Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5 ở trường tiểu học nga lĩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.99 MB, 24 trang )

TT

MỤC LỤC

Trang

1
1.1
1.2

Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

1
1
2

1.3
1.4

Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

2
2

2
2.1
2.2
2.3



Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2
2
3
5

Giải pháp 1: Lựa chọn và xây dựng giáo án điện tử vào bài
dạy phù hợp
Giải pháp 2: Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện
bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin
Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin với cách sử dụng
tranh ảnh trong tiết dạy
Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin với cách tích hợp
video, băng hình, băng ghi âm trong tiết dạy
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận và kiến nghị

5

2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4

3

6
9
17
18
19

3.1

Kết luận

19

3.2

Kiến nghị

20


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành và
phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp
trong các môi trường của lứa tuổi. Việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện
tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên, con
người của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình
thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ
và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Phân môn Tập đọc trong
Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học
tốt Tiếng Việt.
Trong thời đại hiện nay CNTT là giải pháp quan trọng cần triệt để khai
thác khi dạy và học. CNTT có thể giúp con người chọn nhập và xử lý thông tin
nhanh chóng để biến thành tri thức. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chúng ta
đang thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá khuyến khích giáo viên, học sinh
học và sử dụng CNTT để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất
lượng giáo dục, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao.
Đưa CNTT vào giảng dạy các môn học, đặc biệt là các môn sử dụng
nhiều tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài giảng giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến
thức. Trong các môn học ở Tiểu học môn học nào cũng có thể sử dụng Ứng
dụng CNTT vào dạy học. Với phân môn Tập đọc là rất cần thiết. Bởi vì phân
môn này chứa đựng một số kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh hoạ để giúp
học sinh dễ tiếp thu bài hơn so với tiết dạy không ứng dụng CNTT. Ngoài ra còn
tạo cho tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả cao.
Năm học 2018-2019 tiếp tục thực hiện “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ
thông tin trong quản lý, dạy học và tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0”. Vậy làm thế nào để ứng dụng Công nghệ thông tin vào
trong quá trình giảng dạy và mang lại hiệu quả cao là một vấn đề mà tôi rất quan
tâm, trăn trở. Bởi lẽ, việc ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ góp phần làm cho
giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của
học sinh. Đồng thời giáo viên đỡ mất thời gian trong việc giảng giải, thuyết trình
các vấn đề mà học sinh cần tìm hiểu.
Tuy nhiên trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ
phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu hết ý
nghĩa, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới

PPDH. Vì vậy chất lượng giờ dạy các bài tập đọc hiệu quả chưa cao. Học sinh
tiếp thu bài còn chậm, chưa hiểu được nghĩa của một số từ khó có trong bài và
chưa nắm được nội dung của bài tập đọc.
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, đồng thời
năm học 2018-2019, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B, bản thân
1


đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp ứng dụng
công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc
lớp 5 ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh”.
Với mong muốn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập và trong giao tiếp. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc
nói riêng và dạy học môn Tiếng việt ở lớp 5 nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng Ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn Tập đọc
lớp 5 của trường Tiểu học Nga Lĩnh để tìm ra các biện pháp dạy và học phân
môn Tập đọc lớp 5 đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Lý luận về dạy và học phân môn Tập đọc.
- Thực tiễn việc ứng dụng CNTT vào dạy phân môn Tập đọc nói chung và
dạy tập đọc lớp 5 nói riêng.
- Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Nga Lĩnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu nói
về dạy phân môn Tập đọc.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát bằng thực tế trên các tiết học
và thông qua bài khảo sát về phân môn Tập đọc của học sinh lớp 5 trường Tiểu
học Nga Lĩnh.

- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại số học sinh theo một số kỹ
năng đối với phân môn Tập đọc.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực
tiễn dạy học Ứng dụng CNTT đối với phân môn Tập đọc lớp 5. Tổng hợp kết
quả khảo sát phân môn Tập đọc đối với học sinh lớp 5B trường Tiểu học Nga
Lĩnh trước và sau khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số giải pháp ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 ở trường Tiểu học
Nga Lĩnh để rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là cả một vấn đề rất quan trọng,
đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới, nhằm thay đổi phương
pháp học tập. Theo quan niệm dạy học mới, dạy học là quá trình phát triển, quá
trình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lí.
Đối với ngành giáo dục Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm
thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn
nữa, Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta hòa nhập toàn thế giới
trong mọi lĩnh vực. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục, Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh ứng dụng Công
nghệ thông tin trong dạy và học:
2


+ Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001 chỉ rõ: “Trọng
tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin và
đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo”
[1].
+ Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 nêu

rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ,
làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là
phương tiện để tiến tới một xã hội học tập...” [2].
+ Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 của ngành Giáo dục.
“Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, thu
hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của
người học giữa các vùng, miền” [3].
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các
phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp
cận kiến thức, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để
ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo
nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông
tin và truyền thông.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc,
trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện
để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện
của bản thân mình.
Do đặc thù của môn học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, quá trình nhận
thức của học sinh cần phải gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Vì vậy các
phương tiện trực quan rất cần thiết cho quá trình giảng dạy. Đặc biệt là các
phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh.
Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét hiển thị dưới các dạng
khác nhau, phù hợp với thực tế, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, nhớ lâu
hơn.
Ở bậc Tiểu học thì môn Tiếng Việt lớp 5 là một trong những môn cần có
nhiều đồ dùng trực quan đa dạng để dẫn dắt học sinh tiếp thu bài, thực hành, làm
bài tập nhanh và hiệu quả.

Mặc dù tranh ảnh đã được cung cấp nhưng còn hạn chế. Phần tìm hiểu
nghĩa các từ chỉ có kênh chữ để minh họa cho một số từ cần giảng, thiếu những
hình ảnh trực quan để giờ dạy đạt hiệu quả. Mặt khác việc ứng dụng Công nghệ
thông tin vào giảng dạy sẽ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trình bày bài giảng,
dành lượng thời gian này cho học sinh rèn thêm kiến thức kỹ năng. Vì vậy, đưa
ứng dụng này vào giảng dạy là cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
*Về phía giáo viên:
Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, màn chiếu…
và được giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học từ nhiều năm qua.
3


Hầu hết giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính và biết ứng dụng CNTT vào
dạy học. Tuy nhiên giáo viên còn chưa coi trọng việc ứng dụng CNTT vào dạy
học nên việc đầu tư để có một bài giảng điện tử hay chưa nhiều. Một số giáo
viên đã tải các bài giảng điện tử trên mạng Internet về tham khảo nhưng chưa
chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh của lớp mình.
Trong quá trình dạy giáo viên còn lạm dụng CNTT, trình chiếu quá nhiều
Slide kể cả kênh chữ và kênh hình khi không cần thiết. Điều đó làm cho học
sinh chỉ chăm chú nhìn trên màn hình mà không tập trung làm việc cá nhân hoặc
hoạt động nhóm.
Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự… người học
“thưởng thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ý
hướng khai thác các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạo
tình huống có vấn đề… cho người học. Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiên
cứu kĩ mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phương
pháp dạy học.
Giáo viên chưa coi trọng việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn

Tập đọc cho rằng đối với phân môn Tập đọc không cần thiết mà chỉ cần cho học
sinh đọc bài là được.
Giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốn
thời gian để chuẩn bị bài giảng. Bởi vì để tạo được những hình ảnh đẹp, sống
động trên các Slide đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính là
điều mà giáo viên rất ái ngại. Chính vì thế giáo viên chủ yếu chỉ ứng dụng Công
nghệ thông tin trong các tiết thao giảng, còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trong
các tiết dạy thông thường.
* Về phía học sinh:
- Các em đã được tiếp xúc với các môn học qua việc ứng dụng CNTT
trong giờ học. Tuy nhiên đối với phân môn Tập đọc việc ứng dụng CNTT trong
tiết học chưa được nhiều. Bên cạnh đó còn rụt rè, thiếu tự tin trong học tập.
- Học sinh phần đa là con em nhà nông nên việc được tiếp xúc với CNTT
rất ít. Các em mới chỉ được tiếp xúc gián tiếp với CNTT qua tivi, đài, báo.
- Việc giao tiếp “thân thiện” giữa học sinh với giáo viên còn hạn chế.
Nhiều em còn đọc chậm và chưa hiểu được nội dung của bài tập đọc nên chất
lượng trong việc dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và học bộ môn Tiếng Việt
nói chung là chưa cao.
Kết quả khảo sát tháng 9/2018 tại lớp 5B Trường Tiểu học Nga Lĩnh:
Sĩ số
Học sinh
21

Điểm 10 - 9
SL
%
3
14,3

Điểm 8 - 7

SL
%
5
23,8

Điểm 6 - 5
SL
%
9
42,9

Điểm dưới 5
SL
%
4
19

Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy: Học sinh trong lớp
còn nhiều em đọc chậm, chưa hiểu hết một số từ ngữ khó và quan trọng trong
4


bài dẫn đến việc cảm thụ bài học chưa sâu, chưa rút ra được ý của đoạn, nội
dung bài tập đọc một cách cụ thể và nhanh chóng. Tỉ lệ học sinh đạt điểm 9, 10
còn thấp, tỉ lệ học sinh đạt điểm 5, 6 và điểm dưới 5 còn nhiều. Để nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5, sau khi thực hiện tương đối thành
công, tôi xin đề xuất các giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng, bản thân đưa ra các giải
pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 5

nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để nâng cao chất
lượng dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung:
2.3.1. Giải pháp 1: Lựa chọn và xây dựng giáo án điện tử vào bài dạy phù
hợp:
Không phải bài học nào cũng làm được đồ dùng dạy học và ứng dụng
CNTT vào giảng dạy. Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy cụ thể, chọn
lựa nội dung, kiến thức phù hợp trong việc ứng dụng CNTT để tiết học mạng lại
hiệu quả cao, học sinh luyện đọc tốt, hiểu từ ngữ khó, hiểu nội dung bài một
cách cụ thể. Tránh tình trạng lạm dụng và làm nhiễu tiết học với những nội dung
không cần thiết.
Chúng ta cần phải hiểu đúng về “bài giảng điện tử” là để hỗ trợ trong dạy
học chứ không phải dùng “bài giảng điện tử” biến thành một buổi trình chiếu
cho học sinh xem. Qua thực tế tiến hành các bài giảng điện tử cho thấy rằng việc
sử dụng các bài giảng điện tử cũng cần có những thiết bị truyền thống hỗ trợ
như bảng viết, lời giải thích, lời liên kết, chuyển ý hay những câu hỏi nhỏ. Vì
không phải những gì diễn ra trong giờ học đều được đưa vào “bài giảng điện tử.
Từ việc lựa chọn bài dạy có sử dụng CNTT, để xây dựng bài dạy có hiệu
quả, từ những đoạn clip, thông tin, tư liệu, hình ảnh giáo viên tạo các slide hình,
slide chữ sinh động, hấp dẫn phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, với nội dung
bài học và đạt mục tiêu bài dạy, làm tăng thêm tính thuyết phục đối với học sinh.
Và làm cho tiết học sinh động, phong phú hơn. Đặc biệt có tác dụng tích cực
trong việc đổi mới PPDH. Việc xây dựng các giáo án điện tử chúng ta cần chú ý
đến việc tìm kiếm sử dụng hình ảnh, tư liệu thực tế về cảnh đẹp thiên nhiên, văn
hoá lịch sử địa phương gắn với từng bài học tạo mối quan hệ thân thiện, nhẹ
nhàng, gần gũi với cuộc sống học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết các
truyền thống lich sử, vẻ đẹp của dân tộc qua các thời kỳ. Làm cho các em như
đang được đi du lịch tham quan các vùng quê của đất nước mình. Cảm nhận
được sâu sắc nội dung bài học sẽ giúp các em thể hiện bài đọc tốt hơn qua việc
thể hiện giọng điệu, sắc thái và biểu cảm. Qua các bài học còn giúp các em có kĩ
năng sống, có vốn hiểu biết sơ giản về những nét đẹp văn hoá, lịch sử, con người

và thiên nhiên đất nước, cũng như những tập tục của từng địa phương.
Đây là phân môn Tập đọc nên ngoài việc xây dựng các hình ảnh, tư liệu
phục vụ cho bài dạy được tốt giáo viên cần phải cố gắng tạo và rèn cho mình
một tác phong nhẹ nhàng, gần gũi. Ngôn ngữ trong sáng, truyền cảm, cử chỉ dịu
dàng, thân thiện, thực hiện đánh giá học sinh trong tiết học một cách có hiệu quả
nhằm động viên, khuyến khích học sinh kịp thời để các em cố gắng phát huy khả
năng của mình hơn nữa.
5


Như vậy: Nếu giáo viên chịu khó nghiên cứu bài dạy để lựa chọn việc sử
dụng CNTT sao cho hợp lý thì hiệu quả giờ học sẽ được nâng cao. Đồng thời sẽ
tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, giúp học sinh chủ động, tích cực học tập, lĩnh hội
kiến thức.
2.3.2. Giải pháp 2: Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài
giảng ứng dụng công nghệ thông tin:
Để thực hiện ứng dụng CNTT trong các bài giảng giáo viên cần phải nắm
được quy trình và nguyên tắc khi thực hiện để xây dựng, thiết kế các bài dạy
một cách hợp lý, có tác dụng cao trong việc đổi mới PPDH.
a. Thiết lập các Slide trên một bài giảng:
Trong các tiết dạy giáo viên cần lưu ý không mang tư tưởng áp đặt những
kiến thức vào bài giảng. Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏi
những gì không cần thiết phải thể hiện toàn bộ trong Slide. Chúng ta cần nhớ:
Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là nơi chỉ chứa tên bài
học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng.Tùy theo từng nội
dung của bài chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh minh họa một cách hợp lý.
Khi dạy một bài tập đọc chúng ta chỉ cần đưa một số hình ảnh minh họa để giới
thiệu bài hoặc giảng các từ ngữ khó có trong bài tập đọc, hoặc một số kiến thức
cần chốt trong bài.
Ví dụ: Khi dạy bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

Giáo viên thiết kế Slide hình ảnh như sau để giới thiệu bài:

Thứ hai ngày10 tháng 9 năm 2018
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng chữ,
màu sắc, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn
trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu. Nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giải
thích kĩ càng và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide.
Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài dạy,
tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ. Tránh những tiết dạy
giáo viên muốn lôi cuốn học sinh nhìn lên màn hình bằng cách thêm vào những
6


hình ảnh động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai lầm. Bởi vì nếu thiết kế như
thế học sinh sẽ bị cuốn hút bởi những hình ảnh mà không chú tâm vào nội dung,
yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Cần nên tránh sử dụng hình ảnh động trong những
hoạt động tìm hiểu kiến thức, chỉ được sử dụng trong những trò chơi học tập.
Ví dụ: Khi thiết kế bài: Hành trình của bầy ong:
Với phần hướng dẫn học sinh luyện đọc câu chỉ cần thiết kế các Slide đơn giản
như sau:
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018
Tập đọc

Hành trình của bầy ong
Luyện đọc:
Chắt trong vị ngọt/mùi hương
Lặng thầm thay/những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất/đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa/đã tàn phai tháng ngày.

Từ Slide thiết kế này giáo viên kết hợp với cách hướng dẫn và các hiệu
ứng để dễ dàng hướng dẫn học sinh cách đọc một số câu khó như đã nêu về cách
ngắt, nghỉ, nhấn giọng ở các từ ngữ. Như vậy các em sẽ biết cách đọc để đọc bài
được tốt hơn.
b. Về màu sắc của nền hình:
Màu sắc không lòe loẹt, đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh.
Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu nhạt (trắng, xanh
nhạt…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền nhạt thì
chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay màu đậm.
c. Về font chữ và cỡ chữ:
- Dùng các font chữ, khung, nền hợp lí. (ví dụ: nền màu trắng, màu xanh
cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau).
- Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Time New
Roman…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi
trình chiếu.
- Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay
có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên
màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector
chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở
lên mới đọc rõ được.
7


d. Về trình bày nội dung trên nền hình:
Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên

xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới
theo tỷ lệ thích hợp, để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết
khi chiếu lên màn. Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng…) cần phải
được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch
lạc trong học sinh. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ
nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp
thông tin xác định cho học sinh như ta mong muốn.
đ. Trình chiếu bài giảng:
Trong khi thực hiện tiết dạy ứng dụng CNTT giáo viên phải thực hiện tốt ở
ba khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và truyền thụ kiến thức trọng tâm mà học
sinh cần nắm.
Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT cần phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa
sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Nên chúng ta cần
phải lưu ý những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém
sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết trên màn chiếu. Do đó để học sinh
có thể quan sát được bài học chính xác từ màn chiếu khi xây dựng bài giảng
điện tử cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:
- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng.
- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào
mỗi trang trình diễn.
- Khi giáo viên trình chiếu một bài giảng điện tử để học sinh có thể quan
sát kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Nên
phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương
ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc,
ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về trang có nội dung tổng
thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.
Trong bài giảng điện tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa,
hình ảnh… nên để giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được trình bày
trước lớp. Giáo viên cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch bài dạy cụ thể.
Trong đó ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với tiết học,

nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong tiết học, vấn đề nào trình bày trước, vấn
đề nào trình bày sau, Vấn đề nào là trọng tâm cần nhấn mạnh, cần khắc chốt. Dự
kiến thời gian cho từng nội dung… Giáo viên phải chuẩn bị kỹ để khi lên lớp sẽ
chủ động được về mọi mặt tránh tình trạng như: chưa nói hết nội dung các slide
hoặc đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa tức là đồng nghĩa với việc “cháy
giáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài dạy.
Như vậy: Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng
dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên hoàn toàn chủ động trong tiết dạy và có
kĩ năng thành thạo khi thực hiện một bài giảng điện tử. Do đó chất lượng giờ
dạy đạt hiệu quả tốt, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học.

8


2.3.3. Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin với cách sử dụng tranh
ảnh trong tiết dạy:
Tranh ảnh đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong các phương tiện dạy học
bởi lẽ tranh ảnh mang lại cái nhìn trực quan và cụ thể nhất đến với học sinh. Học
sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm
tính trừu tượng của kiến thức. Tranh ảnh có tác dụng minh họa cho các khái
niệm, quá trình. Nó hỗ trợ và phát huy mọi giác quan của người học, tăng độ tin
cậy và khắc sâu kiến thức, góp phần không nhỏ trong việc cải tiến phương pháp
dạy học của giáo viên và thay đổi hình thức học của học sinh theo hướng tích
cực. Trong hệ thống SGK Tiếng Việt lớp 5, chủ yếu là các tranh minh họa còn
lại là một số ít các ảnh chụp. Để giới thiệu bài tập đọc, tôi sử dụng hệ thống
tranh, ảnh trong SGK. Tuy nhiên để mở rộng kiến thức cho học sinh, để khai
thác các từ ngữ trong các bài Tập đọc, sử dụng ảnh sẽ giúp các em tiếp cận
thông tin một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Sử dụng tranh ảnh trưng bày theo cách
truyền thống sẽ khó bảo quản, tốn kém và cồng kềnh. Việc ứng dụng CNTT,
trình chiếu các hình ảnh trên slide sẽ giúp tôi sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp,

sinh động, hấp dẫn mà dễ dàng lưu trữ, bảo quản. Trong hoạt động luyện đọc,
sau khi yêu cầu học sinh đọc phần chú thích, tôi minh họa các chú thích để học
sinh hiểu rõ hơn về những sự vật ở trong bài. Tôi thường chọn các từ ngữ khó
hiểu, cần trực quan hóa đối với học sinh. Ngoài những từ ngữ được giải thích ở
phần chú thích, ở phần tìm hiểu bài tôi cũng cũng làm rõ các chi tiết, hình ảnh
đắt trong bài tập đọc để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nghệ thuật bài đọc.
Ví dụ: Bài “ Sắc màu em yêu”- SGK Tiếng Việt 5-Tập 1 (Trang 19, 20)
Ngay hoạt động giới thiệu bài, tôi đã sử dụng slide hình ảnh những sự vật và con
người được nói tới trong bài thơ. Từ đó, học sinh bước đầu có cái nhìn
khái quát về nội dung bài đọc.

9


Ở phần tìm hiểu bài tôi cũng cũng làm rõ các chi tiết, hình ảnh đắt trong
bài tập đọc để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nghệ thuật bài đọc qua việc tạo
các slides hình ảnh chụp lại màu sắc của các sự vật đó để học sinh quan sát:

Màu vàng của hoa cúc mùa thu, lúa đồng chín rộ

Màu trắng của đóa hoa hồng bạch, mái tóc của bà

10


Màu đen của hòn than óng ánh, màn đêm yên tĩnh

Màu tím của hoa sim, nét mực chữ em

11



Màu nâu của đất đai cần cù, gỗ rừng bát ngát
Với việc ứng dụng CNTT trong dạy bài “Sắc màu em yêu”, học sinh được
quan sát nhiều hình ảnh trong thực tế để làm rõ các chi tiết, hình ảnh trong bài,
tôi thấy học sinh rất hứng thú, tích cực học tập. Các em đã hiểu nghĩa từ, nội
dung bài rất tốt. Hơn thế tất cả học sinh đều đọc bài tốt. Điều đặc biệt là các em
đều cảm thấy yêu mọi màu sắc trên đất nước của mình, qua đó thể hiện tình yêu
đối với quê hương, đất nước.
Ví dụ: Bài “Phong cảnh Đền Hùng” – Tiếng Việt 5 - tập 2 (trang 72)
Đây là một bài Tập đọc thuộc chủ điểm Nhớ nguồn, ca ngợi công lao của
những người có công với đất nước. Tôi đã sử dụng hình ảnh thực tế trình chiếu
cho học sinh quan sát để giới thiệu về Đền Hùng (đền thờ các vua Hùng ở núi
Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Đền Hùng
Ngoài ra để giúp học sinh hiểu một số từ ngữ như Bức hoành phi, ngọc phả
trong phần chú thích và giải nghĩa, tôi cho học sinh quan sát một số hình ảnh để
học sinh hiểu rõ hơn.

Bức hoành phi

Ngọc phả

Để giúp các em biết được một số cảnh đẹp ở Đền Hùng. Tôi đã đưa ra
một số hình ảnh yêu cầu các em quan sát:
12


Đền Thượng


Đỉnh núi Ba Vì

Dãy núi Tam Đảo
Núi Sóc Sơn

Ngã Ba Hạc
Đền Trung

13


Đền Hạ

Chùa Thiên Quang

Đền Giếng
Như vậy, với việc ứng dụng CNTT trong dạy bài “Phong cảnh Đền
Hùng”, tôi thấy học sinh rất hứng thú, tích cực học tập. Các em hiểu nghĩa từ,
nội dung bài rất tốt. Đặc biệt qua hệ thống hình ảnh giúp các em như được thăm
quan đền Hùng với vẻ đẹp của của phong cảnh và hiểu được sự tôn nghiêm ở
nơi đây - nơi thờ các vị anh hùng của dân tộc. Khi các em hiểu bài có cảm nhận
sâu sắc về bài học giúp các em đọc bài tốt hơn nhiều so với các tiết dạy không
ứng dụng CNTT. Điều đặc biệt là các em đều cảm thấy tự tin, yêu mến và tự hào
về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước và ghi nhớ công ơn của các vị vua hùng với
đất nước.
Ví dụ: Bài “Người công dân số Một (tiếp theo)”, SGK Tiếng Việt 5Tập 2 (trang 10-11)
Đây là bài Tập đọc thuộc chủ điểm “Người công dân” ca ngợi tầm nhìn
xa rộng và lí tưởng cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Ngay hoạt động giới thiệu
bài, tôi đã sử dụng slide hình ảnh bức tranh ba người thanh niên đang nói

14


chuyện với nhau bên cạnh là chiếc đèn dầu, trình chiếu cho học sinh quan sát,
kết hợp với những câu hỏi mang tính gợi mở để các em tự rút ra nội dung bức
tranh. Từ đó, học sinh bước đầu có cái nhìn khái quát về nội dung bài đọc.

Để giúp học sinh hiểu một số từ ngữ như Súng thần công, tàu La-tút-sơ
Tơ-rê-vin, biển đỏ trong phần chú thích và giải nghĩa, tôi cho học sinh quan sát
một số hình ảnh để học sinh hiểu rõ hơn.

Súng thần công

1
5


Tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin

Biển đỏ
Phần khắc sâu kiến thức bài học, tôi đã cho học sinh biết Người công dân
số Một ở đây chính là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là
chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo một số slides hình ảnh của Bác.

16


Phần mở rộng, liên hệ nội dung bài học, tôi dùng slide hình ảnh về những
công lao của Bác đối với đất nước. Nhờ Bác đã ra đi tìm đường cứu nước mà đất
nước được độc lập, tự do, đất nước được thanh bình, ngày càng đổi mới như

ngày hôm nay.

Đất nước ngày giải phóng

17


Đất nước thanh bình, ngày càng đổi mới
Như vậy, với cách dạy thông thường chỉ là sử dụng một số hình ảnh có
sẵn trong sách giáo khoa sẽ không mạng lại hứng thú học tập cao cho học sinh,
dễ gây sự nhàm chán. Còn nếu sử dụng tốt ứng dụng CNTT trong tiết học, ngoài
các hình ảnh trong SGK, giáo viên còn đưa thêm nhiều các hình ảnh khác thuộc
chủ đề và phục vụ trực tiếp cho bài học. Giúp các em có cảm nhận thực tế, mở
rộng được kiến thức, hiểu biết của mình qua các bài học. Ngoài ra còn gây được
hứng thú học tập cao đối với học sinh. Qua áp dụng biện pháp này tôi thấy rõ
hiệu quả của giờ học Tập đọc. Học sinh đã thực sự tự tin khắc sâu bài học và
đọc bài tốt hơn thông qua giờ học ứng dụng CNTT.
2.3.4. Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin với cách tích hợp video,
băng hình, băng ghi âm trong tiết dạy:
Video, băng hình là công cụ ghi hình đồng thời với ghi âm (băng ghi âm)
trên băng để phát lại. Video, băng hình được sắp xếp vào nhóm các công cụ giải
trí hàng đầu của con người, nó mang lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho
con người từ vui, buồn, háo hức đến thất vọng. Không chỉ làm nhiệm vụ công cụ
giải trí, video, băng hình được đưa vào dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói
riêng đã trở thành phương tiện hữu dụng. Kết hợp với các thiết bị dạy học hiện
đại, các phần mềm PowerPoint, phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm cung cấp kiến
thức hiệu quả nhất đến với học sinh. Giáo viên có thể sử dụng các đoạn video,
băng hình để khơi gợi lên cảm xúc của học sinh trong các bài Tập đọc, minh họa
cụ thể, sâu sắc và sinh động kiến thức cho học sinh, góp phần tạo nên thành
công của bài giảng. Sử dụng video, băng hình cũng tạo nên hứng thú, góp phần

làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn.
Video sử dụng trong dạy học Tập đọc cần phải chắt lọc kĩ càng sao cho
sát với nội dung của bài học nhất. Trong một bài học không nên dùng quá nhiều
video bởi như vậy sẽ gây mất nhiều thời gian của tiết học, lấn sang phần chính
của bài mà kết quả sẽ không cao, học sinh sẽ không thể nào nhớ hết được và
cũng không có khả năng nhận biết được video, băng hình nào là quan trọng nhất
để tập trung sự chú ý vào. Tiết học vì thế sẽ trở nên nặng nề, học sinh khó nắm
bắt dẫn đến mất tập trung, sao nhãng. Chính vì vậy, khí sử dụng phương tiện
hiện đại cần chú ý sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục tiêu của bài học.
18


Video, băng hình thường được đưa vào phần Tìm hiểu bài. Những đoạn
video đưa vào bài học cần ngắn gọn, nội dung rõ ràng để qua đó học sinh hiểu
được giá trị của bài, tình cảm của tác giả.
Ví dụ khi dạy bài Tập đọc: Ê-mi-li,con...(SGK Tiếng Tiệt 5, tập 1 trang
129), để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm
lược của chính quyền Mĩ ?’’, tôi cho học sinh xem đoạn video, băng hình ngắn
ghi lại những tội ác mà Mĩ gây ra cho Việt Nam để các em hiểu được sự hung
bạo của chiến tranh và dựa vào đó trả lời câu hỏi của bài học. Ngoài ra đoạn
video cũng giúp các em có thái độ phê phán chiến tranh, thêm yêu hòa bình.
Hay ở bài Tập đọc Trồng rừng gặp mặn (SGK Tiếng Việt 5, tập 1 trang
129), tôi cho học sinh theo dõi video clip về thiên tai xảy ra và những tác hại của
nó khi rừng ngập mặn bị bị phá hủy. Từ đó các em sẽ nêu lên được tác dụng của
rừng ngập mặn, đồng thời giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Như vậy, việc tích hợp video, băng hình, băng ghi âm trong tiết dạy đã
góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy. Qua những hình ảnh sinh động và âm thanh
ghi lại, học sinh dễ cảm nhận được thực tế và cảm nhận được những vấn đề đã
xảy ra trong quá khứ, góp phần tác động tích cực đến nhận thức của các em. Từ
đó các em ghi nhớ nội dung bài học và đọc bài tốt hơn.

Tóm lại: Có thể nói, với việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng
CNTT trong dạy học Tập đọc, tôi thấy các tiết học, học sinh đã rèn được rất
nhiều kĩ năng: kĩ năng đọc - hiểu, đọc diễn cảm; kĩ năng sống (kĩ năng giao tiếp,
trình bày, phân tích, tổng hợp vấn đề,…). Đặc biệt là học sinh thực sự hứng thú,
tự tin trong học tập và các em đã có tình cảm yêu mến, tự hào về nét đẹp văn
hoá, lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam nói chung và ở
địa phương các em nói riêng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau khi áp dụng các giải pháp đã trình bày trên, tôi thấy: Các tiết tập đọc
có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả rất cao. Học sinh say mê và có hứng thú tập
trung vào bài học rất tốt. Các em nắm bắt bài học nhanh hơn, nhớ lâu hơn, học
tập một cách tích cực, tự giác hơn, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng
cao.
Đặc biệt giáo viên khắc sâu được kiến thức trong bài học dễ dàng. Học
sinh dễ hiểu các từ ngữ khó cần giải thích khi có các hình ảnh minh họa cụ thể,
Từ các hình ảnh được mở rộng trong bài giáo viên như một hướng dẫn viên giúp
các em đi sâu hơn để cảm nhận bài học một cách sâu sắc. Biết được cái hay, cái
đẹp trong mỗi bài tập đọc. Từ đó các em thể hiện đọc bài với giọng điệu, sắc thái
biểu cảm tốt hơn.
Kết quả khảo sát tháng 4/2019 như sau:
Sĩ số
Học sinh

Điểm 10 - 9
SL
%

Điểm 8 -7
SL

%

Điểm 6 - 5
SL
%

Điểm dưới 5
SL
%

19


21

11

52,4

6

28,6

4

19

0

0


Từ kết quả trên cho thấy chất lượng dạy học phân môn Tập đọc nói riêng
và môn Tiếng việt nói chung ở lớp 5 được nâng lên rõ rệt. Học sinh đạt điểm 9,
điểm 10 qua bài khảo sát tăng lên, đặc biệt không còn học sinh dưới điểm 5.
Như vậy, có thể nói sau một năm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Tập đọc, bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt, chất lượng dạy học môn phân môn
Tập đọc đã được nâng cao. Đó là minh chứng khẳng định sự thành công trong
việc áp dụng sáng kiến, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:
Qua thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng Ứng dụng CNTT vào
dạy học phân môn Tập đọc trong Tiếng việt lớp 5 đã có những thành công nhất
định. Học sinh say mê môn học, chất lượng dạy và học môn Viếng Việt ngày
càng được nâng cao. Tôi thiết nghĩ đây là một việc cần thiết trong dạy học
không những đối với phân môn Tập đọc mà rất cần thiết để áp dụng đối với các
bộ môn khác. Qua thực tế dạy học ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh, bản thân tôi đã
rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
- Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Tập đọc
lớp 5, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng bài.
- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài
giảng điện tử của mình để rèn luyện nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương
pháp dạy học tích cực khác.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu
(Vedeo, hình ảnh, bảng biểu, …), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó
mới bắt tay vào soạn giảng.
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích, hình ảnh, các mô
phỏng cần xác định chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều
chữ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng
kết quả.
- Không lạm dụng công nghệ thông tin nếu chúng không tác động tích cực

đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu
không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử
dụng, chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các
phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
- Giáo viên cần tăng cường tự học tự bồi dưỡng, thường xuyên truy cập
vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn; giaovien.net;
moet.edu.vn; violet.vn…để tham khảo các bài giảng.
- Trong khi thiết kế cần đảm bảo nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ,
chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học nhằm thu hút sự hứng thú tư
duy, sáng tạo, tạo niềm vui trong học tập của các em.

20


- Cần sử dụng cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp hiện đại,
tránh tình trạng lạm dụng hình ảnh hoặc nói quá nhiều. Nên để học sinh tự khám
phá kiến thức là chính.
- Làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục
trặc.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa
các slide với lời giảng, hoạt động của thầy - trò, với tiến trình bài dạy.
- Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp
thu của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp.
3.2. Kiến nghị:
Để ứng dụng CNTT trong dạy học được đồng bộ hoá ở các nhà trường,
tôi xin đề xuất vấn đề sau:
- Với việc ứng dụng Công nghệ thông tin có nhiều ưu điểm, đem lại chất
lượng dạy học đạt kết quả cao, tôi đề nghị các cấp lãnh đạo, nhà trường tổ chức
các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn với chuyên đề ứng dụng Công nghệ
thông tin trong dạy học.

- Nhà trường cần trang bị thêm thiết bị trình chiếu và bố trí phòng học có
sẵn thiết bị trình chiếu để đảm bảo thời gian lên lớp.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học Tập đọc lớp 5 nói riêng và trong dạy học nói chung. Các giải pháp được
rút ra trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chắc chắn vẫn còn nhiều hạn
chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Mai Thị Lan

Nga Sơn, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5 - Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo viên Tiếng việt lớp 5- Nhà xuất bản giáo dục
3. Modun bồi dưỡng thường xuyên: ModunTH21: Ứng dụng phần mềm trình
diễn Microsoft PowePoint.
21


4. Modun bồi dưỡng thường xuyên: ModunTH23: Mạng Internet- Tìm kiếm và
khai thác thông tin.
5. Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001.
6. Chỉ thị 29/2001/CT- BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005.

7. Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục
8. Các tài liệu tham khảo môn Tiếng việt lớp 5.
9. Các địa chỉ trên Internet: bachkim.vn; giaovien.net; moet.edu.vn; violet.vn…

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy
22


Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Nga Lĩnh, huyện
Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

TT

1
2
3

4

Tên đề tài SKKN
Giúp học sinh lớp 4 sử dụng
từ ngữ và biện pháp nghệ
thuật để viết văn miêu tả
Một số biện pháp rèn kĩ năng
đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 4

Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả
cảnh
Một số biện pháp rèn kĩ năng
làm văn tả cảnh cho học sinh
lớp 5 Trường Tiểu học Nga
Lĩnh

Cấp đánh
Kết quả
Năm học
giá xếp loại
đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại (A, đánh giá
xếp loại
Tỉnh…)
B hoặc C)
Phòng
GD&ĐT
C
2010-2011
Nga Sơn
Phòng
GD&ĐT
B
2011-2012
Nga Sơn
Sở GD&ĐT
Thanh Hóa
C

2012-2013
Phòng
GD&ĐT
Nga Sơn

A

2015-2016

23



×