Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bài thu hoạch tập huấn môn hoạt động trải nghiệm và đạo đức lớp 1 bộ sách cánh diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.83 KB, 16 trang )

Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm
Câu 1: Thầy/cô hãy nêu mục tiêu và yêu cầu cần đạt trong Chương
trình hoạt động trải nghiệm lớp 1:
1. Mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm


Mục tiêu chung: HĐTN hình thành, phát triển ở HS năng lực thích
ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng
lực định hướng nghề nghiệp; góp phần hình thành, phát triển các
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình
tổng thể; giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát
triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của
thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn.



Mục tiêu cấp tiểu học: HĐTN hình thành ở HS thói quen tích cực
trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động, thực hiện trách
nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự
đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao
tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành
được năng lực giải quyết vấn đề.

2. Yêu cầu cần đạt


Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: HĐTN
góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng
lực chung, được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông
tổng thể.




Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với cấp tiểu học:


+ Năng lực thích ứng với cuộc sống: Năng lực này gồm các năng lực
thành phần như hiểu biết về bản thân và môi trường sống, kĩ năng điều
chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi;
+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Năng lực này gồm các năng lực
thành phần như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều
chỉnh hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động;
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp: Năng lực này gồm các năng lực
thành phần như hiểu biết về nghề nghiệp, hiểu biết và rèn luyện phẩm
chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp, kĩ năng ra quyết định và lập kế
hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.
Câu 2: Xây dựng kế hoạch sinh hoạt dưới cờ về Tìm hiểu an toàn
trường học trong chủ đề Trường tiểu học?
Sinh hoạt dưới cờ là một loại hình HĐTN được tổ chức vào thứ 2 hằng
tuần. Sinh hoạt dưới cờ trong chương trình giáo dục phổ thông mới vừa
mang ý nghĩa truyền thống gắn với nghi thức chào cờ, vừa mang ý nghĩa
đổi mới, gắn với các nội dung HĐTN được quy định trong chương trình.
Tiết sinh hoạt dưới cờ ở trường tiểu học thường được tổ chức với sự tham
gia của cán bộ quản lí, nhân viên và toàn thể HS trong trường. Tiết sinh
hoạt dưới cờ được tổ chức gắn với 2 phần nội dung chính:


Chào cờ: Đây là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước,
tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh
xương máu để giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.




Triển khai, tổ chức các HĐTN gắn với chủ đề của tuần, của tháng.
Hoạt động giáo dục này có thể là mở đầu hoặc nối tiếp với các
chuỗi HĐTN theo chủ đề và sinh hoạt lớp. Loại hình HĐTN này


cũng góp phần hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong
cuộc sống hằng ngày như chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm
của người HS ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự
điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có
văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và năng lực giải quyết vấn đề.
Trong mỗi tiết Sinh hoạt dưới cờ, sau nghi lễ chào cờ theo quy định, Liên
đội nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp được phân công thực
hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo tuần. Vì tiết sinh hoạt dưới cờ
là hoạt động được tổ chức toàn trường, khi viết các hoạt động sinh hoạt
dưới cờ trong SGK, các tác giả cũng chú ý đến đặc điểm này, nội dung
một số tiết sinh hoạt dưới cờ được gợi ý đưa ra trong sách giáo khoa có
thể được tổ chức mang tính chất triển khai dành riêng cho học sinh khối
lớp 1, một số nội dung được gợi ý đưa ra có thể tổ chức cho toàn trường,
ở tất cả các khối lớp. Do đó, để tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ trong SGK
Hoạt động trải nghiệm 1 hiệu quả, nhà trường có thể làm như sau:


Xây dựng chương trình tổng thể, kế hoạch hoạt động của tiết Sinh
hoạt dưới cờ theo từng tuần dựa trên các chủ đề của cả năm học
cho toàn trường dựa trên những gợi ý tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ
được đưa ra trong SGK Hoạt động trải nghiệm




Xác định những hoạt động nào sẽ tổ chức dành riêng cho khối lớp
1, hoạt động nào sẽ tổ chức trong phạm vi toàn trường.

- Dựa trên chương trình, kế hoạch tổng thể của hoạt động Sinh hoạt dưới
cờ, Hiệu trưởng phân công lớp HS, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm
chuẩn bị và tổ chức thực hiện trên tinh thần lấy HS làm trung tâm, phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong giải quyết vấn đề,
tránh việc cán bộ, GV làm thay, làm hộ HS. Nếu những tiết Sinh hoạt
dưới cờ có những nội dung riêng dành cho từng khối lớp, thì bên cạnh


việc triển khai nhấn mạnh đến khối lớp riêng, nhà trường cũng có những
triển khai, hướng dẫn hoạt động chung đến HS toàn trường. Ví dụ: Trong
chủ đề 1 “Trường tiểu học”, ở tuần 1, việc triển khai, giới thiệu tiết Sinh
hoạt dưới cờ đến HS khối lớp 1 có thể được thực hiện bởi Liên đội; Tuần
2, triển khai xây dựng Đôi bạn cùng tiến với các nội dung diễn tiểu phẩm,
đóng kịch được thực hiện bởi các học sinh khối 4, 5; sau đó Liên đội hoặc
Tổng phụ trách có thể nhấn mạnh việc phát động phong trào xây dựng
Đôi bạn cùng tiến trong toàn trường…
Trong một số tiết sinh hoạt dưới cờ, nhà trường có thể huy động và phối
hợp sự tham gia của cha mẹ HS, chính quyền địa phương, Hội khuyến
học, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan,
doanh nghiệp, nghệ nhân, người lao động của địa phương để giáo dục
HS. Ví dụ: Chủ đề 4, tuần 13: Giao lưu với chú bộ đội; Chủ đề 1, tuần 3:
Tìm hiểu về an toàn trường học…
Để triển khai được hiệu quả tiết SHDC, các trường cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ chủ yếu:
Một là, xây dựng chương trình tổng thể, kế hoạch hoạt động của tiết
SHDC theo các chủ đề, chủ điểm cho cả năm học.

Hai là, mỗi tiết SHDC hiệu trưởng cần phân công lớp học sinh, giáo viên
chủ nhiệm chịu trách nhiệm chuẩn bị và tổ chức thực hiện trên tinh thần
lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo
của học sinh trong giải quyết vấn đề, tránh việc cán bộ, giáo viên làm
thay, làm hộ học sinh.
Ba là, hiệu trưởng chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch tổ chức tiết
SHDC đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức theo định hướng phát
triển năng lực, phẩm chất học sinh.


4. Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 1 môn Đạo đức
Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Đạo đức lớp 1 bộ sách
Cánh Diều.
Với mục tiêu “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc
sống”, các bài học trong bộ sách Cánh Diều luôn lồng ghép nội dung lý
thuyết với thực hành, giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn
vận dụng hiệu quả vào trong thực tế. Điều này được thể hiện rõ trong
SGK môn Đạo đức.
Sách Đạo đức lớp 1 sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách diễn đạt
ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi, thân thiện với học sinh.
Font chữ và kiểu chữ đơn giản nhưng sang trọng , phổ biến, rõ ràng phân
biệt với phần nội dung chính và các phần công cụ định hướng phù hợp
với học sinh lớp 1.
Thứ tự các chủ đề bài học được sắp xếp căn cứ vào:
Yêu cầu giáo dục thực tiễn của các nhà trường ( ví dụ đầu năm học HS
phải học tập nội quy, phải làm quen với một số nền nếp sinh hoạt…)
Mối quan hệ giữa các chủ đề trong chương trình.
Sách gồm 8 chủ đề phù hợp với phù hợp với Chương trình Giáo dục Phổ
thông mới. Từ 8 chủ đề sách được thiết kế thành 15 bài học.
Mỗi bài trong sách đều được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất, gồm

các phần: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng và Lời khuyên.




Khởi động: Nhằm tìm hiểu những kiến thức kinh nghiệm đã có của
học sinh về bài Đạo đức sắp học và tạo tâm thế tích cực, không khí
thoải mái cho các em chuẩn bị tiếp thu bài mới.



Khám phá: Nhằm giúp các em khám phá các chuẩn mực đạo đức
và các kĩ năng sống, thông qua các hoạt động trải nghiệm như:
quan sát tranh, ảnh; kể chuyện theo tranh, thảo luận phân tích
truyện, tình huống, trường hợp điển hình, chơi trò chơi…



Luyện tập: Nhằm giúp học sinh luyện tập để phát triển năng lực
theo các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống vừa học, thông qua các
hoạt động hấp dẫn phù hợp lứa tuổi như: chơi trò chơi, xử lý tình
huống, đóng vai, nhận xét hành vi, bày tỏ thái độ, liên hệ, thực
hành theo mẫu…



Vận dụng: Nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện chuẩn mực đạo
đức, kĩ năng sống đã trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Cuối mỗi bài học là lời khuyên, nhằm giúp học sinh nhớ và thực hiện bài

học thông qua lời khuyên ngắn gọn, súc tích dưới dạng văn xuôi hoặc văn
vần.
Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi cho các GV thiết kế các hoạt động
dạy học, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát , nhận xét, so sánh,
thảo luận và vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống,
thông qua các bài tập và yêu cầu luyện tập, vận dụng. Thông qua các hoạt
động học tập, học sinh sẽ hứng thú tích cực, chủ động trong học tập làm
cho giờ học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi động và hấp dẫn.
Mỗi bài học đều chú trọng phần Luyện tập với nhiều hoạt động phong
phú, đa dạng, sinh động phù hợp lứa tuổi.


Các hình ảnh, câu chuyện, tình huống …trong sách được chắt lọc từ thực
tiễn cuộc sống của học sinh, gần gũi, thân quen phù hợp với đặc điểm và
nhu cầu của học sinh lứa tuổi lớp 1.
Sách Đạo đức lớp 1, sử dụng kênh hình là chủ yếu. Kênh hình trong sách
Đạo đức 1 rất phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Từ tranh ảnh để diễn tả nội
dung các tình huống, các câu chuyện, cách tiến hành các trò chơi…, đến
hình vẽ, sơ đồ để minh họa nội dung, cách thức thực hiện các chuẩn mực,
cách thức tự đánh giá…Sách còn sử dụng các logo, xinh xắn tạo dấu ấn
riêng cho các phần.
Sách được in 4 màu, trình bày đẹp và hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú học
tập cho các em.
Câu 2: Phân biệt cách dạy các kiểu bài trong môn Đạo đức lớp 1 theo
SGK Đạo đức lớp 1 bộ Cánh Diều.
SGK Đạo đức lớp 1 gồm hai kiểu bài học chính, đó là giáo dục đạo đức
và giáo dục kĩ năng sống.
Khi thực hiện dạy học các bài học trong SGK Đạo đức 1, GV cần bám sát
các năng lực đạo đức cần hình thành, phát triển cho HS để tổ chức các
hoạt động và đưa ra các hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp.

* Cách dạy học các kiểu bài giáo dục đạo đức:
- Các giá trị đạo đức cần dạy cho HS trong SGK Đạo đức 1 bao gồm: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Với những kiểu bài giáo
dục đạo đức các giá trị đạo đức trên là các giá trị cốt lõi để các tác giả xây
dựng lên các hoạt động học. Để dạy các bài học này được hiệu quả, GV
viên chú trọng đến việc khai thác các câu chuyện, tình huống thực tiễn
gần gũi với HS Tiểu học tiêu biểu, điển hình để giáo dục cho HS giá trị


đạo đức của bài học thông qua các hoạt động tương tác, giao tiếp đa
chiều.
Ví dụ để dạy cho HS tính trung thực, thật thà, việc sử dụng câu chuyện
ngụ ngôn” Chú bé chăn cừu” vì nó cho thấy rõ tác hại của lời nói dối và
việc cần thiết phải thật thà, trung thực. Trong quá trình dạy học giáo viên
cần giúp HS khai thác nội dung câu chuyện, từ đó đi đến bài học được
gửi gắm trong câu chuyện – cũng là nội dung chính của bài học “Lời nói
thật”.
Trong quá trình khai thác tình huống GV đi theo một quy trình cấu trúc
nhận thức để giúp học sinh phát triển nhận thức từ đó các em biết điều
chỉnh hành vi phù hợp. GV nên đi từ những trường hợp cụ thể đến những
giá trị tổng thể, từ tình huống câu chuyện trong SGK đến với đời sống
thực tế của HS qua các hoạt động liên hệ. Bằng cách đó, GV giúp HS có
thể kết nối cuộc sống với bài học, đưa bài học vào cuộc sống một cách tự
nhiên.
Khi dạy các bài học giáo dục đạo đức giáo viên không truyền thụ áp đặt
một chiều, nói những điều lý thuyết giáo điều làm cho HS không có cơ
hội giao tiếp, bày tỏ ý kiến , thái độ riêng, được thể hiện cảm xúc vào
trong những câu chuyện đầy ý nghĩa, những tình huống có vấn đề liên
quan đến cách sống, lối sống hằng ngày của các em. Với kiều bài học này,
Gv

Khuyến khích học sinh việc bày tỏ ý kiến, thái độ và liên hệ đến cuộc
sống thực của mình. Bằng cách đó , việc dạy – học sẽ giúp cho những giá
trị đạo đức đi vào học sinh một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.
*Cách dạy học các kiểu bài giáo dục kĩ năng sống.


Khác với kiểu bài giáo dục đạo đức vốn tập trung vào việc phát triển các
giá trị đạo đức và thái độ sống phù hợp với HS qua việc khai thác kĩ các
câu chuyện, tình huống gần gũi, đẩy mạnh hoạt động giao tiếp, tranh
luận, bày tỏ ý kiến trong các hoạt động dạy học, bài học giáo dục kĩ năng
sống thiên về tính thực hành. Có thể nói, thực hành là một đặc trưng của
các bài học giáo dục kĩ năng sống. Khi dạy các kiểu bài học này, GV cần
thiết kế, tổ chức nhiều hoạt động thực hành gần gũi với các việc làm của
học sinh khi ở nhà, ở trường để các em có cơ hội được rèn luyện và phát
triển, từ đó dần tạo nên những kĩ năng và thói quen sống tích cực.
Ví dụ: Để giáo dục kĩ năng tự chăm sóc bản thân, bài 4 “Sạch sẽ, gọn
gàng”
Các tác giả đã đưa rất nhiều hoạt động, việc làm để học sinh có thể nhận
biết, quan sát, ghi nhớ và làm theo, chẳng hạn như : Đánh răng, rửa mặt,
chải
Tóc, đi giày, rửa tay,…
Tất cả những hoạt động đó không chỉ là kiến thức cần biết mà còn là dữ
liệu để Gv tổ chức thành các hoạt động cho HS thực hành ngay tại lớp và
thực hành ở nhà với sự tham gia theo dõi, đánh giá của cha mẹ học sinh.
Với bài học này, việc tổ chức cho HS thực hành tại lớp các hoạt động
như: chải tóc, đánh răng, đi giày, rửa tay, chỉnh đốn quần áo,.. sẽ giúp cho
giờ học “động” hơn, chất “kĩ năng sống” nhiều hơn, khác với các giờ
học” tĩnh” truyền thống.
Với các bài giáo dục kĩ năng sống, việc thiếu vắng các hoạt động thực
hành sẽ là một thiếu sót lớn. GV nên đẩy mạnh tổ chức các hoạt động này

cho học sinh thực hiện ở phần Luyện tập và đặc biệt là ở phần Vận dụng.
Có thể nói, việc thiết kế và tổ chức những hoạt động thực hành thú vị


không chỉ giúp cho HS có thể học những kĩ năng sống một cách hữu hiệu
mà còn giúp cho các giờ học sinh động hấp dẫn với HS hơn.
Câu 3: Anh /chị hãy lựa chọn một bài trong sách giáo khoa Đạo đức 1
“Cánh Diều” và soạn giáo án để dạy bài đó.
Bài 12: PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
+ Nhận biết được những nơi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ
em bị ngã.
+ Thực hiện được một số hành động, việc làm cần thiết, phù hợp với lứa
tuổi để phòng tránh bị ngã.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
– SGK Đạo đức 1.
– Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã.
– Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi bị ngã.
– Khăn, đá lạnh để thực hành chườm vết thương kín bị sưng tấy do ngã.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
I. KHỞI ĐỘNG


GV hỏi:
- Trong lớp ta Bạn nào đã từng bị ngã rồi?
– Em đã bị ngã ở đâu?
– Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã?

GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.
II. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1. Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm
Mục tiêu:
– HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm.
– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
Cách tiến hành:
– Quan sát các tranh ở mục a, SGK trang 60 thảo luận theo nhóm đôi và
cho cô biết:
1) Bạn trong tranh đang làm gì?
2) Việc làm đó có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?
– HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao.
– GV mời 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– GV kết luận sau mỗi tranh:


+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn.
Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã, đập đầu xuống sàn nhà.
+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngồi trượt từ trên thành cầu thang xuống. Việc
làm đó có thể khiến bạn bị ngã đau.
+ Tranh 3: Bạn nhỏ ngoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ.
Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy
hiểm đến tính mạng.
+ Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây. Việc làm đó có thể khiến cành
cây bị gẫy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích.
? Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc
làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã?
– HS trả lời.
– GV giới thiệu thêm tranh ảnh, video clip về một số tình huống trẻ em bị
ngã

– GV kết luận chung: Trong thực tế, có nhiều hành động, việc làm có thể
làm chúng ta bị ngã. Do đó, chúng ta cần cẩn thận khi chơi hay khi làm
một việc gì đó.
Hoạt động 2: Thảo luận về phòng phòng tránh bị ngã
Mục tiêu:
- HS nêu được những việc nên làm và nên tránh để phòng tránh bị ngã.
- HS được phát triển năng lực hợp tác.
Cách tiến hành:


- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b - SGK, trang 61 và
thảo luận nhóm đôi, xác định những việc nên làm và không nên làm để
phòng tránh bị ngã.
- HS làm việc nhóm.
- GV mời một nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần:
+ Không nhoài người, thò đầu ra ngoài cửa sổ, không ngồi lên thành lan
can không có lưới bảo vệ.
+ Cẩn thận khi lên xuống cầu thang; không chạy nhảy, xô đẩy nhau.
+ Không leo trèo, đu cành cây, kê ghế trèo lên cao để lấy đồ.
+ Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền trơn ướt, phủ rêu.
+ Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu....
Tiết 2
I. LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu:
– HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để
phòng tránh bị ngã.
- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Cách tiến hành:



- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục a SGK, trang 62, 63 và nêu
nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh theo nhóm đôi, mỗi nhóm
thảo luận, xử lí một tình huống.
- HS trình bày ý kiến.
- GV giải thích rõ nội dung từng tình huống:
+ Tình huống 1: Lan muốn lấy gấu bông ở trên kệ giá sách cao. Theo em,
Lan nên làm thế nào? Vì sao?
+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, Bình rủ Lê chơi đuổi nhau trong lớp. Theo
em, Lê nên ứng xử thế nào? Vì sao?
+ Tình huống 3: Hùng rủ Chí trèo cây cao để hái quả ăn. Theo em, Chí
nên ứng xử thế nào? Vì sao?
- HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Mỗi tình huống, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
Tình huống 1: Lan nên nhờ người lớn trong nhà lấy giúp; không nên trèo
cao để tránh bị ngã.
Tình huống 2: Lê nên từ chối và khuyên Bình không nên chơi đuổi nhau
ở trong lớp vì dễ bị vướng bàn ghế và ngã.
Tình huống 3: Chí nên từ chối và khuyên Hùng không nên trèo cây cao
để khỏi bị ngã.


- Các nhóm HS có thể trình bày kết quả xử lí tình huống dưới nhiều cách
khác nhau như: dùng lời nói/vẽ tranh/đóng vai/…
Hoạt động 2: Thực hành chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do
ngã
Mục tiêu: HS biết cách chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã.

Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi: Nếu em có vết thương kín, bị sưng tấy do bị ngã, em có
thể làm gì để sơ cứu vết thương?
- HS chia sẻ kinh nghiệm đã có.
- GV hướng dẫn HS cách dùng đá để chườm khi có vết thương kín, bị
sưng tấy do ngã.
- HS thực hành theo cặp.
- GV mời 2 – 3 nhóm HS lên thực hành trước lớp. Các nhóm khác theo
dõi, nhận xét.
- GV nhận xét, khen những HS, nhóm HS đã thực hành tốt.
II. VẬN DỤNG
Vận dụng trong giờ học Tổ chức cho HS quan sát, xác định những địa
điểm trong lớp, trong trường có thể làm HS bị ngã để cẩn thận khi đi lại,
chơi đùa ở đó (ví dụ như: sân chơi, cầu thang, lan can, nhà vệ sinh, rãnh
thoát nước ở sân trường…)
Vận dụng sau giờ học


- Nhắc cha mẹ làm lưới bảo vệ ở những nơi cần thiết trong nhà như: lan
can, cửa sổ,…
- Thực hiện:
+ Không chạy, xô đẩy nhau ở cửa ra vào lớp học, trên cầu thang, sàn trơn,
ướt, khu vui chơi.
+ Không nhoài người ra ngoài hoặc ngồi trên thành lan can, cửa sổ không
có lưới bảo vệ.
+ Không đi chân đất vào phòng tắm trơn ướt.
+ Không trèo cao, đu cành cây,…
TỔNG KẾT BÀI HỌC
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị ngã, em cần

cẩn thận khi đi lại, chơi đùa hằng ngày.
- GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 63.
- Yêu cầu 3 HS nhắc lại lời khuyên
GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên
dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.



×