Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.22 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU

TRANG
1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1

4. Phương pháp nghiên cứu

1

II. NỘI DUNG

2

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2



2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

4

3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề.

4

4. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm.

7

5. Kiến nghị, đề xuất.

8

6. Tài liệu tham khảo

9

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như lời Bác dạy:
“ Vì lợi ích mười năm trồng
cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”


Đ

úng vậy, thực hiện lời Bác dạy: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện

ngay từ cấp Tiểu học làm nền tảng cho những lớp học, cấp học sau này chính là
nhiệm vụ của giáo viên, nhà trường bậc Tiểu học. Các em học sinh, những mầm
non hôm nay là chủ nhân của thế kỷ XXI- những con người thông minh, dí dỏm,
hoạt bát, có ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Con người của
văn hóa thời đại tiên tiến văn minh. Vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, ngoài
việc nắm vững kiến thức, khắc sâu nội dung môn học mà mình giảng dạy, người
giáo viên phải có những năng lực sư phạm nhất định.
Chương trình thay sách Tiểu học phát huy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
cho học sinh ngay từ lớp 1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác
nhau, có nội dung gần gũi trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với
cộng đồng. Đó là một ưu điểm không ai phủ nhận.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trong những năm gần đây ngành giáo dục nói chung đang đứng trước những
hiện tượng không được sự đồng thuận của xã hội nhưng những hiện tượng ấy chỉ là
những hiện tượng đơn lẻ của một số ít người và không ai có thể phủ nhận được một
điều là ngành giáo dục chúng ta hiện nay đang trên đà chuyển biến với chiều hướng
tích cực đồng hành cùng với sự vươn lên của xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với một số vấn đề Tôi đúc rút ra được hiện tại đã và đang áp dụng tại các
trường tiểu học đặc biệt là các trường vùng khó khăn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế, thực trạng và công tác chỉ đạo,
công tác bồi dưỡng, quá trình học tập, chất lượng học tập của HS.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sách báo, giáo trình. Nghiên
cứu chất lượng HS. Nghiên cứu công tác chỉ đạo của nhà trường đối với công tác
bồi dưỡng HS.

2


* Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin
về số liệu, chất lượng HS.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Nhiệm vụ cao cả của ngành giáo dục Việt Nam là đào tạo, bồi dưỡng học
sinh trở thành một con người toàn diện. Học sinh đến trường không chỉ để học chữ,
hay chỉ để trang bị cho mình vốn tri thức cần thiết cho hành trang nghề nghiệp mai
sau mà còn để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và hình thành nên những phẩm
chất tốt đẹp, tiêu biểu cho con người Việt Nam. Hiểu theo nghĩa truyền thống, học
trước tiên là để làm người. Như vậy, nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa
dạy chữ vừa dạy cách làm người cho học sinh, nghĩa là vừa trang bị cho các em
kiến thức để hòa nhập, để mưu sinh, để tiếp tục học lên bậc cao hơn vừa hình thành
nhân cách, đạo đức để các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội, cho đất nước.
Có ai đó đã nói rằng: “Dìu dắt đàn em, mở rộng tầm nhìn, đánh thức tâm
hồn, định hướng tương lai. Đó là Sứ mệnh cao cả của người thầy” quả đúng như
vậy. Nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là phát huy trí tuệ của học sinh mà
còn vun đắp tâm hồn và giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách. Đối với
người giáo viên chủ nhiệm, ngoài công việc giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn
phải là một nhà giáo dục, nắm bắt những tâm tư, tình cảm, chăm lo đến quá trình
học tập và rèn luyện đạo đức của mỗi em và của cả tập thể học sinh.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục
chủ điểm. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với
nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả môn nhất thiết người giáo viên phải
dạy tốt cho học sinh ở tất cả các môn học trong nhà trường.
Các kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có năng lực nhận thức,
tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác chiếm từ 5-10% tổng số học sinh. Các

tài năng xuất hiện từ rất sớm. Vì vậy trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc
phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng trẻ còn nhỏ tuổi. Ở nước
ta, từ nhiều năm nay vấn đề này cũng đã được các cấp các ngành quan tâm. Đồng
thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tổ
chức Câu lạc bộ HS có năng khiếu, phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành còn có
tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, việc bồi dưỡng và phụ đạo
học sinh có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành người giáo viên luôn phải
3


học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư
phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc.
Tôi tin rằng Sáng kiến kinh nghiệm này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý
sẽ đem lại chất lượng cao cho việc dạy và học có chất lượng.
2. Đánh giá thực trạng:
Các trường tiểu học của huyện Như Xuân hiện tại còn nhiều những khó khăn
đặc biệt là các trường thuộc xã vùng đặc biệt khó khăn như: cơ sở vật chất, lực
lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh còn đang lúng túng trong khi áp
dụng phương pháp và công nghệ mới.
Vấn đề: Một vài kinh nghiệm để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong
trường tiểu học; là một vấn đề quan trọng, thiết thực để đưa chất lượng học tập của
học sinh ngày một nâng cao về trí dục và đức dục. Đó là hai nhiệm vụ song song
không thể thiếu được. Vì vậy, Tôi chọn đề tài này nhằm mục đích nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học.
Vậy làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ luôn vừng vàng trong công
tác chuyên môn để dìu dắt thế hệ trẻ? Đây chính là điều trăn trở của tất cả các cấp
các ngành nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề:
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn quản lý trực tiếp các

trường học; Ban giám hiệu là người quản lý, giúp giáo viên định hướng được công
việc cần thực hiện, dù với phương pháp dạy và học nào, người giáo viên luôn đóng
vai trò quyết định sự thành bại trong từng bài dạy, mỗi buổi lên lớp và đó có vai trò
quyết định đối với sự nghiệp giáo dục. Vì vậy trong công tác tổ chức ngay từ đầu
năm học, BGH đã họp và thống nhất các yêu cầu về công tác phân công lớp để có
sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau kịp thời dựa trên các tiêu chí: Khi phân công, Ban giám
hiệu cần nắm được điểm mạnh, điểm hạn chế từng giáo viên để xếp lớp cho phù
hợp; Bố trí nhân sự trong các tổ khối chú ý dàn trải lực lượng đồng đều. Xếp lớp,
phòng học cũng phải dựa trên yếu tố người có kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ
chú ý giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế.
Tổ khối chuyên môn cần lập kế hoạch thao giảng, dự giờ theo từng tháng,
từng tuần và luôn đi sát để hướng dẫn và tạo điều kiện cho giáo viên trong khối
được học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp thông qua dự giờ, thao giảng,
… phải luôn năng động, biết cách tổ chức sinh hoạt trong Tổ. Qua đó phát huy tính
tích cực và khả năng riêng của mỗi giáo viên để họ tự nhận xét, phê bình mình.
4


Ngoài ra còn xây dựng đội ngũ ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ; động
viên đội ngũ nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung
chương trình qua các tài liệu tập huấn chương trình thay sách. Cung cấp các sách,
báo đến tận tổ khối như: Giáo dục sáng tạo, thế giới quanh ta…Hằng năm nhà
trường đều duy trì hội thi giáo viên giỏi cấp trường mục đích không phải là để có
được danh hiệu “Giỏi cấp trường” và mỗi giáo viên trong đơn vị cần xác định đây
là dịp để học tập về phương pháp giảng dạy, các kỹ năng đứng lớp, về các hình
thức tổ chức lớp,.... để bổ sung kiến thức, bổ sung trình độ nghiệp vụ cho mình.
Sau mỗi tiết dạy CBQL đều ngồi lại với khối phân tích những ưu khuyết điểm của
từng hoạt động, của từng bài dạy. Việc làm này nhằm mục đích giới thiệu những
điểm hay, điểm mới để giáo viên có thể vận dụng, bổ sung cho tiết dạy của mình.
Đó chính là cơ sở để xây dựng tâm lý vững vàng, xây dựng bản lĩnh sư phạm cho

người thầy.
Trên cơ sở hội thi giáo viên giỏi tại trường, dựa trên kế hoạch chuyên môn
của Phòng Giáo dục và Đào tạo hàng năm, nhà trường đã tiến hành chọn giáo viên
đạt thành tích cao trong hội thi tại cơ sở và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phân
công cụ thể phó Hiệu trưởng luôn đi sát hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về chuyên
môn, về nghiệp vụ, về cách xử lý tình huống sư phạm; thường xuyên thăm lớp tạo
tâm lý ổn định cho giáo viên đồng thời giải quyết ngay các vướng mắc, những khó
khăn mà giáo viên gặp phải trong từng bài dạy cụ thể.
Tuy nhiên, trong công tác bồi dưỡng giáo viên thường bị xem nhẹ còn mang
tính hình thức, thiếu chiều sâu và dẫn đến hiệu quả thấp.
Sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình
và toàn xã hội. Trong đó ngành Giáo dục và Đào tạo có vai trò trực tiếp, trọng yếu
rất vinh dự, vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp. Để góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, trách nhiệm của mỗi nhà trường là phải tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể của trường mình mà có biện pháp hữu hiệu để nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong đó phải tạo ra được đội ngũ giáo viên giỏi
làm hạt nhân, nòng cốt cho phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường.
Có mũi nhọn giáo viên giỏi sẽ là điều kiện thuận lợi để có đội ngũ học sinh
giỏi... Đào tạo đội ngũ học sinh có chất lượng cao, là đáp ứng nhu cầu cho xã hội
trong tình hình hiện nay. Đó chính là nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu quan trọng đối với
nhà trường. Đồng thời đó còn là nguyện vọng tha thiết của các gia đình, học sinh và
cả xã hội. Điều này đã tạo điều kiện tuyển lựa học sinh, chọn “Đầu vào” có chất
lượng khá, đã “Có bột” để “Gột lên hồ” và cũng có điều kiện thuật lợi trong việc xã
5


hội hóa giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, các mạnh thường
quân...
Có học sinh giỏi, có tập thể lớp tốt, điều đó rất quan trọng nhưng chưa đủ.
Những hạt giống tốt, được gieo trên mảnh đất màu mỡ nhưng vẫn rất cần đến người

chăm sóc nó từ khi gieo hạt cho đến lúc mang quả chín cho đời. Các em rất cần sự
giáo dục, dạy dỗ của những thầy cô giáo vừa dạy giỏi, vừa có tâm với nghề. Do đó
đòi hỏi người giáo viên phải tự trau dồi phẩm chất, năng lực, không ngừng nâng
cao trình độ nghiệp vụ, tìm ra những biện pháp tốt nhằm phát huy hết khả năng nội
lực.
Như vậy, đối với sự nghiệp giáo dục, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy
giỏi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong nhà trường. Để trở thành một giáo
viên dạy giỏi, trước hết người đó phải có tâm đối với nghề, có tư cách đạo đức, tác
phong mẫu mực. Có bằng cấp ít nhất là đủ theo tiêu chuẩn của Bộ qui định. Càng
có bằng cấp cao thì điều đó càng tốt. Muốn đạt được như vậy trước hết khẳng định
năng lực của người giáo viên trong việc học của mình. Từ đó mới có thể dạy cho
người, sau đó là uy tín của mình trước đồng nghiệp, trước phụ huynh học sinh và
lãnh đạo cấp trên. Người giáo viên dạy giỏi phải không ngừng trau dồi chuyên môn
nghiệp vụ, có ý thức học hỏi đồng nghiệp để tiến bộ. Điều quan trọng nhất của giáo
viên dạy giỏi là đạt được những thành tích cao trong quá trình dạy học: Đó là số
lượng học sinh hoàn thành tốt các môn học cao, tỉ lệ học sinh xét hoàn thành
chương trình tiểu học đạt tỷ lệ cao. Có học sinh đạt giải trong kỳ giao lưu và cao
hơn nữa là thành tích đạt giáo viên dạy giỏi các cấp của chính bản thân người giáo
viên.
Huyện Như Xuân có 14 trường tiểu học và 4 trường ghép TH&THCS nhưng
có tới 7 đơn vị thuộc các trường vùng đặc biệt khó, hầu như các trường đang thiếu
về cơ sở vật chất như phòng học, Đoàn - Đội, thư viện, trang thiết bị dạy và học,
đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp...
Bên cạnh đó các đồng chí giáo viên tuổi nghề cao đang nhiều, một phần nào
đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, hầu như giáo viên này việc nắm bắt chậm
so với sự thay đổi của giáo dục. Ngoài ra các nhà trường còn bị ảnh hưởng bởi sân
trường chật, ngập nước, vệ sinh môi trường xung quanh phức tạp gây ảnh hưởng
không ít đến hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh xa trường đi lại khó khăn ... dân
cư tạm trú nhiều cuộc sống làm ăn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc duy trì
sĩ số cũng như chất lượng giảng dạy. Ngoài ra còn một số ít phụ huynh học sinh do

6


mải làm ăn nên chưa thật quan tâm đến việc học hành của con em mình mà còn
giao phó cho nhà trường.
Về đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa về mặt đào tạo đang được
trẻ hóa dần. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và
được trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã phát huy được
tác dụng là mũi nhọn trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, trường còn ít giáo viên
dạy giỏi các cấp, học sinh đạt giải cấp tỉnh mấy năm gần đây có ít.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trường: Phải
tích cực tổ chức và bồi dưỡng ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên dạy giỏi và
có học sinh cấp tỉnh hàng năm ngày càng nhiều.
4. Mô tả sáng kiến, kinh nghiệm: Sáng kiến, kinh nghiệm này được thực
hiện gồm 6 phần:
- Mục đích nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu;
- Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề;
- Hiệu quả của sáng kiến;
- Kết luận kiến nghị.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại;
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành:
Có 06 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh; học sinh đạt giải giao lưu câu lạc bộ trí
tuệ tuổi thơ cấp huyện đạt 244 em. Trong đó có em đạt giải cao trong cả môn Toán
và môn Tiếng Việt. Đặc biệt là các trường ở vùng khó khăn đều có học sinh đạt
giải.
- 100% học sinh các trường thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, kinh nghiệm:
Với các vấn đề và kết quả nêu trên sáng kiến tôi đưa ra và đã được áp dụng
gây ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà

trường như:
Các thầy cô giáo yên tâm, gắn bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết khả
năng và trí tuệ phục vụ cho học sinh học tập như đạt tỷ lệ giáo viên giỏi và học sinh
hoàn thành tốt.
Mỗi giáo viên đều có hoàn cảnh gia đình với những thuận lợi và khó khăn
riêng. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình, là chuyên viên của Phòng
7


Giáo dục và Đào tạo nên tôi luôn chú ý quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để
động viên, khích lệ giáo viên yên tâm, phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường tổ chức các chuyên
đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn để chuyên viên Phòng, Ban giám
hiệu các trường cũng như các đồng chí giáo viên có điều kiện tham dự, học hỏi, rút
kinh nghiệm cho công tác giảng dạy và trang thiết bị cho dạy học và xây dựng thêm
các phòng chức năng như phòng thư viện, phòng TDTT, phòng nghệ thuật...để giúp
học sinh phát triển toàn diện “Học mà chơi, chơi mà học”.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đẻ áp dụng vào việc giảng dạy nâng
cao chất lượng. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được Hội đồng nghiệm thu và các
bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm để sáng kiến được hoàn thiện thêm.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Xuân, ngày 06 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình,
không sao chép nội dung của người khác.

Người thực hiện


Nguyễn Khánh Hạ

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sách tâm lý trẻ em.
Thư viện violet.
Các trang west có liên quan.

9



×