BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
ĐỀ ÁN KHOA HỌC CẤP BỘ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP
Chủ nhiệm đề án: PGS.TS. Phan Hữu Thư
Thư ký đề án: ThS. Trương Thế Côn
ThS. Trần Minh Tiến
Hoàng Thế Đức
Nguyễn Tuấn Long
8218
Hà Nội - 2010
BÁO CÁO TỔNG THUẬT ĐỀ ÁN
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP”
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
I. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 5
1.1. Vai trò của CNTT 5
1.2. Thực trạng áp dụng CNTT trong đào tạo cán bộ tư pháp 10
1.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp và yêu cầu ứng dụng CNTT nâng
cao chất lượng đào tạo độ ngũ cán bộ tư pháp phục vụ chiến lược cải
cách tư pháp 14
1.3.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp 14
1.3.2. Ứng dụng CNTT trong đào tạo các chức danh tư pháp 17
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG CNTT
TRONG ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP 19
2.1. Quan điểm chỉ đạo 19
2.2. Mục tiêu 19
2.2.1. Mục tiêu tổng quát 19
2.2.2. Mục tiêu cụ thể 20
2.3. Nguyên tắc 21
III. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN 23
3.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý điều hành 25
3.1.1. Áp dụng phần mềm vă
n phòng điện tử 25
3.1.2. Áp dụng Phần mềm quản lý đào tạo 35
3.1.3. Áp dụng phần mềm quản lý cán bộ 37
3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ giảng dạy 40
3.2.1. Áp dụng hệ thống đào tạo trực tuyến e-learning (e-learning
System) 40
3.2.2. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy 45
3.3. Nhóm giải pháp công cụ hỗ trợ học viên 45
3.3.1. Xây dựng CD-Rom tài liệu giảng dạy và học tập 45
3.3.2. Xây dựng kho cơ sở dữ
liệu về đào tạo các chức danh tư
pháp 51
3.3.3. Xây dựng thư viện điện tử và lien kết với các thư viện của
các cơ sở đào tạo pháp luật khác 52
2
3.3.4. Nâng cấp website phục vụ cung cấp thông tin và dịch vụ
hành chính công 54
3.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ khai thác sử dụng CNTT 55
3.4.1. Xây dựng hệ thống mạng ổn định, hiệu quả 55
3.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trong việc ứng dụng
CNTT 57
3.4.3. Xây dựng các quy định, chính sách 58
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 59
4.1. Quản lý Đề án 59
4.2. Triển khai thực hiện 59
4.3. Lộ trình và kinh phí thực hiện Đề án 60
3
MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin (CNTT ) và ứng dụng CNTT được coi là
là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
phát triển bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định
vai trò then chốt của cách mạng khoa học và kỹ thuật. Trong thời
gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều Văn bản quan trọng
về định hướng chiến lược và c
ơ chế, chính sách phát triển CNTT đã
được ban hành: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 Bộ Chính trị
về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT; Luật CNTT ngày 29
tháng 6 năm 2006; Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của
Chính phủ quy định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
nhà nước…và nhiều chính sách cụ thể khác về phát triển ứng dụng
CNTT.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự cố
gắng
của đội ngũ cán bộ khoa học và CNTT, hoạt động ứng dụng CNTT
đã có bước chuyển biến, đạt được một số tiến bộ và kết quả nhất
định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an
ninh, quốc phòng của đất nước.
Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng CNTT của nước ta nói chung
và đặc biệt là trong hoạt động đào tạo các ch
ức danh tư pháp nói
riêng hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Hoạt động ứng dụng
CNTT và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho ứng dụng CNTT trong
đào tạo các chức danh tư pháp chưa đồ
ng bộ, còn phân tán, do đó
chưa hỗ trợ nhiều cho hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp.
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020đã chỉ ra các nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương pháp
đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chứ
c danh tư
pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo
hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã
hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo
4
đức trong sạch, vững mạnh, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa và Xây dựng Học viện Tư pháp thành
Trung tâm lớn về đào tạo cán bộ tư pháp. Triển khai thực hiện Nghị
quyết số 49-NQ/TW Bộ Tư pháp đã xây dựng nhiều giải pháp tưng
cường năng lực cho Học viện Tư pháp. Một trong những giải pháp đó
là tă
ng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo
các chức danh tư pháp.
Mục tiêu của Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT đến
năm 2020 là tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số
các hoạt động của các cơ quan Chính phủ; Cán bộ công chức có thói
quen làm việc mọi lúc mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác
nhau; Các dịch vụ hành chính công
đưcợ cung cấp trực tuyến hướng
tới nhu cầu của người dân và phục vụ người dân mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy, để đạt được mục tiên trên (trên bình diện công tác đào tạo
các chức danh tư pháp) cần phải nghiên cứu có hệ thống và ứng dụng
mạnh mẽ CNTT, tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo các chức danh t
ư pháp đáp ứng yêu cầu về nguồn
nhân lực phục vụ Chiến lược cải cách tư pháp.
5
I. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1.1. Vai trò của CNTT
Với sự ra đời của máy tính cùng nhiều thành tựu đột phá khác
trong công nghệ sinh học, khoa học vật liệu vào những thập kỷ cuối
thế kỷ 20 đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại,
mà đặc trưng nổi bật của nó là cách mạng tri thức và cách mạng
thông tin. Tác động của nó đến mọi mặt đời s
ống xã hội loài người
còn mạnh mẽ, sâu sắc hơn nhiều so với các bước ngoặt lịch sử trước
đây; máy móc không chỉ nhân lên sức mạnh cơ bắp mà còn thay thế
lao động trí óc của con người, nhân lên sức mạnh trí tuệ con người,
trở thành người bạn đồng hành đắc lực của con người. Nền kinh tế
công nghiệp đang chuyển sang nền kinh tế tri thức; nhiều biến động
to l
ớn, sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội loài người đang
diễn ra. Hiện nay CNTT đang hội tụ với công nghệ sinh học, công
nghệ nano và trở thành infornautic - đó là nền tảng của hệ thống
công nghệ hiện đại của thế kỷ 21, hứa hẹn những bước đột phá to lớn
trong quá trình phát triển xã hội loài người.
Thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xã hội loài
ngườ
i. Trong xã hội nông nghiệp và công nghiệp, thông tin chưa
nhiều, chưa được coi là cấp thiết nhất. Ngày nay, thông tin ngày càng
trở nên có ý nghĩa quyết định, là một nhu cầu cơ bản của con người,
là tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế và của xã hội. Mức độ
tăng trưởng của lượng thông tin thể hiện trình độ phát triển cao của
một xã hội. Ở những nước phát triển nhất hoạt động xử
lý thông tin
là hoạt động chủ yếu nhất, tạo ra khoảng 45% GDP. Chính vì vậy
CNTT được coi là mũi nhọn đột phá đưa loài người vào nền kinh tế
tri thức. Theo UNESCO, CNTT là hệ thống các tri thức và phương
pháp khoa học, các kỹ thuật, công cụ và phương tiện hiện đại, các
giải pháp công nghệ, được sử dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý, sản
xuất, xuất bản, phát hành và truyền thông tin nhằm giúp con ng
ười
nhận thức, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài
nguyên thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Như vậy
6
CNTT gắn liền với truyền thông và do đó người ta thường dùng cụm
từ CNTT và truyền thông (ICT) để nói đầy đủ các nội dung của
chúng.
Trong lịch sử nhân loại chưa có công nghệ nào có tốc độ phát
triển nhanh và xâm nhập vào mọi mặt đời sống xã hội loài người
nhanh chóng như CNTT. Hiện nay CNTT đang ở đỉnh cao của giai
đoạn tự động hoá và đang bước vào giai đoạn thông minh hoá. Nhờ
tự động hoá, thông tin cho ra tri thức. Khối lượng lớn thông tin được
phân tích, xử lý nhanh chóng. Chính nhờ những đặc điểm ấy mà
CNTT đi vào cuộc sống rất nhanh chóng, được sử dụng rất rộng rãi
trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người, đến từng
người dân, từ người quản lý, nhà khoa học đến người nông dân, bà
nội trợ, em bé học sinh tiểu học. Không có lĩnh v
ực nào, không có
nơi nào không có mặt của CNTT. CNTT xoá dần đi khoảng cách địa
lý, rút ngắn thời gian của các quá trình làm việc.
Trong những năm gần đây, CNTT và truyền thông Việt Nam
đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhất là trong lĩnh vực phát triển
hạ tầng viễn thông và Internet. Hạ tầng viễn thông và Internet đã bắt
đầu thể hiện vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, phục vụ tươ
ng đối
tốt cho sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nhìn chung
đáp ứng được nhu cầu giao lưu trong nước và quốc tế. Công cuộc tin
học hoá cải cách hành chính ở Việt Nam đã được thực hiện trong gần
10 năm qua đã thu được những kết quả đáng kể. CNTT và viễn thông
đã được ứng dụng rộng rãi và ngày càng sâu trong mọi lĩnh vực đời
sống kinh tế - xã hội. H
ầu hết các hoạt động kinh tế và xã hội đều
dựa trên cơ sở CNTT và thông qua mạng thông tin điện tử, đều được
tin học hoá, hay số hoá. CNTT không chỉ là một lĩnh vực khoa học
công nghệ, một ngành kinh tế - kỹ thuật mà trở thành phương tiện
chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, động lực
quan trọng cho sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh v
ực.
Thương mại điện tử, chính phủ điện tử, làm việc từ xa, các văn
phòng ảo, các tổ chức ảo, chữa bệnh trên mạng (chữa bệnh từ xa),
giáo dục từ xa… đang làm thay đổi hết sức sâu sắc cách thức sản
7
xuất kinh doanh, cách thức tổ chức quản lý theo hướng tăng tốc độ,
năng suất, chất lượng và hiệu quả. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính
trị (khoá VIII) xác định rằng việc ứng dụng và phát triển CNTT sẽ
góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn
dân tộc, tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới, phát triển
nhanh và hiện
đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ hữu hiệu quá trình chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,
đảm bảo an ninh, quốc phòng, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhận thức của lãnh đạ
o Đảng, Nhà nước và toàn dân về tầm
quan trọng của ứng dụng và phát triển CNTT&TT đã được khẳng
định và đang ngày càng được nâng cao. Với việc kiện toàn Ban Chỉ
đạo quốc gia về CNTT, thành lập Bộ Bưu chính, Viễn thông, công
tác quản lý nhà nước về CNTT&TT đã được củng cố và hoàn thiện
một bước đáng kể. Ngay sau khi thành lập, Bộ Bưu chính Viễn thông
đã nhanh chóng triển khai thực hiện một loạt các hoạ
t động bước đầu
có hiệu quả trong các lĩnh vực quản lý vĩ mô, cải thiện môi trường
thể chế và chính sách, hỗ trợ thúc đẩy phát triển, tăng cường mở rộng
hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác giảm sát, kiểm soát, đánh giá tác
động và hiệu quả các hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT&TT.
Nhiều Văn bản cụ thể hoá Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá
VIII) đã được ban hành (như: Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước, Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng hệ
thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Quyết định
số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch ứng dụ
ng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2009-2010 ) tạo điều kiện và môi trường thúc đẩy
phát triển CNTT&TT ngày càng mạnh mẽ. Ứng dụng CNTT&TT
đang thâm nhập vào các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ, điều
hành, quản lý, và trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong
dây chuyền một số ngành kinh tế trọng yếu của đất nước. Mạng
8
thông tin diện rộng của các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các
dự án Tin học hoá và ứng dụng CNTT&TT gắn chặt chẽ với các quá
trình cải cách hành chính, đổi mới phương thức hoạt động đang được
triển khai mạnh mẽ. Các cơ quan Thông tin điện tử ngày càng phát
triển và có tác dụng ngày càng sâu rộng trong xã hội đang hoạt động
ngày càng có hiệu quả, góp phần đáng kể vào công tác quản lý, điều
hành.
Trong những năm qua, Bộ Tư pháp cũng đã rất quan tâm trong
việc đưa ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành của Lãnh đạo Bộ thông qua các việc sau: Cổng thông tin điện tử
Bộ Tư pháp với nhiều Trang thông tin thành phần về các mặt công
tác lớn của Bộ được vận hành tại Trung tâm tích hợp và hoạt động
trên Internet tại địa chỉ (từ tháng 3/2005),
thường xuyên được cập nhật, phát triển phục vụ tích cực cho hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, là nơi cung cấp, cập nhật
thông tin giới thiệu về các mặt hoạt động của Bộ và các thông tin
chuyên sâu về pháp luật. Triển khai thực hiện Quyết định
43/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cổng thông tin điện tử
Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục được nâng c
ấp về công nghệ, bổ sung tính
năng, tiện ích; Hệ thống thư điện tử. Hiện nay, 100% cán bộ, công
chức, viên chức và các đơn vị thuộc Bộ đã được cung cấp địa chỉ thư
điện tử và khoảng 50% thường xuyên sử dụng để gửi, nhận thông tin
phục vụ công việc. Trong tháng 7/2008, 740 cơ quan Thi hành án sẽ
được cung cấp hộp thư điện tử; Lậ
p dự án đưa vào ứng dụng thí điểm
Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện giữa Bộ với các đơn vị
trực thuộc (theo QĐ43) với mục đích thực hiện cải cách hành chính,
tăng cường hiệu quả các cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ với lãnh đạo đơn
vị trực thuộc Bộ; Tăng cường sự chỉ
đạo điều hành của lãnh đạo Bộ
đến các đơn vị trực thuộc đảm bảo thông tin nhanh chóng, chính xác,
kịp thời phục vụ tổ chức và nhân dân ngày càng tốt hơn; Tiết kiệm
thời gian, chi phí đi lại, ăn ở cho các đại biểu, giảm áp lực giao thông
do đi lại thông qua việc thay thế cách thức tổ chức họp giao ban tập
trung một chỗ theo truyền thống; Triển khai đào tạo, t
ập huấn và đưa
9
vào sử dụng Phần mềm Quản lý Văn bản và điều hành tới các đơn vị
thuộc cơ quan Bộ với mục đích là từng bước tạo thói quen làm việc
trong môi trường mạng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức
trong cơ quan Bộ. Việc triển khai này cũng tạo tiền đề cho việc hình
thành kho dữ liệu chung của Bộ Tư pháp về Văn bản, Hồ sơ công
việc, đồng thời cũng cung cấp các công cụ hỗ trợ cho việc theo dõi,
quản lý, tra cứu và xử lý các Văn bản, Hồ sơ công việc của Bộ Tư
pháp một cách chính xác, hiệu quả và đảm bảo tính bảo mật. Trang
thông tin phục vụ điều hành, tác nghiệp được tích hợp với Cổng
thông tin điện tử của Bộ để cung cấp các ý kiến chỉ đạo, lịch làm vi
ệc
của Lãnh đạo Bộ; cung cấp các Quy chế, Chương trình, Kế hoạch
công tác và các thông tin nội bộ khác. Cơ sở dữ liệu về Văn bản
quy phạm pháp luật cho phép lưu trữ, tra cứu các Văn bản quy phạm
pháp luật do cơ quan ở Trung ương ban hành từ năm 1945 đến nay và
các Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân một số tỉnh thành phố ban hành từ năm 1976 đế
n nay (hoặc
từ khi chia tách hoặc sáp nhập tỉnh. Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về
việc tra cứu các Văn bản QPPL, lưu trữ có hệ thống CSDL về pháp
luật; Tập trung tương đối đầy đủ các Văn bản QPPL; Công cụ tra cứu
và các tiện ích hoạt động hiệu quả, cho phép tra cứu nhanh chóng,
chính xác, cho phép người sử dụng tìm kiếm với nhiều tiêu chí; hàng
ngày có khoảng hơn 3.000 lượt ng
ười truy cập. Triển khai thực hiện
Quyết định 43/2008/QĐ-TTg, cùng với việc nâng cấp Cổng thông tin
điện tử, Cơ sở dữ liệu cũng sẽ được thay đổi về mặt công nghệ và bổ
sung thêm tính năng mới để đáp ứng nhu cầu cao hơn nữa. Cơ sở dữ
liệu hướng dẫn nghiệp vụ giúp cán bộ, công chức, viên chức chuyên
sâu hơn nữa công tác chuyên môn c
ủa mình, tiếp cận nhanh các
chính sách, cơ chế, quy định của các Văn bản quy phạm pháp luật,
trao đổi, thảo luận các thông tin nghiệp vụ, từ đó phục vụ công tác
chuyên môn được tốt hơn.
10
1.2. Thực trạng áp dụng CNTT trong đào tạo cán bộ tư
pháp
Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo
quyết định số 23/2004 QĐ-TTg trên cơ sở Trường Đào tạo các chức
danh Tư pháp. Ngay từ khi còn là Trường Đào tạo các chức danh Tư
pháp, công tác phát triển tin học đã được Lãnh đạo Nhà trường coi
trọng và ứng dụng có hiệu quả vào công tác đào tạo của Nhà trường.
So với các cơ sở đào tạo pháp luật khác, có thể nói, việc đào tạo nghề
luật tại Học viện Tư pháp được sử dụng và ứng dụng những biện
pháp CNTT đầu tiên và hiện đại. Đã từ lâu các giải pháp ứng dụng
CNTT đã được triển khai và thực hiện trong các chương trình đào
tạo. Sử dụng phần mềm trình chiếu, thiết kế giáo án điện t
ử, chia sẻ
thông tin tư liệu trong nội bộ cán bộ giảng viên, sử dụng phần mềm
quản lý thư viện, phần mềm quản lý tài chính, phần mềm quản lý học
viên về điểm danh, quản lý điểm thi đánh giá kết quả, sử dụng các
tình huống video clips trong các bài giảng, họp trực tuyến qua video
conference, sử dụng cổng thông tin điện tử trên website thường
xuyên được thực hiệ
n từ rất nhiều khoá đào tạo trước đây. Vì thế,
hiệu quả các cuộc họp, hệ thống quản lý điểm danh và đánh giá kết
quả học tập của học viên; chất lượng các buổi giảng được nâng lên rõ
rệt.
Có được như vậy là nhờ Học viện Tư pháp đã rất chú trọng đến
nền tảng của việc ứng dụng CNTT, như
: xây dựng trang tin điện tử
trên mạng internet (website) với khá nhiều tiện ích. Trên website
này, chúng ta có thể đưa lên công bố các học liệu thông tin mở như
thông báo lịch học, tuyển sinh; chương trình đào tạo, cung cấp các tài
liệu học liệu mở như hồ sơ điện tử, giáo trình điện tử, bài giảng điện
tử Website cũng được thiết kế các diễn đàn (forum) để mọi ngườ
i
cùng trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan; có webmail để các
thành viên sử dụng email trao đổi thông tin; có bản tin nội bộ được
dành riêng cho nội bộ cán bộ giảng viên của Học viện Tư pháp; có
lịch làm việc cho từng thành viên Có thể nói, về cơ bản website
này đã đáp ứng được một phần yêu cầu cơ bản, là hạ tầng cần thiết
11
trong việc sử dụng và ứng dụng mạnh mẽ học liệu mở phục vụ cho
hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp.
Cùng với trang thông tin điện tử trên mạng internet, Học viện
Tư pháp cũng đã trang bị phần mềm quản lý thư viện, cũng đã xây
dựng,thiết kế được phần mềm quản lý học viên, thống nhất hoá mã số
sinh viên trong quả
n lý và thư viện. Bên cạnh đó các trang thiết bị
phục vụ cho nhu cầu ứng dụng tại Học viện Tư pháp cũng được trang
bị khá đầy đủ. Hệ thống máy tính, máy chiếu (projector), máy quay,
video conference được trang bị khá đầy đủ cho đến từng cán bộ giảng
viên, chúng ta cũng đang sử dụng được truyền 8Mb/s đủ để thực hiện
các cuộc hội đàm, hội thảo trực tuyế
n.
Đội ngũ giảng viên về cơ bản cũng có trình độ tin học khá cơ
bản, có thể sử dụng các chương trình ứng dụng nêu trên và dành cho
tin học văn học. Hàng năm, Học viện Tư pháp lại có các chương
trình bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho các cán bộ, giảng viên.
Nhìn lại quá trình lịch sử và cho đến hiện nay, chúng ta hiện
đang áp dụng những biện pháp, giải pháp ứng dụng CNTT sau đây:
- Ứng d
ụng CNTT vào hoạt động giảng dạy thông qua việc sử
dụng phần mềm trình chiếu Power Point, các đoạn video clips
tình huống;
- Ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý đào tạo như cấp mã
vạch thẻ học viên, điểm danh học viên, quản lý điểm thi
- Ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý thư viện
- Ứng dụng CNTT vào hoạt động kết nối thông tin và đặt viên
gạch đầu tiên vào quá trình tạo cơ sở hình thành học liệu mở
như đưa đề cương bài giảng, hồ sơ tình huống, phân lịch giảng
dạy, các hội thảo, họp trực tuyến thông qua video conference.
Từ thực tế ứng dụng các giải pháp ứng dụng CNTT nêu trên,
chúng ta có thể rút ra một số đánh giá sau đây:
- Học viện Tư pháp đã rất chú trọng đến vai trò và hiệu quả củ
a
việc ứng dụng CNTT vào hoạt động đào tạo các chức danh tư
12
pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
cho ngành;
- Học viện Tư pháp đã tiến hành triển khai ứng dụng một số giải
pháp, biện pháp ứng dụng CNTT vào hoạt động đào tạo các
chức danh tư pháp;
Tuy nhiên, so với yêu cầu mà nhu cầu đòi hỏi, các giải pháp
ứng dụng CNTT tại Học viện Tư pháp còn có những khó khăn nhất
định, thể hiện trên những đ
iểm sau đây:
Một là: Các giải pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động đào
tạo các chức danh tư pháp còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa thực hiện
đầy đủ và đồng bộ các giải pháp ứng dụng CNTT vào hoạt động đào
tạo.
- Chưa thực sự xây dựng được hệ thống học liệu mở. Hệ thống
học liệu mở là hệ thống mà ở
đó toàn bộ các tài liệu, thông tin
liên quan đến quá trình đào tạo được cung cấp cho mọi đối
tượng. Chương trình, lịch học, kết quả đánh giá, giáo trình, hồ
sơ tình huống, tài liệu tham khảo, Văn bản pháp luật liên quan,
các thông báo trong quá trình đào tạo cần được số hoá để ở
bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, các đối tượng liên quan như giảng
viên, học viên, những người quan tâm đến Học viện Tư
pháp
đều có truy cập để nghiên cứu.
- Chưa có hệ thống thư viện điện tử,vì thế giải pháp duy nhất mà
các giảng viên, học viên muốn nghiên cứu tìm đọc tài liệu vẫn
là truyền thống, đến thư viện và tra cứu trên cơ sở Văn bản
giấy.
- Chưa triển khai thực hiện được việc ứng dụng video
conference vào trong hoạt động họp tổ b
ổ môn giữa Hà Nội và
cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng chưa tiến hành các buổi
giảng trực tuyến mặc dù đã từng thí điểm.
- Chưa có hệ thống intranet để có thể thuận tiện trao đổi thông
tin, cung cấp thông tin trong nội bộ cơ sở đào tạo.
13
Đây là những vấn đề lớn mà bất cứ cơ sở đào tạo nào nếu
muốn phát triển vì chất lượng đều cần chú ý, quan tâm đến các vấn
đề trên. Hệ thống học liệu mở, thư viện điện tử, đào tạo trực tuyến và
chia sẻ thông tin là tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ
sở đào tạo trong kỷ nguyên số.
Hai là: Chất lượng của các giải pháp ứng dụng CNTT hiện tại
tại Học viện Tư pháp chưa cao.
Mặc dù chúng ta đã có một số giải pháp, biện pháp ứng dụng
CNTT song chất lượng và hiệu quả ứng dụng của các giải pháp này
không cao. Phần mềm thư viện của chúng ta đã quá cũ và lạc hậu. Vì
thế, chức năng chủ yếu của phần mềm này chỉ
để nhằm quản lý tình
trạng mượn sách, hồ sơ, tài liệu của học viên, giảng viên. Ngay cả
việc quản lý này thì chức năng của phần mềm này cũng rất hạn chế,
chức năng tìm kiếm phân loại theo các tiêu chí khác nhau khá hạn
chế. Nhiều nội dung của quản lý thư viện lại không được đề cập
trong phần mềm này.
Hệ thống trang web của chúng ta được thiết kế rấ
t hẹp. Vì thế
việc chia sẻ thông tin, đưa các tài liệu cần thiết theo phân tầng cấp
bậc rất bị hạn chế, gây khó khăn, cản trở, không thuận tiện trong tìm
kiếm, đưa tài liệu, thông tin lên website.
Phần mềm quản lý học viên không được xây dựng thống nhất
và có sự tách rời giữa các hoạt động quản lý như quản lý giảng viên,
quản lý điểm danh, quản lý kết quả đánh giá h
ọc viên. Vì thế, người
lãnh đạo không được chia sẻ thông tin kịp thời, không thể cập nhật
các số liệu hàng ngày mà hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo của cấp
dưới. Mặc dù có thông tin nhưng thông tin lại bị khoanh vùng trong
bộ phận người quản lý, vì thế người quản lý có thể tự do và tuỳ tiện
trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, từ đó có thể gây ra những
vấn đề không khách quan, minh bạch trong hoạ
t động đào tạo.
Chất lượng các buổi trình chiếu để giảng bài, các buổi họp
truyền hình trực tuyến chưa cao do hạ tầng kỹ thuật còn yếu, nhiều
trang thiết bị
14
Ba là: chưa có sự kết nối của việc ứng dụng các giải pháp
CNTT với nhau. Các giải pháp hiện nay đang áp dụng hoàn toàn tách
rời nhau, thiếu đồng bộ, không có sự kết nối, liên kết với nhau, vì thế
tạo nên tình trạng bờ vùng bờ thửa trong từng hoạt động đào tạo;
đồng thời nếu muốn tạo nên hệ thống cơ sở dữ liệu chung của các
lĩnh vự
c lại đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn và chi phí thời gian rất
nhiều.
1.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp và yêu cầu ứng dụng
CNTT nâng cao chất lượng đào tạo độ ngũ cán bộ tư pháp phục
vụ chiến lược cải cách tư pháp
1.3.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp
Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa là
mộ
t mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta. Cải cách tư pháp đã trở
thành một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó xây dựng đội ngũ
cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh và đổi mới công tác đào tạo
cán bộ tư pháp là những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược
quyết định sự thành công của sự nghiệ
p cải cách tư pháp.
Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững
mạnh, đủ về số lượng, giỏi về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức trong sáng đã được đề cập
trong nhiều Văn bản của Đảng và Nhà nước thời gian qua. Nghị
quyết hội nghị lần thứ 07 Ban chấp hành Trung ươ
ng Đảng Khoá
VIII khẳng định "Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp
xây dựng một đội ngũ thẩm phán, thư ký Toà án, chấp hành viên,
công chứng viên, giám định viên, luật sư có phẩm chất chính trị và
đạo đức, chí công vô tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ
máy trong sạch, vững mạnh". Nghị quyết số 08-NQ/TW chỉ đạo cụ
thể việc ˝Rà soát lại đội ngũ
cán bộ tư pháp để xây dựng đội ngũ cán
bộ tư pháp trong sạch vững mạnh Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị,
đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp " Sau hơn
ba năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, công cuộc cải cách tư
pháp đã và đang được tiến hành với một quyết tâm cao, có sự chỉ đạo
15
thống nhất và đạt được những kết quả nhất định: tạo ra sự biến tích
cực trong tổ chức và hoạt động; chất lượng hoạt động của cán bộ tư
pháp đã được nâng lên một bước đáng kể. Tuy vậy, những chuyển
biến này vẫn chưa đáp ứng được các đòi hỏi và yêu cầu. Chính vì
vậy, ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung
ương
Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đánh giá về những
tồn tại và hạn chế của đội ngũ cán bộ tư pháp, Nghị quyết đã chỉ rõ:
"Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp
vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán b
ộ còn yếu, thậm chí
một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề
nghiệp". Trên cơ sở đó, Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: "Xây dựng đội
ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư
pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao
và cụ thể hoá tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo
đức, chuyên
môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán
bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh".
Khi đặt ra các nhiệm vụ để phát triển hệ thống đào tạo nguồn
nhân lực làm công tác pháp luật, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 48-
NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (giai đoạn 2007 -
2012) số 900/UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày
21/3/2007 cũng khẳng định sự cần thiết phải: “Đẩy mạnh giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên và học viên dưới nhiều hình thức
khác nhau, bảo đảm để khi trở thành thẩm phán, kiểm sát viên, luật
sư, các chức danh tư pháp khác, họ là ngườ
i có đạo đức, bản lĩnh
nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Trên cơ sở mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ
tư pháp trong sạch vững mạnh, Nghị quyết 49-NQ/TW đã chỉ ra các
nhiệm vụ cụ thể "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử
nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ
tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập
16
nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ
năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong
sạch, vững mạnh, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa”. Kế hoạch 900/UBTVQH11 tiếp tục nhấn mạnh: “Đổi
mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ
pháp luật, đặc biệt là cán bộ tư pháp và cán bộ pháp chế các bộ,
ngành”. Và một trong các giải pháp thực hiện được mục tiêu trên,
Nghị quyết 49-NQ/TW đã đặt ra nhiệm vụ: Xây dựng Học viện Tư
pháp thành Trung tâm lớn về đào tạo cán bộ tư pháp.
Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp được Thủ tướng Chính
phủ đã ra Quyết định thành lập ngày 25/02/2004 trên cơ sở Trườ
ng
Đào tạo các chức danh tư pháp. Theo Quyết định số 23/2004/QĐ-
TTg, Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực
thuộc Bộ Tư pháp có chức năng, có nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ thẩm
phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các
chức danh tư pháp khác. Đặc thù trong hoạt động đào tạo của Học
viện Tư pháp là nhằm trang bị
kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện đạo
đức nghề nghiệp cho các cán bộ tư pháp. Mục tiêu của quá trình đào
tạo tại Học viện là tạo ra một đội ngũ cán bộ tư pháp có phẩm chất
đạo đức, có bản lĩnh chính trị, am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ ngang tầm với yêu cầu của công cuộc cải cách tư
pháp. Để cập nhật kiến thức pháp luậ
t và đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ cho học viên có chức danh tư pháp, Học viện thực hiện phương
pháp dạy học: Không giảng lý thuyết thuần tuý mà chỉ cập nhật kiến
thức mới; Sử dụng hồ sơ thực tế (sau khi đã được lựa chọn và biên
tập lại cho phù hợp với yêu cầu dạy và học); Học viên học bài thông
qua nhiều hình thức phong phú, sinh động như diễn án, toạ
đàm, thực
hành tại Trung tâm thực hành nghề luật, làm bài thi ; Rèn luyện các
kỹ năng hành nghề cho học viên bằng thi hùng biện, viết tiểu luận,
soạn thảo Văn bản.
Đó chính là phương pháp đào tạo tích cực trong tư duy giáo
dục hiện đại. Thể hiện phương pháp này đối với người học là: Nghe:
nghe giảng bài, nghe tranh luận, thảo luận; Nhìn: xem thảo luận các
17
đoạn phim ngắn, các đoạn video minh hoạ, các bộ phim về phiên toà,
điều tra, bào chữa; Nói: đối thoại trực tiếp với giáo viên, với đồng
nghiệp trên lớp, tham gia thi hùng biện, diễn án, hội thảo; Viết: làm
các bài thi, viết tiểu luận, viết bài bào chữa, bản án và các Văn bản tố
tụng; Thực hành: đóng vai các chức danh tư pháp trong các phiên toà
giả định, tư vấn trực tiếp cho khách hàng tại Trung tâm thực hành
nghề lu
ật. Để là đòn bẩy cho các phương pháp trên, Học viện Tư
pháp đã sử dụng song giảng (một giảng viên lý thuyết và một giảng
viên thực hành cùng giảng); giảng bằng phiếu kỹ thuật, giảng dạy
thông qua hồ sơ và giải quyết tình huống và sử dụng CNTT nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy.
1.3.2. Ứng dụng CNTT trong đào tạo các chức danh tư pháp
Chủ trương của Đả
ng, Nhà nước ta phấn đấu đưa CNTT đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực với các yêu cầu: CNTT được ứng
dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực nhằm tạo một bước chuyển biến
mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, hiệu quả trên các lĩnh vực hoạt
động, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế; CNTT trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của c
ả
nước.
Sớm nhận thức được vai trò to lớn của CNTT và đứng trước sự
phát triển như vũ bão của CNTT, ngày 17/10/2000 Bộ Chính trị đã
ban hành Chỉ thị số: 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
CNTT trong đó có đoạn viết “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công
tác Giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển
các hình thức đào t
ạo từ xa phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội.
Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và
đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”. Các
cơ quan Nhà nước trong phạm vi điều chỉnh cũng đa ban hành nhiều
Văn bản về tăng cường ứng dụng CNTT như: Nghị định
64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 c
ủa Chính phủ về ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định số 102/2009/NĐ-
CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
18
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quyết định số
246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 698/QĐ-
TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và
định hướng
đến năm 2020; Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày
31/03/2009 về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2009 – 2010;; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc
gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai
đoạn 2011-2015; Thông tư số 07/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010
quy định về sử dụng thư đi
ện tử và trang tin điện tử trong các cơ sở
giáo dục đại học; Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 09 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm
trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông”; Chỉ thị số
55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dụ
c giai đoạn 2008-2012; Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày
01/03/2010 quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong
các cơ sở giáo dục.
Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT, các bộ, ngành, địa
phương đã xây dựng và ứng dụng công nghệ tin học vào công tác
quản lý, điều hành của mình. Bộ Tư pháp cũng đã triển khai nhiều dự
án áp dụng CNTT như: Xây dựng cổng thông tin đi
ều hành và hàng
loạt các phần mềm hỗ trợ hoạt động quản lý điều hành.
Với chức năng, nhiệm vụ đào tạo các chức danh tư pháp, Học
viện Tư pháp cần triển khai đồng bộ các dự án ứng dụng CNTT nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo và hỗ trợ công tác quản lý, điều hành
một cách có hiệu quả, nhằm tin học hoá các hoạt động quản lý,
điều
hành trong hoạt động đào tạo của Học viện Tư pháp đáp ứng yêu cầu
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lược cải cách tư pháp.
19
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG
CNTT TRONG ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP
2.1. Quan điểm chỉ đạo
Nâng cao năng lực quản lý, điều hành trong hoạt động đào tạo
các chức danh tư pháp. Đảm bảo các thông tin chỉ đạo, điều hành
trong hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp được thực hiện thông
qua môi trường mạng; cán bộ, công chức phải sử dụng thành th
ạo
phần mềm ứng dụng quản lý Văn bản và điều hành trên môi trường
mạng và sử dụng thư điện tử trong hoạt động chuyên môn, giảm
thiểu việc sử dụng giấy tờ, in ấn tài liệu; sử dụng các hình thức
truyền thông cơ bản như thư điện tử, điện thoại, fax, hội nghị và họp
trên môi trường mạng,
đưa thông tin lên trang thông tin điện tử để
trao đổi thông tin ở khoảng cách xa.
Nâng cao chất lượng giảng dạy bằng các phương tiện truyền
thông đa phương tiện, như: thiết kế giáo trình, giáo án điện tử; giảng
dạy bằng hình ảnh, video-clip, video bài học mẫu; giảng dạy trực
tuyến…; sử dụng máy chiếu, máy tính bảng, các phần mềm hỗ trợ
trong giảng dạy.
Đảm bảo phụ
c vụ học viên một cách tốt nhất với các dịch vụ
cung cấp thông tin, cung cấp tài liệu giảng dạy và học tập trên môi
trường mạng; Hỗ trợ học viên được trao đổi chuyên môn trên môi
trường mạng.
Ứng dụng CNTT trên cơ sở hạ tầng CNTT hiện có, có thể tích
hợp và sử dụng hệ thống CNTT của Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu
quan, bảo đảm tiết kiệm chi phí và đáp ứ
ng được yêu cầu đồng bộ
hoá cơ sở dự liệu.
2.2. Mục tiêu
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT đảm bảo cho các
hoạt động ứng dụng CNTT trong các hoạt động đào tạo các
20
chức danh tư pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành,
nâng cao hiệu quả, giảm chi phí hoạt động và không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp phục vụ
chiến lược cải cách tư pháp;
- Tạo môi trường cung cấp và trao đổi thông tin, cung cấp dịch
vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người học,
tạo sự minh bạch trong hoạt động
đào tạo các chức danh tư
pháp, phục vụ và đáp ứng nhu cầu của học viên;
- Phát triển và hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu về đào tạo
các chức danh tư pháp, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo
môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan quản
lý, cơ sở đào tạo, cơ quan sử dụng lao
động, cán bộ, giảng viên
và học viên.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống mạng LAN/WAN của Học
viện Tư pháp với hệ thống sever và các phần mềm ứng dụng,
bảo đảm thực hiện được các dịch vụ quan trọng trong mô hình
làm việc trên mạng máy tính, phân chia quyền truy cập thông
tin, đảm bảo tính bảo mật trong môi trường chia sẻ trên mạng
sẽ được thực hiệ
n tối ưu nhất;
- Xây dựng các phần mềm ứng dụng vào các hoạt động quản lý,
điều hành áp dụng có hiệu quả vào các hoạt động của Học viện
Tư pháp; Thống nhất và tin học hoá các quy trình hoạt động tác
nghiệp, các hình thức tiếp nhận, lưu trữ, phổ cập, trao đổi, tìm
kiếm, xử lý thông tin, giải quyết công việc trong Học viện Tư
pháp để nâng cao chất lượ
ng và hiệu quả của công tác điều
hành của lãnh đạo, các hoạt động tác nghiệp của cán bộ, công
chức;
- Tạo môi trường cung cấp và trao đổi thông tin trên mạng
Internet, giúp cán bộ, giảng viên quản lý các hoạt động đào tạo
một cách khoa học; trợ giúp Lãnh đạo Học viện Tư pháp nhanh
21
chóng nắm được thông tin về kế hoạch thực hiện, thông tin về
cán bộ, nghiên cứu khoa học, tài chính, sinh viên; giúp giảng
viên xem lịch giảng dạy, giúp học viên đăng ký lớp học tín chỉ,
xem kết quả học tập; tạo môi trường để giảng viên, học viên có
thể cung cấp giáo trình, tài liệu học tập; trao đổi thông tin và
các dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho công tác đào tạo;
- Thiết lập kho cơ s
ở dữ liệu về đào tạo chức danh tư pháp đáp
ứng yêu cầu lưu trữ và tìm kiếm thông tin về đào tạo chức danh
tư pháp, như: thông tin về học viên, giảng viên, thông tin về
văn bằng, chứng chỉ đào tạo, thông tin về thông tin về giáo
trình, hồ sơ tình huống, tài liệu giảng dạy, thông tin về các đề
tài và công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đào tạo
các chức danh tư pháp…;
-
Tịc hợp và đồng bộ thư viện điện tử của Học viện Tư pháp với
các thư viện về pháp luật trong nước; mở rộng các hình thức
cung cấp thông tin thư viện, như: xây dựng các CD tài liệu,
từng bước cung cấp các tài liệu số hoá lên mạng Internet nhằm
tạo điệu kiện tói đa cho người học đáp ứng yêu cầu tra cứu của
giả
ng viên và học viên;
- Thay đổi tư duy về phương pháp đào tạo thông qua ứng dụng
những thành tựu CNTT vào hoạt động giảng, như: sử dụng
những thiết bị truyền thông đa phương tiện; thiết kế bài giảng
sống động với âm thanh, hình ảnh, video-clip làm cho học sinh
dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý.
- Tạo môi trường làm việc thân thiện, thu hẹp khoảng cách giữ
a
giảng viên và học viên thông qua môi trường mạng.
2.3. Nguyên tắc
Việc xây dựng hệc thốgn các biện pháp ứng dụng CNTT trong
đào tạo các chức danh tư pháp phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Tăng tốc phát triển CNTT trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận
dụng những thành tựu, kết quả đã có, phù hợp với các chiến
22
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực CNTT và
truyền thông, song cần có những đột phá trong phát triển với
những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn.
- Phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất
lượng trên cơ sở phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước, tận dụng tri thức và các nguồn
lực quốc tế.
- Bảo đảm tương thích về công nghệ trong hệ thống thông tin
của các cơ quan nhà nước, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quy định bảo đảm sự tương thích, thông suốt và an
toàn giữa cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo pháp luật, trung
cấp luật và đào tạo các chức danh tư pháp trong quá trình chia
sẻ, trao đổi thông tin.
- Có kế hoạch với mục đ
ích sử dụng rõ ràng, nội dung phù hợp,
chính xác, kịp thời, hiệu quả; hạn chế tối đa việc thu thập lại
cùng một nguồn dữ liệu; tận dụng nguồn dữ liệu sẵn có; ưu tiên
mục tiêu sử dụng dài hạn; ưu tiên dữ liệu có thể dùng cho
nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
- Quy định rõ các điều kiện truy nhập, cập nhật dữ
liệu và bảo
đảm việc quản lý, truy nhập, cập nhật và tìm kiếm dữ liệu dễ
dàng; áp dụng các mức bảo vệ phù hợp theo đúng phân loại
thông tin; quy định rõ các điều kiện duy trì dữ liệu bao gồm cả
việc thay đổi, huỷ bỏ dữ liệu. Thường xuyên đánh giá các điều
kiện bảo đảm an toàn cho dữ liệu.
- Bảo đảm truy nhập thông tin và khai thác dịch vụ
hành chính
công tạo các điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân dễ dàng
truy nhập thông tin và dịch vụ hành chính công trên môi trường
mạng.
23
III. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN
Như trên đã đề cập, CNTT có thể được ứng dụng đến mọi vấn
đề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội kể cả hoạt động đào tạo. Hoạt
động đào tạo có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau.
Ở nghĩa hẹp, hoạt động đào tạo chỉ nhằm đến ho
ạt động giảng
dạy và học tập của học viên. Vì thế, việc ứng dụng CNTT nếu có
cũng chỉ liên quan 2 quá trình này. Trong 2 hoạt động này, việc ứng
dụng CNTT có thể được sử dụng trong các mặt sau đây:
Đối với giảng viên
- Quản lý hồ sơ giảng viên;
- Quản lý giảng viên như phân công và theo dõi lịch giảng, quản
lý giờ giảng;
- Quản lý hoạt động
đánh giá kết quả học tập;
- Xây dựng và ứng dụng các bài giảng điện tử, giáo án điện tử,
giáo trình điện tử;
- Xây dựng các video clips ứng dụng trong các tình huống
nghiên cứu, tình huống giảng dạy;
- Giảng bài trực tuyến thông qua skype hoặc video conference;
- Tiến hành các cuộc hội thảo, họp, thảo luận tổ, tổng kết rút
kinh nghiệm trực tuyến.
Đối với học viên
- Quản lý điểm danh, hồ sơ học viên, cấp mã số thẻ học viên;
- Quản lý kết quả học tập của học viên;
- Quản lý lịch học của học viên;
- Quản lý việc mượn, đọc giáo trình tài liệu (thư viện).
Ở nghĩa rộng, hoạt động đào tạo bao gồm tổng thể tất cả các
hoạt động liên quan đến quá trình đào tạo, có nghĩa rằng trực tiếp hay
gián tiếp đều liên quan đến quá trình giảng dạy và học tập của học
24
viên. Với quan niệm như vậy,
việc ứng dụng CNTT vào
hoạt động đào tạo có thể triển
khai trên mọi mặt hoạt động
của cơ sở đào tạo như: Quản
lý chương trình đào tạo; lập
kế hoạch giảng dạy, học tập,
đánh giá kết quả học tập (thời
khoá biểu); quản lý tài
nguyên như thư viện; hỗ tr
ợ
hoạt động quản lý điều hành;
quản lý văn thư lưu trữ; quản
lý tài chính; quản lý hành chính và nhân sự; quản lý cơ sở vật chất:
Quản lý phòng học, trang thiết bị phục vụ đào tạo.
Các phân hệ này có thể được chuẩn hoá theo qui trình riêng và
các ứng dụng có thể chạy trên các CSDL cục bộ (ví dụ như chương
trình quản lý tài chính có thể có CSDL riêng về quá trình nộp học phí
của họ
c viên và chạy trên máy của phòng tài vụ). Tuy nhiên, điều
quan trọng nhất là các ứng dụng này phải được tích hợp trong một hệ
thống nhất có thể trao đổi thông tin với nhau (ví dụ như CSDL về
việc nộp học phí của học viên phải được chia sẻ cho ứng dụng của
phân hệ đào tạo để biết lên lịch học hay thi) để cùng cung cấp thông
tin cho lãnh đạo quản lý. Phân hệ điểm danh sẽ
phải được liên kết,
kết nối với phân hệ quản lý hành chính để lãnh đạo có thể nắm bắt
được tình hình, kết nối với giảng dạy để có thể xác định những ai đủ
điều kiện dự thi học phần, tốt nghiệp
Như vậy, các biện pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động đào
tạo là rất đa dạng và phong phú. Song, trong phạm vi giới hạn nhất
c
ủa hoạt động đào tạo, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo tại Công văn số 9886/BGDĐT –CNTT ngày 11 tháng 11
năm 2009, việc ứng dụng CNTT tại các cơ sở đào tạo có những giải
pháp sau đây: