Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả sử dụng Chela-Ferr® hỗ trợ điều trị thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ tuổi thai 26-28 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.63 KB, 6 trang )

SẢN KHOA – SƠ SINH

ĐỖ QUAN HÀ, ĐINH BÍCH THỦY, NGUYỄN THÙY TRANG

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHELA-FERR®
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT
Ở THAI PHỤ TUỔI THAI 26-28 TUẦN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2016
Đỗ Quan Hà, Đinh Bích Thủy, Nguyễn Thùy Trang
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Từ khóa: thiếu máu, thiếu sắt,
phụ nữ mang thai, Chela-Ferr®.
Keywords: anemia, iron
deficiency, pregnant women,
Chela-Ferr®.

Tóm tắt

Mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt; và 2) Đánh giá hiệu quả
của viên uống Chela-Ferr® trong hỗ trợ điều trị thiếu máu thiếu sắt ở thai
phụ tuổi thai 26-28 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2016.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 628 thai
phụ tuổi thai 26-28 tuần và nghiên cứu can thiệp tiến cứu trong 20
trường hợp thiếu máu thiếu sắt sử dụng Chela-Ferr® trong 1 tháng.
Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 11,6%; không có sự
khác biệt theo nhóm tuổi hoặc số con đã sinh; Tỷ lệ thiếu sắt là 67,3%,
thiếu sắt ở mức độ nặng là 24,5% và 42,8% dự trữ sắt giảm; Hemoglobin
tăng trung bình 0,76 g/dL (p<0,005); Ferritin huyết thanh tăng trung bình
4,75 µg/L (p<0,05). Tỷ lệ, tình trạng thiếu máu và các triệu chứng giảm
đáng kể: 90% phụ nữ thiếu máu thiếu sắt đã hết hẳn thiếu máu hoặc cải


thiện rõ; trong số đó 100% thiếu máu thể nhẹ đã hết hoàn toàn.
Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu là 11,6%; trong số thiếu máu, thiếu sắt ở
mức độ nặng là 24,5% và dự trữ sắt giảm là 42,8%. Hemoglobin và
Ferritin huyết thanh huyết thanh cải thiện rõ rệt. Tình trạng thiếu máu
và các triệu chứng giảm đáng kể.
Từ khóa: thiếu máu, thiếu sắt, phụ nữ mang thai, Chela-Ferr®.

Tập 15, số 02
Tháng 05-2017

Abstract

18

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Đỗ Quan Hà,
email:
Ngày nhận bài (received): 01/03/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
15/03/2017
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 28/04/2017

EFFECTIVENESS OF CHELA-FERR® IN SUPPORT FOR
TREATMENT OF IRON DEFICIENCY ANEMIA AMONG
PREGNANT WOMEN WITH GESTATIONAL AGE OF 26-28
WEEKS AT THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS
AND GYNECOLOGY 2016
Objectives: (To determine the prevalence of anemia and iron
deficiency among pregnant women; and 2) To evaluate the effectiveness

of Chela-Ferr® in supporting treatment of iron deficiency anemia in
pregnant women with gestational age of 26-28 weeks at the National
Hospital of Obstetrics and Gynecology in 2016.


1. Đặt vấn đề

thời gian gần đây và chưa có nghiên cứu nào trong
nước đánh giá việc sử dụng Chela – Ferr®.
Báo cáo này có các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu
sắt ở thai phụ tuổi thai 26-28 tuần tại Khoa Khám
bệnh theo Yêu cầu - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
năm 2016.
2. Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của viên
uống Chela – Ferr® trong hỗ trợ điều trị thiếu máu
thiếu sắt ở thai phụ tuổi thai 26-28 tuần

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2016
đến hết tháng 11/2016 tại Khoa Khám bệnh theo
yêu cầu, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Thai phụ tuổi thai 26-28 tuần.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Mục tiêu 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, có

so sánh trước-sau.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.1. Mục tiêu 1

Tập 15, số 02
Tháng 05-2017

Một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ mang thai
(PNMT) là tình trạng thiếu máu dinh dưỡng, trong
đó thường gặp nhất là thiếu máu thiếu sắt. Theo
Tổ chức Y tế thế giới năm 2012, có khoảng 41,8%
PNMT trên thế giới bị thiếu máu, một nửa trong số
đó là thiếu máu do thiếu sắt [1].
Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt có thể gây
nhiều hậu quả đối với PNMT, thai và trẻ sau sinh.
Thiếu máu làm tăng tỷ lệ các biến chứng trong thai
nghén, tăng tỷ lệ đẻ khó, mổ lấy thai và các biến cố
sau đẻ. Thiếu máu thiếu sắt khi có thai làm tăng tỷ
lệ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu và giảm cân nặng
khi sinh cũng như gây ảnh hưởng đến sự phát triển
trí tuệ và vận động, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ
lệ tử vong của trẻ [2-4].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ
thiếu máu ở PNMT dao động khoảng 12,8% đến
54,4% tùy thuộc vùng miền hoặc giai đoạn trong
thai kỳ [5-7]. Bệnh viện Phụ Sản Trung ương đã
quản lý thai cùng với sàng lọc thiếu máu và thiếu
máu thiếu sắt từ nhiều năm nhưng trong những năm
gần đây không có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Viên uống Chela – Ferr® có chứa sắt và axit

folic mới được đưa vào sử dụng ở Việt Nam trong

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 15(02), 18 - 23, 2017

Subjects and Method: Cross sectional study among 628 pregnant women with gestational age of
26-28 weeks and prospective interventional study among 20 pregnant women with iron deficiency
anemia using Chela-Ferr® for 1 month.
Results: The prevalence of anemia among pregnant women was 11.6%; with no difference by age
groups of parity; The ratio of iron deficiency was 67.3%, severe deficiency accounted for 24.5% and
42.8% decreased iron reserve; Average increase of Hemoglobin was 0.76 g/dL (p<0,005), of serum
Ferritin 4.75 µg/L (p<0,05). The percentage, level of anemia and symptoms declined significantly:
90% women with iron deficiency anemia no longer had anemia or improved; among them 100% of
those have mild anemia fully recovered.
Conclusion: The prevalence of anemia was 11.6%; among those with anemia, severe deficiency
accounted for 24.5% and 42.8% decreased iron reserve. Hemoglobin and serum Ferritin improved
significantly. The situation of anemia and symptoms clearly improved.
Keywords: anemia, iron deficiency, pregnant women, Chela-Ferr®.

19


SẢN KHOA – SƠ SINH

ĐỖ QUAN HÀ, ĐINH BÍCH THỦY, NGUYỄN THÙY TRANG

Tiêu chuẩn lựa chọn:
Toàn bộ những thai phụ tuổi thai 26-28 tuần
đến khám và quản lý thai tại Khoa Khám bệnh theo
yêu cầu Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng
8-11/2016.

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu
cắt ngang xác định một tỷ lệ [8]:
n=


( Z1−∝/ 2 ) 2 . p.q
d2

n = Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu
α = Lực của mẫu, với α = 0,05 thì hệ số Z1-α/2 =1,96
p = tỷ lệ thiếu máu ở PNMT, lấy bằng 29,4%
(hay 0,294) theo nghiên cứu của Phạm Vân Thúy và
cộng sự (2014) tại Thái Bình [2]. q = 1-p = 0,706
d = Sai số mong đợi, chọn d = 5% hay 0,05
Cỡ mẫu tối thiểu n = 319, làm tròn là 320 thai phụ.
Chọn mẫu toàn bộ theo phương pháp lấy mẫu
liên tiếp những thai phụ đủ điều kiện tham gia. Thực
tế nghiên cứu do thu nhận khá nhanh nên đến hết
tháng 11/2016, chúng tôi đã thu nhận được 628
thai phụ đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu.
2.4.2. Mục tiêu 2
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Toàn bộ những thai phụ tuổi thai 26-28 tuần
được chẩn đoán thiếu máu thể nhẹ đến vừa do
thiếu sắt.
- Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu và
cam kết khám lại sau 1 tháng.

Tập 15, số 02
Tháng 05-2017


Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu sử dụng trong nghiên cứu [9]
Thiếu máu, Hb (g/dL)
Đối tượng
Thiếu máu Thiếu máu nhẹ Thiếu máu vừa Thiếu máu nặng
Phụ nữ có thai
<11,0
10,0-10,9
7,0-9,9
<7,0

20

Thiếu sắt trong nghiên cứu này được định nghĩa
là xét nghiệm có hàm lượng Ferritin huyết thanh
dưới 30,0 µg/L (giảm dự trữ sắt).
Tiêu chuẩn loại trừ.
- Đang có bệnh nhiễm trùng cấp, bệnh mạn tính.
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần
của thuốc.
- Thiếu máu nặng.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ.
Thực tế sàng lọc 628 thai phụ đã phát hiện 73
trường hợp thiếu máu thể nhẹ đến vừa. Tuy nhiên,
trong số đó chỉ có 49 trường hợp được chỉ định làm
xét nghiệm Ferritin. Những trường hợp thiếu máu
có thiếu sắt đều được mời tham gia nghiên cứu

nhưng chỉ có 20 trường hợp đồng ý tham gia và
cam kết đến khám, xét nghiệm lại.

Thuốc sử dụng trong nghiên cứu:
Viên uống Chela-Ferr® có chứa Ferrochel®, là
một dạng sắt hữu cơ, một chiết xuất amino axit –
sắt bisglycinate (II), với khả dụng sinh học tương tự
như sắt heme. Mỗi viên Chela – Ferr® chứa 28mg
sắt dạng Ferrochel®. Liều dùng 1-2 viên Chela –
Ferr® mỗi ngày để điều trị thiếu máu thiếu sắt ở
PNMT là phù hợp với khuyến cáo của WHO [1].
Thai phụ được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt
đồng ý tham gia nghiên cứu được cấp 2 hộp (60
viên) ChelaFerr® để sử dụng và được hẹn khám lại
sau 1 tháng để làm lại xét nghiệm và phỏng vấn.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Đạo đức
trong Nghiên cứu Y sinh học, Bệnh viện Phụ Sản
Trung ương phê duyệt trước khi thực hiện. Nghiên
cứu không thay đổi quy trình chăm sóc thai nghén
thường quy tại Bệnh viện, kể cả đối với những thai
phụ từ chối tham gia. Mọi ĐTNC đều được giải
thích, tư vấn đầy đủ và tự nguyện đồng ý tham gia.
Thông tin cá nhân được giữ bí mật, chỉ công bố kết
quả tổng hợp.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Một số đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 2. Phân bố nhóm tuổi
Nhóm tuổi
< 20 tuổi

20 – 24 tuổi
25 – 29 tuổi
30 – 34 tuổi
35 – 39 tuổi
≥ 40 tuổi
Tổng

Số lượng (N)
4
56
245
201
93
29
628

Tỷ lệ (%)
0,6
8,9
39,0
32,0
14,8
4,7
100

Tuổi trung bình của ĐTNC là 30,19 ± 5,02; ít
nhất là 18, lớn nhất là 49.
ĐTNC chưa sinh lần nào chiếm tỷ lệ cao nhất
48,9%, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên chiếm 14%. Số
thai phụ đã phá thai 1-2 lần chiếm tỷ lệ 32,3%,

5,9% đã phá thai từ 3 lần trở lên.
3.2. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu
thiếu sắt
Trong 628 ĐTNC được sàng lọc, có 73 ca thiếu
máu, chiếm 11,6%. Trong số 73 trường hợp có 49


Biểu đồ 1. Tỷ lệ thiếu máu (n=628)

ca (67,1%) thiếu máu nhẹ và 24 (32,9%) thiếu máu
vừa, không có ca nào thiếu máu nặng. Không có sự
khác biệt về tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ theo nhóm
tuổi và số lần sinh. Trong số này chỉ có 49 trường
hợp được làm xét nghiệm Ferritin.

Mức tăng Ferritin huyết thanh trung bình của
các ĐTNC là 4,75 µg/L với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê rõ rệt (t-test ghép cặp một phía).

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 15(02), 18 - 23, 2017

Bảng 4. So sánh hàm lượng Ferritin huyết thanh trước và sau sử dụng thuốc
Ferritin huyết thanh (µg/L)
Giá trị p
Trước (trung bình)
Sau (trung bình) Mức tăng trung bình
22,80 ± 2,48
27,55 ± 2,15
4,75 ± 2,12
0,02


Biểu đồ 3. Số người mắc triệu chứng trước và sau sử dụng ChelaFerr®

Biểu đồ 2. Ferritin huyết tương trong nhóm thiếu máu (n=49)

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 67,3%, trong đó
24,5% thiếu sắt ở mức độ nặng; và 42,8% dự trữ
sắt giảm. Số thiếu máu có Ferritin bình thường
chiếm 32,7%.
3.3. Hiệu quả hỗ trợ điều trị thiếu máu
thiếu sắt
Tổng cộng có 20 người đồng ý tự nguyện tham
gia, cam kết khám lại sau 1 tháng và được thu
nhận vào nghiên cứu can thiệp. Họ được cấp 2 hộp
(60 viên) ChelaFerr® để sử dụng và được hẹn khám
lại sau 1 tháng. Tại lần khám lại, số viên trung bình
các ĐTNC đã sử dụng là 48 viên.
Bảng 3. So sánh hàm lượng Hemoglobin trước và sau can thiệp
Hemoglobin (g/dL)
Trước (trung bình)
Sau (trung bình) Mức tăng trung bình
10,49 ± 0,24
11,25 ± 0,30
0,76 ± 0,23

Giá trị p
0,003

4. Bàn luận


4.1. Một số đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu
Kết quả của chúng tôi cho thấy ĐTNC có độ
tuổi từ 25-29 chiếm tỷ lệ cao nhất (39,0%), sau đó
là nhóm tuổi từ 30-34 (32,0%); tương tự nghiên cứu
tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (2012-2013) với tỷ
lệ cao nhất ở nhóm 20-34 tuổi (89,4%) [5]. Cả 2
nghiên cứu đều thực hiện ở Hà Nội trong thời gian
gần đây nên có lẽ có sự tương đồng cao.
4.2. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu
thiếu sắt
Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thiếu máu
ở PNMT là 11,6%. So với một số nghiên cứu tại
nước ngoài, tỷ lệ thiếu máu ở PNMT trong nghiên
cứu này thấp hơn một số nước như Malaysia 34,6%
[10], Ấn độ 84,9% [11]. Sự khác biệt này cho thấy
thiếu máu ở PNMT ở Việt Nam tuy đã thấp hơn so
với các nước khác trong khu vực nhưng vẫn đang
là một vấn đề đáng quan tâm.
Bảng 5 so sánh kết quả của chúng tôi với tỷ lệ
thiếu máu ở PNMT trong các nghiên cứu trước đây
tại Việt Nam:
Có thể thấy một xu hướng chung là tỷ lệ thiếu
máu ở PNMT đã giảm dần qua các năm vừa qua,

Tập 15, số 02
Tháng 05-2017

Mức tăng hemoglobin trung bình của các ĐTNC
là 0,76 g/dL với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ

rệt (t-test ghép cặp một phía). Do có sự thay đổi như
vậy, tất cả các ĐTNC thiếu máu nhẹ được xét nghiệm
lại đều hết thiếu máu. Trong số 5 ĐTNC thiếu máu vừa
được cấp và sử dụng ChelaFerr® và xét nghiệm lại, 3
người chuyển sang thiếu máu mức độ nhẹ (60%- số
liệu không trình bày trong bảng). Như vậy, tỷ lệ thiếu
máu đã giảm khoảng 6 lần với 3 người sau can thiệp
còn thiếu máu nhưng đều ở mức độ nhẹ.

Các kết quả thu được số người có từng triệu
chứng (mệt mỏi/hoa mắt/ chóng mặt; hồi hộp/
đánh trống ngực/nhịp tim nhanh; táo bón và cảm
giác chán ăn) đều giảm sau khi được sử dụng thuốc.

21


Tập 15, số 02
Tháng 05-2017

SẢN KHOA – SƠ SINH

ĐỖ QUAN HÀ, ĐINH BÍCH THỦY, NGUYỄN THÙY TRANG

22

Bảng 5. Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT trong nghiên cứu của các tác giả
Tác giả
Năm NC
Địa điểm NC

Đặng Thị Hà [12]
2000
TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Viết Trung [13]
2002
Hà Nội
Nguyễn Xuân Ninh [14]
2006
Hà Nội
Võ Thị Thu Nguyệt [7]
2008
TP. Hồ Chí Minh
Phạm Vân Thúy và CS [2]
2014
Thái Bình
Nguyễn Quang Tùng [5]
2012-2013
Hà Nội
NC của chúng tôi
2016
Hà Nội

Tỷ lệ (%)
38,1
37,02
36,7
20,19
29,4
12,8
11,6


có lẽ do sự phát triển kinh tế xã hội giúp cho người
dân có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đặc
biệt là chăm sóc sức khỏe thai nghén.
Kết quả của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các
nghiên cứu khác nhưng khá tương đồng và chỉ hơi
thấp hơn so với của Nguyễn Quang Tùng (20122013) tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội [5]. Điều này
có thể giải thích được do hai nghiên cứu trong thời
gian khá gần nhau và trên cùng địa bàn Hà Nội.
Ngoài ra, đối tượng đến Khoa Khám bệnh theo
yêu cầu cũng có thể có điều kiện kinh tế và dinh
dưỡng tốt hơn so với mặt bằng chung.
Trong số 73 trường hợp thiếu máu có tới hai
phần ba (67,1%) là thiếu máu nhẹ, 32,9% thiếu
máu mức độ vừa, không có thiếu máu nặng; tương
tự của Võ Thị Thu Nguyệt với tỷ lệ thiếu máu nhẹ và
trung bình lần lượt là 62,3% và 37,7% [7].
Trong số 73 thai phụ thiếu máu, chỉ có 49 được
làm xét nghiệm Ferritin huyết thanh cho thấy xét
nghiệm này còn chưa được thực sự coi trọng. Trong
số đó, có 33 trường hợp được khẳng định là thiếu
máu thiếu sắt, chiếm tỷ lệ 67,3%, trong đó 24,5%
(SF<12µg/l) thiếu sắt ở mức độ nặng và 42,8% dự
trữ sắt giảm (SF=12-30µg/l).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của
Đặng Thị Hà (2000) cho thấy trong số thai phụ
thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 82,64% [12]
và Võ Thị Thu Nguyệt (2008) cho thấy tỷ lệ này là
85,25% [7]; đều cao hơn của chúng tôi.
Nguyễn Quang Tùng (2012-2013) cho kết quả

thiếu sắt nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
là 79,6% trong nhóm thiếu máu. Trong đó thiếu
sắt ở mức độ nặng 67,1%, dự trữ sắt giảm chiếm
12,5% [5].
Kết quả của chúng tôi có thấp hơn đôi chút so
với các tác giả trên, một phần có thể do đặc thù về
điều kiện kinh tế của ĐTNC. Tuy nhiên vẫn có thể
thấy thiếu máu ở Việt Nam vẫn chủ yếu là do thiếu
dinh dưỡng, trong đó thiếu sắt chiếm chủ yếu.

4.3. Hiệu quả của viên uống Chela – Ferr®
trong hỗ trợ điều trị thiếu máu thiếu sắt
Việc sử dụng viên uống Chela – Ferr® đã giúp
tăng đáng kể hàm lượng Hemoglobin ở những phụ
nữ thiếu máu thiếu sắt trong nghiên cứu này. Sau
một tháng sử dụng thuốc, Hemoglobin trung bình
đã tăng từ 10,49 lên 11,25 g/dL. Mức tăng 0,76
g/dL được ghi nhận chỉ trên một cỡ mẫu không lớn
nhưng có ý nghĩa thống kê.
Theo Võ Thị Thu Nguyệt (2008), tỷ lệ thiếu máu
ở nhóm PNMT không được bổ sung viên sắt là 44%
và ở nhóm được bổ sung viên sắt là 6,8%; ở nhóm
sử dụng sữa có bố sung sắt là 11,6%, thấp hơn hẳn
so với nhóm còn lại (47,8%) [7]. Tuy so sánh các
quần thể khác nhau, khác với nghiên cứu của chúng
tôi nhưng nhìn chung tỷ lệ thiếu máu ở nhóm có can
thiệp thấp hơn 4-6 lần so với nhóm không can thiệp;
khá tương tự mức giảm 6 lần trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu bổ sung sắt trong 12 tuần tại Thái
Bình cho thấy hàm lượng Hb tăng 0,86g/dL ở nhóm

thai phụ 21-24 tuần [2] là một nhóm có tuổi thai
gần tương đồng với ĐTNC của chúng tôi. Chúng
tôi cho bổ sung ChelaFerr® chỉ trong 1 tháng cũng
đã có mức tăng gần tương đương (0,76 g/dL) cho
thấy hiệu quả rõ rệt của viên uống ChelaFerr®, mặc
dù chỉ sử dụng trong thời gian 1 tháng.
Chúng tôi đã ghi nhận mức tăng rõ rệt hàm
lượng Ferritin huyết thanh sau sử dụng thuốc. Với
mức tăng trung bình 4,75 µg/L có ý nghĩa thống kê,
sự gia tăng hàm lượng Hemoglobin đã nêu ở phần
trên có thể giải thích được và rõ ràng là kết quả của
việc bổ sung sắt trong vòng 1 tháng vừa qua.
Chính vì lý do đó, tính chung trong nghiên cứu
này có tới 90% số đối tượng nghiên cứu thiếu máu
thiếu sắt đã hết hẳn thiếu máu hoặc cải thiện đáng
kể và nhiều khả năng sẽ còn được cải thiện nếu tiếp
tục sử dụng thuốc; trong số đó 100% phụ nữ thiếu
máu thể nhẹ đã hết hoàn toàn.
Kết quả cũng cho thấy số người có mắc các
triệu chứng như: mệt mỏi/hoa mắt/ chóng mặt;
hồi hộp/đánh trống ngực/nhịp tim nhanh; và cảm
giác chán ăn đều đã giảm rõ rệt. Trong số các triệu
chứng, một tác dụng phụ đáng quan tâm của việc
sử dụng viên sắt là táo bón đã giảm (từ 5 xuống chỉ
còn 2 người mắc); cho thấy viên uống ChelaFerr®
không gây tăng, thậm chí có thể giảm nguy cơ táo
bón cho người sử dụng.


5.1. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt

• Tỷ lệ thiếu máu ở 628 PNMT là 11,6%; không
có sự khác biệt theo nhóm tuổi hoặc số con đã sinh.
• Trong số 49 thai phụ thiếu máu được xét nghiệm
Ferritin, tỷ lệ thiếu sắt là 67,3%, trong đó thiếu sắt ở
mức độ nặng là 24,5% và 42,8% dự trữ sắt giảm.
5.2. Hiệu quả của viên uống Chela – Ferr®
trong hỗ trợ điều trị thiếu máu thiếu sắt

Tài liệu tham khảo

1. WHO, Guideline: Daily iron and folic acid supplementation in pregnant
women. 2012; Geneva: World Health Organization,.
2. Thúy, P.V. and N.T.M. Chính., Tình trạng thiếu máu của phụ nữ có
thai 13-24 tuần sau 12 tuần thử nghiệm uống viên sắt tại Quỳnh Phụ,
Thái Bình. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014; 4(153)(xxiv): p. 68.
3. Lệ, N.T. and T.Q. Vinh, Tình hình thiếu máu thiếu sắt trong quý hai
của thai kỳ và hiệu quả của điều trị hỗ trợ. Tạp chí Phụ Sản, 2013; 11
(4)(12/2013).
4. Phạm Thị Thúy Hòa, Nguyễn Lân, and Trần Thúy Nga, So sánh hiệu
quả bổ sung viên sắt với acid folic hàng tuần và hàng ngày lên tình
trạng thiếu máu của phụ nữ nông thôn thời kỳ có thai. Tạp chí Y học
Dự phòng, 2000; 4(46)(X): p. 24-30.
5. Nguyễn Quang Tùng, Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại
Hà Nội năm 2012-2013. Tạp chí Y học Thực hành, 2014; 940(11/2014).
6. Lê Minh Chính, Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu trong thời kỳ
mang thai tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả của biện
pháp can thiệp. 2010; Trường Đại học Thái Nguyên.
7. Võ Thị Thu Nguyệt, et al., Khảo sát tình trạng thiếu máu thiếu sắt
trong 3 tháng giữa thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại


Nghiên cứu thuần tập trên 20 phụ nữ thiếu máu
vừa và nhẹ, có thiểu sắt, sử dụng viên uống Chela
– Ferr® trong 1 tháng cho thấy:
• Hemoglobin và Ferritin huyết thanh huyết
thanh cải thiện rõ rệt: Hemoglobin tăng từ 10,49
lên 11,25 g/dL, mức tăng trung bình 0,76 g/dL;
Ferritin huyết thanh tăng trung bình 4,75 µg/L (từ
22,80 lên 27,55 µg/L).

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 15(02), 18 - 23, 2017

5. Kết luận

học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, 2008; 12(1).
8. Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong y học và sức khỏe cộng đồng. 2006; Nhà xuất bản Y học.
9. WHO, Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and
assessment of severity. 2011; Geneva, World Health Organization.
10. Hassan, R., W.Z. Abdullah, and N.H. Nik Hussain, Anemia and iron
status of Malay women attending an antenatal clinic in Kubang Kerian,
Kelantan, Malaysia. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2005;
36(5): p. 1304-7.
11. G. S. Toteja, P. Singh, and e. all, Prevalence of anemia among
pregnant women and adolescent girls in 16 districts of India. Food and
Nutrition Bulletin, 2006; 27 no 4: p. 311-315.
12. Đặng Thị Hà, Tầm soát thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiên sỹ Y học, 2000.
13. Nguyễn Viết Trung, Nghiên cứu một yếu tố liên quan đến nguyên
nhân và cơ chế gây thiếu máu ở phụ nữ có thai. 2003; Học viên Quân Y.

14. Nguyễn Xuân Ninh, et al., Tình trạng thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ
tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện ở Việt Nam 2006. Chuyên đề Hội nghị
khoa học Hội dinh dưỡng lần thứ 3, 2006; p. 15-18.

Tập 15, số 02
Tháng 05-2017

23



×