Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, hải đảo cho học sinh qua một số bài học môn địa lí cấp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.07 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
------ ------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO
VIỆT NAM CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC
ĐỊA LÍ CẤP THPT

Người thực hiện: Hoàng thị Dung
Chức vụ :
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2019

1


TRANG MỤC LỤC GỒM CÁC NỘI DUNG.

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài ( từ trang 3 đến trang 4)
1.2. Mục đích nghiên cứu ( trang 4)
1.3. Đối tượng nghiên cứu ( trang 4 )
1.4. Phương pháp nghiên cứu ( trang 4)
1.5. Những điểm mới của SKKN ( từ trang 4 đến trang 5)
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề ( từ trang 5 đến trang 7)
2.2. Thực trạng vấn đề ( trang 7)


a. Nội dung chương trình giáo dục phổ
thông b. Tình hình diễn biến trên Biển Đông
2.3. Giải pháp ( từ trang 7 đến trang 16)
2.4. Hiệu quả ( trang 17)
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận ( trang 17)
3.2. Kiến nghị và đề xuất ( trang 17)

2


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài :
Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, từ thuở
lập nước với quá nửa thời gian là chiến tranh mà không một dân tộc nào trên thế giới chịu
nhiều đau thương như vậy. Trong các giai đoạn lịch sử đó, phần lớn các thư tịch cổ đã bị
quân xâm lược cố tình tiêu hủy nhằm thủ tiêu nền văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa, cai trị,
… Nhưng sức sống mãnh liệt của của một dân tộc anh hùng đã luôn biết cách phải bảo vệ
những giá trị cốt lõi mà chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo ở giai đoạn lịch sử nào
cũng là thiêng liêng nhất và luôn đau đáu trong trái tim mỗi con dân nước Việt.

Đất nước Việt Nam chúng ta với muôn hình vạn trạng, án ngữ trên đất liền là dãy
Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn hùng vĩ, xa ngoài biển Đông đó là Hoàng Sa và Trường Sa
thực sự là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản của dân tộc, là
chỗ dựa tinh thần và vật chất cho tất cả người dân. Hơn nữa, biển còn luôn gắn bó chặt chẽ
với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những giá trị kinh
tế, thương mại, du lịch, quốc phòng an ninh vô cùng to lớn.
Trong nhiều năm qua chủ quyền đất nước chưa bao giờ bình yên, chủ quyền biển
đảo luôn dậy sóng, từ hải chiến Hoàng Sa 1974 đến “Vòng tròn bất tử” hải chiến Trường

Sa 1988 và những ngày vừa qua là việc Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan HD 981
xâm lược vùng biển Việt Nam, song song với việc thay đổi hiện trạng ở đảo đá Gạc Ma
cùng hàng loạt âm mưu nham hiểm khác,…Ngày nay Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”.
Hiện nay vấn đề biển Đông đang trở nên căng thẳng từ khi một số nước trong khu vực
tuyên bố chủ quyền chồng lấn, đặc biệt là Trung Quốc với đường lưỡi bò 9 đoạn. Vấn đề
về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vận mệnh của
đất nước đã nhận được sự quan tâm của mọi người trong đó có học sinh, những chủ nhân
tương lai của đất nước. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có những biện pháp nhằm bảo vệ
3


chủ quyền đất nước. Muốn làm được điều đó cần phải nâng cao nhận thức cho người dân,
đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Vậy phải làm sao giáo dục được tình yêu biển đảo cho thế
hệ trẻ của Việt Nam – Tương lai của đất nước?
Hiện nay việc lồng ghép vấn đề biển đảo vào bài học giảng dạy là một việc làm hết sức
cần thiết, vừa tăng thêm nhận thức, tình yêu biển đảo cho các em, đồng thời cũng góp phần
đổi mới trong phương pháp dạy học hiện tại theo hướng tích hợp liên môn, một xu thế
đang dần phổ biến trên thế giới. Nhưng thực tế trong chương trình giáo dục phổ thông hiện
hành môn Địa lý nội dung kiến thức có đề cập đến vấn đề biển, đảo nhưng chưa nhiều. Khi
hỏi các em học sinh về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, đa số các em học sinh trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời
của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, nguồn lợi
kinh tế ra sao thì không phải học sinh nào cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về biển,
đảo của phần lớn các em học sinh hiện nay còn rất hạn chế.
Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, hải
đảo cho học sinh qua một số bài học môn Địa lí cấp THPT” làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh hứng thú hơn trong từng bài học, có trách nhiệm hơn với quê hương đất

nước, tích cực hơn trong quá trình tiếp thu tri thức và kiến thức về tình yêu biển, đảo; chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm phạm vi lãnh thổ; sự hình thành lãnh thổ; các bộ phận
cấu thành lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ, đường cơ sở, đường biên giới quốc gia Việt Nam
và cách xác định đường biên giới quốc gia trên biển
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí cho học sinh và giáo viên.
- Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới
quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những hình ảnh, thông tin về vấn đề tranh chấp trên biển
Đông; Khái quát về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và cung cấp các bản
đồ về biển, đảo đưa vào các tiết dạy sao cho sinh động hợp lý, phát huy tính tích cực, tự
học, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Xây dựng tình yêu quê
hương đất nước đối với học sinh, khắc phục thói quen học tập thụ động của học sinh hiện
nay.
Đối tượng là học sinh các lớp khối 12: 12C 1; 12C2; học sinh các lớp khối 11: 11B 1;
11B2; 11B4 học môn Địa lí năm học 2018- 2019 của trường THPT Hậu lộc 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
-Nghiên cứu sách Lịch sử, sách Địa lý và trao đổi, thảo luận với giáo viên giảng dạy môn
Lịch sử, môn Địa lý của trường THPT Hậu lộc 2.
- Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp giảng dạy môn Địa lí , Lịch sử và với cả học sinh.
- Nghiên cứu nội dung, mục tiêu các bài học trong sách giáo khoa, sưu tầm thêm tài liệu,
thông tin, bản đồ biển, đảo để từ đó xây dựng sơ đồ tư duy phù hợp với chương trình giảng
dạy.
4


- Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Hậu lộc 2.
1.5. Những điểm mới
Thanh Hóa là một tỉnh có vị trí nằm ven biển miền Trung nên biển đảo là một phần lãnh

thổ trọng yếu của tỉnh. Lâu nay việc tuyên truyền được đẩy mạnh triển khai bằng nhiều
hình thức phong phú nhằm đem đến những thông tin chính thống liên quan biển đảo và chủ
quyền lãnh thổ trên biển. Đặc biệt trong những năm gần đây, một số trường học đã đưa
việc tuyên truyền biển đảo vào chương trình học tập bằng nhiều hình thức. Nhà trường và
giáo viên tổ chức nhiều hoạt động giáo dục bổ ích, lý thú giúp học sinh nắm vững kiến
thức chủ quyền lãnh thổ quốc gia, làm giàu thêm tình yêu, niềm tự hào với biển đảo quê
hương. Có thể thấy, giữa các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân trong nhà trường rất
cần có sự phối hợp trong việc cung cấp kiến thức biên giới, biển đảo đầy đủ, chính xác cho
học sinh. Đặc biệt là môn Địa lí. Và một điều hết sức quan trọng, là sự đổi mới, tìm tòi của
giáo viên để truyền đạt, đem lại hứng thú và hiệu quả cho bài giảng. Sự hiểu biết với những
kiến thức cơ bản, khoa học từ nhà trường chính là nền tảng, khởi nguồn tình cảm và ý thức
giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận .
* Khái quát về biển, đảo Việt Nam
Là quốc gia nằm ven biển phía đông bán đảo Đông dương, bên bờ Tây của Biển Đông.
Việt Nam - một đất nước dải đất hình chữ S với diện tích đất liền trên 330.000 km2. Có bờ
biển dài 3.260 km từ Quảng Ninh ở phía Đông Bắc tới Kiên Giang ở phía Tây Nam Tổ quốc.
Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và chiếm 42% diện tích
với 45% dân số cả nước; có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và gần 200 ngàn người
sống ở đảo và quần đảo. Tính trung bình tỉ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100km 2 có
1km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600km 2 đất liền trên 1km bờ biển).Vùng biển
nước ta bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2,
gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần
đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất
nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ lãnh thổ đất
liền của đất nước. Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía
Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng
trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là

274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc đến 12000 Bắc và từ kinh độ 111 030’ Đông đến 117020’ Đông,
cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý. Quần đảo Trường Sa
được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám
Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét
lúc triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo. Điều kiện tự nhiên và khí
hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo
không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông
Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt
phát, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều khoáng sản dầu khí ở vùng thềm lục địa.
Việt Nam
5


đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa . Quần đảo Hoàng
Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã
thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Cồn vàng. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong
kinh độ 1110 đến 113 0 Đông, vĩ độ 15 045’đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng.
Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước
phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau. Quần đảo Hoàng Sa gồm
trên 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trong vùng biển rộng
khoảng 30.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là Nhóm An Vĩnh, nhóm
phía Tây là Nhóm Lưỡi liềm. Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt
động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ
khu vực Việt Nam). Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà
Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974,
trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Vùng ven bờ biển có một số đảo diện tích lớn như Đảo Phú Quốc (320km 2 có 50 nghìn
dân); Đảo Cái Bầu (200km2 trên 21 nghìn dân); Đảo Cát Bà (149km 2 trên 15 nghìn dân);
Đảo Côn Đảo (56,7km2 có 1.640 dân); Đảo Phú Quý (32km 2 gần 18 nghìn dân) và Đảo Lý
Sơn (3km2 có trên 16 nghìn dân sinh sống) còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các
điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác
định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Như vậy Biển đảo
có vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Thực tế Việt nam được đánh giá là mảnh
đất hội nhập kinh tế quốc tế cực tốt, hội đủ những thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế
biển: có hệ thống cảng biển gắn hệ thống cảng biển quốc tế, có đường hàng hải gắn đường
hàng hải quốc tế, có du lịch biển, có tài nguyên thiên nhiên biển phong phú, đa dạng, là nơi
khơi thông cho các mối quan hệ quốc tế. Đồng thời cũng là nơi tiếp cận nhanh tiến bộ khoa
học kĩ thuật. Kinh tế biển hôm nay sẽ là kinh tế biển tương lai.

6


Biển Đông nói chung và các vùng biển đảo Việt nam nói riêng có vị trí chiến lược đặc biệt
quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhưng đồng thời cũng là nơi có
nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biển của
ta. Biển cũng là nơi lưu giữ các bí mật của quá khứ, ghi nhận những trang sử hào hùng
trong các cuộc chiến tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt nam.Vì vậy việc Việt
nam tuyên bố chủ quyền biển đảo đều dựa trên nguyên tắc thềm lục địa như công ước về
luật biển quốc tế năm 1982 ( UNCLOS), hiệp định phân định chủ quyền trong vịnh Thái
lan năm 1997, hiệp định phân định chủ quyền trong vịnh Bắc bộ với Trung quốc năm 2000
và hiệp định phân định chủ quyền với Inđônêxia…và còn nhiều bằng chứng lịch sử khác
khẳng định chủ quyền Việt nam như các bản đồ địa lí cổ Việt nam ghi chép lại chỉ rõ
Trường sa – Hoàng sa thuộc lãnh thổ Việt nam từ đầu thế kỉ XVII… Đó là cơ sở vững chắc
để Việt nam hướng mạnh về biển tăng cường tiềm lực kinh tế của mình ở hiện tại và tương
lai.

2.2.Thực trạng vấn đề :
a. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung kiến thức trong môn Địa Lý có đề cập đến
vấn đề biển, đảo chưa nhiều; chưa đảm bảo để thực hiện được Quyết định số 373/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc “ Phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”; và Quyết định số
1461/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “ Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công
tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp
học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015”.
b. Tình hình diễn biến trên biển Đông
Tình hình trên biển Đông hiện nay ngày càng căng thẳng, các cuộc xung đột ngày
càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển
Đông, đặc biệt giữa Trung quốc, Philippin và Việt Nam. Nhận thức và thực tế như trên, với
trách nhiệm là giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí tôi xin nêu lên một số giải pháp có hiệu
quả từ kinh nghiệm sử dụng tư liệu sưu tầm để giáo dục tình yêu biển, đảo phục vụ giảng
dạy cho học sinh từ các năm học 2014-2015; 2015 – 2016 đến nay, thể hiện qua những giải
pháp sau đây.
7


2.3.Giải pháp chính của sáng kiến
Trong từng bài học thực tế tôi đã cố gắng lồng ghép thêm nhiều nội dung kiến thức về
vùng biển đảo của nước ta có liên quan bài học qua các hình ảnh sinh động nhằm giúp học
sinh hiểu rõ hơn về chủ quyền Biển - Đảo Việt Nam .
Cụ thể:
*Lớp 11 :
Bài 11 – KHU VỰC ĐÔNG NAM Á .
Tiết 1 : TỰ NHIÊN DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính

HĐ 1 : Cá nhân
I. Tự nhiên :
Dựa vào hình 11.1, hãy xác định vị
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
trí lãnh thổ khu vực ? Nêu ý nghĩa
- Nằm ở Đông Nam lục địa Á-Âu, gồm 11
của biển và đại dương đối với sự
quốc gia, trong đó 10 quốc gia có biển
phát triển kinh tế khu vực ?
(trừ lào )
* H/s trả lời, GV chuẩn kiến thức
- Nằm trong khu vực nội chí tuyến
Hoạt động 2:Nhóm
- Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa
Bước 1:GV chia lớp 2 nhóm và yêu
Ôxtraylia
cầu HS hoàn thành phiếu học tập
- Giữa 2 đại dương: TBD và Ấn độ dương
Bước 2 : H/s đại diện nhóm trả lời. GV
- Tiếp giáp với 2 nền văn minh lớn :Ấn
chốt kiến thức
Độ và Trung Quốc
Yếu tố
ĐNÁ lục địa hoặc
2. Đặc điểm tự nhiên:
ĐNÁ biển đảo
a. Phần lục địa:
b. Phần biển đảo:
ĐH ,
......................................

đất,sông
ngòi
Khí hậu
......................................
TNKS,
......................................
biển
*Lớp 12
Tôi đã lồng nội dung biển đảo vào trong phần 1 và phần 2 của tiết dạy bài 2: vị trí địa lí và
phạm vi lãnh thổ
Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí
Hoạt động của GV&HS

- Bước 1: GV treo bản đồ hành chính
VN. Sau đó yêu cầu HS đọc sgk, quan
sát bản đồ , hiểu biết của mình lần lượt
trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tóm tắt các đặc điểm của vị trí
địa lí nước ta?

Nội dung chính

1. Vị trí địa lí.
- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông
Dương, gần TT của khu vực ĐNA.
- Hệ tọa độ địa lí:(trên đất liền)
- Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài hơn.
- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực
8



+ Nước ta tiếp giáp với nước nào trên giờ thứ 7 ( giờ GMT
đất liền và trên biển?
- Bước 2: HS quan sát bản đồ treo
tường hoặc át lát, đọc sgk, hiểu biết trả
lời và đưa ra ý kiến.
- Bước 3: GV chốt kiến thức, kết hợp
chỉ bản đồ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ

Hoạt động của GV&HS

- Bước 1: GV chia nhóm HS và yêu cầu
các em thảo luận theo nội dung được
phân:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ
vùng đất?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu vùng biển?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng trời?
- Bước 2: HS đọc sgk, quan sát át lát địa
12. Sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến.
Các nhóm bổ sung.
- Bước 3: GV chỉ bản đồ để chốt ý. Yêu
cầu HS kể tên một số cửa khẩu quan
trọng ở trên đất liền?
( + TQ: Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng
Đăng, Lào Cai…..
+ Lào: Cầu Treo, Lao Bảo…
+ Cam pu chia: Mộc Bài, Vĩnh

Xương…)
Bước 4: GV chiếu hình ảnh vùng biển
Việt nam và giảng cho HS hiểu được
chủ quyền lãnh thổ Việt nam trên biển
Đông

Nội dung chính

2. Phạm vi lãnh thổ.
a. Vùng đất.
- Tổng diện tích là: 331 212km².
- Có 4500km đường biên giới trên đất liền.
- Đường bờ biển dài 3260km.
- Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ trên biển Đông,
có 2 quần đảo lớn: Trường Xa, Hoàng Xa.
b. Vùng biển.
- Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở
phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc
gia trên biển, rộng 12 hải lí.
- Tiếp giáp lãnh hải là vùng được quy định nhằm
đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước
ven biển, rộng 12 hải lí.
- Đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí (tính từ
đường cơ sở).
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng
đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở
rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa
lục địa, có độ sâu khoảng 200m.
-> diện tích trên biển khoảng 1triệu km² ở biển

Đông.
c. Vùng trời.- Là khoảng không gian bao trùm
lên trên lãnh thổ nước ta.

Trong quá trình dạy tôi đã chiếu hình ảnh về “vùng biển Việt nam” và giảng cho học sinh
hiểu hơn về ý nghĩa của bài học.

9


BI 42 :
Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng
ở biển Đông và các đảo, quần đảo.
Hot ng ca GV v HS
Ni dung chớnh
HĐ1: Cá nhân/ Cặp
1. Vùng biển và thềm lục địa
( Vùng biển nớc ta gồm của n ớc ta giàu tài nguyên
những bộ phận nào?a. Nớc ta có vùng biển rộng lớn
Chuyển ý: Tại sao kinh tế
- Vùng biển nớc ta bao gồm: vùng nội
biển có vai trò ngày càng
thủy, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải
cao trong nền kinh tế nớc
và vùng đặc quyền kinh tế.
ta?
Có vai trò ngày càng cao trong
(?) Phân tích các điều
nền kinh tế nớc ta.
kiện phát triển tổng hợp

b. Nớc ta có điều kiện phát
kinh tế biển?
triển tổng hợp kinh tế biển.
(?) Xác định các ng trờng
- Khai thác nguồn lợi sinh vật.
trọng điểm trên bản đồ
- Khai thác tài nguyên khoáng sản:
treo tờng nông nghiệp,
dầu mỏ và khí thiên nhiên.
lâm nghiệp, thủy sản.
- Phát triển giao thông đờng biển.
(?) Xác định trên bản đồ
- Phát triển du lịch biển.
CN chung 4 mỏ dầu thuộc
2. Các đảo và quần đảo có ý
vùng trũng Cửu Long.
nghĩa chiến l ợc trong phát triển
HĐ2: Cá nhân/ Cặp
kinh tế và bảo vệ an ninh vùng
(?) Xác định trên bản đồ
biển.
các đảo và quần đảo lớn
a. Thuộc vùng biển nớc ta có hơn
của nớc ta.
4000 hòn đảo lớn nhỏ.
( Xác định trên bản đồ b. Các huyện đảo ở nớc ta. các huyện
đảo chính của 3. Khai thác tổng hợp các tài
nớc ta.
nguyên biển và hải đảo
( Tại sao sự phát triểna. Tại sao phải khai thác tổng

kinh tế- xã hội ở các
hợp
huyện đảo có ý nghĩa
- Hoạt động KT biển rất đa dạng,
chiến lợc đối với sự nghiệp
chỉ có khai thác tổng hợp mới đem
10


phát triển KTXH của nớc
lại hiệu quả KT cao và bảo vệ MT.
ta?
- MT biển là không thể chia cắt đHĐ3: Nhóm
ợc, 1 vùng bị ô nhiễm, thiệt hại cho
- GV chia lớp thành các
các vùng xung quanh.
nhóm:
- MT đảo rất nhạy cảm trớc tác
+ N1: Tại sao phải khai
động của con ngời.
thác tổng hợp.
b. Khai thác TN sinh vật biển và
+ N2: Khai thác sinh vật
hải đảo.
biển và
- Tránh khai thác quá mức và có
hải đảo.
tính chất hủy diệt.
+ N3: Khai thác TN khoáng
- Phát triển đánh bắt xa bờ.

sản.
c. Khai thác TN khoáng sản.
+ N4: Phát triển du lịch
- Phát triển nghề làm muối.
biển.
- Đẩy mạnh công tác thăm dò dầu
+ N5: GTVT biển.
khí.
+ N6: tăng cờng hợp tácd. Phát triển du lịch biển.
các nớc láng giềng trong
đang đợc nâng cấp và đa vào
giải quyết các vấn đề về
khai thác.
biển và thềm lục địa.
e. GTVT biển.
- HS thảo luận, cử đại
- Nâng cấp các cảng hàng hóa,
diện trình bày.
xây dựng cảng nớc sâu.
- GV nhận xét, bổ sung,
- Phát triển các tuyến vận tải hành
chuẩn kiến thức.
khách và hàng hóa nối liền đảo đất liền.
4. Tăng c ờng hợp tác các n ớc láng
giềng
- Nhân tố tạo ra sự phát triển ổn
định trong khu vực, bảo vệ lợi ích
chính đáng của Nhà nớc và nhân
dân, giữ vững chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ.

Ngoi nhng ni dung chớnh ca bi, tụi ó cung cp thờm mt s ni dung kin thc liờn
quan n bi hc cho hc sinh trong ti nh sau:
a. Mt s kin thc v lch s xỏc lp v thc thi ch quyn ca Vit Nam trờn qun
o Hong Sa
- Nh nc Vit Nam l nh nc u tiờn trong lch s ó chim hu v thc thi ch
quyn ca mỡnh trờn qun o Hong Sa, ớt nht l t th k XVII. Vic chim hu v thc
thi ch quyn ny l thc s, liờn tc, hũa bỡnh, phự hp vi nguyờn tc ca lut phỏp v
thc tin quc t. Chỳng ta cú y cỏc bng chng phỏp lý v c liu lch s cú giỏ tr
chng minh s tht hin nhiờn ny qua cỏc giai on lch s cú liờn quan.
- Trc nm 1884.
+ Nh nc i Vit thi Chỳa Nguyn ó xỏc lp v thc thi ch quyn ti Hong Sa
(Sut trong ba th k, t th k XVII n u th k XIX; mt t chc ca Nh nc Vit
11


Nam: Đội Hoàng Sa, là bằng chứng hùng hồn về xác lập và thực thi chủ quyền của Đại
Việt ở Đàng Trong đối với Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa ra đời ở Cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao
Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi).
- Giai đoạn 1884 – 1945: Với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại, Cộng Hòa Pháp
tiếp tục khẳng định, quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa trong thời kỳ
Pháp thuộc
- Giai đoạn 1946 – 1956: Lợi dụng Việt Nam đang lo đối phó với sự trở lại của thực dân
Pháp và lo kháng chiến chống Pháp, quân Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân của CHND
Trung Hoa đã tiến hành chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Giai đoạn 1956 – 1975: Quân Pháp rút khỏi Việt Nam sau khi thua trận ở Điện Biên Phủ,
buộc Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ và trong thời kỳ đất nước Việt Nam bị chia cắt khiến
Trung Quốc; Đài Loan; Philippines tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường sa thuộc
quyền quản lý, bảo vệ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
b. Một số vụ “gây hấn” của Trung Quốc đối với Việt Nam trên biển Đông trong thời
gian gần đây.

Ngày 07/05/2009 Trung Quốc chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc lưu truyền trong
cộng đồng các nước thành viên tấm bản đồ thể hiện đường lưỡi bò (đường chữ U hay
đường đứt khúc chín đoạn).

Ngày 26/05/2011 ba tàu Hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 12, 17 và 84 cắt cáp của
tàu Bình Minh 02 đang làm nhiệm vụ thăm dò khảo sát địa chấn bằng phương pháp thu nổ
tại lô 125 – 126 và 148 – 149 thuộc vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 21/06/2012 Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” (Trung
Quốc chọn đảo Phú Lâm và đặt tên là Vĩnh Hưng làm thủ phủ).

12


Ngày 02/07/2012 đội tàu tuần tra Trung Quốc gồm bốn tàu Hải giám mang số hiệu
83, 84, 66, 71 đã rời bãi đá Chữ thập tại quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không
thể tranh cãi của Việt Nam và bắt đầu các cuộc diễn tập tuần tra phi pháp trên biển Đông.
10 giờ 00 ngày 12/07/2012 (giờ Việt Nam). Trung Quốc xua 30 tàu cá chia thành hai
biên đội gồm 6 tổ nhỏ từ cảng Tam Á đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 24/07/2012 trên đảo Phú Lâm, bất chấp Luật pháp quốc tế và sự phản đối từ
phía Việt Nam và các nước ASEAN khác, Trung Quốc ngang ngược và trắng trợn tổ chức
lễ ra mắt cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên đài truyền
hình trung ương Trung Quốc.
Ngày 25/08/2012 Trung Quốc bắt đầu xây dựng các cơ sở xử lý rác thải cho cái gọi
là “thành phố Tam Sa”. Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở tập kết và xử lý rác thải trên đảo
Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 28/08/2012 Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOCC) công bố mời thầu
quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.


Ngày 23/09/2012 báo chí Trung Quốc đưa tin nước này sẽ sử dụng máy bay không
người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
Ngày 01/10/2012 Trung Quốc tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú
Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
13


Ngày 08/10/2012 Trung Quốc thành lập phòng khí tượng “thành phố Tam Sa” trên
đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 10/11/2012 Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy lọc nước biển trị giá
70 triệu nhân dân tệ (11,2 triệu USD) ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm
thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 7/10/2014, Bắc Kinh ngang nhiên thông báo hoàn tất đường băng dài 2.000 m dành
cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm

Ảnh vệ tinh ngày 14/2/2016 cho thấy Trung Quốc đưa 8 bệ phóng tên lửa đất đối không
HQ-9 tới đảo Phú Lâm, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn
hàng hải và hàng không ở Biển Đông
Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc
tế và quyền chủ quyền, quyền tài phán và quyền lợi quốc gia chính đáng của Việt Nam
theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, vi phạm thỏa thuận những
nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng
10/2011; Đi ngược lại tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký
năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn
vô giá trị.
14



c. Một số bản đồ chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ
quyền của Trung Quốc.

Bản dập mộc bản ghi việc Vua Minh Mạng giúp thuyền buôn Phương
Tây bị mắc cạn ở Hoàng Sa năm 1836

Bản đồ Trung quốc thời nhà Thanh năm 1910 không hề có quần đảo Hoàng sa và Trường
sa
d. Ý kiến của một số học giả Trung Quốc:
*Về đường lưỡi bò của Trung Quốc
“Chúng ta vẽ đường chín đoạn mà không có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ thể và cũng
15


không có căn cứ pháp luật... Đường chín đoạn (chiếm gần 80% biển Đông) là do Trung
Quốc tự vẽ ra năm 1974”. (Lý Lệ Hoa – Nhà nghiên cứu thuộc trung tâm tin tức hải dương
Trung Quốc).
(Giáo sư Hà Quang Hộ - Học viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc). “Quyền
lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì
anh không có quyền”.
(Giáo sư Trương Thự Quang – Đại học Tứ Xuyên)“Tôi rất không đồng tình với kiểu hành
xử chính trị quốc tế theo luật rừng. Cần giải quyết theo Luật quốc tế và theo Luật biển”.
*Về việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc
“Việc thành lập thành phố Tam Sa là nỗi nhục nhã nhất mà Trung Quốc phơi bày
trước bàn dân thiên hạ. Chúng ta từ nhỏ đã thấy một đường quốc giới màu đỏ thô kệch ôm
trọn cả Nam Hải (tức biển Đông) trên bản đồ Trung Quốc. Cho tới hôm nay chúng ta mới
biết được thực tế không phải như vậy. Đường quốc giới ấy chẳng những các nước láng
giềng mà cả cộng đồng quốc tế không công nhận. Chính phủ cũng như các chuyên gia học
giả Trung Quốc cũng không thể xác định rõ ràng. Dĩ nhiên, quân đội lại càng xấu mặt”.

(Nhà báo Châu Phương – Cựu biên tập mảng đối ngoại của Tân Hoa Xã).
“Chúng ta nên bình tĩnh và hãy biết lý lẽ một chút đối với Luật biển do Việt Nam
công bố thời gian gần đây. Cái thành phố có diện tích to lớn như thế (ám chỉ thành phố
Tam Sa mà Trung Quốc vừa tuyên bố thành lập), nó có thể giống một cái thành phố hay
không?. Bản thân cái thành phố này có thể cho con người một cuộc sống bình thường hay
không?. Chưa kể chúng ta nên học tập nghiêm túc Luật biển quốc tế trong thời hiện đại,
xác định chính xác đường lãnh hải cơ bản và các điểm cơ sở trên biển, chúng ta không thể
cứ tự nghĩ ra sao là làm vậy”. (Lý Lệ Hoa – Nhà nghiên cứu thuộc trung tâm tin tức hải
dương Trung Quốc).

Nguồn: www.Dantri.com.vn
e. Ý kiến của các chuyên gia, nhà ngoại giao Việt nam
Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử
16


quân sự Việt Nam đã phân tích về diễn biến tình hình mới nhất trên Biển Đông."Nguy cơ
nhãn tiền về một kịch bản Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Biển Đông, đe dọa an toàn
và tự do bay qua vùng biển này đối với Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói
chung đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết", tướng Lê Mã Lương khẳng định.
Ông Trần Duy Hải -Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia: Việt Nam có đầy đủ các
chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam. Đây là các tài liệu pháp lý để khẳng định
chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Mọi hoạt động của các bên khác không
được sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp. Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của
ASEAN nói chung trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông và kể cả trong việc yêu cầu
Trung Quốc chấm dứt hành động phá vỡ nguyên trạng Biển Đông, tạo ra tình hình căng
thẳng mới ở biển Đông.
g. Luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
khóa XIII thông qua ngày 21/06/2012. Luật có 7 chương 55 điều. Luật có hiệu lực kể từ

ngày 01/01/2013.
Xây dựng Luật Biển của Việt Nam là nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phục vụ
việc sử dụng, quản lý và cả bảo vệ các vùng biển, đảo cũng như phát triển kinh tế biển của
Việt Nam. Theo Luật, ngay điều 1 đã quy định rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của
Việt Nam
2.4. Hiệu quả đạt được
Trong năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Hậu lộc 2, tôi đã sử dụng phương pháp này
để giảng dạy cho học sinh các lớp: 11B1; 11B2; 12C 1; 12C2 của bộ môn Địa lí đạt kết quả
như sau:
*Kết quả của các lớp thực nghiệm:
- Các năm học trước: Khi tôi chưa lồng ghép đề tài này thì có kết quả ở khối 11 :
Lớp C1, C2, C4 chỉ có khoảng 50% học sinh hiểu bài và liên hệ tốt về thực tế ở Việt Nam .
Ở Khối 12 : Lớp A1, A2 có khoảng 75% học sinh hiểu và liên hệ tốt kiến thức về tài
nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam và khu vực .
- Năm học 2018 – 2019 : Tôi đã lồng ghép đề tài này ở một số lớp và đạt kết quả khả
quan : Ở Khối 11 với lớp B1,B2, B4 có khoảng 85 – 90% học sinh hiểu bài và hứng thú khi
liên hệ Việt Nam . Ở Khối 12 với các lớp C1, C2 đạt khoảng 95% hiểu bài và rất hào hứng
khi đưa ra các dẫn chứng liên quan bài học .
Nhìn vào kết quả trong năm học vừa rồi có thể đi đến kết luận rằng trong quá trình
giảng dạy cũng như ôn tập cho học sinh, nếu giáo viên chủ động lồng ghép, sưu tầm tư
liệu, tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào từng tiết dạy, với những hình ảnh
minh họa sinh động sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, học
sinh sẽ hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tập và kết quả mang lại tốt hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đã trang bị được cho học sinh một số kiến thức về biển, đảo của Việt Nam; đặc biệt là
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
17



Đã cung cấp cho học sinh biết những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với từng vùng biển và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đã tuyên truyền và giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức
đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho học sinh. Góp
phần bảo vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, phải thường xuyên giới thiệu cho
học sinh những thông tin về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biên giới chủ quyền
cũng như tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, cuộc sống của quân và dân trên đảo; phải coi
đó là phương tiện để nhận thức, không chỉ thuần túy là sự minh họa. Đây là nguồn thông
tin cực kỳ quan trọng giúp học sinh phát huy tính tích cực, tính tự giác; có hứng thú tìm tòi,
phát hiện kiến thức mới. Học sinh không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào
sâu suy nghĩ.
3.2. Kiến nghị
Đối với việc giảng dạy, đặc biệt là trong môn Địa lí luôn là vấn đề được quan tâm
sâu sắc. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như nước ta thì việc đổi mới
giảng dạy có liên hệ thực tế thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy rất mong các ban ngành,
nhà trường quan tâm nhiều hơn các môn học phụ như môn Địa lí để giúp giáo viên nâng
cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Trong khuôn khổ đề tài , tôi hy vọng góp phần
nhỏ bé vào việc đổi mới giáo dục thể hiện cụ thể qua đề tài này.Trong quá trình làm đề tài,
tôi không tránh khỏi thiếu sót nhất định rất cần sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp chuyên
môn . Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Hậu lộc ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết , không sao chép nội dung
của người khác

Hoàng thị Dung


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu mạng Internet: Biển đảo Việt nam và chế độ pháp lí; Tầm quan trọng của biển
đảo đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ; Tài nguyên biển Đông
2. Tài liệu tuyên truyền Biển đảo của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy.
3. - www.thanhnien.com.vn
- www.tuoitre.com.vn
- www.dantri.com.vn
- www.tienphong.com.vn

19


20



×