Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Nghiên cứu tác nhân gây bệnh và biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối thân chảy nhựa trên cây mít ở miền đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI VĂN TRỊ

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH THỐI THÂN CHẢY NHỰA
TRÊN CÂY MÍT Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

TP HỒ CHÍ MINH, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI VĂN TRỊ

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH THỐI THÂN CHẢY NHỰA
TRÊN CÂY MÍT Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 9620112


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tuất
2. TS. Nguyễn Văn Hòa

TP HỒ CHÍ MINH, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Toàn bộ
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

Tác giả luận án

Mai Văn Trị


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến tập thể hướng dẫn
khoa học GS.TS. Nguyễn Văn Tuất, TS. Nguyễn Văn Hòa đã dành nhiều thời gian
để góp ý, cho ý tưởng, nội dung nghiên cứu, định hướng phương pháp luận, chỉnh
sửa văn phong và một số vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn đồng ý, hỗ trợ, tạo điều kiện và chia sẻ kiến thức
của lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban Đào tạo Sau ĐH và cán

bộ tham gia công tác đào tạo; của lãnh đạo Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam
và Phòng QLKH và HTQT và cán bộ tham gia công tác đào tạo; chân thành cảm
ơn sự đồng ý, động viên và hỗ trợ của lãnh đạo Viện cây ăn quả miền Nam.
Xin chân thành cảm ơn TS. Santa Olga Cacciola, BM Nông nghiệp, Thực
phẩm và Môi trường, ĐH Catania, Italia; GS. Gaetano Magnano di San Lio (ĐH
Reggio Calabria Địa Trung Hải, Italia) cùng một số đồng nghiệp khác đã tài trợ và
giúp đỡ về vật liệu, phương tiện cho việc thực hiện một số thí nghiệm.
Xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp ở Phòng Bảo vệ thực vật và Phòng
CN Sau thu hoạch thuộc Viện cây ăn quả miền Nam, BM Di truyền và SH phân tử
thuộc ĐH Cần Thơ, đồng nghiệp tại Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu, TS.
André Drenth (ĐH Queensland), PGS.TS. Nguyễn Minh Châu và TS. Đinh Thị
Yến Phương. Chân thành cảm ơn lãnh đạo ngành chuyên môn và nông dân trồng
mít ở các tỉnh miền Đông Nam bộ đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ trong suốt quá
trình điều tra, thực hiện thí nghiệm và hoàn chỉnh luận văn. Cuối cùng xin cám ơn
các anh chị, các cháu, gia đình, người thân, cùng tất cả đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án.

Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ vii
DANH MỤC THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH ....................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. xii

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 2
3. Những đóng góp mới của đề tài luận án ......................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................ 5
1.2. Một số thông tin về cây mít.......................................................................................... 7
1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, sản xuất và sử dụng .......................................... 7
1.2.2. Một số giống mít chính ở miền Đông Nam bộ ....................................................... 10
1.2.3. Một số đặc điểm canh tác ........................................................................................ 11
1.2.4. Một số bệnh hại trên cây mít ................................................................................... 13
1.3. Bệnh thối thân chảy nhựa (TTCN) hại mít ................................................................ 15
1.4. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của Phytophthora ......................................... 16
1.4.1. Vị trí phân loại của Phytophthora ........................................................................... 16
1.4.2. Phân lập Phytophthora ............................................................................................ 16
1.4.3. Chu kỳ sống (life cycle) của Phytophthora ............................................................ 18


iv

1.4.4. Loài Phytophthora palmivora ................................................................................. 20
1.4.6. Xác định loài Phytophthora gây bệnh cây trồng..................................................... 23
1.4.7. Một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển của Phytophthora ................ 26
1.5. Chu kỳ bệnh (disease cycle) và dịch bệnh học bệnh Phytophthora ........................... 27
1.6. Một số biện pháp phòng trừ bệnh gây bởi Phytophthora .......................................... 29
1.6.1. Biện pháp canh tác .................................................................................................. 29
1.6.1.1. Ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập, lây lan và sử dụng cây giống sạch bệnh....... 29
1.6.1.2. Thoát nước trong vườn......................................................................................... 30

1.6.1.3. Bón phân hữu cơ .................................................................................................. 31
1.6.2. Biện pháp giống chống chịu bệnh ........................................................................... 32
1.6.3. Biện pháp sinh học .................................................................................................. 33
1.6.4. Phòng trừ bằng thuốc hóa học ................................................................................. 34
1.6.5. Phòng trừ tổng hợp bệnh Phytophthora .................................................................. 39
1.7. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu bệnh TTCN hại mít ................................... 40
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 42
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................... 42
2.1.1. Môi trường nuôi cấy, hóa chất, trang thiết bị và dụng cụ sử dụng chung .............. 42
2.1.2. Nguồn Phytophthora ............................................................................................... 44
2.1.3. Các giống cây ăn quả .............................................................................................. 44
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 44
2.2.1. Thời gian thực hiện ................................................................................................. 44
2.2.2. Địa điểm thực hiện .................................................................................................. 44
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 45
2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 45
2.4.1. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh TTCN hại mít ở Đông Nam bộ ............................. 45
2.4.1.1. Mô tả triệu chứng và phân cấp bệnh .................................................................... 45
2.4.1.2. Phân lập, xác định tác nhân gây bệnh TTCN hại mít ở miền Đông Nam bộ ...... 46


v

2.4.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của mẫu phân lập P. palmivora ...... 54
2.4.2.1. Điều tra tình hình bệnh thối thân chảy nhựa ........................................................ 57
2.4.2. Nghiên cứu tình hình, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh TTCN ở Đông
Nam bộ .............................................................................................................................. 58
2.4.2.2. Điều tra diễn biến trong năm của bệnh TTCN ở Đông Nam bộ .......................... 58
2.4.2.3. Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác và sinh thái đến bệnh TTCN ....... 59
2.4.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thối thân chảy nhựa ................................... 61

2.4.3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống mít có khả năng chống chịu bệnh TTCN ............ 61
2.4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đối với bệnh TTCN ....... 64
2.4.3.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của xử lý T. harzianum đến bệnh TTCN ............................ 70
2.4.3.4. Nghiên cứu phòng trừ bệnh TTCN hại mít bằng biện pháp hóa học ................... 72
2.4.3.5. Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh TTCN hại mít ............................... 75
2.4.4. Phương pháp xử lý, chuyển đổi số liệu cho các thí nghiệm ................................... 78
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 79
3.1. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối thân chảy nhựa hại mít ở Đông Nam bộ ........... 79
3.1.1. Triệu chứng và phân cấp bệnh thối thân chảy nhựa hại mít ở Đông Nam bộ ........ 79
3.1.2. Phân lập, xác định tác nhân gây bệnh TTCN hại mít ở Đông Nam bộ ......................... 84
3.1.2.1. Phân lập tác nhân gây bệnh TTCN hại mít ở Đông Nam bộ ............................... 84
3.1.2.2. Kết quả lây nhiễm nhân tạo và tái phân lập ký sinh gây bệnh ............................. 85
3.1.2.3. Xác định loài Phytophthora bằng phương pháp dựa vào đặc điểm hình thái........... 89
3.1.2.4. Xác định loài Phytophthora gây bệnh bằng phương pháp sinh học phân tử ......... 93
3.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài P. palmivora gây bệnh ............. 97
3.1.3.1. Xác định kiểu ghép cặp (kiểu lai, mating type) ................................................... 97
3.1.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tăng trưởng tản nấm của P. palmivora .................. 98
3.1.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tạo bào tử túi của P. palmivora ............ 100
3.1.3.4. Ảnh hưởng của mức pH môi trường đến tăng trưởng của P. palmivora ............. 101
3.1.3.5. Khả năng gây bệnh của P. palmivora đối với một số loài cây ăn quả ............... 103


vi

3.1.3.6. Tính kháng Metalaxyl của các mẫu Phytophthora phân lập trên mít ................ 104
3.2. Nghiên cứu tình hình, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh TTCN ở Đông Nam bộ105
3.2.1. Tỷ lệ bệnh thối thân chảy nhựa ở Đông Nam bộ .................................................. 105
3.2.2. Diễn biến trong năm của bệnh TTCN ở khu vực Đông Nam bộ .......................... 108
3.2.3. Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác và sinh thái đến bệnh TTCN...... 111
3.2.3.1. Ảnh hưởng của giống trồng đến bệnh TTCN .................................................... 111

3.2.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến bệnh TTCN ......................................... 113
3.2.3.3. Ảnh hưởng của độ tuổi vườn cây đến bệnh TTCN ............................................ 113
3.2.3.4. Ảnh hưởng của địa hình vườn cây đến bệnh TTCN .......................................... 115
3.2.3.5. Ảnh hưởng của trồng thuần và trồng xen đến bệnh TTCN hại mít ................... 116
3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh TTCN hại mít ............................................. 120
3.3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống mít chống chịu bệnh TTCN .................................. 120
3.3.2. Nghiên cứu phòng trừ bệnh TTCN hại mít bằng biện pháp canh tác ................... 130
3.3.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của xử lý T. harzianum đến khả năng giảm bệnh TTCN
hại mít trong điều kiện đồng ruộng ................................................................................. 143
3.3.4. Nghiên cứu phòng trừ bệnh bằng biện pháp hóa học............................................ 149
3.3.5. Kết quả thực hiện mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh TTCN hại mít.................... 162
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 169
1. Kết luận ....................................................................................................................... 169
2. Đề nghị ........................................................................................................................ 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ....................................................... 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 171
-Tài liệu tham khảo tiếng Việt ........................................................................................ 171
-Tài liệu tham khảo tiếng Anh ........................................................................................ 173
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 189


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLAST

Basic Local Alignment Search Tool

BRVT


Bà Rịa Vũng Tàu

BVTV

Bảo vệ Thực vật

CRA

Môi trường nuôi cấy CRA (cà rốt agar)

CSB

Chỉ số bệnh

CV

Coefficient of variation

DNA

Deoxyribonucleic Acid

Dntp

Deoxynucleotide triphosphate

FAO

Food and Agriculture Organization


ITS

Internal transcribed spacer

NCBI

National Center for Biotechnology Information

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nxb

Nhà xuất bản

PCR

Polymerase Chain Reaction

PDA

Môi trường nuôi cấy PDA (Potato Dextrose Agar)

PSM

Môi trường chọn lọc Phytophthora

RCBD


Randomized Complete Block Design

RNA

Ribonucleic acid

SXL

Sau xử lý

TLB

Tỷ lệ bệnh

TTCN

Thối thân chảy nhựa

TXL

Trước xử lý

UK

United Kingdom

UV

Untra-violet



viii

DANH MỤC THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Bào tử động/động bào tử

Zoospores

Bào tử hậu/hậu bào tử

Chlamydospores

Bào tử túi (bào tử nang)

Sporangium

Bào tử noãn

Oospore

Bộ

Order

Cấu trúc cái/túi noãn


Oogonium

Cấu trúc đực/ bao đực

Antheridium

Chi

Genus

Cuống (của bào tử túi)

Pedicel

Giới

Kingdom

Họ

Family

Hệ sợi nấm/Khuẩn ty thể

Mycelium

Kiểu dị tản

Heterothallic


Kiểu đồng tản

Homothallic

Kiểu ghép đôi/kiểu lai/bắt cặp

Mating types

Loài

Species

Lông roi

Flagella

Mẫu phân lập

Isolate

Mốc nước

Water moulds

Nang

Cyst

Ngành


Phylum

Núm (của bào tử túi)

Papillate

Túi giao tử

Gametangia


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng

Trang

1.1.

Giá trị dinh dưỡng các bộ phận trong quả mít (100g phần ăn được)

2.1.

Một số biện pháp kỹ thuật chính được áp dụng trong mô hình phòng
trừ tổng hợp bệnh TTCN hại mít

76

3.1.


Bảng phân cấp bệnh thối thân chảy nhựa hại mít

82

3.2.

Danh sách 10 mẫu phân lập được mã hóa và nguồn gốc của mẫu

85

3.3.

Một số đặc điểm của bào tử túi của 10 mẫu phân lập

91

3.4.

Tổng hợp một số đặc điểm hình thái của 10 mẫu Phytophthora được
phân lập từ cây mít ở Đông Nam bộ

92

3.5.

Kết quả xác định kiểu ghép cặp của các mẫu Phytophthora phân lập
từ cây mít ở miền Đông Nam bộ

98


3.6.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tăng trưởng đường kính tản nấm của P.
palmivora trong điều kiện phòng thí nghiệm

99

3.7.

Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến sản sinh bào tử túi của P.
palmivora trong điều kiện phòng thí nghiệm (104 x bào tử túi/đĩa)

101

3.8.

Đáp ứng đối với các nồng độ Metalaxyl của 10 mẫu Phytophthora
phân lập trên mít ở Đông Nam bộ

104

3.9.

Ảnh hưởng của giống mít được trồng đến tỷ lệ bệnh TTCN (%) hại
mít qua điều tra (BRVT, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai)

112

3.10.


Ảnh hưởng của khoảng cách trồng mít đến tỷ lệ bệnh TTCN (%) hại
mít qua điều tra (BRVT, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai)

113

3.11.

Ảnh hưởng của độ tuổi vườn mít đến tỷ lệ bệnh TTCN (%) hại mít
qua điều tra (BRVT, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai)

114

3.12.

Ảnh hưởng của địa hình vườn mít đến tỷ lệ bệnh TTCN (%) hại mít
qua điều tra (Bình Phước, Đồng Nai)

116

9


x

3.13.

Ảnh hưởng của trồng thuần và trồng xen đến tỷ lệ bệnh (%) TTCN
hại mít qua điều tra (BRVT, Bình Phước, Đồng Nai)


117

3.14.

Diện tích vết bệnh (cm2) trung bình trên mô lá của một số giống/dòng
mít sau lây nhiễm với P. palmivora trong phòng thí nghiệm (BRVT)

122

3.15.

Chiều dài vết bệnh (mm) trung bình trên đoạn cành non của một số
giống/dòng mít sau lây nhiễm với P. palmivora trong phòng thí
nghiệm (BRVT)

124

3.16.

Tỷ lệ bệnh (%) trên cây con trồng từ hạt của bảy giống mít sau khi lây
nhiễm với P. palmivora trong điều kiện nhà lưới (BRVT)

128

3.17.

Tỷ lệ hiện diện (%) của P. palmivora trên cây giống và trên vườn
ươm cây giống mít ở một số tỉnh Đông Nam bộ

130


3.18.

Ảnh hưởng của biện pháp tiêu nước trong vườn mít đến tỷ lệ bệnh
TTCN (%) hại mít (Lộc Ninh, Bình Phước)

133

3.19.

Ảnh hưởng của biện pháp tiêu nước trong vườn mít đến chỉ số bệnh
TTCN (%) hại mít (Lộc Ninh, Bình Phước)

135

3.20.

Ảnh hưởng của bón phân gà và phân bò đến tỷ lệ bệnh TTCN (%)
trên cây mít trồng chậu trong nhà lưới (Bà Rịa Vũng Tàu)

137

3.21.

Ảnh hưởng của bón phân gà và phân bò đến tỷ lệ bệnh TTCN (%) hại
mít giai đoạn kinh doanh (Lộc Ninh, Bình Phước)

138

3.22.


Ảnh hưởng của bón phân gà và phân bò đến chỉ số bệnh TTCN (%)
hại mít giai đoạn kinh doanh (Lộc Ninh, Bình Phước)

140

3.23.

Ảnh hưởng của bón phân gà và phân bò đến năng suất mít (kg
quả/cây/năm) giai đoạn kinh doanh (Lộc Ninh, Bình Phước)

141

3.24.

Ảnh hưởng của xử lý nấm T. harzianum SR18 đến tỷ lệ bệnh TTCN
(%) hại mít giai đoạn kinh doanh (Lộc Ninh, Bình Phước)

144

3.25.

Ảnh hưởng của xử lý nấm T. harzianum SR18 đến chỉ số bệnh TTCN
(%) hại mít giai đoạn kinh doanh (Lộc Ninh, Bình Phước)

145

3.26.

Ảnh hưởng của xử lý nấm T. harzianum SR18 đến năng suất mít

(kg/cây/năm) giai đoạn kinh doanh (Lộc Ninh, Bình Phước)

146


xi

3.27.

Hiệu lực của một số thuốc hóa học đến tỷ lệ bệnh TTCN (%) trên cây
mít trồng chậu và tỷ lệ hiện diện (%) của P. palmivora trong giá thể
trồng trong điều kiện nhà lưới (BRVT)

150

3.28.

Hiệu lực của một số thuốc hóa học đến tỷ lệ bệnh TTCN (%) hại mít
giai đoạn kinh doanh (Đồng Xoài, Bình Phước)

152

3.29.

Hiệu lực của một số thuốc hóa học đến chỉ số bệnh TTCN (%) hại mít
giai đoạn kinh doanh (Đồng Xoài, Bình Phước)

153

3.30.


Hiệu lực của một số thuốc hóa học đến trung bình năng suất quả mít
(kg/cây/năm) giai đoạn kinh doanh (Đồng Xoài, Bình Phước)

155

3.31.

Ảnh hưởng của một số biện pháp áp dụng Potassium phosphite đến tỷ
lệ bệnh TTCN hại mít (%) giai đoạn kinh doanh (Lộc Ninh, Bình
Phước)

157

3.32.

Ảnh hưởng của một số biện pháp áp dụng Potassium phosphite đến
chỉ số bệnh TTCN (%) hại mít giai đoạn kinh doanh (Lộc Ninh, Bình
Phước)

158

3.33.

Ảnh hưởng của một số biện pháp áp dụng Potassium phosphite đến
trung bình năng suất quả mít (kg/cây/năm) giai đoạn kinh doanh (Lộc
Ninh, Bình Phước)

159


3.34.

Tỷ lệ bệnh (%) trước và sau xử lý trên lô mô hình và đối chứng ở 3
điểm mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh TTCN hại mít ở Đông Nam
bộ

162

3.35.

Số quả trên cây, khối lượng quả (kg) và năng suất quả (kg/cây/năm)
trên ba điểm mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh TTCN hại mít ở Đông
Nam bộ

163

3.36. Chi phí và lợi nhuận trung bình của lô mô hình và lô đối chứng từ ba
điểm mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh TTCN hại mít ở Đông Nam bộ

164


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình

Trang

1.1.


Chu kỳ sống của Phytophthora

20

2.1.

Phương pháp phân lập sử dụng mồi bẫy là cánh hoa hồng

48

2.2.

Cách chuẩn bị mẫu lá và mẫu đoạn cành cho thí nghiệm đánh giá tính
chống chịu của giống sử dụng mô rời của mít trong phòng thí nghiệm

66

2.3.

Đắp bờ quanh gốc mít làm ‗bồn tưới‘ để chứa nước tưới (a) và trồng
theo cách thông thường, không làm mô cạn và làm rãnh thoát nước (b)

66

3.1.

Triệu chứng bệnh thối thân chảy nhựa

80


3.2.

Triệu chứng bệnh trên rễ, gây thối rễ

80

3.3.

Triệu chứng bệnh trên lá, gây cháy lá

81

3.4.

Triệu chứng bệnh trên quả, gây thối quả

81

3.5.

Hình minh họa các cấp bệnh TTCN trên cây mít

83

3.6.

Triệu chứng bệnh trên quả mít được lây nhiễm với Phytophthora

87


3.7.

Triệu chứng bệnh trên lá mít sau khi lây nhiễm với Phytophthora

87

3.8.

Triệu chứng bệnh trên thân mít sau khi lây nhiễm với Phytophthora

87

3.9.

Lây nhiễm mẫu phân lập Phytophthora MD5 trên cây con

88

3.10.

Hình thái khuẩn lạc mẫu phân lập Phytophthora MD5 trên môi
trường nuôi cấy

90

3.11.

Đặc điểmthái bào tử mẫu phân lập Phytophthora MD5


90

3.12.

Kết quả chạy điện di mẫu DNA trên gel agarose 1% (w/v)

93

3.13.

Ảnh hưởng của mức pH môi trường đến mức tăng trưởng đường kính
tản nấm (cm) của mẫu phân lập P. palmivora MD5 trong điều kiện
phòng thí nghiệm

102


xiii

3.14.

Hình minh họa vị trí tương đối khu vực khảo sát và số cây khảo sát, tỷ
lệ (%) cây mít nhiễm bệnh TTCN ở bốn tỉnh miền Đông Nam bộ.

107

3.15.

Sơ đồ biểu diễn tỷ lệ bệnh phát sinh (%) và lượng mưa trong tháng của
năm 2013 ở Đông Nam bộ (BRVT, Bình Dương, Bình Phước, Đồng

Nai)

108

3.16.

Sơ đồ biểu diễn tỷ lệ bệnh phát sinh (%) và lượng mưa trong tháng của
năm 2014 ở Đông Nam bộ (BRVT, Bình Dương, Bình Phước, Đồng
Nai)

110

3.17.

Cây mít đối chứng (hình trái) và cây mít (từ hạt giống Siêu Sớm) sau
lây nhiễm với P. palmivora (hình phải)

129

3.18.

Cây mít (a) và quả của cây mít (b) trong nghiệm thức tưới 2 lần +
phun 3 lần T. harzianum SR18

148

3.19.

Cây mít bị bệnh, lá vàng rụng dần trên ô đối chứng (a) và cây mít sinh
trưởng tốt (b) trong nghiệm thức Potassium phosphite tưới đất + phun

tán

159

3.20.

Cây mít bị nhiễm bệnh có tán thưa, quả nhỏ trong lô đối chứng (hình
trái) và cây không bị bệnh đang cho quả trong lô mô(hình phải)

166

3.21.

Vết bệnh trên thân còn tươi (a) trên cây mít lô đối chứng và vết bệnh
đã lành (b) trên cây mít lô môtrong mô

166


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mít (Artocarpus heterophyllus Lam., Moraceae) là loài cây ăn quả nhiệt đới có
khả năng thích nghi rộng, ít đòi hỏi chăm sóc, được trồng phổ biến nhiều vùng ở nước
ta, trong đó có khu vực Đông Nam bộ. Hiện nay mít trở thành cây trồng hàng hóa,
được nông dân chú trọng phát triển. Thống kê của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) diện tích trồng mít ở nước ta ước tính
trên 24.000 ha (năm 2018). Phần lớn diện tích trồng tập trung ở khu vực Tây Nam bộ,
Đông Nam bộ, Tây nguyên và Nam Trung bộ, trong đó Đông Nam bộ là vùng sản xuất

và chế biến mít hàng hóa quan trọng. Theo Cục Trồng trọt, mít nằm trong nhóm 15 loại
cây ăn quả có diện tích trồng lớn nhất (trên 10.000 ha) và là một trong tám loại quả
tươi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu mít năm
2017 ước đạt 28 triệu USD, đứng thứ 7 trong 10 mặt hàng rau quả xuất khẩu, cao hơn
cả mặt hàng chôm chôm (Nephelium lappaceum). Do trồng mít có hiệu quả kinh tế,
diện tích trồng mít tăng nhanh trong 5 năm gần đây.
Phân bố rộng hơn, sản xuất tập trung ở quy mô lớn và thâm canh cao hơn nhằm
tăng năng suất và sản lượng quả là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch hại phát sinh phát
triển trên cây mít. Trong những năm gần đây, bệnh thối thân chảy nhựa (còn gọi là thối
gốc chảy nhựa, thối gốc chảy mủ) đã gây thiệt hại cho nhiều vùng trồng mít ở Đông
Nam bộ. Cây bị bệnh sẽ có sinh trưởng chậm lại, mất sức sống, lá chuyển vàng và rụng
sớm, khô chết dần từng cành hay cả cây nếu bệnh không được khống chế. Trên vỏ thân
xuất hiện vết loét mở rộng dần và sũng nước. Dựa trên triệu chứng và diễn tiến của
bệnh, Phytophthora được nghi ngờ là tác nhân gây bệnh [4], [5]. Hiện nay bệnh thối
thân chảy nhựa (TTCN) ngày càng trở nên phổ biến, gây thiệt hại sinh trưởng, giảm
năng suất và rút ngắn chu kỳ kinh tế vườn cây, trở thành yếu tố chính giới hạn sản xuất
mít ở miền Đông Nam bộ [101].


2

Mặc dù bệnh phổ biến và gây thiệt hại cho sản xuất nhưng việc phòng trừ bệnh
còn lúng túng do chưa có nghiên cứu hệ thống về tác nhân gây bệnh, đặc điểm phát
sinh phát triển của bệnh và đặc biệt là biện pháp phòng trừ [4], [5], [134]. Đề tài
―Nghiên cứu tác nhân gây bệnh và biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối thân chảy
nhựa trên cây mít ở miền Đông Nam bộ‖ được thực hiện nhằm xác định loài
Phytophthora gây bệnh và phát triển các biện pháp nhằm giảm bệnh góp phần khắc
phục bệnh thối thân chảy nhựa hại mít ở miền Đông Nam bộ.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu tác nhân gây bệnh và một số biện pháp nhằm giảm bệnh thối thân
chảy nhựa (TTCN) hại mít ở miền Đông Nam bộ.
2.2. Yêu cầu của đề tài
-Xác định loài Phytophthora gây bệnh thối thân chảy nhựa và một số đặc điểm
sinh học và sinh thái của chúng.
-Nắm được tình hình, đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh thối thân chảy
nhựa hại mít ở miền Đông Nam bộ.
-Xác định được một số biện pháp giúp giảm được bệnh thối thân chảy nhựa hại
mít ở miền Đông Nam bộ.
3. Những đóng góp mới của đề tài luận án
Những kết quả mới của luận án đạt được là:
-Loài P. palmivora được xác định là tác nhân gây bệnh thối thân chảy nhựa hại
mít và là lần đầu tiên được xác định ở Việt Nam. Trình tự nucleotide của vùng rDNAITS và của gen COX II, một số đặc điểmthái và sinh học của loài được xác định cung
cấp dữ liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về mầm bệnh quan trọng này.
-Diễn tiến của bệnh phụ thuộc vào lượng mưa. Bệnh xảy ra chủ yếu trong mùa
mưa (tháng 5-10), tăng dần từ tháng 5 và đạt đỉnh vào tháng 10 rồi giảm nhanh và hầu
như không đáng kể vào trong những tháng mùa khô (tháng 12-3). Các điều kiện sinh


3

thái và sản xuất làm bệnh gia tăng như trồng trên vùng đất thấp, thoát nước kém, mật
độ cao, trồng xen với các cây là ký chủ và trồng giống mít Siêu Sớm.
-Một số biện pháp làm giảm bệnh được xác định, đó là: (i) sử dụng giống mít Lá
Lớn chống chịu bệnh (ii) làm rãnh tạo điều kiện thoát nước trong vườn, (iv) bón phân
gà 12 tấn/ha hoặc phân bò 16 tấn/ha mỗi năm, (v) sử dụng nấm đối kháng T. harzianum
SR18 tưới đất 2 lần (tháng 5 và 7) và phun tán 3 lần (tháng 6; 8; 10); và (vi) sử dụng
Potassium phosphite 200 g/lít, lượng 6 lít/ha, nồng độ 1%; phun tán 2 lần (tháng 5 và
8) và tưới đất 2 lần (tháng 7 và 9).
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học
-Đề tài góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học về bệnh và loài Phytophthora
palmivora gây bệnh thối thân chảy nhựa hại cây mít, làm cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu và phát triển biện pháp quản lý tổng hợp bệnh thối thân chảy nhựa nói riêng
và bệnh hại cây trồng gây bởi ký sinh lây-nhiễm-qua-đất Phytophthora.
-Mô tả triệu chứng và phân cấp bệnh thối thân chảy nhựa, nghiên cứu đặc điểm
sinh học và sinh thái của loài P. palmivora, diễn biến của bệnh trong năm và các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển của bệnh làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình
phòng trừ tổng hợp bệnh thối thân chảy nhựa hại mít.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
-Kết quả của đề tài giúp cho việc chẩn đoán triệu chứng bệnh và đánh giá mức
độ bệnh thối thân chảy nhựa nhanh hơn, giúp nhận biết bệnh chính xác trong điều tra
và phòng trừ bệnh.
-Các biện pháp phòng trừ bệnh được phát triển góp phần giảm được bệnh thối
thân chảy nhựa, giúp cải thiện năng suất và kéo dài chu kỳ kinh tế của vườn cây, góp
phần nâng cao thu nhập cho người trồng mít.


4

-Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu cho các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, sinh
viên tham khảo phục vụ cho định hướng nghiên cứu, xây dựng tài liệu giảng dạy, tài
liệu tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loài Phytophthora gây bệnh và bệnh thối thân chảy
nhựa trên cây mít (Artocarpus heterophyllus Lam.).
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xác định loài Phytophthora
gây bệnh thối thân chảy nhựa hại cây mít ở miền Đông Nam bộ và nghiên cứu một số
biện pháp phòng trừ giúp giảm được bệnh và phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất.
- Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 9/2012 đến 3/2018.

6. Giới hạn của đề tài
Các nghiên cứu phòng trừ ngoài đồng là thí nghiệm đơn yếu tố và việc đánh giá
hiệu lực chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu chính như tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và năng suất
quả trên cây.


5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bệnh thối thân chảy nhựa (TTCN) trên cây mít được ghi nhận từ lâu ở Việt Nam
[4], [5]. Triệu chứng bệnh thường bắt đầu ở phần thân gần gốc, đặc trưng với vết loét
sũng nước, có chất dịch tiết ra, lá vàng rụng dần [4]. Bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng,
năng suất và rút ngắn chu kỳ kinh tế vườn cây [101]. Dù được là do Phytophthora gây
ra và đánh giá là một trong những yếu tố chính giới hạn sản xuất nhưng chưa có nghiên
cứu một cách hệ thống về dịch hại này [4], [5]. Do đó, việc nghiên cứu xác định loài
Phytophthora gây bệnh và biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm góp phần giảm thiệt
hại do bệnh gây ra là cần thiết.
Theo Drenth và Guest [50], có hơn 60 loài Phytophthora gây hại thực vật bao
gồm nhiều cây trồng. Nhiều loài Phytophthora có thể được xác định sử dụng một số
đặc điểm hình thái và sinh học dựa trên các nghiên cứu của Waterhouse [152], Stamps
và cs. [137] và Ho [77], được tổng hợp và hệ thống lại bởi Erwin và Ribeiro [59] và
Drenth và Sendall [52]. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ sinh học, kỹ thuật sinh học
phân tử đã được sử dụng rộng rải để xác định nhiều loài Phytophthora bao gồm loài P.
palmiovra [39], [53]. Việc kết hợp giữa phương pháp dựa vào đặc điểm hình thái và
ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử hiện nay được sử dụng phổ biến giúp cho việc xác
định loài Phytophthora gây bệnh chính xác và tin cậy hơn [15], [62].
Phytophthora là một trong những vi sinh vật gây bệnh cây trồng nguy hiểm
[119] và là một trong những bệnh hại khó phòng trừ nhất [50]. Ở vùng nhiệt đới việc
phòng trừ bệnh Phytophthora trở nên nan giải do trong hệ thống canh tác luôn tồn tại

một loạt cây ký chủ và môi trường ưa thích cho sự phát triển của mầm bệnh [50], [59],
[66]. Nhiều biện pháp phòng trừ bệnh Phytophthora đã được phát triển trên một số cây
trồng [50], [51], [66], 67]. Sử dụng cây giống sạch bệnh, sử dụng tính kháng của giống,
thoát nước tốt cho vườn cây, bón bổ sung phân hữu cơ, sử dụng nấm đối kháng


6

Trichoderma và sử dụng thuốc hóa học là những biện pháp thường được khuyến cáo
cho quản lý bệnh [47], [50], [59], [66], [71], [80], [114].
Phytophthora có thể lây lan qua vật liệu trồng nhiễm bệnh nên việc đánh giá
nguy cơ lây lan qua cây giống nhằm ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập là cần thiết
[50,158]. Tính chống chịu giống đã được báo cáo và được ứng dụng trong sản xuất để
quản lý bệnh Phytophthora của một số cây ăn quả bao gồm cây bơ (Persea americana)
và nhóm cây có múi (Citrus spp.) [59]. Trên cây mít, việc nghiên cứu nhằm ứng dụng
tính chống chịu của giống để đối phó với bệnh thối thân chảy nhựa là cần thiết [50].
Cây mít chịu úng kém và đòi hỏi đất trồng thoát nước để phát triển thuận lợi [4],
[5]. Thoát nước tốt cho vườn cây còn được xem là biện pháp quan trọng nhằm giảm
bệnh do ký sinh lây lan từ đất như Phytophthora [33], [50], [59]. Trong điều kiện nhiệt
đới gió mùa, việc cải thiện khả năng thoát nước và giảm độ ẩm đất trong vườn trong
mùa mưa được khuyến cáo nhằm giảm áp lực bệnh Phytophthora [33], [59].
Bón phân hữu cơ ức chế P. palmivora trong đất [21], [50], [99], thúc đẩy sinh
trưởng và cơ chế phòng vệ của cây trồng chống lại vi sinh vật gây bệnh trong đất [78],
[89], [94]. Bón phân gà và phân bò giúp giảm bệnh Phytophthora [21], [94], [114].
Theo Hoitink và cs. [78], mỗi loại phân hữu cơ có thành phần riêng và cần được xem
xét khi sử dụng phòng trừ bệnh. Do đó, cần khảo sát ảnh hưởng của phân gà và phân
bò đối với bệnh Phytophthora hại mít nhằm đánh giá tiềm năng sử dụng chúng trong
quản lý bệnh.
Trichoderma spp. được sử dụng phòng trừ bệnh Phytophthora từ lâu và là một
trong những nấm đối kháng thành công nhất [42], [112]. Việc áp dụng Trichoderma

tương thích với biện pháp bón phân hữu cơ và được xem là một kết hợp không thể
thiếu trong phòng trừ tổng hợp bệnh Phytophthora [112]. Trong các loài Trichoderma,
T. harzianum là một trong những loài được sử dụng phổ biến [88].
Potassium phosphite (hay Phosphonate/Phosphite) được sử dụng phòng trừ bệnh
Phytophthora trên một số cây trồng [15], [47], [70], [80], [123]. Potassium phosphite


7

bảo vệ cây trồng chống lại Phytophthora qua cơ chế tác động phức hợp bao gồm những
đáp ứng gián tiếp và trực tiếp dẫn đến gia tăng khả năng phòng vệ của cây chủ trước sự
tấn công của Phytophthora [43], [69]. Việc nghiên cứu sử dụng Potassium phosphite
phòng trừ bệnh thối thân chảy nhựa nhằm tạo ra nhiều lựa chọn trong sử dụng thuốc
hóa học là cần thiết.
Bệnh Phytophpthora khó phòng trừ và việc phòng trừ bệnh hiệu quả khó đạt
được nếu chỉ áp dụng một phương pháp đơn lẻ [50]. Để đối phó hiệu quả với bệnh
TTCN hại mít, cần tiếp cận theo hướng phòng trừ/quản lý tổng hợp [50], [71]. Theo đó,
cần đi sâu tìm hiểu về tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh làm
cơ sở để phát triển các biện pháp phòng trừ hiệu quả và áp dụng chúng theo hướng
tổng hợp nhằm ngăn chặn sự bộc phát của bệnh và giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra,
cho phép tiếp tục sản xuất mít có hiệu quả trong sự hiện diện của bệnh.
1.2. Một số thông tin về cây mít
1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, sản xuất và sử dụng
Cây mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) thuộc chi Artocarpus, họ dâu tằm
Moraceae. Trong chi Artocarpus có hai loài khá phổ biến khác là mít Tố Nữ (Artocarpus
integer Merr.) và cây sa kê (Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg). Cây mít có xuất xứ
từ khu vực rừng mưa Ghats Tây (Western Ghats) của Ấn Độ [113], được trồng rộng rải
ở khu vực nhiệt đới của Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Philippines. Mít cũng được trồng ở khu vực nhiệt đới của châu
Phi (như Cameroon, Uganda, Tanzania và Mauritius), ở Bra-xin, khu vực Tây Ấn (the

East Indies), một ít ở Mexico và Australia và một số nơi khác.
Mít là loài cây thân gỗ lớn, trong tự nhiên cây có thể cao từ 10-30 m, có thể
sống từ 20-100 năm hay lâu hơn. Thân có vỏ dày, phân cành nhiều với nhiều cấp cành,
tán dày và rộng. Tất cả các phần của cây đều tiết ra chất nhựa cây màu trắng khi bị
thương [58]. Lá mít màu xanh đậm, dày và chắc, lá đơn mọc cách; mặt trên xanh đậm
bóng láng, mặt dưới xanh nhạt không bóng láng. Lá thường có hình elip đến hình bầu


8

dục, có thể có thùy sâu trên các cây còn non. Loài này có hoa phức, đơn tính cùng gốc
(đồng chu), hoa đực và hoa cái mọc riêng trên cùng một cây [58]. Hoa đực thường mọc
trên cành trẻ hơn, nhỏ hơn hoa cái với bề mặt ít gai góc và cuống nhỏ hơn. Hoa cái lớn
hơn, hình elip hoặc có hình ống dài. Cây mít được cho là thụ phấn nhờ côn trùng và gió
với tỷ lệ thụ phấn chéo cao [5], [58]
Quả mít có vỏ dày, có gai phía bên ngoài có màu xanh lá cây đến màu vàng
hoặc màu đồng. Quả mít là một quả phức gồm nhiều quả thật bên trong vỏ quả [4],
[58]. Quả thật phát triển hình thành múi mít và hạt. Múi mít (thịt quả) là phần thịt
mềm, là phần chính để ăn. Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại bên trong của quả mít hầu như
ăn được. Mất trung bình 90-180 ngày để quả chín và quả có thể nặng 4,5-30 kg [58].
Cây trồng từ hạt mất 4-6 năm hay lâu hơn mới cho quả [5], [58]. Hạt nằm trong một
quả thật phát triển đầy đủ, có màu nâu nhạt đến nâu, gần tròn đến dạng thuôn dài, được
bao bọc trong một lớp màng mỏng (áo hạt) màu trắng. Hạt mít chứa nhiều dinh dưỡng
mà chủ yếu là chất bột, có thể dùng để luộc, nướng, hấp ăn trực tiếp hoặc chế biến
thành nhiều thực phẩm khác nhau [4], [58].
Mít là cây ăn quả đa dụng, hầu như các phần của quả mít khi thu hoạch đều
được sử dụng [73]. Những phần con người không sử dụng còn được dùng làm thức ăn
gia súc. Thịt quả có thể dùng ăn tươi hay chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như
đóng hộp, nước quả, bánh, mứt, kẹo, rượu, làm mít sấy giòn, sấy dẽo, dùng nấu nhiều
món ăn chay và mặn [73], [113]. Quả mít non được sử dụng như một loại rau, được

xem là ‗thịt rau‘ ở Ấn Độ [73], [118]. Cây mít được xem là nguồn thực phẩm bổ sung
quan trọng, rẻ và sẵn có cho người dân khu vực nông thôn nhiều nước đang phát triển,
được xem là cây trồng chìa khóa trong chính sách an ninh lương thực nhằm đối phó với
biến đổi khí hậu ở Ấn Độ, là loại quả quốc gia ‗National Fruit‘ ở Bangladesh [73],
[113]. Bên cạnh là nguồn cung cấp thực phẩm, muối khoáng và vitamin (Bảng 1.1),
cây mít còn là nguồn cung cấp gỗ, dược liệu và nhiều công dụng khác [58]. Thêm vào
đó, cây mít còn là một cây trồng có vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác nông


9

lâm kết hợp [58], là sinh kế của người nghèo khu vực nông thôn của nhiều nước đang
phát triển [36].
Bảng 1.1. Giá trị dinh dƣỡng các bộ phận trong quả mít (100g phần ăn đƣợc)
Thành phần

Quả non

Thịt quả

Hạt

Độ ẩm (%)

85,20

72,40

57,60


Năng lượng (cal.)

51,00

97,00

43,00

Protein (g)

2,00

1,40

5,60

Chất béo (g)

0,60

0,40

0,60

11,50

24,00

34,90


Chất xơ (g)

2,60

0,80

1,40

Tro (g)

0,70

1,00

1,30

53,00

23,00

23,00

Sắt (mg)

0,40

1,10

0,80


Natri (mg)

3,00

2,00

3,00

323,00

107,00

763,00

30,00

175,00

-

Thiamine (mg)

0,12

0,90

0,60

Rivoflavin (mg)


0,05

0,05

0,06

Niacin (mg)

0,50

0,90

0,60

12,00

5,00

10,00

Carbohydrate tổng số (g)

Can xi (mg)

Kali (mg)
Vitamin A (I.U.)

Ascorbic acid (mg)
Nguồn: SCUC [134].


Mít được tiêu thụ qua dạng ăn tươi và chế biến. Bên cạnh nhu cầu nội địa, mít
được xuất khẩu ở dạng tươi (quả và múi) và qua chế biến. Mít sấy và mít đông lạnh là
hai mặt hàng chế biến được xuất khẩu chính. Bên cạnh tiêu thụ trong nước, mít chế
biến và đông lạnh còn được xuất khẩu đến hơn 17 nước và vùng lãnh thổ [101].
Cây mít có thể cho quả sau 2-3 năm trồng nếu được nhân giống bằng cách ghép
[4]. Năng suất quả có thể đạt đến 30-55 tấn/ha tùy giống được trồng và mức đầu tư [3].


10

Giá quả mít thay đổi theo mùa, theo năm tùy theo nhu cầu của thị trường. So với một
số cây ăn quả khác, nông dân trồng mít có thu nhập ổn định và khá tốt từ cây trồng đa
dụng này [73]. Thu nhập có thể tăng thêm do giá bán cao hơn cho những quả thu hoạch
lệch vụ [73].
1.2.2. Một số giống mít chính ở miền Đông Nam bộ
Có nhiều giống mít được trồng trong khu vực nhưng chỉ có một số giống được
trồng phổ biến. Dưới đây là đặc điểm của một số giống phổ biến [2], [3], [5], [101].
-Giống Siêu Sớm: Lá to trung bình, bóng láng, dạng elip, đầu lá nhọn ngắn; quả
to trung bình 7-11 kg/quả; vỏ quả màu xanh vàng, dày 1,4-1,6 cm; ít xơ; múi dày, vàng
tươi, mềm hơi xốp, ráo và hơi giòn; chất lượng ăn tươi ngon; tỷ lệ ăn được 47-53%.
Mít Siêu Sớm phát triển nhanh, mau cho quả, năng suất cao, phân cành yếu thích hợp
cho trồng dày, được ưa chuộng để ăn tươi. Nhược điểm là thân cành có gỗ mềm, dễ
gãy tét cành, thịt quả ít thích hợp cho chế biến [3]. Đây là giống mít được trồng phổ
biến nhất hiện nay.
-Giống Lá Lớn: Còn có tên là Lá Bàng vì có lá to, dày và cứng. Mặt trên lá có
màu xanh đậm, bóng láng; quả có màu xanh vàng, to quả, vỏ dày 1,4-1,7 cm; quả to
trung bình 9-14 kg/quả; thịt quả quả vàng tươi; tỷ lệ ăn được 43-47%. Giống này phát
triển nhanh, thân lá cứng chắc, phân cành mạnh, tán to rộng. Giống Lá Lớn mau cho
quả, năng suất rất cao, dễ chăm sóc, ít nhiễm sâu bệnh, thích hợp cho chế biến, chất
lượng ăn tươi ngon nhưng ít được ưa chuộng hơn so với giống Siêu Sớm.

-Giống Viên Linh: Lá mặt trên xanh đậm hơi tối, bóng loáng. Vỏ quả có màu
xanh, dày từ 1,7-2,1 cm; khối lượng quả 8-11 kg/quả. Cây phát triển khá nhanh, năng
suất khá cao, chất lượng ăn tươi ngon nhưng không được ưa chuộng bằng giống Siêu
Sớm. Tỷ lệ ăn được khoảng 46-52%. Giống này có thể dùng ăn tươi và chế biến, trước
đây được trồng nhiều hiện nay được chuyển dần sang giống Siêu Sớm và Lá Lớn.


×