Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.98 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT
MINH CHO HỌC SINH LỚP 10
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Văn
Thanh Hóa năm 2013
Mục lục Trang
Phần 1: Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Khó khăn
3. Thực trạng vấn đề.
Phần 2: Giải quyết vấn đề
1. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh trong chương
trình ngữ văn 10 – ban cơ bản.
2. Một số giải pháp hướng dẫn học sinh luyện tập viết đoạn văn
thuyết minh.
Nắm kiến thức về đoạn văn nói chung.
Phân biệt đoạn văn thuyết minh với đoạn văn tự sự.
Nhận thức vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc rèn luyện viết
đoạn văn thuyết minh.
Biết tìm đặt một hệ thống câu hỏi để tìm hiểu đặc điểm của đối
tượng khi viết đoạn văn thuyết minh ở phần thân bài.
Phân nhóm để viết đoạn văn thuyết minh.
Phân bố thời gian hợp lý cho tiết dạy.
Cần bổ xung vào phần tự chọn để luyện tập viết đoạn văn thuyết
minh.


3. Các bước tiến hành viết đoạn văn thuyết minh.
Lập dàn ý đại cương
Diễn đạt một ý thành một đoạn văn.
4. Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh
lớp 10- ban cơ bản
Nắm yêu cầu cơ bản khi viết đoạn văn thuyết minh.
Nắm cấu trúc thông thường của một đoạn văn
Nắm cấu trúc của một đoạn văn thuyết minh.
Nắm các phương pháp thuyết minh để sử dụng một phương pháp
hoặc kết hợp các phương pháp thuyết minh để viết các đoạn văn
thuyết minh.
Sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh theo một trình tự nhất
định.
Dùng từ, câu để liên kết các đoạn văn với nhau.
5. Kết quả.
Phần 3: Kết luận
2
2
2
3
4
4
4
6
7
7
8
2
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lý do chọn đề tài

Người xưa từng nói :” Tiên học lễ, hậu học văn “ quá trình học văn là vừa tiếp
nhận tri thức qua các tác phẩm văn chương, vừa rèn luyện các kĩ năng cần thiết
để học sinh có thể hoàn thiện được văn bản như: kĩ năng diễn đạt, kĩ năng viết
các đoạn văn, kĩ năng liên kết các đoạn văn để thành một bài văn mạch lạc.
Trong đó kĩ năng viết các loại đoạn văn mà đặc biệt là rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 là một nội dung quan trọng, đòi hỏi
người giáo viên ngữ văn phải có sự chuẩn bị chu đáo, hiểu biết về kiến thức sâu
sắc và có phương pháp giảng dạy phù hợp theo tinh thần đổi mới.
Hiện nay, việc học môn ngữ văn của đa số học sinh chỉ là đối phó để mong
lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT, các em ít có sự đam mê, yêu thích văn
chương. Mỗi khi làm bài kiểm tra là các em viết liền mạch cho hết cả bài, nghĩ
gì viết nấy, bởi vậy chất lượng bài làm là không cao, giáo viên đọc bài không
hiểu được các em trình bày bao nhiêu luận điểm, các luận điểm có bám sát được
ý của bài văn hay không vv Muốn các em viết được bài văn có bố cục mạch
lạc, biết trình bày ý thành những đoạn văn và liên kết các đoạn văn thành bài
văn mạch lạc thì việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh ngay từ lớp
10 ( kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh) là kỹ năng có nhiều điểm vận dụng việc
đổi mới phương pháp đang là vấn đề mà tôi mà các bạn đồng nghiệp luôn quan
tâm trăn trở.
2. Những thuận lợi và khó khăn.
2.1 Thuận lợi :
Đã giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy ở chương trình ngữ văn lớp 10 THPT
chưa phân ban trước đây thì các tiết học thuộc phân môn làm văn và tiếng việt
chủ yếu là học lý thuyết hầu như là không có tiết thực hành, vì vậy giáo viên
không có điều kiện để luyện tập, thực hành và hướng dẫn kỹ năng cho học sinh.
Hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương pháp và thay sách giáo khoa 2006 –
2008, thì Bộ giáo dục đã đưa vịêc phân phối chương trình một số tiết thực hành
như: Thực hành các biện pháp tu từ, luyện tập viết đoạn văn thuyết minh v v …
Đặc biệt là phân phối chương trình còn được cấu tạo rất linh hoạt theo từng ban,
từng trường, từng lớp để có được những tiết tự chọn cho từng môn phù hợp với

đối tượng, bởi vậy người giáo viên có thể chủ động lựa chọn những kiến thức
nào quan trọng, cần thiết để đưa vào kế hoạch tự chọn cho từng lớp mình giảng
dạy.
Trong phân phối chương trình ngữ văn 10 của ban cơ bản hiện nay thì có một
tiết luỵện tập viết đoạn văn thuyết minh có thể xem dây là phần kiến thức quan
trọng, đặt nền móng rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh ngay khi bước vào
đầu cấp học cơ bản, vì vậy ngay khi phân công dạy văn lớp 10a5 một lớp có
nhiều học sinh đăng kí sau này sẽ thi khối C (đại học) tôi đã lên kế hoạch để bổ
sung nội dung: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh cho phần tự chọn.
3
1.2 Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn
thuyết minh cho học sinh lớp 10 vẫn còn nhiều khó khăn gặp phải đó là:
- Học sinh rất ngại học hay ỷ lại kiếm cớ thoái thác, trốn giời văn hoặc nếu có ở
lại lớp thì cũng ngồi nói chuyện riêng, làm việc riêng cho hết giờ.
- Có một số ít các em có bắt tay vào luyện tập viết theo yêu cầu của giáo viên
nhưng chỉ là đối phó và không có hiểu biết thấu đáo về kiến thức đoạn văn hay
đặc điểm của văn thuyết munh nên các em không viết đúng, viết hay được, do
vậy mà hiệu quả giờ học cũng chưa cao.
Từ những thực tế trên mà chất lượng viết bài văn thuyết minh nói riêng và viết
bài văn nghị luận nói chung ở học sinh lớp 10 còn nhiều lúng túng hạn chế và
kết quả điểm văn của các bài viết hệ số 2 của các em chưa cao.
3. Thực trạng của việc rèn luyện viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 10
THPT - ban cơ bản trong quá trình học tập môn ngữ văn.
Trong chương trình ngữ văn trước đây không có tiết học về văn thuyết minh,
do vậy không thể có bài học về luyện tập viết đoạn văn thuyết minh mà chỉ có
một số kiểu bài như văn chứng minh, phân tích, bình luận .
Hiện nay, sau khi đổi mới phương pháp và thay sách giáo khoa, thì học sinh
được tiếp cận với các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh …và để học
sinh viết được bài văn thuýêt minh thì các em được học tiết 55 – các hình thức

kết cấu của văn bản thuyết minh; Tiết 56 lập dàn ý văn thuyết minh; Tiết 61 –
tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Tiết 66- Phương pháp thuyết
minh. Tiết 69 – Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. Như vậy có 6 tiết vầ văn
thuyết minh.
* Về phía giáo viên theo tinh thần đổi mới phương pháp thì có ý kiến cho rằng
việc dạy tiết luyện tập viết đoạn văn thuyết minh là tiết học chỉ cần giáo viên ra
một đề bài vể thuyết minh nrồi cho các em ngồi theo từng nhóm: Mỗi nhóm bàn
bạc và viết một đoạn văn, sau đó giao viên cho các em chép một đoạn văn mẫu
như thếlà xong không cần phải sửa chữa gì cho các em cả mà chỉ cần mỗi nhóm
đọc phần bài làm của mình.
Thiết nghĩ phương pháp giảng dạy như vậy hẳn sẽ không phát huy được nội
lực của các em, đặc biệt chưa rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh
cho các em và hiệu quả sẽ không tốt.
* Về phía học sinh :
Thông thường ở giờ thực hành hay luyện tập, các em rất ngại phải làm việc, chỉ
chờ khi nào cô cho chép đoạn văn mẫu là ghi vào vở rồi ghi xong cũng không
hiểu đoạn văn thuiyết minh có gì khác đoạn văn tự sự hay các đoạn văn khác,
cũng không cần hiểu hình thức và nội dung đoạn văn thuyết minh là gì ? Bởi vậy
chất lượng của việc học tập bộ môn là chưa cao.
Còn một số đông học sinh không có kiến thức về kỹ năng viết đoạn văn nói
chung và kỹ năng viết đoạn văn cho từng phần ở bài làm văn như mở bài, thân
bài, kết bài nói riêng nên các em nghĩ rằng cứ viết khoảng 7,8,9 dòng thế là
được một đoạn văn, còn khong cần biết nội dung và hình thức của đoạn văn có
4
đảm bảo yêu cầu hay không. Đây là điều khiến tôi băn khoăn và suy nghĩ rất
nhiều .
Khảo sát chất lượng của 2 lớp vào đầu năm học tôi đã thu được kết quả như
sau:
Lớp Sĩ số Ban Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu
10A5 48 Cơ bản Không 10 em 32 em 6 em

10A6 47 Cơ bản Không 9 em 31 em 7 em
Trước thực trạng trên, tôi đã nhận thức rằng: Rèn luỵên kỹ năng viết đoạn văn
thuyết minh cho học sinh lớp 10 là vắn đề quan trọng và cần thiết để giúp các
em đạt hiệu quả cao trong học tập bộ môn Ngữ văn. Từ nhận thức này tôi đã cố
gắng trong công tác giảng dạy nhiều hơn để giúp các em học tập tốt.
4. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm;
Viết sáng kiếnkinh nghiệm về việc : Rèn luyện kỹnăng viết đoạn văn thuyết
minh cho học sinh lớp 10 THPT, đây là một đề tài tôi đã trăn trở và suy ngẫm rất
nhiều, tôi muốn qua việc trình nghiệm bày ở đây để trao đổi với các bạn dồng
nghiệp những suy nghĩ và kinh của bản thân để từ đó nâng cao hiệu quả trong
giảng dạy môn ngữ văn ở nhà trường đặc biệt là chương trình ngữ văn 10 - cơ
bản .
Viết đề tài này bản thân tôi muốn thể hiện những nhận thức ban đầu về kiến thức
lý thuýet làm văn để áp dụng vào thực hành trong giờ luyện tập viét đoạn văn
thuyết minh.
Từ nhận thức hiểu biết và kinh nghiệm của một người giáo viên để giúp các
em nhận biết nhanh chóng, có ý thức học tập, tiếp thu, rèn luyện viết đoạn văn
thuyết minh một cách thuần thục, từ đó các em hoàn thiện được bài thuyết minh
nói riêng và viết một văn bản nói chung . Để từ đó các em yêu thích học văn và
thấy được cái hay cái đẹp của các tác phẩm văn chương.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh trong chương trình ngữ văn
lớp 10.
- Giúp ta hiểu rõ dàng, đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng cần được thuyết
minh.
- Giúp truyền đạt nhiều tri thức về sự vật đến với người đọc
2. Một số giải pháp khi hướng dẫn học sinh luyện tập viết đoạn văn thuyết
minh .
Giúp học sinh nắm vững về kiến thức viết đoạn văn nói chung.
Để làm được điều này, giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về

đoạn văn ngay ở đầu tiết học. Đây cũng là cách kiểm tra bài cũ của học sinh
trong giờ học.
Khái niệm: Đoạn văn là một phần đoạn trích của văn bản, được trích từ chỗ viết
hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng, nhằm diễn đạt một ý hoàn chỉnh.
Việc nhắc lại khái niệm này sẽ giúpcác em có sự vững vàng về kién thức lý
thuyết đoạn văn.
5
2.2. Giúp học sinh phân biệt được đoạn văn thuyết minh và các đoạn văn khác,
ví dụ : đoạn văn tự sự
Trên cơ sở các em đã hiểu khái niệm về đoạn văn, giáo viên cần phân biệt nhanh
sự khác biệt giữa đoạn văn thuyết minh và các đoạn văn khác, ví dụ như đoạn
văn tự sự
Các đoạn văn này đều có hình thức giống nhau nhưng có khác biệt về nội dung.
Đoạn văn thuyết minh Đoạn văn tự sự
Nội dung giới thiệu về một đặc điểm của
đối tượng được thuyết minh
Nội dung kể về một sự việc được
tự sự
2.3. Giúphọc sinh nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc rèn
luyện kỹ năng viết đoạn văn thuýêt minh.
Kiến thức về đoạn văn chỉ là bước đầu tiếp cận về lý thuyết, thực hành luyện tập
viết đoạn văn thuyết minh mới là khâu quan trọng, quyết định để các em có
thêm một kĩ năng viết trong quá trình viết bài văn, từ đó giúpcác em khắc sâu
kiến thức lý thuyết đã học
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nói chung và kĩ năng viết đoạn văn thuyết
minh nói riêng là một khâu đột phá để các em hoàn thiện một bài văn thuyết
minh . Nếu các em viết được đúng các đoạn văn về hình thức : Có viét hoa lùi
đầu dòng ở đầu đoạn và có chấm xuống dòng ở cuối đoạn, đồng thời đọc văn
bản phải đảm bảo về nội dung là giớ thiệu được một đặc điểm của đối tượng thì
các em sẽ tiếp ttục triển khai được các đoạn tiếp theo bằng cách sẽ giới thiệu các

đặc điểm tiếp theo của đói tượng. Như vậy khi các em đã viết được các đoạn văn
thì sau đó giáo viên chỉ cần hướng dẫn các em liên kết đoạn thì sẽ có một bài
văn mạch lạc.
2.4. Giáo viên giúp học sinh biết tìm đặt một hệ thống câu hỏi để tìm hiểu dặc
điểm của đối tượng khi viết đoạn văn thuyết minh ở phần thân bài.
Nếu văn tự sự thiên về kể việc – mỗi đoạn văn có thể kể một chi tiết, một sự việ
thì văn thuyết minh thiên về giới thiẹu đặc điểm của đối tượng – mỗi đoạn văn
thuyết minh sẽ giới thiệu một đặc điểm của đối tượng được thuyết minh , do vậy
người viết bài văn thuyết minh phải tìm hiểu xem đối tượng thuyết minh có bao
nhiêu đặc điểm. Có thể tìm hiểu đặc điểm về hình thức – nội dung đối tượng, có
thể tìm hiểu về không gian của đôí tượng vv Dựa vào những căn cứ này để giáo
viên giúp học sinh định hình và tìm hiểu để lựa chọn hệ thống các câu hỏi tìm ý
cho mỗi đoạn văn sao cho phù hợp với đối tượng, ví dụ :
Đề bài : Anh ( chị ) hãy viết bài văn thuyết minh giới thiệu về một danh lam
thắng cảnh ở quê hương.
Để viết được các đoạn văn ở phần thân bài thì học sinh cần xác định được mình
sẽ giới thiệu danh lam thắng cảnh gì ở phần mở bài rồi xác định hệ thống câu
hỏi tìm ý cho phần thân bài như sau ( Gứa sử giới thiệu về chùa một cột )
Câu 1 : Nhìn từ xa, chùa một cột có hình dáng như thế nào.
Câu 2 : Lại gần chùa một cột có cấu trúc ra sao.
Câu 3 : Mái vòm của chùa một cột trông như thế nào.
Câu 4 : Cấu trúc không gian bên trong của chùa một cột trông như thế nào.
6
Câu 5 : Chất liệu của chùa một cột của người xưa là gì ?
Câu 6 ; Kiến trúc của chùa có đặc điểm nổi bặt gì vv ?
Dựa vào hệ thống câu hỏi trên để học sinh có thể trả lời mỗi câu hỏi và trình bày
thành một đoạn văn sẽ giới thiệu được một đặc điểm, một chi tiết của chùa một
cột .
2.5. Căn cứ vào các đặc điểm của đối tượng được thuyết minh, giáo viên có thể
phân nhóm (4 nhóm) để mỗi thành viên trong một nhóm viết được một đoạn văn

được phân công của nhóm mình: ví dụ vẫn với đề bài trên
Giáo viên có thể treo tranh chùa một cột và yêu cầu các nhóm viết đoạn văn :
Nhóm 1 : Giới thiệu chung về chùa một cột
Nhóm 2 : Cấu trúc không gian bên trong của chùa một cột trông như thế nào.
Nhóm 3 : Kiến trúc nổi bật của chùa một cột
Nhóm 4 : Mái vòm của chùa một cột trông như thế nào.
Cho học sinh viết trong khoảng 5 đến 6 phút rồi giáo viên yêu cầu các nhóm
trình bày ( gọi 2 em đại điện cho mỗi nhóm ).
Giáo viên đối chiếu cách viết của 2 em rồi nhận xét mặt tốt và hạn chế của mỗi
em để hướng đẫn các em viết đoạn văn cho cả nhóm.
Giáo viên có thể cho điểm các em viết được đoạn văn tốt để khích lệ các em
trong quá trình học bài.
2.6. Giáo viên cần phân bổ thời gian hợp lý cho tiết dạy .
Mỗi tiết học giáo viên cần dành ra khoảng thời gian 4-5 phút để kiểm tra việc
học bài cũ và làm bài tập ở nhà, dành khoảng 5-6 phút nhắc lại kiến thức. Thời
gian còn lại giáo viên sẽ hướng dẫn luỵên tập viết đoạn văn cho từng nhóm,
nhận xét bài làm và cho điểm các em làm bài tốt để khuýên khích Phần cuối
của tiết dạy giáo viên củng cố lại kiến thức đoạn văn thuyết minh và giao bài tập
cho các em về nhà làm để chuẩn bị cho tiết học sau.
2.7. Cần có sự chuẩn bị kiến thức cho thêm vào phần tự chọn để học sinh tiép
tục được củng cố kiến thức và tiếp tục được rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn
thuyết minh .
3. Các bước viết đoạn văn thuyết minh.
3.1. Lập dàn ý đại cương
3.2.Diễn đạt một ý thành một đoạn văn
a. Trả lời câu hỏi :
* Định viết đoạn văn nào - Đoạn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn
* Phải xắp xếp các ý theo trình tự nào
* Dùng phương pháp thuýêt minh nào
b. Viết và sửa chữa :

* Viết toàn bộ đoạn văn ra giấy nháp rồi kiểm tra xem đoạn văn đã rõ ràng và
nhất quán chưa?
* Chủ đề đoạn văn được thể hiện chưa?
* Dùng phương pháp thuyết minh có phù hợp không?
4. Rèn luỵên kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 THPT ban
cơ bản .
7
4.1. Nắm yêu cầu khi viết đoạn văn thuyết minh
- Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất
- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn trước, sau nó
- Diễn đạt chính xác, trong sáng, gợi cảm, hùng hồn.
4.2. Giúp học sinh nắm được cấu trúc thông thường của một đoạn văn
- Cấu trúc thông thường của một đoạn văn gồm 3 phần
+ Mở đoạn
+ Phát triển đoạn
+ Kết thúc đoạn
4.3. Tìm hiểu cấu trúc thông thường của một đoạn văn giúp học sinh nắm được
cấu trúc của đoạn văn thuyết minh là (so sánh với đoạn văn tự sự)
- Phần phát triển đoạn của đoạn thuyết minh phải giới thiệu và làm rõ được một
đặc điểm của đối tượng thuyết minh
- Phần phát triển đoạn của đoạn tự sự phải kể được một chi tiết hay một sự việc
4.4. Giúp các em nắm vững các phương pháp thuyết minh để sử dụng một
phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp thuyết minh để viết đoạn văn thuyết
minh
* Một số phương pháp thuyết minh thường dùng là:
- Định nghĩa
- Chú thích
- Phân tích
- Phân loại
- Liệt kê

- Giảng giải nguyên nhân - kết quả
- So sánh
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
Trong thực tế, phương pháp thuyết mih còn đa dạng và phong phú hơn nhiều,
người viết có thể lựa chọn và sử dụng sáng tạo các phương pháp trên.
* Việc lựa chọn vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân
theo các nguyên tắc là: Không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất
và đặc trưng của sự vật hiện tượng; Để tiếp nhận dễ dàng và hứng thú
4.5. Giúp học sinh nhận thức rõ phải sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh
theo trình tự để đảm bảo tính chặt chẽ, mạc lạc của đoạn văn thuyết minh .
- Trình tự thời gian
- Trình tự không gian
- Trình tự nhận thức
- Trình tự phản bác – chứng minh
4.6. Giúp học sinh biết dùng từ liên kết câu và dùng những câu văn liên kết các
đoạn văn với nhau.
Ví dụ : Dùng các từ ngữ và câu văn như
+ Trở lên trên
+ Với, qua, và
8
+ Nói tóm lại
+ Qua tìm hiểu, chúng ta nhận thấy rằng ….
5. Kết quả
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh tôi đã thu được kết quả như sau:
- Bước đầu các em đã có kỹ năng thực hành viết được đoạn văn thuyết minh,
biết viết các đoạn văn về nội dung và hình thức trên cơ sở phân biệt được sự
khác nhau giữa đoạn văn thuyết minh và các đoạn văn khác
Khảo sát chất lượng ở hai lớp vào cuối năm, tôi đã thu được kết quả là :
Lớp Sĩ số Ban Loại giỏi Loại khá Loại

TB
Loại yếu
10A5 48 Cơ bản 2 em 16 em 29 em 1 em
10A6 47 Cơ bản 1 em 15 em 28 em 3 em
So sánh kết quả trên tôi nhận thấy chất lượng của mỗi lớp đã tăng cao hơn so với
đầu năm.
Lớp 10A5 loại giỏi tăng 2 em, loại khá tăng 6 em, loại yếu giảm 5 em, loại trung
bình giảm 3 em
Như vậy rèn các kỹ năng bộ môn cho học sinh lớp 10 trong đó có kỹ năng viết
đoạn văn thuyết minh đã góp phần nâng cao chất lượng bộ môn văn lớp 10 ban
cơ bản.
PHẦN THỨ 3 : KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp giảng dạy đang là vấn đề được tất cả giáo viên quan
tâm và vận dụng trong công tác giảng dạy của mình, áp dụng đổi mới phương
pháp trong từng bài dạy đang là điều trăn trở và tâm huyết cho mỗi người thầy
đứng lớp. Trong quá trình giảng dạy người thầy cô luôn giữ một vị trí, vai trò
quan trọng, giúp học sinh khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương
và hình thành một số kỹ năng thực hành, trong đó kỹ năng viết đoạn văn thuyết
minh trên đây là kinh nghiệm của bản thân khi dạy bài luyện tập viết đoạn văn
thuyết minh ở lớp 10 THPT thuộc ban cơ bản. Tôi mong muốn được các ban
đồng nghiệp cùng chia sẻ và góp ý để hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 4 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Dung
9
10

×