Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức hồ chí minh qua một số bài dạy GDCD lớp 6 mô hình trường học mới ở trường THCS ngọc phụng, thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 16 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mô hình trường học mới thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành, nội dung các bài học theo mô hình trường học mới được thực hiện theo
nguyên tắc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng thái độ của chương trình giáo
dục phổ thông đồng thời phù hợp với việc thực hiện phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh. Tổ chức dạy học theo mô hình
trường học mới phải đảm bảo vừa đạt được yêu cầu kiến thức, kĩ năng thái độ của
chương trình, vừa góp phần phát triển được năng lực và phẩm chất học sinh, vừa
phải đảm bảo truyền thụ kiến thức môn học cho học sinh đồng thời giúp các em
biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Chính vì vậy dạy học theo mô hình
trường học mới cũng không nằm ngoài mục tiêu giáo dục trong thời đại mới:
"Giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những công dân tương lai: mạnh về thể
chất, sáng về trí tuệ, giàu có về tâm hồn, có kỹ năng sống tốt, biết tự học, có tinh
thần trách nhiệm và nỗ lực sáng tạo không ngừng, biết chăm sóc bản thân và quan
tâm đến người khác”[5]. Để đạt được mục tiêu giáo dục nêu trên không thể không
nói đến vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Do sự phát triển của xã hội cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế
thị trường đạo đức con người nói chung cũng như đạo đức học sinh đang bị xuống
cấp nghiêm trọng vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm cần thiết
và quan trọng hơn bao giờ hết. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường
không có nghĩa là dạy cho các em phải biết đối nhân xử thế với cha mẹ, thầy cô
bạn bè, với mọi người xung quanh như thế nào mà còn giáo dục để các em biết học
tập và làm theo những tấm gương đạo đức trong thực tiễn, từ đó biết điều chỉnh
hành vi của mình theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong những tấm gương đạo
đức mà chúng ta giáo dục cho học sinh thì không thể không kể đến tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
Mặt khác sau một năm thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới bản
thân tôi nhận thấy nội dung sách hướng dẫn dạy học GDCD lớp 6 trường học mới
đã đề cập đến một số phẩm chất đạo đức của xã hội, giáo dục các em tình yêu đối
với quê hương đất, cách đối nhân xử thế trong quan hệ với bản thân, với bạn bè và


mọi người xung quanh. Đặc biệt là nội dung sách cũng đã giới thiệu đến các em
học sinh một số phẩm chất đạo đức trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng
chưa đi sâu và nêu rõ những phẩm chất đạo đức đó được thể hiện như thế nào
trong đời sống hàng ngày của Bác. Vì vậy để giúp các em học sinh khối 6 nắm rõ
hơn một số phẩm chất đạo đức trong chương trình, biết học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh thì việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong các bài học là hết sức cần thiết. Hơn nữa đây là mô hình giáo dục mới được
áp dụng trong nhà trường nên hầu hết các giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công
dân lớp 6 mô hình trường học mới chưa đi sâu và làm rõ được nội dung này, đồng
thời cũng chưa có tài liệu nghiên cứu nào của thầy cô dạy môn giáo dục công dân
bàn về vấn đề này, vì vậy để dạy học theo chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh cho học sinh khối 6 mô hình trường học mới các giáo viên vẫn
còn gặp khó khăn.
1


Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi xin lựa chọn đề tài: "Tích hợp giáo
dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài dạy GDCD lớp 6 mô
hình trường học mới ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm giúp giáo viên thấy được tầm quan
trọng của việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng vào tiết học để
đạt được hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời giúp học sinh khắc sâu
được kiến thức bài học, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
vận dụng vào các tình huống thực tế trong nhà trường và ngoài xã hội.
- Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập môn Giáo dục công dân đặc biệt
là với các bài học về chủ đề đạo đức. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích,
đánh giá, so sánh, kể chuyện và thực hành.
- Ngoài ra còn nhằm trình bày một trong những phương pháp dạy học hiện
nay đó là dạy học theo chủ đề tích hợp, trên cơ sở đó thực hiện có hiệu quả việc tổ

chức một giờ học Giáo dục công dân theo nguyên tắc tích hợp các chủ đề đã chọn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân lớp 6 mô hình trường học
mới và giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THCS
Ngọc Phụng, Thường Xuân. Trong đó tập trung vào các bài dạy về các chuẩn mực
đạo đức và một số bài dạy về pháp luật có những nội dung cần lồng ghép, tích hợp
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
- Thực nghiệm: Học sinh khối 6 trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trên lớp.
Với mỗi bài học giáo viên tìm hiểu kĩ yêu cầu mục tiêu của mỗi bài học, xác định
trọng tâm bài cần đạt, xác định nội dung cần giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh sau đó lựa chọn tài liệu, các câu chuyện tình huống, chủ đề về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để đưa vào bài dạy.
- Sử dụng phương pháp quan sát: quan sát học sinh trong quá trình tiếp thu
kiến thức bài học đặc biệt là với những nội dung về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh mà giáo viên đưa vào tích hợp, từ đó để thấy được sự chuyển biến của học
sinh về thái độ, tình cảm cũng như lối sống, ứng xử của học sinh với thầy cô, bạn
bè và những người xung quanh.
- Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp, qua việc kiểm tra
đánh giá học sinh trên mỗi tiết dạy để bổ sung và rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị khóa XII
và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
và Hướng dẫn số 08-HD/BTGTW ngày 19-8-2016 của Ban Tuyên giáo Trung
ương, Ngành giáo dục đào tạo nói chung cũng như giáo dục tỉnh Thanh Hóa nói
riêng tiếp tục thực hiện cuộc vận động trong toàn ngành với mục đích nhằm tiếp
tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to

lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng, đạo
2


đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời
sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Tấm gương về đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong
việc rèn luyện phẩm chất, giáo dục đạo đức cho học sinh. Con người Bác là sự kết
tinh của những giá trị đạo đức tinh túy nhất của dân tộc, là ánh sáng soi đường cho
thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Vì vậy học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh không chỉ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nhiệm
vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó bao gồm cả các em học sinh thế hệ
tương lai của dân tộc. Trước những nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của nền giáo
dục nước nhà hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì vậy trong giáo dục, việc
giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học sinh là việc làm cần
thiết và quan trọng.
Ở trường THCS nhiều môn học được tập huấn dạy học tích hợp đạo đức Hồ
Chí Minh, trong đó có môn Giáo dục Công dân. Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ngoài mục đích nâng cao hiệu
quả môn học nó còn nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh,
giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo
Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tự
đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có
phẩm chất đạo đức tốt, xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân.
Là giáo viên giảng dạy trực tiếp môn Giáo dục công dân qua nhiều năm học,
nhưng với một mô hình trường học mới được thực hiện, đặc biệt với đối tượng học
sinh khối 6 đây là môi trường học tập mới, nội dung sách giáo khoa cũng có nhiều
thay đổi nên bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy

học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa giáo dục được tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh một cách hiệu quả nhất để không những
gây được hứng thú học tập cho các em về môn học mà còn có thể giúp các em hiểu
thêm về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. Vì vậy bản thân tôi đã tích cực trong việc trau
dồi kiến thức, lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với môi trường học
tập mới, đặc biệt là lựa chọn nội dung kiến thức thực tế đưa vào bài dạy để giúp
học sinh nắm vững nội dung bài học, biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2.2. Thực trạng việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh
khôi 6 mô hình trường học mới ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân.
2.2.1. Thuận lợi:
- Về phía địa phương: Ngọc Phụng là một xã vùng thấp, nằm kề phía Tây của
trung tâm huyện miền núi Thường Xuân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện, năm 2015 xã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, các cấp uỷ
Đảng và chính quyền, các tổ chức xã hội và nhân dân ngày càng quan tâm, chăm lo
sự nghiệp giáo dục, đã tạo điều kiện đầu tư cho việc học tập của con em trong xã.
- Về phía nhà trường: Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-53


2016 của bộ chính trị, nhà trường, chi bộ đã triển khai sâu rộng tới giáo viên, nhân
viên, học sinh trong nhà trường việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, vì vậy đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về mặt nhận thức cũng
như tư tưởng trong đội ngũ cán bộ đảng viên, giáo viên, học sinh và quan trọng
hơn thông qua cuộc vận động này các em học sinh đã phần nào thấy rõ được ý
nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ đó hình
thành ý thức học tập tốt trong những giờ học giáo dục đạo đức đặc biệt là những
giờ học có tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Về phía học sinh: Đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn để thực hiện nghiên

cứu là học sinh khối 6, mặc dù là học sinh đầu cấp nhưng ở tiểu học các em cũng
đã được học một số bài học về đạo đức, được biết đến Bác Hồ qua câu chuyện kể
của cô giáo hay qua các bài đọc trong sách nên khi vào cấp học mới, với tên gọi
một môn học mới là môn Giáo dục công dân chứ không phải là môn đạo đức, được
học thêm về các tấm gương đạo đức của Bác Hồ các em cũng không quá bở ngỡ
mà ngược lại còn tăng thêm hứng thú học tập trong môn học cho các em.
- Về phía cá nhân: Bản thân tôi đã có thời gian giảng dạy môn Giáo dục
công dân hơn 10 năm qua, được tham gia hầu hết các lớp tập huấn về chuyên môn
dành cho giáo viên, đặc biệt là các lớp tập huấn về các nội dung dạy học tích hợp,
vì vậy bản thân thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em học
sinh qua các tấm gương điển hình, từ đó mà biết lựa chọn nội dung tích hợp phù
hợp với nội dung bài cũng như với từng đối tượng học sinh.
Được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn của lãnh đạo nhà
trường, sự giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm của giáo viên trong tổ bộ môn, đặc biệt là
sự tín nhiệm, tin yêu của hầu hết học sinh khối 6 của nhà trường, giúp tôi có điều
kiện thực hiện tốt nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn
Giáo dục công dân lớp 6 mô hình trường học mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng
giờ dạy, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh trong môn Giáo dục công dân.
2.2.2. Khó khăn:
- Về phía địa phương: Trường trung học cơ sở Ngọc Phụng đóng tại trung
tâm xã, là một xã thuộc vùng 30a của huyện Thường Xuân. Mấy năm gần đây do
thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo nên số hộ đói đã giảm, nhưng số hộ
nghèo thì vẫn còn. Chính vì vậy mà việc đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục theo hướng hiện đại.
- Về phía học sinh và phụ huynh: Tâm lý chung của các bậc phụ huynh học
sinh, cho đến các em học sinh đều cho đây là môn học phụ, không cần đầu tư thời
gian nhiều, không tìm kiếm tài liệu học tập và các em học sinh không say mê, sáng
tạo, chủ động trong môn học, có thái độ thờ ơ trong các tiết học, một số em học
sinh lại cho rằng môn học này không cần học cũng hiểu nhất là đối với các nội
dung giáo dục về đạo đức.

Mặt khác qua tìm hiểu về học sinh khối 6 tôi được biết, đa số các em đều
biết đến Bác Hồ và với ý niệm Bác Hồ là người giàu lòng nhân ái, yêu thương mọi
người nhất là đối với các em nhi đồng, Bác là vị cha già kính yêu của dân tộc, mà
chưa biết rằng ở Bác ngoài tình yêu thương con người còn có nhiều đức tính, phẩm
chất tốt đẹp để chúng ta học tập và noi theo và những phẩm chất đó được thể hiện
rất rõ trong cuộc sống đời thường.
4


- Về phía giáo viên: Một số giáo viên không phải là chính ban được phân
công giảng dạy, lại chưa được tập huấn về các bài giảng có tích hợp tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh nên cũng chưa thật sự đầu tư nhiều cho bài giảng, chưa biết lựa
chọn nội dung tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho các tiết dạy điều này
ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy cũng như việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho học sinh.
- Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế so với việc
dạy học theo mô hình trường học mới, thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khối
6 của nhà với tổng số học sinh là 76 em gồm ba phòng học, trong đó mới chỉ trang
bị được một phòng học máy chiếu, điều này gây khó khăn trong việc dạy học trực
quan, mà trong giáo dục đạo đức thì giáo dục bằng phương pháp trực quan là rất
cần thiết để cho bài học được sinh động, thực tế ở hai lớp còn lại giáo viên và học
sinh phải tự làm đồ dùng, học sinh vẻ tranh, giáo viên sưu tầm các hình ảnh về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh sau đó in ra cho học sinh quan sát.
Thực tế trong năm học 2015 - 2016 là năm bắt đầu thực hiện dạy học theo
mô hình trường học mới, cũng là năm học chưa thực hiện dạy học tích hợp tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh khối 6 thì việc giáo dục đạo đức cho học
sinh ở trường còn gặp khó khăn, nhiều em học sinh ý thức đạo đức kém, thái độ
học tập chưa tốt, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt ở các lớp chiếm tỉ lệ thấp, còn nhiều
học sinh được đánh giá chưa hoàn thành môn học. Cụ thể được thể hiêṇtrên bảng
số liêụsau:

sĩ số
Năm học
2015-2016

HS
91

Năng lực
Hoàn
thành tốt
5,5%

Hoàn
thành
84,3%

Có nội dung
chưa hoàn thành
10,2 %

Phẩm chất
Tốt

Đạt

36,5%

53,3%

Cần cố

gắng
10,2 %

2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Mục đích của việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học
sinh khối 6 mô hình trường học mới.
- Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học sinh khối 6 mô
hình trường học mới nhằm trang bị cho các em học sinh những hiểu biết cần thiết,
cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ
và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan
tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống
của học sinh.
- Phát triển kỹ năng tự nhận thức, kĩ năng thực hành và ứng xử tích cực theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người
công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
2.3.2. Nội dung cơ bản của việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần
tích hợp trong một số bài dạy.

5


Đối với chương trình môn GDCD lớp 6 mô hình trường học mới cần tích
hợp giáo dục cho học sinh tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua một số nội dung
sau:
- Tấm gương về một con người giàu tình yêu quê hương đất nước, một công
dân Việt Nam tha thiết cống hiến trọn đời mình vì quê hương đất nước .
- Tấm gương về việc tự chăm sóc rèn luyện bản thân để có một sức khỏe tốt,
một cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, một tinh thần lạc quan thư thái.

- Tấm gương cần, kiệm, trong đời sống.
- Tấm gương về lòng biết ơn.
- Tấm gương về tôn trọng kỉ luật và pháp luật.
Tùy vào đối tượng học sinh ở các lớp, cở sở vật chất của nhà trường và khả
năng của giáo viên mà các nội này được truyền thụ cho học sinh ở những mức độ
khác nhau.
2.3.3. Cách thức tiến hành.
Bước 1: Xác định nội dung bài học có tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
Đây là nội dung quan trọng để việc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh đạt hiệu quả, là cơ sở để trong suốt tiến trình bài dạy giáo viên xác định
đúng nội dung cần tích hợp và giờ dạy sẽ có hiệu quả.
Trong nội dung các bài học của sách hướng dẫn dạy học môn GDCD lớp 6
mô hình trường học mới giáo viên cần tập trung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh qua các bài sau:
Bài 1: Em là Công dân Việt Nam
Bài 2: Tự chăm sóc sức khỏe
Bài 3: Sống cần kiệm
Bài 4: Biết ơn
Bài 6: Thực hiện trật tự an oàn giao thông
Bước 2: Xác định mức độ tích hợp.
Tùy theo nội dung bài học, đối tượng học sinh để lựa chọn mức độ tích hợp
thích hợp. Giáo viên có thể tích hợp ở các mức độ sau:
- Liên hệ (mức độ thấp nhất): Chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến
thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp bộ phận (mức độ trung bình): Chỉ một phần của bài học lồng ghép hoạt
động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp toàn phần (mức độ cao nhất): Cả một bài có nội dung trùng khớp với
nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bước 3: Xác định phương pháp tích hợp.

Phương pháp tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn
Giáo dục công dân rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực
và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương
pháp cho phù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh,
năng lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của
trường mình. Các phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao
trong việc giáo dục tấm gương đạo đức cho học sinh như: thuyết trình, kể chuyện,
nêu gương, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan.
6


Chuẩn 4: Chuẩn bị phương tiện và tư liệu dạy học.
Với việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học hiện nay thì máy chiếu được xem là một phương tiện dạy học hữu hiệu
giúp cho qúa trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất đến với
học sinh. Ngoài ra có thể sử dụng tranh ảnh để phục vụ cho việc quan sát đối với
những trường hợp các lớp không sử dụng máy chiếu, tranh ảnh có thể do giáo viên
sưu tầm hoặc do học sinh tự vẻ theo sự gợi ý của giáo viên. Đây là việc làm sẽ giúp
cho việc thực hiện phương pháp trực quan dễ dàng và hiệu quả hơn.
Sau khi xác đinh nội dung cần tích hợp, mức độ tích hợp, giáo viên sẽ lựa
chọn và chuẩn bị thông tin để đưa và bài dạy, đây là khâu quan trọng, có tác động
đến việc lĩnh hội tri thức của học sinh, tài liệu đưa vào bài dạy có thể bằng văn
bản, bằng hình ảnh, phim tư liệu, câu chuyện, bài viết khác và bằng hiểu biết thực
tiễn của giáo viên. Có nhiều cách sưu tầm tài liệu, có thể bản thân tự tạo ra tư liệu
(tự làm), sưu tầm từ bạn bè đồng nghiệp, hoặc thông qua mạng internet. Nguồn tài
liệu trên mạng phong phú và đa dạng nên đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc và
tìm những tư liệu phù hợp với mục đích dạy học của mình để đưa vào bài dạy.
Để phục vụ cho việc giảng dạy những bài học có nội dung cần tích hợp tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã sưu tầm tài liệu, hình ảnh, bài viết
hay, những câu chuyện về Bác qua các bài báo, qua mạng Internet, qua các cuộc

thi kể chuyện Bác Hồ, nguồn tư liệu mà tôi có được để phục vụ cho các bài dạy về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng rất phong phú và đa dạng sẵn sàng phục vụ
cho việc dạy học tích hợp có hiệu quả nhất.
2.3.4. Thực hành một số bài dạy cụ thể.
Khi dạy bài 1: Em là công dân Việt Nam
Tích hợp ở mức độ liên hệ (vào mục b - phần 3, mục II, hoạt động hình
thành kiến thức).
Sử dụng phương pháp thuyết trình.
Sau khi học sinh đã chỉ ra một số phẩm chất đạo đức ở một người nào đó
khiến các em ngưỡng mộ và noi theo, giáo viên giới thiệu tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh: "Bác Hồ của chúng ta không chỉ là một vị lãnh tụ tài ba của dân tộc,
một nhà cách mạng lỗi lạc, là vị cha già kính yêu của người dân Việt Nam, Người
còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời cho mỗi chúng ta noi theo, Bác không
chỉ là người giàu lòng nhân ái luôn thương yêu tất cả mọi người từ người già đến
trẻ em, nhất là đối với những người nghèo, Người luôn khiêm tốn và giản dị ở mọi
nơi, mọi lúc, luôn kính già, yêu trẻ, tôn trọng tất cả mọi người, từ người làm chủ
đến người làm công, Bác còn là một người công dân tiêu biểu của đất nước, dành
trọn tình cảm của mình cho đồng bào, cho dân tộc, cả cuộc đời Bác luôn hy sinh
cho dân tộc Việt Nam: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[4] .
Cùng với việc thuyết trình giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh thể
hiện tình cảm của Bác với người dân Việt Nam, với quê hương đất nước:

7


Bác Hồ thăm các cụ già

Bác Hồ với những người nông dân


Khi dạy bài 2 : Tự chăm sóc sức khỏe
Tích hợp ở mức độ liên hệ (vào mục c - phần 3, hoạt động hình thành kiến
thức).
Sử dụng phương pháp trực quan, nêu gương.
Sau khi giúp học sinh hiểu các cách tự chăm sóc sức khỏe, giáo viên cho
học sinh liên hệ về những tấm gương tự chăm sóc sức khỏe trong cuộc sống hàng
ngày, sau khi học sinh trình bày theo sự hiểu biết của bản thân, giáo viên nêu tấm
gương tự chăm sóc sức khỏe của Bác Hồ: "Theo Bác để chăm sóc sức khỏe ngoài
việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường cần tập thể dục và biết
cách phòng bệnh cho bản thân. Vì vậy mặc dù là chủ tịch nước bận trăm công
nghìn việc nhưng để có một sức khỏe dẻo dai, một tinh thần thoải mái, mỗi ngày
Bác không quên giành một ít thời gian cho việc thư giản tinh thần và luyện tập tập
thể dục thể thao, Bác chơi rất nhiều môn thể thao khác nhau như: đi bộ, leo núi,
bôi lội, bóng chuyền, bóng rổ, bi a...Ngoài ra Bác còn kết hợp tập luyện với một
chế độ ăn uống chừng mực, hợp lý, làm việc, nghỉ ngơi khoa học, vì thế tâm hồn
Bác luôn lạc quan, thanh thản”.
Đồng thời với việc nêu gương giáo viên cho học sinh quan sát tranh :

Bác Hồ tập võ

Bác Hồ đi bộ

8


Bác Hồ tập tạ

Bác Hồ Đi bơi


Ngay từ những năm sống tại Pháp, Bác đã có ý thức lo giữ gìn sức khỏe để
hoạt động cách mạng lâu dài. Vào mùa đông lạnh giá, trước khi đi làm, Bác đã
lấy hai viên gạch đặt vào lò bếp của khách sạn nơi thuê trọ để chiều về lấy viên
gạch ra, bọc báo cũ làm tấm lót nệm nằm cho đỡ rét”.
Khi dạy bài 3: Sống cần kiệm
Tích hợp ở mức độ bộ phận (vào mục 2 - phần I, hoạt động hình thành kiến
thức).
Sử dụng phương pháp pháp trực quan, thuyết trình.
Sau khi học sinh đọc đoạn hội thoại và thảo luận trả lời câu hỏi, giáo viên
chiếu một số hình ảnh thể hiện lối sống cần cù, tiết kiệm của Bác.

Bác Hồ chẻ củi

Bác Hồ tự học ngoại ngữ

Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình giảng thêm về cuộc sống của
Bác cho học sinh nghe: "Khi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước Bác Hồ đã gặp rất
nhiều khó khăn nơi đất khách quê người, lúc này để có thể sống và hoạt động cách
mạng Bác đã rất chăm chỉ làm việc và học ngoại ngữ, mỗi ngày Bác phân chia
thời gian rõ ràng cho từng công việc cũng như việc học ngoại ngữ của bản thân.
Nhờ vào đức tính cần cù, siêng năng của Bác mà Bác đã thành công trong việc tìm
ra con đường giải phóng dân tộc.
Bên cạnh lối sống siêng năng chăm chỉ, Bác Hồ con là ngưởi rất tiết kiệm,
theo Bác tiết kiệm không phải là bủn xỉn, cũng không phải "xem đồng tiền to hơn
cái nống” mà tiết kiệm thể hiện ở chỗ việc gì đáng thì phải tiêu việc gì không
9


đáng thì một xu cũng không tiêu. Mặc dù với cương vị là chủ tịch nước nhưng
trong cuộc sống hàng ngày Bác luôn thực hành tiết kiệm. Đối với Bác khi ăn cơm

không bao giờ Bác để rơi một hạt vì theo Bác đó là công sức của người nông dân,
khi dùng món bao giờ Bác cũng dùng hết. Mỗi lần đi công tác, dù ở cương vị cao
nhưng Bác cũng chỉ mang cơm nắm muối vừng. Bác tiết kiệm tất cả mọi thứ có
thể, từ cái nhỏ đến cái to, từ tiền bạc đến sức lực và thời gian. Vật dụng hàng
ngày của Bác cũng không phải là những thứ xa xỉ, đắt tiền, đơn giản nó chỉ cần
phù hợp với cuộc sống và công việc của Bác như: bộ quần áo ka ki đã bạc màu,
đôi dép cao su, chiếc đài cát séc để Bác nghe thời sự, chiếc chõng tre đủ để nằm
nghỉ...”

Một số vật dụng thường ngày của Bác

Khi dạy bài 4: Biết ơn
Tích hợp ở mức độ liên hệ (vào mục 3 - phần I, hoạt động hình thành kiến
thức).
Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu: "Vì sao chúng ta phải sống với lòng biết ơn"
Giáo viên tích hợp tấm gương đạo đức Hồ chí Minh về lòng biết ơn đối với các
Vua Hùng và các anh hùng liệt sĩ. Đây cũng chính là đạo lí "uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc. Đạo lý này được thể hiện đầy đủ, toàn diện và sâu sắc ở tấm
lòng của Bác dành cho thương binh, liệt sĩ.
GV: Bác Hố đã từng nói:“Các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”
GV: Theo em trong câu nói trên Bác Hồ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? vì
sao?
HS trả lời, giáo viên giảng: “Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào Bác cũng luôn
canh cánh bên lòng sự biết ơn vô hạn, lòng thành kính công ơn dựng nước của các
Vua Hùng và tri ân những người sẵn sàng hiến thân cho Tổ Quốc. Đó là những
anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh cho nền độc lập tự do của dân tộc. Với đề
nghị của chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 27 tháng 7
hàng năm làm ngày thương binh liệt sĩ. Người tích cực kêu gọi giúp đỡ anh chị em

thương bệnh binh và các gia đình liệt sĩ bằng mọi cách có thể, bản thân Người
luôn dành quần áo, đồ dùng của mình và thường xuyên dành cả tháng lương để
gửi tặng anh em thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ”.
Cùng với việc thuyết trình, GV chiếu tranh cho HS quan sát:
10


Bác Hồ với công tác thương binh, liệt sĩ

Khi dạy bài 6: Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
Tích hợp ở mức độ bộ phận (vào mục 7- phần II, hoạt động hình thành kiến
thức)
Sử dụng phương pháp kể chuyện, nêu gương.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu các quy định của Pháp luật về an toàn giao
thông, các loại biển báo giao thông, giáo viên cho học sinh tìm hiểu hành vi có văn
hóa khi tham gia giao thông. Sau khi cho học sinh thảo luận, quan sát tranh và
phân tích các hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông, giáo viên giới thiệu tấm
gương về một vị lãnh tụ, với cương vị là chủ tịch nước nhưng ở mọi nơi, mọi lúc
Người vẫn luôn thực hiện đúng văn hóa giao thông bằng cách cho học sinh nghe
và thảo luận câu chuyện sau:
"Trong một lần đi công tác, khi xe của Bác qua một ngã tư thì gặp đèn đỏ
phải dừng. Chú cảnh vệ định xuống xe để gặp công an giao thông, yêu cầu cho xe
Bác đi ngay, nhưng Bác đã hiểu ý liền ngăn lại và bảo:
Các chú không được làm thế, phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông,
không được bắt người khác ưu tiên cho mình.
Nghe lời Bác chú cảnh vệ không xuống xe để gặp chú công an giao thông nữa.
Xe Bác dừng lại chờ cho đến khi đèn xanh bật mới vượt qua ngã tư” [3]. Sau khi
học sinh đọc truyện, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Trong câu chuyện em thấy Bác Hồ đã tôn trọng luật giao thông như thế nào?
Em học tập được gì từ Bác Hồ qua câu truyện trên?

HS trả lời, GV chốt lại vấn đề.
Trên đây là một số nội dung dạy học minh họa trong các tiết dạy. Tuy nhiên
để việc dạy học tích hợp có hiệu quả giáo viên cần xác định đúng nội dung tích
hợp, lựa chọn nội dung đưa vào tích hợp và lựa chọn phương pháp tích hợp phù
hợp với đối tượng học sinh, không lạm dụng đưa vào bài quá nhiều nội dung mà
không dành thời gian cho nội dung khác của bài học thì bài học mới có hiệu quả
cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
11


Mô hình giáo dục trường học mới THCS được triển khai dựa trên sự phối
hợp giữa hoạt động học tập cá thể với sự tương tác học sinh - học sinh và học sinh
- giáo viên, hướng học sinh đến sự phát triển toàn diện, không chỉ hoạt động lĩnh
hội kiến thức mà còn rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động,
năng lực tự học, kỹ năng sống, tự phục vụ bản thân, tự quản tập thể, bồi dưỡng
hứng thú học tập để học tập suốt đời. Mô hình trường học mới THCS chú trọng
phát huy năng lực riêng của từng học sinh, không ứng xử một cách đồng loạt bằng
cách quan tâm đến từng học sinh ngay trong quá trình học, kịp thời động viên kết
quả đạt được, phát hiện những điểm mạnh để khuyến khích, những khó khăn để
hướng dẫn, trợ giúp, đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh theo yêu cầu giáo dục
[2]. Vì vậy khi thực hiện nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào giảng dạy khối 6
mô hình trường học mới bản thân mong muốn phát huy được tối đa tính tích cực
chủ động của học sinh trong học tập, học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống.
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo dục tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài dạy GDCD lớp 6 mô hình trường học mới ở
trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân” đã mang lại những hiệu quả đáng kể.

Sau mỗi bài học học sinh đã hiểu và nắm vững hơn các chuẩn mực đạo đức
trong xã hội, hiểu rõ hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó mà biết học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng những kiến thức đã
học vào đời sống.
Trong nhà trường học sinh có ý thức tôn trọng kỉ luật, giữ gìn vệ sinh cá
nhân, biết tự chăm sóc sức khỏe của bản thân, biết kính trọng thầy cô, tôn trọng và
giúp đỡ bạn bè, các hiện tượng học sinh đánh nhau, gây gỗ, chửi thề đã giảm bớt.
Để tỏ lòng biết ơn thầy cô, cha mẹ các em đã chăm học hơn, trên lớp chú ý nghe
giảng, về nhà học bài cũ, nhiệt tình hơn trong việc tham gia các hoạt động tập thể,
hoạt động từ thiện, nhân đạo, đi đường nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn
giao thông, không đèo ba, không dàn hàng ngang, không lạng lách đánh võng. Các
em luôn thực hiện đúng năm điều Bác Hồ dạy. Nhìn chung các em đã có sự thay
đổi và tiến bộ trong việc thể hiện các giá trị đạo đức, đã biết vận dụng những điều
đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Về kĩ năng, các em đã có kĩ năng đánh giá được các hành vi, việc làm của
bản thân, của bạn bè và mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đạo đức của xã
hội, biết thể hiện các giá trị đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, xử lí các tình
huống thực tế một cách nhanh nhạy, đúng yêu cầu thực tiễn, thể hiện lối sống có
văn hóa.
Ngoài những điều nói trên sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu vào qúa trình
giảng dạy các em học sinh lớp 6 đã có hiểu biết thêm về con người Hồ Chí Minh,
một tấm gương đạo đức sáng ngời để các em noi theo và học tập chứ không đơn
giản chỉ là Bác Hồ của các em thanh thiếu niên Việt Nam.
Sau một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại trường, so với năm học
2015- 1016, năm học 2016- 2017 tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành
chiếm trên 90% toàn khối, học sinh chưa hoàn thành môn học giảm đáng kể. Cụ
thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
12



sĩ số
Năm học
2016-2017

HS
76

Năng lực
Hoàn
thành tốt
19,7%

Hoàn
thành
79,0%

Có nội dung
chưa hoàn thành
1,3%

Phẩm chất
Tốt

Đạt

65,4%

33,3

Cần cố

gắng
1,3%

2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với bản thân: Việc nâng cao chất lượng bộ môn là việc làm quan trọng
hiện nay đối với mỗi giáo viên. Xác định được nhiệm vụ nói trên, là một giáo viên
đứng lớp và trực tiếp giảng dạy mô hình trường học mới, bản thân tôi luôn cố gắng
tìm tòi, sáng tạo trong việc dạy học, vận dụng những kiến thức thực tiễn gắn liền
với đời sống học sinh để đưa vào bài giảng, nhất là đối với những bài học về đạo
đức, linh hoạt đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tạo
hứng thú học tập cho các em học sinh, tạo không khí học tập sôi động, thoải mái,
nhẹ nhàng trong các giờ học, học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng
hơn. Trong qúa trình nghiến cứu đề tài bản thân tôi nhận thấy dạy học tích hợp
hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với các vấn đề mà đang được xã
hội quan tâm như giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục
pháp luật, giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đối với đồng nghiệp: Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy
anh chị em đồng nghiệp đã đánh giá cao hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, một
số giáo viên chủ nhiệm lớp đã bất ngờ trước sự thay đổi thái độ, hành vi của các
em học sinh trong việc ứng xử với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh, từ đó
mà thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học có tích hợp lồng ghép các
nội dung trong nhà trường, một số giáo viên bộ môn cũng đã tích cực trong việc
tích hợp các nội dung trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào bài học, đặc biệt là
đối với các môn khoa học xã hội.
- Đối với nhà trường: Ngoài các giờ học trên lớp nhà trường đã tổ chức các
buổi sinh hoạt ngoại khóa để các em học sinh được thảo luận trao đổi các nội dung
đã học, vận dụng vào thực tế, giúp các em học sinh rèn luyện thêm các kỹ năng
trong cuộc sống, vì vậy mà hiệu quả của công tác dạy học trong nhà trường ngày
càng được nâng. Nhờ vào những bài học về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh các
em đã được học trong môn giáo dục công dân cũng như một số môn học khác mà

các em học sinh đã nhiệt tình hưởng ứng cuộc thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"
và được tổ chức Đội trao tặng nhiều giải cao.

Hoạt động ngoại khóa: Hội thi kể chuyện: "Chúng em kể chuyện Bác Hồ”

13


3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Sau khi thực hiện đề tài bản thân tôi nhận thấy, để giáo dục đạo đức cho học
sinh có hiệu quả thì phương pháp nêu gương và nghiên cứu trường hợp điển hình
là phương pháp tối ưu giúp người giáo viên dạy giáo dục công dân mang đến cho
học sinh những giá trị đạo đức chân thật nhất và giúp các em có thể thực hành một
cách dễ dàng những điều đã học vào cuộc sống và càng có hiệu quả hơn với trường
hợp giáo dục cho học sinh tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh luôn đúng trong mọi thời đại.
Thông qua việc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
môn Giáo dục công dân nói chung cũng như khối 6 mô hình trường học mới nói
riêng đã làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng, tâm lí, tình cảm của không chỉ học
sinh mà còn cả tập thể đơn vị, các em học sinh đã có ý thức hơn trong tất cả mọi
hoạt động của mình theo hướng tích cực nhất, góp phần làm trong sạch môi trường
học đường, đặc biệt là trong các mối quan hệ với bạn bè với thầy cô giáo. Tập thể
giáo viên trong trường tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh.
Từ thực tế đó đặt ra cho giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trách
nhiệm ngày càng lớn hơn, người giáo viên không chỉ trau dồi năng lực chuyên
môn mà cả trong cuộc sống đời thường phải là những người thật sự gương mẫu, có
như vậy việc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học
giáo dục công dân mới đạt hiệu quả cao nhất.

3.2. Kiến nghị.
Mô hình trường học mới là mô hình dạy học mới mẻ không chỉ đối với các
em học sinh mà còn đối với cả giáo viên, sau gần hai năm thực hiện và triển khai
dạy học theo mô hình này trên toàn huyện bên cạnh những ưu điểm nỗi bật thì
cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy để nâng cao hiệu quả các giờ dạy theo mô hình
trường học mới nói chung cũng như đối với việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh nói riêng trong môn Giáo dục công khối 6 mô hình trường học mới đạt
kết quả cao tôi xin kiến nghị :
- Đối với giáo viên:
Để việc giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả không chỉ đối với giáo
viên dạy giáo dục công dân mà mỗi giáo viên bộ môn nên tích cực dạy học theo
chủ đề tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy, luôn là những tấm
gương đạo đức sáng ngời cho mỗi học sinh noi theo.
- Đối với nhà trường:
+ Đầu tư thêm về cơ sở vật chất cho các phòng học của khối 6, nếu có thể
lắp thêm máy chiếu cho hai phòng học còn lại để thuận tiện cho giáo viên trong
việc dạy học theo phương pháp trực quan.
+ Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh qua các buổi học ngoại khóa: như kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, làm thơ, vẻ tranh về chủ đề Bác Hồ.
+ Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt
động của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đối với các cấp quản lí giáo dục:
14


Xây dựng chương trình và phân bố thời lượng trong chương trình để đưa tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy trong mô hình trường học mới góp phần thực
hiện thành công cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”

Trên đây là những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra của bản
thân tôi trong quá trình giảng dạy, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nên trong quá
trình thực hiện tôi sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và tìm ra các biện pháp mới để
vấn đề ngày càng đi vào thực tiễn. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý của các
cấp lãnh đạo, ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để bài viết được
hoàn thiện tốt hơn, có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thường Xuân, ngày 19 tháng 3 năm 2017 Tôi
xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Tịnh

1
5


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Sách hướng dẫn dạy học GDCD 6 - Bộ giáo dục và đào tạo
2. Tài liệu tập huấn triển khai mô hình trường học mới cấp THCS
3. Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.- H: Văn hóa Dân tộc,
2000.
4. Danh nhân Hồ Chí Minh cuộc đời và những sự kiện.- H: Hà Nội, 2001.
5. Mục tiêu giáo dục phổ thông: cổng thông tin điện tử.
6. Đọc tham khảo nguồn thông tin trên báo điện tử.


16



×