Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mot so bien phap ren ky nang song cho hoc sinh tieuhoc qua mon dao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.83 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Trang
2

1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp

2

1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
1.3. Mục tiêu của giải pháp

3
3

1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp

3

1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành, nêu giải pháp đề xuất
2.2. Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn
2.3. Nội dung giải pháp mới

4
5
5
6


7

3. Hiệu quả giải pháp

8

3.1. Thời gian áp dụng của giải pháp

8

3.2. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp
3.3. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng các giải pháp
4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị

8
8
15

4.1. Kết luận

15

4.2. Đề xuất, khuyến nghị

16

1. Cơ sơ đề xuất giải pháp
1



1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Để thực hiện sứ mệnh “trồng người” cao cả, mỗi trường học ngay từ bậc
đầu tiên phải xây dựng môi trường sư phạm tích cực, thân thiện. Thân thiện giữa
thầy với thầy, trò với trò, giữa thầy với trò và giữa nhà trường với cộng đồng
theo nguyên lý “giáo dục tay ba” nhà trường – gia đình – xã hội. Mục tiêu của
mô hình xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” là chú trọng giáo
dục cho học sinhkỹ năng sống, tâm hồn trong sáng, hiểu biết và trân trọng
những giá trị lịch sử văn hoá cách mạng của chính quê hương mình. Đồng thời
có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học trong toàn cấp học; kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc
đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo
tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có
thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng
sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua
những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có
nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và
nhóm kĩ năng quản lí bản thân,...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và
cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có
một tầm rất quan trọng.
Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học
sinh tiểu học đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp
các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này và đây cũng là một vấn đề
mà xã hội và phụ huynh hết sức quan tâm. Xác định tầm quan trọng đó tôi đã
chọn đề tài “ Giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn Đạo
đức”.
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của
Bộ giáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn


2


2008-2013, trong đó nội dung Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù
hợp với lứa tuổi của học sinh.
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2016-2017 của ngành, của trường về việc chú
trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của
xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện
những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn,
tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để
bước vào đời tự tin hơn. Xuất phát từ mục tiêu của môn học, dạy Đạo đức là dạy
học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và
quyền trẻ em trong các tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống hàng ngày.
Nội dung của môn Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách
nhiệm bổn phận của học sinh. Chính vì vậy tôi luôn lồng ghép vào trong các giờ
học để rèn kỹ năng sống cho các em.
1.3. Mục tiêu của giải pháp
Ngay từ đầu năm học khi được phân công dạy môn Đạo đức của toàn
trường là bản thân đã mong muốn được góp phần giáo dục cho các em những
chuẩn mực, hành vi đạo đức, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống hàng ngày cho
các em.
Khi bắt đầu tìm hiểu thực tế về việc rèn luyện kĩ năng sống hiệu quả cho
học sinh tôi gặp phải một số khó khăn sau:
Đối với những em Lớp 1 thì các em vừa rời trường mẫu giáo làm quen với
môi trường tiểu học, mọi sinh hoạt nề nếp đều xa lạ chưa vào một kỉ luật nhất
định, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý
kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn
câu và không nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, ban bè. Còn học sinh các khối lớp
khác thì do một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ

con em trong các hoạt động cần thiết phó mặc cho thầy cô ở trường. Nhiều em
đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ ...

3


Bên cạnh những khó khăn trên cũng có thuận lợi nhất định đó là: tôi nhận
được một lực lượng đông học sinh khá ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi
với cô giáo. Có được sự ủng hộ của không ít phụ huynh trong việc cùng nhà
trường giáo dục các em. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan
tâm, hỗ trợ cho tôi trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế tôi
luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin,
phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù
hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển.
1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ họi trong thực tại,… Kỹ năng
sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng
thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 –
2013, trong đó có nội dung: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với
lứa tuổi của học sinh.
1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng
Để nghiên cứu tìm giải pháp cho đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thường suyên sưu tầm, tra cứu sách
báo tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài qua đó phân tích tổng hợp hệ

thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong
lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt là theo dõi trong những giờ thảo luận nhóm của
học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của việc dạy học theo mô hình trường học mới.

4


- Phương pháp thực hành: Hướng dẫn học sinh thực hành thông qua các
hoạt động học tập, vui chơi.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua các hoạt động, tôi ghi chép lại.
Sau đó, đúc rút kinh nghiệm những gì đã làm được hoặc chưa làm được để tổng
hợp đi đến kết luận.
Đề tài được áp dụng tại lớp tôi đang dạy Trường Tiểu học Trường Sơn.
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành giải pháp
Xuất phát từ quan điểm chung dạy – học môn Đạo đức, được tiếp cận theo
hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó se
giúp cho việc Dạy – học môn Đạo đức có kết hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh
trở nên nhẹ nhàng sinh động hơn, tránh bị năng nề, áp đặt.
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên
lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và
giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải
chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn,
giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn
luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa
nhập với cuộc sống.
Trong thời gian gần đây, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được quan

tâm nhiều hơn. Hiện nay giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được bố trí
thành một môn học riêng trong nhà trường phổ thông bởi kỹ năng sống phải
được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo
dục kỹ năng sống phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động
giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục kỹ năng sống rất nhiều và rất đa
dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các
môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua
hoạt động trải nghiệm.

5


Sự phối hợp chặt che giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động giáo dục
vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo
dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh
sản vị thành niên, … tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kỹ
năng sống.
Thời gian qua, dù giáo dục kỹ năng sống có được quan tâm nhưng hiệu quả
vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về kỹ năng sống của học sinh còn
nhiều khiếm khuyết.
Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu
hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với
các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi
công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý
thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác
khi sử dụng điện thoại di động, ....
Do cấu trúc chương trình các bài Đạo đức sắp xếp lô gich với nhau, có mối
quan hệ mật thiết cho nhau và hỗ trợ cho nhau, đặc biệt là phù hợp với từng lứa
tuổi của các em. Vì vậy để thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống, đem lại
kết quả cao tôi nhận thấy bản thân cần nghiên cứu kỹ tâm lý của học sinh tiểu

học. Các em là lứa tuổi hoa thích làm việc, thích làm ra sản phẩm, thích được
khen từ đó lựa chọn một số biện pháp giáo dục phù hợp như sau:
2.2. Những cải tiến cho phù hợp với thực tiễn
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại,… Kỹ năng
sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng
thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
- Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán,…

6


- Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng
và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động,…
- Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm
xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát,…
2.3. Nội dung của giải pháp mới
Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong
nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục kỹ
năng sống như tên gọi của nó (life skills) với ý nghĩa là học làm người (learning
to be) và nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực
với các tình huống trong cuộc sống (learning to live together) chưa được quan
tâm nhiều.
Theo cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục của
UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông 2 nhóm
KNS sau đây:
Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:

- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong
nhóm;
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư
duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…
Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;
- Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn;
- Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông;
- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ
năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ,...
- Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;
7


- Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ
tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục;
- Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình
trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra), …
3. Hiệu quả giải pháp
3.1. Thời gian áp dụng giải pháp
Đề tài này được áp dụng bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 đến nay và tiếp tục
nghiên cứu.
3.2. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp
Giải pháp được áp dụng tại trường Tiểu học Trường Sơn giúp học sinh
hình thành những tốt về kỹ năng, phẩm chất nhằm nâng cao chất lượng rèn kỹ
năng cho học sinh.
3.3. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng các giải pháp

Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến giữa học kì I, tôi thấy các em có
tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng,
được thể hiện rõ qua:
- Việc sinh hoạt ở lớp cũng như ở nhà, trong việc giao tiếp bằng lời nói, các
em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn
hay xin lỗi... đã trở thành thói quen.
- Trong các tiết học Đạo đức bây giờ đã rất nhiều em xin được đóng vai
tình huống, trò chơi, các em yêu thích môn học, phát biểu bài to, rõ ràng.
- Hầu như các em rất ý thức trong việc vệ sinh cá nhân sạch se khi đến lớp,
biết sắp xếp đồ dùng sách vở, góc học tập ngăn nắp.
Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Ngay từ buổi đầu tiên của tiết học bản thân tôi đã tạo ra một môi trường
học tập thân thiện, gần gũi với các em. Tôi tự giới thiệu trước các học sinh của
mình về tên, tuổi, sở thích, mơ ước,…sau đó tôi cho các em mạnh dạn tự giới
thiệu về mình với các bạn, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về
những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. Đây
là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi
8


trường học tập thân thiện - Nơi "Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ
hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây
cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp
của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà
giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc
nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu
quả cao tôi tiếp tục:
Biện pháp 2: Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Bản thân tôi nói riêng và cả tập thể sư phạm của nhà trường tiểu học

Trường Sơn nói chung luôn là những giáo viên gương mẫu từ cử chỉ, lời nói,
việc làm, cách ăn mặc, đi đứng cho học sinh noi theo.Thường xuyên quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ, nhường nhịn, gần gũi, ân cần với các em. Thường xuyên giải
quyết những thắc mắc của các em, động viên khen ngợi, nhân điển hình tốt trước
lớp để học sinh học tập.
Biện pháp 3: Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào môn
học Đạo đức.
Việt Nam hội nhập WTO nền kinh tế rất phát triển kéo theo nhiều biến đổi
trong xã hội. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức xuống cấp. Nên việc
giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ khi bước vào trường học là vô cùng quan
trọng. Chính vì thế môn học Đạo đức cung cấp cho các em những hiểu biết ban
đầu về các kĩ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép trong cuộc sống hàng ngày, đó là
những kỹ năng sống cần thiết cho mỗi con người, góp phần phát triển toàn diện
nhân cách cho các em mai sau.
- Ví dụ khi dạy bài 1- Lớp 1: “Em là học sinh lớp một” đầu tiên là bản
thân tôi tự giới thiệu về mình trước các em, sau đó tôi tổ chức cho các em chơi
trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi” Từng nhóm 5 em nắm tay nhau thành vòng tròn,
lần lượt từng bạn tự giới thiệu về tên và sở thích của mình và làm quen với các
bạn xung quanh. Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi nói về mình nhưng
tôi nhắc nhở những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi
9


trường hoà đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn
ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng câu nói chắc gọn: “Mình tên
là Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh mình là lớp trưởng lớp 1A1, mình rất thích xem
phim hoạt hình và học môn Toán. Mình không thích ai hay nói dối mẹ”,…
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu bản thân
là những bài học như khám phá bản thân, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng
làm việc đồng đội. Tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới

phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát
huy mình hơn qua việc học nhóm.
- Hay khi dạy bài 12- lớp 1: "Cảm ơn và xin lỗi " tôi cho học sinh chuẩn bị
những hộp thư: Cảm ơn, xin lỗi và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nhận được
nhiều lời cảm ơn nhất se được tuyên dương. Không những vậy tôi tổ chức cho
các em trao đổi :
- Em nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào?
- Bạn đã cảm ơn em về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi được bạn
cảm ơn, xin lỗi?... qua đó các em se bộc lộ những suy nghĩ của mình.
Tôi luôn nghiên cứu kỹ mục tiêu cần đạt của giờ học chú trọng cung cấp
những kỹ năng cần giáo dục phù hợp với từng nội dung của bài.
- Chẳng hạn khi dạy bài 1- lớp 2: “Học tập, sinh hoạt đúng giờ” qua tiết
học này các em biết được lợi ích của việc học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc là
đảm bảo cho các em có một sức khoẻ tốt để yên tâm học tập và sinh hoạt. Học
tập và sinh hoạt đúng giờ còn giúp các em biết sắp xếp công việc một cách hợp
lý, đạt hiệu quả cao trong các công việc,..Rèn kĩ năng sống có hiệu quả tốt còn
được tôi vận dụng khá nhiều hình thức, để giúp các em hình thành tốt kỹ năng
sử dụng thời gian học tập và sinh hoạt đúng giờ ngoài thời gian quản lý các em
trên lớp thời gian còn lại tôi phối hợp với phụ huynh học sinh những người luôn
gần gũi với các em trong cuộc sống hằng ngày chú ý và nhắc nhỡ cho các em
thực hiện tốt. Bản thân tôi vừa là giáo viên nhưng cũng là phụ huynh của con
trai đang học lớp 3A nên tôi càng thấy rõ việc giáo dục kết giữa nhà trường và
gia đình thực sự có hiệu quả đối với các em.
10


Tuỳ vào từng bài dạy để lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp gây
hứng thú học tập cho các em. Tôi luôn cho học sinh thảo luận nhóm các tình
huống để đóng vai nhằm khuyến khích các em được thể hiện việc làm của mình
không chỉ qua lời nói mà ngay cả những hành động mình đang làm.

- Khi dạy bài 11 – lớp 2: “ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại” Ở bài tập 4
tôi cho các nhóm thảo luận và đống vai theo các tình huống:
a) Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.
b) Người khác gọi nhầm số máy đến nhà Nam
c) Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người
khác.
Trong thời đại thông tin đại chúng ngày càng phát triển việc sử dụng điện
thoại cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp lịch sự, nói năng rõ ràng rành mạch,
nhất là với lứa tuổi học sinh tiểu học thì các em rất thích nghe và gọi điện thoại
mà kỹ năng giao tiếp thì còn hạn chế nên tôi rất chú trọng trong việc giáo dục
cho các em. Sau khi các em lên đóng vai trước lớp tôi tạo thêm một số tình
huống bất ngờ để các em ứng xử như:
+ Em gọi đến cho bà nhưng cậu của mình nhấc máy thì em nói như thế
nào?
+ Khi định gọi điện cho Hoa nhưng em lỡ bấm nhầm vào máy nhà bạn
Nam, đúng lúc đó bố bạn Nam cầm máy thì em se nói gì?...và tôi rất vui khi học
sinh đã ứng xử khá tốt. Chính vì điều đó càng khích lệ các bạn khác rất muốn
được tham gia đóng vai hơn làm cho tiết học thêm sôi nổi và có hiệu quả.
+ Hiệu quả giáo dục kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số
chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức
hơn, thái độ tốt với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin
khi nói năng,... đó chính là hiệu quả từ giáo dục kĩ năng sống. Việc sinh hoạt
theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi
giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên
thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn.
Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học
11


tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi

luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là
cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.
- Chẳng hạn khi dạy bài 3 – Lớp 3: “Tự làm lấy công việc của mình” Tôi
tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai chăm chỉ hơn” mỗi đội là 6 em, hai đội
oản tù tì để dành quyền chơi trước. Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một công việc
nhà bằng hành động ( như kịch câm) ví dụ: dùng tay xoa đi xoa lại trên mặt bàn
(lau bàn), hoặc hai tay giả làm động tác như cầm chổi, lia lia tay theo động tác
quét nhà,…
Thông qua dạy môn Đạo đức tôi luôn kết hợp giáo dục học sinh rèn kỹ
năng sống nhờ vậy mà các em tự tin hơn và đặc biệt như các em học sinh lớp 3
thì bản thân các em đã tự mình làm lấy một số công việc tự phục vụ cho mình
mà không cần nhờ vả bố mẹ như: rửa ly chén, quét nhà, nấu cơm, rửa bát, giặt
khăn tay, trông em,..
Với các em học sinh lớp 4, 5 thì rất nhiều các kỹ năng cần giáo dục cho các
em vì có thể nói lứa tuổi này học sinh rất dễ bị rủ rê, lôi kéo và rất hay sa ngã
chính vì thế cuối các tiết học tôi luôn dành thời gian để tổng kết và tuyên dương
những học sinh thực hiện tốt nhằm động viên khuyến khích các em, nêu gương
điển hình để một số các bạn khác học tập.
Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các
em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào
trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ
về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của
mình.
Trong môi trường, mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa
dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng.
Song, bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành
người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại
những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học
lực, tốt về đạo đức rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt
12



vẫn còn. Hầu như các em có đạo đức không tốt là những học sinh có hành vi đạo
đức xuất phát từ những động cơ xấu, không theo một chuẩn mực đạo đức nào.
Các em thường lập thành một nhóm riêng không thích hoà đồng với mọi
người, dửng dưng trước mọi hoạt động của lớp, của trường. Nhìn chung những
học sinh này thường có những hành vi không tốt với mọi người như: Quậy phá,
chọc ghẹo bạn bè, hổn hào với thầy cô, thích nghỉ học, không tuân theo nội qui
của trường, của lớp, thậm chí đánh nhau với bạn bè,…và còn rất nhiều những
thói hư tật xấu khác.
Theo tôi những hành động trên là những hành động có ý thức, nhưng do
nhận thức bị sai lệch. Vì thế trách nhiệm của người thầy không kém
phần quan trọng, nên xem việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt chưa
ngoan là công việc quan trọng. Muốn thực hiện tốt việc này đòi hỏi
người thầy phải kiên trì, bền bỉ, khéo léo để từng bước uốn nắn giúp đỡ cho
các em trở thành một học sinh ngoan, có tư cách, có đạo đức tốt.
Vì vậy điểm tựa vững chắc nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong
đó đặc biệt quan trọng là giáo viên giảng dạy các em. Bản thân tôi luôn nhẹ
nhàng nhắc nhỡ và đặc biệt là giáo dục các em từ những kỹ năng đơn giản nhất
của một người học sinh, luôn lấy 5 điều Bác Hồ dạy để làm mục tiêu phấn đấu,
rèn luyện. Với những học sinh này các em rất thích được khen nên tôi cũng đã
khuyễn khích các em làm việc tốt như : Không xả rác bừa bãi, không nói tục,
chửi thề, không leo cây bẻ cành, không đạp xe trong sân trường,... và động viên
các em nên làm gương cho các em noi theo vì dù sao trong trường mình vẫn là
anh cả chị đầu nên phải gương mẫu hơn. Từ đó tôi luôn cùng với các em cán sự
lớp theo dõi để có biện pháp giáo dục kịp thời và cũng khen thưởng hợp lý nếu
những em đó thực hiện tốt.
Ngoài ra những buổi chào cờ, tôi khuyến khích các em xung phong trả lời
những câu hỏi mà cô Tổng phụ trách đặt ra về cách xử lý tình huống, ...
Không những thế , tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm

nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải
mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi
13


tôi cùng các em tham gia những trò chơi dân gian hay cùng chia sẻ với nhau
những cuốn sách hay.
Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn cố gắng rèn cho học
sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh
trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí
trong mọi trường hợp.
Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi , giúp các
em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng tôi luôn chú ý:
Biện pháp 4: Động viên khen thưởng
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ
năng sống. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt ghi vào sổ, trong tiết
sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt se được một
bông hoa điểm thật ý nghĩa để dành tặng mẹ và cô giáo của mình. Vì thế các em
không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông hoa mà cô
giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả.
Các em se nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự
tin hơn trong cuộc sống.
4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị
4.1. Kết luận
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của
xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện
những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn,
tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ se rút ngắn thời
gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành
trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô

cùng quan trọng. Vì thế theo tôi để làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh,
mỗi thầy cô giáo cần phải:
- Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các
kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
14


-Tập trung vào việc đầu tư sọan giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các môn
học.
- Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia
tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
- Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh
hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh. Sống, học tập,
lao động là những vấn đề thiết yếu mà tôi luôn cố gắng để ươm mầm cho thế hệ
trẻ. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế
tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây đời mãi mãi xanh
tươi. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân tốt
của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên chúng tôi
phải cùng có trách nhiệm.
4.2. Đề xuất, khuyến nghị
- Giáo viên: Chủ động nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng tổ chức
hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh thông qua quá trình tự nghiên cứu,
tham khảo dồng nghiệp và đúc rút kinh nghiệm.
- Thường xuyên quan sát và thay đổi hoạt động cho phù hợp, tạo được sự
hứng thú và hấp dẫn cho học sinh.
Về phía nhà trường: Tạo điều kiện tối đa trong khả năng về cơ sở vật chất
và các điều kiện khác dể tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh
đạt được chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
Về phía phụ huynh học sinh: Nhận thức được việc giáo dục kỹ năng sống

cho con em mình là cần thiết và hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những
phương pháp tốt nhất để góp phần thực hiện công tác giáo dục quan trọng này.
Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh luôn được xem là chức năng,
nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ giáo viên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên việc
rèn luyện cho các em học sinh vẫn còn thiếu những biện pháp cụ thể. Hưởng
ứng cuộc vận động về chủ đề năm học, qua các buổi tập huấn về việc rèn luyện
kĩ năng sống cho học sinh của Phòng giáo dục, của trường bản thân đã cố gắng
áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm nâng
15


cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học sinh từ môi trường giáo dục ở nhà trường,
giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, lối sống lành mạnh để các em
có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho các
em, gia đình và xã hội.
Trên đây là những suy nghĩ của tôi về việc nghiên cứu một số biện pháp rèn
kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức.
Bản thân tôi đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những
phương pháp mới nhằm nâng cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học sinh từ môi
trường giáo dục ở nhà trường, giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt,
lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại
niềm vui, hạnh phúc cho các em, gia đình và xã hội. Rất mong được nhận sự
giúp đỡ. Góp ý bổ sung của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo dục
và giáo viên đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi có được những kinh nghiệm
bổ ích có thể áp dụng cho các năm học sau.
Phước Nguyên, ngày 03 tháng 01 năm 2017
Người viết

Phạm Thị Thúy Liễu


16



×