Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP BỐN CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT và NĂNG LƯỢNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.66 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP MỸ THO
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦ KHOA HUÂN
NGUYỄN THỊ QUỲNH LOAN
Đề tài:
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP BỐN
CHỦ ĐỀ “VẬT CHẤT & NĂNG LƯỢNG”
(Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục)

Mỹ tho, tháng 02/2010
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP MỸ THO
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦ KHOA HUÂN
Đề tài:
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP BỐN
CHỦ ĐỀ “VẬT CHẤT & NĂNG LƯỢNG”

(Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục)
Mỹ tho, tháng 02/2010
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do viết sáng kiến…… 4
2- Mục đích viết sáng kiến 4
3- Đối tượng nghiên cứu viết sáng kiến 4
4- Khách thể và phạm vi nghiên cứu ………………………………………… 5
5- Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………… 5
6- Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 5
7- Cấu trúc nội dung sáng kiến ………………………………………………….6
PHẦN NỘI DUNG
1- Chủ đề “ Vật chất & Năng lượng” trong chương trình môn Khoa học


lớp 4 và việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một só
bài học thuộc chủ đề này 7
2- Thực nghiệm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Bốn qua
các bài học thuộc chủ đề “ Vật chất & năng lượng” ………………………… 9
2.1- Biện pháp thực nghiệm 9
2.2- Giáo án thực nghiệm 12
2.3- Kết quả thực nghiệm 12
3- Biện pháp và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn…………………………… 14
PHẦN KẾT LUẬN
2- Kết luận 17
Danh mục tài liệu tham khảo 17
Phụ lục (đính kèm các giáo án giảng dạy thực nghiệm) ………………………18
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do viết Sáng kiến kinh nghiệm
- Môn Khoa học trong chương trình tiểu học là môn học tích hợp các nội dung
của khoa học tự nhiên với khoa học về sức khỏe trong các chủ đề: Con người và sức
khỏe; vật chất và năng lượng; thực vật và động vật; môi trường và tài nguyên. Quan
điểm của Bộ Giáo dục & Đào tạo khi xây dựng chương trình môn Khoa học là chú
trọng việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh, phát huy tính tích cực
của học sinh trong lĩnh hội kiến thức và thực hành những hành vi có lợi cho sức khỏe
của cá nhân, gia đình học sinh và cộng đồng.
- Thực tiễn dạy học nhiều năm qua, tôi thấy nội dung giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh đã được tích hợp vào chương trình dạy học gắn với một số bài học
trên lớp. Vấn đề còn lại là phương pháp, cách thức của người giáo viên để chuyên
tải nội dung ấy đến người học sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả. Việc xác định ma
trận mục tiêu, lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phát huy tính tích cực của
học sinh, nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vấn
đề tôi quan tâm khi thực hiện nhiệm vụ dạy học môn khoa học cho học sinh.
Những nội dung tôi trình bày sau đây là những kinh nghiệm được ghi chép lại,

hệ thống lại sau gần hai năm thực nghiệm có kết quả “Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh qua các bài học môn Khoa học lớp 4 thuộc chủ đề Vật chất và năng
lượng”, tại lớp Bốn
9
năm học 2008-2009 và 2 lớp Bốn
10
, Bốn
11
trong học kỳ I
năm học 2009-2010 ở Trường tiểu học Thủ Khoa Huân.
2- Mục đích viết sáng kiến
Mục đích của tôi khi viết sáng kiến này nhằm ghi lại những kinh nghiệm
thực tiễn giúp cho việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
qua một số bài dạy thuộc môn Khoa học lớp 4 thật nhẹ nhàng, hiệu quả.
3- Đối tượng nghiên cứu để viết sáng kiến
Đối tượng tôi tập trung nghiên cứu trong đề tài này là cách thức lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 qua một số bài học (bài dạy) cụ thể
trong chương trình thuộc chủ đề “ Vật chất và năng lượng”.
4
4- Khách thể & phạm vi của đề tài
Khách thể và phạm vi của đề tài sáng kiến kinh nghiệm là thực nghiệm và tổng
kết kinh nghiệm 05 tiết dạy thuộc môn Khoa học lớp Bốn, chủ đề “ Vật chất & năng
lượng” tại lớp Bốn
9
(2008-2009) và 2 lớp Bốn
10
, Bốn
11
(học kỳ I , 2009-2010) ở
Trường Tiểu học Thủ Khoa Huân -Thành phố Mỹ Tho.

5- Nhiệm vụ thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Nhiệm vụ của tôi khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm là:
- Khái quát nội dung chủ đề “ Vật chất & Năng lượng” trong chương trình
môn Khoa học lớp 4 và việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua
một số bài học thuộc chủ đề này.
- Thực nghiệm xác định ma trận mục tiêu và áp dụng phương pháp dạy học
tích cực để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 qua một số bài
học thuộc chủ đề “ Vật chất & năng lượng”.
- Nêu lên bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn dạy học lồng ghép giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 qua một số bài học thuộc chủ đề “ Vật chất
& năng lượng”.
6- Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm
Tôi đã sử dụng 4 phương pháp chủ yếu sau đây để nghiên cứu đề tài và tổng
kết kinh nghiệm :
6.1- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Bao gồm nghiên cứu lý thuyết về
ma trận mục tiêu bài học và đổi mới dạy học môn Khoa học ở tiểu học.
6.2- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm soạn - giảng 05 tiết dạy môn
Khoa học, chủ đề “ Vật chất & năng lượng” , nghiên cứu kỹ kết quả 5 tiết dạy này
ở cả 3 lớp thực nghiệm.
6.3- Phương pháp quan sát: Quan sát, đánh giá hiệu quả tiết dạy qua sự hứng thú
tiếp thu và mức độ tiếp thu kiến thức lồng ghép giáo dục kỹ năng sống ở học sinh 3 lớp
thực nghiệm giảng dạy.
6.4- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm sau các tiết dạy
thực nghiệm.
5
7- Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm này cấu trúc gồm 3 phần :
*Phần mở đầu: Trình bày lý do viết Sáng kiến kinh nghiệm, mục đích, nhiệm
vụ, đối tượng- phạm vi, phương pháp và cấu trúc nội dung của sáng kiến.
*Phần nội dung: Trình bày 2 nội dung:

- Khái quát nội dung chủ đề “ Vật chất & Năng lượng” trong chương trình
môn Khoa học lớp 4 và việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua
một số bài học thuộc chủ đề này.
- Thực nghiệm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Bốn qua
các bài học thuộc chủ đề “ Vật chất & năng lượng”.
* Phần kết luận: Nêu lên biện pháp, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn dạy
học và kết luận của đề tài.
6
PHẦN NỘI DUNG
1- Chủ đề “ Vật chất & Năng lượng” trong chương trình môn Khoa học
lớp 4 và việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các bài học
thuộc chủ đề này.
- Môn Khoa học được dạy ở lớp 4 gồm 3 chủ đề : Con người và sức khỏe;
Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật. Trong đó, chủ đề Vật chất và
năng lượng có 37 bài (33 bài học và 04 bài ôn tập).
- Chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 4 là sự phát triển tiếp nối chủ đề Tự
nhiên trong môn Tự nhiên và xã hội các lớp 1,2,3 bao gồm các nội dung: Nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. Ở chủ đề này, học sinh được tìm hiểu một
số đặc điểm, tính chất đơn giản của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt
và vai trò của chúng trong cuộc sống. Học sinh cũng được tìm hiểu về cách thức
sử dụng hợp lý một số vấn đề vệ sinh an toàn khi sử dụng nước, không khí, âm
thanh, ánh sáng, nhiệt.
Đặc điểm cần chú ý khi dạy học chủ đề này là hình thành và phát triển ở
học sinh kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm đơn giản; phân tích, so sánh để rút ra
những tính chất, đặc điểm chung của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng,
nhiệt. Đồng thời cũng phải chú ý hình thành và phát triển ở các em ý thức thực
hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, tích cực
tham gia bảo vệ môi trường nước, không khí.
- Chủ đề Vật chất và năng lượng trong chương trình môn Khoa học lớp 4 có
5 bài được lồng ghép giáo dục kỹ năng sống rõ nhất. Đó là các bài ghi dưới đây:

Thứ
tự
Tên bài học
Mục tiêu
Kiến thức Lồng ghép kỹ năng sống
Bài
27
Một số cách
làm sạch nước
Biết cách làm sạch nước
bằng cách :
+ Lọc
+ Khử trùng
+ Đun sôi .vv
- Hiểu được sự cần thiết
phải đun sôi nước trước
khi uống;
- Có ý thức nhắc nhở mọi
người uống nước đã được
đun sôi.
7
Bài
28
Bảo vệ nguồn
nước
Biết được một số biện
pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Bỏ rác đúng chỗ
+ Sử dụng nhà tiêu tự hoại.
+ Khơi thông cống rảnh

vv…
- Nêu được những việc nên
và không nên làm để bảo vệ
nguồn nước;
- Có ý thức bảo vệ và
nhắc nhở mọi người thực
hiện việc bảo vệ nguồn
nước.
Bài
29
Tiết kiệm
nước
Biết được cách để tiết
kiệm nước:
+ Khóa vòi nước cẩn
thận, sửa chữa ngay khi
ống nước bị vỡ.
+ Khi đánh răng, lấy
nước vào cốc, khóa nước
lại, không để chảy tràn.
- Nêu được những việc nên
và không nên làm để tiết
kiệm nước;
- Giải thích được lý do
phải tiết kiệm nước.
Bài
40
Bảo vệ bầu
không khí
trong sạch

Biết các biện pháp bảo vệ
bầu không khí trong sạch
như:
+ Thu gom, xử lý
phân, rác hợp lý.
+ Giảm khí thảy.
+ Bảo vệ rừng và trồng
cây vv
- Nêu được những việc
nên và không nên làm để
bảo vệ bầu không khí
trong sạch;
- Cam kết thực hiện bảo
vệ bầu không khí trong
sạch.
Bài
49
Ánh sáng và
việc bảo vệ
đôi mắt
Biết cách bảo vệ đôi mắt
của mình bằng cách :
+ Không nhìn trực
tiếp vào Mặt trời
+ Không nhìn trực
tiếp ánh lửa hàn.
+ Không để ánh đèn
pin, đèn laze … chiếu
thẳng vào mắt .vv
- Vận dụng kiến thức về

sự tạo thành bóng tối, về
vật cho ánh sáng truyền
qua một phần, vật cản
sáng … để bảo vệ mắt;
- Nhận biết và phòng
tránh những trường hợp
ánh sáng quá mạnh có hại
cho mắt;
- Biết tránh không đọc
sách hoặc viết ở những
nơi ánh sáng quá yếu.
(Bảng ma trận này do tác giả tham khảo các tài liệu để lập ra nhằm xác định
mục tiêu bài học có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trong
số các bài học thuộc chủ đề “Vật chất và năng lượng”)
8
2- Thực nghiệm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Bốn
qua một số bài học thuộc chủ đề “ Vật chất & năng lượng”.
Như trên đã trình bày, mục tiêu và nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh đã được xác định khá rõ. Vấn đề đặt ra đối với mỗi giáo viên
chúng tôi khi giảng dạy là xác định ma trận mục tiêu, lựa chọn phương pháp,
cách thức dạy - học như thế nào để việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho
các em một cách nhẹ nhàng nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất. Sau đây là
phần mô tả những việc tôi đã thực nghiệm giảng dạy để tổng kết thành kinh
nghiệm bước đầu:
2.1- Biện pháp thực nghiệm một số tiết dạy:
Năm học 2008 -2009 và học kỳ I năm học 2009 -2010, khi dạy 05 bài thuộc
chủ đề “ Vật chất & năng lượng” nêu trên cho học sinh lớp Bốn
9
, tôi soạn giảng
và tổ chức giờ học với các hướng như sau

2.1.1- Xây dựng ma trận mục tiêu kiến thức và lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống qua các bài học thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng.
Việc xây dựng ma trận mục tiêu như chúng tôi trình bày trong bảng ghi ở
trang 7& 8 trên đây giúp chúng tôi hình dung toàn bộ hệ thống kiến thức và kỹ
năng sống cần giáo dục cho học sinh. Đây cũng là cơ sở cho việc lựa chọn
phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy - học của thầy và trò.
2.1.2- Thực hiện tốt 3 định hướng :
- Thấu suốt yêu cầu về kiến thức và kỹ năng dạy - học môn khoa học lớp 4,
chủ đề “ Vật chất & năng lượng” như ma trận mục tiêu lồng ghép đã trình bày
trong bảng ghi ở trang 7& 8 của đề tài này.
- Thấu suốt việc đổi mới dạy học thông qua đổi mới khâu chuẩn bị của giáo
viên, phương pháp và cách thức làm việc của thầy và trò trong giờ dạy và học .
- Trên cơ sở thấu suốt những việc trên, tập trung chuẩn bị tốt nội dung kiến thức
truyền đạt, tập trung đầu tư cho khâu soạn giảng, chú ý các phương pháp cách thức
khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh trong các nhóm học tập trên lớp.
2.1.3- Thực hiện những định hướng chung về phương pháp dạy:
9
- Khai thác vốn hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hiểu biết về cuộc sống xung
quanh các em khi tìm hiểu đặc điểm, tính chất, cách sử dụng nước, không khí, âm
thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Chú trọng tổ chức cho các em quan sát, làm thí nghiệm để tìm hiểu, rút ra
những nhận xét về đặc điểm, tính chất, cách sử dụng nước, không khí, âm thanh, ánh
sáng, nhiệt.
- Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức khoa học về đặc điểm, tính chất,
cách sử dụng nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt để giải thích những hiện
tượng đơn giản trong cuộc sống thường gặp. Qua đó khơi gợi sự tò mò khoa học,
thói quen đặt câu hỏi, tìm hiểu và giải thích những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống
xung quanh các em.
2.1.4- Thực hiện đúng tiến trình giảng dạy môn khoa học gồm 2 bước:
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu:

bao gồm cho học sinh trình bày hiểu biết của mình; tổ chức quá trình tìm hiểu, phân
tích để nhận biết đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu; giúp các
em phát biểu khái quát về đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu
ấy; giúp các em đưa ra được những ví dụ, ứng dụng có liên quan đến vấn đề đang học.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh nêu vấn đề thực tế cần giải quyết: bao gồm tổ
chức cho học sinh tìm hiểu, phân tich một số tình huống cụ thể để đưa ra cách giải
quyết trên cơ sở kiến thức vừa được học. Khắc sâu kiến thức và hình thành kỹ năng
sống cho các em.
2.1.5- Kết hợp hiệu quả 5 phương pháp dạy học tích cực sau đây trong tổ
chức hoạt động dạy - học của Thầy và Trò:
* Phương pháp động não:
- Mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là khuyến khích học sinh đưa ra
nhiều ý kiến liên quan đến các chủ đề học tập; tạo động cơ để các em phát triển
các kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra trong học tập một cách sáng tạo nhất.
- Phương pháp này được sử dụng trong các tiết dạy theo 4 bước: 1) Nêu
vấn đề, 2) Từng học sinh nêu ý kiến trả lời, 3) Nhóm học sinh thảo luận chọn ra
ý kiến hay nhất, 4) Giáo viên nhận xét, kết luận.
10
* Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ:
- Mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là khuyến khích học sinh làm việc
theo nhóm nhỏ (nhóm đôi, nhóm 3, nhóm 4), cùng khám phá tìm ra những điều
mới; mở rộng suy nghĩ và hiểu biết; phát triển kỹ năng nói, giao tiếp cho các em.
- Phương pháp này sử dụng trong các tiết dạy theo 6 bước: 1) Chia nhóm, cử
nhóm trưởng, 2) Giao việc - giao nội dung cần tìm hiểu cho từng nhóm, 3) Nhóm
học sinh thảo luận thống nhất ý kiến của nhóm , 4) Nhóm trưởng báo cáo kết quả
thảo luận, 5) Các nhóm trao đổi, thảo luận, 6)Giáo viên nhận xét, kết luận.
* Phương pháp quan sát:
- Mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là khuyến khích học sinh sử dụng
một trong các giác quan của mình quan sát đối tượng đang tìm hiểu trong bài
học để đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá thông minh, nhanh nhạy và chính xác

nhất.
- Phương pháp này sử dụng trong các tiết dạy theo 5 bước: 1) Hướng dẫn
học sinh xác định mục tiêu quan sát, 2) Hướng dẫn học sinh lựa chọn đối tượng
quan sát, 3)Chia nhóm để quan sát , 4) Nhóm trưởng báo cáo kết quả quan sát,
5) Giáo viên nhận xét, kết luận.
* Phương pháp trò chơi học tập:
- Mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là tạo ra môi trường học tập thân
thiện theo kiểu “chơi mà học”. Khuyến khích học sinh khai thác vốn kinh
nghiệm của bản thân trong quá trình chơi để học tập và thể hiện những điều đã
được học để tham gia trò chơi: chuyền thư, tiếp sức, hái hoa điểm 10, ai nhanh
hơn, thỏ về chuồng.
- Phương pháp này sử dụng trong các tiết dạy theo 3 bước: 1) Hướng dẫn học
sinh cách tham gia trò chơi, 2) Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để ghi nhớ điều
vừa học , 3) Giáo viên nhận xét, đánh giá, củng cố kiến thức đã học qua trò chơi.
* Phương pháp thí nghiệm:
- Mục tiêu của phương pháp này là giúp học sinh đi sâu tìm hiểu đặc điểm,
tính chất của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt thông qua thực hành thí
nghiệm. Từ đó hình thành kỹ năng thực hành, thí nghiệm cho học sinh.
11
- Phương pháp này được thực hiện thông qua việc hướng dẫn học sinh làm
thí nghiệm đơn giản; phân tích, so sánh để rút ra những tính chất, đặc điểm
chung của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt
2.2- Giáo án thực nghiệm
Xem 05 giáo án của 05 bài dạy đính kèm phần phụ lục của đề tài này.
2.3- Kết quả thực nghiệm tiết dạy
* Kết quả ghi nhận bằng số liệu cụ thể :
Lớp/ năm học
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình
Lớp Bốn

9
(2008-2009)
50/52
(96,2%)
02/52
(3,8%)
/
Lớp Bốn
10
(HKI,2009-2010)
51/52
(98,1%)
01/52
(1,9%)
/
Lớp Bốn
11
(HKI,2009-2010)
28/29
(96,6%)
01/29
(3,4%)
/
* Qua thực nghiệm 05 tiết dạy, tôi có vài nhận xét như sau:
Một, các tiết dạy thể nghiệm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống nêu trên đã
khắc phục được những hạn chế thường gặp ở các lớp tôi đã dạy những năm
trước đây. Chính việc xây dựng ma trận mục tiêu, áp dụng phương pháp dạy học
tích cực như đã trình bày giúp chúng tôi tránh được lối truyền thụ kiến thức một
chiều, cứng nhắc như trong sách giáo khoa, lồng ghép kiến thức về kỹ năng sống
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.

Hai, tính hấp dẫn của tiết dạy và sự hứng thú học tập của học sinh thể hiện
khá rõ trong 05 tiết dạy thể nghiệm ở cả 3 lớp thực nghiệm . Vai trò tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh trong 3 lớp được phát huy cao nhất. Không
khí làm việc của Thầy - Trò tự nhiên và thoải mái.
Ba, các câu hỏi chính từ bài học hướng đến mục tiêu lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống ghi sau đây được học sinh của cả 3 lớp hiểu và trả lời bằng chính sự
12
nhận biết của mình, bằng ngôn ngữ của mình, không gượng ép và không lặp lại
theo câu chữ của sách giáo khoa.
+ Tại sao em phải đun sôi nước khi uống ? ; Tại sao em phải nhắc nhở mọi
người uống nước đã được đun sôi ? (Bài 27: Một số cách làm sạch nước);
+ Việc nào em nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước ? ; Tại sao
em phải nhắc nhở mọi người bảo vệ nguồn nước ? (Bài 28: Bảo vệ nguồn
nước);
+ Việc nào em nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước ? ; Tại sao em
và mọi người phải tiết kiệm nước nước ? (Bài 29: Tiết kiệm nước);
+ Việc nào em nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong
sạch ? ; Tại sao em và mọi người phải bảo vệ bầu không khí trong sạch ? (Bài
40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch);
+ Tại sao em phải bảo vệ đôi mắt của mình và cách nào để em bảo vệ đôi
mắt ấy ? ( Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt) v.v
Việc học sinh 2 lớp trả lời khá tốt các câu hỏi vừa nêu là một tín hiệu đáng
mừng. Thực ra, những câu hỏi ấy không quá khó đối với các em nhưng nếu
không tạo ra một bầu không khí học tập trao đổi nhẹ nhàng, thoải mái như
chúng tôi đã làm thì không kích thích được suy nghĩ của các em và các em
không chịu khó suy nghĩ để lĩnh hội sâu sắc nội dung bài học.
Bốn, mục tiêu bài học đạt được như chúng tôi đã xác định: 96% - 98% học
sinh của mỗi lớp mà chúng tôi áp dụng thực nghiệm hiểu và nắm vững những
nội dung cơ bản của bài học. Mục tiêu về kiến thức và lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh đạt được như mong đợi của chúng tôi.

Năm, sự hài lòng của giáo viên, sự hứng thú trong giảng dạy của giáo viên
và học tập của học sinh được nâng lên qua 05 tiết dạy thực nghiệm.
Năm học 2008-2009 vừa qua và học kỳ I của năm học 2009-2010 này, đã
có 02 trong 05 tiết dạy thể nghiệm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh của tôi đã được tổ chuyên môn dự giờ , đánh giá. Qua dự giờ và khảo sát
học sinh, tổ chuyên môn có những đánh giá tốt về cách thức triển khai hoạt
13
động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống, xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực theo chủ trương
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3- Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn:
Qua thực nghiệm xây dựng ma trận mục tiêu và áp dụng phương pháp dạy
học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong 05 bài học thuộc chủ đề “Vật chất và năng lượng”, môn Khoa học lớp
4, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau :
3.1- Trong công tác giảng dạy, chính tâm huyết của người thầy giáo kích
thích quá trình mày mò sáng tạo để đổi mới nâng cao chất lượng dạy học. Nội
dung kiến thức, chuẩn kiến thức và mục tiêu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho
học sinh đã được nhiều tài liệu đề cập đến. Vấn đề còn lại là người giáo viên
mạnh dạn thể nghiệm nó để từng bước rút kinh nghiệm.
Rõ ràng là, ma trận mục tiêu và các phương pháp dạy học tích cực tôi áp
dụng trong các tiết dạy thể nghiệm ở 3 lớp được chọn thực nghiệm không mới
và không xa lạ đối với mỗi người giáo viên dạy ở trường tiểu học. Điều mà
chúng tôi đạt được trong quá trình thể nghiệm của mình là chính trong quá trình
dạy học với mục tiêu lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, tôi đã tạo ra một bầu
không khí, một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực như chủ trương
của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chính bầu không khí thân thiện và môi trường học
tập tích cực ấy, Trò chịu khó suy nghĩ, Thầy nhiệt tâm dẫn dắt để các em hiểu
sâu và chuyển hóa nó thành kỹ năng sống của bản thân mình.
3.2- Muốn nâng cao hiệu quả dạy học, nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh qua mỗi bài học, người giáo viên phải xây dựng
cho được mục tiêu bài học có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong
từng bài dạy cụ thể . Việc xây dựng ma trận mục tiêu bài học có lồng ghép nội dung
giáo dục kỹ năng sống được thực hiện thông qua 3 thao tác:
(1) Rà soát chương trình dạy để lựa chọn bài dạy lồng ghép thích hợp;
(2) Xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng bài học,;
14
(3) Xây dựng bảng ma trận mục tiêu để có thể nhìn xuyên suốt được các cấp độ
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong quá trình dạy học môn học như đã ghi ở
bảng ma trận mục tiêu bài học, trang 7 & 8.
3.3- Cùng với việc vừa nêu, giáo viên cần quan tâm thực hiện tốt khâu
soạn giảng trên cơ sở kế hoạch bài dạy.
Xem kế hoạch bài dạy là bản thiết kế tổng thể cho một tiết dạy, ở đó phải
chỉ ra được các hoạt động cần có của thầy và trò và tổ chức hoạt động học đa
dạng phong phú để thu hút học sinh vào nội dung bài học.
Để thực hiện tốt các hoạt động cần có này, người giáo viên phải chuẩn bị cá
nhân theo hướng mở rộng kiến thức, quan tâm dẫn dắt, chấn chỉnh, uốn nắn và
tạo hứng thú cho quá trình học tập của học sinh khi tiến hành tiết dạy.
3.4- Vấn đề quan trọng trong khâu soạn giảng là phải lựa chọn cho được
phương pháp tổ chức hoạt động dạy - học cho phù hợp với đối tượng học sinh và
đáp ứng được mục tiêu lồng ghép- kiến thức.
Các phương pháp dạy học tích cực được vận dụng kết hợp trong một tiết
dạy, bài dạy có thể là : Phương pháp động não, quan sát, làm việc theo nhóm,
thí nghiệm và trò chơi củng cố kiến thức vv
Thực tiễn kết hợp các phương pháp trong từng tiết dạy, bài dạy qua 05 tiết
thể nghiệm trên đây, chúng tôi thấy cần quan tâm mấy việc:
+ Một là, khi tôi áp dụng phương pháp động não đối với học sinh của 2 lớp
thực nghiệm giảng dạy thì gặp phải tình trạng mất thời gian vào những ý tưởng
lan man, xa lạ của học sinh làm cho không khí lớp học rơi vào tình trạng lộn
xộn, chệch chủ đề. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp động não, tôi luôn có ý

thức khéo léo láy ý kiến của học sinh vào chủ đề do mình đưa ra mà không làm
cho học sinh cảm thấy mất hứng. Chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp động não
trong các nhóm nhỏ học sinh và quan tâm đến hoạt động của nhóm nhỏ này sao
cho có hiệu quả.
+ Hai là, một trong những nhược điểm khi tôi áp dụng phương pháp quan
sát là học sinh không quan sát được nhiều sự vật hay hiện tượng trừu tượng mà
chỉ quan sát được một số sự vật, hiện tượng cụ thể. Mặt khác, qua áp dụng
phương pháp quan sát, chúng tôi rút ra một điều là không phải mọi kiến thức và
15
kỹ năng đều được rút ra từ quan sát. Vì vậy, tôi đã phải xác định rõ mục tiêu
kiến thức , kỹ năng nào học sinh cần đạt trong bài học để thông báo cho các em
trước khi quan sát.
+ Ba là, trong áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm nhỏ , ở cả 2 lớp
dạy thực nghiệm đều có một vài học sinh chưa tích cực trong hoạt động nhóm ,
tạo ra sức ì trong hoạt động nhóm. Vì vậy, khi tổ chức cho các em làm việc theo
nhóm, tôi cử nhóm trưởng luân phiên và người thay mặt nhóm báo cáo kết quả
thảo luận cũng luân phiên. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng trong tư thế phản ứng
nhanh và phán đoán tốt chiều hướng thảo luận của mỗi nhóm để kịp thời uốn
nắn quá trình thảo luận nhóm theo đúng mục tiêu mong muốn. Chính điều này,
tôi thấm thía rằng dạy một tiết đổi mới phương pháp, người giáo viên phải cực
khổ gấp 10 lần tiết dạy theo phương pháp truyền thống.
+ Bốn là, dù đã chuẩn bị khá kỹ nhưng việc áp dụng phương pháp trò chơi
học tập lại dẫn đến suy nghĩ trong học sinh đó là trò chơi giải trí. Suy nghĩ chệch
hướng này làm, cho các em xa rời mục tiêu củng cố kiến thức do giáo viên thiết
kế. Vì vậy, trong phương pháp trò chơi, chúng tôi phải đưa ra trò chơi hướng
đến mục tiêu học tập cụ thể, phải có luật chơi hợp lý, đánh giá công bằng nhằm
kích thích thi đua sáng tạo giữa các nhóm, các thành viên trong lớp học.
3.5- Trong soạn giảng, cần vận dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp
và hình thức tổ chức giờ học hướng đến mục tiêu lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh. Quan tâm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.

Muốn làm được điều này, phải chú ý tới mọi đối tượng học sinh, phải xây dựng
hệ thống câu hỏi gợi mở trong từng bài học .
PHẦN KẾT LUẬN
Đến đây, đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã giải quyết được 3 nhiệm
vụ đã đề ra là: 1) khái quát nội dung chủ đề “ Vật chất & Năng lượng” trong
16
chương trình môn Khoa học lớp 4 và việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh qua một số bài học thuộc chủ đề này; 2) thực nghiệm dạy học lồng
ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Bốn qua một số bài học thuộc chủ
đề “ Vật chất & năng lượng”; 3) nêu lên bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Bốn qua một số bài
học thuộc chủ đề “ Vật chất & năng lượng”.
Có thể nói, muốn nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học ở tiểu học nói
chung và một số bài học thuộc chủ đề “ Vật chất và năng lượng” ở lớp 4 nói
riêng, phải quan tâm thực hiện hàng loạt các biện pháp, cách thức được tích lũy
từ thực tế giảng dạy. Hiệu quả của giờ dạy học tỉ lệ thuận với công sức đầu tư và
lòng yêu nghề của mỗi người giáo viên trong quá trình dạy học.
Những suy nghĩ vừa trình bày ở phần trên xuất phát từ thực tiễn một tiết
dạy thực nghiệm của bản thân và đồng nghiệp cùng khối, tổ chuyên môn và
tham khảo ý kiến đồng nghiệp trong trường. Hy vọng những kinh nghiệm ban
đầu nêu trên sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới để nâng cao hiệu quả dạy
học, tạo ra môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực như chủ trương mà
ngành Giáo dục đã đề ra. ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỂ THỰC NGHIỆM TIẾT DẠY
1- Phạm Thị Hà, Thiết kế bài giảng Khoa học 4 (tập 1&2), Nxb Hà Nội, 2005
2- Lục Thị Nga, Tích hợp dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn
Khoa học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nxb Giáo dục,
2009.

17
NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM

























……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
18

×