Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN sử dụng bài tập gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh lớp 10 trường THPT lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.8 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN NHẰM TẠO HỨNG
THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

Người thực hiện: Đỗ Thị Dung
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực:
Hóa học

THANHMỤCHOÁLỤCNĂM 2018


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

2
2

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu



3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.1.1 Khái niệm về bài tập hóa học ( BTHH)- BTHH gắn vơi thực tiễn:

3

2.1.2. Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn

3

2.2. Thực trạng của học sinh trường THPT Lang Chánh trước khi áp dụng

5

sáng kiến
2.3. Các giải pháp áp dụng


6

2.4. Hiệu quả của của các giải pháp đã áp dụng

16

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

17

3.1. Kết luận

17

3.2. Kiến nghị

18

Tài liệu tham khảo

19

Danh sách SKKN đã được Hội đồng Sở GD&ĐT đánh giá

20

1. MỞ ĐẦU
1



1.1. Lý do chọn đề tài:
Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, hóa học có
rất nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh.
Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các
chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi
trường và con người. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào cuộc
sống, việc giải các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn sẽ làm phát triển ở các
em tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến, những hứng thú nhận thức, tinh thần vượt
khó, tức là những phẩm chất quí báu đối với cuộc sống, lao động sản xuất.
Qua quá trình giảng dạy tại Trường THPT Lang Chánh tôi nhận thấy với
hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào của học sinh khối
10 rất thấp,đặc biệt ở các môn khoa học tự nhiên nói chung và môn hóa học nói
riêng mức độ tiếp thu kiến thức của các em rất chậm, nếu chỉ giảng dạy một
cách máy móc theo sách giáo khoa sẽ làm học sinh cảm thấy khô khan, nhàm
chán dẫn đến không có hứng thú và chất lượng môn học cũng không đạt kết quả
cao, cùng với đó sự thay đổi phương án thi THPT Quốc Gia như hiện nay, số
lượng học sinh đang kí thi ,xét Đại học ở ban tự nhiên ngày càng ít, do đó việc
làm cho các em yêu thích môn học, tạo được niềm vui, giúp các em thấy được ý
nghĩa, tác dụng của các kiến thức khoa học khi biết áp dụng nó vào cuộc sống
thông qua việc gắn lý thuyết khoa học với thực tiễn cuộc là một việc cần thiết.
Học sinh khối 10 mới làm quen với môi trường học tập mới, do đó ngay từ
đầu tạo cho các em được sự hứng thú, yêu thích đối với môn học sẽ giúp các em
tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, đồng thời tạo được nền tảng kiến thức tốt
hơn để tiếp tục cho chương trình của các lớp 11, 12.
Tuy nhiên, trong các sách giáo khoa hoá học ở Việt Nam, số lượng các bài
tập gắn với thực tiễn chưa đa dạng, chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu giải
thích những vấn đề liên quan hóa học trong đời sống và sản xuất của GV cũng
như học sinh. Học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định
lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải
dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì

các em lại rất lúng túng.
Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng được hệ thống bài
tập hóa học có chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở
trường THPT Lang Chánh, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học,
tôi đã chọn đề tài “SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN NHẰM
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
2


Tuyển chọn và xây dựng hệ thống các dạng bài tập hoá học trong chương
trình hóa học 10- cơ bản chương Halogen, Oxi- Lưu huỳnh, Tốc độ phản ứngCân bằng hóa học chủ yếu là các bài tập lý thuyết gắn với các hiện tượng, sự
việc trong cuộc sống xung quanh các em, không cần tính toán phức tạp để phù
hợp với khả năng của học sinh.
Nghiên cứu cách sử dụng bài tập hoá học gắn với thực tiễn trong quá trình
dạy học sao cho có hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu : Bài tập hoá học dạng trắc nghiệm khách quan và
bài tập tự luận có nội dung gắn với thực tiễn trong chương V, VI, VIII hóa học
10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và về bài tập hóa học.
Nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát sư phạm, sử dụng phương pháp chuyên gia.Thực nghiệm sư
phạm.
Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến;
2.1.1 Khái niệm về bài tập hóa học ( BTHH)- BTHH gắn vơi thực tiễn:

BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng
thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, HS
nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định.[8]
BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dung
hoá học (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là
các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết
một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.[1]
2.1.2. Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn:
Đối với HS, BTHH là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và không có
gì thay thế được, giúp HS nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tư duy, hình
thành kĩ năng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và
nghiên cứu khoa học, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lượng
kiến thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho HS.
Đối với GV, BTHH là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình thành khái niệm
hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học.
BTHH thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH.
Ngoài ra nó còn có thêm một số tác dụng khác [1].
a) Về kiến thức:
3


Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất
hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức;
mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề
khối lượng kiến thức của HS.
Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi
trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong
nước và quốc tế.
BTHH thực tiễn còn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và
cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

b) Về kĩ năng:
Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS:
Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống.
Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức
để giải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.
c) Về giáo dục tư tưởng:
Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo
trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá
học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham
hiểu biết, làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho HS say
mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có những định hướng nghề
nghiệp tương lai. Ngoài ra, vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của
chính bản thân HS, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh
nên càng góp phần tăng động cơ học tập của HS: học tập để nâng cao chất lượng
cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc
vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn HS
thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát
triển.
d) Giáo dục kĩ thuật tổng hợp:
Bộ môn hóa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS, BTHH
tạo điều kiện tốt cho GV làm nhiệm vụ này.
Những vấn đề của kĩ thuật của nền sản xuất yêu cầu được biến thành nội
dung của các BTHH, lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của kĩ thuật.
BTHH còn cung cấp cho HS những số liệu lý thú của kĩ thuật, những số
liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất hỗn
hợp đạt được giúp HS hòa nhịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại
mình đang sống.
4



2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
Để thấy rõ thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN tôi đã tiến hành
khảo sát với 4 giáo viên giảng dạy môn Hóa và nhóm 20 HS lớp 10A2 trường
THPT Lang Chánh:
Bảng 2.2.1. Khảo sát khả năng, nhu cầu, mong muốn của HS về việc có thể sử
dụng BTHH để áp dụng vào cuộc sống, giải thích các hiện tượng, sự việc xảy ra xun g
quanh các em

Vận dụng tốt

Đôi khi

Không
Biết vận dụng

5,0%

30%

65%

Thường xuyên

Đôi khi

Không

5%


10%

85%

Câu hỏi
Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Có tự tham khảo, tìm tòi các bài tập gắn với
thực tiễn từ tài liệu khác ngoài SGK không?
Có mong muốn thầy cô cung cấp những bài

Rất cần
80%

Không cần thiết
20%

tập gắn với thực tiễn không?

Bảng 2.2.2. Mức dộ sử dụng BTHH gắn với thực tiễn của giáo viên
Rất thường
xuyên
5,36%

Thường
xuyên
25,71%

Luyện tập, củng cố, tổng kết


10,71%

Kiểm tra- đánh giá
Hoạt động ngoại khóa

Khi dạy bài mới

53,57%

Không sử
dụng
15,36%

18,57%

53,57%

17,14%

12,50%

15,00%

51,79%

20,71%

23,21%


25,71%

21,43%

29,64%

Đôi khi

Bảng 2.2.3. Mức độ sử dụng BTHH gắn với thực tiễn theo mức độ
nhận thức của học sinh
Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến
thức để trả lời câu hỏi lí
thuyết.
Yêu cầu HS vận dụng kiến
thức để giải thích được các sự
kiện, hiện tượng của câu hỏi
lí thuyết.

Rất thường
xuyên

Thường
xuyên

10,71%

28,57%

53,57%


7,14%

12,50%

25,00%

51,79%

10,71%

Đôi khi

Không sử
dụng

Nhận xét:
- Về phía học sinh: Các em rất hứng thú và mong muốn có thể sử dụng
những kiến thức mình được học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tuy
nhiên do năng lực nhận thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu còn yếu nên học
sinh chưa có khả năng vận dụng

5



- Giáo viên: Đa số các GV đều có sử dụng BTHH gắn với thực
tiễn trong dạy học. Nhưng việc đưa dạng bài tập này vào trong dạy học chưa
thường xuyên, tập trung chủ yếu các hoạt động ngoại khóa.

Dạng bài tập đưa vào chủ yếu ở mức độ tái hiện kiến thức và vận

dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết
(mức độ 1 và 2). Còn ở mức độ cao hơn thì ít sử dụng.

Các thầy cô giáo có đưa ra những lí do vì sao ít hoặc không sử
dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học. Đó là:
Không có nhiều tài liệu
Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu
Trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung
gắn với thực tiễn
Lí do khác: + Thời lượng tiết học ngắn, không cho phép đưa nhiều kiến
thức bên ngoài vào bài dạy.
Trình độ của HS còn hạn chế.
Các đề thi tuyển sinh có hỏi về vấn đề này nhưng quá ít, chương trình quá
nặng nề, dạy không kịp chương trình.
Chỉ sử dụng khi nội dung bài học có liên quan.
Mất nhiều thời gian, nếu HS chỉ làm dạng bài tập này thì không còn nhiều
thời gian cho các dạng khác.
GV ít liên hệ kiến thức hóa học với thực tế. Do cách thi cử có ảnh hưởng
quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều
câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn. Do vậy, đa số GV chỉ đưa những kiến
thức hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết học tuyền
thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bị cho
các kì kiểm tra thì GV chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuần túy hóa
học để có thể đáp ứng được yêu cầu của bài kiểm tra.

Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có
cơ hội đưa những kiến thức thực tế vào bài học.

Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình
huống xảy ra trong thực tế của HS còn hạn chế.

Vốn hiểu biết thực tế của HS về các hiện tượng có liên quan đến hóa học
trong đời sống hàng ngày còn
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Sưu tầm tài liệu để xây dựng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn theo từng
chương của chương trình hóa học lớp 10.
- Phân loại thành các dạng bài tập theo ( 2.1.3)
- Vận dụng từng bài tập vào quá trình dạy học cụ thể tại lớp 10A2, 10A3
năm học 2016-2017
6


Dựa trên các yêu cầu,các bước xây dựng bài tập hóa học gắn với thực tiễn
phù hợp với khả năng của đối tượng học sinh khối 10 trường THPT Lang Chánh
tôi đã xây dựng hệ thống bài tập gắn với thực tiễn sau.
2.3.1. Hệ thống bài tập gắn với thực tiễn trong chương trình hóa học
lớp 10 NHÓM HALOGEN:
Câu 1: Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong
phòng thí nghiệm. Hãy tìm cách để loại bỏ lượng khí clo đó.
HD: Để loại bỏ lượng khí clo đó, có thể phun dung dịch NH3 vào không
gian phòng thí nghiệm. Phương trình hóa học:
3Cl2 + 8NH3N2 + 6NH4Cl
Câu 2: Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi
những tính chất này?
HD: Nước clo có tính tẩy màu, sát trùng vì khi tan trong nước, một phần
clo tác dụng với nước theo phản ứng:
Cl2 + H2OHCl + HClO
HClO là một chất oxi hóa mạnh, có thể tẩy màu và sát trùng.
Tuy nhiên, nếu để lâu trong không khí, chất này sẽ bị phân hủy theo
phương trình hóa học sau nên không còn khả năng tẩy màu và sát trùng.
2HClO2HCl + O2

Câu 3: Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2.
Nếu lượng clo trên chỉ được điều chế từ NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn
NaCl?
Biết 1 m3 clo lỏng nặng 1400 kg, hãy tính thể tích clo lỏng tương ứng với
45 triệu tấn nói trên.

Thể tích clo lỏng nhỏ hơn bao nhiêu lần so với thể tích clo khí ở
điều kiện tiêu chuẩn với cùng một khối lượng?
Người ta thường kết hợp điều chế clo với điều chế xút. Viết phương trình
hóa học xảy ra.
HD: a) 74,155 triệu tấn; b) 32,14.109 lit;

Câu 4: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp
rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư
ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi
trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh bột.
Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình hóa học của
phản ứng xảy ra (nếu có).

7



HD: Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dung
dịch KI không màu, thêm 1 ml hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư clo, hồ tinh
bột sẽ chuyển sang màu xanh, chứng tỏ có iot tự do được tạo ra do phản ứng:
Cl2 + 2KI2KCl + I2
Câu 5: Axit clohidric (HCl) có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
HD: HCl có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ
thể. Trong dich vị dạ dày của người có HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến

0,001 ml/l. Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, HCl còn là chất xúc tác cho
các phản ứng thuỷ phân các gluxit (đường, tinh bột) và chất protein (chất đạm)
thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường
đều mắc bệnh. Khi trong dich vị dạ dày HCl có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 ml/l
ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lơn hơn 0.001ml/l ta mắc bênh ợ chua.
Câu 6:Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO 3) dùng để trung hòa bớt
lượng HCl dư trong dạ dày. Tính thể tích dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit
trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO 2 (đktc) sinh ra khi uống 0,336 g
NaHCO3.
HD: ĐS: VHCl = 1,14.10-1 lit, VCO2 = 8,96.10-2 lit
Câu 7 : Clorua vôi và nước Giaven đều có tính oxi hóa mạnh nên thường
được dùng để tẩy trắng và sát trùng. Nhưng tại sao clorua vôi lại được dùng
rộng rãi hơn nước Giaven?
HD: Clorua vôi lại được dùng rộng rãi hơn nước Giaven vì clorua vôi
rẻ tiền hơn và hàm lượng hipoclorit cao hơn.
Câu 8: Nguyên nhân gây ngộ độc cơ quan hô hấp của các khí và hơi
halogen có giống với nguyên nhân tẩy màu các chất hữu cơ của chúng không?
HD: Cùng một nguyên nhân: trong dung dịch nước (dịch tế bào của mô
bì) có cân bằng:
X2 + H2O
HX + HXO
Các axit hipohalogennơ HXO do có mặt nguyên tố X có số oxi hóa +1 kém
bền dễ nhận electron để chuyển hóa về số oxi hóa -1 bền hơn nên chúng oxi
hóa mô biểu bì (là chất khử hữu cơ) hoặc các chất hữu cơ có màu dẫn đến phá
hủy chúng

Câu 9: Brom rất độc. Khi làm thí nghiệm với brom chẳng may làm
đổ brom lỏng xuống bàn, hãy tìm cách khử độc brom để bảo vệ môi trường.
HD: Đổ nước vôi vào chỗ có brom lỏng.


Câu 10: Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất
sâu và nặng. Khi bị nước brom dây vào tay cần rửa ngay bằng chất nào sau đây?

A. Nước.
8



B. Dung dch amoniac loóng.

C. Dung dch gim n.

D. Dung dch xỳt loóng.

HD: ỏp ỏn B do dd amoniac phn ng brom lng

Cõu 11: Theo tớnh toỏn ca cỏc nh khoa hc, mi ngy c th
ngi cn c cung cp 1,5.10 -4 g nguyờn t iot. Nu ngun cung cp ch l KI
thỡ khi lng KI cn dựng cho mt ngi trong mt ngy l bao nhiờu?
HD: Khi lng KI cn dựng cho mt ngi trong mt ngy l 1,96 .10-4 g.

Cõu 12:Lm th no khc trm cỏc hỡnh v, hoa vn lờn thu
tinh?
HD: Thu tinh l vt liu cng v trn, rt khú cú th dựng trm khc
thụng thng to cỏc hỡnh v, hoa vn mt cỏch chớnh xỏc. lm c
iu ú phi s dng axit flohydric(HF), mt loi axit n mũn thu tinh rt
mnh. Trc tiờn, trỏng mt lp parafin lờn b mt thu tinh ri cn thn dựng
li chm khc v cỏc hoa vn trờn lp parafin sao cho l chỳng n b
mt thu tinh. Sau ú dựng axit flohydric ph lờn b m parafin cho n mũn

cỏc nột v, iu ny cui cựng s to cỏc hoa vn trờn b mt thu tinh.

Cõu 13: Ngi ta thng sỏt trựng nc mỏy bng khớ clo. Tớnh
dit khun ca clo trong nc l do
A. clo rt c nờn cú tớnh dit khun.
B. clo cú tớnh oxi húa mnh nờn cú kh nng dit khun.
C. clo tỏc dng vi nc to ra HClO l cht oxi húa mnh nờn cú
kh nng dit khun.
D. clo tỏc dng vi nc to ra HCl l axit mnh nờn cú kh nng dit
khun.
Cõu 14: Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh
bớu cổ và một số bệnh khác, mỗi ngời cần bổ sung
1,5.10 -4g nguyên tố iot mỗi ngày. Nếu lợng iot đó chỉđợc bổ sung từ
muối iot (có 25 gam KI trong1 tấn muối ăn ) thì mi ng-ời cần ăn bao
nhiêu muối iot mi ngày?
HD: Khi lng KI cn dựng cho mt ngi trong mt ngy l 1,96 .10-4
g.
Cõu 15: Ti sao khi luc rau mung ngi ta thng cho thờm mt ớt mui
n
HD: Di ỏp sut khớ quyn 1atm thỡ nc sụi 100oC. Nu cho thờm
mt ớt mui n vo nc thỡ nhit sụi cao hn 100oC. Khi ú luc rau s
mau mm, xanh v chớn nhanh hn l luc bng nc khụng. Thi gian rau
chớn nhanh nờn ớt b mt vitamin.
9


Câu 16: Tại sao phải ăn muối iôt
HD: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến
giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg.Hàng ngày
ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có

trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn
đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và
các chứng bệnh khác.

2.3.2 NHÓM OXI:
Câu 1: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
HD: Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô
hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá
nhiều CO2.
Ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp, hấp thụ khí CO2
và giải phóng ra khí O2.
6nCO2 + 5nH2O
(C6H10O5)n + 6nO2
Câu 2: Tại sao khi điều chế khi occi trong phòng thí nghiệm người ta phải
úp ngược bình thu khí vào chậu nước?
HD: Dựa vào tính chất vật lí của Oxi là tan ít trong nước và nặng hơn
không khí
Câu 3: Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió? HD:
Khi máy photocopy hoạt động thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp nên
có thể sinh ra khí ozon. Khí ozon khi có nông độ cao sẽ rất nguy
hiểm cho sức khoẻ, gây tổn hại cho đại não, gây đột biến, ung thư,...
Câu 4: Trong CN Oxi được sản xuất từ oxi không khí, câu nào sau đây
không đúng

A. Không khí sau khi đã loại bỏ CO2 và hơi nước được hóa lỏng
dưới áp suất 200 atm

B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được Oxi ở -1830C

C. Oxi thu được vận chuyển trong bình thép dưới áp suất 200

atm

D. Trong công nghiệp oxi được điều chế bằng cách chưng cất phân
đoạn không khí lỏng.

Câu 5: Một thanh sắt để trong không khí ẩm một thời gian không
còn nhẵn bóng mà nổi lên những mụn đỏ gọi là rỉ sét, hãy giải thích bằng các
PTHH
10



HD: Trong không khí ẩm có oxi, hơi nước Fe tác dụng với oxi, hơi
nước tạo ra các hợp chất của sắt trong đó có hợp chất Fe 2O3 màu đỏ, do đó
thanh sắt không còn nhẵn bóng mà nổi lên mụn gỉ màu đỏ gọi là gỉ sắt

2Fe +3/2 O2
Fe2O3

Câu 6: Vì sao khi luộc trứng chín, ta thấy lòng đỏ trứng có một lớp
màu đen bao quanh?
HD: Trong lòng đỏ trứng có protein chứa lưu huỳnh. Khi luộc trứng một
thời gian, lòng đỏ phân hủy thành các amino axit và khí H 2S. Khí H2S phát tán
xung quanh lòng đỏ và kết hợp với ion sắt tao thành FeS có màu đen.

Câu 7: Hit thở nhiều phải khí H2S gây hiện tượng gì?

HD: Hít thở phải khí có nhiều H2S gây hiện tượng chóng mặt, tim
đập nhanh, ngạt thở vì phổi thiếu oxi, khô họng, nếu nồng độ cao gây ngừng
thở

Câu 8: Hít thở nhiều phải khí SO2 gây hiện tượng gì?
HD: Hít thở nhiều khí SO2 gây hiện tượng kích ứng dữ dội niêm mạc
miệng cảm giác nóng, bỏng, khô rát và đau mũi- họng, tăng tiết dich, ho, đau
ngực, khó thở, chảy nước mắt, cay mắt, cảm giác nóng thực quản và dạ dày,
buồn nôn……..
Câu 9: Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp chứa nhiều lưu huỳnh đioxit, là
một trong những nguyên nhân gây ra các cơn mưa axit gây tổn hại cho các công
trình bằng sắt, thép, giải thích bằng các PTHH
HD: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô,
xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và
hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà
máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính
của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa
axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các
tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành
phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây
nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát
triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam
11


chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp

cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi
trên cho học sinh trả lời sau khi dạy xong phần Sản xuất axit sunfuric trong bài
“Axit sunfuric. Muối sunfat”(Tiết 55-56 lớp 10 CB) hoặc áp dụng trong
bài“Axit nitric” (tiết 14-15 lớp 11CB).
Câu 10: Các nguyên tắc vận tải axit sunfuric đậm đặc đựng trong các toa
thùng yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau
khi tháo axit ra khỏi toa thùng. Tại sao sau khi tháo axit rồi mà khoá chặt ngay
vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng, còn nếu cứ để mở thì thùng không dùng
được tiếp nữa?
HD: H2SO4 đặc được vận chuyển bằng các toa thùng bằng thép, do Fe bị
thụ động hoá trong H2SO4 đặc nguội nên không có phản ứng. Khi tháo H 2SO4
đặc ra sẽ có một lượng nhất định sunfuric còn lại trong toa thùng. Nếu không
đóng kín lại thới tiết ẩm sẽ xâm nhập làm loãng dung dịch axit. Khi đó H 2SO4
loãng sẽ phản ứng với toa xe làm hỏng toa.

Câu 11: Trước đây người ta bơm hidro vào khinh khí cầu. Tại sao
ngày nay người ta lại thêm He vào để thay thế một phần hidro?
HD: Vì hidro dễ cháy và có thể tạo thành hỗn hợp nổ với oxi ở tỉ lệ
VH2:VO2 = 2:1, vì vậy nên đã có những vụ tai nạn xảy ra trong quá trình sử
dụng khinh khí cầu.
Ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thay một phần hidro bằng
He, là một khí trơ. Tuy nhiên người ta không thay toàn bộ hidro bằng He vì He
rất đắt, người ta chỉ thay một phần hidro bằng He thôi. He có tác dụng làm
giảm khả năng tạo hỗn hợp nổ vì giảm khả năng va chạm của hidro với oxi.

Câu 12: Sự suy giảm tầng ozon của khí quyển có nguyên nhân
chính là do
A. nạn cháy rừng trên thế giới.
B. chất CFC mà ngành công nghiệp lạnh thải vào khí quyển.

C. Trái Đất nóng lên.
D. khí CO2 do các nhà máy thải vào khí quyển.
Câu 13: Từ năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà - Lào
Cai đã có thể chuyên chở vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đó bà con
nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon
có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:
Chọn câu trả lời đúng.
A. Ozon dễ tan trong nước hơn oxi.
12


B. Ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan
trong nước hơn oxi.
C. Ozon không độc, có tính sát trùng cao.
D. Ozon không tác dụng với nước.
Câu 14: Ở một số nhà máy nước, người ta dùng ozon để sát trùng nước
máy. Người ta đã dựa vào tính chất nào của ozon?
a. Ozon là một khí độc.
b. Ozon không tác dụng với nước.
c. Ozon tan nhiều trong nước.
d. Ozon là chất oxi hóa mạnh.
Câu 15 : Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát
mẻ hơn ?
HD: Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng,
người ta cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên
nhân
Câu 16 :Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
HD: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H 2S
tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để
đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H 2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và

dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2
→ 2Ag2S↓ + 2H2O
(đen)
Áp dụng: Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa
cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà
mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần
trạng thái tự nhiên của hiđro sunfua ( Tiết 53 lớp 10 CB) cho học sinh biết cách
chữa bệnh “dân gian” này.
Câu 17:Loại đá có thể… ăn
HD: Khi bạn bị bệnh đau dạ dày cần phải chụp X quang. Trước khi chụp
phim thì bác sỹ thường cho bạn ăn một thứ thức ăn ở dạng hồ trắng. Thành
phần chủ yếu của thức ăn là một loại đá BaSO4.
Nguyên do là thầy thuốc chẩn đoán bệnh đau dạ dày cho người bệnh
thường phải chụp X quang. Chụp X quang đối với dạ dày không dễ như với các
bộ phận xương cốt, bởi vì tỷ trọng của xương lớn, tia X khó xuyên qua, trên
phim chụp có thể lưu lại những hình ảnh đậm còn tỷ trọng của dạ dày và các tổ
chức xung quanh tương đối mềm nên ảnh chụp không rõ nét.

13


Khi bệnh nhân ăn xong, BaSO4 đã vào tới dạ dày thì tiến hành chụp X
quang bởi vì BaSO4 ngăn cản tia X rất tốt. Từ đó Thầy thuốc có thể chẩn đoán
chính xác tình trạng dạ dày.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vào phần bài giảng “Muối sunfat” ( Tiết
55-56 lớp 10 CB) khi kể cho học sinh biết thêm một số ứng dụng của muối
sunfat.
Câu 18: Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng gây ô
nhiễm không khí. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO 2 vượt quá 30.106mol/m3 không khí thì coi là không khí ô nhiễm. Nếu lấy 50 lít không khí ở một

thành phố và phân tích có 0,012 mol SO2 thì không khí có bị ô nhiễm không?
HD: hàm lượng SO2 có trong không khí là 0, 012 . 103 = 24 x 10-5 mol/m3
50

Vượt quá hàm lượng theo quy định chuẩn, vậy không khí ở đây đã bị ô
nhiễm
Câu 19: Tại sao các đồ vật bằng Ag, Cu để trong không khí lâu thường bị
đen?
HD: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ? Do bạc
tác dụng với khí CO2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua

màu
đen
.
4Ag + O2 + 2H2S
2Ag2S + 2H2O
2.3.3: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC:
Câu 1: Các yếu tố như nhiệt độ, áp suất chất khí, chất xúc tác và diện tích
bề mặt chất rắn có ảnh hưởng lớn đến tốc đọ phản ứng hóa học. tùy theo phản
ứng hóa học cụ thể mà vận dụng một hay tất cả các yếu tố trên để tăng hay giảm
tốc độ phản ứng. Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào trong số các yếu
tố trên ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
- Sự cháy diễn ra mạnh hơn khi đưa than đang cháy ngoài không khí vào lọ
đựng khí oxi.
- Khi cần ủ bếp than, người ta đạy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của
than chậm lại.
- Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn, …) để ủ
rượu.
- Tạo những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.
- Nung hỗn hợp đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất

clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng.
- Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất axit sunfuric.
HD: a) Tăng nồng độ chất tham gia phản ứng (khí oxi) làm tăng tốc độ
phản ứng.
14


Giảm nồng độ chất tham gia phản ứng (khí oxi) làm giảm tốc độ phản ứng.
Men rượu là chất xúc tác sinh học. Chất xúc tác được sử dụng làm tăng tốc
độ phản ứng.
Những lỗ rỗng trong viên than tổ ong làm tăng diện tích tiếp xúc giữa
than và oxi không khí, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.
Tăng nhiệt độ để tăng tốc độ của phản ứng hóa học.
Dùng phương pháp ngược dòng, anhiđric sunfuric đi từ dưới nước lên,
axit sunfuric 98% đi từ trên đỉnh tháp hấp thụ xuống để tăng diện tích tiếp
xúc giữa các chất đó, do đó làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học.
Câu 2: Để dập tắt một đám cháy thông thường, nhỏ, mới bùng phát người
ta có thể dùng biện pháp nào trong số các biện pháp sau:
- Dùng chăn ướt trùm lên đám cháy.
- Dùng nước để dập tắt đám cháy.
- Dùng cát để dập tắt đám cháy.
HD: Đối với đám cháy thông thường (chất cháy không phải là xăng, dầu
hay các kim loại…) có thể dùng một trong cả ba cách để dập tắt.
- Dùng chăn ướt trùm lên đám cháy tức là làm giảm diện tích tiếp xúc của
oxi không khí với chất cháy, đồng thời làm giảm nhiệt độ xuống dưới điểm cháy
nên lửa tắt.
- Dùng nước để dập tắt đám cháy là ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy
đồng thời làm giảm nhiệt độ xuống dưới điểm cháy nên lửa tắt.
- Dùng cát để dập tắt đám cháy là làm làm giảm diện tích tiếp xúc của oxi
không khí với chất cháy nên lửa tắt.

Câu 3: Vì sao không nên để than đá hay giẻ lau máy đã qua sử dụng thành
một đống lớn?
HD: Phản ứng oxi hóa than đá hay parafin (dầu, mỡ lau máy) ở nhiệt độ
thường mặc dù diễn ra rất chậm, nhưng là phản ứng hóa học tỏa nhiệt. Nhiệt
tỏa ra tích tụ làm tăng nhiệt độ của đống than (giẻ lau máy) đến điểm cháy, gây
hỏa hoạn rất nguy hiểm.
Câu 4: Gần đây các nhà thám hiểm Nam Cực, các nhà khoa học đã tìm
thấy những đồ hộp do các đoàn thám hiểm trước để lại. Mặc dù đã qua hàng
trăm năm, nhưng các thức ăn trong những đồ hộp đó vẫn trong tình trạng tốt, có
thể ăn được. Hãy giải thích và liên hệ với việc bảo quản thực phẩm bằng cách
ướp đá.
HD: Nhiệt độ ở Nam Cực rất thấp có thể âm hàng chục độ. Ở nhiệt độ đó,
các phản ứng phân hủy thức ăn hầu như không xảy ra. Vì vậy thức ăn vẫn còn
trong tình trạng tốt.
15


Bảo quản thực phẩm bằng cách ướp đá là áp dụng biện pháp làm giảm
nhiệt độ nên giảm tốc độ phản ứng oxi hóa thực phẩm nên giữ chúng được lâu.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, để tăng tốc độ của một số phản ứng hóa
học, ngoài các biện pháp như tăng nồng độ, nhiệt độ, người ta còn dùng máy
khuấy. Tác dụng của máy khuấy là gì?
HD: Máy khuấy là thiết bị cho phép tăng tốc độ khuếch tán của các chất
tham gia phản ứng, do đó tăng khả năng tiếp xúc của các chất và tăng tốc độ
phản ứng. Người ta dùng máy khuấy trong trường hợp phản ứng giữa các chất
lỏng khác nhau hay phản ứng giữa chất lỏng với chất rắn
Câu 6: Ghép các chữ số 1,2,3,4 chỉ các biện pháp ở cột I với các chữ cái
A,B,C,D chỉ các yếu tố được lợi dụng để tăng tốc độ phản ứng sao cho phù hợp

Cột 1


Cột 2

1. Nấu thực phẩm trong nồi áp suất
2. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao

A. Nhiệt độ
B. Nồng độ

3. Dùng không khí nén thổi vào lò cao

C. Áp suất

4. Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò

D. Diện tích bề mặt

nung
5. Dùng axit HCl đậm đặc để hòa tan sắt
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với bản thân và đồng nghiệp:
Hệ thống câu hỏi, bài tập trên hoàn toàn phù hợp với nội dung chương
trình, với khả năng của học sinh, do đó có thể áp dụng vào quá trình dạy học
môn Hóa, tùy vào đối tượng giáo viên có thể lựa chọn bài để áp dụng cùng với
các sạng bài tập thông thường khác vào các quá trình lên lớp, hoặc đưa vào các
bài kiểm tra cho phù hợp. Đồng thời từ kết quả thu được khi áp dụng vào
chương trình hóa học 10, giáo viên hoàn toàn có thể phát triển ở chương trình
hóa 11 và 12 để giúp các em có được hệ thống bài tập thực tiễn trọn vẹn từ đó
nâng cao chất lượng môn học.
Để xác định hiệu quả của sáng kiến tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
* Chuẩn bi cho khảo sát:

- Chon lơp thưc nghiêm (10A2) va lơp đôi chưng (10A4).
- Cac bai day thưc nghiêm: Chương V- Nhóm Halogen; chương VI- Oxi,
lưu huỳnh; chương VII- Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Vơi môi bai day tôi đêu thưc hiên day theo đung tiên đô chương trinh va
tinh thân cua giao an, tuyêt đôi không đao lộn thư tư tiêt hoc. Chu y quan sat
nhưng cư chi, thai đô hoc tâp cua hoc sinh.
* Đanh gia kêt qua:
16


Cac căn cư đê đanh gia kêt qua thưc nghiêm sư
pham - Cac dâu hiêu bên ngoai
+ Thai đô hoc tâp cua HS thê hiên ơ sư tâp trung chu y, tư giac thưc hiên
cac nhiêm vu hoc tâp, học sinh hào hứng với môn học
+ Sô lân hoc sinh xung phong kiểm tra đánh giá
+ Tinh kiên tri
+ Kêt qua bai kiêm tra
- Cac dâu hiêu bên trong
+ Sư tiên bô cua HS trong môn hoc
- Đanh gia kha năng cua HS: căn cư vao điêm sô cua cac bai kiêm tra 1tiết
học kì I.
* Kêt qua thực nghiệm
Bảng 2.4.1 . Bảng điểm kiểm tra hoá học 10 – Chương Halogen
Lớp

Tổng
số
bài
TN – 10A2
39

ĐC- 10A4
38

Số học sinh đạt điểm Xi
0

1

2

3

4
4

5
6
6

6
6
9

7
20
16

8
7
3


9

10

Bảng 2.4.2. Kết quả cuối học kì II

Lớp
Sĩ số
39

Giỏi
5 (12,8%)

Kết quả
Khá
20 (51,3%)

TB
12
(30,8%)
20
(52,6%)

Yếu, kém
2( 5,1%)

TN:
10A2
ĐC:

38
2 (5,3%)
11 (28,9%)
5 (13,2%)
10A4
2.4.3. Nhận xét:
Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm, tôi nhận thấy:
Học sinh thấy hứng thú hơn khi học môn hoá học.
Đã kích thích sự tìm tòi, tham khảo các tài liệu trong sách, trong báo chí,
thư viện các phương tiện phát thanh truyền hình, internet,… có liên quan đến
ứng dụng hoá học trong sản xuất và đời sống xã hội.
Học sinh vận dụng tốt hơn kiến thức hoá học khi giải quyết các vấn đề
thực tiễn có liên quan đến hoá học.
Học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trò của việc học môn hoá học.
Những kết quả tích cực đó đã góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của
việc dạy - học môn hoá học THPT.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
17


Sau thơi gian thưc hiên nhưng nhiêm vu nghiên cưu đa đề ra, khi triên khai
đê tai tôi đa đat đươc nhưng kêt qua sau đây:
- Trinh bay ro cơ sơ li luân cua viêc sử dụng bài tập hóa học nói chung và
bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong môn Hóa ở trường THPT. Trong quá
trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập, có tác
dụng thúc đẩy phong trào học tập của học sinh và nhờ đó chất lượng học tập
được nâng cao.
- Tôi đã xây dựng được hệ thống bài tập, câu hỏi cụ thể theo từng chương
của hóa học lớp 10 phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, áp dụng cụ thể

vào tiến trình dạy học của bản thân tại các lớp thực nghiệm, kết quả thu dược
khẳng định việc gắn môn học với thực tiễn cuộc sống là việc cần thiết không chỉ
giúp học sinh có hứng thú hơn mà quan trọng là giúp các em hiểu được ý nghĩa
của việc học để phục vụ cuộc sống, không xa rời lý thuyết và thực hành, tự tin
áp dụng tri thức vào cuộc sống
- Qua quá trình áp dụng sáng kiến vào giảng dạy tôi rút ra giáo viên cần
chú ý một số điểm sau
- Giáo viên phải thật sự tâm huyết với công việc, có sự tìm tòi nghiên cứu,
khai thác các nguồn tài liệu tham khảo, liên tục cập nhật các thông tin mới có
liên quan tới môn học.
+ Phải xác định rõ mức độ nhận thức, khả năng của học sinh
+ Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học đặc biệt là thí nghiệm hóa học trực
quan hoặc video thí nghiệm
3.2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên giảng dạy môn Hóa học cần thường xuyên nghiên cứu
tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật hệ thống câu hỏi, bài tập có
yếu tố thực tiễn, đặc biệt là các câu hỏi có trong đề thi THPTQG, tích cực sử
dụng thiết bị dạy học ứng dụng CNTT vào việc dạy học.
- Đối với trường THPT cần tổ chức các hoạt động thực tiễn gắn với lý
thuyết khoa học như các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ theo bộ môn,tham
quan nhà máy, dây chuyền sản xuất…..
- Đối với Sở GD&ĐT cần tổ chức tập huấn nhiều hơn cho giáo viên các
chuyên đề có liên quan như sử dụng phần mềm hỗ trợ, tiến hành thí nghiệm biểu
diễn, thực hiện tiết dạy thực hành tại trường THPT…
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc làm tăng hứng thú, sự
yêu thích môn học thông qua việc sử dụng câu hỏi, bài tập có yếu tố thực tiễn
cho học sinh đầu cấp khối 10. Do thời gian hạn chế, nhiều nhận định còn mang tính chủ
quan, trong quá trình nghiên cứu soạn thảo không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
18


không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Đỗ Thị Dung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
2. Dương Văn Đảm (2006), Hóa học quanh ta, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Đỗ Công Mỹ (2005), Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài
tập thực tiễn môn hóa học trung học phổ thông (phần Hóa đại cương và vô cơ),
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), (2010), Bài tập hóa học 10, Nhà xuất bản
Giáo dục.
5. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), (2010), Hóa học 10,
Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Nguyễn Xuân Trường (2001), Hóa học vui, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
7. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống,
Nhà xuất bản giáo dục.
8.Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản TP.Hồ
Chí Minh.
9. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:

- Nguồn:
- Website: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Dung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT Lang Chánh
TT

Tên đề tài SKKN

1.

Sử dụng hiệu ứng diện tử giải
thích các bài tập lực axit- bazo hóa
học 11.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá xếp

loại (A, B,
hoặc C)

Năm học đánh
giá xếp loại

Sở GD&ĐT

C

2013-2014

20



×