ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ CHÖC
NGHIÊN CỨU SỨC HẤP DẪN
CỦA CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CHỮA BỆNH
ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
TẠI KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG NÓNG THÁP BÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ CHÖC
NGHIÊN CỨU SỨC HẤP DẪN
CỦA CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CHỮA BỆNH
ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
TẠI KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG NÓNG THÁP BÀ
Luận văn Thạc sĩ Du lịch
Mã số: 8810101
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Mai Hoa
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Nghiên cứu sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch
chữa bệnh đối với khách du lịch nội địa tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp
Bà” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa
học nào khác cho đến thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày
tháng
năm 201
Học viên thực hiện
Trần Thị Chúc
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, thực hiện công trình nghiên cứu đầu tiên của bản
thân. Để có đƣợc kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều
sự ủng hộ, giúp đỡ từ Quý thầy cô, đồng nghiệp, ngƣời thân cũng nhƣ từ các tổ chức,
cá nhân.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô giáo trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt
kiến thức, hƣớng dẫn cho tôi và các học viên khác trong quá trình theo học tại trƣờng.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Mai Hoa đã tận tình
hƣớng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban quản lý Khu du lịch suối khoáng nóng
Tháp Bà, đặc biệt là bà Nguyễn Thị Liên – Trƣởng phòng kinh doanh Khu du lịch suối
khoáng nóng Tháp Bà, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện thu thập
dữ liệu cũng nhƣ cung cấp thông tin để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể học viên lớp Cao
học Du lịch 15 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày
tháng
năm 201
Học viên thực hiện
Trần Thị Chúc
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................3
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................10
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................11
7. Bố cục luận văn ......................................................................................................12
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ SỨC HẤP DẪN CỦA SẢN PHẨM VÀ SẢN PHẨM
DU LỊCH CHỮA BỆNH...............................................................................................13
1.1. Một số vấn đề lý luận về sức hấp dẫn .................................................................13
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................13
1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................14
1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng ..........................................................................................15
1.2. Du lịch chữa bệnh và sản phẩm du lịch chữa bệnh từ bùn khoáng nóng............16
1.2.1. Du lịch chữa bệnh .........................................................................................16
1.2.2. Sản phẩm du lịch chữa bệnh .........................................................................21
1.2.3. Sản phẩm du lịch chữa bệnh từ bùn khoáng nóng........................................24
1.3. Đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh từ bùn khoáng nóng
....................................................................................................................................29
1.3.1. Yếu tố tác động đến sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh ......29
1.3.2. Tiêu chí đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh ..........31
Tiểu kết chƣơng 1 ..........................................................................................................34
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH KHÁNH HÕA VÀ KHU DU LỊCH
SUỐI KHOÁNG NÓNG THÁP BÀ .............................................................................35
2.1. Tổng quan về du lịch Nha Trang – Khánh Hòa ..................................................35
2.2. Giới thiệu về khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà ........................................37
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp
Bà ............................................................................................................................37
2.2.2. Sơ lược về nguồn bùn và nước khoáng của Khu du lịch suối khoáng nóng
Tháp Bà ...................................................................................................................39
2.2.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà 42
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................49
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ SỨC HẤP DẪN CỦA CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CHỮA
BỆNH TẠI KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG NÓNG THÁP BÀ ..............................50
3.1. Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu .....................................................50
3.1.1. Xây dựng thang đo ........................................................................................50
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................51
3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .............................................................................53
3.3. Xử lý số liệu ........................................................................................................53
3.3.1. Làm sạch số liệu ...........................................................................................53
3.3.2. Thống kê mô tả..............................................................................................53
3.3.3. Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo .................................................54
3.3.4. Kiểm định mô hình lý thuyết .........................................................................55
3.4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................56
3.4.1. Thống kê mô tả..............................................................................................56
3.4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .......................................62
3.4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .........................66
3.4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu .....................................................................69
3.5. Đánh giá chung về sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh tại khu du
lịch suối khoáng nóng Tháp Bà ..................................................................................74
Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................................77
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC HẤP DẪN CỦA CÁC SẢN PHẨM DU
LỊCH CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI KHU DU LỊCH
SUỐI KHOÁNG NÓNG THÁP BÀ .............................................................................78
4.1. Cơ sở của giải pháp .............................................................................................78
4.1.1. Định hướng phát triển du lịch chữa bệnh của tỉnh Khánh Hòa ...................78
4.1.2. Định hướng phát triển của Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà đến năm
2025 ........................................................................................................................78
4.1.3. Kết quả nghiên cứu của đề tài ......................................................................80
4.2. Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp
Bà ...............................................................................................................................81
4.2.1. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ......................................................81
4.2.2. Thực hiện các chính sách giá linh hoạt ........................................................82
4.2.3. Nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ nhân viên ......................................84
4.2.4. Cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm .........................................................85
4.2.5. Tăng cường các hoạt động bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường ........86
Tiểu kết chƣơng 4 ..........................................................................................................88
KẾT LUẬN ...................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................90
PHỤ LỤC ......................................................................................................................95
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ĐH
ETC
Đại học
European Tourism Committee
Ủy ban Du lịch Châu Âu
KDL
SPSS
Khu du lịch
Statistical Package for the Social Sciences
Chƣơng trình máy tính phục vụ công tác thống kê
THPT
Trung học phổ thông
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Uỷ ban nhân dân
UNWTO
United National World Tourism Organization
Tổ chức du lịch thế giới của liên hợp quốc
1
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các tiêu chí đánh giá sức hấp dẫn.............................................................33
Hình 2.1. Quy trình sản xuất bùn khoáng thiên nhiên tại KDL suối khoáng nóng
Tháp Bà.....................................................................................................................42
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà....................43
Hình 2.3. Quy trình phục vụ ngâm tắm tại KDL suối khoáng nóng Tháp Bà..........46
Hình 3.1. Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dƣ......................72
Hình 3.2. Biểu đồ tần số P-P plot khảo sát phân phối của phần dƣ..........................73
Hình 3.3. Đồ thị phân tán giữa phần dƣ chuẩn hóa và giá trị dự đoán.....................74
2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số loại nƣớc khoáng tại Việt Nam.....................................................25
Bảng 2.1. Số lƣợng khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018.................35
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu của nƣớc khoáng nguồn Vĩnh Phƣơng.................................40
Bảng 2.3. Số lƣợng khách du lịch đến Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà
(2014-2018)...............................................................................................................47
Bảng 2.4. Doanh thu của Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà (2014-2018)......48
Bảng 3.1. Tổng hợp các thang đo và nguồn gốc thang đo........................................50
Bảng 3.2. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu...............................................56
Bảng 3.3. Thống kê mô tả kênh thông tin.................................................................58
Bảng 3.4. Thống kê mô tả mục đích sử dụng sản phẩm...........................................59
Bảng 3.5. Thống kê mô tả sản phẩm sử dụng...........................................................60
Bảng 3.6. Thống kê số lần đến KDL suối khoáng nóng Tháp Bà............................60
Bảng 3.7. Thống kê mô tả các biến quan sát.............................................................61
Bảng 3.8. Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần Yếu tố tự nhiên (Lần 1)......62
Bảng 3.9. Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần Yếu tố tự nhiên (Lần 2)......63
Bảng 3.10. Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần Khả năng tiếp cận.............63
Bảng 3.11. Cronbach’s Alpha thang đo thành phần Giá cả sản phẩm......................64
Bảng 3.12. Cronbach’s Alpha thang đo thành phần Cơ sở vật chất – kỹ thuật........64
Bảng 3.13. Cronbach’s Alpha thang đo thành phần Năng lực phục vụ....................65
Bảng 3.14. Cronbach’s Alpha thang đo thành phần Sức hấp dẫn.............................65
Bảng 3.15. Kết quả phân tích nhân tố biến quan sát của các thành phần độc lập.....66
Bảng 3.16. Kết quả phân tích nhân tố biến quan sát của các thành phần phụ thuộc....67
Bảng 3.17. Bảng nhóm nhân tố mới đƣợc rút trích...................................................67
Bảng 3.18. Tổng hợp mối tƣơng quan giữa các nhân tố Correlations......................69
Bảng 3.19. Kết quả hồi quy sử dụng phƣơng pháp Enter của mô hình....................70
Bảng 3.20. Kết quả kiểm định phƣơng sai ANOVA................................................70
Bảng 3.21. Kết quả các hệ số hồi quy trong mô hình...............................................71
Bảng 4.1. Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với sức hấp dẫn của các sản phẩm
du lịch chữa bệnh tại KDL suối khoáng nóng Tháp Bà............................................80
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế và
của ngành du lịch đã tác động tích cực đến đời sống của con ngƣời nhƣ giảm sức
lao động, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, giảm thời gian lao động sản xuất, đời
sống kinh tế đƣợc cải thiện, tăng hiểu biết của con ngƣời về môi trƣờng sống... Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng kéo
theo nhiều hệ quả ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của con ngƣời nhƣ vấn đề
ô nhiễm môi trƣờng, căng thẳng, mệt mỏi, bệnh tật, nhất là các bệnh hiểm nghèo
ngày càng gia tăng. Do vậy, đi du lịch là một trong những biện pháp hữu hiệu để có
thể hạn chế, khắc phục những hệ quả tiêu cực mà việc phát triển kinh tế, xã hội đem
lại. Ngoài mục đích giao lƣu, học hỏi, trao đổi văn hóa, nâng cao hiểu biết...thì loại
hình du lịch chữa bệnh cũng ngày càng đƣợc nhiều khách du lịch lựa chọn để cải
thiện, hồi phục sức khỏe, mang lại sự thoải mái, thƣ thái cả về thể chất lẫn tinh thần.
Du lịch chữa bệnh đang trở thành mục đích, nhu cầu của rất nhiều khách du lịch
trong giai đoạn hiện nay.
Trên thế giới, loại hình du lịch chữa bệnh đƣợc biết đến với hai hình thức
chủ yếu: du lịch chữa bệnh dựa vào y học hiện đại và du lịch chữa bệnh dựa vào
thiên nhiên. Loại hình du lịch chữa bệnh hiện đại đƣợc biết đến nhiều ở các nƣớc
nhƣ Thái Lan, Mỹ, Singapore, Philippines... với các máy móc, trang thiết bị y tế
hiện đại, tiên tiến, đội ngũ bác sỹ có chuyên môn giỏi. Loại hình du lịch chữa bệnh
dựa vào thiên nhiên hiện nay cũng rất phát triển dựa trên nhiều yếu tố tự nhiên khác
nhau. Chẳng hạn nhƣ các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... từ
lâu đã biết sử dụng những sản vật tự nhiên nhƣ: nƣớc khoáng, bùn vô cơ... cùng với
các biện pháp chữa bệnh cổ truyền để đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị
cũng nhƣ nâng cao, hồi phục sức khỏe con ngƣời.
Tại Việt Nam, mặc dù y học hiện đại đang phát triển và vẫn còn hạn chế,
nhƣng bù lại, nƣớc ta lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phục vụ cho
4
các loại hình du lịch chữa bệnh, hồi phục sức khỏe của con ngƣời nhƣ các nguồn
nƣớc khoáng, nƣớc biển, các loại thảo mộc quý hiếm... Từ khoảng thế kỷ thứ XX,
nhiều khu nghỉ dƣỡng, chữa bệnh đã đƣợc xây dựng dựa trên những nguồn tài
nguyên về khí hậu, địa hình ở Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt, Bà Nà, Sầm Sơn, Nha
Trang...
Riêng đối với thành phố biển Nha Trang, du khách đến đây không chỉ đƣợc
tham gia các loại hình du lịch nhƣ tắm biển, tham quan, nghỉ dƣỡng... mà còn có thể
kết hợp du lịch với mục đích chữa bệnh. Với nhiều nguồn nƣớc khoáng quý hiếm,
Nha Trang hoàn toàn có khả năng hình thành và phát triển loại hình du lịch chữa
bệnh dựa vào tự nhiên tại các điểm suối khoáng nóng này. Một trong những điểm
suối khoáng nóng nổi tiếng đầu tiên, đƣợc nhiều khách du lịch biết đến đó là Khu
du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà. Tuy nhiên, hiện nay Nha Trang đã xuất hiện
thêm nhiều trung tâm suối khoáng nóng đƣợc đầu tƣ quy mô. Do vậy, để tổ chức và
phát triển loại hình du lịch chữa bệnh dựa trên nguồn bùn, nƣớc khoáng tự nhiên nói
chung và phát triển Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà nói riêng cần rất nhiều
yếu tố. Và một trong những vấn đề cần chú trọng thực hiện đó là “Nghiên cứu sức
hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh đối với khách nội địa tại khu du
lịch suối khoáng nóng Tháp Bà”. Đây là việc làm hết sức cần thiết, đặt tiền đề,
nền móng cho việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch chữa bệnh phục vụ cho
không chỉ khách nội địa mà hƣớng đến thu hút khách du lịch quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến sức hấp dẫn du lịch và du lịch chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên (Health and Wellness tourism) cho đến
nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau cả trong nƣớc và
quốc tế.
Sức hấp dẫn trong du lịch đƣợc rất nhiều tác giả cũng nhƣ nhà kinh doanh du
lịch quan tâm. Hầu hết các tác giả đều cho rằng, sức hấp dẫn du lịch là yếu tố quan
trọng quyết định đến sức cạnh tranh, sự phát triển của điểm du lịch. Nguyễn Thị Hải
5
và Trần Đức Thanh (2002), đã đƣa ra khái niệm về lực hấp dẫn trong du lịch. Ngoài
ra, tác giả cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hƣởng đến lực hấp dẫn và đƣa ra cách xác
định lực hấp dẫn của điểm du lịch. Từ đó, áp dụng tính toán lực hấp dẫn của một số
điểm du lịch đối với khách du lịch Hà Nội, Việt Nam. Hai tác giả D. Kresic và D.
Prebezac (2011) cũng đã nghiên cứu chỉ số về độ hấp dẫn của điểm đến - IDA
(Index of Destination Attractiveness). Nghiên cứu đƣợc đƣa ra nhằm mục tiêu nâng
cao kiến thức hiện có từ khía cạnh sức hấp dẫn của điểm đến và xây dựng, áp dụng
phƣơng pháp thực nghiệm để đánh giá sức hấp dẫn của điểm đến thông qua việc
tính toán chỉ số về độ hấp dẫn của điểm đến. Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012)
đã tổng lƣợc tài liệu và đƣa ra các thuộc tính của một điểm đến thu hút khách du lịch
đƣợc nhóm theo 5 nhóm chính: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố xã hội; (3) Các
yếu tố lịch sử; (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm; (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lƣu
trú.
Ngoài những nghiên cứu về sức hấp dẫn trong du lịch, sức hấp dẫn của điểm
đến du lịch, Phạm Minh Nguyệt (2012), đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến
sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, chất lƣợng sản phẩm du lịch, cũng nhƣ thực
trạng sản phẩm du lịch tại Hà Nội, cơ cấu khách du lịch ASEAN đến Hà Nội. Từ
đó, tác giả đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm du
lịch Hà Nội đối với khách ASEAN. Trong bài viết “Sản phẩm du lịch – yếu tố quyết
định thu hút du khách” tác giả Phạm Quang Hƣng (2016) đã đƣa ra 6 thành tố của
sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch: (1) Môi trƣờng – tự nhiên, xã hội hoặc văn
hóa; (2) Các hoạt động diễn ra trong chuyến du lịch; (3) Hoạt động lƣu trú; (4) Hoạt
động đi lại; (5) Các dịch vụ du lịch; (6) Cơ sở hạ tầng du lịch. Hai tác giả Azman I.
và Chan J. K. L. (2010) đã đƣa ra các yếu tố “kéo” khách du lịch sử dụng sản phẩm
du lịch sức khỏe, suối khoáng nóng: Tài nguyên hữu hình (môi trƣờng, không khí,
đƣợc trang trí tốt); Hình ảnh tiếp thị (Giá cả, sẵn có và khả năng tiếp cận, phạm vi
điều trị, chuyên nghiệp).
Cũng nghiên cứu về lực hấp dẫn nhƣng ở một góc nhìn khác, Tuzunkan D.
(2018) đã đƣa ra lý thuyết về động cơ thúc đẩy khách du lịch tham gia loại hình du
6
lịch sức khỏe “Wellness tourism: What motivates tourists to participate?” đã sử
dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học bƣớc đầu xem xét các yếu tố “đẩy”
và yếu tố “kéo” khách du lịch tham gia vào du lịch chăm sóc sức khỏe.
Về loại hình du lịch chữa bệnh, đặc biệt là du lịch chữa bệnh từ tự nhiên, các
nguồn suối khoáng nóng, bùn khoáng nóng cũng đã đƣợc nhiều tác giá nghiên cứu.
Phan Văn Duyệt (1999) lần đầu tiên viết về loại hình du lịch chữa bệnh và tiềm
năng phát triển loại hình này tại Việt Nam. Năm 2009, Erfurt-Cooper P. và Cooper
M. đã đề cập khá chi tiết các vấn đề liên quan đến du lịch sức khỏe và chăm sóc sức
khỏe dựa vào nguồn suối nƣớc khoáng nóng. Theo đó, loại hình du lịch này đƣợc
xem xét ở nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ: địa lý, địa chất, lịch sử sử dụng suối
khoáng nóng tự nhiên, các vấn đề về quản lý, tiếp thị để hình thành du lịch chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe và đặc biệt là kinh doanh spa. Tác giả Trần Mạnh Cƣờng
(2011) cũng có nghiên cứu khá chi tiết về loại hình du lịch chữa bệnh, du lịch chữa
bệnh bằng nƣớc khoáng, thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch chữa
bệnh bằng nƣớc khoáng tại một số điểm suối khoáng ở Việt Nam. Và gần đây, tác
giả Trịnh Xuân Dũng (2015) đã nhấn mạnh việc phát triển loại hình du lịch chữa
bệnh trong tƣơng lai. Đặc biệt là hình thức du lịch chữa bệnh dựa vào tài nguyên
thiên nhiên nhƣ: Nƣớc khoáng, bùn khoáng, thảo dƣợc tự nhiên... Tác giả cũng đã
đƣa ra những số liệu, minh chứng cho thấy tiềm năng phát triển loại hình du lịch
chữa bệnh và nghỉ dƣỡng, nhất là phục vụ đối tƣợng ngƣời già trong sự phát triển
của du lịch Việt Nam.
Cũng nghiên cứu về du lịch chữa bệnh, tuy nhiên một số tác giả lại đi sâu
nghiên cứu về đối tƣợng khách của loại hình du lịch này. Voigt C. (2010) bên cạnh
việc trình bày một số khái niệm liên quan đến chăm sóc sức khỏe; các yếu tố xã hội
và nhân khẩu học ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp chăm sóc sức
khỏe. Tác giả đã đƣa ra 3 nhóm đối tƣợng khách du lịch chăm sóc sức khỏe dựa trên
những hoạt động, dịch vụ, sản phẩm du lịch mà khách sử dụng trong quá trình đi du
lịch: Khách du lịch chăm sóc sắc đẹp (Beauty spa visitors); Khách du lịch nghỉ
7
dƣỡng (Lifestyle resort visitors); Khách du lịch tâm linh (Spiritual retreat
visitation). Trong phân khúc thị trƣờng khách cao tuổi, tác giả Kaung-Hwa Chen và
cộng sự (2013) đã có những phân tích, tổng hợp về nhóm khách cao tuổi đối với du
lịch chăm sóc sức khỏe dựa vào kinh doanh khách sạn suối nƣớc nóng. Với tỷ lệ
dân số già đang gia tăng ở các nƣớc phát triển, dự đoán đến năm 2030 dân số già
chiếm 28% dân số tại Đức, 25% dân số tại Ý, và 23% dân số tại Pháp, tác giả đã tìm
hiểu và đƣa ra các yếu tố dịch vụ khách hàng cần thiết tại nơi kinh doanh suối
khoáng nóng phục vụ đối tƣợng khách du lịch này.
Để phát triển du lịch chữa bệnh, không thể không quan tâm đến sản phẩm du
lịch chữa bệnh. Schalber C. cùng cộng sự (2011), nghiên cứu về phát triển sản phẩm
cho du lịch sức khỏe tại khu vực miền núi. Nghiên cứu đã đƣa ra các yếu tố cấu
thành sản phẩm du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe; các điều kiện cần có và yêu cầu
cho các sản phẩm du lịch khu vực miền núi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh
về các vấn đề: Phát triển sản phẩm và khả năng cạnh tranh; Du lịch sức khỏe và sự
phát triển của nó ở khu vực núi cao; Điểm đến du lịch sức khỏe đƣợc coi là nơi để
phát triển sản phẩm và dịch vụ. Tại Việt Nam, Hội thảo “Phát triển sản phẩm du
lịch vùng duyên hải miền Trung” (2013) đã đề cập đến việc phát triển sản phẩm du
lịch tại các tỉnh duyên hải miền Trung trong đó có tỉnh Khánh Hòa. Hội thảo tập
trung xây dựng, phát triển một số sản phẩm du lịch đặc trƣng của vùng nhƣ du lịch
nghỉ dƣỡng biển; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái cộng đồng tham quan làng quê,
làng nghề. Đồng thời, Hội thảo cũng đã đƣa ra một số định hƣớng, giải pháp phát
triển sản phẩm du lịch cho từng địa phƣơng trong vùng góp phần liên kết, phát triển
sản phẩm du lịch của vùng. Mới đây nhất, năm 2018, tác giả Nguyễn Huy Xu và Võ
Văn Thành đã nhấn mạnh “Sản phẩm du lịch là một nhân tố then chốt nâng cao
năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam và phát triển du lịch theo hƣớng bền
vững”. Để đạt đƣợc điều này, theo tác giả sản phẩm du lịch Việt Nam cần phải theo
chuẩn mực quốc tế, là sản phẩm tổng hợp, hoàn chỉnh, đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
8
Tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà – Nha Trang cũng đã có nhiều
nghiên cứu tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc phát triển khu du lịch nhƣ: Định
hƣớng phát triển cho Trung tâm du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang đến
năm 2020 (Nguyễn Thị Hồng Bắc, 2011); Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa
chọn Trung tâm du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang của du khách (Nguyễn
Thị Kim Thủy, 2016) trong đó tác giả đã đƣa ra 7 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến quyết
định lựa chọn của du khách bao gồm: (1) Động cơ du lịch; (2) Thái độ phục vụ của
nhân viên; (3) Kinh nghiệm du lịch; (4) Hình ảnh; (5) Nhóm tham khảo; (6) Giá vé;
(7) Quảng cáo. Tác giả Nguyễn Đắc Tài (2016) cũng đã có nghiên cứu: Nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang ... Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, trƣớc sức ép cạnh tranh của nhiều khu du lịch suối
khoáng lân cận, chƣa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về sức hấp dẫn của các sản
phẩm du lịch – một yếu tố quan trọng tạo ra năng lực cạnh tranh của Khu du lịch suối
khoáng nóng Tháp Bà.
Nhƣ vậy, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu sức hấp dẫn của các sản phẩm
du lịch chữa bệnh đối với khách du lịch nội địa tại Khu du lịch suối khoáng nóng
Tháp Bà” là cần thiết, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi phát triển du lịch của Khu du lịch
suối khoáng nóng Tháp Bà trong bối cảnh hiện nay nói riêng cũng nhƣ các điểm du
lịch chữa bệnh khai thác suối nƣớc nóng tại Việt Nam nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa
bệnh tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà và đề xuất một số giải pháp cho
việc nâng cao sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch tại đây, tạo định hƣớng cho
việc khai thác, phát triển trong tƣơng lai.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch
chữa bệnh.
9
- Xây dựng tiêu chí và khảo sát sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa
bệnh tại khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà đối với khách du lịch nội địa.
- Đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh tại khu du lịch
suối khoáng nóng Tháp Bà.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn của các sản phẩm du
lịch chữa bệnh tại suối khoáng nóng Tháp Bà nói riêng và các điểm du lịch khai
thác suối khoáng nóng nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn:
Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch chữa bệnh, cụ thể là sức hấp của các sản
phẩm du lịch tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà hiện nay qua đánh giá của
khách du lịch nội địa.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch chữa
bệnh trên cơ sở đánh giá sức hấp dẫn cảm nhận của các sản phẩm du lịch chữa bệnh
tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà với đối tƣợng khách nội địa; từ đó gợi ý
định hƣớng cách thức khai thác sản phẩm du lịch chữa bệnh tại Khu du lịch suối
khoáng nóng Tháp Bà.
Mặc dù sản phẩm du lịch chữa bệnh khá đa dạng, nhƣng trong luận văn này,
tác giả chỉ tập trung khu trú vào các sản phẩm khai thác từ bùn khoáng nóng và
nghiên cứu sản phẩm du lịch chữa bệnh ở cấp độ chăm sóc, hồi phục sức khỏe.
Bên cạnh đó, lý do tác giả lựa chọn khách nội địa vì đây là đối tƣợng tiềm
năng hơn cho loại hình du lịch chữa bệnh (tỉ lệ tái sử dụng sản phẩm cao), đồng thời
hạn chế những rào cản ngôn ngữ.
- Về không gian: Nghiên cứu tập trung điều tra khảo sát tại Khu du lịch suối
khoáng nóng Tháp Bà – Nha Trang – Khánh Hòa.
10
- Về thời gian: Số liệu đƣợc tổng hợp trong nghiên cứu này trong phạm vi 10
năm gần đây, từ năm 2010-2019. Số liệu điều tra, khảo sát đƣợc thực hiện năm 2019.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về
nghiên cứu sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch chữa bệnh xác định mức độ
hấp dẫn của sản phẩm du lịch chữa bệnh tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà
đối với khách du lịch nội địa và khả năng khai thác nguồn tài nguyên cho việc phát
triển du lịch nói chung và loại hình du lịch chữa bệnh nói riêng. Nghiên cứu cũng
góp phần gợi ý cho các doanh nghiệp có kinh doanh nguồn tài nguyên suối khoáng
nóng cách đánh giá thực trạng sức hấp dẫn của các sản phẩm đang khai thác và đề
xuất các giải pháp khai thác hợp lý, nâng cao sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch
chữa bệnh.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
cho sinh viên, học viên, cũng nhƣ những độc giả quan tâm đến vấn đề này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phƣơng pháp thu thập tài liệu:
- Tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến tài
nguyên du lịch, tài nguyên suối khoáng nóng và các tài liệu liên quan đến loại hình
du lịch chữa bệnh, Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà. Tham khảo các công
trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tài liệu sơ cấp: Tổng hợp dữ liệu từ khách du lịch nội địa để nghiên cứu sức
hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh đối với khách du lịch nội địa.
+ Phƣơng pháp chuyên gia: Phỏng vấn chuyên gia Bà Nguyễn Thị Liên –
Trƣởng phòng kinh doanh Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà.
11
+ Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng câu hỏi với phƣơng
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà để tiến hành
khảo sát, điều tra 200 khách trong thời gian từ 01/7/2019 đến 27/7/2019.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có kết
cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Lý luận về sức hấp dẫn của sản phẩm và sản phẩm du lịch chữa
bệnh
Chƣơng 2. Tổng quan về du lịch Khánh Hòa và Khu du lịch suối khoáng
nóng Tháp Bà
Chƣơng 3. Đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch chữa bệnh đối với
khách du lịch nội địa tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà
Chƣơng 4. Giải pháp nâng cao sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch chữa bệnh
đối với khách du lịch nội địa tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà
12
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ SỨC HẤP DẪN CỦA SẢN PHẨM
VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH CHỮA BỆNH
1.1. Một số vấn đề lý luận về sức hấp dẫn
1.1.1. Khái niệm
Trong hoạt động du lịch, sức hấp dẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm
thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch. Tuy nhiên, sức hấp dẫn trong du lịch là gì,
làm thế nào để tăng tính hấp dẫn trong du lịch luôn là vấn đề mà các nhà du lịch học
quan tâm và trở thành vấn đề sống còn của nền kinh tế du lịch. Cho đến nay, sức hấp
dẫn trong du lịch vẫn còn là vấn đề đang đƣợc đƣa ra bàn luận và tiếp tục nghiên cứu.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu về lực hấp dẫn trong du lịch, trong đó nghiên
cứu “Lực hấp dẫn du lịch” của tác giả Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thanh (2002)
đã đƣa ra cách hiểu “Lực hấp dẫn là lực hút giữa điểm du lịch và điểm cấp khách”.
Ngoài ra, các tác giả cũng đề cập đến yếu tố quan trọng để tạo nên lực hấp dẫn
chính là phản ứng của du khách.
Theo D. Kresic và D. Prebezac (2011) đã đƣa ra cách hiểu khác về Sức hấp
dẫn trong du lịch: Sức hấp dẫn du lịch có thể đƣợc xác định là các đặc điểm đặc biệt
của điểm đến (nhƣ khí hậu, đặc điểm cảnh quan, các hoạt động ở điểm đến...) có
khả năng thu hút khách du lịch. Cũng có quan điểm tƣơng tự, Cho V. (2008) cũng
cho rằng: Tính hấp dẫn là một chỉ số tổng hợp của các thuộc tính tạo nên sự lôi
cuốn đối với khách du lịch. Hai tác giả đã nghiên cứu trực tiếp vào yếu tố quan
trọng của sức hấp dẫn trong du lịch đó là những điểm đặc biệt, khác biệt của điểm
đến có khả năng “kéo” khách du lịch đến tham quan, thƣởng thức, trải nghiệm tại
điểm du lịch đƣợc coi là sức hấp dẫn du lịch.
Đề cập ở một khía cạnh khác, theo Vengesayi (2003), sức hấp dẫn là sự phản
ánh cảm xúc và ý kiến của khách vể điểm đến và khả năng đáp ứng nhu cầu của họ.
Sức hấp dẫn trong du lịch còn có thể hiểu là sự kết hợp của cả hai nguồn cung và
các yếu tố nhu cầu, đồng thời ảnh hƣởng đến quyết định của khách du lịch để chọn
điểm đến (Formica và Uysal, 2006).
13
Nhƣ vậy, có thể hiểu Sức hấp dẫn trong du lịch là những yếu tố có khả năng
thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là những yếu tố có ảnh hƣởng
rất lớn đến việc ra quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch hoặc điểm đến du lịch.
1.1.2. Đặc điểm
Dựa trên nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Nguyệt (2012), sức hấp dẫn
trong du lịch có một số đặc điểm sau:
Sức hấp dẫn là một yếu tố khó đong đếm, đo lường đƣợc. Nó thƣờng đƣợc
xác định gián tiếp một cách định tính thông qua việc nghiên cứu nhu cầu, sở thích
của khách du lịch, từ đó xác định và đánh giá các yếu tố thu hút khách du lịch đến
với điểm du lịch, khu du lịch hay sử dụng các sản phẩm du lịch. Đo lƣờng sức hấp
dẫn của một điểm đến du lịch hay một sản phẩm du lịch do đó thƣờng đƣợc thực
hiện bằng cách nghiên cứu, đánh giá những gì mà điểm du lịch, sản phẩm du lịch có
thể cung cấp cho khách, và mức độ đáp ứng mong đợi của khách du lịch.
Sức hấp dẫn trong du lịch là một yếu tố không cố định, nó có thể thay đổi.
Mức độ thay đổi có thể tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào sự thay đổi của tài
nguyên du lịch, các yếu tố hình thành sản phẩm du lịch, điều kiện tiếp cận, tuyên
truyền quảng bá sản phẩm du lịch... Do vậy, để gia tăng sức hấp dẫn, nhà kinh
doanh du lịch cần có những sự thay đổi theo hƣớng tích cực, đáp ứng tốt hơn mong
đợi, nhu cầu của khách du lịch tạo nên sự hấp dẫn của khu, điểm du lịch, các sản
phẩm du lịch.
Sức hấp dẫn có tính tổng hợp cao vì nó đƣợc hình thành dựa trên nhiều yếu
tố: Yếu tố tài nguyên tự nhiên (giá trị của tài nguyên đó mang lại); yếu tố môi
trƣờng du lịch (cách thức quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thái độ
phục vụ của nhân viên, môi trƣờng tiêu thụ sản phẩm du lịch...); yếu tố thuộc về
khách du lịch (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, truyền thống văn hóa, thói
quen tiêu dùng, trình độ văn hóa...)
Một đặc điểm khác của sức hấp dẫn trong du lịch là tính không đồng nhất.
Đối với cùng một điểm du lịch, sản phẩm du lịch thì mức độ hấp dẫn là khác nhau
14
đối với những đối tƣợng khách du lịch khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, mong đợi,
sở thích, tâm lý... của khách du lịch.
1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng
Dựa trên nghiên cứu của các tác giả Phạm Quang Hƣng (2016), Azman I. và
Chan J. K. L. (2010), Nguyễn Thị Kim Thủy (2016), sức hấp dẫn của khu, điểm du
lịch, sản phẩm du lịch chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau:
- Yếu tố tự nhiên, tài nguyên du lịch: Sản phẩm du lịch hình thành dựa trên
những giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hóa. Đó là vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên,
sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, các giá trị thẩm mỹ, giá trị kiến
trúc, nghệ thuật, giá trị lịch sử... Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch phụ thuộc rất nhiều vào
những giá trị của bản thân tài nguyên du lịch đó. Tài nguyên du lịch càng độc đáo,
đa dạng, đẹp mắt thì mức độ hấp dẫn càng cao. Ngƣợc lại, những tài nguyên du lịch
nghèo nàn, hạn chế, đơn điệu thì mức độ háp dẫn càng thấp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các cơ sở lƣu trú, ăn uống, giải trí... là những yếu
tố mang tính chất hỗ trợ, gia tăng thêm sức hấp dẫn cho khu, điểm du lịch, sản
phẩm du lịch. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt tạo ra những tiện nghi, thuận
tiện, nhanh chóng cho khách trong quá trình sử dụng, tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Một khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch có giá trị tài nguyên hấp dẫn nhƣng cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch lạc hậu, kém tiện nghi cũng sẽ làm giảm mức độ
hấp dẫn của khu điểm, sản phẩm du lịch đó.
- Cơ sở hạ tầng du lịch: Là những yếu tố giúp khách du lịch có thể tiếp cận
điểm du lịch một cách dễ dàng và sử dụng sản phẩm du lịch một cách tốt nhất, trọn
vẹn nhất nhƣ hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở y tế...
- Đội ngũ nhân viên: Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sức
hấp dẫn, sự khác biệt, làm hài lòng khách hàng. Đội ngũ nhân viên là những ngƣời
kết nối khách với tài nguyên du lịch, giúp khách cảm nhận trọn vẹn nhất những giá
trị của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch. Vì thế, chất lƣợng đội ngũ nhân viên
15
phục vụ du lịch có ảnh hƣởng rất lớn đến việc gia tăng hoặc giảm bớt sức hấp dẫn
trong du lịch.
- Quảng cáo: Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch mang tính cố định, không
thể dịch chuyển. Vì vậy, yếu tố marketing rất cần thiết trong việc truyền tải vẻ đẹp,
giá trị của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch. Nếu hoạt động marketing đƣợc thực
hiện một cách hiệu quả, sẽ tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút khách du lịch sử
dụng sản phẩm du lịch, tiêu thụ tài nguyên du lịch.
- Mức giá sản phẩm du lịch: Với các sản phẩm du lịch đa dạng, khách du lịch
luôn mong muốn nhận đƣợc các sản phẩm phù hợp với giá tiền đã bỏ ra. Sự đa dạng
trong cơ cấu khách cũng yêu cầu kinh doanh du lịch đƣa ra nhiều gói sản phẩm với
những mức giá khác nhau phù hợp với khả năng chi trả của khách du lịch.
- Ngoài những yếu tố trên, sức hấp dẫn còn chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố
liên quan đến khách du lịch nhƣ: sự an toàn của điểm đến, quản lý du lịch, tâm lý,
thói quen tiêu dùng sản phẩm du lịch, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, truyền
thống văn hóa.... Đây là những yếu tố hình thành nên thị hiếu, sở thích của khách du
lịch, từ đó tác động gián tiếp lên sức hấp dẫn đối với tài nguyên du lịch, sản phẩm
du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn trong du lịch là khác nhau đối với mỗi đối tƣợng khách
khác nhau. Nhà kinh doanh du lịch cần phải tìm hiểu nhu cầu, mong đợi, thị hiếu
của khách du lịch để xây dựng và phát huy sức hấp dẫn trong du lịch.
1.2. Du lịch chữa bệnh và sản phẩm du lịch chữa bệnh từ bùn khoáng nóng
1.2.1. Du lịch chữa bệnh
1.2.1.1. Khái niệm du lịch chữa bệnh
Mặc dù có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, nhƣng cho đến nay
quan điểm về du lịch chữa bệnh vẫn chƣa có sự thống nhất. Có nhiều cách hiểu
khác nhau về du lịch chữa bệnh nhƣ: Du lịch y tế (medical tourism), du lịch chăm
sóc sức khỏe (Health tourism/ Health care tourism/ Wellness tourism).
Năm 2018, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cùng với Ủy ban Du lịch
Châu Âu (ETC) đã đƣa ra báo cáo mới về Du lịch sức khỏe, thiết lập một khái niệm
16
mạch lạc về du lịch sức khỏe trong “Khám phá du lịch sức khỏe”. Theo đó, Du lịch
sức khỏe đƣợc định nghĩa: Du lịch sức khỏe bao gồm những loại hình du lịch có
động lực chính đóng góp cho sức khỏe thể chất, tinh thần và/ hoặc tinh thần thông
qua các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của
cá nhân và hoạt động tốt hơn khi các cá nhân trong môi trường và xã hội của họ.
Cũng theo báo cáo này, UNWTO và ETC cho rằng: Du lịch sức khỏe là thuật ngữ
chung cho hai tiểu loại là du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch y tế. Du lịch chăm
sóc sức khỏe là một loại hình hoạt động nhằm cải thiện và cân bằng tất cả lĩnh vực
chính của cuộc sống con ngƣời bao gồm cả thể chất, tinh thần, tình cảm, nghề
nghiệp, trí tuệ và tâm linh. Du lịch y tế là một loại hình hoạt động du lịch liên quan
đến việc sử dụng y tế dựa trên tài nguyên và dịch vụ chữa bệnh.
Theo Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu (Global Wellness Institute): Du lịch
chăm sóc sức khỏe là du lịch gắn liền với việc theo đuổi duy trì hoặc nâng cao sức
khỏe cá nhân.
Cũng có nghiên cứu cho rằng: Du lịch y tế là quá trình bệnh nhân đi đến một
điểm khác cho các dịch vụ y tế hoặc chăm sóc sức khỏe. Thông thƣờng các dịch vụ
này có thể ở dạng điều trị nha khoa, phẫu thuật đầu gối, kiểm tra sức khỏe, hoặc
thậm chí là một chuyến đi đến một spa chăm sóc sức khỏe.
Tại Việt Nam, Du lịch chữa bệnh đƣợc hiểu là một hoạt động du lịch có mục
đích chủ yếu là hồi phục hoặc gia tăng sức khỏe và tinh thần cho khách du lịch trên
cơ sở kết hợp với các hoạt động tham quan khác (Trần Mạnh Cƣờng, 2011).
Nhƣ vậy, có thể hiểu: Du lịch chữa bệnh là hình thức du lịch kết hợp, nhằm
phục hồi, tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần cho khách du lịch.
1.2.1.2. Đặc điểm của du lịch chữa bệnh
Bản chất của du lịch chữa bệnh là sự kết hợp giữa hai hoạt động “du lịch” và
“chữa bệnh”. Do vậy, du lịch chữa bệnh cũng có những đặc điểm chung của du lịch
và có những nét đặc thù của hoạt động chữa bệnh. Tựu chung lại, du lịch chữa bệnh
có những đặc điểm sau (Trần Mạnh Cƣờng, 2011):
17
a. Về đối tƣợng khách du lịch chữa bệnh
Khách du lịch chữa bệnh có thể phân ra thành 3 nhóm khách sau:
Nhóm khách thứ nhất là nhóm khách mang trong mình những bệnh lý nhất
định nào đó mà tại địa phƣơng không thể chữa trị hoặc họ có nhu cầu chữa trị bằng
những dịch vụ, liệu pháp tốt hơn, giá thành rẻ hơn ở những vùng khác, quốc gia
khác. Nhóm khách này sẽ tham gia các hoạt động chữa bệnh đặc trƣng theo yêu cầu
của cơ sở y tế, nơi khám chữa bệnh. Mục đích chính của chuyến đi lúc này thƣờng
là chữa bệnh, còn hoạt động du lịch là hoạt động bổ trợ, hỗ trợ việc điều trị hoặc
mang tính chất giải trí, nâng cao hiểu biết. Nhóm đối tƣợng khách này thƣờng bao
gồm đa dạng các độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...
Nhóm khách thứ hai là nhóm khách du lịch chữa bệnh với mục đích chính là
hồi phục, nâng cao sức khỏe. Song song với việc mức sống đƣợc nâng cao, con
ngƣời cũng đang chịu nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống, môi trƣờng bị ô nhiễm
cùng với những nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn ảnh hƣởng đến sức khỏe
con ngƣời dẫn đến tình trạng sức khỏe suy giảm, thƣờng xuyên bị stress, căng
thẳng, hiệu quả làm việc không cao. Bên cạnh đó, tuổi thọ của con ngƣời cũng ngày
càng gia tăng. Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, năm
2018, tuổi thọ trung bình của ngƣời Việt Nam ở mức 73,5. Một số quốc gia trên thế
giới có tuổi thọ trung bình cao nhƣ Nhật Bản – 83,8; Italy – 83,5; Tây Ban Nha –
83,4... Từ những yếu tố trên đã tạo ra nhu cầu lớn về chăm sóc, hồi phục, nâng cao
sức khỏe của con ngƣời. Hoạt động chủ yếu của nhóm khách du lịch này di chuyển
đến những địa điểm du lịch, khu nghỉ dƣỡng, nơi có môi trƣờng trong lành, yên tĩnh
để nghỉ ngơi, thƣ giãn, đƣợc kiểm tra, chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động
nhằm nâng cao sức khỏe của mình. Nhóm khách này thƣờng bao gồm những ngƣời
đang trong độ tuổi lao động, gặp nhiều áp lực công việc, có khả năng chi trả và
những ngƣời ở độ tuổi nghỉ hƣu.
Nhóm khách thứ ba là nhóm khách du lịch với mục đích chính là cải thiện
hình thức, ngoại hình nhƣ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thẩm mỹ... Nhóm khách du
18