Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.79 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số giải pháp thu hút bạn đọc
đến với thư viện trường tiểu học ngày càng nhiều hơn

Người thực hiện : Nguyễn Văn Bình
Chức vụ : Nhân viên thư viện – thiết bị
Đơn vị : Trường TH Lương Trung 1
Lương Trung – Bá Thước – Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực : Thư viện

THANH HÓA NĂM 2019
1


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Mục lục
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Phạm vi nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
2.2 Thực trạng của nhà trường


2.3 Các giải pháp
2.3.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để
xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường.
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh
2.3.3. Giải pháp 3:Làm tốt công tác tham mưu mua sắm cơ sở vật chất
2.3.4. Giải pháp 4: Làm tốt các phòng trào xây dựng thêm vốn tài liệu
2.3.5. Giải pháp 5: Linh hoạt trong công tác bài trí sắp xếp thư viện
2.3.6. Giải pháp 6: Tuyên truyền giới thiệu sách.
2.3.7. Giải pháp 7: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên
truyền giới thiệu sách báo tài liệu.
2.3.8. Giải pháp 8: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn
đọc nhằm phát triển vòng quay của sách, báo, tài liệu.
2.4 Hiệu quả so sánh trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề
tài
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham Khảo
Các SKKN được hội đồng GD huyện xếp loại

Trang
3
3
4
4
4
4
5
5
5-7

7
7-8
8
8-9
9-10
10-11
11-12
12-13
13-14
14-15
16
16
16-17
18
19

2


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Xã hội loài người đang bước vào một thời đại mới. Đó là thời đại của
công nghệ, của khoa học kĩ thuật, của trí tuệ. Thời đại đòi hỏi đất nước phải có
những người lao động với trình độ học vấn cao, có tri thức, có bản lĩnh, có năng
lực thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống xã hội. Thực tiễn nói trên đòi
hỏi ngành Giáo dục và đào tạo phải không ngừng đổi mới nhằm góp phần hình
thành và phát triển tạo ra những con người có đức có tài để phục vụ cho xã hội.
Chương trình Giáo dục phổ thông đổi mới, thư viện cũng được hình thành
và phát triển.
Thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm

sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây
dựng thói quen tự học cho học sinh.
Với nhà trường, sách báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần
gủi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo
khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có
sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng
chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí...,ở
Thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên
và học sinh trong nhà trường.
Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi
dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học.
Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và
xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường...
Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy
và học tập được tốt công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải
được thường xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút
bạn đến với thư viện ngày càng nhiều.
Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học,
mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan
trọng, thực tiễn những năm tháng qua đã cho chúng ta thấy rất rõ điều đó. Song
thực trạng học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi học hỏi
còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số ít học sinh gái có lòng ham mê đọc sách
báo và một số ít thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến
thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Học sinh chưa có phương pháp đọc
sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của
việc đọc sách báo đối với việc học tập của mình.
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng công

tác phục vụ bạn đọc ở trường , do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số
3


biện pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện trường tiểu học ngày càng nhiều
hơn”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phục
vụ bạn đọc ở thư viện trường Tiểu học Lương Trung 1.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện trường tiểu học
ngày càng nhiều hơn”
Vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh
- Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh
- Làm tốt công tác tham mưu mua sắm cơ sở vật chất
- Làm tốt các phòng trào xây dựng thêm vốn tài liệu
- Linh hoạt trong công tác bài trí sắp xếp thư viện
- Tuyên truyền giới thiệu sách:
- Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo
tài liệu.
- Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát triển
vòng quay của sách, báo, tài liệu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra quan
sát.
+ Tìm hiểu, phỏng vấn giáo viên , học sinh .
+ Điều tra học sinh, các loại sách, báo,vở bài tập....
+ Tuyền truyền miệng
+ Tuyền truyền trực quan

Phương pháp kiểm tra, thống kê kết
quả + Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai
đoạn. + Thống kê kết quả ở từng giai
đoạn.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Cán bộ thư viện rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học
cơ bản.
Phương pháp thiết kế tiết học đọc sách
1.5 Phạm vi nghiên cứu :
- Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện
ở trường Tiểu học Lương Trung I.
- Đối tượng thực nghiệm: Cán bộ, giáo viên và học sinh
- Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019.
- Địa điểm: Trường Tiểu Lương Trung 1


4


2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Căn cứ theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của
phòng GD & ĐT Bá Thước về công tác thư viện trường tiểu học và hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường tiểu học Lương Trung 1;
Căn cứ Quyết định số 01/2003/ QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm
2003 và công văn số 1185 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT về việc ban hành Quy
định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư
viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng.
Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất bật kỳ một thư viện nào. Hoạt

động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các
dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu
một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình
liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông
tin tra cứu.
2.2 Thực trạng của nhà trường.
a, Đặc điểm chung của nhà trường.
Những nét khái quát về trường Trường tiểu học Lương Trung1- Bá Thước
-Thanh Hoá đã được thành lập và tách ra từ trường phổ thông cơ sở từ năm
2002. Đến nay nhà trường đa xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào
tháng 11 năm 2013 và công nhận lại lần hai trường chuẩn mức độ 1 vào tháng
12 năm 2018. vì vậy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường không ngừng
được nâng lên và nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện,
tập thể lai động xuất sắc cấp tỉnh trong những năm gần đây.
Nhà trường hiện có :
Tổng số cán bộ giáo nhân viên 19
Quản


Hành
chính

2

2

GVVH
12

GVđặc thù

3

Trình độ
Đại học
12

Cao đẳng

Trung
cấp

4

3

Giáo viên, nhân viên trong trường có trình độ trên chuẩn là 16 người còn
lại đều có trình độ chuẩn. Có nhiều giáo viên giỏi cấp huyện trong những năm
trước đây.
Số học sinh của nhà trường là 246 học sinh được chia thành 12 lớp. Với
sự cố gắng của thầy và trò thì năm học nào nhà trường cũng có nhiều học sinh
đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp trường, và có học sinh tham gia thi học
sinh giỏi cấp huyện về văn hoá cũng như năng khiếu.
5


Những năm gần đây, nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong
nhiều lĩnh vực: Làm văn bản, báo cáo, làm bảng lương, giáo án cũng được giáo
viên soạn bằng máy vi tính, nhiều tiết học cũng dạy bằng trình chiếu babol Và
sử dụng mạng Internet để nhận và gửi thư qua mail với phòng giáo dục đồng
thời khai thác và tra cứu thông tin trên mạng.

Thư viện nhà trường cũng đã có từ lâu nhưng ban đầu chưa có người phụ
trách có chuyên môn và nó chỉ là kho chứa sách với các loại sách cũ, lạc hậu.
Đến năm 2009 mới có người phụ trách thư viện có trình độ nghiệp vụ thư viện.
Thư viện bắt đầu hoạt động và từng bước phát triển. Đến nay nhà trường đã xây
dựng xong thư viện và đã được giám đốc sở giáo dục công nhận danh hiệu thư
viện chuẩn mức độ tiên tiến lần 1 vào tháng 11 năm 2013 và lần 2 vào tháng 12
năm 2018.
Thầy và trò nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu thi đua: Thầy dạy tốt trò học
tốt để giữ vững truyền thống nhà trường.
b, Thực trạng công tác bạn đọc ở trường tiểu học Lương Trung 1.
*Thuận lợi:
Phụ trách thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẽ, thường xuyên
quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì vậy bạn đọc
rất ham muốn đến thư viện.
Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất.
Tích cực tham mưu các nhà hảo tâm hỗ trợ sách cho thư viện, vận động học sinh
góp sách , truyện vào thư viện . Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên
truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc.
* Hạn chế:
Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng năm
ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện.
Cơ sở vật chất: Đảm bảo diện tích đối với thư viện chuẩn nhưng phòng
đọc và chỗ ngồi của giáo viên và học sinh còn hạn chế nên nhiều lúc chưa đáp
ứng đủ chỗ ngồi cho bạn đọc tại thư viện.
Vốn tài liệu: Tuy đủ về số lượng nhưng nội dung kho sách chưa được
phong phú đặc biệt là sách tham khảo, truyện thiếu nhi.
Sắp xếp trang trí trong thư viện: Sắp xếp chưa khoa học hợp lý, chưa thân
thiện, chưa tạo cảm giác thoải mái cho cho bạn đọc đến thư viện.
Tuyên truyền giới thiệu sách: Chưa hấp dẫn thu hút bạn đọc đến thư viện.
c, Vị trí và tầm quam trọng của thư viện.

Thư viện là chiếc cầu nối.
Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để
phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên,
học sinh trong việc dạy và học.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy thầy phải học, đọc.
Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức trò phải đọc.
Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy
và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục
tiêu .
6


Mỗi thư viện nhằm dùng mọi hình thức, nhanh chóng luân chuyển để thõa
mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh. Là công tác khác trong thư viện
như: bổ sung, đăng ký, phân loại đều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc.
Là công tác để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải
xem xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng
và đúng yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào
đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và gây
thói quen đọc sách ra sao.
-Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông cần đảm bảo các nội
dung công tác phục vụ bạn đọc:
Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc.
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện
Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện
Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu
Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu
Hướng dẫn phương pháp đọc sách
Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc
Khi được làm công tác thư viện tôi đã hiểu rằng nhiệm vụ của thư viện

không chỉ cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa,
sách tham khảo, sách báo cần thiết có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập; sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ giáo viên và học sinh
những tài liệu cần thiết về thế giới khoa học, về Đảng, pháp luật nhà nước mà
cần phải tổ chức thu hút giáo viên và học sinh tích cực tham gia sinh hoạt thư
viện, huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để làm phong phú nội dung
kho sách, dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu và phối kết hợp với tổ cộng tác
viên thư viện tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu để xây dựng
thư viện nhà trường.
2.3 Các giải pháp thực hiện:
Từ thực trạng trên, để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc thu hút bạn đọc đến
thư viện , giúp giáo viên , nhân viên và các em học sinh nhà trường có hứng thú
trong công tác và trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường,
tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp trong công tác thư viện như sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây
dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học, thư viện trường tiểu học Lương Trung 1 đã phát
phiếu thăm dò cho học sinh để nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó
cán bộ thư viện đã phân loại hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho
học sinh. Không chỉ có vậy cán bộ thư viện còn luôn theo dõi sát sao các hoạt
động của Đội cũng như căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh.
Kết quả phiếu thăm dò học sinh yêu thích đọc các thể loại sách.
Tổng số HS
Toàn trường
246

Thể loại truyện

Số lượng


Tỷ lệ

Cổ tích
Truyện Đôremon, truyện tranh

216
204

87%
82%
7


Truyện Bác Hồ
Báo măng non

186
192

75%
78%

( Phòng đọc sách )
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh
- Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch
phải nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời
gian đọc.
- Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương
trình học của từng lớp, số lớp, số học sinh và nhu cầu đọc của học sinh.
- Đến trước thi học kỳ chừng một tháng tôi tiến hành giới thiệu cho các

em mượn các loại sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra...Vì
vậy việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức từ đó
các em biết vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ
thi.
Vì vậy, xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh
mở rộng kiến thức đạt hiệu quả cao. Kế hoạch này phải được triển khai từ trước
năm học.
2.3.3. Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu mua sắm cơ sở vật chất:
Các trang thiết bị trong thư viện phải phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của
bạn đọc. Đối với lứa tuổi tiểu học các em còn nhỏ, chiều cao còn hạn chế nên
các trang thiết bị trong thư viện phải phù hợp với các em: vừa tầm, dễ tìm, dễ
8


lấy (sau khi khảo sát các trang thiết bị có trong thư viện) tôi đã đề xuất với ban
giám hiệu nhà trường cho mua sắm, tu bổ cải tạo các trang thiết bị phù hợp với
lứa tuổi các em học sinh tiểu học: Cụ thể
Các trang thiết bị trong phòng thư viện.
- Giá sách ở trong kho sách là các giá bằng sắt (có kích thước, chiều cao,
chiều rộng) theo đúng tiêu chuẩn kích thước quy định.
- Giá sách ngoài phòng đọc của học sinh được làm bằng gỗ có chiều cao
vừa phải 1m đến 1,2 m. Được chia ra các ngăn nhỏ để các loại sách.
Có tủ kính treo tường để giới thiệu sách mới và giới thiệu sách theo chủ
đề.
Bàn ghế của học sinh: Được thiết kế bằng gỗ ép nhẵn bóng được làm theo
đúng tiêu chuẩn bàn ghế thư viện của bộ giáo dục.
2.3.4. Giải pháp 4 : Làm tốt các phòng trào xây dựng thêm vốn tài liệu:
Để nắm bắt được trong kho sách của mình có số lượng mỗi loại là bao
nhiêu và mỗi loại có bao nhiêu đầu sách, bao nhiêu thể loại: tôi đã tiến hành
kiểm kê toàn bộ kho sách - sau khi kiểm kê tôi thấy số lượng cụ thể như sau :

- Sách giáo khoa: số lượng
1547 cuốn
- Sách nghiệp vụ: số lượng
211 cuốn
- Sách tham khảo: số lượng
568 cuốn
- Truyện thiếu nhi: số lượng
916 cuốn
- Tạp chí
: Số lượng
192 cuốn
Tổng cộng:
3434 cuốn
Rà soát theo các tiêu chuẩn quy định, tôi thấy số lượng sách giáo khoa,
sách nghiệp vụ, sách tham khảo, truyện thiếu nhi, báo tạp chí đã đủ so với yêu
cầu về số lượng: nhưng để thư viện hoạt động được tốt và thu hút bạn đọc đến
với thư viện. Cụ thể là các loại sách phải được bổ sung mới thường xuyên, thì
kho sách mới đảm bảo chất lượng và cập nhật những thông tin mới - tôi tham
mưu và đề xuất với ban giám hiệu, phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà
trường để tăng vốn sách như sau:
- Phát động phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc nhiều
cuốn sách hay" phong trào phát động trong toàn trường để giáo viên và học
sinh cùng tham gia. Để phong trào được tập trung và chất lượng sách quyên góp
đảm bảo chất lượng, số lượng: Tôi kết hợp với đồng chí tổng phụ trách soạn
thảo bảng thông báo và có quy định cụ thể.
Để động viên phong trào và khen thưởng những lớp, cá nhân làm tốt
chúng tôi đề nghị với ban giám hiệu có khen thưởng kịp thời và phần thưởng cụ
thể.
Tham mưu với ban giám hiệu xã hội hóa công tác thư viện với hội phụ
huynh toàn trường nhằm thu hút thêm nguồn vốn (tiền và sách) để tăng vốn sách

tài liệu cho thư viện
Thực hiện chi tiêu kinh phí bổ sung sách vào thư viện theo quy định. Khi
bổ sung sách tôi lựa chọn các danh mục sách được phù hợp đưa vào thư viện và
những sách phát hành mới nhất phù hợp với cấp học, môn học phù hợp với
chương trình cải cách mới, phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của học sinh.
9


( Phong trào góp sách)
2.3.5. Giải pháp 5: Linh hoạt trong công tác bài trí sắp xếp thư viện
Để tổ chức sắp xếp kho sách phù hợp với thư viện trường tiểu học và phù
hợp với lứa tuổi học sinh tôi đó tiến hành một số giải pháp nghiệp vụ mới được
học.
Đối với các sách tham khảo, sách nghiệp vụ sách giáo khoa tôi tiến hành xử
lý nghiệp vụ theo quy định của công tác nghiệp vụ thư viện, đăng ký, phân loại vào
sổ cá biệt từng loại sách, mô tả ấn phẩm, tổ chức sắp xếp sách trong kho theo từng
kho sách, tổ chức sắp xếp phích phân loại theo từng mục loại ở tủ mục lục để giáo
viên và các em học sinh dễ tra cứu, chọn sách theo yêu cầu, nhu cầu.
Đối với các sách truyện thiếu nhi tôi áp dụng phân loại theo mã màu (vì
đối tượng học sinh tiểu học nhất là các em học sinh lớp một, lớp hai các em còn
nhỏ mới tiếp xúc với con chữ, con số, nhiều hình thức nghiệp vụ thư viện còn
rất mới mẻ với các em) vì vậy phân loại truyện theo mã màu sẽ rất thuận tiện
cho các em khi đến thư viện và lựa chọn sách. Tôi tiến hành phân loại truyện
theo mã màu (có quy định cụ thể cho từng loại truyện) ví dụ:
- ĐV11 thơ thiếu nhi tôi định mã màu là hồng
- ĐV12 kịch thiếu nhi định mã màu là màu đỏ
- ĐV13 truyện ngắn, truyện dài định mã màu là màu vàng
- ĐV17 truyện dân gian định mã màu là màu xanh
- ĐV18 truyện tranh định mã màu là màu tím ..........
Sau khi phân loại truyện theo mã màu tôi tiến hành các thao tác dán mã

màu cho từng cuốn truyện (để mã màu được bền và sắp xếp trên giá đều, đẹp:
trước khi dán tôi kẻ vạch quy định và có dán băng dính trắng để giữ chắc mã
màu)
Lập bảng hướng dẫn sử dụng mã màu treo bên ngoài phòng đọc để các em
nhận biết được các màu quy định từng loại truyện. Từ đó các em chọn sách theo
10


đúng yêu cầu mà mình thích, nhanh chóng thuận tiện (cũng như khi đọc xong
các em lại cất sách vào đúng nơi quy định)
Trang trí trong thư viện: đối với học sinh tiểu học ở lứa tuổi này với các
em "học mà chơi, chơi mà học" vì vậy tổ chức sắp xếp sách trên giá, chỗ để các
em ngồi đọc rất cần thiết đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, tâm lý nắm bắt được
điều đó tôi đề nghị với ban giám hiệu cho mua sắm các trang thiết bị bàn ghế,
giá tủ ở phòng đọc học sinh phải phù hợp với các em. Bàn ghế giá tủ phải được
làm bằng các chất liệu gỗ có sơn các loại màu, trên tường trang trí một số khẩu
hiệu tranh ảnh sinh động để thu hút các em. Trên các giá sách lựa chọn các tiêu
đề dễ hiểu, dễ nhớ, trang trí hoa văn nghệ thuật như "Thế giới truyện cổ tích"
"Em thích truyện tranh" " Em tìm hiểu, khám phá khoa học "... và trong các ngăn
sách đặt các cuốn sách đã được phân loại dán mã màu theo quy định.
Trong thư viện tôi sắp xếp hoạt động theo các góc: "Góc đọc, góc viết,
góc mỹ thuật, góc chơi cờ" đối với góc đọc để mở rộng diện tích và tạo sự thoải
mái cho các em ngồi đọc sách tôi tư vấn với ban giám hiệu cho trang trí các giàn
hoa ở ngoài hành lang để tạo cảm giác thoải mái "gần gũi thiên nhiên" trong thư
viện bố trí một góc để các em có thể ngồi chơi các loại trò chơi...Ví dụ : như
chơi cờ cá ngựa, cờ vua,…

11



( chơi cờ vua, cá ngựa )
2.3.6. Giải pháp 6: Tuyên truyền giới thiệu sách.
Đối với công tác thư viện nhà trường nếu thư viện chỉ có giá sách, bàn
ghế thư viện, sách báo tài liệu thì thư viện chưa thể phát huy hiệu quả tốt nhất,
muốn thư viện phát huy hiệu quả tốt nhất và muốn bạn đọc đến với thư viện
đông thì : Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong
các thư viện, đặc biệt là thư viện trường học. Đây là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu
quả của hoạt động thư viện phổ thông. Hoạt động này nhằm mục tiêu khai thác
toàn diện vốn tài liệu đồng thời là phương thức lôi cuốn bạn đọc đến thư viện
một cách hữu hiệu nhất. Đây cũng là nghiệp vụ đặc thù của các thư viện trường
học. Tuyên truyền, giới thiệu sách đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, khả năng viết, khả năng tổ chức, trình bày
của cán bộ thư viện về sách. Mục đích tuyên truyền, giới thiệu sách báo trong
thư viện nhà trường nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện phục vụ nhu
12


cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; giúp thầy và trò nắm được nội
dung cuốn sách báo, để có kế hoạch và phương hướng cụ thể sử dụng tốt thư
viện, phục vụ nhu cầu dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi áp dụng hai
phương pháp sau:
Tuyên truyền miệng và tuyên truyền trực quan.
- Tuyên truyền miệng: Đây là hình thức phổ biến nhất trong hoạt động
tuyên truyền được tiến hành thông qua ngôn ngữ sống động để thuyết phục
người nghe. Chính vì vậy, thường xuyên theo dõi tiến độ giảng dạy của giáo
viên để nắm bắt nhu cầu của giáo viên và học sinh về từng loại sách, báo; từ đó
giới thiệu những sách, báo có trong thư viện phục vụ trực tiếp cho việc dạy và
học như: sách tham khảo về tiếng việt, toán học, sách giáo dục đạo đức, các sách
về tìm hiểu và khám phá khoa học...; thường xuyên tuyên truyền trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn vào các ngày cuối tuần, các buổi sinh hoạt ngoại khóa

hoặc các các buổi chào cờ đầu tuần. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ
thư viện đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập
của giáo viên và học sinh. Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp
cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có
thể tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc
rèn luyện cho mình phương pháp tự học chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động
và sáng tạo.
- Tuyên truyền trực quan: Tuyên truyền trực quan trong thư viện là giới
thiệu hoặc khai thác nội dung các cuốn sách trong các hình thức cảm thụ bằng
mắt, để lại dấu ấn lâu bền trong tâm trí bạn đọc. Với hình thức chủ yếu trên
sách, báo, trưng bày sách trong thư viện, qua các cuộc thi giới thiệu sách, điểm
sách theo chủ đề, triển lãm sách, triển lãm tranh ảnh, treo báo tường ... từ đó
nâng cao được nhận thức trong cán bộ giáo viên, học sinh về ý thức tự học, tự
nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Việc lựa chọn hình thức trưng bày phụ thuộc vào đặc điểm nhu cầu, hứng
thú đọc của từng nhóm bạn đọc nhất định cũng như yêu cầu giảng dạy, học tập
trong từng thời điểm cụ thể của nhà trường
Cụ thể năm học 2018-2019 tôi đã tiến hành một số đợt trưng bày giới
thiệu sách qua tủ trưng bày giới thiệu sách như sau:
Giới thiệu sách tham khảo các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 mới bổ sung
vào thư viện. (Giới thiệu qua tủ giới thiệu sách)
Giới thiệu sách theo chủ đề " Giáo dục đạo đức" ...
Giới thiệu tủ sách pháp luật mà nhà trường mới mua đầu năm học.
2.3.7. Giải pháp 7: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới
thiệu sách báo tài liệu.

13


( Giới thiệu sách cuối tiết chào cờ )

Trước đây, thư viện chỉ giới
thiệu sách trên bảng. Nay đã giới thiệu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn,
giới thiệu thứ 2 đầu tuần chào cờ, giới thiệu các buổi sinh hoạt ngoại khóa,
thông qua chương trình phát thanh măng non của nhà trường... Nhờ thay đổi
hình thức này mà thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến
mượn sách, báo. Tôi đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung
từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây
hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực
tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường.
Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu cho học sinh những cuốn sách
có nội dung về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 26/3, 19/5…,
để các em tìm hiểu. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về
truyền thống của dân tộc ta qua các ngày lễ.
2.3.8. Giải pháp 8: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc
nhằm phát triển vòng quay của sách, báo, tài liệu.
Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều
hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả:
- Mở phòng đọc ngay tại phòng họp cho giáo viên
- Tôi đã dùng một số sách nhất định đưa xuống từng lớp để phục vụ học
sinh trong giờ ra chơi và giờ ngoại khóa.
- Tổ chức Tuần lễ sách lưu động:
Để thay đổi không khí đọc sách và phục vụ những chiến dịch ôn thi. Kiểm tra
định kỳ, thi học sinh giỏi thi cuối kỳ, những cuộc thi thuộc các chủ điểm các
ngày lễ như 20/10, 20/11, 22/12, 26/6, 19/5…Thư viện trường tổ chức “tuần lể
sách lưu động”
Thực hiện: Tôi phối hợp với tổng phụ trách đội chọn sách đúng chủ điểm
trưng bày vào tủ. Tủ sách lưu động trên sân trường phục vụ bạn đọc ngoài trời
tạo không gian thoải mái hoặc hành lang khi trời mưa.

14



(Tuần lễ đọc sách lưu động )
Đóng tủ bằng khung nhôm hoặc khung gỗ, mặt kính hoặc mặt lưới để học
sinh nhìn thấy sách trực tiếp. Chân tủ có lắp bánh xe giúp cho việc di chuyển dể
dàng. Tủ đóng 3 tầng để trưng bày được nhiều sách hơn ( khoảng 30 cuốn/ tủ)
Lực lượng quản lý tủ sách lưu động: Cử học sinh lớp 4, 5 là mạng lưới
thư viện có niềm say mê đọc sách, yêu sách, học tập tốt, đạo đức tốt giao tiếp
văn hóa lịch sự với bạn đọc. Tôi hướng dẫn cách quản lý sách cho các em: Tuần
lể phát động các em lấy sách ở thư viện đã được lựa chọn trưng bày vào tủ, đầu
buổi mở tủ cho các bạn mươn sách đọc, cuối buổi thu sách bỏ vào tủ đúng vị trí
đóng khóa giao cho bạn trực ngày sau. Hết tuần lễ phát động đưa sách vào kho
thư viện sau mỗi tuần phát động. Tổ thư viện hội ý để rút kinh nghiệm. Với hình
thức này đã thay đổi môi trường đọc tạo tâm lý thoải mái gây hứng thú đọc sách.
Các em có thể tận dụng được giờ ra chơi để đọc sách. Tạo phong trào đọc và
làm cho sách báo có vòng quay đọc được nhiều hơn, kết quả đọc sách ngày càng
được nâng cao.
Ngoài các biện pháp trên, cuối năm tôi tham mưu nhà trường khen thưởng
cho các cá nhân hoặc tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thư viện. Từ đó khích lệ
tinh thần đọc sách cho các em.
2.4 Hiệu quả so sánh trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài
Từ khi áp dụng sáng kiến trên hiệu quả công tác bạn đọc đến với thư
viện của trường tiểu học Lương Trung 1 trong năm học vừa qua được nâng cao
rõ rệt.

15


Trước khi thực hiện đề tài
Cơ sở vật chất:

- Phòng đọc cho giáo viên diện tích còn
hẹp,chỗ ngồi cho giáo viên chỉ được 13
chỗ, học sinh 20 chỗ.
Vốn tài liệu:
Số lượng sách còn hạn chế chưa phong
phú:
- Sách giáo khoa: 1547 cuốn
- Sách nghiệp vụ:
211 cuốn
- Sách tham khảo: 568 cuốn
- Truyện thiếu nhi: 916 cuốn
- Tạp chí
: 192 cuốn
Tổng cộng
:
3434 cuốn
Sắp xếp trang trí phòng thư viện:
Chưa khoa học hợp lý, chưa thân thiện
chưa tạo cảm giác thoải mái cho bạn đọc
đến thư viện.
Chưa hấp dẫn thu hút bạn đọc đến thư
viện.
- Năm học 2017-2018: Số lượt bạn đọc
đến 26 lượt/ngày. Số sách 38 lượt/
ngày.Số vòng quay của Sách 1150 lượt/
568 STK.

Sau khi thực hiện đề tài
Cơ sở vật chất:
- Phòng đọc cho giáo viên diện tích đó

được mở rộng thêm chỗ ngồi cho giáo
viên tăng lên 25 chỗ, học sinh 35 chỗ.
Vốn tài liệu:
Số lượng sách được tăng lên, nhiều loai
đa dạng và phông phú:
- Sách giáo khoa: 1918 cuốn
- Sách nghiệp vụ: 324 cuốn
- Sách tham khảo: 812 cuốn
- Truyện thiếu nhi: 1208 cuốn
- Tạp chí
: 257 cuốn
Tổng cộng:
: 4519 cuốn
Sắp xếp trang trí phòng thư viện:
Khoa học hợp lý tạo cảm giác thoải
mái cho bạn đọc đến thư viện.
Hấp dẫn thu hút bạn đọc đến thư viện.
Năm học 2018- 2019 tính đến tháng 2
năm 2019 Số lượt bạn đọc đến 54 lượt/
ngày. Số sách 72 lượt /ngày. Số vòng
quay của Sách 1600 lượt/ 812 STK.

16


3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết Luận:
Đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn đổi mới hiện nay,
áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động sử dụng thư viện. Việc
tuyên truyền và cung cấp các tài liệu tham khảo thường xuyên, kịp thời đảm bảo

cho giáo viên và học sinh mượn sử dụng sách báo là một điều cấp thiết
Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện công tác bạn đọc ở trường tiểu học
Lương Trung 1 cho thấy: Công tác phục vụ bạn đọc là một công tác quan trọng
trong hoạt động của thư viện, nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy và học tập của
giáo viên và học sinh giúp phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng
thói quen đọc sách cho bạn đọc. Để làm tốt công tác thư viện trường tiểu học thì
trước hết người cán bộ phải có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc và phải
say mê đọc sách, báo, biết phối hợp cùng tập thể nhà trường trong các hoạt
động. Mặt khác phải thường xuyên và không ngừng học hỏi ở trường bạn cũng
như trên các phương tiện thông tin, tìm tòi những kiến thức thiết thực về thư
viện để vận dụng vào thư viện trường mình. Phải đề xuất, tham mưu với Ban
giám hiệu tất cả các kế hoạch, phong trào của thư viện. Trong công tác phục vụ
bạn đọc thì cán bộ thư viện phải có sự sáng tạo ở nhiều hoạt động thì mới thu
hút được bạn đọc đến thư viện đọc sách báo có hiệu quả. Có như vậy mới thực
sự làm tốt công tác phục vụ bạn đọc trong nhà trường.
Với những hoạt động đồng bộ này tôi tin rằng công tác thư viện trường
học sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Từ khi áp dụng các giải pháp trên thì tỷ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng
cao, chất lượng hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt.
3.2 Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong trường tiểu học Lương
Trung 1 có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau:
a. Đối với nhà trường
Để phong trào đọc sách được phát huy và đạt kết quả cao hơn nữa. Tôi
nghĩ các đoàn thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, học sinh cần phải
đáp ứng yêu cầu sau :
Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động của thư viện vào phong trào thi
đua của giáo viên và học sinh.
Ban giám hiệu cần quan tâm sát sao hơn nữa đến hoạt động của thư viện
đặc biệt là trong công tác tổ chức bạn đọc.

Đầu tư kinh phí để tổ chức các hoạt động thư viện và bổ sung thêm
các loại sách để phục vụ công tác dạy và hoc.
Tổng phụ trách đội đưa phong trào đọc sách của học sinh vào thi đua theo
từng đợt mà hoạt động đoàn đội phát động .
b. Đối với phòng giáo dục

17


Mở các lớp tập huấn về thư viện để mọi người làm công tác thư viện
được giao lưu và học hỏi kinh nghiệm.
Tổ chức cho cán bộ thư viện được tham quan ở các bảo tàng.
c. Đối với Sở Giáo dục
Cần quan tâm hơn nữa đến công tác thư viện trường học.
Cần có chính sách ưu đãi hơn cho những người làm công tác thư viện
không phải là giáo viên.
Trên đây là một vài kinh nghiệm để thu hút bạn đọc đến với thư viện
trường tiểu học. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí và
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Văn Bình

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ
thông . Tác giả : Vũ Bá Hòa (Chủ biên)
2. Sổ tay công tác thư viện. Tác giả : Từ Văn Sơn ( Chủ biên)
3. Bảng phân loại thư viện. Tác giả: Đỗ Hưu Dư
4. Một số văn bản về công tác thư viện
5. Quyết định số 01/2003/ QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003của Bộ
trưởng Bộ GD& ĐT Về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ
thông

19


Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Bình
Chức vụ : Nhân viên thư viện – thiết bị
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Lương Trung 1

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp quản lý xây dựng

thư viện chuẩn ở trường tiểu học.

Kinh nghiệm về công tác thư viện
2. trường tiểu học góp phần giáo dục

Cấp đánh
giá xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Huyện

C

2012 - 2013

Huyện

C


2014 - 2015

đạo đức cho học sinh.

...
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

20



×