik, 2011; Ussi và Wei, 2011; Zhang và cộng
sự, 2012; Adam và Amuquandoh, 2013; Assaf và cộng sự, 2015; Falk, 2016;
Tomohara, 2016; Puciato và cộng sự, 2017). Các nghiên cứu trên đa phần chỉ ra
nhân tố thị trường du lịch tiềm năng là quan trọng, kế đến các nhân tố lợi thế chi
phí, cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật, sự bất ổn chính trị, xã hội. Ngoài ra các
nghiên cứu này có đề cập đến nhân tố tìm kiếm tài nguyên du lịch, tuy nhiên đa
phần là tài nguyên tự nhiên được thể hiện qua việc tìm kiếm vị trí đặt khách sạn có
vị trí đẹp, khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp thu hút khách. Nhân tố tài nguyên văn
hóa gần như các tác giả ít đề cập mà chủ yếu đề cập đến 1 nhân tố trong tài nguyên
văn hóa đó là các sự kiện lớn thu hút khách là có ảnh hưởng đến quyết định của nhà
đầu tư. Bên cạnh đó, nhân tố môi trường đầu tư thì mỗi tác giả đề cập một khía
cạnh chứ chưa có tác giả nào đề cập đầy đủ hết các khía cạnh đo lường nhân tố môi
trường đầu tư như chỉ số PCI.

Năm là, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu về mối quan hệ giữa
tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút khách du lịch mà hầu như ít có nghiên
cứu nào nghiên cứu về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư về lĩnh
vực du lịch.
Tựu trung lại, về nghiên cứu cơ sở lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế (Greenhut,
1952) phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư là lợi thế thị trường,
lợi thế chi phí, môi trường đầu tư là những nhân tố ảnh hưởng chính. Lý thuyết động
cơ đầu tư (Dunning, 1988) chỉ ra 3 nhóm động cơ đầu tư chính đó là tìm kiếm thị
trường, tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm sự hiệu quả. Từ các lý thuyết này đã chỉ ra được
các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn điểm đến thu hút vốn đầu tư gồm: nhân tố tìm kiếm
thị trường, tìm kiếm tài nguyên du lịch, tìm kiếm sự hiệu quả gồm: lợi thế chi phí, lợi
thế cơ sở hạ tầng và nhân tố thể chế. Dựa trên nhóm nhân tố do cơ sở lý thuyết chỉ ra
thì tác giả thấy rằng các nghiên cứu thực nghiệm hầu hết đều ít đề cập đến nhân tố tài
nguyên văn hóa hoặc có đề cập nhưng chưa đầy đủ. Ngoài ra, nhân tố môi trường đầu
tư gần như các nghiên cứu cũng đề cập chưa đầy đủ. Hơn nữa, các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây không chia các nhân tố ảnh hưởng theo động cơ đầu tư cho nên các
nhân tố của mỗi nghiên cứu lại có yếu tố này nhưng nghiên cứu khác lại có nhân tố
khác hoặc tên gọi khác nên không thống nhất trong nghiên cứu.


4
Vì các lý do chính ở trên, việc có một nghiên cứu xác định đầy đủ các nhân tố tác
động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút đầu tư du lịch là một hoạt động
hết sức cần thiết và quan trọng. Đây cũng chính là cơ sở để tác giả định hướng lựa
chọn đề tài cho nghiên cứu của mình.
1.2.2 Về mặt thực tiễn
Từ góc độ thực tiễn, việc thu hút đầu tư du lịch tại các vùng du lịch ở Việt Nam
đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết để phát triển du lịch Việt Nam theo định
hướng bền vững như sau:
Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó chính phủ xác định nguồn vốn
ngân sách đầu tư vào lĩnh vực du lịch chiếm tỷ trọng khoảng 8% đến 10% (bao gồm
vốn ODA), còn lại nguồn vốn đóng vai trò chính cho sự phát triển của du lịch địa
phương đó là nguồn vốn tư nhân (bao gồm cả vốn FDI). Điều này góp phần khẳng
định Đảng và Nhà nước xác định sự phát triển của một đất nước nói chung, của một
địa phương nói riêng dựa vào nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân. Điều này cũng chỉ ra
rằng, một địa phương muốn phát triển thì cần phải thu hút được nhiều nguốn vốn đầu
tư từ khu vực tư nhân. Chính vì vậy, muốn phát triển du lịch tại ở địa phương thì chính
quyền địa phương phải xác định được các nhân tố chính có ảnh hưởng, thu hút các nhà
đầu tư thuộc khu vực tư nhân này là gì. Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra cho các nhà
nghiên cứu cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Thứ hai, Vùng Bắc Trung Bộ và Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đều có các tỉnh
tiếp giáp với biển thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng... Tuy
nhiên, vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh do tiếp giáp khí hậu lạnh của Bắc Bộ
nhưng ngắn ngày, nhiệt độ trong năm thường cao, hứng chịu rất nhiều cơn bão trong
năm. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp phía nam nên khí hậu ấm áp hơn, thuận
lợi phát triển du lịch biển. Đây là vùng đất hội nhập của 4 nền văn hóa Chăm Pa,Việt
Nam, Trung Quốc và Ấn Độ với các phong tục, tập quán, văn hóa và nhiều di tích kiến
trúc cổ vô cùng phong phú rất thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa lịch sử, du lịch
tâm linh. Chính sự khác biệt này với vùng Bắc Trung Bộ đã tạo nên một nét phát triển
du lịch rất riêng của vùng đất này, đó là phát triển du lịch biển đảo gắn với văn hóa lịch
sử, tâm linh.
Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển như vậy nhưng vùng đất này có sự
phát triển du lịch không tương xứng với tiềm năng của vùng. Đồng thời, giữa các tỉnh
của vùng này cũng có sự phát triển không đồng đều. Cụ thể, Vùng đất Duyên hải Nam


5
Trung Bộ bắt đầu từ phía nam là thành phố du lịch biển đảo, Bình Thuận với cái nắng,
gió đặc trưng và bãi cát vàng có độ dốc thoải thích hợp cho phát triển du lịch trượt cát.

Hướng về phía bắc, kết thúc vùng đất trù phú này là thành phố Đà Nẵng rất phát triển
du lịch biển, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng... Mỗi tỉnh trên vùng đất này đều có
bờ biển kéo dài, rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng. Bình Thuận có
Mũi Né từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước; Ninh Thuận có bãi biển Cà Ná, Ninh
Chữ; Khánh Hòa rất nổi tiếng về du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng như Vinpearl Land, đảo
Bình Ba, Bình Tiên, Hòn Mun, Hòn Tằm; Phú Yên có rất nhiều bãi biển đẹp chưa
được đầu tư khai thác như Mũi Điện, Bãi Môn, Gành đá đĩa..; cũng như Phú Yên vùng
đất Bình Định rất nổi tiếng với các bãi biển, hòn đảo chưa được nhà đầu tư khai thác
như: Bãi tắm hoàng hậu, Biển Trung Lương ở Phù Cát, đảo Hòn Đất, Hòn Sẹo, Hòn
Khô, Cù Lao Xanh, Kỳ Co như Vịnh Hạ Long thu nhỏ...; Tỉnh Quảng Ngãi có biển
Dung Quốc, Mỹ Khê, Sa Huỳnh...; Quảng Nam có bãi biển Quảng Nam, An Bàng,
Cửa Đại...; Đà Nẵng có biển Tiên Sa, Mỹ Khê, Sơn Trà;… từ lâu đã được du khách
trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên, có sự phát triển không tương đồng về thu hút
du khách và thu hút vốn đầu tư du lịch giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ. Những điểm du lịch tại Bình Thuận, Nha Trang, Quảng Nam, Đà
Nẵng đã trở thành thương hiệu có tiếng trong nước và quốc tế, thu hút rất nhiều du
khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước. Đối với các tỉnh còn lại
như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi mặc dù tiềm năng về du lịch
không thua kém các tỉnh khác ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ song vẫn chưa thể thu
hút được nhiều du khách và vốn đầu tư du lịch so với các tỉnh cùng khu vực. Vậy đâu
là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch. Từ
đây, thực tiễn đặt ra vấn đề cho các nhà nghiên cứu: (1) Đâu là các nhân tố chính có
ảnh hưởng, thu hút các nhà đầu tư du lịch tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ; (2)
Nhân tố nào là quan trọng nhất, có tính quyết định nhất trong việc lựa chọn địa phương
của nhà đầu tư? Từ vấn đề thực tiễn này, đặt ra hướng nghiên cứu cho các nhà nghiên
cứu nói chung và cho chính tác giả nói riêng trong việc định hướng nghiên cứu của
mình trong tương lai.
Thứ ba, các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ này thực sự chưa có 1
nghiên cứu thực nghiệm nào cụ thể cho vấn đề du lịch, cho nên các địa phương này
gần như việc thu hút vốn đầu tư cứ chăm chăm cải thiện chỉ số PCI. Bản thân các

nhà lãnh đạo cứ quá chú trọng chỉ số này mà không biết nhân tố nào là quan trọng
nhất trong thu hút vốn đầu tư du lịch. Tác giả có thể minh chứng điều này qua
thống kê sau:


6
Bảng 1.1: Thống kê lượng vốn đầu tư lũy kế đến năm 2017
Tỉnh

Số lượng dự án

Vốn lũy kế đến 2017 (triệu USD)

PCI 2017

Đà Nẵng

526

4.675,3

70,11

Quảng Nam

170

5.816,3

65,41


Quảng Ngãi

46

1.449,6

63,16

Bình Định

73

671,8

64,08

Phú Yên

44

4.969,0

60,59

Khánh Hòa

99

4.175,1


63,36

Ninh Thuận

40

1.302,5

61,6

Bình Thuận

136

3.566,8

63,34

Nguồn: Tổng hợp số liệu tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng chỉ số PCI của Đà Nẵng là tốt nhất
tuy nhiên lượng vốn đầu tư của Quảng Nam mới là lớn nhất trong vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ này. Bình Định có chỉ số PCI gần tương đương Quảng Nam và cao hơn
cả Bình Thuận và Khánh Hòa vậy mà lượng vốn thu hút đầu tư là thấp nhất Vùng. Vậy
vấn đề đặt ra trong thực tiễn ở đây là chỉ số PCI có tác động đến quyết định của nhà
đầu tư hày không? Mức độ tác động như thế nào?. Đây cũng chính là vấn đề cần đặt ra
cho các nhà nghiên cứu trong tương lai.
Xuất phát từ những hạn chế ở các nghiên cứu thực nghiệm và vấn đề thực tiễn
đặt ra ở trên, cùng với tâm huyết nghiên cứu về vấn đề này đã lâu, cho nên tác giả
quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của

điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” làm
đề tài cho luận án của tác giả.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là xác định các nhân tố và phát hiện thành phần mới
trong các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến để thu hút các nhà đầu tư du
lịch. Với các mục tiêu cụ thể là:
Thứ nhất, luận án này góp phần chỉ ra lý thuyết cơ sở cho việc xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn điểm đến. Xác định cơ sở lý thuyết để xác định rõ mối
quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến và ý định đầu tư du lịch của nhà đầu tư


7
Thứ hai, luận án này chỉ ra các nhân tố quan trọng góp phần tạo nên tính hấp dẫn
của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch. Trên cơ sở đó, tác giả lượng hóa
được mức độ tác động của các nhân tố; lượng hóa được mức độ hấp dẫn của mỗi tỉnh
thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trong việc thu hút vốn đầu tư.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cưu cả định tính và định lượng để chỉ ra phần
mới trong các nhân tố, có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư du lịch, phù hợp với
đặc thù và bối cảnh ở Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập và lượng
hóa nó.
Thứ tư, xác định được mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của điểm đến và ý định đầu
tư du lịch. Hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn trong
việc thu hút đầu tư.
Thứ năm, luận án sẽ xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của điểm
đến du lịch ở mỗi tỉnh thành. Từ đó, chính quyền địa phương có thể nhìn vào đó xác
định được các điểm yếu, điểm mạnh về thu hút vốn đầu tư du lịch. Về phía nhà đầu tư,
họ có thể nhìn vào đó để so sánh, đánh giá giữa các tỉnh, từ đó có quyết định lựa chọn
địa điểm đầu tư hiệu quả hơn.


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu
hút vốn đầu tư du lịch thuộc vùng du lịch cụ thể và mối quan hệ giữa tính hấp dẫn
điểm đến tác động đến ý định đầu tư du lịch.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi không gian và thời gian
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu đo lường các nhân tố tác động đến tính hấp
dẫn của điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư du lịch thuộc khu vực tư nhân ở
các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với dữ liệu khảo sát được thực hiện
đối với các nhà đầu tư từ tháng 3 năm 2017 đến 3 năm 2019.
1.4.2.2 Phạm vi nội dung
Nội dung của luận án tập trung xác định vốn đầu tư về lĩnh vực du lịch một cách
rõ ràng trong ngành. Cụ thể, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nguồn vốn đầu tư vào
lĩnh vực khách sạn, resort, khu du lịch có tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Để tìm ra được


8
các nhân tố ảnh hưởng một cách rõ ràng, khách quan nên tác giả chỉ nghiên cứu nguồn
vốn thuộc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn tư nhân ở trong nước. Vì
nguồn vốn viện trợ như ODA, các khoản vay nợ, kiều hối... rất ít đầu tư vào du lịch, và
các nguồn vốn này chủ yếu mang tính chất tài trợ, hỗ trợ cho quốc gia hoặc địa
phương, hoặc có thể mang tính chất chính trị… cho nên tính khách quan trong việc thu
hút vốn đầu tư du lịch không mang tính rõ ràng. Chính vì điều này, tác giả xin phép
được bỏ qua không xem xét, đánh giá; không thu thập thông tin, dữ liệu về nguồn vốn
này. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của nhà nước tác giả cũng không thu thập và
nghiên cứu vì nguồn vốn này đa số tập trung đầu tư phục vụ cho cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ hỗ trợ ở địa phương. Vì thế, tính hiệu quả và khách quan của nguồn vốn nhà

nước là không rõ ràng.

1.4.3 Đối tượng khảo sát
Đối với nghiên cứu định tính: nghiên cứu tập trung phỏng vấn các chuyên gia
trong lĩnh vực du lịch; các chuyên gia về đầu tư du lịch; các nhà đầu tư, các nhà quản
lý các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch tại các tỉnh thuộc 8 tỉnh Duyên hải Nam
Trung Bộ.
Đối với nghiên cứu định lượng: nghiên cứu tập trung khảo sát các nhà đầu tư, các
nhà quản lý của các khách sạn, resort, khu du lịch có quy mô từ 3 sao trở lên thuộc khu
vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố tác động đến tính
hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch; xác
định mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến du lịch và ý định đầu tư du lịch. Từ kết
quả có được, tác giả cố gắng xây dựng bộ tiêu chí ước tính mức độ hấp dẫn đầu tư cho
mỗi tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cho cả nước nói chung. Để
giải quyết vấn đề này, nghiên cứu tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau:
1. Những nhân tố nào tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc
thu hút vốn đầu tư du lịch? Môi trường đầu tư có tác động đến tính hấp dẫn
điểm đến đầu tư hay không?
2. Mối quan hệ giữa những nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến với ý định
đầu tư của nhà đầu tư du lịch? Và cụ thể là ứng với trường hợp của vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ thì kết quả như thế nào?


9
3. Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hấp dẫn của điểm đến là như thế nào?
Và mức độ tác động của tính hấp dẫn của điểm đến đối với ý định đầu tư là như
thế nào?


1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài này gồm phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này được thực hiện gồm
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

1.6.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ.

1.6.1.1 Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện qua 4 công đoạn cơ bản như sau:
Công đoạn 1: Nghiên cứu khám phá
Tác giả gửi đến nhà quản lý, nhà đầu tư bằng các phiếu khảo sát gồm các câu hỏi
mở phi cấu trúc để khảo sát các nhà quản lý và chủ sở hữu thuộc khu vực Duyên hải
Nam Trung Bộ (bao gồm chủ sở hữu, nhà quản lý khách sạn, resort, khu du lịch từ 3
sao trở lên).
Công đoạn 2: Phỏng vấn sâu
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư
du lịch. Các chuyên gia là đại diện cho sở kế hoạch đầu tư và đại diện cho trung tâm
xúc tiến đầu tư du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, tác giả còn
phỏng vấn sâu các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch thuộc các viện và
trường đại học trong nước. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các nhà đầu
tư lớn về du lịch trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Việc phỏng vấn sâu các
chuyên gia và các nhà đầu tư nhằm khai thác thêm các nhân tố mới, các biến đo lường
mới chưa được khám phá hết ở công đoạn 1.
Công đoạn 3: Thảo luận nhóm
Tác giả tiến thảo luận nhóm với các chuyên gia và nhà đầu tư. Họ là những
chuyên gia, những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực du
lịch và thu hút vốn đầu tư trong du lịch nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Công đoạn 4: Khảo sát thử nghiệm

Tác giả tiến hành khảo sát thử nghiệm bằng bảng câu hỏi khảo sát sau khi đã hiệu
chỉnh và bổ sung từ 3 công đoạn trên. Phiếu khảo sát này được gửi đến cho các nhà


10
quản lý, chủ đầu tư các khách sạn, resort, khu du lịch từ 3 sao trở lên thuộc khu vực
Duyên hải Nam Trung Bộ. Với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, các nhà đầu tư, các nhà
quản lý được khuyến khích chỉnh sửa, góp ý cho bất kỳ câu hỏi nào họ cảm thấy khó hiểu,
mơ hồ, dễ hiểu nhầm sang ý khác...; ngoài ra họ còn được khuyến khích thêm vào các câu
hỏi mà theo họ nó có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư đối với họ. Công đoạn này nhằm
chỉnh sửa bản câu hỏi khảo sát thử nghiệm trước khi đưa ra khảo sát thực.

1.6.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Trên cơ sở nghiên mô mình nghiên cứu và lý thuyết nền, kết hợp với nghiên cứu
định tính, tác giả đã hoàn thiện các biến quan sát, đo lường các nhân tố. Từ đó hình
thành nên bảng câu hỏi sơ bộ để phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Trước tiên tác giả tiến hành kiểm tra độ tin cậy và giá trị của thang đo qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Sau đó, tác giả tiến hành bước tiếp theo là phân tích nhân tố khám
phá EFA (Exploratory Factor Analysis), bước này giúp chúng ta đánh giá: giá trị hội
tụ, giá trị phân biệt và giá trị nội dung của thang đo. Đây chính là 2 bước quan trọng
và cần thiết trước khi chúng ta tiến hành phân tích CFA, kiểm định các giả thuyết và lý
thuyết khoa học, đồng thời là bước cơ bản trước khi sử dụng thang đo này cho nghiên
cứu định lượng chính thức (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016).

1.6.2 Nghiên cứu định lượng chính thức
Với nghiên cứu định lượng chính thức tác giả tiến hành điều tra khảo sát thu
thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi khảo sát các nhà đầu tư. Khoảng 500 phiếu khảo
sát sẽ được gửi đến nhà đầu tư về khách sạn và các điểm tham quan giải trí du lịch.
Công cụ phân tích dữ liệu: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22 để xử lý các dữ
liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi khảo sát các nhà đầu tư du lịch.

Phương pháp phân tích:
1. Tiến hành kiểm định thang đo nghiên cứu bằng hệ số Cronbach’s alpha
2. Tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích EFA
3. Tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích CFA
4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
5. Phân tích đa cấu trúc kiểm định sự khác biệt

1.7 Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại những đóng góp mới cho khoa học và thực
tiễn như sau.


11

1.7.1 Những đóng góp về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu
Một là, luận án góp phần sắp xếp và hệ thống hóa lý thuyết riêng, đặc thù cho
tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư du lịch. Phần lớn các
nghiên cứu trên thế giới chỉ đề cập đến là các nhân tố thu hút vốn đầu tư du lịch, có rất
ít nghiên cứu đề cập đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút đầu tư du lịch.
Hầu như, các nghiên cứu trước đây nghiên cứu cho lĩnh vực thu hút đầu tư thường sử
dụng lý thuyết chiết trung của Dunning, lý thuyết thể chế, lý thuyết lợi thế độc quyền,
lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế... Hầu hết các nghiên cứu dựa vào các lý thuyết
trên, đều mắc phải một nhược điểm đó là chưa phân nhóm nhân tố tác động theo động
cơ đầu tư. Từ đó, nảy sinh ra vấn đề là mỗi nghiên cứu phân loại các nhóm nhân tố tác
động có sự khác nhau. Chính vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng lý
thuyết động cơ đầu tư, nhằm phân nhóm các nhân tố ảnh hưởng một cách khoa học mà
hầu hết các nghiên cứu trước đây ít đề cập. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thêm lý
thuyết hành vi dự định để chỉ ra được mối quan hệ giữa thái độ của nhà đầu tư về tính
hấp dẫn điểm đến đối với ý định đầu tư, mà các nghiên cứu trước hầu hết chưa đề cập
cho lĩnh vực này.

Hai là, tác giả đã phát hiện ra được nhân tố mới có ảnh hưởng đến tính hấp dẫn
của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch đó là nhân tố “Môi
trường đầu tư”. Nhân tố này được hoàn thiện và bổ sung đầy đủ hơn cho các nghiên
cứu trước đây dựa trên chỉ số PCI. Tác giả đã bổ sung thêm 4 biến đo lường cho nhân
tố “môi trường đầu tư” mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập hoặc chỉ mới dừng
lại ở nghiên cứu định tính đó là: (1) chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh
chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng; (2) chính quyền địa phương năng
động và linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính... nhằm tạo điều
kiện cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể; (3) Chi phí thời gian để thực hiện các quy
định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra...); (4) Chi phí gia nhập
thị trường thấp.
Ba là, trong các nghiên cứu trước đó, hầu hết các tác giả nghiên cứu chưa đầy đủ
về “nhân tố tài nguyên du lịch”. Theo đó, ảnh hưởng của nhân tố này chủ yếu được
nghiên cứu từ góc độ “tài nguyên du lịch tự nhiên” mà không tính đến ảnh hưởng của
“tài nguyên du lịch văn hóa”. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung, phân
tích ảnh hưởng của tài nguyên du lịch văn hóa trong nhóm nhân tố “tài nguyên du
lịch” vì “tài nguyên du lịch” gồm có: “tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
văn hóa”. Trên cơ sở này tác giả đã bổ sung và hoàn thiện hơn các biến đo lường cho
nhân tố “tài nguyên du lịch”. Có 2 biến đo lường được bổ sung thêm cho nhân tố này


12
đó là: (1) địa phương có khí hậu mát mẻ, thích hợp cho phát triển du lịch; (2) địa
phương có nhiều hoạt động giải trí dựa trên các tài nguyên du lịch văn hóa thu hút
khách. Cả 2 biến đo lường này đều được kết quả nghiên cứu chứng minh là có ảnh
hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến và hình thành nên một mô hình mới mang tính
đầy đủ hơn.
Bốn là, luận án của tác giả có thể là cơ sở, là căn cứ để đo lường tính hấp dẫn của
điểm đến trong việc thu hút vốn các nhà đầu tư du lịch, cho khu vực Duyên hải Nam
Trung Bộ nói riêng và cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước nói chung. Nó sẽ là một

phần đóng góp giống như việc đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở mỗi tỉnh
thành Việt Nam.
Năm là, các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư cho ngành công
nghiệp nói chung và cho ngành du lịch nói riêng, tất cả chỉ dừng lại ở việc xác định
các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư.
Nghiên cứu của tác giả đã tiến thêm một bước mới hơn, tiến bộ hơn đó là chỉ rõ tác
động của tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư tới ý định đầu tư.
Sáu là, luận án này sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng. Với phương pháp nghiên cứu định lượng SEM, đã góp phần khẳng định
kết quả mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến du lịch với ý định đầu tư, với độ tin
cậy cao. Đây là mối quan hệ chưa được thực hiện nghiên cứu và kiểm định ở các
nghiên cứu trước đây.

1.7.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án giúp quản lý nhà nước về du lịch mỗi địa phương sẽ hiểu rõ
hơn các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn họ thật sự cần và mong muốn địa phương
cung cấp và tạo điều kiện cho họ những gì. Từ đó, địa phương sẽ có những chính sách
về môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách đào tạo lao động, chính sách về tài
nguyên du lịch phù hợp với nhu cầu và mong muốn của nhà đầu tư. Qua đó hoạt động
thu hút đầu tư của địa phương sẽ hiệu quả hơn.
Thứ hai, luận án có đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn điểm đến
của mỗi địa phương qua các năm (tương tự như cách tính chỉ số PCI). Từ đó, giúp cho
các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin đầy đủ hơn và có cơ sở hơn trong việc so
sánh, đánh giá và lựa chọn đầu tư giữa các tỉnh thành. Ngoài ra, bộ chỉ tiêu xác
định điểm số về tính hấp dẫn của điểm đến này giúp cho chính quyền mỗi địa
phương có cái nhìn thực tế về mức độ hấp dẫn của mỗi địa phương qua góc nhìn
của doanh nghiệp sẽ chính xác hơn. Từ đó, chính quyền địa phương sẽ biết chính



×