Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức các câu lạc bộ ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.92 KB, 21 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em tham gia vào việc học với tư cách là
hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện
bộc lộ năng khiếu, tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và đặc biệt là thầy, cô giáo cảm
nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng năng khiếu, kích thích niềm say mê học tập thì
biểu hiện của năng khiếu ngày càng rõ hơn. Năng khiếu được bồi dưỡng sẽ phát triển
và ngược lại năng khiếu không được phát hiện, bồi dưỡng thì sẽ mất dần. Tổ chức bồi
dưỡng các Câu lạc bộ ở trường tiểu học là để phát huy hết “Khả năng phát triển tiềm
tàng” ở trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược
“ Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mặt khác, kết quả học sinh tham gia giao lưu
các cấp là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một trường Tiểu học. Thành tích
của học sinh khẳng định uy tín của nhà trường. Mỗi học sinh là niềm tự hào của cha
mẹ, thầy cô và của cả cộng đồng.
Việc chỉ đạo bồi dưỡng các câu lạc bộ nhằm phát hiện ra học sinh có năng
khiếu để bồi dưỡng. Động viên khích lệ học sinh học tập, khích lệ giáo viên dạy giỏi
góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy – học. Bồi dưỡng học sinh có năng
khiếu nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
Ban giám hiệu trường Tiểu học là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc bồi
dưỡng các câu lạc bộ. Vì vậy, cả nhận thức đầy đủ cơ sở khoa học của việc này, ban
giám hiệu phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng các câu lạc bộ
như: giáo viên, học sinh có năng khiếu, cha mẹ học sinh, chương trình và tài liệu …
sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng câu lạc bộ của
trường đạt kết quả cao nhất.
Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ đạo
chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng các câu lạc bộ đạt kết quả cao cần
có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên
trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. Bằng kinh nghiệm của
mình, tôi xin được nêu ra: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác tổ chức các câu lạc bộ ở trường Tiểu học.
Với đề tài này, tôi đã trải nghiệm trong 3 năm học: 2013 - 2014; 2014 - 2015;


2015 - 2016 và chỉ đi sâu nghiên cứu một góc nhỏ trong công tác chỉ đạo nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ ở trường Tiểu học Xuân Phú huyện Thọ
Xuân. Mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường Tiểu
học nhằm góp phần thiết thực nâng cao chất lượng bồi dưỡng các câu lạc bộ cũng
như nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của công cuộc
đổi mới giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các câu lạc bộ trường Tiểu học.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, giảng dạy,…
- Nhóm phương pháp hỗ trợ khác: Phân tích, thống kê,…
1


II. NỘI DUNG
1. Cở sở lý luận:
Khái niệm: Câu lạc bộ (CLB) trong nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có
cũng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt
động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân.
Cho đến nay, các CLB trong trường học đã không còn là điều mới mẻ với
nhiều người. CLB học tập, CLB thể thao, CLB nghệ thuật… nhiều CLB đã là nơi
chắp cánh cho những tài năng trong tương lai.
Tổ chức CLB trong trường Tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì trong
một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát
huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày
càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn
tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bản

thân, CLB sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân,
bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cá
tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội - cơ sở cho việc phấn đấu trở thành nhân
tài có tố chất cao dám đi vào thực tế và dám sáng tạo nhằm trước hết hoàn thiện con
người như một chủ thể chứ không phải một phương tiện.
CLB là một trong những phương thức hoạt động sinh động, là công cụ để giáo
dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho HS. Đồng thời
là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện,
phấn đấu trưởng thành. Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB, HS có dịp
giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải
thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tích
cực xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh.
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với
những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, CLB có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp
ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho học
sinh. Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong
quan hệ xã hội.
2. Thực trạng tổ chức các câu lạc bộ ở trường Tiểu học Xuân Phú.
Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh năng
khiếu, tổ chức các CLB. Kế hoạch, nội dung tổ chức các CLB được ban giám hiệu
cùng giáo viên xây dựng. Nhà trường chọn GV giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để
phụ trách tổ chức các CLB ở từng khối lớp. BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo
án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường tạo đủ
điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho tổ
chức các CLB. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, mua tài liệu, lập tủ sách
dùng cho các CLB học tập của nhà trường.
Học sinh trong tổ chức các CLB được lựa chọn theo nguyện vọng ngay từ đầu
năm học và được tham gia CLB 3 buổi/ tuần.
Bên cạnh đó học sinh trong các CLB và giáo viên luôn nhận được sự động viên
khích lệ kịp thời về vật chất cũng như tinh thần của nhà trường, phụ huynh học sinh, của

các tổ chức xã hội, đặc biệt là sự quan tâm của hội khuyến học của nhà trường. Điều đó
đã góp phần tạo động lực cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Trong công tác chỉ đạo tổ chức các CLB nhà trường còn tăng cường phối hợp
2


với các lực lượng giáo dục, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp.
Số lượng học sinh đầu năm tham gia các CLB như sau:
Năm học

Số lượng CLB

TB số học sinh tham gia / 1CLB

2013 - 2014

2

120/CLB

2014 - 2015

2

130/ CLB

2015 - 2016

9


230/CLB

* Những hạn chế trong việc chỉ đạo tổ chức các CLB ở trường Tiểu học Xuân Phú:
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác chỉ đạo tổ chức các CLB ở
trường Tiểu học A còn một số hạn chế:
- Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng còn thiếu cơ
sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để.
- Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên chưa có phương pháp tác động cá biệt
nhằm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh.
- Sự quan tâm, đầu tư của Phụ huynh học sinh còn ít, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa.
- Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng các CLB còn chưa nhiều,
nhà trường chưa động viên được người dạy.
3. Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng Câu lạc bộ ở trường Tiểu học Xuân
Phú: Trước những thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng các CLB ở trường Tiểu
học Xuân Phú, chúng tôi thấy một vấn đề cần được đặt ra là: Ban giám hiệu nhà
trường phải nghiên cứu để tìm ra biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ
chức các CLB cụ thể là:
- Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng các CLB.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng các CLB.
- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, tuyển chọn phân công giáo viên bồi dưỡng các
CLB từ lớp 2 đến lớp 5.
- Tổ chức xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ
cho việc bồi dưỡng các CLB.
- Huy động cộng đồng tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
- Tổ chức thi đua khen thưởng kịp thời xây dựng định mức thi đua khen thưởng cụ
thể đối với GVgiỏi và học sinh có thành tích trong sinh hoạt CLB.
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng việc chỉ đạo bồi dưỡng các CLB ở trường
Tiểu học A, tôi đã tiến hành triển khai tổ chức thực hiện hệ thống các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tổ chức bồi dưỡng các CLB:
Có nhận thức đúng đắn thì mới có những việc làm phù hợp và hiệu quả. Chính

vì vậy cần tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tổ chức các CLB đến cán
bộ giáo viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng.
1.1 Nâng cao nhận thức: Ban giám hiệu cần tuyên truyền để giáo viên, phụ huynh và
cộng đồng nhận thức được vai trò, lợi ích cũng như hiểu được hoạt động và tác dụng
của các CLB trong việc phát triển về mọi mặt của học sinh.
1.2. Biện pháp nâng cao nhận thức:
Tổ chức học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về chiến lược, giải pháp,
mục tiêu giáo dục đào tạo nhất là đối với giáo dục Tiểu học.
Đưa các nội dung nhận thức về hoạt động các CLB, học sinh năng khiếu vào

3


sinh hoạt tổ chuyên môn.
Tổ chức tọa đàm với phụ huynh học sinh, với các đoàn thể xã hội để trao đổi
kinh nghiệm nuôi và dạy con.
Tổ chức tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, các nhà khoa học của
dân tộc và trên thế giới vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tuyên truyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh
năng khiếu trong đại hội giáo dục tạo mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội.
Tuyên truyền thành tích của giáo viên, học sinh trong hội đồng và trong cộng đồng.

Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo:
Bất kì một việc gì muốn đạt hiệu quả cần phải có một kế hoạch cụ thể, khoa
học, chắc chắn và rõ ràng. Công tác tổ chức các CLB cũng vậy, để có kết quả tốt Ban
giám hiệu cần quan tâm đến việc lập kế hoạch, đến việc thiết kế những bước đi và
việc làm cụ thể theo một trình tự đã được quy định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
2.1. Kế hoạch tổ chức các CLB: Kế hoạch được xây dựng trên nhiệm vụ chỉ
đạo của các cấp, các ngành, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường,
của địa phương, chú trọng chỉ đạo xây dựng trọng điểm mũi nhọn “Bồi dưỡng học

sinh có năng khiếu”. Riêng hoạt động này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc
thống nhất với hội đồng nhà trường, hội phụ huynh học sinh và địa phương...để đi
đến thống nhất thực hiện. Kế hoạch cần đảm bảo:
- Mục đích:
+ Tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh được phát
triển năng khiếu; nuôi dưỡng niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học; thực hiện
các quyền trẻ em đặc biệt là quyền phát triển và quyền tham gia.
+ Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
vào thực tiễn; được tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp; thúc đẩy, tăng cường
vai trò của học sinh đối với cộng đồng.
+ Góp phần hình thành và phát triển ở HS những giá trị và năng lực cần
thiết của con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
- Nguyên tắc:
+ Đảm bảo tính tự nguyện tham gia CLB của học sinh.
+ Đảm bảo phát huy vai trò tự quản của học sinh trong hoạt động CLB
+ Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và phù hợp với điều kiện nhà
trường, địa phương.
+ Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động CLB với các hoạt động giáo dục
khác trong nhà trường.
+ Đảm bảo huy động sự tham gia tích cực của giáo viên, cha mẹ học sinh và
cộng đồng.
- Quy trình:
+ Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, tài lực thực tế của nhà
trường để dự kiến các CLB có thể tổ chức cho HS tham gia.
+ Nhà trường thông báo và tìm hiểu về nhu cầu tham gia các CLB của HS và
của CMHS.
+ Từ nhu cầu thực tế của HS, nhà trường sẽ quyết định thành lập những CLB
nào và sắp xếp GV tham gia vào Ban cố vấn hoặc Ban chủ nhiệm.
+ Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập các Câu lạc bộ.

4


* Ngoài ra, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo khoa học, cụ thể, rõ ràng chi tiết
cho cả năm, từng kì, tháng, tuần về hoạt động tổ chức các CLB trong nhà trường:
- Xây dựng kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu từ lớp 1 đến lớp 5.
- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia các CLB trong 5 năm, xây
dựng kế hoạch theo dõi, bàn giao cụ thể giữa các giáo viên khi nhận bàn giao các CLB. Xây dựng kế hoạch thành lập và bồi dưỡng các CLB trên cơ sở thực trạng của
trường, của địa phương. Trong bản kế hoạch cần làm rõ:
+ Số lượng học sinh tham gia các CLB.
+ Kế hoạch bồi dưỡng: Ai bồi dưỡng? Khi nào bồi dưỡng? Bồi dưỡng ai? Bồi
dưỡng như thế nào?
2.2.Thời gian tổ chức:
Nhà trường sắp xếp bố trí tổ chức các CLB mỗi tuần 2 buổi chiều và một buổi
vào sáng thứ 7 với thời lượng phù hợp, vừa sức với học sinh.
2.3. Tổ chức chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng.
Thành lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng do phó hiệu trưởng là trưởng
ban, tổ trưởng chuyên môn là phó ban và giáo viên bồi dưỡng là thành viên. Tôi đã tiến
hành chỉ đạo các Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ xây dựng nội dung chương trình như sau:

- Trên cơ sở kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng kiến
thức, kĩ năng phát triển tư duy cho học sinh tham gia các CLB.
- Kiến thức nâng cao phải dựa trên nền tảng nắm vững kiến thức cơ bản theo
chuẩn kiến thức kĩ năng của các môn học. Ngoài chương trình sách giáo khoa và tài liệu
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán và Tiếng Việt, giáo viên có thể tham khảo thêm một
số loại sách sau: Sách Toán, Tiếng Việt nâng cao - nhà xuất bản giáo dục, Sách bồi
dưỡng Toán, Tiếng Việt, Toán phát triển, các bài văn, toán hay và khó. Đặc biệt người
bạn đồng hành không thể thiếu của giáo viên và học sinh năng khiếu là tập san Văn học
và tuổi trẻ của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam với các chuyên mục giải đáp thắc mắc
khi học môn Tiếng Việt của cô giáo Ong Nâu và các thành viên, chuyên mục để có điểm

mười, Siêu thị chữ nghĩa, các bài toán hay trong toán tuổi thơ ...
- Ban chỉ đạo các CLB hoàn thiện chương trình bồi dưỡng, sau mỗi tháng, học
kì và hàng năm lại tổng kết, rút kinh nghiệm.
- Giáo viên tổ chức bồi dưỡng các CLB theo chương trình đã xây dựng.
- Dựa trên định hướng của tổ chuyên môn mỗi giáo viên dạy bồi dưỡng cần
chủ động biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng CLB mình phụ trách.
Sau khi Giáo viên xây dựng xong chương trình, tôi đã phê duyệt và góp ý, điều
chỉnh chương trình dạy các CLB của từng giáo viên, kiểm soát việc cập nhật, bổ sung tư
liệu bồi dưỡng, yêu cầu cao việc đầu tư biên soạn tài liệu, giáo trình bồi dưỡng CLB.
Qua việc tham khảo các tài liệu trên sẽ giúp cho giáo viên và học sinh làm giàu
thêm vốn hiểu biết của mình đồng thời rèn cho các em một thói quen đọc sách, một
thói quen cần thiết của học sinh. Trên cơ sở của nội dung chương trình đã biên soạn
cùng các tài liệu tham khảo phù hợp, giáo viên sẽ chủ động phân chia lượng kiến thức
theo từng thời gian, thời điểm thích hợp.
2.4. Chỉ đạo thống nhất phương pháp và hình thức tổ chức các câu lạc
bộ. - Phương pháp: Vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để
học
sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề. Một buổi tổ chức CLB cần tiến hành như sau:
Bước 1: Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó.

5


Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết.
Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng.
Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn.
Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của một
loại bài tập.
Bước 6: Củng cố kiến thức được cung cấp.

- Hình thức sinh hoạt CLB: Sau khi đã xác định nội dung cho buổi sinh hoạt,
Ban Chủ nhiệm thống nhất hình thức thể hiện, có rất nhiều hình thức sinh hoạt CLB.
Có thể sử dụng một số hình thức chính sau đây:
+ Diễn giảng: Gồm các chủ đề chính trị, thời sự, khoa học kỹ thuật nhằm nâng
cao kiến thức, trình độ thẩm mỹ, giáo dục nếp sống mới. Đây là dạng nói chuyện
chuyên đề.
+ Hội thảo, tọa đàm là hình thức các thành viên CLB cùng tham gia thảo luận
để làm sáng tỏ một quan điểm, một nhận định.
+ Sinh hoạt văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.
+ Giới thiệu sách báo, trưng bày triển lãm.
+ Sinh hoạt ngoài CLB kết hợp với những hoạt động thể dục thể thao, tham
quan du lịch…
- Phân công người phụ trách: Người phụ trách có thể là thành viên của Ban Chủ
nhiệm CLB hoặc chỉ là thành viên của CLB. Người phụ trách có trách nhiệm tiến hành
toàn bộ công việc chuẩn bị kiểm tra và đôn đốc các khâu thực hiện. Người phụ trách
phải hình thành đề cương chuẩn bị và có trách nhiệm điều hành buổi sinh hoạt.
- Điều khiển sinh hoạt: Người điều khiển chương trình là linh hồn của buổi
sinh hoạt, vì thế phải có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng hướng dẫn mọi
người. Người điều khiển chương trình cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
Giải pháp 3: Khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng học sinh để thành lập các
CLB. Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh tham gia các CLB là một việc làm hết
sức quan trọng. Việc lựa chọn đó không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà
còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Chính vì
vậy, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tuyền truyền tới phụ huynh và học
sinh trong toàn trường về việc tổ chức các CLB thông qua chào cờ đầu tuần và qua
cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Ngoài ra, tôi còn chỉ đạo để Giáo viên chủ nhiệm
các lớp phân tích, định hướng cũng như nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu của
mỗi học sinh. Sau đó tôi đã chỉ đạo tiến hành khảo sát tất cả học sinh trong trường
theo phiếu điều tra sau:


PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Xin chào những thành viên tương lai của các CLB. Sau những khoảng thời gian
miệt mài bên sách vở, các em muốn có một khung trời riêng để thỏa sức sáng tạo hăng
say cho sự ham thích của mình và rèn luyện kĩ năng yêu thích. Đó là lí do để các em trở
thành những thành viên tích cực của các CLB. Dù đam mê tri thức Toán; Tiếng Việt,
nghệ thuật hay thể thao, chắc chắn em đã tìm được một CLB phù hợp với mình.
Muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình thông qua những phương pháp
học mới và đầy thú vị, CLB Giao tiếp Tiếng Anh sẽ giúp em điều đó. Nếu em là
người khéo léo hay đơn giản chỉ là người muốn tự tay mình làm ra những sản phẩm
sáng tạo của riêng mình, hãy tham gia vào CLB Khéo tay hay làm nhé. Say mê tưởng
tượng và muốn thể hiện năng khiếu nghệ thuật của mình, CLB Nghệ thuật mở rộng
6


cánh cửa chào đón các em! CLB múa dân gian là nơi các em có thể học thêm các điệu
múa mới và hấp dẫn đồng thời đem lại quyền hưởng thụ văn hoá văn nghệ, quyền
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tích cực cho các em. Muốn trở thành một người có sức
khoẻ và lòng cao thượng, CLB Võ thuật sẽ cùng em chung bước đồng hành. Là người
say mê môn thể thao Vua, em sẽ cùng CLB bóng đá hát vang bài ca chiến thắng. Điền
kinh, bóng bàn đòi hỏi những tố chất nhanh, bền, mạnh, khéo, CLB sẽ là nơi để cùng
em rèn luyện tố chất này. Và quan trọng hơn cả là sau những trải nghiệm cùng CLB,
các em sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kĩ năng mà mình thu được. Chính
những điều này sẽ giúp các em luôn “sẵn sàng cho cuộc sống”.
CLB sẽ tiến dần từng nấc thang nhỏ để tạo nên một hiệu quả lớn. Đó không chỉ
dừng lại ở quy mô một cá nhân, một nhà trường mà là kiến thức cần và đủ để các em
trang bị cho chính mình. Đó cũng chính là điều mà CLB và những thành viên sẽ tham
gia từng ngày từng giờ nỗ lực và cố gắng để vươn tới. Chúc các em thành công.
Các em hãy trả lời trung thực, thẳng thắn những suy nghĩ, sở thích, thói quen
và cả những mong muốn của mình về việc tham gia CLB để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc điều tra đạt kết quả tốt nhé!


Sau khi thăm dò nguyện vọng của học sinh, năm học 2015-2016 nhà trường
tổng hợp và thành lập được 9 CLB, đó là: CLB Em yêu thích môn Toán; Em yêu
thích Tiếng Việt; Rung chuông vàng; Thể dục thể thao; Nghệ thuật; Giao tiếp Tiếng
Anh; Violympic Toán; Violympic Tiếng Anh; Nét chữ nết người.
Giải pháp 4: Tuyển chọn, phân công và bồi dưỡng giáo viên tham gia tổ
chức các CLB.
Căn cứ vào số lượng học sinh tham gia các CLB, Ban giám hiệu nhà trường
tuyển chọn, sắp xếp, bố trí giáo viên tham gia phụ trách các CLB. Đây là việc làm
quan trọng nó quyết định chất lượng các CLB.
4.1. Những tiêu chí tuyển chọn giáo viên bồi dưỡng các CLB:
- GV có trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cao.
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, say sưa với nghề, có ý thức kỉ luật
7


cao trong chuyên môn.
- Giáo viên có kĩ năng, PP truyền thụ nội dung, kiến thức, ham học hỏi, tự bồi
dưỡng và cầu tiến.
- Giáo viên có sức khoẻ, tự tin, giàu kinh nghiệm, có tính sáng tạo trong giảng
dạy và được công nhận là giáo viên dạy giỏi.
4.2. Tổ chức phân công lao động hợp lí:
Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của mỗi GV để phân
công vào từng khối lớp một cách phù hợp theo cách:
- Phân công chuyên sâu, là cách phân công giáo viên phụ trách cố định trong
nhiều năm để họ có điều kiện nghiên cứu sâu các nội dung cần bồi dưỡng phù hợp
với năng lực của mỗi GV.
- Phân công GV dạy theo đúng năng lực, nguyện vọng để phát huy cao nhất
năng lực của giáo viên.
- Phân công luân phiên để GV nắm kiến thức xuyên suốt chương trình Tiểu học.

- Chỉ nên thay đổi GV khi có lí do chính đáng.
4.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng các CLB:
Để tổ chức tốt các CLB thì giáo viên cần có nghiệp vụ vững vàng, có nhiều
sáng tạo trong các hình thức tổ chức. Chính vì vậy điều việc tổ chức bồi dưỡng giáo
viên là rất cần thiết, bồi dưỡng giáo viên cần tập trung vào những việc sau:
- Phổ biến kịp thời Nghị quyết của Đảng, chỉ thị nhiệm vụ của ngành, mục tiêu
kế hoạch của trường đến toàn thể các bộ giáo viên, nhân viên.
- Bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, phẩm chất theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Tiểu học, bồi dưỡng kiến thức khoa học.
- Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Phương pháp dạy học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
tổ chức các hoạt động tập thể, kĩ năng thiết kế bài dạy, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn để đội ngũ
giúp đỡ lẫn nhau. Chuyên môn nhà trường có kế hoạch cụ thể trong cả năm học cho
từng lần sinh hoạt chuyên môn, giáo viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận. Bồi
dưỡng GV với nhiều nội dung phong phú với những hình thức phù hợp điều kiện để
đội ngũ nâng cao chất lượng dạy và học.
- Khi tổ chức các chuyên đề về Toán; Tiếng Việt và các môn học khác đều do giáo
viên tự đăng kí dạy thực nghiệm cho tổ chuyên môn hoặc cả trường tới dự giờ rút kinh
nghiệm, phân tích nội dung chương trình và vị trí của bài dạy đó. Tiến trình tiết dạy
không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà hầu hết đi sâu vào cách thức hướng
dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kiến thức nâng cao. Đồng thời chú ý rèn
luyện kĩ năng phân tích tìm hiểu đề và trình bày bài một cách dễ hiểu, khoa học nhất.
Sau mỗi chuyên đề tổ chuyên môn đều tổ chức rút kinh nghiệm thống nhất các giải pháp
chung và yêu cầu giáo viên vận dụng các giải pháp đó vào từng tiết học cho phù hợp với
thực tế lớp dạy. Bên cạnh việc tổ chức các chuyên đề nhà trường còn tổ chức nhiều hình
thức hội thảo CLB Toán và Tiếng Việt để giáo viên có điều kiện tự bộc lộ khả năng của
mình cũng như tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp.
Ngoài ra, để đạt được kết quả như mong đợi mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng
và tham gia vào quá trình bồi dưỡng của nhà trường thông qua các hình thức sau:
- Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề: Trước hết giáo viên cần phải xác

định rõ việc tự học, tự rèn là yếu tố nội lực quyết định sự thành công. Giáo viên cần
8


nắm vững chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiển thức kĩ năng môn học làm cơ sở
cho việc phát triển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Giáo viên
có sự đầu tư, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa ngay từ trong hè để nắm bắt
một cách chuẩn xác các phân môn, các chủ đề, chủ điểm, mối quan hệ giữa các bài
học, các phân môn. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải
nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo trong sách báo, trên mạng Internet một cách
có lựa chọn sau đó ghi vào sổ tư liệu những kiến thức cần thiết. Khi đã nắm được
kiến thức cơ bản một cách vững vàng giáo viên sẽ cảm thấy tự tin trong mỗi bài học,
bài giảng của mình và tích cực tham gia vào việc sinh hoạt trong tổ chuyên môn.
Từ những hình thức bồi dưỡng trên, giáo viên nắm bắt được một cách vững
vàng các kiến thức cơ bản, biết cách mở rộng phát triển nâng cao kiến thức phù hợp,
vừa sức với thực tế học sinh lớp dạy. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học cho từng bài học. Chủ động, tự tin trong từng bài dạy, lớp dạy
cho học sinh những kiến thức cơ bản cũng như cách thức tổ chức các CLB.
Giải pháp 5: Thường xuyên chỉ đạo tổ chức hoạt động của các CLB:
5.1. Câu lạc bộ Em yêu thích môn Toán:
- Câu lạc bộ Em yêu thích môn Toán là CLB dành cho những học sinh yêu
thích môn toán, gồm có 318 học sinh tham gia ở 5 khối lớp.
- Nội dung hoạt động: Ôn tập các kiến thức theo chương trình sách giáo khoa
và nâng cao theo mạch kiến thức đã học theo tuần, tháng; ôn tập toán cuối tuần và các
vòng của Violympic Toán. Nội dung cụ thể do Ban chủ nhiệm CLB xây dựng và được
Ban giám hiệu nhà trường duyệt trước.
- Hình thức sinh hoạt CLB: CLB được tổ chức với nhiều hình thức phong
phú như tổ chức đố vui, thi tài giữa các đội chơi. Ngoài các buổi tổ chức theo kế
hoạch, mỗi tháng sẽ tổ chức giao lưu một lần, có thể là hình thức thi giữa các đội, có
thể là hình thức giao lưu cá nhân với nội dung câu hỏi phong phú, có đố vui và giáo

dục kĩ năng sống. Đề và nội dung giao lưu đều được Ban giám hiệu duyệt và góp ý.
Ví dụ: Minh họa phần Khởi động trong giao lưu giữa các đội chơi:
Một số bài toán học vui giao lưu nhằm phát triển trí thông minh cho trẻ:
Câu 1. Trong một tháng nào đó có ba ngày chủ nhật là ngày chẵn. Hỏi tháng đó có
mấy ngày chủ nhật?
Câu 2. Con cua 8 cẳng 2 càng, bò đi bò lại trên bãi cát vàng. Hỏi cua bò bằng mấy
chân? (càng cũng là chân)
Câu 3. Ở trên bàn có 10 cây nến đang cháy, đột nhiên có một làn gió thoảng qua làm
tắt mất 2 cây nến. Hỏi lát sau còn bao nhiêu cây nến trên bàn?
Câu 4. Có một cây cầu có trọng tải 10 tấn (có nghĩa là nếu vượt qua trọng tải của cây cầu
thì cầu sẽ sập). Có một chiếc xe tải chở hàng, xe nặng 8 tấn và trên xe có 4 tấn hàng hoá.
Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu (không được bớt hàng ra khỏi xe)

Câu 5. Có 5 học sinh câu 5 con cá trong 5 phút. Hỏi có 100 học sinh câu 100 con cá
trong bao lâu?
1
Câu 6. Anh Long uống 3 cốc cafe đen và pha thêm sữa cho đầy cốc, sau đó anh lại
1
1
uống 6 cốc cafe sữa đó rồi lại pha thêm sữa cho đầy cốc, lại uống tiếp 2 cốc cafe sữa
này rồi lại pha thêm sữa cho đầy cốc. Cuối cùng anh uống hết cốc cafe sữa đó. Hỏi
anh Long nhiều cafe hơn hay nhiều sữa hơn?
9


Ngoi ra, trong quỏ trỡnh t chc sinh hot CLB ó t chc cỏc trũ chi hc tp:
* Trũ chi 1: Kt thõn.
- Mc ớch: Rốn luyn k nng tớnh nhm
nhanh: Thi gian chi: 5- 7 phỳt
- Cỏch chi: Giỏo viờn hụ: kt thõn, kt thõn HS ỏp " kt my kt my"

Giỏo viờn hụ: Kt 30 x 0,1 Hoc 20 x 0,25, 0,05 : 0,01....
Hc sinh phi nhm nhanh c kt qu v kt thnh nhúm theo yờu cu
Lut chi: Ai nhanh c tuyờn dng, Ai chm phi b pht tựy theo yờu cu ca
lp. *Trũ chi 2: Xỡ in.
Mc ớch: Giỳp hc sinh bit chuyn t nhõn, chia s t nhiờn vi s thp phõn
thnh nhõn chia hai s t nhiờn.
Thi gian chi: 7 10 phỳt
Lut chi: Lp chia thnh 2 i thi ua. Giỏo viờn s chõm ngũi u tiờn,
thy c mt phộp tớnh chng hn 15 x 0,25 ri ch vo mt em thuc mt trong 2
i, em ú phi bt ngay ra kt qu. Nu kt qu ỳng thỡ em ú cú quyn Xỡ in
mt bn thuc i phng. Em s c bt k phộp tớnh no, vớ d 45 : 0,01 v ch mt
bn ( bờn kia) bn ú phi cú kt qu ngay l 4500, ri li Xỡ in tr li i ban
u. C nh th Giỏo viờn cựng 2 th ký ghi kt qu ca mi i. Ht thi gian chi
i no cú nhiu bn tr li kt qu ỳng thỡ thng.
- Kt qu: Khi tham gia CLB học sinh đợc phát triển tốt về năng lực t
duy toỏn hc và các kỹ năng giao tiếp, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, nhanh
nhy hn khi tham gia vào các hoạt động học tập.
5.2. Cõu lc b Em yờu thớch Ting Vit:
- CLB Em yờu thớch Ting Vit l CLB dnh cho nhng hc sinh yờu thớch
mụn Ting Vit, gm cú 272 hc sinh tham gia tt c cỏc khi lp.
- Ni dung hot ng: Cú c th do Ban ch nhim xõy dng v Ban giỏm
hiu nh trng duyt.
Bui 1: ễn tp, kt hp nõng cao kin thc v t v cõu
Bui 2: ễn tp v cỏch vit vn.
Bui 3: Luyn tp
- Hỡnh thc sinh hot CLB: CLB c t chc vi nhiu hỡnh thc khỏc
nhau. Cui thỏng dnh 1 bui t chc trũ chi hc tp.
V D: GIAO LU CU LC B EM YấU THCH TING VIT
Thỏng 10: Ch im: Trờn ụi cỏnh c m Lp 4
Phn I: Trc nghim:

Cõu 1. Bi tp ụi giy ba ta mu xanh em ó hc thuc ch im no?
A. Thng ngi nh th thng thõn
B. Trờn ụi cỏnh c m
C. Mng mc thng
Cõu 2: Trong cỏc t sau t no cựng ngha vi t c m:
A. nm m
B. m mng
C. m c
Cõu 3: Tỡm ng t trong cỏc t sau
A. binh khớ
B. dựi st
C. sung sng
Cõu 4: Cõu chuyn " Vng quc Tng Lai" cú bao nhiờu nhõn vt?
A. 2 nhõn vt
B. 8 nhõn vt
C. 10 nhõn vt
Cõu 5: c m no sau õy l c m c ỏnh giỏ cao.
10


A. Ước mơ sau này lớn lên trở thành bác sĩ.
B. Ước mơ được bố mẹ mua cho quần áo đẹp.
C. Ước mơ được lên lớp.
Câu 6: Cụm từ nào sau đây viết đúng chính tả?
A. ve kêu da dả
B. ve kêu ra giả
C. ve kêu gia giả
D. ve kêu ra rả
Câu 7: Từ “trung thực” cùng nghĩa với từ nào trong các từ sau:
A. nhân hậu

B. thật thà
C. tự tin
Câu 8: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây thuộc chủ điểm Ước mơ ?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Cầu được, ước thấy.
C. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Phần II. Tự luận:
Câu 9: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :
a)Nhân dân thế giới mong muốn có hoà bình.
b)Những mong muốn của nhân dân thế giới về hoà bình sẽ thành hiện thực.
c) Thắng lợi của chúng ta rất to lớn.
d) Chúng ta đang thắng lợi lớn.
e) Chúng ta hoàn thành rất thắng lợi kế hoạch năm học.
Câu 10: Trong từng cặp từ được gạch chân dưới đây, từ nào là động từ chỉ hoạt động,
từ nào là động từ chỉ trạng thái?
a) 1. Tôi treo bức tranh lên tường. / 2. Bức trenh treo trên tường.
b) 1. Bạn Hằng đang buộc tóc.
/ 2. Con trâu buộc bên gốc cây.
Câu 11: Hãy chia sẻ với bạn ước mơ của em và cho biết em cần làm gì để đạt được
ước mơ đó?
Câu 12: Em có nhiều giấc mơ đẹp. Hãy kể lại giấc mơ ấy.
- Kết quả: Qua CLB này học sinh bộc lộ được năng khiếu của mình, đã có
những bài văn hay, sáng tạo, chữ viết đẹp. Đã có nhiều lượt học sinh được nhận
thưởng qua các lần giao lưu. Chất lượng của môn Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt.
Các bài văn hay chữ đẹp được sao chép thành nhiều bản để treo ở bản tin, lưu tại các
lớp, phòng truyền thống để học sinh tham khảo và học tập.
Minh họa một số bài văn của học sinh tham gia CLB:
Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện trong đó các sự việc được sắp xếp theo
trình tự thời gian. (vòng 4 – lớp 4)
Ví dụ về đoạn mở bài:


11


Đề bài: Hãy kể về người thân yêu nhất của em. ( Vòng 3 – lớp 2).

Đề bài: Hãy viết đoạn văn ngắn kể về quê hương em ( Vòng 3 – lớp 3)

Đề bài: Hãy tả một cây bóng mát em yêu thích ( Vòng 6 - Lớp 4)
- Ví dụ về mở bài:

12


- Ví dụ về đoạn tả các bộ phận của cây.

5.3. Câu lạc bộ Giao tiếp Tiếng Anh:
CLB Giao tiếp Tiếng Anh là CLB dành cho những học sinh yêu thích môn
Tiếng Anh gồm có 85 học sinh tham gia ở các khối lớp 3; 4; 5
- Nội dung hoạt động:
- Trình bày câu hỏi và trả lời theo các chủ đề đã học theo chương trình SGK
- Đưa ra tình huống: Giới thiệu về bản thân em; Giới thiệu về gia đình em; Nói
về sở thích, thói quen, công việc hàng ngày.
+ Viết một đoạn văn ngắn nói về cuộc sống quanh em. Đặt câu nhanh theo
nhóm, mỗi thành viên đưa ra một từ.
+ Tập hát nhanh theo băng. Miêu tả đoán bạn là ai. Giải ô chữ.
- Hình thức tổ chức: Bốc thăm hoặc hái hoa dân chủ. tổ chức thi giữa các
nhóm, tổ chức trò chơi.
- Kết quả: Qua việc tổ chức CLB với nhiều hình thức như trên tôi nhận thấy
học sinh đã phát triển hơn về kỹ năng giao tiếp môn Tiếng Anh. Các em đã mạnh dạn

tự tin trình bày hoạt động của mình, vốn từ được mở rộng và phong phú hơn, củng cố
được vững chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
5.4. Câu lạc bộ Rung chuông vàng:
- CLB Rung chuông vàng dành cho tất cả các em học sinh tham gia (516 học
sinh), mỗi tháng được tổ chức một lần vào tuần thứ tư của tháng, tổ chức theo từng
khối. Giáo viên trong khối được luân phiên ra đề và tổ chức giao lưu CLB.
- Nội dung hoạt động: Nội dung của giao lưu là kiến thức tổng hợp của tất cả
các môn học và phần hiểu biết thực tế, được chia thành ba phần: Xuất phát; thi tài và
về đích với 30 câu hỏi thuộc tất cả nội dung của các môn học trong tháng.
- Hình thức tổ chức:
+ Học sinh trả lời câu hỏi bằng hình thức chọn đáp án A; B; C và ghi vào bảng
con; Thời gian dành cho mỗi câu hỏi là 10 giây.
+ Sau mỗi câu hỏi, xuất hiện đáp án, học sinh làm sai bị loại khỏi sàn giao lưu.
Giáo viên giải thích và chốt kiến thức ở câu hỏi đó và chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
13


Ví dụ: Nội dung Rung chuông vàng tháng 1 của lớp 2:
Vòng 1: Xuất phát ( gồm 10 câu hỏi)
Câu 1: Trong câu chuyện “Bà cháu”, cô tiên đã cho 3 bà cháu vật gì ?
A. Hạt đào
B. Quả đào
C. Viên ngọc
Câu 2: Tích của hai thừa số 2 và 8 có kết quả bằng bao nhiêu?
A. 10
B. 12
C. 16
D. 18
Câu 3: Dòng nào sau đây gồm các từ chỉ hoạt động ?
A. nói; học; cái bàn

B. chạy, viết, đọc
C. Hoa; nói; viết
Câu 4: Vừa ăn cơm vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ, đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: 3 x 5 bằng bao nhiêu ?
A. 12
B. 15
C. 18
D. 20
Câu 6: Bác Hồ gửi thư cho các cháu nhân dịp nào ?
A.Tết Trung thu
B. Tết Nguyên đán
C.Tết Thiếu nhi
Câu 7: Ngày 1/6 là ngày :
A. Quốc tế lao động
B. Quốc tế thiếu nhi
C. Quốc tế người cao tuổi
D. Quốc tế phụ nữ
Câu 8: Bài thể dục phát triển chung có bao nhiêu động tác?
A. 6 động tác
B. 7 động tác
C. 8 động tác
Câu 9: Một năm có bao nhiêu tháng ?
A. 10 tháng
B. 11 tháng
C. 12 tháng
Câu 10: Một ngày một chị vịt đẻ được 1 quả trứng. Hỏi 3 ngày 3 anh vịt đẻ
được mấy quả trứng?
A. 3 quả

B. 9 quả
C. 0 quả
Vòng 2: Thi tài ( Gồm 10 câu hỏi)
Câu 11: Viết từ sau sang tiếng Anh: Quả trứng
Câu 12: Tìm x biết :
35 - x = 15 + 5
A. x = 20
B. x = 15
C. x= 50
Câu 13: Có bao nhiêu số có hai chữ số?
A. 90 số
B. 99 số
C. 100 số
Câu 14: Bộ phận nào không thuộc cơ quan tiêu hóa.
A. dạ dày
B. ruột non
C. ruột già
Câu 15: Hình vuông và hình chữ nhật là hình tứ giác .
A. Đúng.
B. Sai
Câu 16: Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu:
A. Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu.
B. Gạo nếp, đỗ xanh, thịt gà, hạt tiêu.
C. Bột nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu.
Câu17: Em hãy so sánh : 1 kg bông và 1 kg sắt
A. 1 kg sắt nặng hơn 1 kg bông
B. 1 kg bông nặng hơn 1 kg sắt
C. 1 kg bông bằng 1 kg sắt
Câu 18: Trong phép tính 36 : 4 = 9, số bị chia là:
A. 36

B. 4
C. 9

D. xương

14


Câu 19: What is your … ?
A. name
B. your
C. one
D. is
Câu 20: Cờ Tổ quốc có hình gì?
A. Hình vuông
B. Hình chữ nhật
C. Hình tam giác
D. Hình tròn
Vòng 3: Về đích ( 10 câu hỏi cuối)
Câu 21: Thức ăn khi đưa vào miệng được nghiền nhỏ là nhờ :
A. răng
B. lưỡi
C. dạ dày
Câu 22: Nội quy của Trường Tiểu học A có mấy điều?
A. 5 điều
B. 9 điều
C. 10 điều
Câu 23: Ba con chó và 1 con gà có ....... chân.
A. 4 chân
B. 8 chân

C. 14 chân
D. 16 chân
Câu 24: Em gái của mẹ được gọi là gì?
A. Cô
B. Dì
C. Thím
D. Chị
Câu 25: Tranh “Tiếng Đàn bầu" là của hoạ sĩ nào?
A. Tô Ngọc Vân
B. Phan Chánh
C. Nguyễn Gia Trí
D. Sỹ Tốt
Câu 26: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ sự vật?
A. Gió, xanh tốt;
B. Thổi,reo lên
C. gỗ, cây thông
Câu 27: Ngày 8/3 là ngày gì?
A. Ngày Phụ nữ Việt Nam.
B. Ngày Quốc tế phụ nữ.
C. Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 28: Hiện nay anh 10 tuổi, em 7 tuổi. Hỏi khi mẹ sinh ra em thì anh mấy tuổi?
A. 17 tuổi
B. 13 tuổi
C. 3 tuổi
D. 7 tuổi
Câu 29:
Mùa gì mát dịu
Mưa nhè nhẹ bay
Gió khẽ rung cây
Lá vàng rơi rụng?

A. Mùa thu
B. Mùa đông
C. Mùa xuân
Câu 30: Mép thuyền cao hơn mặt nước 2dm. Hỏi khi nước dâng cao thêm 3dm thì
mép thuyền cao hơn mặt nước mấy đề-xi-mét ?
A. 1dm
B. 2dm
C. 3dm
D. 5dm
CÂU HỎI PHỤ
Câu 1: Tìm y: y + y x 2 = 18
A. y = 6
B. y = 20
C. y = 16
Câu 2: Có bao nhiêu số có hai chữ số mà tổng hai chữ số của mỗi số bằng 9?
1
Câu 3: Năm nay anh 16 tuổi, tuổi em bằng 2 tuổi anh. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi?
Kết quả: Qua việc giao lưu CLB Rung chuông vàng học sinh thêm một lần
nữa được hệ thống lại toàn bộ kiến thức tất cả các môn học trong một tháng. Học sinh
có thêm vốn hiểu biết về thực tế đồng thời Giáo dục kĩ năng sống cho các em. Kết
thúc giao lưu sẽ trao vòng nguyệt quế và giải nhì, ba cho học sinh đạt giải.
1
5


Hình ảnh Giao lưu
CLB Rung chuông vàng
5. 5. Câu lạc bộ Thể dục thể thao:
- CLB Thể dục thể thao là tập hợp những học sinh yêu thích thể thao, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường Tiểu học, rèn luyện thể chất qua thể dục

– thể thao cho HS là yêu cầu quan trọng nhằm trang bị cho HS những kỹ năng cơ bản,
cần thiết nhất để các em có khả năng thích ứng với cuộc sống của xã hội hiện nay.
Tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội thể hiện bản thân, vui chơi giải trí lành
mạnh. Tạo ra nhiều loại hình hoạt động giúp các em cùng tham gia, trải nghiệm, phát
triển nhân cách toàn diện.
- Nội dung hoạt động:
+ Tổ chức các giải thi đấu bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, cờ vua,
Aerobic theo lớp, theo khối lớp, toàn trường.
+ Tìm hiểu về lịch sử các giải bóng đá lớn, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, cờ vua,
Aerobic trong huyện, tỉnh, quốc gia và thế giới.
- Hình thức sinh hoạt CLB:
+ Tuyên truyền cổ động, sinh hoạt chủ đề.
+ Tổ chức các cuộc thi đấu: Bóng đá, bóng bàn, đá cầu, cầu lông, cờ vua...
+ Tổ chức các cuộc thi khác nhằm mục đích bổ trợ (trò chơi lớn, kéo co, …)

Hình ảnh Học sinh chơi cờ vua
Cờ vua là một loại hình năng khiếu cũng được nhà trường chú trọng nhằm phát
triển tư duy của học sinh. Cờ vua được ví như một công cụ đặc biệt, kích thích tư
duy, cùng góp phần cho học sinh có được cách giải quyết vấn đề nhanh hơn, tư duy
tốt hơn và tạo nên sự tự tin độc lập trong suy nghĩ của chính mình.
- Kết quả: Học sinh đã học tập các kiến thức thuộc bộ môn mình tham gia;
Rèn luyện kỹ năng, thao tác, đảm bảo sức khỏe để tham gia sinh hoạt, tập luyện, thi
đấu. Học sinh được giao lưu, học hỏi, kết nối bạn bè, tạo môi trường thân thiện, giúp
đỡ nhau trong cuộc sống, trong công việc. Trong năm học 2015-2016 đã có 112 giải
16


cấp trường; 72 cấp huyện và 2 giải cấp Tỉnh (1 giải nhất và 1 giải nhì).
5.6. Câu lạc bộ Nghệ thuật:
CLB là nơi học sinh có năng khiếu được phát huy hết khả năng của mình trong

các lĩnh vực về nghệ thuật.“CLB Nghệ thuật” được chia ra thành nhiều CLB nhỏ:
CLB Mĩ thuật, CLB thanh nhạc và CLB múa dân gian. Mỗi CLB do thầy cô giáo có
năng khiếu về bộ môn phụ trách.
Đến với CLB năng khiếu, các em được vui chơi, giao lưu, học tập, được rèn luyện
kỹ năng về nghệ thuật, thể thao, trí tuệ ... Với phương châm giúp các em phát triển toàn
diện, CLB thường xuyên tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt cộng đồng.
CLB Mĩ thuật các em được hòa mình vào thiên nhiên để phát huy hết trí tưởng
tượng, sự sáng tạo phong phú của bản thân và thể hiện lên các tác phẩm của mình.
Qua buổi sinh hoạt, nhiều em đã vẽ được những bức tranh đẹp, mang đậm nét ngây
thơ, hồn nhiên của tuổi nhỏ.

Hình ảnh học sinh tham gia CLB Mĩ thuật
Nơi các em được rèn luyện sự kiên trì, bền bỉ, dẻo dai là CLB múa dân gian. Trong
các buổi sinh hoạt, các em được giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa từng động tác một. Qua đó,
các em đã tự mình thể hiện được những điệu múa dân gian Việt Nam và nước ngoài.

Múa công
Tập xướng âm
CLB Thanh nhạc là nơi các em được luyện thanh và tập hát những bài hát dân
ca, đặc biệt là dân ca Thanh Hóa. Qua những buổi tập luyện ở CLB, các em đã được
phát triển khả năng về âm nhạc và góp phần giữ gìn những làn điệu dân ca ví dặm
của quê hương.
Lứa tuổi học sinh cần được bồi dưỡng và trau dồi năng khiếu nghệ thuật
ngay từ nhỏ để khi trưởng thành các con có thể định hướng được con đường đi của
mình. CLB Nghệ thuật là nơi giúp các em vui chơi, giao lưu, giải trí và phát huy tài
17


năng, thắp sáng đam mê của mình, chính là cái nôi để nuôi dưỡng, ươm mầm những
tài năng nghệ thuật nhỏ tuổi, cho năng khiếu của các con được nở hoa và cũng là sân

chơi đa chức năng đầy tư duy nhưng cũng không kém phần nghệ thuật để các con thử
sức mình với nhiều điều mới lạ và mang đến cho các con những phút giây thư giãn và
góp phần không nhỏ vào việc hình thành những phẩm chất, năng lực tốt cho các em.

Ảnh giao lưu CLB nghệ thuật
Giải pháp 6: Huy động cộng đồng tham gia công tác tổ chức các CLB. Việc
huy động cộng đồng cùng tham gia công tác tổ chức các CLB là một việc
làm cần thiết theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hơn nữa đây là
công việc lâu dài, tốn nhiều thời gian và công sức cho nên rất cần sự đóng góp quý
báu về vật chất lẫn tinh thần của các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Chỉ đạo xây dựng qũy Khuyến học, qũy học sinh nghèo vượt khó... để khen thưởng
động viên khuyến khích giáo viên và học sinh xuất sắc trong hoạt động các CLB.
Phối hợp với cha mẹ học sinh để họ động viên, tạo điều kiện cho con mình học
tập: Như mua sách vở, dành thời gian học cho con mình.
Giải pháp 7: Tổ chức thi đua khen thưởng.
Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào dạy học trong
nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường Tiểu học kinh phí cho hoạt
động chuyên môn còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và
học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là cách thức khen thưởng cần
phải được tổ chức một cách trang trọng đảm bảo sự trân trọng những thành tích mà
giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được:
* Đối với học sinh: Sau mỗi bài thi vô địch hàng tháng, hàng kì đạt giải được
giáo viên chủ nhiệm tuyên dương ngay trước tập thể lớp. Sau đó nhà trường sẽ khen
thưởng các em đạt giải theo nghị quyết của ban thi đua đầu năm học trong các buổi
sinh hoạt tập thể toàn trường. Đội thiếu niên ghi tên, viết bài tuyên truyền và khen
ngợi trong các buổi phát tin tuyên truyền măng non. Cuối mỗi năm học trong các đợt
tổng kết nhà trường đã tham mưu hội phụ huynh học sinh, trích 1 phần nhỏ trong quỹ
khuyến học của nhà trường tổ chức cho các em đi tham quan các di tích lịch sử văn
hoá như: Di tích lịch sử Lam Kinh; Lăng Bác Hồ... Qua những lần tham quan đó các
em được mở mang tầm hiểu biết, đồng thời có thêm những kiến thức thực tế về các

phong cảnh mà các em được tận mắt ngắm nhìn.
* Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý
nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của
phụ huynh và bạn bè, đồng nghiệp. Hằng kì, hằng năm nhà trường luôn theo dõi
thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, họp
18


phụ huynh học sinh và tuyên truyền trên đài truyền thanh xã. Nhà trường tham mưu
với hội khuyến học tổ chức lễ phát thưởng và tuyên dương thành tích cho cán bộ giáo
viên trong các dịp khai giảng, tổng kết, ngày nhà giáo Việt Nam. Với những phần
thưởng tuy nhỏ bé không có nhiều về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh
thần lớn đối với giáo viên.
Muốn duy trì, phát triển tốt phong trào giáo dục thì người quản lí phải chú ý
đến công tác thi đua khen thưởng.
4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục:
Sau một thời gian kiên trì tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp nêu trên,
công tác tổ chức các CLB nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung
đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao hơn chất lượng dạy học
cũng như giáo dục toàn diện của nhà trường. Có nhiều học sinh là thành viên của các
CLB đã đạt giải cao qua các kì giao lưu cấp cụm, cấp huyện, cấp Tỉnh như: Hội khỏe
phù đổng; Liên hoan Kể chuyện, Tiếng hát; Phụ trách Sao giỏi. Và đặc biệt là số
lượng học sinh đăng kí tham gia các CLB ngày càng tăng. Cụ thể:
Số lượng học sinh tham gia các CLB trong các năm học như sau:
Đầu năm
Cuối năm
Năm học
Số lượng CLB
TB số học sinh

Số lượng CLB TB số học sinh
tham gia / 1CLB

tham gia / 1CLB

2013 - 2014

2

120/ CLB

2

120 / CLB

2014 - 2015

2

130/ CLB

3

190 / CLB

2015 - 2016

9

230/CLB


9

249/ CLB

- Tham gia CLB, học sinh được ôn tập nhiều kiến thức, kỹ năng phong phú
hơn và mục tiêu phân hóa đối tượng càng được đảm bảo hơn. Tham gia CLB, học
sinh được hóa mình thành những người chơi sôi nổi, nhiệt tình và tiết học nào, phần
thi nào các con cũng hào hứng, tích cực và chủ động tham gia. Với các CLB như thế
này, cơ hội để học sinh giao lưu, mở rộng, học hỏi lẫn nhau.
- Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng không bị gò ép. Dạy các em tư duy tri
thức chứ không phải ghi nhớ các kiến thức một cách máy móc. Đồng thời giúp học
sinh tích cực hoá, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động học tập của mình.
Giúp các em có những kiến thức vững chắc.
Mỗi CLB có những đặc trưng riêng và đánh động vào những khả năng khác
nhau của học sinh nên cách thức tổ chức mỗi tiết học như vậy đều khác nhau. Nhà
trường luôn khuyến khích đội ngũ giáo viên tiến hành đổi mới hình thức và phương
pháp tổ chức để các CLB thực sự trở thành công cụ hữu ích rèn luyện năng khiếu,
cũng là nơi để các con vui chơi theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”. Không
giống với các tiết học bình thường, không nặng nề về việc đánh giá cũng không phải
là một quy trình dạy học được lên “dây cót” sẵn, giáo viên có thể thay đổi linh hoạt
nội dung và cách tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Từ hoạt động các CLB đã tạo cho các em sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các
em mở mang kiến thức, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, rèn luyện thân thể. Thông qua
nội dung hoạt động của các CLB đã giáo dục các em biết đoàn kết, chia sẻ và quan
19


tâm đến mọi người xung quanh, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho học
sinh. Thành công bước đầu của các CLB chính là nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ từ Ban

giám hiệu nhà trường, kế hoạch hoạt động cụ thể, nội dung đa màu sắc và cách tổ
chức hấp dẫn, mới lạ của các CLB, sự đồng lòng nhất trí của tập thể giáo viên, sự ủng
hộ từ phụ huynh và đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nhiệt tình hăng hái tham gia các
hoạt động tập thể của các em học sinh. Tin tưởng với thành công ban đầu từ các CLB
sẽ góp phần vào thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
- Quy trình tổ chức dạy học theo hình thức “Câu lạc bộ" được chúng tôi xây
dựng một cách khoa học, tuân thủ theo một trật tự logic. Quá trình tổ chức cho học
sinh học tập theo quy trình đã phát triển năng lực tư duy, tạo hứng thú học tập, học
sinh tích cực tự giác tham gia vào hoạt động học tập. Đây được xem là những nhân tố
quan trọng giúp học sinh làm chủ kiến thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở
các nhà trường Tiểu học.
- Quy trình tổ chức dạy học theo hình thức “Câu lạc bộ” là một hình thức dạy
học có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và
góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học.
- Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả, tính khả thi của quy trình
chúng tôi xây dựng. Quy trình được sự đồng tình và đánh giá rất cao của các cán bộ
ban giám hiệu và cán bộ giáo viên học sinh trong trường. Điều đó chứng tỏ quy trình
chúng tôi xây dựng có vai trò quan trọng và rất cần thiết đối với quá trình dạy học các
môn học ở các nhà trường Tiểu học.
2. Kiến nghị:
* Đối với công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn
- Tăng cường giao lưu để học hỏi kinh nghiệm trong việc chỉ đạo tổ chức các
CLB giữa các trường.
- Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đặc biệt là các phòng chức năng
để việc tổ chức các CLB hiệu quả cao nhất.
* Đối với giáo viên Tiểu học
- Giáo viên Tiểu học là người trực tiếp giảng dạy cần nhận thức đúng tầm quan
trọng vể công tác đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới các hình thức tổ

chức dạy học bằng hình thức tổ chức các CLB.
- Cần thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi kiến thức môn học.
- Giáo viên phải biết vận dụng quy trình một cách hợp lí, linh hoạt, không máy
móc, tuỳ vào từng đối tượng học sinh, từng bài học cụ thể để có kế hoạch tổ chức
các CLB mang lại hiệu quả cao nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi, rất mong nhận được sự góp ý của các
đồng chí cán bộ quản lý và các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
CAM KẾT KHÔNG COPY.
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

20


Đỗ Thị Mai

21



×