Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.37 KB, 16 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn
đề hết sức cần thiết. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng
như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc học THCS và trưởng
thành sau này. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý
thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tơi những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái,
tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng
từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm
thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có
năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy
và giao tiếp.
Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫn
cho học sinh cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu
trong đoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương
tiện liên kết trong đoạn văn. Tuỳ theo từng phương thức diễn đạt khác nhau mà
viết theo lối qui nạp, diễn dịch, song hành hay móc xích.
Để viết được đoạn văn phải có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy
để tạo thành văn bản yêu cầu phải có các đoạn văn liên kết với nhau mà thành
(khi đã dùng các phương tiện liên kết trong văn bản).
Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại,
thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường say
mê “nghiện” sách vở bị lãng quên, ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp. Vì vậy,
các em không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu. Cho nên, việc viết một đoạn
văn lại càng là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn luyện cho các em.
Hơn thế nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của
môn Văn - Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối
tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Như vậy, chúng ta dạy tập
làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết xây dựng các
đoạn văn thông thường. Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các


thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản.
Thông qua môn tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bọc lộ
những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế người giáo viên
phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời
qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên có dịp uốn nắn điều chỉnh
những sai lệch trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình cảm - đặc biệt qua các
thể loại văn học mà các em sẽ học trong chương trình.
Trên đây là những lí do, vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho học
sinh THCS. Từ những mặt tích cực, hạn chế trên khiến cho chúng ta chọn đề tài
để nghiên cứu và xây dựng các bước để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt
hơn.


1.2. Mục đích nghiên cứu
Phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong
chương trình tập làm văn ở THCS như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận,
thuyết minh, điều hành. Từ đó giúp học sinh biết vận dụng các thể loại văn bản
để phục vụ cho học tập, trong đời sống. Đặc biệt đề tài này sẽ giúp cho các em
biết cách xây dựng đoạn văn với nhiều thể loại khác nhau, với bố cục đoạn văn
dù ngắn hay dài điều phải đảm bảo mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức,
hướng dẫn cho các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo bố cục : mở đoạn,
thân đoạn, kết đoạn.
Mỗi đoạn văn đều bao hàm môt ý chính của nó. Ý chính đó, có thể đứng ở
đầu đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc đứng cuối đoạn văn theo cách qui nạp
hoặc ý chính của các câu bình đẳng nhau, ngang hàng nhau theo cách song hành.
Qua đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hình
thức nói hoặc viết, tập vận dụng một cách sáng tạo, tổng hợp những kiến thức đã
tiếp thu được qua các môn Văn - Tiếng Việt và những kiến thức văn hoá xã hộ
để có thể nói và viết theo yêu cầu, đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác
nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em.

1. 3. Đối tượng nghiên
cứu Học sinh lớp 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kiểm tra, khảo sát.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp cố vấn, chuyên gia.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn (văn bản)
theo những phương thức và bằng những phương tiện rất phong phú. Dựng đoạn
được triển khai từ ý trong dàn bài. Có thể đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và
cũng có thể một ý có nhiều đoạn. Trong đoạn văn thường có bố cục ba phần: mở
đoan, phát triển đoạn và kết đoạn . Ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì các đoạn văn
có thể là đoạn diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành
Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ yêu
cầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao
cho phù hợp với ý của đoạn để hiệu qủa biểu đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn
hút hơn với người đọc. Qua đó, ta có thể hiểu được: đoạn văn là đơn vị trực tiếp
tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm
xưống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường
do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ
ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại
nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng
biểu được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn,
thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi


là câu chốt). Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề

của đoạn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành.
Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cân sử dụng các phương tiện liên
kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. Có nhiều phương tiện liên kết: quan
hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái
quát,và dùng câu nối trong đoạn văn. Như vậy, đoạn văn liên kết nhằm mục đích
phân biệt nhau liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn
bản.
Vì vậy, chúng ta cần tận dụng những hiểu biết và khả năng trên của học
sinh để phát huy tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc
rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt và làm nền tảng cho chương trình
THPT.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kién kinh nghiệm Cũng
bộ môn Ngữ văn, nhưng theo khảo sát, phần lớn học sinh học phân
môn Tập làm văn còn yếu mà đặc biệt là cách dựng đoạn, khiến cho giáo viên và
học sinh còn rất lúng túng. Thường thì thời gian quá ngắn mà lượng kiến thức
nhiều, nên chưa tìm hiểu kĩ các đoạn văn mẫu. Một tiết học, chỉ đưa ra một vài
ví dụ đơn giản, một vài đoạn mẫu nên học sinh chưa hiểu rõ hết vấn đề, lí thuyết
hiểu sơ sài, vì thế xác định đề bài, chủ đề và bố cục đoạn văn càng bối rối.
Những tình trạng viết đoạn văn ở THCS như trên là do nhiều nguyên nhân.
Trước là nguyên nhân khách quan: nó phụ thuộc vào tư tưởng lập nghiệp của
học sinh sau này như thi vào các trường cao đẳng, đại học Ngữ văn ít hơn các
môn khác,và điều quan trọng nhất là cơ chế thị trường thực dụng, con người khô
khan, kênh thông tin văn hoá nghệ thuật đa dạng, nhiều loai hình cuốn hút học
sinh. Hơn thế nữa phụ huynh lại định hướng cho con em mình theo khuynh
hướng trên. Và ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan là môn
Tập làm văn khó học, trừu tượng, học sinh không thích học, khó trở thành giỏi
văn. Nội dung, chương trình trong SGK còn quá tải, trình độ giáo viên chưa đáp
ứng, chất liệu của môn ngữ văn bị giảm xuuống vì đưa nhiều thể loại văn bản
nhật dụng, văn bản chính luận, văn bản nghị luận vào, coi nhẹ giảng bình, giáo
viên giao nhiều bài tập, khó được điểm cao.

Trên đây là những tình trạng viết văn, dựng đoạn văn của học sinh THCS và
nó cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động. Cho nên ta cũng
quan tâm hơn nữa trong việc dạy một tiết Tập làm văn, mà đặc biệt là dạy một
tiết dựng đoạn văn trong văn bản.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để khảo sát thực trạng viết văn, dựng đoạn của học sinh THCS, tôi đã tiến
hành ra đề như sau:

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 -15 câu) miêu tả khung cảnh
giờ ra chơi.
Thời gian làm bài: 20 phút.
Tôi khảo sát thực tế bài làm của học sinh ở lớp 6A và 6B thấy rằng:


Có đến 43% số học sinh chưa biết viết đoạn văn. Có 54% HS xây dựng
được một đoạn văn nhưng chưa sử dụng triệt để các yếu tố miêu tả.
Số học sinh đạt khá, giỏi chiếm tỉ lệ rất thấp: Lớp 6A là 0.3%; Lớp 6B là
10% - một con số đáng báo động trong việc học phân môn Tập làm văn hiện nay
trong nhà trường THCS.
Số liệu cụ thể ở trường THCS Quảng Hoà như sau:
Giỏi

Phân loại

Lớp

6A=26
6B=29
Cộng: 55


SL
0
2
7

%
0
7
13

Khá
SL
1
6
24

%
3
21
44

Trung bình
SL
%
14
54
17
59
20
36


yếu, kém
SL
%
11
43
4
13
4
7


2.3.1 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả
2.3.1.1 Một số vấn đề chung về văn miêu tả
- Khái niệm.
“Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến
trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Đây là loại văn bản có
tác dựng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng
tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Vớii đặc
trưng của mình, những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ
người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống
một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn”. ( Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu- Văn
miêu tả trong nhà trường phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2003).
Miêu tả là một phương thức biểu đạt khá thôn dụng, được sử dụng nhiều
trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết.
Cần hiểu rõ: văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra
được những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người,
phong cảnh, nhằm cho những cái đó như hiện lên trước mắt ngươi đọc. Qua văn
miêu tả người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài màu sắc, hình dáng,

kích thước, trạng thái, mà còn hiểu rõ hơn bản chất bên trong của đối tượng.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, yêu cầu của văn tả cảnh tập trung ở lớp
6. Đến lớp 7, 8, 9 văn miêu tả được nhắc lại trong các kiểu văn biểu cảm, thuyết
minh, tự sự, nghị luận. Giúp học sinh thấy được vị trí, tầm quan trọng, giá trị của
văn miêu tả trong kể chuyện, trong thuyết minh, trong biểu cảm và trong nghị
luận.
- Yêu cầu của văn miêu tả
Để miêu tả và viết tốt bài văn, đoạn văn miêu tả học sinh phải quan sát, so
sánh, tưởng tượng, nhận xét, ngôn từ, xúc cảm, tình cảm.
Quan sát là một trong những hoạt động của con người để nhận thức thế giới.
Trong quá trình quan sát cần gắn với so sánh liên tưởng để phát hiện ra những
nét giống nhau gần nhau, đối lập nhau trong thế giới khách quan giữa các sự vật,
hiện tượng, từ đó miêu tả đúng bản chất, gọi tên đúng sự vật hiện tượng.
Tưởng tượng có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong lao động và
trong sự hình thành, phát triển nhân cách của con người. Tưởng tượng tích cực
tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, phản ánh những mơ ước, lí tưởng của
con người, kích thích những nhu cầu thẩm mĩ và tình yêu đối với cuộc sống,
Khi viết đoạn văn miêu tả người ta thường dùng liên tưởng, ví von, so sánh.
Nhờ có so sánh, liên tưởng mà văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, kích
thích được óc sáng tạo của người đọc. Ngôn ngữ - Tiếng Việt phong phú và giàu
đẹp, Tiếng Việt giàu về vốn từ vựng, về các vốn từ như đồng âm, đồng nghĩa,
tượng thanh, tượng hình. Chúng ta lại phong phú về lối nói ẩn dụ, nhân hoá, so
sánh, tưởng tượng, cùng những cách diễn đạt đa dạng, với các kiểu câu Tiếng


Việt. Đó là điều kiện thuận lợi khi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt để miêu tả sự
vật, hiện tượng, tâm lí, tính cách.
Tuỳ vào đối tượng miêu tả để sử dụng lớp từ ngữ phù hợp. Đoạn văn miêu
tả rất hay dùng và dùng có hiệu quả các biện pháp tu từ, nhân hoá, ẩn du, hoán
dụ, tượng trưng, so sánh ví von.

Khi viết một đoạn văn miêu tả, bài văn miêu tả cảm xúc, tình cảm là một
yếu tố cực kì quan trọng. Để có một đoạn văn miêu tả hay, người viết không chỉ
tài quan sát và thể hiện bằng các từ ngữ, hình ảnh, bằng lối nói so sánh, ví von
độc đáo, mà còn phải có tình. Cái tình ấy có thể là căm ghét cái ác, cái xấu, cái
lố lăng, kịch cởm ở đời. Không có cái tình, mọi sự miêu tả dù ngôn ngữ có sắc
sảo, phong phú và mới mẻ đến bao nhiêu cũng chỉ là làm xiếc ngôn ngữ. Trong
trường hợp này bài văn miêu tả chỉ là cái xác không hồn, không gây được xúc
động trong lòng người đọc.
- Rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả
Thứ nhất đó là kĩ năng quan sát, ghi chép. Đối tượng của văn miêu tả
những sự vật, sự việc, là thiên nhiên, là con người và cuộc sống của con người.
Có thể coi đó là một thế giới hết sức mới lạ và đa dạng, phức tạp vàn sống động
đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì vậy, phải quan sát, ghi
chép.
Tất nhiên các em không thể có ngay được kĩ năng ấy và sử dụng nó thành
thạo như các nhà văn vẫn làm. Tất cả đối với các em chỉ mới là bước đầu tập
dượt : Tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của các sự
vât, hiện tương quanh mình. Từ đó, có vốn để làm văn miêu tả, viết một đoạn
văn miêu tả.
+ Kĩ năng tưởng tượng:
Có thể khẳng định rằng, nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu
tả chắc chắn sẽ không hay được, dù là văn tả thực. Vì vậy, cần tưởng tượng và
sáng tạo tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu
tả trở nên phong phú và sinh động hơn.
Không có trí tưởng tượng, chắc chắn nhà văn Tô Hoài không thể xây dựng
được bức tranh phong phú về thế giới loài vật như trong tác phẩm “ Dế Men
phiêu lưu kí”.
Không có tưởng tượng chắc chắn nhà văn Vũ Tú Nam không thể viết được
trang văn miêu tả thay đổi kì diệu màu nước biển trong “ Biển đẹp”.
Vậy khi làm văn miêu tả, trí tưởng tượng được dùng với vai trò gì?

Có thể nói rằng vai trò của trí tưởng tượng rất lớn. Nó không chỉ là yếu tố
tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà con giúp cho
người làm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật phù
hợp để bài văn, đoạn văn hấp dẫn hơn.
+ Kĩ năng so sánh:
So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Chính sự liên
tưởng, so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn và đối tượng miêu tả hiện
rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn.


Nếu xét về đối tượng, hiện tượng so sánh trong văn miêu tả hết sức đa dạng
và phong phú:
Có thể so sánh người với người, so sánh người với các con vật, đồ vật, so
sánh người với với cây cối, so sánh người với các hiện tượng tự nhiên. Có thể so
sánh vật với vật, cảnh với cảnh. Có thể so sánh vật với con người.
Và nếu xét về cách thức so sánh thì có những hiện tượng so sánh sau:
So sánh theo hướng thu nhỏ. So sánh theo hướng phóng đại. So sánh theo
hướng cụ thể hoá. So sánh theo hướng trừu tượng hoá.
Tuy nhiên, khi sử dụng kĩ năng so sánh, cần lưu ý là phải biết sáng tạo , biết
tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh đã
quá cũ, quá sáo mòn.
+ Kĩ năng nhận xét:
Viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình.
Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người là cách biểu lộ
thái độ, tình cảm riêng của con người đối với đối tượng được miêu tả. Một nhà
văn Pháp viết: “Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm
ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế nhưng nhìn kĩ thì cây bạch
dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác. Trong đời ta gặp bao
nhiêu người phải thấy ra mỗi người mỗi khác, không ai giống ai.
(Dẫn theo Tô hoài- Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả).

Vấn đề là phải vận dụng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho
bài văn miêu tả.
Trước hết, có thể nhận xét bằng những lời bình, những câu cảm thán, những
hình ảnh so sánh: “Chà ! Chà ! Béo ơi là béo ! Gớm ! Béo đâu có béo lạ béo
lùng thế. (Nguyễn Công Hoan).
Và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả.
Đây là thái độ mỉa mai, giễu cợt của nhà nhà văn Nguyễn Công Hoan khi miêu
tả hình ảnh của một “bà chủ” : “ Vậy thì bà nằm đó. Nhưng thoạt trông, Đố ai
giám bảo là một người. Nếu người ta chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái
thân nung núc và bốn chân tay ngắn chùn chùn, thì phải bảo là một đống hai ba
cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi”. Còn đây là thái độ ngạc nhiên
thích thú của nhà văn Vũ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh những trái
mướp lớn nhanh như thổi: “Rồi quả thi nhau chòi ra, bằng ngón tay, bằng con
chuột. Rồi bằng con cá chuối to”.
2.3.1.2 Cách dựng đoạn trong văn miêu
tả - Cách dùng từ ngữ, hình ảnh.
Việc lựa chọn từ ngữ trong văn miêu tả là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải
được đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn làm tốt yêu cầu này thì người viết văn
trước hết phải có một vốn từ phong phú. Vấn đề tích lữy vốn từ cần được tiến
hành thường xuyên và dưới nhiều hình thức: thông qua các giờ Văn- Tiếng Việt,
thông qua giao tiếp hàng ngày, quá trình đọc sách, đọc tài liệu tham khảo có liên
quan tới văn miêu tả.


Ví như tả cảnh sóng biển có nhịều từ ngữ gợi hình, gợi thanh: cuồn cuộn,
nhấp nhô, lăn tăn, rì rầm, rì rào, lô nhô. Nhưng không phải là sóng lúc nào cũng
dùng được tất cả các từ ấy. Từ sóng biển lúc trời động thì phải dùng từ “cuồn
cuộn”; Lột tả tiếng sóng biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ “ì oạp”, tả tiếng
sóng biển vọng lại trong đêm mà nghe xa thì dùng từ “rì rầm”
Tả cây cối cũng có nhiều từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau: “xanh um”,

“xanh rì”, “xanh non”.
Nhưng khi đi vào thực tế mỗi loại cây sẽ có một loại xanh riêng, không lẫn
lộn : cây rau cải trong vườn hay cây lúa đang thì con gái thì phải là “xanh mơn
mởn”, “xanh rờn”; Cây cối trong rừng rậm rạp thì phải là “xanh rì”, “xanh tốt”.
Bên cạnh việc lựa chon từ ngữ, vấn đề tạo hinh ảnh trong văn miêu tả cũng
không kém phần quan trọng. Có thể thấy rõ câu văn miêu tả giàu hình ảnh bao
nhiêu thì sức gợi cảm của nó sẽ lớn bấy nhiêu. Tuy nhiên khi sử dụng các nghệ
thuật bên trong bài văn miêu tả, chúng ta cần lưu ý những nghệ thuật ấy chỉ thực
sự có tác dụng nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ, hợp văn cảnh.
- Cách đặt câu, dựng đoạn văn miêu tả
Cũng như văn tự sự, cách đặt câu trong văn miêu tả đòi hỏi người viết phải
lựa chọn sắp xếp rất công phu.
Ngoài việc đặt câu, cách dựng đoạn và liên kết đoạn trong một bài văn miêu
tả cũng rất cần được quân tâm. Thông thường khi làm văn, học sinh chia làm ba
phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Chúng ta cần xác định những ý cần triển khai trong nội dung bài văn miêu
tả để chia các phần trong bài thành các đoạn văn tương ứng. Có nhiều cách để
chia đoạn trong bài văn miêu tả.
Chia đoạn theo trình tự thời gian: người làm bài đặt đối tượng miêu tả vào
các khoảng thời gian khác nhau. Trong một năm thì theo bốn mùa xuân - hạ thu - đông, trong một ngày, thì có sáng - trưa - chiều - tối; Trong một quá trình
thì có bắt đầu - diễn biến - kết thúc.
Chia theo trình tự không gian: người làm bài quan sát đối tượng miêu tả ở
nhiều góc độ và từ hướng khác nhau: từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong
nhìn ra, từ trên nhìn xuông, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, bên phải, phía trước,
phía sau, nhìn toàn cảnh, nhìn chi tiết.
Chia đoạn theo đặc điểm, tính cách của đối tượng được miêu tả: mỗi đặc
điểm tính chất có thể được tách ra để miêu tả trong một đoạn văn độc lập.
Chia đoạn theo số lượng được miêu tả: có thể sử dụng cách chia đoạn này cho
kiểu bài tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt, tả thế giới loài vật, đồ vật. Ví dụ:
tả cảnh thiên nhiên có bầu trời, không trung, mặt đất; cảnh khu vườn, ngoài

đồng.
Thông thường mở rộng ý theo một hướng sau:
Mở rộng ý bằng cách liên tưởng, so sánh đối tượng đang miêu tả với những
đối tượng khác, hoặc đặt đối tượng đang miêu tả trong các quan hệ với những
đối tượng xung quanh.


Mở rộng ý bằng cách đi vào miêu tả thật tỉ mỉ, thật chi tiết từng đường nét,
hình dáng, đặc điểm của đối tượng.
Mở rộng ý bằng cách đan xen vào những câu văn miêu tả là những câu văn
nêu cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét.
Mở rộng ý bằng cách kết hợp miêu tả đặc điểm với những lời giới thiệu về
giá trị, về công dụng của đối tượng được miêu tả.
- Cách viết đoạn mở bài, thân bài và kết bài
Mô hình bố cục của bài văn miêu tả thông thường gồm có ba phần rõ rệt. Mở
bài: giới thiệu đối tượng miêu tả ( đối tượng gì ? có quan hệ như thế nào
đối với người miêu tả ? hoàn ảnh tiếp xúc, gặp gỡ với đối tượng ấy có gì đặc
biệt.
Thân bài : lần lượt dựng lại hình ảnh hoặc khung cảnh được miêu tả với
những nét đặc điểm chung, riêng.
Kết luận : nêu cảm nghĩ về đối tượng được miêu tả.
Theo mô hình này thì văn miêu tả chỉ mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng
và kết bài bằng cách nêu cảm nghĩ của người viết. Như vậy là quá đơn điệu, rập
khuôn. Thậm chí, có một số em học sing dùng cái khuôn ấy để lắp ghép cho tất
cả các bài văn miêu tả khác nhau:
Ví dụ: khi tả một cây ăn quả thường các em hay đi theo cách mở bài và kết
như sau:
Mở bài: trong vườn bà em trồng nhiều thứ cây ăn quả. Nhưng em thích nhất
là cây bưởi đào.
Kết luận: Em rất yêu khu vườn (yêu cây bưởi đào). Hoặc em muốn được

chăm sóc cho khu vườn này ngày càng tươi tố hơn ( chăm sóc cây bưởi đào để
nó tiếp tục đơm hoa kết trái ở những mùa sau).
Ví dụ: khi làm văn miêu tả cây cối trong vườn vào một thời điểm cụ thể ta
có thể chia thân bài thành một số đoạn ứng với một số đối tượng miêu tả như
sau:
Đoạn một: Tả một cây có đặc điểm tiêu biểu và gây ấn tượng nhất trong
vườn ( lớn nhất, đặt ở vị trí quan trọng nhất), khi tả phải giới thiệu được vị trí,
miêu tả hình dáng đặc điểm của thân, lá, rễ, hoa, quả, tầm quan trọng của nó đối
với con người, đối với các cây cối khác trong vườn. Có trường hợp nêu thêm lai
lịch của ai ( ai trồng ? Trồng lúc nào ? với chủ nhân khu vườn).
Đoạn hai: Tả loài cây cho hoa, cho hương, liệt kê một số loài hoa (hoa nhài,
hoa hồng nhung) . Đồng thời miêu tả cụ thể vị trí, hình dáng, đặc điểm, cấu tạo
của từng loại cây (thân, lá, hoa, hương vị).
Đoạn ba: Tả loài cây cho quả- liệt kê một số loài cây tiêu biểu (cam, bưởi,
na, ổi). Sau đó tập trung miêu tả vị trí, qui trình ra hoa kết trái, cấu tạo, công
dụng của từng loại cây.
Lưu ý: Trong quá trình tả, có thể đặt đối tượng được tả trong mối quan hệ
với năng, với gió, với chim chóc, ong bướm, với con người để toàn cảnh khu
vườn hiện lên sống động và đẹp hơn.


Để kiểm chứng kỹ năng viết đoạn văn miêu tả của học sinh, tôi tiến hành
các bước như sau:
Đối tượng kiểm chứng là: học sinh lớp 6 (đủ 3 đối tượng)
Cơ sở vật chất: đủ 2 phòng học, bàn ghế, ánh sáng phục vụ dạy học đầy đủ.
- Sự chuẩn bị của GV ở 2 lớp là như nhau.
- Sự chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập, vở nháp, các tài liệu có liên
quan.
- Về thời gian: dạy - học 4 tiết/ lớp, được bố trí dạy học vào 3 buổi xen kẽ
các môn học khác.

- Đề kiểm tra khảo sát: mang tính vừa sức, tính khoa học, tính chính xác,
phù hợp với 3 đối tượng học sinh lớp 6.
GIÁO DỤC THỰC NGHIỆM

Lớp 6B - Chúng tôi thực hiện các bước sau:
Hoạt động 1 : Khởi động bằng việc kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của các em
và GV chọn một bài văn miêu tả cho HS đọc trước lớp rồi xác định các phần
trong bài làm của người viết - Trình bày các ý chính trong mỗi phần: Mở bài,
Thân bài, kết bài.
Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS ôn tập các đơn vị kiến thức đã học về văn
miêu tả. Cụ thể:
I/ Khái niệm văn miêu tả.
II/ Đặc điểm của văn miêu tả.
III/ Các yêu cầu khi làm bài văn miê tả.
Hoạt động 3: GV tổ chức cho người học viết các đoạn văn miêu tả theo yêu
cầu của người dạy.
Hoạt động 4: GV cho lớp tiến hành thảo luận và nhận xét, đánh giá các
đoạn văn của HS.
Hoạt động 5: GV củng cố kiến thức và tiến hành khảo sát bằng đề bài
sau:
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (10- 15 câu) miêu tả cảnh chợ hoa ngày
tết.
Đáp án:
Về hình thức:
1.0 điểm
- Viết đúng theo yêu cầu: một đoạn văn ngắn (10 – 15 câu), đầu dòng lùi vào
viết hoa, kết thúclà dấu chấm cuối dòng.
- Viết đúng kiểu bài miêu tả.
- Từ ngữ lựa chọn phải phù hợp với kiểu bài miêu tả, làm nổi bật đặc điểm của
sự vật được miêu tả.

- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, không mắc lỗi chính tả.
Về nội dung:


- Câu mở đoạn: giới thiệu chợ hoa ngày tết (Có thể là câu chủ đề). 0.5 điểm
- Các ý triển khai câu mở đoạn: tả cảnh mua bán xen với tả cây cảnh, cây hoa
ngày tết. 8.0điểm - Câu kết đoạn: Nhận xét, cảm tưởng về chợ hoa ngày tết.
0.5 điểm Hoạt động 6: GV thu bài và dặn dò HS
2.3.1.3. Một số đoạn văn tiêu biểu
Đoạn mở bài.
1. Khi những ngày hè gần hết thì cây bưởi trong vườn nhà ông tôi cũng vào
mùa quả chín. Được ngắm nhìn cây bưởi, lúc ấy mới thấy được vẻ đẹp riêng
của nó.
2. Rằm trung thu năm nay thật đẹp. Tôi và các bạn đi rước đèn ông sao về
thì thấy mẹ đã đón sẵn ở cửa, đôi mắt mẹ lấp lánh niềm vui. Giọng mẹ có vẻ bí
mật: Đố các con mẹ sẽ có quà gì ? Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau; cái gì nhỉ ?
Đèn ông sao ư ? Măt nạ ư ? Chúng tôi vào trong nhà. Chao ôi ! Trên bàn là
một mâm cổ trung thu đầy ngút. Cả bọn reo lên khiến cho gương mặt mẹ tôi
càng thêm rạng rỡ.
3. Chiều quê. Đó có lẽ là lúc mà ta cảm nhận được rõ nhất sự yên ả và
thanh bình.
Đoạn thân bài.
1. Mùa hè đến, Sầm sơn vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại
chuyển mình, hoà reo trên những lớp sóng trắng xoá. Biển sầm Sơn lúc nào
cũng đẹp.
2. Ngày nay chợ đã khác xưa nhiều. một số mặt hàng cũ đã được thay thế
bằng những thứ hàng mới phù hợp với nhu của cuộc sống hiện đại. Nhưng về
cơ bản, chợ vẫn giữ được nét xưa. Người dân trong vùng vẫn nhớ đi chợ theo
sáu phiên như một thói quen đã ăn sâu vào trong tiềm thức.
3. Hoàng hôn xuống ! Mẹ mặt trời vội vã gọi đàn con nắng trở về. Mặt biển

lại hiền hoà và lặng lẽ, lóng lánh giọt ánh sáng còn sót lại. Mặt trời đỏ lự
xuống biển. Em cùng các bạn đi dạo trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng rì rào,
tiếng trở mình thở dài của biẻn cả khoan khoái trong làn gió mát lạnh đưa hơi
thở măn mà của biển vào đất liền.
Đoạn kết bài.
1.Căng lồng ngực hít thở bầu không khí trong lành. Tôi thấy trong lòng
dâng lên một tình yêu sâu nặng đối với thành phố quê hương. Tình yêu ấy, tôi sẽ
mang theo suốt đời, không bao giờ phai nạt, có lẽ vậy chăng ?
2. Đêm hôm đó tôi ngủ thật ngon lành trong vòng tay của ông nội. Trong
giấc mơ tôi thấy mình đang cùng thằng Lâm và cu Tí lạc vào một xứ sở thần
tiên. Ở đó có đầy đủ các thành viên của đại gia đình chúng tôi. Quê hương tôi
đó chăng ? Vừa xa vời, vừa gần gũi biết bao.
3. Được tắm dưới mưa quả là thú vị. Cơn mưa rào ấy đã qua lâu rồi mà tôi
còn nhớ mãi. Nhớ mãi. Ước sao có một lần được về quê, được cùng bọn tre
làng đùa giỡn trong mưa.


2. 4 Hiệu quả của sáng kién Kết
quả đạt được như sau:
Phân loại
Giỏi
Khá
Lớp
SL
%
SL
%
6A=26
1
4

2
8
6B=29
6
28
10
34
Cộng: 55
7
13
12
22

Trung bình
SL
%
18
69
13
44
31
56

yếu, kém
SL
%
5
19
0
0

5
9

Qua quá trình Dạy - Học và tiến hành khảo sát thực nghiệm theo phương
pháp tích cực, bản thân tôi thấy kết quả đạt được vẫn chưa cao.
Đối với việc tổ chức Dạy - Học ở lớp 6B - khi chưa vận dụng triệt để
phương pháp tích cực theo chuyên đề đổi mới (thay SGK THCS) và các bước
tiến hành như đã trình bầy trên đây chúng ta thấy: Số bài khá, giỏi chiểm tỉ lệ
vẫn còn thấp. Số bài điểm yếu, kém vẫn chiếm tỉ lệ lệ cao.
Rõ ràng nếu không có sự nghiên cứu, đầu tư các cách dạy học, ôn luyện cho
HS thì hiệu quả thực hành viết đoạn văn trong văn bản của các em là rất thấp.
Nếu không tổ chức các buổi ôn tập một cách bài bản, khoa học đúng theo
phương pháp đổi mới thì sẽ không tạo cho các em sự hứng thú, say mê, tích cực
trong giờ làm văn.
Ngược lại khi đã vận dụng triệt để các bước dạy học Tập làm văn (như đã
thực hiện ở lớp 6A và 6B) thì học sinh hoàn toàn chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh
kiến thức và vận dụng các kĩ năng làm văn vào quá trình xây dựng đoạn văn tạo lập văn bản. Và tất yếu HS sẽ thích học phân môn TLV. Hiệu quả dạy học sẽ
cao hơn.
Qua đây, chúng ta thấy: Thời lượng giành cho luyện tập viết đoạn văn trong
tiết dạy chính khoá là quá ít. Vì vậy, HS chưa được rèn luyện nhiều để viết đoạn,
tạo lập văn bản.
Điều cốt lõi là làm sao đó trên mỗi trang giáo án, mỗi tiết dạy học thực
hành, rèn kĩ năng làm văn cho học sinh đều thể hiện tính nghiêm túc của người
dạy và những nét tình cảm nghề nghiệp, tình yêu con trẻ, những dấu ấn cảm xúc
cá nhân trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, soạn giảng.
Qua tiết học, ta nắm được ưu thế của học sinh và phát huy được những khả
năng làm văn của các em. Từ đó, học sinh có dịp để uốn nắn điều chỉnh, hạn chế
những lệch lạc trong nhận thức, đời sống tư tưởng, tình cảm của của các em.
Hạn chế nữa là trong chương trình SGK Ngữ Văn THCS học sinh không
được học các nội dung trình bày trong đoạn văn theo các đặc điểm, cấu trúc diễn

dịch, qui nạp, song hành, móc xích. Do đó, khi xây dựng đoạn văn, học sinh rất
lúng túng trong việc đặt vị trí câu chủ đề trong đoạn.
Hơn nữa, trong quá trình luyện viết các đoạn văn, học sinh còn lúng túng
trong việc tìm hiểu đề, xác định ý, xây dựng câu chủ đề, dùng từ ngữ không
trong sáng, thiếu trau chuốt, từ ngữ không có tính lôgic.


3. Kết luận, kiến nghị :
3.1. Kết luận:
Để thực hiện được các bước dạy học như trên, đòi hỏi sự nhạy cảm của
thầy trước yêu cầu thực hành, trước những thao tác và kĩ năng thực hành của
học sinh. Yêu cầu giáo viên dày công luyện tập cho các em, kiên trì trong việc
đánh giá kết quả, không nên nóng vội, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuỳ từng
đối tượng ở các khối lớp, tuỳ từng vùng để có phương pháp vận dụng đúng đắn.
Với phương châm là người truyền đạt kiến thức và chủ thể tiếp nhận kiến thức
và mục đích cuối cùng là viết được các đoạn văn sáng tạo với đầy đủ các kĩ
năng mà các em tiếp thu được.
Mọi sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng của người dạy sẽ mang lại những hiểu
biết, những thao tác thuần thục, nhẹ nhàng và tự tin trong các em học sinh thân
yêu!
Vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa để phát huy “Những tài năng sẵn
có còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân học sinh”, giúp các em hoàn thiện hơn trong
nhân cách người học, phát huy vốn tri thức của nhân loại làm giàu cho quê
hương đất nước trong thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo:
Hàng năm nên tổ chức các lớp chuyên đề đổi mới về phương pháp dạy học
theo quan điểm “Tích hợp - Tích cực”, đặc biệt là chuyên đề về phân môn Tập
làm văn.
Chỉ đạo tổ chức giao ban cụm liên trường sinh hoạt chuyên môn (như dự giờ

thực nghiệm của giáo viên trường bạn) để từ đó, anh chị em giáo viên có điều
kiện học hỏi, rút kinh nghiệm về cách dạy, quy trình dạy học một giờ rèn luyện
kỹ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh THCS.
3.2.2. Đối với nhà trường:
Nhà trường nên tạo mọi điều kiện về mặt thời gian cũng như về CSVC để
giúp giáo viên yên tâm nghiên cứu, soạn giảng trong quá trình dạy học.
Động viên về mặt tinh thần cũng như tạo một không khí thân thiện để
người dạy có đủ tâm thế và lòng tự tin khi lên bục giảng.
Nhà trường cần phải tổ chức cho Tổ KHXH đưa vào nội dung sinh hoạt
chuyên môn của tổ để bàn bạc, thảo luận về chuyên đề: "Rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn miêu tả" và các thể loại khác để giúp anh chị em thấy rõ hơn các yêu
cầu, cách hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn nói chung. Sau thảo luận bàn
bạc cách thức dạy học thì tổ chức dạy thử nghiệm trên lớp (Dạy đối chứng Kiểm tra đánh giá chất lượng). Sau mỗi buổi dạy, tổ KHXH nhà trường tổ chức
họp để nhận xét, rút kinh nghiệm (Tổng kết chuyên đề) để từ chuyên đề này, mỗi
giáo viên tự rút ra cho mình một bài học, những kĩ năng cần thiết khi nghiên
cứu, soạn giảng và tổ chức lên lớp.


3.2.3. Đối với người dạy:
Trước lúc bắt tay vào nghiên cứu, soạn giảng và trực tiếp đứng lớp, chúng
ta nên tự bồi dưỡng, tự đào tạo, trao dồi kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, thao
tác cần thiết trong một tiết dạy thì mới có được những kết quả như ý muốn, giờ
dạy sẽ nhẹ nhàng hơn và thấm sâu hơn vào trong tiềm thức và trí nhớ của học

sinh.

Không có có con đường nào khác là phải kiên trì và cần có những
sáng tạo trong việc soạn giảng và xây dựng hệ thống các đơn vị kiến
thức phù hợp với mục đích, yêu cầu của môn học, tiết học. Nên có
những hệ thống câu hỏi lật trở kiến thức, thử nghiệm để phát huy tối đa

khả năng lĩnh hội tri thức ở học sinh, kích thích lòng say mê, tính ham
học của các em, đặc biệt là các kĩ năng viết đoạn văn Thuyết minh nói
riêng và đoạn văn thuộc các thể loại khác nói chung.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quảng Hoà, ngày 15/4/2016
Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm
trên là do bản thân tôi làm, không sao chép
nội dung của người khác. Có gì tôi xin chịu
hoàn toà trách nhiệm.

GV: Lê Thị Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận – Phương pháp dạy học Văn – NXBGD,1995.
2. Lê Xuân Soan – Giảng dạy TLV ở trường THCS – NXB Đại học Quốc
gia – Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
3. Đỗ Ngọc Thông, Phan Minh Diệu – Văn miêu tả trong nhà trường phổ
thông – NXBGD, năm 2003.
4. Tài liệu thay SGK Ngữ văn THCS (Bộ GD&ĐT).


Mục lục
1.

Trang

Mở đầu:
- lí do chọn đề tài.

- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.

2
3
4


2.

3.

4.

- Phương pháp nghiên cứu

4

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

4

- Cơ sử lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm.
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường.


4
5
6
16

Kết luận, kiến nghị

17

- Kết luận.
- Kiến nghị.

17
18

Tài liệu tham khảo.

19



×