Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN sử dụng yếu tố văn học trong dạy học lịch sử phần lịch sử việt nam ở trường THCS ba đình nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.67 KB, 30 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, trước tác động
ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở
ngại do chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu.
Hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó có nhiều
nền văn hóa du nhập vào nước ta, hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng những tinh
hoa, văn hóa dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần mất đi. Khi
chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Đặc
biệt là những năm gần đây, khi kết quả thi tốt nghiệp Phổ thông và thi vào Đại
học của môn Lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là vì sao lại
như vậy?
Đặc thù của bộ môn Lịch sử là dài, nhiều sự kiện với những mốc lịch sử
khác nhau nên khó ghi nhớ, một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học
môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt,
thiếu chính xác, thiếu hệ thống, vì đa phần các em cho rằng đó chỉ là môn phụ,
không quan trọng, lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan. Lịch sử là
một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay
đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế và ngay cả ngoài
xã hội cũng không coi trọng đối với môn học này.
Vậy thì phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm
hơn trong môn Lịch sử. Từ năm 2002 Bộ Giáo dục - Đào tạo bắt đầu triển khai
chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS.
Vậy mục tiêu của chương trình đổi mới là gì? Đó là nhằm thay đổi cách học và
học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh mà một trong những
phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và học là dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học
ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp
phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng
thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Một trong những cách
thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, văn vào bài giảng


lịch sử nhằm giúp cho bài giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được
“mềm hóa”hơn và tạo thêm “chất xúc tác”trong hứng thú của người học, đưa
đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp
dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơn trong học môn Lịch sử.
Để giúp học sinh ham học môn Lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, trong quá trình giảng dạy, với sự tích luỹ kinh nghiệm của
bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy
học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam”ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn. Hy
vọng đề tài này sẽ góp phần tích cực giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng
dạy môn Lịch sử một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ
môn Lịch sử trong chương trình Lịch sử cấp THCS.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn theo
1


hướng tích cực. Giúp giáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, sử liệu trong
văn học để lồng ghép nội dung vào bài giảng lịch sử. Đưa các nội dung lồng
ghép vào chương trình một cách hợp lí nhằm làm cho bài giảng của mình thêm
sinh động, hấp dẫn.
Giúp học sinh biết sưu tầm thơ, văn có sử liệu để phục vụ bài học, vận
dụng hợp lí thơ, văn có sử liệu vào minh họa lịch sử, giúp các em có hứng thú
trong học tập môn Lịch sử và lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự
kiện, một thời kì lịch sử của dân tộc ta.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giảng dạy và học tập xoay quanh việc “Sử dụng yếu tố
Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam” ở trường THCS Ba
Đình - Nga Sơn. Nên đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là:
học sinh trường THCS Ba Đình - Nga Sơn, tiếp nhận tri thức lịch sử thông qua

việc sưu tầm và tổ chức dạy học có sử dụng yếu tố Văn học của giáo viên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi áp dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp
dạy học ở trường THCS và dạy học tích hợp của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.
4.2. Phương pháp điều tra sưu tầm
Điều tra những thuận lợi, khó khăn của giáo viên, học sinh trong quá trình
giảng dạy và học tập môn Lịch sử, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Chất
lượng giảng dạy môn Lịch sử của giáo viên như thế nào, đạt hiệu quả ra sao?
Tìm hiểu kĩ việc sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử ở
nhà trường, đặc biệt là dạy phần Lịch sử Việt Nam
4.3. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với giáo viên dạy bộ môn, đặt câu hỏi với đồng nghiệp cùng dạy,
học sinh học tập để có những câu trả lời, giải pháp tốt nhất trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
4.4. Phương pháp tổng hợp
Đây là khâu cuối cùng thu lượm tất cả các vấn đề, các ý kiến tham gia của
giáo viên, học sinh tổng hợp lại. Nghiên cứu và đưa ra kết luận về đề tài nghiên
cứu khoa học “Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử
Việt Nam” ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
1.1. Cơ sở khoa học
Văn học và Lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Vì thế
trong dạy học lịch sử, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc tiếp thu tri thức học

tập cho học sinh, đồng thời làm cho bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn.
Văn học là một tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham
khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng góp phần nhất định vào việc khôi
phục, tái hiện hình ảnh quá khứ.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra song song với việc xác định tầm quan trọng
của tài liệu văn học là cần phải có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng tài liệu
văn học trong dạy học lịch sử. Một số người cho rằng, trong dạy học lịch sử chỉ
cần cung cấp cho học sinh những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, việc sử
dụng tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng không cần thiết,
không phù hợp với trình độ và yêu cầu về trình độ của học sinh. Nhiều người lại
sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo này trong việc cụ thể hoá, làm sâu sắc
thêm kiến thức lịch sử. Điều đó đã dẫn đến tình trạng quá tải. Do vậy, việc xác
định đúng mức của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là
một việc làm hết sức quan trọng. Các tác phẩm văn học rất gần gũi với lịch sử vì
mọi sáng tác văn học đều phản ánh trực tiếp hay gián tiếp cuộc sống, số phận
con người và hiện thực xã hội. Nhưng văn học cũng có những đặc trưng khác
biệt so với lịch sử. Nói tới văn chương, người ta thường thiên về giá trị nghệ
thuật. Vì thế không phải tất cả mọi sự kiện, nhân vật lịch sử được phản ánh
trong văn học đều chân thực, khách quan mà đôi khi còn có yếu tố hư cấu,
hoang đường để tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút, thể hiện giá trị văn chương cho
các tác phẩm đó. Cho nên khi sử dụng các tác phẩm văn học trong dạy học lịch
sử, giáo viên phải biết chắt lọc những tác phẩm, chi tiết văn học phản ánh khách
quan nhất, chân thực nhất hiện thực xã hội để minh họa cho bài giảng thêm sinh
động, hấp dẫn.
Quan niệm đúng đắn về tài liệu văn học trong dạy học lịch sử là một vấn
đề vô cùng quan trọng. Từ đó, tài liệu văn học mới phát huy được vai trò to lớn
của nó trong dạy học lịch sử, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Về phía giáo viên
Hiện nay chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông đang
là một vấn đề đáng báo động. Thể hiện rõ nhất ở kết quả thi tốt nghiệp Phổ
thông cũng như thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng và Đại học trong những
năm gần đây. Những bài thi môn lịch sử điểm dưới trung bình trở nên phổ biến,
đồng thời điểm 8 trở lên đối với bộ môn này thì lại vô cùng hiếm. Vì thế hơn lúc
nào hết, ngành giáo dục đang rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn nói chung và môn lịch sử nói riêng.
3


Khi đi dự giờ một số đồng nghiệp ở các trường, tôi nhận thấy có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng học tập lịch sử nói trên, trong đó không thể
không nhắc đến nguyên nhân từ phía giáo viên. Giáo viên rất ít sử dụng các
phương tiện dạy học nói chung và các loại tài liệu tham khảo trong đó có tài liệu
văn học nói riêng trong dạy học lịch sử. Đây cũng là một nguyên nhân làm ảnh
hưởng đến chất lượng dạy và học bộ môn như hiện nay. Vấn đề đặt ra là giáo
viên cần phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân, suy nghĩ tìm tòi ra
những biện pháp để nâng cao chất lượng bài giảng theo hướng phát huy tính tích
cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Trong đó việc sử tài liệu văn học vào trong
dạy học lịch sử cũng cần phải được quan tâm hơn nữa.
1.2.2. Về phía học sinh
Đa số các em học sinh rất thích giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong
dạy học lịch sử. Điều này thể hiện tài liệu văn học có tác dụng rất lớn trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông. Việc giáo viên sử dụng loại tài liệu tham khảo
này trong bài giảng làm cho học sinh tiếp thu bài học tốt hơn, học sinh hứng thú
học bộ môn, tiết học trở nên nhẹ nhàng không mệt mỏi.
Tuy nhiên có nhiều học sinh lại cho rằng, môn lịch sử là một môn phụ nên
không cần thiết phải học nhiều và cũng không cần thiết phải sử dụng tài liệu văn
học trong dạy học lịch sử.

Xuất phát thực tiễn dạy và học ở cả phía giáo viên và học sinh, chúng ta
càng thấy sự cần thiết phải sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử để
nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn.
Qua giảng dạy môn Lịch sử nhiều năm ở trường THCS Ba Đình, tôi đã rút ra
được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là: khi sử dụng thơ, văn
vào bài giảng Lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Khi
tôi đọc thơ minh họa, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú. Những tiết
học như vậy lớp học trở nên hấp dẫn hơn, các em có ấn tượng lâu hơn, nắm bài tốt
hơn so với những tiết học không sử dụng thơ, văn trong bài giảng.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi
Nhà trường: Năm học 2017 - 2018, trường THCS Ba Đình có 232 học
sinh ở 4 khối, trong đó khối lớp 6 có 50 học sinh, khối lớp 7 có 66 học sinh, khối
lớp 8 có 50 học sinh và khối lớp 9 có 66 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo
viên và nhân viên là 24, trong đó CBQL có 2, thầy cô trực tiếp đứng lớp là 18
giáo viên.
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên trẻ, phẩm chất đạo đức
tốt, lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách
nhiệm cao, năng động, nhiệt tình công tác, thực hiện và chấp hành tốt các quy
định của ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Lịch sử
nên nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình và
nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức Lịch sử.
Từ năm học 2017- 2018 trường THCS Ba Đình có 2 giáo viên giảng dạy bộ
môn Lịch sử với trình độ trên chuẩn, đó là điều kiện để chúng tôi thường xuyên
4


thực hiện các chuyên đề, dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao
chất lượng bộ môn.

Học sinh: Năm học 2017 - 2018 Trường THCS Ba Đình có 232 học sinh,
đa số các em đều ngoan, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và có
thư viện với các đầu sách để các em tham khảo.
2.2. Khó khăn
Thứ nhất: Học sinh trường THCS Ba Đình có đến 99% là con em nông
dân có bố mẹ làm ruộng, đời sống vật chất khó khăn, trình độ không đồng đều
nên chất lượng bộ môn thấp.
Thứ hai: Chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị phục vụ dạy học
vẫn còn thiếu, xuống cấp. Nguồn tài liệu tham khảo còn hiếm, khó sưu tầm.
Thứ ba: Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao
hiệu quả lĩnh hội kiến thức Lịch sử.
Thứ tư: Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi lịch sử là
môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở
mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô
khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em
không ưa thích, không hứng thú.
Đầu năm học 2017- 2018 để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tôi có làm
một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của học sinh khối
lớp 6,7,8, 9 trường THCS Ba Đình như sau:
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em?
Câu
Phương án
Đúng Sai
1 Lịch sử chỉ là môn học phụ
2 Môn Lịch sử rất khô khan và dài dòng
3 Học Lịch sử rất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được Lịch sử
loài người và Lịch sử dân tộc
4 Học Lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho ghi là được,
không cần phải tìm tòi thêm
Kết qủa thu được như sau

Câu 1: 10 học sinh trả lời đúng, 34 học sinh trả lời sai
Câu 2: 30 học sinh trả lời đúng, 14 học sinh trả lời sai
Câu 3: 35 học sinh trả lời đúng, 9 học sinh trả lời sai
Câu 4: 34 học sinh trả lời đúng, 10 học sinh trả lời sai
Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm tôi có thể kết luận: Đa số học
sinh vẫn coi lịch sử là môn phụ, khô khan, dài dòng và chỉ cần học những gì mà
thầy cô cho ghi là được.
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa
số học sinh không nắm được những kiến thức của lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn
Lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi
băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học. Từ
những thực trạng trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sử tôi muốn chia sẻ
với đồng nghiệp những kinh nghiệm ”Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học
Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam” ở trường THCS Ba Đình - Nga Sơn.
5


3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Như ta đã biết: Văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau,
trước đây người ta cho rằng “Văn, Sử, Triết bất phân”bởi lúc đó Văn học, Sử
học, Triết học chưa trở thành những môn khoa học độc lập, còn ngày nay chúng
đã trở thành các môn khoa học độc lập, nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Do đó, Văn học bổ trợ cho Sử học, ngược lại Sử học bổ trợ
cho Văn học, vì vậy nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố văn học trong dạy học
lịch sử thì hiệu quả dạy học lịch sử sẽ được nâng lên.
Qua tìm hiểu thực tế và sử dụng yếu tố Văn học trong dạy và học môn
Lịch sử ở trường THCS nói chung và trường THCS Ba Đình nói riêng, bản thân
đã thực hiện các giải pháp sau.
3.1. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử
3.1.1. Các loại tài liệu văn học và cách sử dụng

Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông tuỳ vào từng khoá trình,
nội dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tài
liệu văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời
kì xảy ra sự kiện lịch sử; Tiểu thuyết lịch sử; Hồi kí cách mạng...Mỗi loại lại có
ý nghĩa khoa học riêng, do đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng,
với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào.
Văn học dân gian ra đời sớm và rất phong phú, bao gồm nhiều loại: thần
thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca...Đây là những tài liệu có giá
trị, phản ánh nhiều nội dung lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nếu gạt bỏ
những yếu tố thần bí, hoang đường chúng ta có thể tìm thấy nhiều yếu tố hiện
thực về lịch sử dân tộc. Các loại hình văn học dân gian không chỉ góp phần
minh họa những sự kiện lịch sử mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo
không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử, góp phần quan trọng vào việc giáo dục
tư tưởng đạo đức cho học sinh.
Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ trong việc dạy học lịch sử vì các
tiểu thuyết lấy chủ đề từ các sự kiện của lịch sử dân tộc, giúp học sinh khôi phục
lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện và nhân vật của quá khứ. Xong cần lựa
chọn và xác định những tiểu thuyết những yêu cầu của dạy học, loại bỏ yếu tố
hư cấu và những yếu tố ảnh hưởng xấu đến nhận thức của học sinh.
Hồi kí cách mạng là một thể loại văn học ra đời không trùng với thời kì
xảy ra các sự kiện lịch sử nhưng lại có giá trị lịch sử rất lớn. Người viết hồi kí
ghi lại phần hiện thực mà tác giả chứng kiến dựa trên cơ sở những ấn tượng và
hồi ức riêng, trực tiếp mình trải qua.
Thơ ca cách mạng là những sáng tác văn học ra đời cùng thời với tiến
trình phát triển của cách mạng Việt Nam, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh các
sự kiện lịch sử nên phần lớn phục vụ nhiệm vụ cách mạng. Tuy nhiên khi sử
dụng thơ ca, giáo viên cần chọn lọc những bài thơ, câu thơ dễ hiểu, phản ánh
trực tiếp tình hình lịch sử, tránh sử dụng các tác phẩm, đoạn trích mang ý nghĩa
trừu tượng làm cho bài giảng không đạt hiệu quả.
Các loại tài liệu văn học đều có ưu thế nhất định trong dạy học lịch sử,

nhưng giáo viên cần phải biết kết hợp hài hoà các thể loại văn học. Trong một
bài học, một chương mục, giáo viên không nên sử dụng lặp đi lặp lại một tác
6


phẩm văn học, dễ gây nhàm chán cho học sinh, hiệu quả sử dụng tài liệu tham
khảo trong dạy học lịch sử không cao.
3.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học
Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch
sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ
thông. Tài liệu văn học là một trong những nguồn tài liệu tham khảo rất cần thiết
cho việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông,
nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Tài liệu văn
học cũng là một bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự
kiện lịch sử, nó giúp học sinh khắc phục việc hiện đại hoá lịch sử hoặc hư cấu
sai sự thật lịch sử. Việc sử dụng tài liệu văn học còn giúp học sinh có thêm cơ sở
để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy
luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh say mê tìm hiểu lịch
sử, phát triển tư duy lịch sử cho các em. Đặc biệt tài liệu văn học góp phần quan
trọng làm cho bài giảng lịch sử mềm mại, hấp dẫn, sinh động gây hứng thú học
tập cho học sinh. Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng
tình cảm cho học sinh trong dạy học lịch sử. Vì thế tài liệu văn học cũng thể
hiện vai trò, ý nghĩa to lớn, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Như vậy, tài liệu văn học rất cần thiết cho việc dạy học lịch sử nói chung
và lịch sử Việt Nam nói riêng ở trường phổ thông. Nếu biết khai thác và sử dụng
một cách hợp lí thì hiệu quả bài học nâng cao rõ rệt, học sinh sẽ nhớ và hiểu sâu
sắc về sự kiện lịch sử đang học. Đồng thời học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy,
đặc biệt là làm cho bài giảng lịch sử của giáo viên thêm sinh động, hấp dẫn, góp
phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn.

3.1.3. Phương pháp sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử
Theo Trịnh Tùng, trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (trang 164.
NXB Giáo Dục 1999) để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử, có thể
tiến hành theo cách sau:
Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh
hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ
học thêm sinh động.
Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái
quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá.
Tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà
chúng ta có thể sử dụng một trong những cách trên sao cho phù hợp.
3.1.4. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử
Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo
dục và giá trị văn học.
Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện,
nhân vật lịch sử đang học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Thứ ba: Đối với giáo viên, trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng,
phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân
7


gian như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca...giáo viên cần loại bỏ những yếu tố
thần bí hoang đường giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu Văn học trong giờ học Lịch sử là một
trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy.
Thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế
hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông.
3.2. Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử THCS
3.2.1. Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử một số

bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 6.
VD. (Tiết 16) Bài 15: Nước Âu Lạc.
Khi giảng về việc xây dựng thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Triệu, giáo viên có thể đưa vào đó một số câu chuyện cổ tích về
Nỏ Thần, về xây Thành Cổ Loa. Nhưng quan trọng hơn là qua những câu
chuyện đó giáo viên phải giúp học sinh thấy được bước tiến lớn của quân dân
Âu Lạc về kĩ thuật xây dựng cũng như kĩ thuật chế tác vũ khí.
“Ai về qua huyện Đông Anh, Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương Cổ
Loa thành ốc khác thường, Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.”
(Ca dao)

VD. (Tiết 19) Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Để nói về mục đích của cuộc khởi nghĩa, giáo viên trích đoạn:
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
(Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII)

VD. (Tiết 19) Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa
thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI), ở phần 4: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
Có người khuyên bà lấy chồng, bà khảng khái đáp:”Tôi muốn cưỡi cơn
gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô
giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Để tưởng nhớ công lao của Bà Triệu trong quá trình đánh đuổi giặc ngoại
xâm bảo vệ đất nước, nhân dân ta có bài ca dao:
Ru con con ngủ cho lành, Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi, Muốn coi lên núi
mà coi, Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng, Túi gấm cho lẫn túi hồng, Têm
trầu cánh kiến cho chồng ra quân. [1]
(Tục ngữ và ca dao Việt Nam,

NXB Giáo dục, 1999 tái bản lần thứ 5)

VD. (Tiết 26) Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ
VII-IX Mục 2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
8


Khi giảng về tội ác của bọn đô hộ nhà Đường, bắt nhân dân ta phải gánh
vải sang cống nạp, ở Nghệ An vẫn còn truyền lại một bài hát chầu văn
“Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon...”
3.2.2. Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài
ở chương trình Lịch sử: Lớp 7
VD. (Tiết 16) Bài 11: Mục II- Giai đoạn hai (1076-1077)
Mục 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
Khi giảng đến cuộc chiến giữa ta và địch, để khích lệ tinh thần chiến đấu
của quân sĩ, giáo viên cho học sinh đọc bài thơ thần của Lý Thường Kiệt:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời,
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
(Dẫn theo Lịch sử Việt Nam- Tập I,
NXB Khoa học xã hội, H,1971)

VD. (Tiết 29) Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Mục I-1. Tình hình kinh tế
Khi nói về tình hình kinh tế - Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh thời
Trần, đã mô tả tình cảnh dân chúng bấy giờ như sau:

Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy,
Đồng quê than vãn trông vào đâu?
...Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi...
Giáo viên mô tả để toát lên tình cảnh đời sống người nông dân lúc bấy
giờ. VD. (Tiết 19) Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Nói về chí khí của người anh hùng Lê Lợi, giáo viên trích lời ông
nói:”Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm
hàng nghìn thuở, chớ đâu lại xun xoe đi phục dịch người khác”.
(Khâm định, Việt sử thông giám cương mục)

Khi nói về tình cảnh khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn giai đoạn đầu:
“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi khôi huyện quân không một đội”.
(Bình Ngô đại cáo)

Mô tả về chiến thắng vang lừng, oanh liệt của nghĩa quân:
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn
dặm Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn
năm.” ...
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự
vẫn. ... Đánh một trận sạch không kình ngạc,
9


Đánh hai trận tan tác chim muông
... Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, Thượng

thư hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Lạng
Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường, Xương
Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước...”[2]
(Bình Ngô đại cáo)

VD. (Tiết 53) Bài 25. Phong trào Tây Sơn
Mục IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh
Giáo viên trích lời tuyên thệ của Quang Trung thể hiện quyết tâm đánh
tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc:
“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Trong không khí chiến thắng, nghĩa quân tiến thẳng vào Thăng Long giữa
muôn tiếng reo hò:
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...
Và công lao của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ được công chúa Lê
Ngọc Hân ghi lại:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.
3.2.3. Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài
ở chương trình Lịch sử: Lớp 8
VD. (Tiết 36) Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Khi nói đến tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược thì chế
độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng kéo theo khủng hoảng về kinh tế, xã hội,
như nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, dân phiêu
tán khắp nơi. Giáo viên có thể trích một bài vè nói về tình cảnh của nhân dân ở
giai đoạn này:

“Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Đất trắng xóa ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày”
Mục I. 2: Chiến sự ở Gia Định năm 1859.
- Ngày 17/2/1859, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, quân triều đình
chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã, Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại sự kiện
bi thảm này qua bài thơ “Chạy giặc”
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát
bay
10


Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này”[3]

(Theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
– NXB Văn học, Hà Nội 1963)

- Trong khi phong trào chống Pháp đang diễn ra khắp nơi thì triều đình
nhà Nguyễn lại kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, Hác - măng, Pa-tơ-nốt làm cho
nhân dân vô cùng phẫn nộ, giáo viên có thể minh họa:
“Tan nhà cám nổi câu ly hận

Cắt đất thương thay cuộc giảng
hòa Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ
Ngậm cười hết nói nổi quan ta”[4]
(Cảm Khái - Phan Văn Trị)

Mục II. 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- Để nói lên khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ nói chung, ba tỉnh
miền Tây Nam Kì nói riêng, giáo viên có thể trích một đoạn trong Văn tế Nghĩa
sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như:
“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn: Toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong
làng bộ....
.... Bữa thấy bòng bong che trắng lấp, muốn tới ăn gan, ngày xem ống
khói chạy đen xì, muốn ra cắn cỏ”.
.... Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ....”
- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì rồi chiếm luôn ba tỉnh
miền Tây Nam Kì, Nguyễn Trung Trực đã đấu tranh anh dũng qua hai trận đánh:
đánh chìm tàu Ét-pê-răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861), tiêu
diệt đồn Kiên Giang (16/6/1868), ông đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen
ngợi qua hai câu thơ sau:
“Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần”
- Hay giáo viên có thể lấy câu nói của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giặc
đem đi hành hình:”Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người
Nam đánh Tây”vừa là ý chí chống giặc của ông đồng thời là ý chí chống giặc
của toàn dân Việt Nam.
- Cũng có thể sử dụng đoạn trích của Gosselin người Pháp nói về tinh
thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc:”Đứng trước vũ khí

của chúng ta, những người An Nam chỉ có một phương sách duy nhất là hi sinh
cho sự bảo vệ các quyền tự do của họ. Họ đã bình tĩnh đương đầu cái chết với
một sự can đảm tột đỉnh và trong số rất đông những người ngã xuống vì những
viên đạn của các đơn vị hành hình hay dưới làn gươm của các tên đao phủ,
chúng tôi không bao giờ ghi nhận được một sự yếu đuối nào”.
11


VD. (Tiết 38, 39): Bài 25 Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc
(1873-1884)
- Chiến thắng tiêu biểu trong cuộc đấu tranh của quân dân Bắc Kì là
chiến thắng Cầu Giấy lần nhất (21/12/1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần hai
(19/5/1883), chiến thắng này công lớn thuộc về đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh
Phúc, để khắc họa về tài cũng như tinh thần chống Pháp của Lưu Vĩnh Phúc như
sau:
“Cung kiếm tài cao ít kẻ lường Đáo
để anh hùng lòng bất khuất Về Tàu
còn nguyện giết Tây dương”
- Sau hiệp ước Giáp Tuất 1874, đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ
trong dân chúng cả nước, lúc này dân chúng không chỉ đánh Tây mà chống cả
triều đình:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu,
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
VD. (Tiết 49, 50) Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế
kỉ XX đến năm 1918.
Vào đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư
sản, thực hiện phong trào cách mạng theo khuynh hướng mới mà tiêu biểu là
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
- Phan Bội Châu với xu hướng bạo động, thành lập hội Duy Tân với chủ
trương đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị

giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam tại nhà tù Quảng Đông (Trung Quốc). Để
khắc họa hình ảnh Phan Bội Châu giáo viên trình bày ngắn gọn nội dung tác
phẩm “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội châu”của Nguyễn Ái Quốc:
“Trước khi Va-ren từ Pháp sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền y
hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu. Khi gặp cụ Phan, Va-ren ra sức dụ dỗ,
thuyết phục, nhưng vẫn không mua chuộc được Phan Bội Châu, cụ Phan thì tỏ
thái độ im lặng, dửng dưng, anh lính dõng thì quả quyết rằng có thấy đôi ngọn
râu mép của cụ Phan nhếch lên một chút, nhân chứng thứ hai lại quả quyết cụ
Phan đã nhổ vào mặt Va-ren”.
- Phan Châu Trinh theo xu hướng cải cách với nội dung chủ yếu là cải
cách về văn hóa - xã hội gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, mở trường Đông
Kinh nghĩa thục tại Hà Nội, các buổi diễn thuyết hay bình văn thu hút được
nhiều tầng lớp tham gia như quan lại, binh lính, viên chức, nông dân…một bài
văn thời đó đã viết:
“Buổi diễn thuyết, người đông như
hội Kì bình văn, khách đến như mưa”
- Khi nói về sự biến đổi của xã hội Việt Nam, cũng như thân phận của
người nông dân trong xã hội thuộc Pháp. Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác
phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng”
của Nguyễn Công Hoan; “Lão Hạc” của Nam Cao.... để khắc sâu hình ảnh thân
phận người nông dân trong lòng xã hội cũ.
3.2.4. Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài
ở chương trình Lịch sử: Lớp 9
12


VD. (Tiết 16) Bài 14:Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất
Mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
Khi giảng đến phần thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và
khai mỏ giáo viên có thể minh họa bằng câu thơ:

“Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh đi vào đất đỏ làm phu
Đổi thân được mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
Hay:
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”
Hoặc:
“Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn,
thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều, chúng cướp không ruộng đất, hầm
mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và
dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên, chúng bóc lột công nhân
vô cùng tàn nhẫn...”[ 5]

(Trích: “Tuyên ngôn độc lập”)

Các câu thơ này và đoạn trích trong “Tuyên ngôn độc lập”giúp cho học
sinh hiểu được chính sách bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo
dục lòng căm thù giặc cho học sinh, có thái độ thương yêu những người lao
động chân chính.
Mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn
trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của
ta, chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng
buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn
để làm cho nòi giống ta suy nhược…”
(Trích: “Tuyên ngôn độc lập”)


Đây là dẫn chứng: chứng tỏ chính sách bóc lột thâm độc của thực dân
Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “Khai phá văn minh”của mẫu quốc,
qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù giặc cho học sinh.
VD. (Tiết 19). Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
trong những năm (1919- 1925).
Mục I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917- 1923)
Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn Bản yêu sách của nhân dân An Nam
gồm 8 điểm:
1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng
được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người Châu Âu. Xóa bỏ hoàn
toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận
trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
13


3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho
người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại
Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
(Trích:”Bản yêu sách của nhân dân An Nam”)

Hoặc: Khi đọc luận cương của Lênin: “…
Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc Lệ
Bác Hồ rơi trên chữ Lênin

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách
gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi Hình
của Đảng lồng trong hình của Nước Phút
khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”[6]
(Trích “Người đi tìm hình của nước”Chế Lan Viên)

Trên đây là dẫn chứng nhằm cung cấp thêm tư liệu cho học sinh về “Bản
yêu sách của nhân dân An Nam”của Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai
và hành trình tìm đường cứu nước của Người đến khi bắt gặp “Luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa”của Lênin, Người đã tìm thấy con đường cứu nước
cho dân tộc Việt Nam. Qua các dẫn chứng này, giáo viên còn giúp học sinh dễ
nhớ được các mốc lịch sử và giáo dục cho học sinh tình cảm của mình dành cho
Bác Hồ.
VD. (Tiết 25) Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa
Tháng Tám năm 1945
Mục I. Mặt Trận Việt Minh ra đời (19-5-1941)
Khi nói đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước ngày 28/1/1941 giáo viên liên hệ:
“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41!
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi !”
(Trích: “Theo chân Bác”của Tố Hữu)

Qua bài thơ này học sinh dễ dàng nhớ được mốc thời gian Bác Hồ về nước

là mùa xuân năm 1941 và năm ra đi tìm đường cứu nước là 1911 (ba mươi năm
ấy). Để thấy không khí cách mạng sôi sục dâng trào, ta liên hệ các câu thơ sau:
14


“Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy
Nước non ơi hết thảy vùng lên
Bắc, Trung, Nam khắp 3 miền
Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay”
Học sinh thấy được vai trò quần chúng để làm nên lịch sử, củng cố nhận
thức, tư tưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng
của dân tộc.
VD. (Tiết 27) Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự
thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố
Trong mục này giáo viên cần trích đoạn:
“Việt Nam độc lập đồng minh
Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây
Quyết làm cho nước non này,
Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền
....Rồi ra sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
Khuyên ai nên nhớ chữ đồng,
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
(Bản diễn ca: “Mười chính sách của Việt Minh” Hồ Chí Minh)

Bản diễn ca này giúp cho chúng ta nắm được các chính sách của mặt trận
Việt Minh.
Mục III. Giành chính quyền trong cả nước
Nhân sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nhà thơ Tố Hữu viết:

“Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
...
Người đọc tuyên ngôn rồi chợt hỏi:
Đồng bào nghe tôi nói rõ không?
Ôi! Câu hỏi hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng
Cả muôn triệu một lời đáp: Có!
Như Trường Sơn say gió Biển Đông…”
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc
bản “Tuyên ngôn độc lập”, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi
dành cho Hồ Chủ Tịch, khắc họa hình tượng Bác Hồ vĩ đại, làm cho các em nhớ
mãi không quên ngày 2 tháng 9 năm 1945.
VD. (Tiết 28, 29) Bài 24 - Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính
quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946).
15


Nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế nước ta sau cách
mạng tháng Tám 1945, giáo viên đọc một đoạn ngắn trong tác phẩm “Lão Hạc”
của nhà văn Nam Cao theo lời kể của ông giáo Thứ: “Luôn mấy hôm tôi thấy
lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món
gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn
rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai ốc”...
Hoặc giáo viên có thể tóm tắt trích đoạn cảnh Chị Dậu bán con trong tác
phẩm “Tắt đèn”của Ngô Tất Tố: Chị Dậu thuộc loại cùng đinh nhất hạng đinh
đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồng đang ốm lại bị đáng đập

khổ sở, một thân, một mình chị Dậu chạy vạy ngược xuôi để lo cho anh Dậu.
Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt nước mắt bán con cho Nghị Quế. Một đứa
con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán khoai mới đủ nộp tiền sưu để
chồng được tha về...
Sau khi đọc cho học sinh nghe trích đoạn, giáo viên cần khắc họa tình
cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - hậu quả của nạn đói do
Pháp gây ra.
VD. (Tiết 30,31) Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950)
Mục I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
bùng nổ
Giáo viên dẫn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước
ta lần nữa
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp
để cứu Tổ quốc.
Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc xuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến, ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn
đất nước, dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh,
thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi
muôn năm! [7]

(Trích: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”của Hồ Chí Minh)

Lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất ngắn gọn và súc tích, lời kêu
gọi đã nói rõ được âm mưu của thực dân Pháp và tinh thần đấu tranh vì độc lập
của nhân dân Việt Nam, qua đó học sinh biết được khí thế cách mạng của những
năm đầu kháng chiến chống Pháp.
16


Hoặc:
“... Giọng của Người không phải sấm trên
cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước Tiếng
ngày xưa và cả tiếng mai sau..”
Học sinh thấy rằng lời kêu gọi của Bác là tiếng gọi của non sông đất
nước, là mệnh lệnh của cách mạng tiến công dục dã soi đường chỉ lối cho mọi
người Việt Nam đứng dậy cứu nước.
Trên đây là một số dẫn chứng trong việc sử dụng yếu tố văn học trong dạy
học lịch sử, nội dung văn học gắn liền với sự kiện lịch sử, văn học phản ánh lịch
sử dân tộc, nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên biết vận dụng một cách linh
hoạt kiến thức văn học thì sẽ làm cho bộ môn đỡ khô khan, đỡ nhàm chán hơn
cho các em, gây cho học sinh sự thích thú tìm tòi, khai thác kiến thức lịch sử và
hơn hết là giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
4.1. Đối với học sinh
Qua nhiều năm dạy học lịch sử tôi nhận thấy rằng “Vận dụng yếu tố Văn
học trong dạy học Lịch sử”sẽ làm cho tiết dạy sinh động hơn, học sinh hứng
thú học tập, giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
Trong dạy học lịch sử dùng thơ văn, cho học sinh có vai trò tích cực, chủ

động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến thức đã học để
hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn tập, củng cố,
tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn.
Để kiểm tra kết quả của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch
sử, tôi đã tổ chức lấy ý kiến của học sinh các khối lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy
về hứng thú học bộ môn lịch sử. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Hứng thú học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng phương
pháp “Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử”năm học 2017 - 2018
Lớp đối chứng

Khối
lớp
6A
7A
8A
9A
Cộng

Mức độ
Tổng Rất thích Thích Không Khối
số
thích lớp
SL % SL % SL %
25 5 20 20 80
6B
33 10 30,3 23 69,7
7B
25 5 20 20 80
8B
33 12 36,4 21 63,6

9B
116 32 27,6 84 72,4
Cộng

Lớp thực nghiệm
Mức độ
Tổng Rất thích Thích Không
số
thích
SL % SL % SL %
25 15 60 10 40
33 20 60,6 13 39,3
25 15 60 10 40
33 20 60,6 13 39,3
116 70 60,3 46 39,6
17


Khối
lớp
6A
7A
8A
9A
Cộng

Bảng 2: Kết quả học tập của học sinh năm học 2017 - 2018:
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Xếp loại học lực

Xếp loại học lực
Tổng
Khối Tổng
Giỏi
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
số SL % SL % SL % lớp số SL % SL % SL %
25 3 12 10 40 12 48 6B 25 7 28 16 64 2 8
33 3 9,1 20 60,6 10 30,3 7B 33 7 21,2 24 72,7 2 6,1
25 2 12 15 60 8
32 8B 25 6 24 17 68 2 8
33 2 6,6 20 60,6 11 33,3 9B 33 6 18,1 25 75,7 2 6,1
116 10 8,6 65 56,0 41 35,4 Cộng 116 26 22,4 82 70,6 8 6,9

Qua kết quả trên, ta có thể nhận thấy rằng sử dụng yếu tố Văn học trong
dạy học Lịch sử, số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, kết quả học tập
bộ môn cũng tăng hơn so với lớp không thực hiện đề tài.
4.2. Đối với bản thân và đồng nghiệp
Qua một năm thực hiện nội dung đề tài “Sử dụng yếu tố Văn học trong
dạy học Lịch sử ở trường THCS Ba Đình”, tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả
cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ
sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép.
Giáo viên được tìm hiểu, tự trang bị cho mình kiến thức văn học, được
tăng cường trao đổi, thảo luận với học sinh, với đồng nghiệp, tạo nên mối quan
hệ thân thiện giữa thầy và trò. Tận dụng được sức mạnh của các tác phẩm văn
học vào trong quá trình dạy học.
4.3. Đối với nhà trường

Việc áp dụng yếu tố Văn học không chỉ trong giờ học Lịch sử mà nó được
nhân rộng trong tất cả các môn học khác, nhờ đó mà chất lượng dạy và học
trong nhà trường được nâng lên rõ rệt so với các năm học trước.

18


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tài liệu văn học được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả cao
nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp học sinh
hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng tạo vào
thực tế. Giáo viên không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh có cơ
hội tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải biết vận dụng vốn kiến thức đã
biết để hiểu kiến thức mới, có như vậy mới phát huy tính tích cực và chủ động
của học sinh trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Tài liệu văn học được vận dụng trong các tiết dạy lịch sử góp phần tạo
cho học sinh nắm được truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta, trong
chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất. Là cơ sở hình thành nhân cách, lối
sống và tự hào về truyền thống dân tộc, đây là nền tảng giúp học sinh hứng thú
hơn trong việc học tập bộ môn Lịch sử, là cơ sở phương pháp luận để học sinh
chủ động nắm bắt thông tin cũng như, sưu tầm thơ ca nhằm tiếp cận các sự kiện
lịch sử chính xác khoa học, làm cho tiết học sôi nổi và đạt kết quả cao, khắc sâu
vào tâm trí học sinh trong quá trình nhận thức cũng như trong giờ học lịch sử.
Để đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, không có nghĩa
là chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức. Ngược lại, giáo viên đóng một
vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp,
đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc vận dụng, khai thác các yếu tố văn học, nhằm bổ trợ
cho quá trình dạy học lịch sử, thích ứng theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng
trường, cốt lõi và chuẩn kiến thức bài dạy phải đảm bảo yêu cầu.


2. Kiến nghị
Đối với cấp phòng:
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho giáo
viên để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn trong
quá trình dạy học.
- Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải trong các cuộc thi viết
sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào dạy học.
Đối với cấp trường:
- Cần đầu tư trang thiết bị, xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho
công tác dạy học.
- Tổ chức những buổi học ngoại khóa, tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, phần lớn dựa vào tình hình

học tập của học sinh trường THCS Ba Đình nên khả năng áp dụng thực tiễn có
thể còn hạn chế nhất định. Kính mong quí thầy cô đóng góp ý kiến thêm.
Tôi chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 17 tháng 4 năm 2018
Xác nhận của thủ trưởng
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
đơn vị
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

19


Nguyễn Thị Thìn


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Phương pháp dạy học lịch sử” PGS- TS Trịnh Tùng, (trang 164. NXB Giáo
Dục 1999)
2. Tuyển tập thơ Tố Hữu - NXB Kim Đồng.
3. Thơ Hồ Chí Minh
4. Ngữ Văn 6,7,8,9 - NXB GD Việt Nam.
5. Phương pháp dạy học Lịch sử - tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị. (Nhà
xuất bản giáo dục - 1998).
6. “Nội dung và phương pháp dạy khoa Lịch sử”. Nhóm tác giả - Phan Ngọc Liên,
Nguyễn Sĩ Quế, Trịnh Đình Tùng, Đào Hữu Hậu. (Nhà xuất bản giáo dục-1999).
7. “Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS”. Tác giả PGS.TS Trần Kiều
- Chủ biên. (Viện khoa học- giáo dục -1997)
8. Sách tài liệu tham khảo Văn học, Lịch sử liên quan.
9. Đổi mới phương pháp tích hợp, liên môn trong dạy học Lịch sử.

21


PHỤ LỤC
[1] Ru con con ngủ ngon lành
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiến cho chồng trẩy quân.
(Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 tái bản lần thứ 5)


[2] Trích “Bình ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi
...Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến
sang. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong Sau lại
sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ
Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!

Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.

Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc...
1


[3] Bài thơ “Chạy giặc”- Nguyễn Đình
Chiểu Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ
nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ đàn
chim dáo dát bay Bến Nghé của
tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ
để dân đen mắc nạn này
(Theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học, Hà Nội 1963)
[4]:

Vĩnh Long thất thủ
Tò te kèn thổi, tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai ruột xót xa.
Uốn khúc sông Rồng mờ mịt khói,
Vắng hoe thành Phụng ủ rầu hoa.
Tan nhà, căm nỗi câu ly hận,
Cắt đất, thương thay cuộc giảng hoà!
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ,
Ngậm cười, hết nói nỗi quan ta!
(Cảm khái - Phan Văn Trị)

[ 5] Trích “Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh

Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói: “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do,
bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta, hành động của
chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân
chủ nào.

2


Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau
ở trung, nam, bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân
tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta
trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về
kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta
nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và
dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công
nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
[ 6]
Trích “Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên
“...Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người
cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao
vàng bay theo liềm búa công nông Luận
cương đến Bác Hồ và Người đã khóc Lệ
Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách
gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân
tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười
Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước
mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
Không còn người bỏ xác bên đường ray
Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng
hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng
...
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai”...
3


[7]

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”- Hồ Chí Minh

4


×