Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho HS lớp 3 qua môn đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.02 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục thế hệ trẻ không chỉ chú trọng “ dạy chữ” mà còn phải quan tâm
đúng mức đến nhiệm vụ “dạy người”. Con người không chỉ có tri thức mà còn
phải biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích. Đó chính là nhiệm vụ giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh mà nhà trường, gia đình và xã hội phải chung tay gánh
vác.
Bởi vì, nếu không có kỹ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi các em
là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết,
thích tìm tòi, khảm phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh
nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động ... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan
xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu không được giáo dục kỹ năng
sống, nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học
sinh phổ thông trong thời gian qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe
máy, ăn chơi sa đoạ, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và đi theo con đường lầm
lỗi,... chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng xác
định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,
kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bày tỏ thái độ, kỹ năng tư duy
phê phán, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,... Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho
thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia
đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành
mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nền móng, là nhịp cầu để các
em ngày càng trưởng thành và hoàn thiện sau này. Đối với học sinh lớp 3 việc
bồi dưỡng cho các em cách nói năng lễ phép, giúp các em biết cách giao tiếp,
ứng xử với thầy cô, bạn bè trong lớp, trong trường và mọi người xung quanh. Từ


đó các em có nề nếp thói quen tốt, tạo điều kiện cho các em học tốt và trưởng
thành hơn . Đó là một công việc cũng thật khó đối với giáo viên lớp 3 và càng
đặc biệt khó khăn với đối tượng học sinh vùng nông thôn mới sáp nhập vào ven
của thành phố. Với vốn Tiếng việt con ít ỏi, khả năng giao tiếp hạn chế nên để
giúp các em hiểu được nội dung kiến thức cần trang bị đã khó thì việc giúp các
1


em rèn luyện kỹ năng sống qua các bài học, các chuẩn mực, hành vi đạo đức lại
càng khó hơn. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu giáo dục thì nhất thiết phải tiến
hành giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức nhằm: Bước đầu trang bị
cho học sinh những kỹ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em
biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong
gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, với cộng đồng,
quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống
tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật, biết hợp
tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh,... để trở thành con ngoan
trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm nắm bắt thực trạng kỹ năng sống
của học sinh, nguyên nhân kỹ năng sống của học sinh còn yếu kém. Đồng thời
tìm ra được những biện pháp để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả qua môn đạo
đức nói riêng và giáo dục phẩm chất cho học sinh nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa,
Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp khảo sát điều tra.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đánh giá, phân tích.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm:
"Học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để sống chung" là
một quá trình biến đổi, tiến hóa và hiện đại hóa một quan niệm căn bản về giáo
dục ở nước ta. Trong suốt tiến trình đó, lịch sử đã chỉ ra rằng kiến thức, kỹ năng
và tính chuyên nghiệp ngày càng quan trọng nhưng vấn đề cốt lõi, tinh hoa của
giáo dục nước ta vẫn là dạy người, học làm người.
Bác Hồ nói “
Có tài mà không có đức là vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Quả đúng như lời dạy của Bác Hồ. Một con người không có đức dù tài cán
đến đâu cũng không thể làm nổi việc gì có ích cho dân, cho nước. Xuất phát từ
thực tiễn xã hội hiện nay, tác động của ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến tư
2


tưởng đạo đức của học sinh ngay từ khi bước vào trường học. Đối với học sinh
lớp khi cắp sách tới trường, tất cả mọi hoạt động, các mối quan hệ với các em
vẫn còn mới mẻ. Do vậy việc hình thành cho các em những chuẩn mực hành vi
là rất quan trọng. Chuẩn mực đạo đức xã hội bao gồm những hành vi thói quen
đạo đức, mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Gần gũi với
các em nhất là mối quan hệ gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự
nhiên.
Ở trường tiểu học, học sinh lớp 3 vẫn còn rất trong sáng ngây thơ, nhanh
nhớ và dễ quên, chưa có khả năng nhận biết phân tích, chưa hiểu sâu, hiểu rõ
mọi tình huống vấn đề. Nếu nhà trường và gia đình không sát sao, chăm sóc uốn

nắn tốt thì sẽ như cây dại, cây thiếu ánh sáng sẽ phát triển còi cọc và cong vẹo và
có thể bị sâu mọt.
Xuất phát từ mục tiêu môn học. Dạy học đạo đức là dạy học sinh những
hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em trong
các tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Nội dung của môn học
đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm bổn phận của học
sinh. Hơn nữa môn đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học
sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tự nhiên, mà còn giáo
dục trách nhiệm của các em đối với chính bản thân mình.
Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan
đến kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử ( với ông bà, cha mẹ, anh chị
em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kỹ năng bày tỏ ý kiến của
bản thân, kỹ năng ra quyết định và giải quyết các vấn đề phù hợp với lứa tuổi
(trong các tình huống đạo đức ở gia đình, nhà trường và xã hội); kỹ năng giữ gìn
vệ sinh cá nhân; kỹ năng tự phục vụ và tự quản lí thời gian; kỹ năng thu thập và
xử lí thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở cộng đồng
có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức...
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người,
có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: Nhiều người biết hút
thuốc lá là có hại cho sức khoẻ, có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư
phổi,... nhưng họ vẫn hút thuốc; có những người là luật sư, công an, thẩm
phán,... có hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Đó chính là
vì họ thiếu kỹ năng sống.
Kỹ năng sống có thể nói chính là những nhịp cầu giúp con người biết biến
kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ
năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng
xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn
trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại,
3



người thiếu kỹ năng sống thường vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Ví dụ:
Người không có kỹ năng ra quyết định sẽ dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong
việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình; người
không có kỹ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những người
khác và thường có cách ứng phó tiêu cực khi bị căng thẳng, làm ảnh hưởng
không tốt đến sức khoẻ, học tập, công việc,... của bản thân. Hoặc người không có
kỹ năng giao tiếp sẽ khó khăn hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp
với mọi người xung quanh, sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải
quyết những nhiệm vụ chung...
Chính vì vậy rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một
trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. Giáo dục kỹ năng
sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và là xu thế chung của nhiều nước
trên thế giới.
2.2. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh
* Thực trạng chung:
+Trường Tiểu học Quảng Hưng là một đơn vị nằm ở vùng nông thôn
Quảng Xương mới sáp nhập về thành phố vài năm gần đây. Với sự phát triển của
ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã thu hút một bộ phận đông đảo cư dân ở
nhiều địa phương khác, nhưng phần lớn cũng là cư dân ở các địa phương nông
thôn và miền núi ở các huyện về. Do đó, môi trường sinh sống của các em phần
nào vẫn đậm chất vùng quê và kỹ năng sống vẫn còn nhiều hạn chế.
+ Nhà trường cũng đã quan tâm và tổ chức cho các em hoạt động, rèn
luyện. Tuy nhiên, phần lớn quỹ thời gian chủ yếu các em vẫn phải chú trọng và
dành thời gian chủ yếu cho học tập kiến thức. Do đó, kỹ năng sống của các em
phần lớn vẫn còn yếu và thiếu.
* Thực trạng lớp 3C
Năm học 2018- 2019 lớp 3C do tôi chủ nhiệm khi điều tra về đặc điểm
tình hình như sau:

- Tổng số học sinh: 36 ( Nam: 14, Nữ : 22; Dân tộc thiểu số: 01 ( Dân tộc
Thái chuyển từ Quan Sơn về)
- Con gia đình cán bộ: 0
- Con gia đình nông nghiệp: 22
- Con gia đình buôn bán, thủ công: 0
- Con gia đình công nhân: 14
- Con gia đình mồ côi cha mẹ: 2
- Con gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh
khó khăn: 6
Sau khi điều tra tôi tiến hành khảo sát, phân tích các nhóm đối tượng như
sau:

4


Bảng A: Kết quả khảo sát đầu năm
Nhóm 1
Biết nói năng lễ
phép
Số lượng
7

Tỉ lệ %
19,4

Nhóm 2
Bạo dạn trong giao tiếp
nhưng nói trống không
Số lượng
10


Tỉ lệ %
27,8

Nhóm 3
Ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút
nhát.
Số lượng
19

Tỉ lệ %
52,8

Qua khảo sát Bảng A tôi quan sát và nhận xét như sau:
- Nhóm 1: Số lượng HS biết nói năng lễ phép chiếm số lượng và tỉ lệ thấp. Mặc
dù các em nói năng lễ phép nhưng mọi kỹ năng khác vẫn còn nghèo nàn.
- Nhóm 2: Số lượng HS bạo dạn trong giao tiếp là một ưu điểm tốt. Song các em
còn nói trống không, chưa lễ phép và phần lớn các kỹ năng khác chưa có. Biểu
hiện:
+ Chưa biết cách ứng xử đúng mực với cô giáo và các bạn.
+ Bạo dạn, nghịch ngợm, la hét rất to khi chơi tự do với các bạn nhưng khi hoạt
động học tập hoặc hoạt động tập tập thể lại lì lợm và nói nhỏ, lí nhí.
+ Nói trống không với bạn bè, thầy cô, chưa biết nói lời thưa gửi lễ phép.
+ Chưa có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn với bạn, dễ khóc lóc, tức giận và đổ tội
lẫn nhau vì những lí do rất nhỏ.
+ Chưa biết tôn trọng tài sản, đồ dùng của bạn, của cô, lấy đồ của bạn, của cô
một cách tự tiện v.v....
- Nhóm 3: Số lượng HS ngại giao tiếp, trầm lặng và nhút nhát chiếm phần lớn.
Kỹ năng sống về mọi mặt điều yếu kém. Biểu hiện cụ thể:
+ Tính trầm lặng, ngại nói, ngại giao tiếp ít tham gia hoạt động của lớp, của

trường
+ Trong giờ học không dám lên bảng, không dám giơ tay phát biểu xây dựng bài.
Các em không thể hiện được khả năng hay mong muốn của bản thân v.v....
Qua khảo sát, điều tra, quan sát và đánh giá về kỹ năng sống của HS lớp
3C vẫn còn yếu. Tôn nhận thấy do xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất: Do thực trạng chung mà tôi đã nêu ở trên.
+ Thứ 2: Do bản thân các em ít được va chạm với môi trường xung quanh, chủ
yếu là ở nhà và tới trường kinh nghiệm sống các em còn nghèo nàn.
+ Thứ 3: 100% các bậc phụ huynh là công nhân, nông dân và đi làm ăn xa gửi
con cho ông bà. Do bận làm ăn, quá ít thời gian dành cho con , không quan tâm
đúng mức tới việc học của con và đặc biệt chưa nhận thức rõ, chưa chú trọng rèn
cho các con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và còn có tư tưởng phó
mặc cho cô giáo và nhà trường.
Từ thực trạng trên, tôi nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết rèn
kỹ năng sống cho các em. Sau nhiều boăn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi tôi đã đúc kết
được một số kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 và các biện pháp
đó được áp dụng cụ thể ở lớp 3C tôi chủ nhiệm như sau:
5


2.3. Các biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 3C ơ Trường
tiểu hoc Quang Hưng qua môn Đạo đức.
2.3.1. Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Đối với học sinh lớp 3, các em vẫn coi giáo viên như là một khuôn mẫu. Lời
nói của cô giáo (thầy giáo) là mệnh lệnh không thể thay đổi. Vì vậy người giáo
viên cần phải luôn luôn gương mẫu từ cử chỉ, lời nói, việc làm, cách ăn mặc, đi
đứng cho học sinh noi theo. Quan trọng vầ quyết định nữa đó là cái “tâm sáng”
của người giáo viên mà không có, sách vở nào thay thế được. Cô không những
như người mẹ thứ hai mà còn phải như người chị, người bạn của các em. Thường
xuyên quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, bao dung, gần gũi, ân cần với các em. ... giải

quyết những thắc mắc của các em, uốn nắn từng lời ăn , tiếng nói cho các em,
nhắc các em mọi lúc mọi nơi bất cứ lúc nào giáo viên bắt gặp cử chỉ chưa chín
chắn của các em, đồng thời động viên khen ngợi và có cả khen thưởng nhỏ, nhân
điển hình tốt trước lớp .
Từ nhận thức đó bản thân tôi cũng đã phải tự rèn luyện và đặc biệt chú
trọng gương mẫu trong từng hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm hàng ngày để thể
hiện rõ vai trò thực tế của việc nói đi đôi với làm trong dạy hoc đạo đức, thể hiện
rõ việc giáo dục kỹ năng trong cuộc sống phù hợp với bài học và chủ đề của các
bài học đạo đức .
Ví dụ: Bài “Giữ lời hứa” để giáo dục kỹ năng tự tin, thương lượng, đảm
nhận trách nhiệm , tôi đã giữ lời hứa và thực hiện đúng những điều đã hứa với
các em trong các trường hợp cụ thể. Trong năm học tôi đề ra những phần thưởng
nhỏ cho một vài cá nhân học sinh ở các tổ có tiến bộ về học tập, rèn luyện phẩm
chất, làm được việc tốt ở hàng tuần, hàng tháng do các em tự bình xét. Phần
thưởng là những cuốn vở, tập giấy kiểm tra, cái bút, bìa kê, bìa bọc bóng... tuỳ
vào nhu cầu cần thiết của các em. Tôi đã giữ lời hứa với các em và tặng thưởng
cho các em, các em rất phấn khởi và vui vẻ, tích cực phấn đấu và nhắc nhở nhau
cùng tiến bộ ..
Bài: “ Tiết kiệm và giữ gìn nguồn nước” để giáo dục kỹ năng cho các em. Ở
trường tôi hướng dẫn học sinh khi uống nước cần lấy lượng nước vừa uống,
không làm đổ nước ra ngoài, giữ gìn cốc và bình đựng nước sạch sẽ và vệ sinh.
Rửa tay sau khi ăn hay đi vệ sinh cần tắt vòi nước, không để nước chảy lênh
láng.
Điều đó bản thân tôi phải là người tiên phong thực hiện tốt để học sinh làm theo.
Bài: “ Chia sẻ vui buồn cùng bạn” để rèn các kỹ năng sống biết cảm thông , chia
sẻ khi bạn vui buồn. Tôi luôn nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh để chia sẻ
buồn vui từ những biểu hiện nhỏ trên lớp, quan tâm đến đời sống của các em ở
nhà. Bản chất của các em học sinh nhỏ sống rất tình cảm, dễ thuyết phục và dễ
6



lan toả sự bắt chước. Như khi thấy các em buồn khóc, gia đình các em có người
ốm đau, hoạn nạn giáo viên ân cần hỏi han lí do, động viên an ủi các em. Chia sẻ
mọi niềm vui với các em khi có thể, để các em cảm nhận được tình cả ấm áp cô
trò, bạn bè trong lớp học.
+ Ví dụ: Khi các em bị ốm, gia đình xin phép nghỉ học. Nếu nghỉ đến ngày
thứ 2 tôi chủ động gọi điện và hỏi thăm tình hình, động viên các em. Khi các em
đi học trở lại, tôi chủ động hỏi tình hình sức khoẻ các em bằng những câu hỏi
tình cảm như: “ Con bị bệnh gì vậy”? “ Con đã khỏi ốm hay đau hẳn chưa?”, “
Con cố gắng ăn uống nhiều cho nhanh khoẻ nhé!”
Các em có bố mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ mất sớm, bố hay say rượu đánh đập
mẹ con , những HS này rất hay khóc và nhút nhát tôi dành sự quan tâm đặc biệt
hơn kể cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hầu hết các giờ ra chơi, những phút giải lao tôi đều ở bên các em, gần gũi
trò chuyện tâm sự với các em, tháo gỡ giứp những khó khăn trong học tập và
cuộc sống của các em.
Tôi cảm nhận được các em rất cảm động , ngày càng gần gũi, thân thiết hơn
và cởi mở hơn với thầy cô giáo và bạn bè. Biết quan tâm hơn đến các bạn trong
lớp, biết chia sẻ với bạn những niềm vui, nổi buồn của các em.
Hình ảnh giáo viên và học sinh lớp 3C trong giờ ra chơi
2.3.2 Nghiên cứu kỹ năng sống cần giáo dục qua từng bài đạo đức .
- Giáo viên nghiên cứu chương trình môn học, mục tiêu cần đạt qua từng bài, xác định kỹ năng sống cần
rèn cho học sinh ở mỗi bài học . Xác định rõ được kỹ năng sống cần giáo dục ở từng bài học cũng là một nội
dung quan trọng. Từ đó tôi xác định được biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với đặc
điểm của lớp, chú trọng rèn những kỹ năng mà học sinh còn yếu.

Tên bài
Bài 1: “ Kính yêu Bác
Hồ”


Bài 2: “ Giữ lời hứa”

Kỹ năng sống được rèn luyện
- Rèn kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành,
thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy vào thực tế cuộc
sống hàng ngày cũng như trong hoc tập như: biêt
giup đơ ban be, ngươi thân khi găp kho khăn hoan
nan, tiêt kiêm qua sang, sach vơ đê giup đơ cac ban
co hoan canh kho khăn, bênh tât, nhưng ngươi tan
tât; tô chưc đi thăm cac gia đinh liêt si, thât tha va
khiêm tôn trong hoc tâp; biêt chông lai nhưng biêu
hiên tiêu cưc trong hoc tâp; biêt tư vươn lên trươc
moi hoan canh đê hoc thât tôt; giữ gìn vệ sinh cá
nhân, trường lớp sạch sẽ; v..v....
- Rèn kỹ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời
7


hứa với bạn bè và với mọi người trong cuộc sống.
- Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện
được lời hứa của mình.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của
mình, khi thất hứa biết xin lỗi và khắc phục hậu quả
do việc thất hứa của mình gây ra.
Bài 3: “Tự làm lấy
- Rèn kỹ năng tư duy phê phán: (biết phê phán
đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại,
việc của mình”
không chịu tự làm lấy việc của mình.).
- Kỹ năng ra quyết định phù hợp trong các tình

huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình trong
học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.
- Kỹ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản
thân
Bài 4: “Quan tâm - Rèn kỹ năng lắng nghe ý kiến của ngưới thân. - chăm sóc ông bà, Kỹ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm
cha mẹ, anh chị em” xúc của ngưới thân.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc ngưới
thân trong những việc vừa sức.

Bài 5: “Chia sẻ vui - Rèn kỹ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn
buồn cùng bạn
vui, buồn

Bài 6: “Tích cực - Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và
tham gia việc lớp, tập thể.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về
việc trường”:
các việc trong lớp.

- Kỹ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi
nhận việc của lớp giao.

Bài 7: “Quan tâm, - Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng
giúp đỡ hàng xóm xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ
láng giềng”:
hàng xóm trong những việc vừa sức.

Bài 8: “Biết ơn - Rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm

thương binh liệt sĩ” xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ

Bài 9: “

Đoàn

quốc.
- Kỹ năng xác định giá trị về những người đã quên
mình vì Tổ quốc.
kết - Rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi
quốc tế.
8


với thiếu nhi quốc
tế”:

- Kỹ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế. Kỹ năng
bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

Bài 10 : “Tôn trọng Rèn kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp
xúc với khách nước ngoài
khách nước ngoài”
Bài 11: “Tôn trọng - Rèn kỹ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau
buồn của người khác.
đám tang”:
- Kỹ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
Bài 12 : “ Tôn trọng thư - Rèn kĩ năng tự trọng.
từ tài sản của người
- Kỹ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết

khác”
định
Bài 13 : “Tiết kiệm và - Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn.
bảo vệ nguồn nước”
- Kỹ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ
nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến
tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. - Kỹ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải
pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà
và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết kiệm và bảo
vệ nguồn nước ở nhà và ở trường
.Bài 14: “Chăm sóc - Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. cây

trồng vật nuôi”

- Kỹ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật
nuôi ở nhà và ở trường.
- Kỹ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến
chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
- Kỹ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt
nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở
trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng,
vật nuôi ở nhà và ở trường.
Trên đây là các nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống cụ thể ở từng bài
học Đạo đức. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể thực
hiện trong bất cứ giờ học nào, giáo viên cần nghiên cứu kỹ hơn ở từng bài học để
lồng ghép cho phù hợp.
2.3.3. Thông qua các giờờ̀ học đạo đức trên lớp cung cấp kiến thức và

rèn luyện hành vi đạo đức, kỹ năng sống cho các em.
9


Từ khi địa phương được chính phủ quan tâm đầu tư một số chương trình để
xoá đói giảm nghèo, đời sống nhân dân dần dần được cải thiện. Cùng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế thì lối sống kinh tế thị trường cũng bắt đầu thâm nhập vào
địa phương. Nền kinh tế rất phát triển kéo theo nhiều biến đổi trong xã hội. Tệ
nạn xã hội ngày càng gia tăng. Nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vô
cùng quan trọng. Chính vì thế môn học đạo đức cung cấp cho các em những hiểu
biết ban đầu về các kỹ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép trong cuộc sống hàng ngày,
đó là những kỹ năng sống cần thiết cho mỗi con ngưòi, góp phần phát triển hoàn
thiện nhân cách mai sau.
- Tôi đã nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học, chú trọng cung cấp kỹ
năng phù hợp với từng nội dung bài dạy.
- Nhận thức của các em nhỏ còn thiên về cảm tính, cụ thể và trực tiếp. Nên
tôi đã lựa chọn các phương pháp dạy thích hợp với từng bài dạy gây hứng thú
học tập cho học sinh như không dập khuôn máy móc, không áp đặt tình huống,
sáng tạo theo từng tiết dạy. Qua từng bài tập, trò chơi, kể chuyện theo tranh,
quan sát tranh và trả lời câu hỏi, đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và
những người xung quanh, các bài tập tô màu, đóng vai theo tranh, theo tình
huống v.v ...Tôi cho học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới, kỹ năng
mới giáo viên kết luận hành vi đạo đức đúng.
- Tôi hướng dẫn các em thực hiện hành vi qua các trò chơi, sắm vai, đố vui,
nêu ý kiến của mình để củng cố ghi nhớ hành vi đã học. Tôi luôn khuyến khích
những em tính cách nhút nhát tham gia vào trò chơi.
- Bên cạnh đó tôi luôn tạo không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, sôi nổi,
để học sinh học tập học sinh được hoà mình vào tập thể lớp và phấn khởi với
những lời động viên, khen ngợi của giáo viên, các em được phát biểu dân chủ,
không gò ép.

Ví dụ: Khi học bài 7 “ Quan tâm giúp đõ làng xóm, láng giềng”.
Hoạt động 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh xử ly tình huống va đóng vai
Mục tiêu:
Học sinh có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với làng xóm láng
giềng trong một số tình huống phổ biến.
Cách tiến hành:
Bước 1: - Giáo viên chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 em, phát
phiếu giao việc cho các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử ly một tình
huống rồi đóng vai.
Tình huống 1: Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái
bác đang làm ngoài đồng.
10


Tình huống 2: Bác Nam có viêc bận đi đâu đó từ sớm, bác nhờ em trông
nhà giúp.
Tình huống 3: Các bạn đến nhà em chơi và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ
hàng xóm đang ốm.
Tình huống 4: Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết.
Người khách nhờ em chuyển giúp bác Hải lá thư.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai
Bước 1 và 2 tôi cho học sinh chuẩn bị ở các tiết học trước đó. Tôi cho các
em xử ly tình huống, phân vai, xây dựng kịch bản nhỏ và giao nhiệm vụ cho các
nhóm về nhà học và tập thực hiện theo vai của mình.
Theo tôi hình thức đóng vai ở đây chỉ là dạng sân khấu hoá ở phạm vi nhỏ.
Do đó, không quá khắt khe và yêu cầu quá cao đối với các em. Quan trọng là các
em nhận thức được thông điệp của tình huống và biến thông điệp đó thành hành
vi của mình. Đồng thời rèn được kỹ năng cần thiết qua bài học.
Ví dụ:
Xử ly và đóng vai tình huống 1: Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ

em đi gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng.
Nhóm 1 xây dựng kịch bản như sau:
Bác Hai ( Hà Linh đóng) : Đang ngồi dáng vẻ mệt mỏi và khó thở.
Bác gọi to:
- Trà My ơi! Bác bị cảm bác khó chịu quá! Cháu chạy ra đồng gọi con gái
bác về giúp bác với.
Trà My( HS lớp 3C):
- Vâng ạ! Cháu sẽ đi ngay. Bác cố chờ một chút nhé.
Trà My chạy ra khỏi lớp. Sau đó đi vào lớp cùng với con gái bác Hai ( Ngọc Ánh
đóng).
Con gái bác Hai vội lấy dầu xoa cho mẹ và pha trà gừng cho mẹ uống. Con
gái Bác Hai nói:
- Chị và mẹ chị cảm ơn Trà My rất nhiều nhé!
Trà My cười thật tươi và trả lời:
- Dạ! Không có gì đâu chị ạ! Em thật vui vì giúp đỡ được bác và chị. Em xin đi
về để kịp học bài ạ!
( Cả nhóm đóng vai đứng chào các bạn và về chỗ ngồi)

Bước 3: Các nhóm lên đóng vai theo nội dung đã chuẩn bị
Lưu y : Khi chơi sắm vai các em phải tự giới thiệu được vai diễn của mình.
11


Bước 4: Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống
Bước 5:
Giáo viên kết luận:
Tình huống 1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hai.
Tình huống 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam.
Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến
người ốm.

Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư khi bác Hải về sẽ đưa lại.
Ban đầu, khi tôi cho các em xử ly và đóng vai các nhóm rất lúng túng. Ngại
ngùng, xấu hổ và đùn đẩy lẫn nhau. Nhưng sau vài tiết học, các em rất vui thích,
tự tin và bạo dạn hơn rất nhiều. Thi nhau xin được đóng vai để thể hiện với bạn
bè và cô.
Ảnh đóng vai tình huống 1 trong bài học đạo đức - Bài 7 “ Quan tâm
giúp đõ làng xóm, láng giềng”- Lớp 3C.
Qua đóng vai ở bài 7 đã xây dựng một hành vi Đạo đức cho các em, hình
thành kỹ năng quyết định, ứng xử đúng với làng xóm, láng giềng, biết thực hiện
hành vi quan tâm giúp đõ láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời các
em còn biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Tự tin, bạo dạn hơn trong học tập và các
hoạt động. Biết nói lời lễ phép với thầy cô và người lớn.
2.3.4: Rèn kỹ năng sống qua các giờờ̀ học và vui chơi ở trườờ̀ng.
- Qua các giờ học tôi chú ý nhắc nhở các em thực hành hành vi đã học.
Ví dụ : Trong các giờ học, học sinh chưa có cử chỉ thể hiện đúng hành vi
đạo đức như: Nộp sách vở cho cô đưa bằng một tay không biết nói lời ''thưa'',
''gửi''. Tôi sửa lại hành vi đúng cho các em thể hiện lễ phép với thầy cô giáo và
người trên: Hướng dẫn các em đưa lại bằng hai tay và nói “thưa cô em nộp bài
ạ”.
- Tôi còn cho các em được tham gia học nhóm, đóng vai, báo cáo kết quả
thảo luận trong các giờ tự nhiên xã hội thể dục, tiếng việt,.... để thực hành hành
vi đạo đức đã học.
Ví dụ: Khi học bài “ Người mẹ” - Tập đọc lớp 3 - Tập 1
Tôi cho học sinh thảo luận câu hỏi:
? Em hiểu gì về tấm lòng của người mẹ?
HS cần trả lời: Người mẹ, dũng cảm và rất yêu thương con, có thể làm tất
cả vì con.
? Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng?
HS sẽ kể về những việc làm tốt của mình về lời nói, cử chỉ, việc làm. Đó
cũng chính là quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ , anh chị em mà các em đã

được học và rèn luyện qua tiết học đạo đức.
12


- Khi đến lớp tôi luôn chú ý nhắc nhở các em quần áo đầu tóc gọn gàng,
sách vở đồ dùng ngăn nắp. Quy định cách sắp xếp đồ dùng sách vở trong ngăn
bàn, chỗ treo cặp rõ ràng, cụ thể, vị trí mũ, ô, quần áo .Quán triệt các em tôn
trọng tài sản của người khác, không tự lấy đồ của bạn, của cô giáo và mọi người
khi chưa được sự đồng y v.v....... Một vài ngày đầu giáo viên phân công các tổ
trưởng theo dõi kiểm tra, cuối mỗi giờ học giáo viên nhận xét tuyên dương
những em đã thực hiện tốt trước lớp. Dần dần hành vi trở thành thói quen và có
kỹ năng sống tốt.
- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3
nói riêng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, kiên trì, chú tâm nhắc nhở
hướng dẫn các em thực hiện hành vi đúng, sửa chữa uốn nắn những hành vi chưa
chuẩn. Tất cả những hành vi đó phải làm thường xuyên liên tục vì các em dễ nhớ
nhưng rất chóng quên. Do đó tôi sát sao từng việc làm, cử chỉ, lời nói của các em
ở mọi lúc, mọi nơi, ở trường, ở nhà để các em ghi nhớ và thực hiện theo hành vi
đúng để trở thành thói quen đạo đức tốt cho các em.
Ví dụ: + Sau khi bài học “ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”. Tôi
luôn chú ý qua từng môn học, những lúc trò chuyện, giao tiếp với học sinh. Qua
các hoạt động ngoại khoá .v..v… Nếu học sinh chưa thực hiện đúng hành vi, giáo
viên nhắc nhở giúp các em sửa lại hành vi cho đúng…
+ Trong giờ học toán, bạn cho em mượn thước kẻ. Em nói lời cảm
ơn bạn …
+ Khi học sinh mâu thuẫn, hiểu lầm chưa biết giải quyết, tôi phân
tích các em hiểu ra đúng, sai và xin lỗi bạn khi mình sai với tất cả các đối tượng
học sinh trong tình huống cụ thể.
Bằng sự kiên trì, phối kết hợp rèn kỹ năng sống cho các em qua nhiều môn
học. Tôi nhận thấy các em đã có y thức tốt hơn, “mưa lâu thấm dần” các em đã

hiểu bài học sâu sắc hơn, kỹ năng sống tốt hơn và chăm ngoan hơn rất nhiều.
2.3. 5: Tư vấn cho phụ huynh hướng dẫn các em thực hành hành vi ở
nhà.
- Qua buổi họp phụ huynh tôi thông báo đặc điểm tình hình của lớp, nêu
tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh , tính cấp bách của vấn
đề kỹ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức. Thống nhất cùng phụ huynh
phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà. Phụ huynh được giới thiệu, nghiên cứu
chương trình học, kỹ năng qua từng bài đạo đức. Phụ huynh có nhiệm vụ nhắc
nhở con em mình thực hiện hành vi đã học ở nhà. Hướng dẫn phụ huynh nhắc
nhở con em mình thực hiện hành vi theo từng bài học và thời khoá biểu quy
định. Đó là những kỹ năng sống trong cuộc sống thể hiện ở việc thực hiện được
5 điều Bác Hồ dạy; biết giữ lời hứa với bạn bè, thầy cô và mọi người; biết tự làm
13


lấy việc của mình ở trường và ở nhà; biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ,
anh chị em trong gia đình; biết tiết kiệm bảo vệ nguồn nước nơi mình học tập và
sinh sống..v.v...
- Mỗi phụ huynh lập bảng theo dõi hành vi đạo đức ở nhà của học sinh,
hàng tháng nộp lại để giáo viên theo dõi xếp loại cho từng em.
2.3.6: Rèn kỹ năng sống cho học sinh qua sinh hoạt sao nhi đồng.
- Có ý kiến đề xuất với đội về nội dung sinh hoạt sao theo từng tháng cho
phù hợp và đạt hiệu quả cao.
- Trao đổi cụ thể nội dung thực hành trong từng tháng sinh hoạt sao
Tháng 9: Thực hành kỹ năng (THKN) , thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
( chú trọng điều 2,3,4)
Tháng 10: THKN tự làm lấy việc của mình
Tháng 11: THKN tích cực tham gia việc lớp, việc trường
Tháng 12: THKN biết ơn thương binh liệt sĩ
Tháng 1: THKN chia sẻ vui buồn cùng bạn

Tháng 2: THKN tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
Tháng 3: THKN tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Tháng 4: THKN chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Tôi đã phối hợp với tổ chức sao nhi đồng THKN sống với các hình thức tổ
chức về các bài học đạo đức phù hợp như kể chuyện, hái hoa dân chủ, trãi
nghiệm thực tế như chăm sóc vườn cây, bồn hoa, thăm và thắp hương tượng đài
lịch sử...
Các em học sinh vô cùng hứng thú và yêu thích các hoạt động này. Sau mỗi
hoạt động các em càng rèn được nhiểu kỹ năng sống cho mình.
Ảnh chăm sóc bồn hoa và cây cảnh của học sinh lớp 3C
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trườờ̀ng .
Sau thời gian áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng sống qua môn Đạo đức
cho học sinh lớp 3C, tôi thu được những kết quả sau:
Bảng B: Kết quả đạt được
Nhóm 1
Biết nói năng lễ
phép
Số lượng
25

Tỉ lệ %
69,4

Nhóm 2
Bạo dạn trong giao tiếp
nhưng nói trống không
Số lượng
10


Tỉ lệ %
27,8

Nhóm 3
Ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút
nhát.
Số lượng
1

Tỉ lệ %
2,8

Nhìn vào kết quả bảng B, so với khảo sát đầu năm ở bảng A. Tôi nhận thấy
đã thu được kết quả đáng mừng trong việc giáo dục kỹ năm sống cho các em.
14


Phần lớn các em đã biết nói năng lễ phép, mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin thực
hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh. Biểu hiện cụ thể:
+ Cách xưng hô, lời nói, cử chỉ của các em từng bước thay đổi. Sau tháng
học đầu tiên các em đã bạo dạn hơn, tự tin hơn, mạnh dạn nói chuyện, trao đổi
với cô giáo và các bạn, biết nhắc nhở bạn khi bạn chưa thực hiện đúng hành vi
đã học. Thấy ngại ngùng, xấu hổ khi mình vi phạm, nhận thức rõ được những
hành vi, việc làm chưa đúng, chưa tốt của bản thân và biết nhanh chóng sửa
chữa.
+ Các em yêu thích môn học, thích chơi sắm vai, nói năng to rõ ràng, biết
diễn đạt, giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi. Tổ chức lớp học có nề nếp, các em đoàn kết
chan hoà, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp.
+ Các em đã có ý thức tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, biết giữ gìn đồ
dùng sách vở, sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.

+ Biết yêu quý mọi người gia đình, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
+ Nói năng lễ phép, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm
phiền lòng người khác.
+ Biết giải quyết mâu thuẫn với bạn, vui tươi, thân thiết và biết giúp đỡ,
chia sẻ với bạn trong học tập và trong cuộc sống.
+ Có tinh thần tự giác, tích cực với các hoạt động của lớp, nhà trường.
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, biết chào khi gặp mặt, tạm biệt khi chia
tay.
+ Có y thức tiết kiệm và giữ gìn vệ sinh nước uống và nước sinh hoạt ở
trường.
+ Có y thức bảo vệ và tôn trọng tài sản của nhà trường, sách vở, đồ dùng
của mình, bạn, thầy cô và mọi người.
+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ hoa, cây xung quanh trường và nơi công
cộng.
+ Các em tham gia các hoạt động do trường, đội tổ chức như : Hội thi văn
nghệ, trang trí môi trường, lớp học thân thiện ..v..v... Lớp đều đạt giải cao.
- Trong đợt Phòng giáo dục thành phố về kiểm tra hoạt động nề nếp và hoc
tập trước và sau tết lớp 3 C được khen là lớp có nền nếp tốt và các em lễ phép và
ngoan ngoãn.
- Các tuần thi đua lớp đều được xếp loại A, được nhà trường và đội sao
đánh giá là lớp có nề nếp tốt.
Với kết quả như trên chắc chắn trong năm học này lớp 3C đạt danh hiệu lớp
Xuất sắc, 100% học sinh đạt hoàn thành các nhiệm vụ của người học sinh.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
1
5


- Kết luận
Nền giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ mà thực chất

là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng
định mình và Học để cùng chung sống. Là giáo viên tôi xác định một trong
những nhiệm vụ của mình là rèn cho các em kỹ năng sống tốt Để thực hiện được
nhiệm vụ này người giáo viên phải tâm huyết với nghề, thực sự yêu nghề, mến
trẻ, có tinh thần rèn luyện, tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tu dưỡng, rèn
luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là muốn nâng cao lượng giờ đạo
đức và thực hành các kỹ năng hình vi vào cuộc sống thực tế cho học sinh là vấn
đề vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ. Người thầy phải đầu tư thời
gian gần gũi học sinh, nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học, thiết kế tiết dạy hợp lý,
kết hợp hài hoà các phương pháp hình thức dạy học. Chú trọng phương pháp dạy
học mới, thầy tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm
và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới. Giáo viên cần
động viên khen ngợi kịp thời, vì tuổi học sinh lớp nhỏ thiên về tình cảm, hoạt
động học cần kết hợp nhiều với hoạt động chơi . Sự nhận thức của học sinh còn
đơn giản cho nên quá trình dạy học không kéo dài bất cứ hoạt động nào hoặc đặt
hệ thống câu hỏi quá khó gây cho học sinh nhàm chán, căng thẳng, mệt mỏi..
Trên đây là những suy nghĩ của tôi về việc nghiên cứu một số biện pháp
rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Ba ơ Trương tiêu hoc Quang Hưng qua môn
Đạo đức. Nhằm giúp các em có vốn kinh nghiệm sống phong phú. Tuy các em
đã có nề nếp thói quen đạo đức tốt, nhưng tôi rất mong vấn đề rèn kỹ năng sống
cho học sinh qua môn Đạo đức được chú tâm ở tất cả các khối lớp, duy trì liên
tục, được theo dõi kiểm tra thường xuyên, kết hợp các môi trường giáo dục: gia
đình, nhà trường, cộng đồng để hoàn thiện cho các em thói quen hành vi chuẩn
mực đạo đức xã hội.
- Kiến nghị :
* Đối với nhà trường: Duy trì hoạt động Đội, Sao nhi đồng đều đặn và
gắn với nhiều nội dung liên quan đến các hành vi đạo đức.
* Đối với phụ huynh học sinh: Tăng cường sự phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm và nhà trường.
* Đối với Phòng giáo dục: Trang bị thêm tranh vẽ, đồ dùng thiết bị

dạy học môn Đạo đức, tài liệu hướng dẫn rèn kỹ năng sống cho học sinh. Phòng
giáo dục- Đào tạo và nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em tham gia
nhiều hội thi như: kể chuyện đạo đức,....
16


Qua việc nghiên cứu đề tài này, do năng lực có hạn, mặc dù bản thân tôi
đã rất cố gắng nhưng sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót,
tôi rất mong sự giúp đỡ, góp ý, bổ sung của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp
quản lý giáo dục, bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và tôi có được
những kinh nghiệm bổ ích áp dụng cho những năm học sau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết,
không sao chép nội dung của người
khác.

Đỗ Thị Thuỷ


17



×