Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp tích hợp kĩ năng sống cho học sinh vào dạy học văn bản thạch sanh (ngữ văn 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 31 trang )

MỤC LỤC

Phần
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị



Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
4
19
20
20
20

0


1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ văn là một trong những môn học cơ bản nhất giúp học sinh thưởng thức và đánh
giá tác phẩm văn chương ở mức độ nhất định, giúp người học sáng tạo qua con đường tư duy
trừu tượng. Mặt khác, môn Ngữ văn còn giáo dục học sinh có lòng nhân ái, tính hướng thiện,
giúp con người sống với nhau chan hòa, thân ái, biết chia sẻ cùng nhau những buồn vui trong
cuộc sống. Mỗi lần tiếp xúc với tác phẩm văn chương, các em sẽ thấy mình lớn lên, sống tốt đẹp
hơn. Tác phẩm văn chương thức tỉnh, lay động tâm hồn con người bởi văn chương mang chức
năng giáo dục thẩm mỹ.
Văn học sẽ trang bị cho các em biết bao kiến thức, bao tình cảm tốt đẹp về lòng nhân ái,
dũng cảm, ý chí chủ động sáng tạo trong cuộc sống, khát vọng vươn tới cái chân – thiện – mỹ.

Hình thành cho các em nhiều ước vọng, tình cảm trong sáng đặt nền móng vững chắc cho các
em bước vào đời, góp phần xây dựng ở các em nhân cách con người Việt Nam mới.
Là giáo viên dạy Ngữ văn, nhận thức sâu sắc về mục tiêu chương trình, đặc trưng của bộ
môn Ngữ văn và tâm lí tiếp nhận của học sinh đối với môn Ngữ văn, bản thân tôi nhận thấy rằng
đổi mới phương pháp dạy học trong môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết. Bởi vì đổi mới phương
pháp giảng dạy sẽ đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình giảng dạy, giúp các em chủ
động chiếm lĩnh tri thức; biến những tri thức trong sách và bài dạy của giáo viên thành kiến thức
của mình; nâng cao nhận thức, góp phần hoàn thiện nhân cách của người học (học sinh).
Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
cũng là một nội dung hết sức quan trọng. Bởi vì “trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị
trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và
tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những
khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu
kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng,
thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách” [ 1]. Ngược lại, người có kĩ năng sống phù hợp
sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích
cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống
của chính mình.

1


Môn Ngữ văn ở trường THCS có vai trò quan trọng và khá thuận lợi trong việc thực hiện
những mục tiêu giáo dục này. Bởi vì phần lớn các bài học trong chương trình đều có thể tích hợp
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Song thuận lợi và hiệu quả hơn cả là dạy tích hợp qua các
văn bản. Trong các thể loại văn học ở trường THCS, phần văn học dân gian đặc biệt là phần
truyện cổ tích có rất nhiều nội dung hay để giáo viên có thể lựa chọn tích hợp giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh. Bởi vì, truyện cổ tích thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng
cuối cùng của cái thiện đối với các ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công băng đối với sự bất công.
Xuất phát từ những lí do trên, kết hợp với thực tế dạy học của bản thân trong nhiều năm qua,

tôi quyết đinh chọn đề tài: Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp tích
hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào dạy học văn bản “Thạch Sanh” (Ngữ văn 6)

1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn bồi dưỡng năng lực đọc – hiểu văn bản cho học
sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của các em trong học tập, góp phần rèn luyện, nâng cao kĩ
năng sống cho học sinh. Đồng thời, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà
trường. Qua đề tài này, tôi cũng mong muốn được lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp để đề
tài của tôi được hoàn thiện hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở Yên Thọ năm học 2015 - 2016.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ
văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính
như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết giáo học pháp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ.
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực tiễn để đúc rút kinh nghiệm.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học là một lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm khác
nhau về phương pháp dạy học nhưng ta có thể hiểu chung nhất phương pháp dạy học là con
đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định,

nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ ngắn gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ
những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Trong “Luật giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự
học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm

3


công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp
tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” [ 2].
Tính tích cực trong hoạt động dạy- học phải được diễn ra đồng thời giữa thầy và trò. Với thầy,
đó là sự tích cực trong khâu soạn giảng, truyền thụ kiến thức. Còn với trò, đó là sự tích cực trong
nhận thức và sáng tạo. Biểu hiện tính tích cực của học sinh là lòng ham mê học tập, tích luỹ kiến
thức và khát vọng thể hiện sự hiểu biết của bản thân để khẳng định mình trước thầy cô, bạn bè.
Một học sinh tích cực sẽ không ngần ngại nói ra những ý kiến riêng của mình cho dù ý kiến đã có
thể sai, có thể đi ngược lại với ý kiến của giáo viên và bạn bè. Đó là biểu hiện của cái “tôi” cá
nhân rất cần ở một học sinh trong giai đoạn hiện nay. Chính những ý kiến có vẻ lệch lạc đó sẽ tạo
tiền đề để các em chủ động tiếp nhận, kiểm chứng kiến thức, từ đó khắc sâu kiến thức. Đó cũng
là biểu hiện của lối tư duy độc lập ở học sinh.
Trong quá trình dạy - học, người học vừa là đối tượng của hoạt động “dạy”, vừa là chủ thể

của hoạt động “học” thông qua hoạt động “học”. Dưới sự hướng dẫn của thầy, người học phải
tích cực cải biến mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ hoàn thiện nhân cách. Nếu người học không
tự giác, không chủ động, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.
Cho nên người giáo viên phải khơi dậy được hứng thú, sự say mê cho học sinh trong học tập
đáp ứng yêu cầu của điều 2, Luật giáo dục năm 2005: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề
nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh
sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực
thực tiễn.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả
năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống là phù hợp với mục tiêu của giáo dục phổ
thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
Tóm lại, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông nói
chung và môn Ngữ văn nói riêng là một yêu cầu tất yếu và rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Phòng giáo dục và nhà trường đã tổ chức tập huấn các chuyên đề “Đổi mới phương pháp, kĩ
thuật dạy học” và “Giáo dục kĩ năng sống” trong môn Ngữ văn cho tất cả các giáo viên đang trực
tiếp đảm nhiệm công tác giảng dạy bộ môn. Các đồng chí giáo viên đã có ý thức vận dụng các
chuyên đề vào trong quá trình giảng dạy bộ môn. Nhưng thực tế việc vận dụng chuyên đề vào
giảng dạy còn gặp không ít khó khăn. Một số giáo viên còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong
việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh
trong mỗi bài học. Một số giờ học giáo viên còn lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học chưa
phù hợp. Quá trình tích hợp còn mang tính hình thức, áp đặt, hiệu quả trong việc hình thành kĩ
năng sống cho học sinh chưa cao. Một số em học sinh còn chưa mạnh dạn, chưa tích cực, chủ


4


động trong quá trình học tập, chưa xác định được ý nghĩa của việc “học đi đôi với hành”. Chất
lượng học và hứng thú học tập đối với môn Ngữ văn chưa cao.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, giáo dục kĩ năng sống là một nội dung khó, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời
gian để nghiên cứu kĩ, lựa chọn những nội dung giáo dục của từng bài học trong chương trình.
Thứ hai, một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh vẫn chưa hiểu hết được vai trò, ý
nghĩa của việc học tập bộ môn Ngữ văn đối với sự hình thành và phát tiển nhân cách của con em
nên chưa có sự đầu tư về thời gian, sách vở, tài liệu để các em học tập tốt nhất. Một số em học
tập theo kiểu chiếu lệ, đối phó với giáo viên, các em chưa có sự say mê tự tìm tòi, nghiên cứu
chủ động, tích cực trong học tập.
Thứ ba, phương pháp truyền thụ của một số giáo viên chưa thực sự cuốn hút, tạo hứng thú
để học sinh say mê tìm hiểu, khám phá thế giới bằng hình tượng văn chương. Đây là lí do hết
sức quan trọng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong dạy môn Ngữ văn nói chung và dạy tác phẩm truyện dân gian nói riêng, phải phối hợp
hài hòa nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học, tích hợp giáo dục các kĩ năng sống phù hợp và cần
thiết cho học sinh. Hướng các em vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Tâm lí học chứng minh rằng: Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt
động giao lưu. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác
giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung bài học. Thông qua thảo luận, tranh luận
trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học
nâng mình lên một trình độ mới.
2.3.1. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
Từ kinh nghiệm và cách hiểu của bản thân như trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận
dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:
a. Các phương pháp: Phương pháp vấn đáp (đàm thoại), phương pháp gợi mở, phương

pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề.
b. Các kĩ thuật: Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật động não, kĩ thuật
chia nhóm, kĩ thuật cặp đôi chia sẻ suy nghĩ.
2.3.2. Bên cạnh các phương pháp trên, tôi còn sử dụng các phương tiện dạy học hỗ
trợ:
* Phiếu học tập:
Phiếu học tập là phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất cho giáo viên và học sinh trong việc
thảo luận nhóm. Theo đó, kết quả thảo luận được nhóm trưởng ghi vào phiếu học tập của nhóm
và trình bày cho giáo viên, và cả lớp quan sát.
* Máy chiếu
Theo tôi, chúng ta nên sử dụng máy chiếu cho hầu hết các phần của bài học. Từ kiểm tra bài
cũ đến cung cấp khái niệm về thể loại, giải thích từ khó, trình chiếu khai thác tranh minh họa, đối
chiếu kết quả thảo luận nhóm cho đến tổng kết bài.

5


Ưu điểm của việc sử dụng máy chiếu là giáo viên không cần phải ghi chép một số nội dung
kiến thức lên bảng. Việc trình chiếu một số tranh minh họa sẽ giúp cho bài giảng trở nên sinh
động, hấp dẫn hơn.
2.3.3. Giáo dục một số kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với nội dung bài học
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông được thực hiện
thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng
ghép, tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một
cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện ,
cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Với cách
tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học và hoạt động giáo dục.
Ngược lại, còn làm cho các giờ học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và
bổ ích hơn đối với học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn được tiếp nhận theo hai phương diện: từ nội dung

các bài học và từ phương pháp triển khai các nội dung bài học. Với văn bản “Thạch Sanh”, chúng
ta có thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua cả hai hướng trên. Tuy nhiên, giáo viên cần lựa
chọn những kĩ năng sống phù hợp để giáo dục cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với
đặc trưng thể loại và yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Dạy bài “Thạch Sanh”, giáo viên nên
lựa chọn một số kĩ năng sống sau đây để giáo dục cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
lắng nghe tích cực, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng
xác định giá trị,...
2.3.4. Quá trình tổ chức giờ dạy
Giới thiệu bài: Các em vừa học xong năm truyền thuyết tiêu biểu của truyền thuyết Việt Nam,
đã nắm được các đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết, cách đọc - hiểu truyền thuyết. Giờ
học hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu một thể loại mới - thể loại truyện cổ tích và câu chuyện nổi
tiếng Thạch Sanh. Đây là câu chuyện kể về cuộc đời và chiến công của chàng dũng sĩ Thạch
Sanh. Chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện và các chi tiết thần kì đã
làm câu chuyện được nhiều thế hệ người đọc say mê. Bài học này vừa giúp các em biết một
truyện dân gian nổi tiếng, vừa giúp các em biết những đặc trưng thể loại của truyện cổ tích để
cảm thụ đúng các truyện cổ tích được học.
Văn bản này học trong hai tiết. Để đạt hiệu quả, giáo viên nên định lượng kiến thức sẽ truyền
thụ trong mỗi tiết.
Tiết 1:
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thể loại:

Đây là tác phẩm truyện cổ tích đầu tiên trong chương trình Ngữ văn trung học cơ
sở nên việc khai thác kiến thức về thể loại là một hoạt động quan trọng và cần thiết
vì nó định hướng cho học sinh cách tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại.
Để thực hiện khâu này, GV hướng dẫn HS tìm hiểu định nghĩa truyện cổ tích và rút ra ba đặc
trưng thể loại
GV yêu cầu HS đọc thầm định nghĩa truyện cổ tích trong SGK (tr. 53 - phần chú thích cuối
truyện Sọ Dừa), trao đổi với bạn bên cạnh để tìm ra các ý chính của định nghĩa.
- GV chốt ba đặc điểm của truyện cổ tích, diễn giải, làm rõ thêm định nghĩa:


6


+ Tính tự sự - đời thường: Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về cuộc đời của một số
kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân
vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là con vật. (GV: Khác với nhân vật của truyền
thuyết là những nhân vật có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có vai trò với lịch sử dân tộc hoặc
lịch sử một địa phương, nhân vật của truyện cổ tích có cuộc đời và số phận gần gũi với nhân
dân. Họ là những người lao động bình thường nhưng có phẩm chất khác thường, phi thường. Họ
phải chịu nhiều thua thiệt, vượt qua nhiều thử thách trước khi được hưởng hạnh phúc).
+ Có yếu tố hoang đường (GV: Yếu tố “hoang đường” - những gì không có thực, không thể
tin được, do trí tưởng tượng của nhân dân sáng tạo ra. Đây là yếu tố hình thức nghệ thuật nổi bật
của truyện cổ tích thần kì. Truyện cổ tích sinh hoạt “Em bé thông minh” không có yếu tố hoang
đường, chỉ có yếu tố khác thường).
+ Tính biểu trưng: Thể hiện ước mơ công lí của nhân dân: cái thiện chiến thắng cái ác, cái tốt
chiến thắng cái xấu, công lí chiến thắng bạo tàn. (GV: Tính biểu trưng của truyện cổ tích khác với
truyền thuyết - truyền thuyết thể hiện quan niệm, thái độ, cách đánh giá của người xưa với các
nhân vật và sự kiện lịch sử.).

2. Đọc, kể tóm tắt
a. Đọc
Để chuẩn bị tốt cho quá trình tiếp thu bài học, ở tiết học trước giáo viên yêu cầu
học sinh đọc trước ở nhà truyện “Thạch Sanh” kết hợp với soạn phần Đọc – Hiểu
văn bản vào vở soạn.
b. Kể tóm tắt
Đây là hoạt động quan trọng và cần thiết, giúp học sinh nắm được các chi tiết
chính trong truyện. Hoạt động này sẽ giáo dục cho học sinh có được các kĩ năng cần
thiết như kĩ năng giao tiếp. Học sinh có thể tự tin nói hoặc sử dụng ngôn ngữ của cơ
thể một cách phù hợp với nội dung của văn bản trước mọi người. Mặt khác kể tóm

tắt còn rèn luyện cho các em kĩ năng lắng nghe tích cực. Các em học sinh trong lớp
sẽ tập trung chú ý lắng nghe và quan tâm theo dõi phần trình bày của các bạn. Từ đó
các em có thể ghi nhớ nội dung cốt truyện, các em sẽ học được ở bạn mình các kĩ
năng cần thiết, tạo tâm thế thoải mái, hứng thú cho các em trong giờ học và các em
sẽ tiếp thu bài tốt hơn.
Giáo viên yêu cầu HS kể tóm tắt nội dung cốt truyện. Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh
khác nhau, nếu giáo viên yêu cầu học sinh trung bình hoặc yếu kể lại truyện thì giáo viên có thể
giới thiệu vài hình ảnh để các em kể truyện theo tranh (Hoạt động này các em được làm quen
khá nhiều khi học ở tiểu học)
GV yêu cầu HS quan sát một số bức tranh trên màn hình máy chiếu:

7


8


? Qua việc đọc trước ở nhà kết hợp với quan sát tranh, em hãy kể tóm tắt truyện Thạch Sanh
bằng lời văn của em?
(GV khuyến khích học sinh kể với lối diễn đạt không phụ thuộc vào văn bản nhưng vẫn đảm
bảo được những tình tiết và sự kiện cơ bản của cốt truyện SGK)
Tóm tắt truyện: Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con
của hai vợ chồng người nông dân nghèo, lương thiện. Cha mẹ mất sớm chàng sống dưới gốc
đa, làm nghề đốn củi. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông nhưng toàn bị Lí Thông lợi
dụng. Chàng đã dũng cảm chém chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa nhưng đều bị Lí Thông
cướp công. Thạch Sanh bị hồn chằn tinh, đại bàng vu oan và bị bắt vào ngục. Nhờ cứu con vua
Thủy Tề khi bị nhốt dưới hang nên chàng được tặng cây đàn. Chàng ngồi trong ngục đem đàn ra
gảy, được công chúa nghe thấy và được giải oan. Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết hóa kiếp
thành bọ hung. Thạch Sanh cưới công chúa, dẹp loạn quân mười tám nước chư hầu và lên ngôi
vua.


3. Giải nghĩa từ khó
Trước khi giải nghĩa từ khó trong văn bản, giáo viên nhắc lại các cách giải nghĩa
từ mà học sinh đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6, tiết 11- bài Nghĩa của từ
(Có hai cách giải thích nghĩa của từ: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị và đưa ra
những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những từ cần giải thích). Để phù hợp với
thời gian tiết học, tôi đã chọn giải thích một số từ ngữ trong bài mà học sinh khó
hiểu: Thái tử, thiên thần, tứ cố vô thân, chằn tinh, trăn, đại bàng, nước chư hầu.
Học sinh giải thích, GV kết luận kết hợp trình chiếu nghĩa của các từ cần giải
thích trên màn hình máy chiếu.
Thái tử: Con trai vua, người được chọn sẵn để sau nối ngôi.
Thiên thần: Thần trên trời
Tứ cố vô thân: Không có ai là người thân thích.
Chằn tinh: Một loại yêu quái trong thần thoại, truyện cổ tích.
Trăn: Rắn lớn sống ở rừng nhiệt đới, không có nọc độc, còn dấu vết chân sau, có
thể bắn ăn thịt cả những con thú khá lớn.
Đại bàng: Chim ăn thịt, cỡ lớn, cánh dài và rộng, chân có lông đến tận ngón,
sống ở núi cao.
Nước chư hầu: nước bị phụ thuộc, phải phục tùng nước khác.
4. Phương thức biểu đạt
? Phương thức biểu đạt chính của truyện là
gì? - Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
II. PHÂN TÍCH
Phần phân tích là phần quan trọng nhất trong quá trình giảng dạy một tác phẩm văn học. Việc
làm này giúp học sinh nắm được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nội dung văn bản. Để đạt hiệu quả
cao trong giảng dạy bộ môn này, đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng phối hợp linh hoạt nhiều
phương pháp, kĩ thuật dạy học, sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học. Ngôn ngữ của
giáo viên phải rõ ràng, truyền cảm. Hệ thống câu hỏi phải chính xác, logic hợp với khả năng của
học sinh.
Mỗi một tác phẩm văn học có nhiều cách tiếp cận, khám phá (phân tích theo bố cục, phân

tích theo nhân vật...). Theo tôi với bài này, chúng ta nên hướng dẫn học sinh phân tích theo nhân
vật là tốt nhất. Bởi truyện cổ tích thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối

9


cùng của cái thiện đối với các ác, cái tốt đối với cái xấu, cái công bằng đối với các bất công. Và
nó thường chia thành hai tuyến nhân vật rõ rệt.
GV: Các em đã nắm được cốt truyện Thạch Sanh, chúng ta cùng tìm hiểu các nhân vật, sự
kiện trong truyện. Hãy cho biết truyện cổ tích Thạch Sanh có những nhân vật nào? Nhân vật
chính là ai?
- Truyện Thạch Sanh có các nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, mẹ Lí Thông, vua, công chúa
và một số nhân vật khác.
- Nhân vật chính trong truyện là Thạch Sanh.
1. Nhân vật Thạch Sanh
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
GV yêu cầu HS đọc đoạn văn từ đầu ... “mọi phép thần thông”.
?Tìm những chi tiết kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?
?Em có nhận xét gì về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? Tại sao em lại nhận xét như
vây?
Sử dụng kĩ thuật động não để giải quyết yêu cầu học tập này.
HS trả lời cá nhân.
*Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường:
- Bình thường:
+ Thạch Sanh xuất thân bình thường: Chàng là con của một cặp vợ chồng nông dân tốt bụng,
sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi
+ Chàng sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình trong túp lều bên gốc đa, nuôi thân bằng
nghề kiếm củi như bao người bình thường khác.
- Khác thường:
+ Thạch Sanh đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con trai ông bà già tốt

bụng.
+Mẹ chàng mang thai nhiều năm mới sinh ra chàng.
+ Chàng được thiên thần dạy cho các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều
gì?
GV sử dụng kĩ thuật suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ để giải quyết yêu cầu học tập này.
* Ý nghĩa của việc kể về sự ra đời bình thường, khác thường đó là:
- Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên bình thường của Thạch Sanh nhằm khẳng định:
Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân.
- Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện

10


+ Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy, tất sẽ lập được chiến
công và những con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ,
khác thường.
Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2
Ở phần a, các em đã được học về sự ra đời, nguồn gốc vừa bình thường vừa khác thường
của Thạch Sanh. Tiếp theo câu chuyện được tiếp diễn với sự việc nào?
GV: Thạch Sanh được một gã bán rượu tên là Lí Thông gạ kết nghĩa anh em.
? Thạch Sanh có đồng ý không? Vì sao?
GV: Vốn mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc mình, chàng đã cảm động, vui
vẻ nhận lời, từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông. Nhưng cũng từ đây Thạch Sanh
đã phải trải qua rất nhiều những thử thách và cũng lập nhiều chiến công. Vậy những thử thách và
chiến công ấy của Thạch Sanh là gì, câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào, cô trò mình sẽ cùng
nhau giải đáp ở phần b.
b, Những thử thách và chiến công
Theo dõi và hình dung lại cốt truyện các em thấy Thạch Sanh đã phải trải qua rất nhiều

những thử thách và cũng lập rất nhiều chiến công. Để tìm hiểu nội dung này cô sẽ hướng dẫn
các em cùng nhau hoạt động nhóm:
GV: Giao việc cho 4 nhóm, quy định cách thức hoạt động, thời gian làm việc, hình thức đánh
giá.
Nhóm 1:
Đọc thầm đoạn từ “ Năm ấy…nảy ra kế khác”

11


Nhóm 2:
Đọc thầm đoạn từ “ Đến nơi….lấp kín cửa hang lại”

12


Nhóm 3:
Đọc thầm đoạn từ : “Hồn chằn tinh… gả công chúa cho Thạch Sanh”

Nhóm 4:
Đọc thầm phần còn lại

13


? Câu hỏi thảo luận nhóm:
Qua đoạn truyện em vừa đọc kết hợp với quan sát các tranh minh họa trên máy chiếu, em
hãy cho biết :
- Thử thách mà Thạch Sanh gặp phải là những gì?
- Thạch Sanh hành động như thế nào trước những thử thách?

- Kết quả của hành động đó?
Các nhóm dựa vào kết quả đọc thầm, kết hợp quan sát tranh minh họa và các từ, cụm từ cho
sẵn hãy sắp xếp vào bảng thích hợp với yêu cầu câu hỏi thảo luận.
GV: Treo kết quả hoạt động của HS
Cho lớp nhận xét
GV: Đưa kết quả HS kiểm tra và kết luận

Thử thách
- Thạch Sanh bị mẹ con
Lí Thông lừa đi thế
mạng.
+ Thạch Sanh chằn tinh
định ăn thịt.
- Thạch Sanh xuống
hang diệt đại bàng, cứu
công chúa, bị Lí thông
lấp cửa hang.

- Bị hồn chằn tinh, đại
bàng báo thù, Thạch

Hành động
- Thạch Sanh đi ngay
- Thạch Sanh đánh, xả
xác, chặt đầu chằn tinh.

Chiến công
- Thạch Sanh diệt chằn
tinh.
+ Thu được một bộ cung

tên vàng.

- Thạch Sanh bắn mù
- Thạch Sanh diệt đại
hai mắt đại bàng, chặt
bàng, cứu công chúa, cứu
đứt vuốt sắc, bổ đôi đầu con vua Thuỷ Tề.
đại bàng.
+ Được tặng một cây đàn
- Thạch Sanh buộc dây
vào người công chúa.
- Thạch Sanh bắn tan
củi sắt.
- Chàng mang đàn ra
- Thạch Sanh được minh
gảy.
oan, lấy công chúa.
14


Sanh bị bắt vào ngục.
- Bị Quân 18 nước chư
hầu kéo sang đánh.

- Chàng mang đàn ra
gảy.
- Chàng thết đãi cơm
kẻ hàng binh.

- Thạch Sanh chiến thắng

quân 18 nước chư hầu.
- Chàng lên ngôi vua.

? Mức độ và tính chất các cuộc thử thách và những chiến công của Thạch sanh có được có
gì đáng chú ý?
-> Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm, chiến công ngày càng rực rỡ, vẻ
vang.
? Trải qua những thử thách, em thấy Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì?
* Phẩm chất
- Sự thật thà chất phác (nghe mẹ con Lí Thông nói vội tin đi ngay)
- Sự dũng cảm
- Tài năng : phi thường, xuất chúng (diệt chằn tinh, diệt đại bàng có nhiều phép lạ)
- Nhân hậu, vị tha cao thượng, trọng tình nghĩa,
- Yêu chuộng hoà bình (tha tội cho mẹ con Lí Thông, tha tội và thiết đãi quân sĩ 18 nước chư
hầu)
? Qua những phẩm chất của Thạch Sanh, em thấy Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong
truyện cổ tích mà em vừa học?
(Truyện cổ tích Thạch Sanh viết về kiểu nhân vật dũng sĩ có tài năng, phép lạ
? Em thấy Thạch Sanh có những phẩm chất nào giống nhân dân ta?
(Thật thà , chất phất, nhân hậu, vị tha, trọng tình nghĩa, yêu chuộng hòa bình)
GV: Bên cạnh những phẩm chất tiêu biểu của nhân dân ta, Thạch Sanh lại cũng có những
phẩm chất của riêng mình đó là sự dũng cảm và tài năng xuất chúng và mục đích chiến đấu cao
đẹp, sáng ngời chính nghĩa,...
Chính điều này một lần nữa đã khẳng định cho nguồn gốc của Thạch Sanh vừa bình thường
nhưng lại cũng rất khác thường mà chúng ta đã được biết ở tiết học trước và cho chúng ta thấy
rằng: phải chăng sức mạnh làm nên chiến thắng của Thạch Sanh là bởi chàng mang trong mình
những phẩm chất tốt đẹp: Vừa gần gũi, giản dị, bình thường nhưng cũng hết sức cao cả, phi
thường và đó là sức mạnh tổng hợp của đạo đức, tài năng. Sức mạnh đó là sự kết hợp của sức
mạnh dân tộc (Thạch Sanh tiêu biểu cho những phẩm chất của dân tộc) với sức mạnh bản thân
và được sự trợ giúp một phần của vũ khí chiến đấu. Thạch Sanh giống như nhân vật huyền thoại

Hêraclet trong thần thoại Hi Lạp. Bằng sức mạnh ấy đã lập nhiều chiến công, diệt trừ cái ác, cái
xấu cho nhân dân, đem lại cuộc sống bình yên cho dân lành, có công lớn đối với đất nước. Vì thế
hình tượng Thạch Sanh trở thành hình tượng người dũng sĩ dân gian được nhân dân ta rất yêu
thích.
GV : Thạch Sanh có thể vượt qua được những thử thách và lập được những chiến công đó
ngoài phẩm chất và tài năng còn có một phần trợ giúp của các vũ khí chiến. Trong đó có hai vũ
khí chiến đấu và cũng là hai chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật rất lớn trong truyện.

15


? Em hãy cho biết đó là hai chi tiết nào? Các chi tiết đó có ý nghĩa gì trong truyện? GV
nên sử dụng kĩ thuật cặp đôi chia sẻ suy nghĩ để giải quyết yêu cầu học tập này.

* Chi tiết tiếng đàn thần kì
- Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi
câm, giải thoát cho Thạch Sanh, Lí Thông bị vạch mặt. Đó là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân
gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của mình.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để
cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân
dân ta.
GV: Âm nhạc thần kì là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ tích dân gian. Chẳng hạn tiếng hát
– truyện Trương Chi, tiếng sáo – truyện Sọ Dừa…và trong truyện này là tiếng đàn của Thạch
Sanh. Tùy từng truyện, âm nhạc thần kì có những ý nghĩa khác nhau.
* Chi tiêt niêu cơm thần kì
? Nếu thay từ niêu cơm bằng nồi cơm thì ý nghĩa hình ảnh có thay đổi không? Vì sao?
- Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu từ chỗ
coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân

dân.
GV: Chi tiết niêu cơm thần kì giống như các “vật ban phát thức ăn vô tận có trong truyện cổ
tích dân gian nhiều nước (như cái khăn, cái túi trong truyện dân gian Nga, Pháp; cái giỏ - truyện
Mông Cổ, cái đĩa – truyện Xi – ri ,v.v...). Ở mỗi dân tộc và mỗi truyện vật ban phát thức ăn vô tận
lại có ý nghĩa riêng” [ 3]. Trong truyện chúng ta vừa tìm hiểu ý nghĩa của niêu cơm thần vô cùng
sâu sắc như vậy nhưng nếu thay niêu cơm bằng nồi cơm -> Nghĩa hình ảnh giảm đi. Nồi có thể
là nồi vừa, có thể là nồi to nhưng niêu thì nhất định là nồi rất nhỏ. Do đó, tính chất thần kì vô tận
về sức chứa của niêu cơm Thạch Sanh ngày càng được tăng lên.
Cùng với tiếng đàn thức tỉnh nỗi nhớ quê, tiếng đàn kêu gọi hòa bình, là miếng cơm ấm lòng,
mát dạ. Phải chăng đó là niêu cơm của tình thương, lòng thân ái, của ước vọng đoàn kết, để các
dân tộc sinh sống hòa bình, yên ổn làm ăn. Niêu cơm của tình người bao la.
GV tiểu kết :
Qua chiến công, phẩm chất và nguồn gốc của Thạch sanh, ta thấy Thạch Sanh là một hình
tượng dũng sĩ tiêu biểu, toàn diện. Thạch Sanh là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam
trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình. Thạch Sanh cũng
mang hình ảnh của người anh hùng cứu mĩ nhân (người đẹp) mà ta bắt gặp trong một số câu
chuyện cổ tích và cả những tác phẩm văn học sau này (nhân vật Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga trong truyện Lục vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Lí Thông
GV dẫn: Đối lập với nhân vật Thạch Sanh là nhân vật Lí Thông. Nhân vật này cũng được
khắc họa rất thành công góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Vậy để biết được nhân
vật này là người như thế nào, các em tìm hiểu phần 2.

16


2. Nhân vật Lí Thông
? Đọc truyện em biết gì về Lí Thông?
? Em hãy kể các việc làm hành động của Lí Thông?
? Qua những việc làm hành động ấy cho thấy bản chất tính cách gì của Lí Thông?

? So sánh với phẩm chất nhân vật Thạch Sanh đã tìm hiểu ở trên, em có nhận xét gì về hai
nhận vật này ?
? Chỉ ra sự đối lập đó?
GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để học sinh các
nhóm thảo luận. Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học sẽ kích thích, thúc đẩy sự tham gia
tích cực của học sinh. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. Nâng cao mối
quan hệ giữa học sinh với học sinh, Tăng cường sự hợp tác giao tiếp, học cách chia sẻ kinh
nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.

Cách thức tiến hành hoat động này: Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm, phát cho mỗi
nhóm một tờ giấy A0, trên giấy A0 chia thành các phần như hình vẽ trên, gồm phần chính giữa và
các phần xung quanh (1,2,3,4). Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý kiến của mình vào phần
cạnh “khăn phủ bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần
chính giữa “khăn phủ bàn”.
Sau khi gọi đại diện các nhóm trình bày, học sinh nhận xét, giáo viên chốt kiến thức:

a. Nghề nghiệp
Là một tên bán rượu
b. Hành động, tính cách

17


- Chủ động kết nghĩa anh em với Thạch Sanh để mưu lợi.
- Lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình.
- Cướp công của Thạch Sanh ( 3 lần )
Lí Thông là kẻ lừa lọc, nham hiểm, xảo quyệt, bất nhân, bất nghĩa....
- Thạch Sanh và Lí Thông là hai hình tượng nhân vật đối lập: Chính diện và phản diện (giữa
thật thà và xảo trá, vị tha và ích kỉ, thiện và ác)
* Nghệ thuật : Đối lập

GV: Đây cũng chính là thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật ở truyện cổ tích Thạch
Sanh và cũng chính là cách xây dựng nhân vật phổ biến của thể loại truyện cổ tích. Ta có thể bắt
gặp ở rất nhiều truyện như Tấm Cám, hai anh em trong Cây khế…
GV: Liên hệ tính khái quát hóa, điển hình hóa của hai hình tượng nhân vật, Thạch Sanh, Lí
Thông trong xã hội xưa và nay.
Hướng dẫn HS rút ra bài học nhận thức và định hướng hành động, rèn luyện cho bản thân.
? Ngày nay, ta có còn bắt gặp những con người có phẩm chất giống như Thạch Sanh
không? Lấy ví dụ cụ thể?
? Bài học nhận thức và định hướng hành động, rèn luyện cho bản thân sau khi học xong
truyện này là gì?
GV: Không chỉ trong xã hội xưa mà ngày nay trong cuộc sống chúng ta vẫn thấy được tính
điền hình hóa của hai nhân vật này (vì trong xã hội luôn tồn tại cái tốt, cái xấu). Bên cạnh những
cái xấu, cái ác, cái bất công như Lí Thông, ta cũng thấy rất nhiều những cái tốt, cái thiện, cái
chính nghĩa như Thạch Sanh. Ví như các chiến sĩ công an trên mặt trận đấu tranh chống tội
phạm, những người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ luôn sẵn sàng đối mặt với
khó khăn nguy hiểm thậm chí là cả hi sinh tính mạng mình vì nhiệm vụ, vì lợi ích của nhân dân,
của quốc gia dân tộc. Hay là tấm gương của những con người bình thường nhưng sẵn sàng cứu
giúp người khác trong khó khăn, hoạn nạn: thiên tai, lũ lụt. Họ chính là Thạch Sanh trong cuộc
sống hôm nay.
Vì vậy, sau tiết học này đặc biệt là qua hình ảnh Thạch Sanh cô mong rằng các em sẽ có ý
thức nhận biết được cái ác, cái xấu, cái tốt, cái đẹp xung quanh mình. Từ đó có cách ứng xử cho
phù hợp. Nhất là biết đấu tranh và loại bỏ cái xấu (sự ích kỉ nhỏ nhen, tham lam..), đồng thời biết
phát huy cái tốt của chính bản thân mình để hoàn thiện mình trở thành những chàng Thạch Sanh
ngay từ những việc làm, hành động nhỏ nhất, sau này là người có ích cho gia đình và xã hội.
Quan trọng nhất các em sẽ rút ra cho mình một bài học về cách cư xử với bạn bè: Thật lòng, yêu
thương, không lợi dụng.. . để chúng ta sẽ có được những tình bạn đẹp mãi mãi. (Giáo dục kĩ
năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị cho học sinh)
3. Kết thúc truyện
a. Kết thúc truyện
? Truyện kết thúc như thế nào?

- Công chúa kết hôn cùng Thạch Sanh .
- Thạch Sanh lên nối ngôi vua.

18


- Mẹ con Lý Thông tham lam, độc ác, xảo quyệt, tàn nhẫn ...  hóa thành bọ hung đời đời
sống dơ bẩn.
? Lí Thông và mẹ y không bị Thach Sanh trừng trị nhưng lại bị thiên lôi đánh chết, lại biến
thành bọ hung bẩn thỉu . Vì sao ?
GV: Mặc dù được Thạch Sanh tha tội chết (xuất phát từ tính cách Thạch Sanh) nhưng Lí
Thông và mẹ y đã bị lưới tầm sét của thần lôi và cũng là của công lý nhân dân trừng trị  trừng
trị tương xứng với thủ đoạn, tội ác mà chúng gây ra.
=> Thể hiện niềm tin về công lí dưới lưới trời của nhân dân ta.
b. Ý nghĩa
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện này?
? Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
- Đây là một kết thúc có hậu.
- Cách kết thúc có hậu thể hiện công lí xã hội (ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác)
-> ước mơ của nhân dân ta về lẽ công bằng trong xã hội.
GV: Đây là cách kết thúc phổ biến trong nhiều truyện cổ tích: Sọ Dừa, Tấm Cám… Ở hiền
gặp lành, ở ác gặp ác, gieo nhân nào gặp quả ấy, gieo gió gặp bão, quả nhân, quả báo..
? Theo em có thể có cách kết thúc truyện khác không? (câu hỏi làm ở nhà , giải đáp ở tiết sau
)

III. TỔNG KẾT
Phần tổng kết có tác dụng giúp học sinh ghi nhớ được những kiến thức cơ bản, khái quát
nhất về nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của truyện. Đồng thời giáo viên có thể đánh giá
được mức độ nhận thức, chiếm lĩnh nội dung bài học của học sinh. Giáo viên nêu câu hỏi để tiến
hành hoạt động tổng kết bài học?

? Khái quát những nét đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung ý nghĩa của truyện “Thạch
Sanh”?
(GV sử dụng kĩ thuật trình bày một phút để giải quyết yêu cầu học tập này.
HS làm việc độc lập
1. Nghệ thuật
- Quy mô tầm vóc sâu, rộng nhất.
- Đội hình nhân vật đông đảo nhất.
- Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh. (chi tiết công chúa
câm lặng, tiếng đàn, đại bằng,….)
- Xây dựng thành công hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện Thạch
Sanh và Lý Thông tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung.
- Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.

19


? Em hãy tìm trong truyện cổ tích dân gian truyện nào có yếu tố thần kì giống như trong
truyện Thạch Sanh?
- Tấm Cám, Cây khế.
2. Nội dung
- Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng
sĩ dân gian, đồng thời thể hiện ước mơ đạo lí của hân dân : thiện thắng ác, chính nghĩa thắng
gian tà, hòa bình thắng chiến tranh, các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn, làm ăn.

IV. LUYỆN TẬP
Bài tập có tác dụng giúp học sinh khắc sâu kiến thức, rèn luyện các kĩ năng ( kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo). Hệ thống bài tập có sự tích hợp với môn học khác (môn Mĩ
thuật). Để học sinh thuận lợi trong làm bài tập, giáo viên thiết kế hệ thống bài tập trên màn hình
máy chiếu.
Bài tập 1: Hãy kể diễn cảm truyện Thạch Sanh.

Bài tập 2: Trong truyện Thạch Sanh, em thích hình ảnh nào nhất? Hãy vẽ lại hình ảnh đó
theo trí tưởng tượng của em?
Để HS thuận lợi khi thực hiện nhiêm vụ học tập này, ở tiết học trước GV đã hướng dẫn HS về
nhà đọc văn bản và vẽ tranh theo hình ảnh mà em thích nhất theo trí tưởng tượng của mình. (HS
vẽ tranh theo nhóm).
Trên lớp, GV cho đại diện từng nhóm HS lên trưng bày và giới thiệu bức tranh của nhóm
mình, mời GV Mĩ thuật thẩm định về bố cục, màu sắc. GV cho điểm để khuyến khích học sinh.
Tranh vẽ của các nhóm HS:

20


V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Hãy kể diễn cảm truyện Thạch Sanh.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Sưu tầm thơ, bài hát liên quan đến truyện Thạch Sanh.
- Chuẩn bị bài: Em bé thông minh.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2015 – 2016, tôi đã dạy bài “Thạch Sanh” và trước đó tôi cũng đã dự giờ đồng
nghiệp dạy bài này. Song do chưa có thời gian nghiên cứu, tìm tòi nhiều, chỉ soạn giảng dựa theo
trình tự câu hỏi sách giáo khoa, hướng dẫn của sách thiết kế, sách giáo viên và không có đồ
dùng trực quan phù hợp, nên trong quá trình giảng dạy tôi mới chỉ đảm bảo được những kiến
thức cơ bản theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng, chưa tích hợp được nhiều nội dung giáo
dục phù hợp nhất vào các bài dạy. Vì vậy, hiệu quả giờ dạy chưa cao, học sinh còn lúng túng khi
làm bài tập và giải quyết các vấn đề các em gặp phải trong cuộc sống.
Sau tiết dạy, tôi đặt câu hỏi để kiểm tra, đánh giá học sinh.
Câu hỏi như sau:
Câu 1: Theo em, Thạch Sanh là người như thế nào?
Câu 2: Em rút ra được bài học gì về nhận thức, định hướng hành động và rèn luyện cho bản

thân sau khi học xong truyện “Thạch Sanh”?
Kết quả khảo sát:

Lớp
6A

Số
bài
32

Giỏi
SL
%
2
6,2

Khá
SL
%
9
28,1

Trung bình
SL
%
145
46,9

Yếu
SL

%
6
18,8
21


6B

30

2

6,6

8

26,7

15

50

5

16,7

Năm học 2016 – 2017, tôi tiếp tục được nhà trường phân công dạy môn Ngữ văn lớp 6.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, dự giờ tham khảo ý kiến của đồng
nghiệp, đầu tư sưu tầm các đồ dùng trực quan sinh động phù hợp với từng bài dạy. Đồng thời
trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy

học tích cực, thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Tất cả những việc làm trên
mang lại kết quả khả quan. Học sinh nắm vững được nội dung kiến thức của bài học, đã mạnh
dạn hơn trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Các em đã biết hướng
thiện, sống giàu lòng nhân ái, chan hòa, biết chia sẻ cùng nhau những buồn vui trong cuộc
sống. Các em thoải mái chia sẻ những điều mình biết và những băn khoăn, thắc mắc cần được
giải quyết. Các em đã vận dụng những hiểu biết của bản thân vào thực tiễn cuộc sống thường
xuyên hơn, kĩ năng của các em được nâng lên, bồi dưỡng được tình cảm yêu mến đối với bộ
môn Ngữ văn. Sau tiết dạy, tôi cũng đặt hệ thống câu hỏi như năm học 2015 - 2016 để kiểm tra,
đánh giá học sinh:
Câu hỏi như sau:
Câu 1: Theo em, Thạch Sanh là người như thế nào?
Câu 2: Em rút ra được bài học gì về nhận thức, định hướng hành động và rèn luyện cho bản
thân sau khi học xong truyện “Thạch Sanh”?
Kết quả cụ thể sau giờ dạy:

Lớp

Số bài

6A

34

Giỏi
SL
%
4
15,4

6B


35

5

17,2

Khá
SL
10
12

%
38,5

Trung bình
SL
%
11
42,3

SL
01

%
3,8

41,4

10


02

6,9

34,5

Yếu

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh vào dạy môn Ngữ văn là việc làm cần thiết, nhất là dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Nó không chỉ tác động đến thái độ học tập của học sinh với môn Ngữ văn mà còn là nhịp cầu
giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trở thành vấn đề cấp thiết bởi vì chính các em là chủ
nhân tương lai của đất nước. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt
trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Nếu không được giáo dục kĩ năng
sống, các em sẽ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực hoặc vào lối sống lai căng, ích kỉ,
thực dụng. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành
vi, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng
ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống,...
Muốn vận dụng tốt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh, người giáo viên cần xác định đúng mục đích của việc dạy học để điều chỉnh, vận
dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, lựa chọn những nội dung phù hợp trong bài
học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đồng thời, người giáo viên phải sưu tầm, thiết kế

22



các đồ dùng trực quan sinh động phù hợp với mỗi bài dạy; tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin; không ngừng tìm tòi, khám phá kiến thức cũng như nhận thức được cái hay, cái đẹp
của môn học. Việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách thức
giáo dục của giáo viên. Vì vậy, bên cạnh việc nắm vững nội dung kiến thức, phương pháp dạy
học môn học, giáo viên cần phải trau dồi nâng cao những kĩ năng cơ bản, là tấm gương đạo
đức cho học sinh noi theo. Giáo viên phải gần gũi học sinh, nắm bắt tâm sinh lí của các em để
có những định hướng đúng đắn nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sống cho học sinh, giúp
các em bình tĩnh, tự tin, chủ động trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
3.2. Kiến nghị
Để bản thân tôi và đồng nghiệp giảng dạy bôn môn Ngữ văn tốt hơn, tôi xin kiến nghị với
các cấp giáo dục như sau:
Tổ chức thường xuyên hơn nữa hội thảo chuyên đề dạy học, nhằm tạo điều kiện cho giáo
viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu học hỏi từ đồng nghiệp. Đổi mới hình
thức sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm như hội thảo chuyên đề trao đổi giờ học khó, bài học khó,
xây dựng giáo án mẫu theo các chuyên đề đã được tiếp thu.
Các kinh nghiệm quý trong giảng dạy bộ môn nên viết thành sách hoặc tập san phổ biến
rộng rãi để cán bộ giáo viên hỏi, vận dụng vào giảng dạy.
Đầu tư thêm các trang thiết bị cần thiết phù hợp với đặc trưng bộ môn đáp ứng yêu cầu của
thời kì công nghệ thông tin phát triển. Có hình thức tổ chức, khuyến khích giáo viên tự làm đồ
dùng và phương tiện dạy học.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Yên Định, ngày 07 tháng 4 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép của người
khác.
Người viết
Trịnh Kim Sơn

Nguyễn Thị Thu


23


Tài liệu tham khảo

[ 1]: Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, NXBGD Việt Nam,
2010, trang 11.

24


×