Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu SỨC HẤP DẪN CỦA CÁC ĐIỆU LÝ VIỆT NAM ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.88 KB, 3 trang )

SỨC HẤP DẪN CỦA CÁC ĐIỆU LÝ VIỆT NAM

Thương nhau trường đoạn đoạn trường
Lụy lưu lưu lụy dạ dường kim châm
(Lý thương nhau)
Hoặc điệu "lí năm canh" diễn tả nỗi lòng nhớ nhưng chờ đợi, âu lo :
Canh một thơ thẩn vào ra
Chờ trăng lặn chờ ba, ba tàn.
Những bài hát nói đến tình vợ chồng thường đượm vẻ buồn sâu xa thầm kín khác với những bài
hát khắc họa tình yêu trai gái hồn nhiên như Lí xăm xăn, Lí cây bông.
Bông xanh bông trắng bông vàng
Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông
Những bài Lý ở miền Nam có đặc điểm là ngắn gọn, mỗi bài chỉ có một lời, giai điệu có những
quãng nhảy xa tạo nên sắc thái sâu lắng trầm mặc hơn so với các miền khác (nhất là ở những nốt
bán âm giàu tính chất thương cảm). Phần lớn những bài hát đều mang phong cách ca xướng, Lý
chiều chiều là một trong những bài hát giao duyên tự sự hay nhất trong kho tàng dân ca miền Nam
với những câu hát mộc mạc đằm thắm.
Chiều chiều ra đứng lầu tây
Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng
Xui trong lòng tui thương
Thương cô tưới cây ngô đồng
Vậy, ai mà không chạnh lòng xao xuyến khi nghe những câu hát thắm đượm ân tình của Lý vọng
phu. Âm điệu từ khúc hát vang chứa đựng bao nhiên uẩn khúc của người vợ trông chồng suốt
những năm tháng biệt ly cách trở.
Cái dạ em trông chàng mà không thấy chàng đâu
Nỗi đau chất chứa đến nỗi bật ra câu hát :
Chi mà tệ tệ lắm chàng, chi mà bạc, bạc lắm chàng
Cùng lới Lí vọng phu làn điệu Lí tàng tít cũng xuất hiện nhiều trên sân khấu tuồng và dân ca kịch
bài chòi của những tỉnh miền Trung. Có người cho rằng hai điệu lí ấy được hình thành từ sân khấu
truyền thống khu V (Lập luận này thiếu sức thuyết phục vì sân khấu thuộc loại hình nghệ thuật sinh
sau đẻ muộn). Có thể những âm điệu này sẵn trong dân gian và sau đó được các tác giả đưa vào


sân khấu với những biến dạng cần thiết để phù hợp với nội dung kịch bản, chẳng hạn :
Nín mà nghe qua ru qua hát, dạo quanh vòng bót gác xem chơi
Tuy vậy phần gốc của câu hát vẫn được giữ nguyên vẹn :
Tàng tít tang nòn nang tít tàng tàng
Chính vì nắm được thanh âm đặc trưng của làn điệu này mà nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã vận
dụng một cách tài tình khi sáng tác ca khúc nổi tiếng "Quảng Nam yêu thương". Bên cạnh những
điệu lí ngân nga như khúc tâm tình của người dân miền Trung còn có nhiều điệu lí âm điệu sinh
động, tiết tấu sôi nổi, khắc họa rõ nét những sinh hoạt đời thường. Lí đi chợ dí dỏm, hồn nhiên
miêu tả cảnh bán mua :
Rủ nhau đi chợ sông Hàn
Trước thời bán vặt, sau là mua ăn.
Hoặc nhịp điệu dập dồn trong Lí thương :
Xem lên hòn núi Thiên Thai
Thấy đôi Chiền Chiện ăn xoài chín cây
Lí ngựa ô có mặt trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam, nhưng tại Quảng Nam làn điệu này có
những nét riêng, kín đáo, sâu sắc.
Ngựa ở yên thắng kiệu vàng
Yên tra khớp bạc đưa chàng hồi hương.
Mỗi làn điệu của lí có phong vị độc đáo, có dáng dấp riêng, rất súc tích và khá uyển chuyển trong
sự thể hiện nội dung. Từ các câu ca dao quen thuộc, ông cha ta đã phá vỡ tiết điệu sẵn có của thể
thơ sáu tám bằng cách xử lý tài tình hệ thống tiếng đệm, tiếng láy đưa hơi với phong cách điệp từ
í a, tình tang, là, mà, trông... để ngâm ngợi thêm tô đậm thêm những chỗ nhấn giàu màu sắc cho
làn điệu và làm đa dạng thêm cảm xúc của người hát.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy càng vào phía Nam, các làn điệu dân ca càng có xu hướng bổ
sung thêm dạng thang âm có bán cung. Đó là điệu thức oán, dần dà trở thành dạng đặc thù trong
ca nhạc truyền thống các tỉnh phía Nam. Các điệu lí cũng vận dụng hầu hết dạng thang âm điệu
thức dân tộc, chính vì thế mỗi làn điệu đều có sức hấp dẫn riêng của nó để có thể lưu truyền từ
đời này sang đời khác, dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn giữ được trực âm chính trong hệ thống
ngũ cung nguyên bản, nhờ vậy người nghe khó nhầm lẫn giữa điệu lí của vùng này với vùng khác.
Như mạch nước ngầm, những điệu hát lí có sức lan tỏa rộng khắp trong nhân dân và trở thành

những viên ngọc quý trong kho tàng dân ca Việt Nam.

×