Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.98 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Mục
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.4.
3.
3.1.
3.2.

Nội dung

Trang

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Rèn kỹ năng quan sát
Rèn kỹ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả.
Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả.
Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn
từ ngữ thông qua các môn học khác.
Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của
bạn.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Kiến nghị và đề xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
2
2
3
3
3
3
4

5
5
9
10
10
13
13
14
14
14
16

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tiếng việt là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập
ở bậc Tiểu học nói chung, với lớp 4 nói riêng. Trong đó tập làm văn được nhìn
nhận với tầm quan trọng đặc biệt, vì nó mang tính thực hành cao.
Trong thực tiễn dạy tập làm văn, tôi nhận thấy một số ít giáo viên chưa chú
ý, chưa quan tâm hướng dẫn, gợi mở cho học sinh, thường để các em tự làm bài
nên các em thường chép những bài văn mẫu, dần dần các em không biết tự viết
một bài văn. Bên cạnh đó giáo viên chưa đưa ra những yêu cầu nâng cao để phát
triển khả năng của học sinh. Chưa chú ý sửa chữa câu, từ cho học sinh khi viết
văn, chưa giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát của học sinh. Từ
đó khả năng quan sát, sử dụng Tiếng Việt của học sinh kém linh hoạt, không
sáng tạo, dẫn đến tư duy kém phát triển. Khi học sinh viết bài, từ ngữ khô khan,
câu văn dài dòng hoặc quá cụt lủn… dẫn đến bài văn không đạt kết quả như
mong muốn.

Trong chương trình Tập làm văn ở lớp 4 có một số dạng văn như (viết thư,
kể chuyện, miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật) yêu cầu người giáo
viên phải nghiên cứu từng dạng để tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp học sinh nắm
bắt tốt cách làm bài mỗi dạng nói trên. Trong các dạng văn đó, dạng văn miêu tả
cây cối ở lớp 4 là rất quan trọng. Qua văn miêu tả giúp các em phát triển óc quan
sát, tư duy, chọn được từ ngữ, hình ảnh sinh động,....từ đó sẽ khiến các em yêu
quý cái đẹp.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ học sinh
trong nhà trường viết văn miêu tả cây cối chưa đảm bảo yêu cầu. Thực tế không
chỉ riêng bản thân tôi băn khoăn, trăn trở mà một số đồng nghiệp trong trường
cũng luôn suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy thể loại văn miêu tả nói chung ở
lớp 4 một cách hiệu quả nhất. Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong
việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện, nâng cao năng lực sự phạm cho bản
thân, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp viết bài văn miêu tả cho
học sinh lớp 4.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
* Giúp học sinh lớp 4 có kỹ năng làm bài văn miêu tả hay, sinh động và sáng
tạo.
* Giúp giáo viên có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh
viết bài văn miêu tả nói chung.
* Với việc nghiên cứu, tôi mong muốn sẽ có được kinh nghiệm về việc “Một
số biện pháp viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4” để có thể áp dụng vào
thực tiễn giảng dạy môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học Quảng Hưng nói
riêng, ngành giáo dục nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về việc “Một số biện pháp viết bài văn miêu tả cho học sinh
lớp 4D” trường Tiểu học Quảng Hưng.
2



1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi viết đề tài này bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp tiến hành thực nghiệm trong quá trình giảng dạy và dự giờ đồng
nghiệp.
- Phương pháp so sánh mức độ tiếp thu của HS này với HS khác.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, cấp Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình
thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học
ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức kỹ năng đầu tiên về hoạt
động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt
của con người. Trong 9 môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ
vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia
nào không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Đó là
môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói –
đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì dạy Tập làm văn lại chiếm 1 vị trí khá quan
trọng vì nó là sự “ tích hợp “ 4 kỹ năng của học sinh.
Trong đời sống, muốn người khác công nhận ra những điều mình đã nhìn
thấy, đã sống, đã trải qua… chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các câu
chuyện, các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận hay văn viết
thư, nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả. Vì thế, có thể nói văn
miêu tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương. Cũng vì thế văn
miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tập làm văn bậc
Tiểu học.
Trong chương trình Tập làm văn ở lớp 4 có một phần thể loại miêu tả. Để
giúp học sinh tả hay thể loại này đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực về
Tiếng Việt, phải tích luỹ cho bản thân vốn từ ngữ đa dạng và phong phú. Đối với
học sinh các em phải có óc khả năng quan sát, phải có vốn từ ngữ, phải tích luỹ

vốn từ thông qua các tiết học khác, nhất là trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu…
Nói chung cả giáo viên và học sinh đều phải tích luỹ cho mình vốn từ ngữ miêu
tả giàu hình ảnh và trong sáng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường Tiểu học Quảng Hưng là một trong những trường có chất lượng giáo
dục tương đối ổn định trong toàn Thành phố. Song đối với chất lượng viết văn,
đặc biệt là văn miêu tả của học sinh khối lớp 4 và 5 trong nhiều năm nay chưa
thực sự cao (Kết quả qua các lần thi KTĐK).
Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy các môn
văn hóa lớp 4D (với sĩ số 35 em). Ngay từ đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã cho
các em làm bài kiểm tra viết về ..... ở lớp 4D phù hợp với đơn vị kiến thức tại
thời điểm các em làm bài với mục tiêu: kiểm tra mức độ nắm kiến thức và kĩ
năng viết bài văn miêu tả. Kết quả thu được như sau:
3


Bảng A: Kết quả khảo sát đầu năm:
Đề bài : Em hãy tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
Mức độ đạt được
Học
sinh biết Học sinh
biết Học sinh
đã
Tổng làm bài văn đúng cách làm bài văn, làm bài
văn
số thể loại, một bài biết cách sắp xếp theo bố cục ba
HS văn miêu tả hay, các ý tả cây theo phần
nhưng
có tính sáng tạo, một trình tự nhất diễn tả
hay sa

giàu hình ảnh, ý định, dùng
từ vào kể, liệt kê
văn mạch lạc, có ngữ, phù
hợp lại những điều
cảm xúc.
diễn tả khá chính quan sát được...
xác.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
35
3 em
8,6%
6 em.
17,1% 16 em. 45,7%

Học sinh viết
câu không đủ
ý nội dung bài
viết lan man,
lủng củng.

SL

TL

10 em


28,6%

Qua kết quả khảo sát và quá trình giảng dạy thời gian đầu năm, tôi nhận
thấy rằng các em ngại học tập làm văn, nhất là khi làm bài văn viết. Kỹ năng làm
bài của các em còn hạn chế, chất lượng bài làm chưa cao. Cụ thể là các em chưa
biết cách quan sát cây cối để miêu tả. Nhiều em còn chưa hiểu quan sát là gì?
Thường thì nhìn thấy cái gì các em nghĩ cái đó theo kiểu liệt kê, chứ không biết
chắt lọc các chi tiết quan sát được. Mặt khác do vốn từ của các em chưa phong
phú nên các em dùng từ chưa chính xác, sử dụng câu cụt lủn, nhạt nhẽo, không
chọn lọc. Cách diễn đạt ý của câu văn mang tính chất văn nói, nên khi đọc gây
cảm giác rườm rà, lủng củng, lộn xộn,… Hầu hết các em chưa biết cách sử dụng
các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, từ láy,… nên
bài văn của các em tuy đủ ý nhưng rất khô khan. Bên cạnh đó còn một số bài
viết mắc nhiều lỗi chính tả. Có em viết hết cả bài văn mà không có lấy một dấu
chấm, một lần xuống dòng. Có em lại dùng dấu câu một cách tùy tiện. Nói tóm
lại, khi viết một bài văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng, học sinh gặp
rất nhiều khó khăn.
Tôi thiết nghĩ, sở dĩ các em còn những hạn chế khi viết một bài văn miêu tả
là do những nguyên nhân sau:
- Học sinh chưa nắm chắc yêu cầu đề bài.
- Kỹ năng quan sát của học sinh chưa tốt.
- Học sinh chưa biết cách lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả.
- Khả năng dựng đoạn và viết bài văn miêu tả còn hạn chế.
- Học sinh chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
- Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá còn chưa cao.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả hay, có tính sáng tạo, giàu
hình ảnh thì trước hết cần giúp các em hiểu rằng: văn miêu tả là dùng lời văn của
mình giúp người đọc như thấy cụ thể trước mắt cái mình cần tả đó hình dáng

như thế nào?
4


Vì vậy ngay sau khi học xong bài: “Thế nào là văn miêu tả?” tôi đã khắc sâu
cho học sinh hiểu: Khi miêu tả các em không được đưa ra lời nhận xét chung
chung về thứ mình tả, mà phải làm cho người đọc thấy được cái em cần tả có
đặc điểm gì riêng biệt giúp người đọc phân biệt cái mình cần tả là gì. Từ những
nguyên nhân dẫn đến các em còn nhiều hạn chế khi viết một bài văn miêu tả, để
giúp học sinh làm tốt kiểu bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 tôi đã nghiên cứu
và đưa ra các biện pháp như sau:
2.3.1. Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi nó giúp học sinh định hướng được
công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bài văn gì?
Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì ?... Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu
của đề.
Ví dụ: Trước cổng nhà em hay trong khu nhà nơi em ở, trên đường em đi học
hay giữa sân trường có một cái cây cho bóng mát. Em hãy tả lại cái cây đó.
Sau khi nêu xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
Tôi hướng dẫn các em như sau:
* Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả)
* Kiểu bài nào? (tả cây cối)
* Đối tượng miêu tả là gì? (cây cho bóng mát) Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
Kể tên các loại cây cho bóng mát? (bàng, xà cừ, phượng vĩ,…)
- Gọi học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét.
Sau khi học sinh trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn gạch chân
các từ ngữ quan trọng.
Tóm lại: Giáo viên cần cho học sinh xác định trọng tâm miêu tả của từng
đối tượng khác nhau (cây hoa, cây ăn quả, cây bóng mát). Từ đó học sinh hiểu

được nên đi sâu miêu tả gì? nhấn mạnh đặc điểm gì? ( cây hoa đi sâu tả hoa, cây
ăn quả đi sâu tả quả, cây bóng mát đi sâu tả tán lá). Nếu giáo viên làm rõ yêu
cầu như vậy thì chắc chắn sẽ không có một bài văn nào của học sinh bị lạc đề.
2.3.2. Rèn kỹ năng quan sát:
Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể
hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì
em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của loài cây mình định tả để
thể hiện trong bài viết. Còn em nào quan sát hời hợt, phiến diện thì bài viết của
các em sẽ khô khan, nông cạn.
Tuỳ theo đề bài, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại địa điểm có
cảnh vật cần tả. Nếu không thể tổ chức quan sát được thì giáo viên cho học sinh
quan sát cảnh vật trước khi tới lớp và ghi lại những điều cảm nhận được.
Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh quan sát:
Ví dụ: Thể loại của bài văn là gì?
Kiểu bài văn là gì ?
Trọng tâm miêu tả là gì ?
5


Quan sát vào lúc nào ?
Quan sát theo thứ tự nào ?
Quan sát bằng những giác quan nào ?
Quan sát như vậy nhìn thấy nổi bật nhất là gì ?
Nghe thấy âm thanh gì ? Có cảm xúc gì ?
Có nhận xét gì qua những quan sát đó ?
- Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.
- Giáo viên có thể nêu những câu hỏi chung cả lớp.
- Giáo viên có thể có những câu hỏi gợi mở, học sinh trả lời miệng hoặc giáo
viên chỉ cần gợi ý với một học sinh nào đó thực hiện.
- Giáo viên dành thời gian tối đa cho hoạt động này, học sinh có thể ngồi yên

một chỗ, để có vị trí thích hợp quan sát, các em có thể dịch chuyển vị trí, các em
có thể thảo luận nhóm để tìm ý.
- Giáo viên có thể gợi ý các em phát hiện những nét đặc sắc đối tượng quan sát.
Để giúp các em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từng lọai cây
tôi sử dụng các thao tác rèn kỹ năng như sau:
a. Quan sát tỷ mỷ các bộ phận của cây theo 1 trình tự hợp lý:
Các em có thể quan sát theo các trình tự sau:
* Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của cây.
* Quan sát theo trình tự từng bộ phận của cây.
* Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của một bộ phận trên cây
Song dù quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ phận
chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ hơn.
Ví dụ: Quan sát cây phượng.
Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
* Quan sát từ xa: Hình dáng của cây khi nhìn từ xa.
* Quan sát khi đến gần:
- Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả.
- Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, ong
bướm, con người…)
Đó chính là quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận của cây phượng.
b. Quan sát bằng nhiều giác quan:
Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông
thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ
là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Xong tôi đã hướng dẫn các em
biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát.
Ví dụ: Quan sát cây phượng.
Tôi hướng dẫn như sau:
* Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông
nó giống cái gì?
* Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây phượng như thế nào?

* Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những loài
vật nào? Chúng làm gỉ ? …
6


* Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng
từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là
đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cho học sinh.
c. Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của cây:
Để giúp người đọc phân biệt được loài cây này với loài cây khác và nhất là
với hai cây cùng một loài, tôi đã định hướng cho các em tránh lối liệt kê tất cả
các bộ phận như một người thợ lắp ráp một đồ vật nào đó, mà cần phải nhằm
vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh cây ấy một cách rõ rệt, gợi
cho em nhiều ấn tượng nhất. Tập trung miêu tả những nét độc đáo và làm hiện
lên những nét riêng của loài cây đó khiến nó không lẫn với các loài cây khác.
Ví dụ: Quan sát cây phượng, học sinh cần quan sát tư thế, vị trí đứng của nó;
gốc, rễ, thân, tán lá, hoa, quả,… để tìm ra các nét riêng của cây.
Do đặc điểm trường Tiểu học Quảng Hưng là trường thuộc khu vực thành
phố. Chủ yếu diện tích đất là đất ở, đất khu công nghiệp, đất trồng cây ít. Xung
quanh trường, khu phố và ở nhà các em cây cối không nhiều. Vì vậy các em
không có không gian quan sát thực tế.
Trong khi dạy học sinh, tôi đã cho các em thực hành quan sát một số loài cây
có ngoài sân trường, thực hành quan sát cây ở khu phố, ở nhà. Ngoài ra, tôi còn
tham khảo các hình ảnh trên mạng Internet để trình chiếu cho các em quan sát.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÔ TRÒ TRONG TIẾT THỰC HÀNH QUAN SÁT
CÂY NGOÀI SÂN TRƯỜNG

Học sinh quan sátHọcâysinhhoaquangiấysát cây bàng

7



Học sinh quan sát cây phượng

Học sinh quan sát cây hoa lan

Học sinh quan sát cây hoa hồng
Quan sát cây bàng từ xa

8


Được thực hành trực tiếp quan sát, các em rất hứng thú và nhận ra được
những nét riêng biệt, đặc sắc của loài cây mình định tả để thể hiện trong bài viết.
Tóm lại: Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi quan sát đối
tượng được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng
miêu tả là việc làm không thể thiếu. Trong tiết học, học sinh phải tập quan sát
bằng nhiều giác quan khác nhau. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần hướng dẫn các
em quan sát bằng cách huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc
rồi ghi chép lại trong giờ học. Giáo viên phải hướng dẫn các em, nhận xét, uốn
nắn, chuẩn bị ứng phó các tình huống sư phạm. Dạy Tập làm văn đảm bảo theo
hướng đối mới phương pháp dạy học, các em được học tập tích cực, chủ động và
sáng tạo suy nghĩ độc lập, tự nhiên không gò bó, rập khuôn, máy móc.
2.3.3. Rèn kỹ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả.
Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài
chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tôi giúp các em có
thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn bài
chi tiết. Để giúp các em thực hiện tốt kỹ năng này, tôi hướng dẫn theo hai bước
sau:
a. Kỹ năng chọn lọc chi tiết:

* Kết quả các em quan sát được bao gồm cả phần thô lẫn phần tinh. Vậy làm thế
nào để giúp các em sàng lọc bỏ phần thô, chỉ giữ lại phần tinh. Để giúp các em
làm công việc đó, tôi yêu cầu các em xác định rõ yêu cầu của đề bài và đặc điểm
đối tượng miêu tả để lược bỏ chi tiết không cần thiết.
Ví dụ: Quan sát một cây ăn quả (cây bưởi đang ra quả).
Nhận thấy cây rất cao to và nhiều quả, muốn nhấn mạnh ý này các em lược bỏ
bớt chi tiết khác (ví dụ: không tả là chiều cao khoảng bao nhiêu mét, không kể
mỗi cành ra mấy quả..) mà giữ lại chi tiết “ Cây cao lớn như một chiếc ô giữa
trời, toả bóng một khoảng vườn. Quả chùm năm, chùm ba xum xuê làm cho các
cành bưởi trĩu xuống…”. Các chi tiết miêu tả trên đã được lọc.
b. Kỹ năng sắp xếp ý:
Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em không biết các sắp xếp ý thì
bài văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em làm tốt kỹ năng này
tôi luôn lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì luôn đủ ba phần:
* Mở bài: Giới thiệu cây sẽ tả (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp).
* Thân bài: Miêu tả cây:
- Tả bao quát: (từ xa đến gần)
- Tả chi tiết: (từng bộ phận của cây)
- Ích lợi của cây: (cho bóng mát, cho ta quả, bảo vệ bầu không khí trong lành.)
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.)
Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập
nhanh một dàn bài.
Ví dụ: Làm dàn ý tả cây phượng:
* Mở bài: Giới thiệu cây phượng:

9


Có ở sân trường em; có lúc nào em không biết vì khi em tới trường đã thấy
nó.

* Thân bài:
- Tả bao quát: hình dáng: cây cao đến tầng hai.
- Tả chi tiết:
+ Rễ cây: nhô lên khỏi mặt đất.
+ Thân cây: tròn, màu nâu, xù xì
+ Tán lá: xanh , mát rượi, che kín một khoảng sân trường.
+ Hoa: những chùm hoa li ti màu đỏ xen giữa đám lá xanh.
+ Quả: quả phượng dài.
+ Kết bài: Tình cảm của em đối với cây phượng.
- Cây phượng như một gian nhà nhỏ để che bóng mát.
- Chăm sóc cây phượng để nó ngày một xanh tốt.
Làm nhiều lần như vậy tôi đã xác định cho các em một thói quen tốt. Từ đó
các em có kỹ năng chọn lọc các chi tiết quan sát được, các em biết chọn bộ phận
nên so sánh và nhân hóa và sắp xếp chúng thành một dàn bài chi tiết.
2.3.4. Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả.
Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập,
các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Tôi hướng
dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một
nét nhất định.
Ví dụ: Khi tả cây phượng:
Đoạn 1: Giới thiệu cây phượng.
Đoạn 2: Tả bao quát cây phượng (nhìn từ xa, khi đến gần)
Đoạn 3: Tả từng bộ phận (gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả)
Đoạn 4: Tình cảm của em đối với cây phượng.
Ở bước này, tôi lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa
các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diễn tả theo
một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.
Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm
xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố
cục chặt chẽ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học

sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài
văn hoàn chỉnh.
2.3.5. Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ
thông qua các môn học khác.
Như chúng ta đã biết, cây cối là một sự vật vô tri, vô giác. Vì vậy ngôn ngữ
góp phần làm cho bài văn miêu tả sinh động, tạo hình. Để đạt được điều đó thì
buộc người viết phải sử dụng biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, sử
dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy,… Mặt khác, mỗi môn học đều có mục tiêu
riêng. Xong ngoài mục tiêu chính đó ra, nếu người giáo viên biết khai thác để
mở rộng kiến thức cho học sinh thì ta thấy tất cả các môn học đều bổ sung cho
nhau, hỗ trợ lẫn nhau nhất là trong môn Tiếng Việt. Các em học tốt Tập đọc,
10


Luyện từ và câu, Chính tả… thì các em sẽ học tốt Tập làm văn. Vì thế thông qua
từng bài học của môn Tiếng Việt tôi đều chú ý giúp các em khai thác nội dung
này.
a. Dạy Tập làm văn thông qua môn Tập đọc:
Trong văn miêu tả thì vốn từ ngữ miêu tả rất quan trọng. Việc giúp học sinh
tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và sử dụng vốn từ ngữ đó một cách chính xác, hợp
lý là vấn đề quan trọng của mọi giáo viên. Trong các bài tập đọc thuộc thể loại
văn miêu tả thì số lượng từ miêu tả rất phong phú, cách sử dụng rất sáng tạo.
sách Tiếng Việt 4 theo chương trình mới thì các loại bài tập đọc lại được biên
soạn theo tuần, theo chủ điểm. Thường thì ứng với mỗi chủ điểm là các dạng
Tập làm văn mà các em đang học. Vì vậy thông qua các bài tập đọc tôi giúp các
em chỉ ra các từ ngữ miêu tả hay, đã được chọn lọc. Cách sử dụng nghệ thuật
của tác giả chọn một vài trường hợp đặc sắc để phân tích kỹ giúp học sinh thấy
được sự sáng tạo của các nhà văn khi dùng chúng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Sầu riêng” Sách Tiếng Việt 4 – tập 2/Trang 34:
Khi phân tích đoạn 1, tôi giúp các em hiểu rằng để tả hương vị đặc biệt của

quả sầu riêng tác giả đã sử dụng các điệp từ: “thơm mùi thơm”, “béo cái béo”,
“ngọt cái vị ngọt”.
Khi phân tích đoạn 3 tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt
các từ ngữ đã được chọn lọc, nghệ thuật: so sánh.
“Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột – Lá nhỏ xanh vàng, hơi
khép lại tưởng như lá héo.”
Qua đó, tôi giúp học sinh hiểu rằng người ta có thể mượn hình ảnh để ca
ngợi một hình ảnh khác (mượn cái không đẹp của cây sầu riêng để tăng thêm
hương vị của trái sầu riêng).
Trên cơ sở đó, tôi cho học sinh tìm các ví dụ:
Ví dụ 2: Bài “Đoàn thuyền đánh cá” Sách Tiếng Việt 4 – tập 2/Trang 59:
Khi phân tích bài thơ nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt các từ ngữ đã
được chọn lọc và dùng nghệ thuật so sánh để nói về vẻ đẹp huy hoàn, kì vĩ của
biển cả:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa”; “Biển cho ta cá như lòng mẹ”
Ví dụ 3: Bài “Trăng ơi…từ đâu đến?” Sách Tiếng Việt 4 – tập 2/Trang 107:
Trong ba khổ thơ đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh để thể hiện vẻ đẹp
của trăng:
“Trăng hồng như quả chín”; “Trăng tròn như mắt cá”; “Trăng bay như quả
bóng”
Tóm lại: Ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và
phong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng. Cách sử dụng
các biện pháp nghệ thuật trong các bài Tập đọc cũng rất là sáng tạo. Bằng cách
này tôi đã giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ và học cách sử dụng chúng, đồng
thời thông qua các bài Tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng để một bài
băn miêu tả hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý.
b. Dạy Tập làm văn thông qua môn Luyện từ và câu:
11



* Mục tiêu chính của luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách sử
dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý. Khi dạy về các nội dung mở rộng vốn từ
theo từng chủ điểm, tôi giúp học sinh hiểu rõ nghĩa các từ ngữ, các thành ngữ,
các tục ngữ thuộc chủ điểm đó. Từ đó sẽ giúp các em sử dụng các từ ngữ đó
chính xác, hợp lý.
* Để tích lũy vốn từ cho học sinh tôi cho học sinh tìm thêm các từ đồng nghĩa,
từ gần nghĩa, từ trái nghĩa.
Ví dụ: Bên cạnh tính từ “đỏ” dùng để miêu tả hoa hồng (hoa phượng) còn có
nhiều từ ngữ khác như: đỏ rực, đỏ tươi, đỏ thẫm, đỏ chót, đỏ như son, đỏ như
lửa… tùy từng sự vật mà học sinh có thể lựa chọn nên dùng từ ngữ nào cho phù
hợp..
Trong các bài tập Luyện từ và câu có nội dung về ngữ pháp, ngoài việc dạy
các em cách viết câu đúng, tôi luôn tìm cách dạy các em cách viết câu văn có
hình ảnh. Khi giải quyết các bài tập dùng từ, đặt câu, tôi luôn đặt một câu văn đủ
ý bên cạnh một câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh.
Ví dụ: Tả hình dáng của một cây phượng, tôi đưa ra hai câu:
- Câu 1: Thân cây to, cao.
- Câu 2: Thân cây to cao khổng lồ.
Tôi cho học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn (100% học sinh trả lời là
câu 2 hay hơn vì nó tạo cho người đọc hình ảnh rất cụ thể nó to, cao đến chừng
nào…
Trên cơ sở đó, tôi cho học sinh tìm các ví dụ khác và nhận xét.
Tóm lại: Với biện pháp này, tôi đã rèn cho học sinh kỹ năng viết câu văn có
hình ảnh, đủ ý.
c. Dạy Tập làm văn thông qua viết chính tả:
* Như ở phần thực trạng tôi đã trình bày, bài văn của các em bị sai lỗi chính tả
rất nhiều, điều đó gây khó chịu cho người đọc. Vì vậy trong tất cả các tiết chính
tả, tôi luôn chú ý rèn cho các em có ý thức viết đúng chính tả.
* Ngoài ra thông qua giờ chính tả, tôi cũng giúp các em tích lũy thêm vốn từ
ngữ miêu tả và cách sử dụng chúng.

Ví dụ 1: Khi dạy bài chính tả sách Tiếng việt 4 – Tập 1.
Thông qua bài tập: “Điền vào chỗ… s/x”.
Sau khi học sinh thực hiện xong yêu cầu chính, tôi gọi học sinh đọc
lại: “Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trở lối sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ
xíu Thắp mùa đông ấm những đêm
thâu Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng
Hỏi: Bài thơ miêu tả những loại trái cây nào? (nhót, cà chua, ớt).
* Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả các loại trái cây đó? Lấy ví dụ.
(nghệ thuật so sánh: quả nhót – ngọn đèn, quả cà chua – đèn lồng, quả ớt – ngọn
lửa đèn dầu.)
12


* Từ đó tôi chỉ cho học sinh cái hay, sáng tạo và tác dụng của biện pháp nghệ
thuật nêu trên.
2.3.6. Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của bạn.
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể. Do đó trong
giảng dạy, giáo viên cần đưa ra những ví dụ cụ thể để học sinh hình dung, hiểu
rõ cách làm. Vì vậy trong các giờ trả bài viết, sau khi nhận xét và hướng dẫn học
sinh chữa lỗi, tôi chọn những bài văn hay, đạt điểm cao của học sinh trong lớp
để biểu dương, sau đó đọc cho cả lớp cùng nghe. Đọc xong, tôi đặt ra một số câu
hỏi để các em trả lời.
Ví dụ:
- Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào?
- Em học tập được những gì từ bài làm của bạn?...
Trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được
chính bạn của mình.Từ đó, tôi hướng dẫn học sinh sửa sai về câu, từ; Học sinh

khác giúp sửa sai câu cho bạn.
Ngoài ra trong quá trình dạy học, tôi tích lũy được rất nhiều những bài văn
hay của học sinh trong các năm học trước, tôi đọc cho các em nghe rồi cùng các
em phân tích cái hay, cái cần học tập trong từng bài văn.
Ngoài các biện pháp trên, tôi khuyến khích các em lập sổ tay văn học và
hướng dẫn các em cách sử dụng. Sổ tay văn học để ghi những câu văn hay, giàu
hình ảnh, các câu văn sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc… mà các em
đọc được trong sách báo, sách tham khảo, trong cuộc sống hàng ngày và trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi ngày một câu, mười ngày mười câu…
cứ như vậy vốn từ ngữ của các em sẽ ngày càng giàu lên.
Tóm lại: Việc giúp các em tự đánh giá các bài văn của mình của bạn và
không ngừng tích lũy vốn từ sẽ giúp các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn
nói chung và kiểu bài miêu tả nói riêng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trực tiếp vào lớp 4D, trường
Tiểu học Quảng Hưng do tôi làm chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em bắt đầu có
hứng thú và đam mê khi học Tập làm văn. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng và sinh
động hơn. Các em đã chủ động, tự giác trong việc hình thành kiến thức. Vốn từ
ngữ miêu tả của các em ngày càng phong phú hơn cả về số lượng lẫn chất lượng.
Cách sử dụng từ của các em chính xác hơn. Trong khi viết văn các em đã biết
cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, các từ láy, các
điệp từ…
Điều này đã được chứng minh qua điểm các bài thi định kỳ ngày một nâng
cao về chất lượng. Cụ thể, tôi ra một đề bài kiểm tra lấy kết quả để so sánh.

13


* Bảng B: Kết quả khảo sát cuối năm:

Đề bài: Hãy tả một cây ăn quả mà em thích nhất.
Mức độ đạt được
Học sinh biết Học sinh
biết Học sinh đã làm Học sinh viết
Tổng làm bài văn đúng cách làm bài văn, bài văn theo bố câu không đủ
số thể loại, một bài biết cách sắp xếp cục
ba phần ý nội dung
HS văn miêu tả hay, các ý tả cây theo nhưng diễn tả bài viết lan
có tính sáng tạo, một trình tự nhất hay sa vào kể, man,
lủng
giàu hình ảnh, ý định, dùng từ ngữ, liệt kê lại những củng.
văn mạch lạc, có phù
hợp diễn tả điều quan sát
cảm xúc.
khá chính xác.
được...
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
35
10 em
28,6% 16 em.
45,7% 8 em.
22,9% 1 em 2,8%
So sánh kết quả bảng B với bảng A, tỉ lệ tăng đáng kể.

Kết quả trên cho thấy những biện pháp tác động giáo dục mà đề tài nêu là có
cơ sở lý thuyết và đem lại kết quả thực tiễn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận
Qua việc thực hiện đề tài: “Một số biện pháp viết bài văn miêu tả cho học
sinh lớp 4”, tôi nhận thấy rằng kết quả thu được không phải có ngay trong một
sớm một chiều, nó là cả một quá trình.
Để có hiệu quả cao thì cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực phấn đấu.
Vì vậy những người giáo viên phải có biện pháp tích cực, áp dụng thường
xuyên, liên tục, có như vậy mới bồi dưỡng được năng lực viết văn cho các em.
Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học.
với học sinh trung bình, yếu thì chỉ yêu cầu các em viết đúng, đủ (mở bài trực
tiếp, kết bài không mở rộng). Với học sinh khá giỏi thì khuyến khích và hướng
các em viết câu văn hay, bài văn sinh động (mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng).
Điều quan trọng là người giáo viên phải thu hút được tất cả học sinh cùng tham
gia hoạt động học tập.
Để làm được một bài văn miêu tả hay, giàu hình ảnh, cảm xúc, lôi cuốn
người đọc bắt buộc các em học sinh phải có được kỹ năng làm bài. (Từ quan sát,
lựa chọn ý, sắp xếp ý, viết đoạn, viết bài.) Và các yêu cầu bổ trợ cho quá trình
rèn luyện kỹ năng. Vì vậy ngoài giờ tập làm văn, học sinh cần có thói quen tích
lũy vốn từ, trau dồi cách sử dụng vốn từ đó thông qua tất cả các giờ học. Ngoài
ra, học sinh có thể tìm thêm sách tham khảo, báo, truyện để đọc, điều đó cũng
rất bổ ích cho việc học văn của các em.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
- Thư viện nhà trường cần trang bị đầy đủ sách, tài liệu tham khảo các dạng văn,
bài văn miêu tả. Nội dung các tài liệu bồi dưỡng cần có sự thống nhất với nội
dung trong sách giáo khoa và phù hợp với trình độ học sinh.

14



- Tổ thường xuyên sinh hoạt chuyên môn thảo luận về dạy kiểu bài văn miêu tả
ở lớp 4.
* Đối với Phòng giáo dục:
- Phòng GD&ĐT tổ chức hội thảo về sáng kiến kinh nghiệm, tạo điều kiện cho
chúng tôi học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Trên đây là một số giải pháp của tôi đưa ra trong quá trình dạy dạng văn
miêu tả cho học sinh lớp 4. Quá trình nghiên cứu đề tài của tôi chắc chắn còn
nhiều hạn chế và thiếu sót, mong các đồng nghiệp và các đồng chí chỉ đạo
chuyên môn góp ý để việc vận dụng sáng kiến này vào thực tiễn giảng dạy đạt
kết quả tốt hơn. Để bản thân tôi ngày càng nâng cao kinh nghiệm và năng lực
công tác, ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Quảng
Hưng nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Quảng Hưng, ngày 10 tháng 4 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Chung Thị Hòa

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Tiếng việt 4 (Tập 1+2) (Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên).
Vở bài tập tiếng việt 1 (Tập 1+2) (Đặng Thị Lanh).
Sách giáo viên tiếng việt 4 (Tập 1+2) (Đặng Thị Lanh).
Những bài làm văn mẫu 4 (Trần Thị Thìn).

16



×