Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN: Sử dụng phần mềm Microsoft Power Point trong dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Lịch sử lớp 11 THPT, Chương trình cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.14 KB, 26 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
TÊN SÁNG KIẾN:
SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWER POINT TRONG DẠY HỌC
BÀI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) – LỊCH SỬ LỚP 11
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
1. Lời giới thiệu:
Quá trình nhận thức nói chung, nhận thức trong học tập Lịch sử của HS nói
riêng theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn”. Tuy nhiên, so với kiến thức của các môn học khác, kiến thức
Lịch sử mang những đặc trưng như tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể… Vì
vậy, trong dạy học bộ môn, ĐDTQ không chỉ để minh họa kiến thức mà còn tồn tại
với vai trò là nguồn cung cấp kiến thức mới, góp phần định hướng thái độ và rèn kĩ
năng HS; ĐDTQ trở thành “cầu nối” sinh động giữa hiện tại với quá khứ lịch sử. Sử
dụng ĐDTQ trong dạy học nói chung, dạy học bộ môn nói riêng trở thành “nguyên
tắc vàng” (Cômenxki) chỉ đạo quá trình dạy học.
Hệ thống ĐDTQ trong DHLS rất phong phú. Bên cạnh những ĐDTQ có tính
chất truyền thống như tranh ảnh, bản đồ… Hiện nay, các thiết bị điện tử, các phần
mềm dạy học… được vận dụng ngày càng nhiều trong dạy học bộ môn. Vận dụng
thành công những thiết bị điện tử, những phần mềm điện tử vào dạy học Lịch sử trở
thành xu hướng chủ đạo của giáo dục hiện đại - xu hướng ứng dụng CNTT. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, khoá VIII nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học,
ngành học… phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối
Internet tới tất cả sở Giáo dục và Đào tạo”.
Thực chất việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng
trước hết và trên hết là sử dụng hiệu quả các phần mềm dạy học. So với các phần
mềm dạy học hiện nay, phần mềm M. PowerPoint có những ưu thế nổi bật như dễ sử
dụng, hiệu ứng linh hoạt, tính đại chúng… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, việc ứng dụng phần mềm M. PowerPoint trong DHLS ở trường phổ thông còn
gặp nhiều vướng mắc, hạn chế như có một bộ phận khá đông GV chỉ thay đổi cách


dạy học đơn thuần từ nghe - chép sang nhìn - chép; GV chưa nhận thức đầy đủ về đổi
mới PPDH nên sử dụng CNTT mang tính chất đối phó hay việc ứng dụng CNTT
không đồng đều giữa các vùng miền, việc thiếu phương tiện kĩ thuật một cách trầm

1


trọng… Vì vậy, trên thực tế, ứng dụng CNTT, hiệu quả bài học Lịch sử chưa được cải
thiện rõ rệt, thậm chí, có những trường hợp còn làm giảm hiệu quả bài học so với việc
tiến hành bằng các PPDH truyền thống. Vấn đề bức thiết mà thực tiễn dạy học đặt ra
là trong xu hướng đổi mới PPDH hiện nay, vận dụng phần mềm M. PowerPoint như
thế nào để góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả bài học.
Chương trình Lịch sử lớp 11 cũng như chương trình Lịch sử phổ thông hiện
hành đều nhấn mạnh đến đổi mới PPDH. Nội dung Chiến tranh thế giới thứ hai (1939
- 1945) là một trong những nội dung khó, phức tạp bậc nhất của khoá trình Lịch sử ở
trường phổ thông.
2. Tên sáng kiến:
“Sử dụng phần mềm Microsoft Power Point trong dạy học bài Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939 - 1945), Lịch sử lớp 11 THPT, Chương trình cơ bản”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Hồ Thủy
- Địa chỉ: Trường THPT Tam Đảo 2, Bồ Lý – Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0975.523.229. E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Là tác giả sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Môn Lịch sử lớp 11, giảng dạy trong các nhà trường THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/01/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Mục tiêu và nội dung bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Lịch sử
11 THPT, Chương trình cơ bản

7.1.1. Mục tiêu
- Về mặt kiến thức: Bài học sẽ giúp HS hiểu:
+ Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
+ Nắm được những mốc chính, các sự kiện tiêu biểu trong diễn biến của cuộc
chiến tranh.
+ Hiểu rõ vai trò của Liên Xô và các lực lượng Đồng minh cùng nhân dân các
nước bị phe Trục chiếm đóng trong cuộc chiến đấu chống phát xít và đi đến tiêu diệt
hoàn toàn CNPX.
+ Những sự kiện có liên quan đến Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Đông Dương
trong đó có Việt Nam.
+ Kết cục, hậu quả và ảnh hưởng của chiến tranh đối với sự phát triển của tình
hình thế giới sau chiến tranh.
- Về mặt kĩ năng:
2


+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích bản đồ, tranh ảnh.
+ Rèn luyện kĩ năng diễn đạt (kĩ năng nói) bằng ngôn từ riêng, kĩ năng đánh giá
các sự kiện lịch sử…
+ Phân biệt được khái niệm “chiến tranh phi nghĩa” và “chiến tranh chính
nghĩa”.
- Về mặt thái độ:
+ Căm ghét chủ CNPX, căm ghét chiến tranh. Từ đó thể hiện tinh thần yêu
chuộng hòa bình, độc lập, có tinh thần chống chiến tranh xâm lược.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu hi sinh để giành độc lập dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc.
7.1.2. Nội dung
Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, bài
“Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)” được tiến hành trong hai tiết, bao gồm
những nội dung chính sau:

- Con đường dẫn đến chiến tranh:
+ Sự hình thành Trục phát xít Beclin – Roma – Tokio và các hoạt động đẩy
mạnh xâm lược.
+ Thái độ của các nước lớn như Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ và tác động của nó
đối với sự lớn mạnh của chủ nghĩa phát xít.
+ Hội nghị Muy – ních đỉnh cao của chính sách dung dưỡng, thảo hiệp của các
nước phương Tây đối với phe phát xít, ngòi nổ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ
hai.
=> Thủ phạm chính gây nên chiến tranh thế giới thứ hai chính là phe Trục mà
cầm đầu là phát xít Đức. Bên cạnh đó, Anh – Pháp – Mỹ với chính sách dung dưỡng,
thảo hiệp đã gián tiếp trở thành kể tiếp tay cho các thế lực phát xít thực hiện âm mưu
của mình.
- Diễn biến chiến tranh:
+ Phát xít Đức tấn công Ba Lan (1/9/1939). Anh – Pháp tuyên chiến với Đức.
Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ.
-> Đức tiếp tục tấn công các nước ở Tây Âu, Đông Âu, Nam Âu và liên tiếp
giành thắng lợi. Tính chất cuộc chiến tranh lúc này là cuộc chiến tranh phi nghĩa,
chiến tranh đế quốc. Cả châu Âu gần như nằm trong tay Đức.
+ Ngày 22/6/1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô, buộc Liên Xô tham chiến.
Tính chất cuộc chiến tranh thay đổi từ chiến tranh phi nghĩa sang chiến tranh chính
nghĩa vì an ninh và nền hòa bình thế giới.

3


+ Ngày 7/12/1941, Nhật cũng bất ngờ tấn công căn cứ hải quân hải quân của
Mỹ tại cảng Trân châu, buộc Mỹ phải trực tiếp nhảy vào vòng chiến. Chiến tranh lan
rộng trên phạm vi toàn thế giới.
+ Ngày 1/1/1942, khối Đồng minh chống phát xít được thành lập, cũng từ đây
lực lượng quân Đồng minh chuyển sang phản công trên khắp các mặt trận. Ưu thế của

cuộc chiến tranh đã chuyển sang phe Đồng minh.
+ Dưới những đòn tấn công dồn dập của quân Đồng minh, phe phát xít liên tiếp
thất bại trên khắp chiến trường. Ngày 9/5/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng Đồng
minh không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản
cũng chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai:
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, ác liệt nhất
và gây nên những hậu quả tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cho đến nay nhiều
hậu quả mà cuộc chiến tranh này để lại vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục.
7.2. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint trong dạy học bài Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939 – 1945)
7.2.1. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint hỗ trợ công việc kiểm tra bài cũ
Trong tiến trình tổ chức dạy học, kiểm tra bài cũ có một vai trò quan trọng. Đây
là công việc đầu tiên của một bài nghiên cứu kiến thức mới. Kiểm tra bài cũ có tác
dụng lớn trong việc phát huy khả năng ghi nhớ, “tư duy tái tạo” những kiến thức HS
đã học để chuẩn bị cho bài nghiên cứu kiến thức mới. Đồng thời, công việc này giúp
GV hiểu rõ HS làm cơ sở để GV điều chỉnh kế hoạch sư phạm, phương pháp dạy học
nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả bài học.
Việc kiểm tra bài cũ còn góp phần phát triển ở HS tinh thần tự giác, ý thức tự
học ở nhà và củng cố những kiến thức mà HS đã tiếp thu được một cách vững chắc
hơn.
Bên cạnh đó, kiểm tra bài cũ còn phát triển ở HS khả năng tư duy ngôn ngữ,
năng lực diễn đạt bằng lời nói.
Tuy nhiên, việc kiểm tra bài cũ thường được tiến hành ở đầu giờ học với lượng
thời gian rất ngắn. Do đó, số lượng HS được kiểm tra bài cũ là tương đối ít. Cũng có
những trường hợp khi GV đưa ra câu hỏi kiểm tra, nhiều học sinh không nghe rõ câu
hỏi (đặc biệt là phía cuối lớp) hoặc do không chú ý nên các em thường không chuẩn
bị trước câu trả lời mà theo tinh thần ai bị gọi lên bảng thì người đó sẽ trả lời.
Vận dụng những ưu thế của phần mềm M. PowerPoint hỗ trợ công việc kiểm
tra bài cũ sẽ giúp GV tiết kiệm thời gian, cùng một lúc kiểm tra được nhiều HS, kiểm


4


tra bằng nhiều cách thức (qua câu hỏi tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan hoặc
qua ĐDTQ,…), từ đó sẽ hấp dẫn và tạo điều kiện phát huy tính tích cực của HS.
Đối với bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), GV có thể tiến hành
kiểm tra bài cũ bằng các cách sau:
Cách 1, GV chia lớp làm 4 nhóm và trình chiếu câu hỏi thảo luận: “Em hãy kể
tên những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn 1917 - 1945 mà các
em đã được học?”. Trên cơ sở câu trả lời của các nhóm HS, GV hoàn chỉnh vấn đề và
đặt cơ sở cho công việc chuẩn bị nghiên cứu kiến thức mới.
Cách 2, GV có thể trình chiếu và yêu cầu HS tiến hành các bài tập trắc nghiệm
khách quan kết hợp với tự luận như:
Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây ra những hậu quả nghiêm
trọng gì cho các nước tư bản chủ nghĩa?
A. Nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa bị tàn phá nặng nề.
B. Hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng,… Các cuộc đấu
tranh, biểu tình,… của công nhân, của người lao động dâng cao.
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới trực
tiếp đe dọa nhân loại.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 2. Trong các hậu quả nêu trên, đâu là hậu quả đáng lo ngại nhất đối với nền
hòa bình và an ninh nhân loại? Vì sao?
Cách 3, GV có thể cho HS theo dõi đoạn phim tư liệu về cuộc khủng hoảng
kinh tế 1929 - 1933 (ngắt lời bình) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Em hãy cho biết,
đoạn tư liệu phản ảnh hiện tượng gì trong lịch sử thế giới hiện đại những năm 19291933? Hậu quả của hiện tượng này là gì? ”.
Trong quá trình thực hiện bài học, ở mỗi lớp, tùy điều kiện cụ thể, GV có thể
tiến hành một trong những cách kiểm tra bài cũ nêu trên hoặc kết hợp giữa các cách.
Điều quan trọng là câu trả lời của công việc kiểm tra bài cũ cần hướng vào chuẩn bị

cho HS nghiên cứu kiến thức mới (vào bài mới) vừa đảm bảo lô-gic lịch sử vừa tiết
kiệm thời gian.
7.2.2. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint hỗ trợ công việc chuẩn bị cho
HS nghiên cứu kiến thức mới
Chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới là công việc mà chúng ta vẫn
thường gọi là vào bài mới. Trong bài nghiên cứu kiến thức mới, công việc này không
có tính chất bắt buộc song nếu GV tiến hành tốt sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc
giúp HS hiểu được lô-gic giữa các kiến thức cũ mà các em đã học với kiến thức mới
các em chuẩn bị nghiên cứu đảm bảo tiến trình lịch sử giữa các bài học là một hệ
5


thống mật thiết, từ đó sẽ giúp HS hiểu sâu sắc và có cái nhìn khái quát, tổng hợp về
bức tranh lịch sử thông qua các bài học. Mặt khác, thực hiện tốt công việc này, GV sẽ
hấp dẫn HS cũng như định hướng tư duy HS ngay từ đầu bài học bằng những bài tập
nhận thức, những tình huống có vấn đề. Đó thực sự là nguồn cảm hứng quan trọng mà
GV cần gieo vào HS ngay từ thời điểm đầu tiên thực hiện bài học. Tuy nhiên, một
trong những yêu cầu có tính chất nguyên tắc là khi tiến hành công việc chuẩn bị cho
HS nghiên cứu kiến thức mới, GV một mặt phải có khả năng xâu chuỗi những vấn đề
đã tiến hành kiểm tra bài cũ HS ở đầu bài học, mặt khác cần có năng lực khái quát vấn
đề chung của bài học dưới dạng những bài tập nhận thức, đặc biệt là dưới dạng những
tình huống có vấn đề, tránh trường hợp GV dẫn dắt một cách khiên cưỡng hoặc đơn
thuần là mệnh lệnh thức một cách rập khuôn, kiểu như “các em theo theo dõi bài học
để trả lời câu hỏi vì sao chiến tranh bùng nổ? Thủ phạm chiến tranh là lực lượng
nào? Diễn biến chiến tranh ra sao? Hậu quả của nó như thế nào”,…
Phần mềm M. PowerPoint cho phép GV trình chiếu những bài tập nhận thức,
những tình huống có vấn đề, những ĐDTQ, những sơ đồ bảng biểu,… khi thực hiện
công việc chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới đảm bảo hấp dẫn và định hướng
rõ nét tư duy HS ngày từ đầu bài học. Bởi lẽ, việc trình chiếu bài tập nhận thức, tình
huống có vấn đề,… trên phần mềm M. PowerPoint sẽ giúp HS nhớ nhiệm vụ nhận

thức sâu sắc hơn, từ đó góp phần giải quyết bài tập trong suốt tiến trình thực hiện bài
học. Điều này khắc phục tình trạng GV nêu bài tập nhận thức đầu bài học cũng chỉ là
hình thức.
Chẳng hạn, khi thực hiện “Bài 17. Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939 1945)”, GV tiến hành kết hợp kiểm tra bài cũ với công việc chuẩn bị cho HS nghiên
cứu kiến thức mới như sau:
- GV chia lớp làm 4 nhóm và trình chiếu câu hỏi thảo luận: “Em hãy kể tên
những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn 1917 - 1945 mà các em
đã được học?”.
- Trên cơ sở câu trả lời của các nhóm HS, GV hoàn chỉnh vấn đề và đặt cơ sở
cho công việc chuẩn bị nghiên cứu kiến thức mới bằng hai sơ đồ:
+ Sơ đồ thứ nhất để trả lời cho câu hỏi kiểm tra bài cũ (xem slide 1 trong BGĐT
kèm theo đề tài!).
+ Trên cơ sở sơ đồ có ở slide 1, GV nhấn mạnh: “Như vậy, trong giai đoạn
1917-1945 của Lịch sử Thế giới hiện đại, thầy trò chúng ta đã tìm hiểu được 4 nội
dung lớn và hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung cuối cùng của Lịch sử Thế giới
hiện đại giai đoạn 1917-1945, đó là nội dung Chiến tranh Thế giới lần thứ hai”. GV
trình chiếu tiêu đề bài học, sơ đồ về nhiệm vụ nhận thức có trong slide 2 kết hợp ghi
6


bảng và nêu cụ thể nhiệm vụ nhận thức: “Nội dung thứ nhất, chúng ta sẽ tìm hiểu về
con đường dẫn đến chiến tranh và rút ra được, từ con đường đó, nguyên nhân dẫn
đến cuộc chiến là gì? Thủ phạm gây chiến là lực lượng nào?; Thứ hai, chúng ta sẽ
tìm hiểu diễn biến cuộc chiến qua ba giai đoạn tương ứng với ba mục có trong sách
giáo khoa tuy nhiên từ diễn biến của từng giai đoạn, các em cần rút ra quy mô, phạm
vi chiến tranh? Tính chất chiến tranh? Ưu thế chiến tranh của từng giai đoạn?; Thứ
ba là tìm hiểu về kết cục và tác động của Chiến tranh Thế giới thứ hai đối với lịch sử
hiện đại. Vì sao nó là mốc kết thúc giai đoạn 1917 - 1945?”. Với những nhiệm vụ
nhận thức này kết hợp sơ đồ được thiết kế trong slide 2 của BGĐT kèm theo, HS có
được sự định hướng nhận thức rõ nét hơn.

7.2.3. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint hỗ trợ công việc nghiên cứu
kiến thức mới
Nghiên cứu kiến thức mới công việc chủ yếu của bài nghiên cứu kiến thức mới.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của công việc này là làm giàu thêm những hiểu biết của HS
về tri thức lịch sử và định hướng thái độ, rèn kĩ năng HS. Vì vậy, để thực hiện nhiệm
vụ quan trọng này, GV cần lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động nhận thức, các
phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học phù hợp. Trong đó, phần mềm M.
PowerPoint với những ưu thế đã phân tích ở trên sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình
nghiên cứu kiến thức mới của HS nhằm góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu
bài học.
Vận dụng cụ thể những ưu thế của phần mềm M. PowerPoint trong quá trình
nghiên cứu kiến thức mới khi tiến hành dạy học “Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 – 1945)” trên các phương diện chủ yếu sau:
a. Vận dụng phần mềm M. PowerPoint để chèn hệ thống các tranh, ảnh lịch sử
- Căn cứ tình hình thực tiễn, hệ thống các tranh, ảnh lịch sử chủ yếu sử dụng
trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới khi thực hiện nội dung Chiến tranh Thế giới
lần thứ hai bao gồm:
1. Tranh biếm họa về Híte.
2. Ảnh quân Đức tiến vào thủ đô Pari của Pháp tháng 6/1940.
3. Ảnh Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên nóc nhà Quốc hội Đức.
4. Ảnh Quân Mĩ dựng cờ chiến thắng ở Ivôghima.
Tuy nhiên, để ưu tiên cho các đoạn phim tư liệu, lược đồ động, niên biểu có
trong BGĐT và do phần lớn các tranh, ảnh lịch sử này đều có trong sách giáo khoa,
theo chúng tôi, các tranh, ảnh lịch sử này chủ yếu dùng để minh hoạ sau khi nghiên
cứu diễn biến của những sự kiện liên quan. Do đó, nếu có thời gian, GV sẽ hướng dẫn
HS sử dụng những tranh ảnh nêu trên trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới hoặc
7


nếu quỹ thời gian không cho phép, GV có thể hướng dẫn ngắn gọn để HS về nhà tự

tìm hiểu, tránh trường hợp quá tải trong sử dụng ĐDTQ.
- Hướng dẫn kĩ thuật chèn tranh ảnh lịch sử, bản đồ lịch sử:
Để tiến hành chèn các tranh ảnh lịch sử, bản đồ lịch sử… trước hết đòi hỏi
nguồn tư liệu trực quan này có trong máy tính hoặc trong thiết bị điện tử kết nối như
USB, thẻ nhớ… Trên cơ sở đó, thao tác chèn các các tư liệu trực quan này đuợc tiến
hành theo trình tự sau:
Bước 1. Chọn slide cần chèn hình ảnh.
Bước 2. Vào Menu Insert chọn "Picture".
Bước 3. Trong Menu Picture có chứa nhiều menu nhỏ, chúng ta chọn From File
(nếu hình ảnh lưu trong file ảnh của máy vi tính, USB...), chọn Clipl Art (nếu hình
ảnh được lưu sẵn trong Clip Art), chọn Auto Shapes (nếu hình có dạng theo mẫu)…
Bước 4. Lựa chọn hình ảnh bằng cách nháy kép chuột trái hoặc nhấn Insert.
Bước 5. Nhấn Close trên bảng hộp thoại Cip Art để hoàn tất.
Ví dụ: Chúng ta có hình ảnh "Tranh biếm họa về Hítle" trong ổ D của máy tính,
nếu GV muốn chèn hình ảnh này trên slide khi dạy về nội dung "Từ hội nghị Muy ních đến chiến tranh thế giới", ta làm như sau:
Bước 1. Chọn một slide cần chèn hình ảnh.
Bước 2. Mở Menu Insert chọn Picture.
Bước 3. Trong Menu Picture chọn From File (vì hình ảnh lưu trong File của
máy tinh - ổ D). Tiếp đó, GV đưa trỏ chuột vào hộp "Look in" để chọn ổ D và nháy
kép chuột trái vào hình ảnh "Hội nghị Muy - ních" để hoàn tất.
Ngoài ra, GV có thể mở trực tiếp file hoặc thiết bị điện tử kết nối có chứa hình
ảnh về "Hội nghị Muy - ních" để Coppy; sau đó mở slide bài giảng và chọn Paste.
Sau khi đã chèn xong hình ảnh, GV chỉnh sửa kích cỡ, vị trí của ĐDTQ cho
phù hợp với ý đồ sư phạm của mình.
- Cách thức sử dụng cụ thể:
1. Tranh biếm họa về Hítle
+ Nội dung: Hítle được ví như một nguời khổng lồ, xung quanh Hítle là những
chính khách châu Âu mang hình dáng nhỏ bé vây xung quanh Hitle, thể hiện sự quy
thuận của chính khách châu Âu đối với Đức, tạo điều kiện cho Đức thực hiện âm mưu
tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược của mình.

+ Cách sử dụng: Bức tranh này được sử dụng khi dạy xong mục 2 "Từ Hội
nghị Muy - ních đến chiến tranh thế giới". GV sử dụng bức tranh biếm họa này sau
khi đã cung cấp cho HS nguyên nhân, nội dung, hậu quả của Hội nghị Muy-ních. GV
yêu cầu HS quan sát bức tranh và đặt câu hỏi: “Hítle được ví như nguời khổng lồ
8


nằm ở trung tâm của bức tranh, còn các chính khách châu Âu được ví như những
nguời nhỏ bé đang vây quanh Hítle, nội dung này nói lên điều gì”?
Với câu hỏi này, HS trả lời sẽ dần dần làm sáng tỏ nội dung trong bức tranh: Đó
là chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của hầu hết các nước phương Tây đối với sự
bành trướng gây chiến của phát xít Đức, đứng đầu là Hitle.
Cuối cùng GV tổng kết lại về nội dung bức tranh: Hítle được ví như một người
khổng lồ, xung quanh là các nước Đồng minh đã quy thuận Đức; thể hiện sự dung
dưỡng, nhượng bộ của các nước phương Tây đối với Đức, âm mưu đẩy Đức tấn công
Liên Xô và như thế "Cò ngao tranh chấp, ngư ông thủ lợi". Chính thái độ nhượng
bộ,dung dưỡng của Mĩ, Anh, Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để phe phát xít thực hiện
âm mưu gây chiến tranh xâm lược.
2. Ảnh quân Đức tiến công vào Pari thủ đô của Pháp tháng 6/1940
+ Nội dung: Sau khi đánh chiếm các nước Tây Âu, quân Đức thực hiện chiến
lược "chiến tranh chớp nhoáng" thọc sâu vào đất Pháp. Ngày 10/6/1940, chính phủ
Pháp rời bỏ Pari chạy về Tua. Quân Đức tràn vào đất Pháp, sau 6 tuần chiến đấu Pháp
phải kí Hiệp định đình chiến (22/6/1940).
Trong ảnh là đoàn quân Đức qua Khải hoàn môn kéo vào Pari mà không có một
bóng quân Pháp. Trong một thời gian ngắn sau đó, hầu hết lãnh thổ Pháp đều rơi vào
tay phát xít Đức.
+ Cách sử dụng: Hình ảnh này được sử dụng để cụ thể hóa sự kiện Đức tấn
công Pháp (6/1940) cho thấy sự đầu hàng nhanh chóng của chính phủ Pháp.
GV hướng dẫn HS quan sát hình và phát vấn: “Tại sao quân Đức có thể tiến
vào Khải hoàn môn một cách dễ dàng như vậy? Hiện tượng này có mối liên hệ như

thế nào với chính sách dung duỡng, thoả hiệp của chính phủ Pháp truớc đó?”
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại theo nội dung trên và nhấn mạnh: Khải hoàn
môn là một công trình kiến trúc nổi tiếng biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng và
vinh quang của nước Pháp. Việc quân Đức tiến qua Khải hoàn môn nói lên sự thất bại
nặng nề của nước Pháp trước sức mạnh của quân Đức. Việc quân Pháp nhanh chóng
bị thất thủ là do sự chủ quan, bị tấn công bất ngờ và ưu thế quân sự của quân đội Đức.
Đó là kết quả tất yếu của chính sách thoả hiệp, dung dưỡng.
3. Ảnh Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên nóc nhà Quốc hội Đức
+ Nội dung: Ngày 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công vào Béclin
– sào huyệt cuối cùng của phát xít Hítle. Trên đuờng vào Béclin, phát xít Đức đã bố
trí một lực luơng lớn mạnh với hơn 90 sư đoàn, trên 1 triệu quân, 10 nghìn pháo và
súng cối, 1500 xe tăng và pháo tự hành, 3000 máy bay chiến đấu. Trong thành phố
Béclin, chúng bố trí 20 vạn dân phòng vệ. Hồng quân Liên Xô có 68 sư đoàn bộ binh,
9


3155 xe tăng và pháo tự hành, khoang 2200 đại bác và súng cối. Trong ngày đầu tấn
công Béclin, pháo binh Liên Xô bắn trên 1 triệu viên đạn. Ngày 21/4/1945, Hồng
quân Liên Xô tiếp cận trung tâm Béclin và gặp sức kháng cự mạnh mẽ của quân Đức,
đặc biệt là trận đánh chiếm nhà Quốc hội Đức. Chiều 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô
đã chiếm được một bộ phận chủ yếu của tòa nhà Quốc hội. Trong thế cùng, Hítle đã tự
sát. Ngày 2/5/1945, Hồng quân Liên Xô chiếm toàn bộ thành phố Béclin, 7 vạn quân
Đức trong thành phố đã đầu hàng không điều kiện. Ngày 9/5/1945, Đức kí văn kiện
đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt.
Hình ảnh chụp 3 chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đang cắm cờ chiến thắng trên nóc
nhà Quốc hội Đức vào lúc 15 giờ ngày 30/4/1945 sau 2 tuần chiến đấu gian khổ và hi
sinh. Lá cờ của Đức Quốc xã đã bị hạ xuống đuợc thay bằng lá cờ đỏ búa liềm của
Liên Xô đang tung bay trước gió. Đó là bằng chứng chứng tỏ sự thất bại hoàn toàn
của phát xít Đức và sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong trận công phá Béclin.
+ Cách sử dụng: Hình ảnh này được kết hợp sử dụng khi GV trình bày sự kiện

ngày 9/5/1945, Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
GV cho HS quan sát bức tranh này và đặt câu hỏi: "Việc Hồng quân Liên Xô
cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức chứng tỏ điều gì?".
Sau khi HS phát biểu, GV khẳng định: Việc chiếm được tòa nhà Quốc hội Đức
chứng tỏ sào huyệt cuối cùng của Đức Quốc xã đã bị tiêu diệt. Hồng quân Liên Xô có
vai trò đi đầu trong việc tiêu diệt phát xít Đức, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.
4. Ảnh quân Mĩ dựng cờ chiến thắng ở Ivôghima
+ Nội dung: Ivôghima là đảo ở cực Nam Nhật Bản bị quân Mĩ đánh chiếm vào
tháng 2/1945, tiêu diệt phần lớn hải quân và không quân Nhật. Sau khi chiếm được
đảo này, Mĩ đã dựng cột, treo cờ, xác định sự chiến thắng của mình…
Hình ảnh là cảnh 5 người lính thủy đánh bộ và 1 bác sĩ hải quân Mĩ dựng cờ Mĩ
trên đỉnh núi Suribachi, báo hiệu sự chiến thắng của Đồng minh. Các nhân vật trong
hình đều quay lại phía người chụp, trong khoảnh khắc ngắn ngủi, 3 người trong số họ
đã vĩnh viễn nằm xuống trên đảo Ivôghima. Chiến thắng Ivôghima đã trở thành sự
kiện tiêu biểu trong chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Cách sử dụng: GV nêu câu hỏi: “Việc quân Mĩ đánh và chiếm đảo Ivôghima một đảo cực nam của phát xít Nhật chứng tỏ điều gì về thế của quân Nhật ở chiến
trường châu Á – Thái Bình Dương?”
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV khẳng định: Việc quân Mĩ chiếm đảo
Ivôghima của quân Nhật chứng tỏ Nhật đang bại trận.
Hình ảnh này được sử dụng để minh họa cho sự kiện: Ngày 19/2/1945, lính Mĩ
đổ bộ lên Ivôghima.
10


b. Vận dụng phần mềm M. PowerPoint để chèn hệ thống các đoạn phim tư liệu
lịch sử
Trong quá trình dạy học Lịch sử nói chung, quá trình nghiên cứu kiến thức mới
của bài nghiên cứu kiến thức mới nói riêng, việc vận dụng các đoạn phim tư liệu lịch
sử có ý nghĩa, ưu thế đặc biệt quan trọng. Trước hết, phim tư liệu lịch sử là những đồ
dùng trực quan tạo hình có tính động, đặc biệt với những thước phim quay vào thời

điểm diễn ra sự kiện sẽ là tư liệu lịch sử quý giá nhất; nên có ưu thế số một trong việc
góp phần tạo các biểu tượng lịch sử sâu sắc, sinh động và chân thật trong óc HS. Các
đoạn phim tư liệu còn là nguồn cung cấp kiến thức mới quan trọng cho HS thông qua
việc GV định hướng cho HS khai thác những kiến thức lịch sử từ những đoạn phim tư
liệu lịch. Trên cơ sở đó, phim tư liệu lịch sử có vai trò đắc lực trong con đường hình
thành kiến thức lịch sử cho HS. Không dừng lại ở đó, sử dụng các đoạn phim tư liệu
lịch sử còn có ý nghĩa lớn trong định hướng hướng thái độ và rèn kĩ năng HS. Những
hình ảnh chân thật, sống động của lịch sử được phản ánh trong những đoạn phim tư
liệu lịch sử và được tái hiện trong óc HS sẽ có tác dụng lớn trong việc hướng thái độ
HS. Đặc biệt, trong phim tư liệu còn có lời bình, nền nhạc, ánh sang sẽ góp phần đắc
lực trong rèn kĩ năng ngôn ngữ, giáo dục óc thẩm mĩ… cho HS.
- Dựa trên cơ sở nguồn tư liệu và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng phim tư liệu
trong dạy học Lịch sử, hệ thống các đoạn phim tư liệu lịch sử được chúng tôi thiết kế
trong BGĐT gồm:
1. Con đường dẫn tới chiến tranh;
2. Đức đánh chiếm Châu Âu;
3. Đức tấn công Liên Xô;
4. Nhật tấn công Trân Châu cảng;
5. Phát xít Đức đầu hàng;
6. Phát xít Nhật bị tiêu diệt.
- Hướng dẫn chung về kĩ thuật chèn phim tư liệu lịch sử trong phần mềm M.
PowerPoint:
+ Muốn chèn một đoạn phim tư liệu, GV cần thực hiện các thao tác sau:
GV chọn Slide cần chèn đoạn phim, nhấn đúp chuột trái vào Menu Insert trên
thanh công cụ, chọn “Movies and Sound”. Trong menu “Movies and Sound” có chứa
nhiều menu, ta chọn Movie from File (nếu đoạn phim tư liệu ghi trong File của máy
tính hoặc USB…).
Kích chuột vào OK (hoặc nháy kép vào đoạn phim đó). Trên màn
hình, PowerPoint sẽ hỏi “Automatically or When Clicked” (tức là khi mở đoạn phim
trình chiếu chúng ta thích đoạn phim chạy tự động hay khi nào GV kích chuột thì

đoạn phim mới chạy), rồi nhấn chuột để hoàn tất.
11


+ Chỉnh sửa khung đoạn phim tư liệu:
Nhấn chuột vào đoạn phim tư liệu đã chèn, các góc và biên hình của khung sẽ
xuất hiện các nút hình tròn.
Đặt con trỏ chuột lên các nút. Khi trỏ chuột biến thành mũi tên hai đầu, nhấn
vào chuột trái và kéo rê khung phim theo ý muốn.
Nếu GV muốn di chuyển khung phim, chỉ cần nhấn con trỏ chuột vào khung
đoạn phim, khi con trỏ chuột hiện hình mũi tên bốn chiều thì bấm chuột và kéo rê
sang vị trí cần di chuyển (cũng có thể dùng mũi tên ← → ↑ ↓ trên bàn phím để điều
khiển).
Ví dụ: Khi muốn chèn đoạn phim tư liệu “Con đường dẫn tới chiến tranh”, ta
thực hiện các thao tác sau: Chọn Slide cần chèn đoạn phim (nên là một Slide trống),
chọn Menu Insert → chọn Movied and Sound → Movie from file → Computer →
chọn thư mục có chứa đoạn phim tư liệu (trong máy tính hoặc USB, thể nhớ…) →
mở thư mục, sau đó kích chuột vào đoạn phim “Con đường dẫn tới chiến tranh” →
OK (hoặc kích đúp chuột), trên màn hình sẽ hiển thị “Automatically or When
Clicked”, sau đó nhấn chuột để hoàn tất. Tiếp đó ta có thể căn chỉnh lề đoạn phim tư
liệu cho phù hợp bằng những thao tác hướng dẫn nêu trên.
- Cách thức sử dụng các đoạn phim tư liệu lịch sử:
1. Đoạn phim tư liệu “Con đường dẫn tới chiến tranh”
+ Nội dung: Đoạn phim khái quát về sự thiết lập của chủ nghĩa phát xít tại
Đức, Italia sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Đây cũng chính là một
trong những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –
1945).
+ Thời điểm và cách thức sử dụng: Sau khi tổ chức cho HS nghiên cứu mục 1.
“Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937)”, GV chiếu đoạn phim tư liệu
“Con đường dẫn tới chiến tranh”. Trên cơ sở HS đã theo dõi, GV phát vấn: “Bằng

những kiến thức đã học và qua theo dõi đoạn phim tư liệu trên, các em hãy cho thầy
biết trên con đường dẫn tới chiến tranh, thủ phạm là ai? Thủ phạm đó có những thuận
lợi gì….?”.
Như vậy, trên con đường dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai, thủ phạm chiến
tranh chính là bọn phát xít Đức – Italia – Nhật Bản; bên cạnh đó, chính sách dung
dưỡng, thỏa hiệp của các nước Mỹ, Anh, Pháp cũng là những điều kiện hết sức thuận
lợi cho CNPX tăng cường các hoạt động gây chiến, bành trướng của mình.
2. Đoạn phim tư liệu “Đức đánh chiếm châu Âu”
+ Nội dung: Đoạn phim trình bày về sự kiện phát xít Đức tấn công Ba
Lan, Anh - Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng
nổ. Sau đó, Đức tiếp tục tấn công hàng loạt các nước khác ở khu vực Tây Âu như Đan
Mạch, Na Uy, Bỉ, Lucxămbua, Pháp, Anh.
12


+ Thời điểm và cách thức sử dụng: Đoạn phim được sử dụng vào cuối mục 2.
“Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến tháng 6/1941)”.
Sau khi GV lược thuật trên GĐGK, cho HS xem đoạn phim tư liệu “Đức đánh chiếm
châu Âu”. Trên cơ sở HS đã theo dõi, GV đặt câu hỏi “Qua đoạn phim tư liệu trên, em
hãy cho biết trong giai đoạn đầu ưu thế chiến tranh thuộc về lực lượng nào? Phạm vi
chiến tranh? Tính chất chiến tranh? Vì sao ưu thế chiến tranh thuộc về lực lượng
này?”
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV chốt ý: Đến giữa năm 1940 ưu thế chiến
tranh hoàn toàn thuộc về phát xít. Cuộc chiến tranh đã bùng nổ và lan rộng ở châu Âu.
Tính chất chiến tranh giai đoạn này là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Sở dĩ giai
đoạn này ưu thế chiến tranh thuộc phe phát xít do: Đức lợi dụng sự thiếu phòng bị
của chính phủ các nước Tây Âu, thực hiện chiến tranh chớp nhoáng nên đã nhanh
chóng giành được thắng lợi trên chiến trường.
3. Đoạn phim tư liệu “Đức tấn công Liên Xô”
+ Nội dung: Đoạn phim trình bày sự kiện phát xít Đức vi phạm “Hiệp

ước Xô – Đức không xâm lược nhau” kí kết năm 1939, ồ ạt đưa quân tràn vào lãnh
thổ Liên Xô. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân và Hồng
quân Liên Xô nên tất cả các mũi tấn công của phát xít Đức đều bị đập tan, nhờ đó Thủ
đô Matxcơva, Lêningrat, Ucraina… được bảo vệ. Trên cơ sở đó, Hồng quân Liên Xô
tiếp tục phản công và đẩy lùi quân Đức.
+ Thời điểm và cách thức sử dụng: Đoạn phim được sử dụng sau khi GV đã
khái lược xong quá trình phát xít Đức tấn công Liên Xô. Tuy nhiên, do đoạn phim khá
dài nên chúng tôi chỉ cho trình chiếu một đoạn minh họa cho sự kiện này. Sau khi HS
xem đoạn phim trên, GV có thể nêu câu hỏi phát vấn sau: “Theo em việc Liên Xô
tham chiến đã ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của cuộc chiến tranh lúc này?”.
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV chốt ý: Việc Liên Xô tham gia vào chiến
tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi về căn bản tính chất của cuộc chiến tranh, đứng
về phía Liên Xô là chiến tranh chính nghĩa bảo vệ nền độc lập dân tộc và nền hòa
bình thế giới.
4. Đoạn phim tư liệu “Nhật tấn công Trân Châu cảng”
+ Nội dung: Nêu lên phạm vi thống trị của Nhật ở châu Á – Thái Bình
Dương cho đến thời điểm cuối những năm 30, lực lượng của Nhật huy động vào trận
Trân Châu cảng và những hậu quả nặng nề mà Mỹ phải chịu sau cuộc tấn công bất
ngờ đó.
+ Thời điểm và cách thức sử dụng: Đoạn phim được sử dụng sau khi GV cung
cấp sự kiện ngày 7/12/1941 Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của Mỹ là Trân

13


Châu cảng và tiến hành lược thuật trận Trân Châu cảng trên bản đồ. Sau đó, GV nêu
câu hỏi: “Theo em sự kiện ngày 7/12/1941 đã nói lên điều gì?”.
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV giải thích: Sự kiện này chứng tỏ mâu thuẫn
Mỹ - Nhật về phạm vi bành trướng ở châu Á – Thái Bình Dương đã dâng lên đỉnh
điểm và để giả quyết mối mâu thuẫn đó, Nhật đã chủ động gây chiến với Mỹ và được

mở đầu bằng sự kiện Nhật tấn công khu vực quân sự của Mỹ tại cảng Trân Châu trên
vùng biển Thái Bình Dương.
5. Đoạn phim tư liệu “Phát xít Nhật bị tiêu diệt”
+ Nội dung: Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của
Nhật Bản là Hirôsima và Nagasaki làm cho hàng triệu người chết cùng với những hậu
quả nặng nề khác. Trong khi đó, ngày 8/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Trước
sự tấn công dồn dập của quân Đồng minh, ngày 14/8/1945 Nhật Bản đầu hàng Đồng
minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
+ Thời điểm và cách thức sử dụng: Sau khi dạy xong mục 2 “Phát xít Đức bị
tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc”, GV cho HS xem đoạn tư liệu này.
Sau khi HS quan sát xong đoạn phim, GV cần đính chính về sự kiện ngày 14/8/1945.
Hiện nay, người ta đã khẳng định lại mốc sự kiện chính xác, ngày 15/8/1945, Phát xít
Nhật mới chính thức kí tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh
thế giới thứ hai kết thúc. Sau đó, GV nêu câu hỏi: “Theo em tại sao Mỹ lại cho ném
bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản trong khi Liên Xô đã chấp nhận
tham gia kháng Nhật tại chiến trường châu Á – Thái Bình Dương?”.
Sau khi theo dõi câu trả lời của HS, GV nhận xét và chốt ý: Mỹ cho ném bom
nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản với mục đích:
Muốn thử nghiệm loại vũ khí hủy diệt mới của Mỹ, từ đó khẳng định và chứng
tỏ cho cả thế giới thấy rằng: Mỹ đang là nước giữ sức mạnh số 1 về mặt quân sự,
đồng thời đe dọa Liên Xô và phong trào cách mạng trên thế giới.
Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, qua đó giành công lao chiến thắng về
mình.
GV có thể phát vấn “Em có suy nghĩ gì về việc làm của Mỹ?”.
Qua câu hỏi này, HS sẽ được nêu lên những suy nghĩ của mình từ đó GV có thể
bồi dưỡng thêm cho học sinh về tinh thần yêu hòa bình, tự do, chống chiến tranh và
việc sử dụng vũ khí hạt nhân vào mục đích giết người hàng loạt, lên án chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi cá nhân của Mỹ.
c. Vận dụng phần mềm M. PowerPoint để thiết kế niên biểu lịch sử và các lược
đồ động

Một trong những ưu thế nổi bật của phần mềm M. PowerPoint tính năng chỉnh
sửa kĩ thuật, tính năng này cho phép GV có thể thiết kế các ĐDTQ, đặc biệt là các
lược đồ lịch sử động. Các ĐDTQ được thiết bằng phần mềm M. PowerPoint, đặc biệt
14


là các lược đồ động có ưu thế vượt trội hơn so với các ĐDTQ truyền thống, như: tính
linh hoạt trong quá trình sử dụng, tiện ích trong quá trình lưu giữ và chia sẻ, bên cạnh
tiết kiệm được tối đa thời gian do không phải treo nhiều ĐDTQ, đặc biệt các ĐDTQ
được thiết kế bằng phần mềm M. PowerPoint sẽ tạo được các hiệu ứng chuyển động
linh hoạt hấp dẫn, thu hút sự chú ý học tập của HS mà ĐDTQ truyền thống không bao
giờ làm được.
Căn cứ tình hình thực tế việc dạy học “Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 - 1945)” và để thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học, chúng tôi thiết kế hệ
thống niên biểu và một số lược đồ động chủ yếu.
Một là, hệ thống niên biểu của BGĐT bao gồm 03 niên biểu tổng hợp (có ở
slide 9, slide 13, slide 21) tương ứng ba mục (II, III, IV) của sách giáo khoa cũng
đồng thời là ba giai đoạn lớn của Chiến tranh. Tuy nhiên, để thuận lợi với nhận thức
theo hướng quy nạp của HS (tìm hiểu những sự kiện, hiện tượng cụ thể làm căn cứ rút
ra nhận xét, khái quát hóa vấn đề), chúng tôi sẽ không ghi tên đề mục như sách giáo
khoa mà chia ba giai đoạn và cuối mỗi giai đoạn sẽ tổ chức HS rút ra nhận xét về
phạm vi, quy mô Chiến tranh, tính chất Chiến tranh, ưu thế Chiến tranh và kết quả cụ
thể. Mặt khác, HS sẽ được sử dụng phiếu học tập trong quá trình theo dõi diễn biến
qua ba giai đoạn lớn nên việc học tập của các em thuận lợi, hấp dẫn hơn. Theo chúng
tôi, nội dung diễn biến Chiến tranh với rất nhiều sự kiện, hiện tượng trên các mặt trận,
nhiều ĐDTQ, nhiều câu hỏi, bài tập nên thiết kế diễn biến Chiến tranh trong ba niên
biểu tổng hợp là hoàn toàn hợp lý vừa thuận lợi với hoạt động học tập của HS vừa
phát huy ưu thế của phần mềm M. PowerPoint trong quá trình tổ chức dạy học. Trên
cơ sở đó góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả bài học so sớ cách thức, phương pháp
tổ chức dạy học truyền thống.

Thiết kế hệ thống niên biểu này, chúng ta chọn Menu Insert trên thanh công cụ.
Sau đó, chọn Table và tùy chọn các cột hàng ngang, hàng dọc. Tuy nhiên, có một
khuyến cáo hữu ích là để thuận lợi cho thiết kế hiệu ứng và điều khiển hiệu ứng cũng
như thuận lợi trong tổ chức hoạt động dạy học, đối với mỗi đơn vị kiến thức đưa vào
niên biểu, GV nên tạo một Text book tương ứng.
Hai là, chúng tôi thiết kế tám lược đồ động chủ yếu sau:
1. Lược đồ động phát xít Đức tấn công Ba Lan và khu vực Tây Âu.
2. Lược đồ động phát xít Đức tấn công Đông và Nam Âu.
3. Lược đồ động chiến sự ở Bắc Phi từ 9/1940-10/1942.
4. Lược đồ động phát xít Đức tấn công Liên Xô.
5. Lược đồ động phát xít Nhật xâm chiếm và bành trướng khu vực châu Á-Thái
Bình Dương
6. Lược đồ động Liên Xô phản công trong trận Mát-xít-cơ-va.
15


7. Lược đồ động trận Xtalingrat.
8. Lược đồ động các nước Đồng minh phản công.
- Hướng dẫn chung về kĩ thuật thiết kế các lược đồ động bằng chức năng
AutoShapes của phần mềm M. PowerPoint:
Đầu tiên, để thiết kế được một lược đồ lịch sử, GV cần phải có một bản đồ lịch
sử về một trận đánh, một chiến dịch… ví dụ “lược đồ chiến trường châu Âu – Thái
Bình Dương (1941 – 1945)”. Sau đó, GV có thể sử dụng chức năng Insert để chèn
bản đồ vào slide, có thể coppy trực tiếp vào slide. GV tiến hành tạo thêm một Slide
trống ngay bên dưới, sử dụng thanh công cụ AutoShapes, ở thanh công cụ Drawing ở
bên dưới màn hình, chọn Lines để vẽ. Lưu ý, trong quá trình vẽ Lược đồ GV không
nhất thiết phải chọn hết các đối tượng trên bản đồ gốc mà chỉ cần chọn một số đối
tượng cần thiết phục vụ cho nội dung bài học. Trong quá trình thiết kế, GV có thể vẽ
hết một lượt các đối tượng mới coppy một lần tất cả các đối tượng sang slide khác
hoặc cũng có thể coppy ngay khi vẽ xong từng đối tượng một. Đối với một số lược đồ

cần tiến hành một số thao tác đặc biệt. Ví dụ đối với “Lược đồ Chiến trường châu Á –
Thái Bình Dương (1941 – 1945)” để thiết kế được lược đồ này, GV cần phải tạo
đường viền phạm vi bành chướng tối đa của Nhật Bản, để tạo đường viền này, GV
cũng sử dụng công cụ AutoShapes để vẽ, sau đó chỉ cần sử dụng phần tạo đường kẻ
trên thanh công cụ Drawing, GV có thể tùy lựa chọn công cụ (có biểu tượng) để tạo
nét cho phần thiết kế; trên lược đồ này có phần phạm vi bành chướng của Đế quốc
Nhật trước năm 1937, để tạo được phần này GV vẫn sử dụng công cụ trong
AutoShapes để vẽ, sau đó tiến hành đổ màu nền cho phần vừa vẽ xong (để đổ màu
được trong khi vẽ cần phải vẽ thành một đường tròn khép kín)… GV nên sử dụng một
số hiệu ứng tiêu biểu để thiết kế như: Entrance (Random, Faded Zoom, Wedge…);
EmPhasis (Contrasting Color, Color Wave…). Để viết được chữ trên lược đồ GV cần
tạo các Text book…
- Cách thức sử dụng cụ thể:
Khi tiến hành sử dụng các lược đồ động trong BGĐT, GV cần lưu ý, những
lược đồ động này đều được liên kết với bảng thống kê các giai đoạn của Chiến tranh
cũng như với các slide chứa các đoạn phim tư liệu liên quan bởi chức năng Hyperlink
của phần mềm M. PowerPoint. Vì vậy, bên cạnh việc kết hợp tổ chức dạy học cho HS
phù hợp với hệ thống hiệu ứng đã tạo, phù hợp với yếu tố động của lược đồ, GV cần
lưu ý liên kết một cách hợp lý giữa các slide của bài học nói chung, giữa bảng thống
kê diễn biến Chiến tranh với hệ thống lược đồ động, với các slide chứa các đoạn phim
tư liệu liên quan nói riêng đảm bảo tính lô-gic của bài học.
1. Lược đồ động Đức tấn công Ba Lan và Tây Âu
16


+ Thời điểm sử dụng: GV sử dụng lược đồ này khi dạy học về diễn biến giai
đoạn đầu của Chiến tranh.
+ Cách thức sử dụng cụ thể:
Sau khi tính toán kĩ lưỡng, ngày 01/9/1939, Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. GV
đưa trỏ chuột đến slide 9, ấn trỏ chuột vào cụm từ “Đức bất ngờ tấn công Ba Lan”,

máy tính sẽ tự động trình chiếu slide số 10 có Lược đồ động Đức tấn công Ba Lan và
Tây Âu rồi tiến hành điều khiển các hiệu ứng kết hợp lời giảng để tổ chức hoạt động
nhận thức của HS, đồng thời, GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: “Vì sao phát xít Đức
chọn Ba Lan là quốc gia đầu tiên để phát động chiến tran thế giới?”. Nếu HS khó trả
lời, GV tiếp tục gợi ý: “Vị trí của Ba Lan trên lược đồ có gì đặc biệt và sự lựa chọn
này của quân Đức có phù hợp với mưu đồ chính trị của Anh, Pháp trong việc hướng
chiến tranh về phía Liên Xô không?”.
Về quá trình tấn công Tây Âu của phát xít Đức, GV khái quát nhanh trên lược
đồ động: Sau khi thôn tính Ba Lan, Đức dồn lực lượng tấn công sang phía Tây, ngày
09/4/1940, quân Đức tràn vào Đan Mạch. Đan Mạch đầu hàng, không kháng cự. Cùng
ngày, quân Đức cũng đổ bộ vào Na Uy, Na Uy được quân viễn chinh Anh, Pháp hỗ trợ
đã chiến đấu trong hai tháng mới chịu khuất phục.
Không cần chờ chiến dịch Na Uy kết thúc, ngay sau đó, quân Đức đã tràn vào
Bỉ, Hà lan, Lúcxembua và Pháp. Để rồi số phận của nước Pháp cũng bị định đoạt vào
giữa năm 1940, 2/3 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm, 1/3 lãnh thổ còn lại do chính phủ
thân phát xít cầm quyền, chính phủ kháng chiến Đờ-gôn phải lưu vong sang Anh.
Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn HS khai thác bức tranh quân Đức tiến vào thủ đô Pari
có trong sách giáo khoa như đã nêu trên.
Sau tấm thảm kịch của nước Pháp, tháng 7/1940, Đức bắt đầu đổ bộ lên nước
Anh bằng kế hoạch “Sư tử biển”, sau đó là kế hoạch “Tia điện không trung” nhằm tàn
phá nước Anh bằng không quân. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu, quân Đức đã dội tới
10.000 tấn bom xuống lãnh thổ Anh. Tuy nhiên, do Anh nhận được sự viện trợ của
Mĩ, do đó những “cuộc chiến chớp nhoáng trên không” suy yếu dần. Từ giữa tháng
10/1940, quân Đức rút dần lực lượng khỏi khu vực này. Kế hoạch đổ bộ và chiếm
đóng nước Anh vĩnh viễn không thể thực hiện được.
Từ quá trình trên, GV tổ chức HS trả lời câu hỏi có trong slide 10.
2. Lược đồ động Đức tấn công Đông và Nam Âu
+ Thời điểm sử dụng: GV sử dụng lược đồ này khi dạy học về diễn biến giai
đoạn đầu của Chiến tranh.
+ Cách thức sử dụng:


17


Trên cơ sở điều khiển những hiệu ứng đã thiết kế, GV tiến hành lược thuật ngắn
gọn: Sau khi kí Hiệp ước tam cường Đức, Italia và Nhật Bản, Hítle cho tập trung lực
lượng tấn công sang Đông và Nam Âu, hòng xây dựng bàn đạp tấn công Liên Xô.
Nhờ vào thủ đoạn chính trị kết hợp sức ép quân sự Hítle đã nhanh chóng lôi được các
nước Rumani, Hunggari, Bungari gia nhập Hiệp ước tap ba, đồng thời dẫn quân vào
các nước này. Tháng 10/1940, Italia tiến quân đánh chiếm Hi Lạp nhưng không thành,
tuy nhiên, ngay sau đó, Đức đã nhanh chóng thôn tính được Hi Lạp và Nam Tư.
Từ quá trình trên, GV tổ chức HS trả lời câu hỏi có trong slide 10.
3. Lược đồ động chiến sự ở Bắc Phi từ 9/1940-10/1942.
+ Thời điểm sử dụng: GV sử dụng lược đồ này khi dạy học về diễn biến giai
đoạn hai của Chiến tranh.
+ Cách thức sử dụng: GV tiến hành lược thuật và nhấn mạnh chiến thắng En Ala-men.
3. Lược đồ động phát xít Đức tấn công Liên Xô
+ Thời điểm sử dụng: GV sử dụng lược đồ này khi dạy học về diễn biến giai
đoạn hai của Chiến tranh.
+ Cách thức sử dụng: GV điều khiển lược đồ động và lược thuật: Rạng sáng
ngày 22/6/1941, không hề tuyên chiến và không hề nêu lên bất cứ lí do nào, phát xít
Đức tấn công bất ngờ Liên Xô. Liên Xô tham chiến, mặt trận Xô - Đức được bắt đầu.
Với lực lược quân sự khổng lồ: 5,5 triệu quân, gồm 190 sư đoàn (153 sư đoàn
Đức và các sư đoàn của Italia, Rumani, Phần Lan, Hunggari... ) trong đó có 17 sư
đoàn xe tăng (hơn 4000 chiếc), và trên 5000 máy bay chiến đấu, với ưu thế này, Đức
đã áp dụng chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” nhằm “đánh quỵ Liên Xô” trong
vòng một tháng rưỡi đến ba tháng.
Để tấn công Liên Xô, Hít le đã chia làm ba đạo quân đặt dưới sự chỉ huy của
Thống chế Phôn Bơraosít, đồng loạt tấn công, phá vỡ các phòng tuyến phòng thủ biên
giới, như một cơn lốc ào ạt đổ vào sâu trong lãnh thổ Liên Xô:

Đạo quân phía Bắc, do thống chế PhônLép cầm đầu có nhiệm vụ bao vây
Lêningrát.
Đạo quân trung tâm, do thống chế Phôn Bốc chỉ đạo đã tiến sát thủ đô
Matxcơva.
Đạo quân phía Nam, do thống chế Phôn Runxtét chỉ huy có nhiệm vụ đánh
chiếm Kiép và phần lớn Ucraina.
Lực lượng của quân Đức mạnh như vũ bão. Tuy nhiên, nhờ biết tận dụng yếu tố
“địa lợi” và với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, quân và dân Liên Xô đã
xoay chuyển lại cục diện của cuộc chiến, đó là: chiến tuyến ngày càng mở rộng, quân
18


Đức càng gặp nhiều khó khăn và tổn thất do phải phân tán lực lượng... chính vì vậy,
đến khoảng tháng 10/1941, quân Đức đã phải tập trung dồn lực lượng để tấn công vào
Matxcơva. Như vậy, chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của quân Đức đang bị sa
lầy trước sức chiến đấu quả cảm, kiên trung của quân dân Xô Viết.
Cuối cùng, GV tổ chức HS trả lời câu hỏi có trong slide này về sự thay đổi của
tính chất cuộc chiến, đứng về phía Liên Xô.
4. Lược đồ động phát xít Nhật xâm chiếm và bành trướng khu vực châu Á
- Thái Bình Dương
+ Thời điểm sử dụng: GV sử dụng lược đồ này khi dạy học về diễn biến giai
đoạn hai của Chiến tranh.
+ Cách sử dụng:
Trước hết, GV sử dụng lược đồ này để tường thuật về trận chiến Trân Châu
cảng ngày 7/12/1941: Trân Châu cảng là một cảng biển nằm trên quần đảo Hawoai
giữa Thái Bình Dương đầy sóng gió. Đây là một căn cứ hải quân và không quân chủ
yếu của hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ, cũng là nơi đặt Tổng hành dinh Bộ tư lệnh
của hạm đội.
Ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tập kích Trân Châu cảng, mở đầu cuộc chiến
Thái Bình Dương. Đòn tấn công được trù tính sẽ vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình

Dương của Mĩ, nhờ đó bảo vệ cho kế hoạch xâm lược Malaya và Đông Ấn, thuộc Hà
Lan của Nhật Bản. Trên thực tế âm mưu tập kích Trân Châu cảng của Nhật đã có từ
lâu.
Rạng ngày 7/12, chỉ trong khoảnh khắc, trong tiếng gầm rú kinh khủng, 183
máy bay chiến đấu theo trình tự vút lên theo hình chữ “V” nối tiếp nhau ào ạt lao về
phía Trân Châu cảng. Vào lúc 7 giời 30 phút giời địa phương, không quân và hải quân
Nhật đã đồng loạt tập kích Trân Châu cảng, toàn Trân Châu cảng rung chuyển trong
tiếng la hét... tiếng gầm rú của động cơ... tiếng nổ của bom, thủy lôi, tiếng rít của súng
máy... Về phía Mĩ, sau những bất ngờ đã nhanh chóng ổn định lại đội hình và phản
công khốc liệt! Hỏa lực phòng không từ các chiến hạm và trên bờ biển bắn lên mỗi
lúc một mạnh, những đám khói đen, trắng của hạm đội phòng không nổ tung trên bầu
trời xanh mỗi lúc một dày đặc. Hỏa lực phòng không mặc dù rất mạnh nhưng do thiếu
tổ chức do vậy kết quả rất hạn chế… đôi khi còn vạch cả những đường đạn vô nghĩa
lên bầu trời
Sau chín mươi phút kể từ khi Nhật bắt đầu đánh phá, cuộc tấn công đã kết thúc,
với cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của quân đội Nhật đã gây cho hạm đội mĩ những
tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ, kết quả 18 hạm tàu và trên

19


300 máy bay bị phá hủy, hơn 3000 binh lính và sĩ quan Mĩ bị thiệt mạng, phía Nhật có
tổn thất nhưng rất ít.
Ngay ngày hôm sau, tức ngày 8/12/1941, vào lúc 12 giời 30 phút, Tổng thống
Roosevelt kí quyết định và đọc tuyên cáo chiến tranh Hoa Kỳ với Nhật Bản. Mặt trận
châu Á - Thái Bình Dương chính thức bắt đầu.
Sau trận Trân Châu cảng, Phát xít Nhật tiếp tục bành trướng thế lực của mình ra
toàn bộ chiến trường Đông Nam Á và Thái Bình Dương, vốn là thuộc địa của Anh,
Pháp, Mĩ, Hà Lan… Từ cuối năm 1941 – tháng 5/1942, Nhật Bản đã đồng loạt tiến
hành các cuộc tấn công xâm lược các nước Đông Nam Á, như: Thái Lan, Malayxia,

Xingapo, Miến Điện, đảo Gia Va (Inđônêxia), Philippin...
Đồng thời với việc đánh chiếm Đông Nam Á, quân Nhật đã mở rộng chiến tranh ra
Thái Bình Dương, chiếm các đảo Guam, Uâycơ của Mĩ. Tháng 4/1941, Nhật chiếm
phần lớn đảo Tân Ghinê, trực tiếp uy hiếp Ôxtrâylia. Quân Mĩ đã ngăn chặn được
quân Nhật ở vùng biển Sanhô (Corail) tháng 5/1942. Tiếp đó, tại hải cảng Mítuây, hải
quân Nhật gặp phải một thất bại lớn trong trận hải chiến với liên quân Anh - Mĩ tháng
6/1942. Như vậy, đến đây phát xít Nhật đã bành trướng thế lực ra toàn bộ khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
5. Lược đồ động trận phản công Xítalingrat
+ Thời điểm sử dụng: GV sử dụng lược đồ này khi dạy học về diễn biến giai
đoạn ba của Chiến tranh.
+ Cách sử dụng cụ thể: GV tiến hành lược luật trên lược đồ: Sau thất bại trọng
trận Matxcơva, Hítle nhận thấy rằng không thể đánh thắng Liên Xô bằng một cuộc
chiến tranh chớp nhoáng. Do đó, Hítle đã phải tính đến cách đánh tiêu hao lực lượng,
mà trước hết là thủ tiêu các nguồn nhân lực, ngay lập tức Hítle đã chọn Xtalingrat.
GV tổ chức HS trả lời câu hỏi: “Quan sát trên lược đồ và cho thầy biết, vị trí của
Xíttalingrat có gì đặc biệt?”.
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV củng cố trên lược đồ, Xtalingrat có một vị trí
chiến lược quan trọng, là một thành phố công nghiệp lớn nằm trên sông Volga – con
đường giao thông vận tải mang tầm quan trọng chiến lược nối liền biển Caspi và miền
Bắc nước Nga. Vì vậy nếu chiếm Stalingra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả
năng vận chuyển cho phía Bắc của đất nước. Mặt khác, việc đánh Stalingrat sẽ củng
cố sườn phía Đông của quân Đức vốn đang tiến nhanh về phía vựa dầu tại vùng
Kavkaz với mục tiêu cắt đứt vùng cung ứng dầu hỏa cho Hồng quân Xô Viết. Thêm
nữa, thành phố này mang tên vị lãnh tụ I. V. Stalin, việc đánh chiếm thành phố này
cũng là một thắng lợi quan trong về mặt tinh thần vào tư tưởng.
20


Hồng quân Liên Xô hiểu rõ được mối đe dọa và ý đồ của quân Đức, vì vậy đã

nhanh chóng chuyển toàn bộ số lương thực, gia súc và các trang thiết bị cần thiết sang
bờ bên kia sông Volga để sẵn sang cho một cuộc đối đầu khốc liệt nhất.
Trận công kích Xtalingrat mở đầu bằng cuộc chiến trên không của quân Đức đây là phi đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Một ngàn tấn bom đã trút xuống thành
phố. Mặc dù vậy một số nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động, các công nhân trực tiếp tham
gia chiến đấu…
Trong tình thế nguy kịch, V. I. Stalin lập tức điều động các lực lượng Hồng
quân mà ông có thể điều động được, đến tác chiến tại song Volga, vì vậy Hồng quân
và nhân dân trong thành phố đã chiến đấu rất ngoan cường để bảo vệ thành phố…
Trong khi quân Đức ngày một sa lầy trong việc đánh chiếm thành phố thì quân
đội Xô Viết đang tập trung lực lượng lớn nhằn tổ chức chiến dịch phản công lớn mang
tên “Sao thiên vương”. Ngày 19/11/1942, cuộc phản công chiến lược bắt đầu, Hồng
quân đã nhanh chóng phá vỡ các phòng tuyến của Đức, tạo ra thế tấn công gọng kìm,
khép chặt vòng vây 33 vạn quân tinh nhuệ của Đức ở Xtalingrat. Cuộc chiến đấu diễn
ra ác liệt suốt từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12/1942 và kết thúc làm thất bại hoàn
toàn âm mưu đánh chiếm Xtalingrat của Hitle.
Trên cơ sở đó, GV tổ chức HS trả lời câu hỏi: “Em hãy cho biết ý nghĩa của
chiến thắng Xitstalingrat?”.
Chiến thắng Xtalingrat đã đi vào lịch sử như một trận đánh lớn tiêu biểu về
nghệ thuật quân sự cũng như ý nghĩa chiến lược của nó trong chiến tranh thế giới thứ
hai. Chiến thắng Xtalingrat đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế và cục diện
chiến tranh: phe Đồng minh chuyển sang phản công, phe phát xít không thể phục hồi
được lực lượng, phải chuyển sang phòng ngự.
6. Lược đồ động quân Đồng minh phản công trên chiến trường châu Á Thái Bình Dương
+ Thời điểm sử dụng: GV sử dụng lược đồ này khi dạy học về diễn biến giai
đoạn ba của Chiến tranh.
+ Cách sử dụng: Với các lược đồ này, GV có thể tiến hành lược thuật ngắn gọn
quá trình đi đến thất bại của phát xít Nhật.
7.2.4. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint hỗ trợ công việc sơ kết bài học
Sơ kết bài học là một trong những công việc quan trọng của bài nghiên cứu
kiến thức mới. Mục đích của việc làm này nhằm kiểm tra hoạt động nhận thức của

HS, qua đó GV hiểu rõ kết quả của việc hỏi và trả lời trong quá trình tiến hành bài
học. GV tiến hành sơ kết bài học sẽ giúp HS lĩnh hội vững chắc các kiến thức cơ bản,
để có cơ sở hiểu các kiến thức khác. Do đó, nếu muốn việc làm này đạt kết quả cao,
21


GV thường phải khắc sâu ở HS một số kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học ngay ở
trên lớp. Trong cấu trúc mềm dẻo của bài học hiện nay, công việc sơ kết tiến hành
không chỉ ở cuối bài học mà kết hợp trong quá trình thực hiện bài học, đặc biệt đối
với những bài có nội dung phức tạp, nhiều sự kiện, hiện tượng.
Thực hiện “Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)”, chúng tôi tiến
hành công việc sơ kết bài học bằng các cách thức cụ thể sau:
Một là, sau mỗi giai đoạn lớn của diễn biến Chiến tranh, GV có hệ thống câu
hỏi yêu cầu HS nhận xét về phạm vi, quy mô, tính chất, ưu thế và kết cục của Chiến
tranh trong từng giai đoạn. Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết hợp trả lời và sơ kết
giai đoạn. Điều này không chỉ giúp HS nhớ bài học ngày trên lớp, không chỉ thuận lợi
với quá trình nhận thức của các em mà còn đặt cơ sở để HS tiếp thu giai đoạn diễn
biến kế tiếp một cách có định hướng.
Hai là, sau khi tiến hành công việc nghiên cứu kiến thức mới, GV sơ kết bài
học bằng việc vận dụng ưu thế phần mềm M. PowerPoint để thiết kế các bài tập trắc
nghiệm khách quan kết hợp với câu hỏi tự luận và xây dựng bảng về mối liên hệ giữa
các kiến thức cơ bản của bài học với hệ thống câu hỏi liên quan để củng cố hoạt động
nhận thức của HS.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Các nhà trường cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các
phương tiện dạy học như: máy chiếu đa năng, các phòng chức năng, đồ dùng dạy học,
băng, đĩa, máy chiếu...
- Không ngừng yêu cầu giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực
chuyên môn, kiên trì, tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy nhằm phát huy

tốt năng lực học tập của học sinh và khả năng truyền thụ của giáo viên.
- Giáo viên: Cần có năng lực tốt về CNTT; tích cực học tập bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ; cần có ý thức nghiêm túc trong việc cập nhật những thành tựu
mới về CNTT để sử dụng có hiệu quả trong thiết kế các bài học.
- Học sinh: cần tiếp cận tốt về CNTT. có thái độ nghiêm túc, tích cực, hợp tác
khi học tập.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
22


- Đặc trưng của kiến thức Lịch sử là những thách thức lớn đối với GV trong
vấn đề phát huy tính tích cực của HS, trong vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học Lịch
sử. Sử dụng CNTT nói chung, sử dụng phần mềm M. PowerPoint nói riêng là một
trong những biện pháp có ưu thế.
- Vấn đề sử dụng phần mềm M. PowerPoint trong dạy học Lịch sử mà đề tài
đưa ra hoàn toàn có cơ sở và mang tính khả thi. Qua thực tiễn áp dụng cho thấy mang
lại hiệu quả cao hơn so với việc tổ chức dạy học truyền thống.
Từ quá trình thực hiện đề tài, để không ngừng nâng cao hiệu quả của vấn đề sử
dụng CNTT nói chung và sử dụng phầm mềm M. PowerPoint nói riêng theo hướng
phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Lịch sử, tôi thấy rằng: nhà trường phổ
thông cần quan tâm hơn nữa trong việc cung cấp các thiết bị dạy học, đảm bảo đầy đủ
trang thiết bị cho việc ứng dụng CNTT được thuận lợi và đem lại hiệu quả cao trong
quá trình giảng dạy. Đặc biệt, cần có cơ chế thích hợp, cơ chế mở để khuyến khích
GV vận dụng thành công CNTT vào dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
11. Danh sách cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến:
Số
TT

Tên cá nhân


Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1 Nguyễn Hồ Thủy

Trường THPT Tam
Đảo 2, Tam Đảo –
Vĩnh Phúc.

Môn Lịch sử lớp 11 - THPT

2

Trường THPT Tam
Đảo 2, Tam Đảo –
Vĩnh Phúc.

Môn Lịch sử lớp 11 – THPT

Trường THPT Tam
Đảo 2, Tam Đảo –
Vĩnh Phúc.

Môn Lịch sử lớp 11 – THPT

Nguyễn Phi Oánh


3 Dương Thị Thảo

Tam Đảo, ngày.... .tháng......năm..........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Tam Đảo, ngày 12 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến

23


Nguyễn Hồ Thủy

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên: Thực hiện chương
trình Lịch sử sách giáo khoa lớp 11, NXB Giáo dục Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 đối
với giáo dục tiểu học, Website: http// www.moet.gov.vn.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa, Sách giáo viên Lịch sử lớp 11,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Phương pháp - phương tiện kỹ thuật và hình thức tổ
chức dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Côi (2009), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lớp 11
trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Côi (2009), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB
Đại học sư phạm Hà Nội.
8. Hội giáo dục Lịch sử Việt Nam (1996), Đổi mới việc dạy, học Lịch sử lấy học sinh
làm trung tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: lý luận - biện pháp - kỹ thuật, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục.
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phạm Kỳ Tá (1975), Đồ dùng trực quan trong dạy học
Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1998), Phương pháp dạy học Lịch sử, NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội.
12. Phan Ngọc Liên (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở
trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
13. Phan Ngọc Liên (2009), Phương pháp dạy học Lịch sử tập 1, NXB Đại học sư
phạm Hà Nội.
14. Phan Ngọc Liên (2009), Phương pháp dạy học Lịch sử tập 2, NXB Đại học sư
phạm Hà Nội.
15. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
16. Đào Kiến Quốc (Chủ biên) (2006), Tin học cơ sở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Bùi Thế Tâm (2010), Giáo trình tin học đại cương, NXB Thời đại.
18. Website: www.google.com.vn; www.edu.vn; baigiang.bachkim.vn.
25


×