Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.55 KB, 3 trang )

Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11
- Tôi nói về chúng tôi
Dạy học là một nghề có rất sớm trong xã hội. Ngày nay, nó không còn như một cái cây mới
mọc, chỉ có một màu xanh tươi, thánh thiện, mà đã trở thành một cây đại thụ sum suê. Thời gian
phủ lên diện mạo của nó với biết bao màu sắc và những đường nét đa hình. Một cây đời trải cùng
nắng gió thời gian...
Sự nghiệp trồng người là một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của thầy cô giáo
Lịch sử của ngành giáo dục, đã trải qua nhiều nỗi thăng trầm, nhất là trong những năm gần
đây. Có những nhà giáo tài hoa, nhiều kinh nghiệm đã phải rời bỏ mái trường, lớp học, bỏ các em
học sinh thân yêu vì tuổi cao sức yếu. Đó là nỗi đau xót khôn nguôi, khiến mỗi người trong chúng
ta, khi nghĩ đến đều cảm thấy chạnh lòng, dẫu biết rằng đó là quy luật tất yếu của thời gian. Trong
không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày Nhà giáo Việt Nam, là nhà giáo, chúng tôi thực
sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã dành cho chúng tôi. Phải thừa
nhận rằng, với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho
chúng tôi những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ. Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc
chúng tôi, là lý tưởng để chúng tôi cống hiến toàn bộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục.
Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu
nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởng và bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường
lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, chúng tôi nhất định sẽ vượt qua, sẽ
hoàn thành thiên chức cao quý của nhà giáo “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”.
Bông hồng tặng cô
Trước niềm tin mà quý thầy cô đi trước giao cho chúng tôi – những người đang tiếp tục
ươm mầm cho sự nghiệp “trồng người”, chúng tôi quyết không phụ lòng kỳ vọng ấy. Trong thời
gian qua, ngành giáo dục thành phố Cà Mau đã vinh dự đón nhận: 2 Huân chương Lao động hạng
Nhì; 5 Huân chương Lao động hạng Ba; nhiều bằng khen của Thủ tướng và Bộ trưởng – Phong
trào giáo viên giỏi, học sinh giỏi tiếp tục được phát huy, công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng
được củng cố và phát triển, các tổ chức Hội Cựu giáo chức, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học,
luôn là chỗ dựa vững chắc của ngành. Đặc biệt là khoảng cách giữa xã, phường về phong trào
giáo dục được thu ngắn một cách đáng kể...
Thành tích ấy có được là do nhiều nguyên nhân – nhưng nguyên nhân chủ yếu là chúng tôi
biết kế thừa thành quả của những người đi trước và xin hứa cố gắng làm hết sức mình để xây


dựng, phát triển phong trào giáo dục thành phố Cà Mau ngang tầm với nhiệm vụ được giao, góp
phần vào chỉ tiêu phấn đấu đưa thành phố Cà Mau trở thành thành phố loại II vào năm 2010.
Đưa em vào đời
Tuy nhiên, truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắn sẽ
không thay đổi – nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với nhà giáo, cả về phẩm chất và năng lực
thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống
tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Cũng cần phải nói đến vấn đề đối mặt với nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi chúng ta bước vào Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) thì sự thách thức ấy trở thành một “áp lực”, nhưng đôi khi đó lại là đòn
bẩy để chúng ta vươn lên mạnh mẽ và không chỉ dừng ở lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Thật vậy, với tầm cao
của nền kinh tế tri thức thì mọi hành vi, thái độ, lời nói việc làm của nhà giáo đều là tấm gương phản
chiếu nhiều chiều – nhưng không ai khác hơn chính nhà giáo phải tự soi mình. Ai cũng biết đã là thước thì
phải thẳng, đã là cân thì phải chính xác, nhưng muốn “thẳng” hay “chính xác” đều phụ thuộc ở người cầm.
Nhà giáo chúng ta phải hết sức chú ý điều này. Tuy là việc khó, nhưng không thể buông lơi – bởi lẽ, trau
dồi và nâng cao phẩm chất năng lực là yêu cầu tự thân ở mỗi nhà giáo , những giáo viên dù đã nghỉ hưu
hay đang còn đứng trên bục giảng phải luôn tâm niệm. Chính điều đó sẽ cụ thể hóa cho một phong trào
được toàn ngành Giáo dục phát động và được xã hội nhiệt liệt hưởng ứng, đó là phong trào: “Nói không
với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Có người hỏi rằng “Giai đoạn nào là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời”?
Tôi nghĩ rằng, mỗi giai đoạn của cuộc đời đều là những thời khắc đẹp nhất, cho dù mới chập chững vào
nghề hay đã nghỉ hưu, nếu chúng ta thật sự biết trân trọng giữ gìn, đừng để thời gian trôi qua một cách vô
ích.
Như Paven đã nói: “Đời người chỉ sống một lần” trong Thép đã tôi thế đấy!.
Nhân ngày 20.11. Xin kính chúc Quý Thầy Cô giáo luôn là chất thép đã tôi.
Nhà giáo TẠ HOÀNG NGUYÊN

×