Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN sử dụng phần mềm imindmap 7 vẽ sơ đồ tư duy thiết kế bài giảng địa lý 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 25 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, ở Việt Nam cùng với việc mở cửa đất nước trên mọi lĩnh vực,
cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông đã và
đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI
Bản thân là một giáo viên dạy Địa lý, luôn cập nhật những thông tin mới
nhất của thế giới cũng như của nước ta đến học sinh thông qua kênh chữ và cả
kênh hình, đặc biệt là hệ thống kênh hình như tranh ảnh và video. Để sử dụng một
cách hiệu quả nhất tôi luôn sử dụng các phần mềm dạy học Microsoft office soạn
giáo án, Microsoft exel để vẽ biểu đồ, Microsoft powerpoin thiết kế giáo án điện
tử, Format factory để đổi đuôi video, Ultra video Spliter để cắt và nối video…
Nhận thấy khi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong tiết dạy, học sinh vô cùng thích
thú và hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn. Tuy nhiên việc vẽ sơ đồ tư duy trên
bảng gặp nhiều khó khăn, màu sắc đơn điệu, vẽ xấu nhìn rườm rà, để khắc phục
tôi sử dụng kết hợp giữa sơ đồ tư duy và công nghệ thông tin. Vẽ sơ đồ tư duy trên
máy và trình chiếu powerpoin.
Khi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học, tôi đã tìm hiểu các phần
mềm để vẽ sơ đồ như Edraw Mind Map, Mindjet MindManager, iMindMap, Xind.
Nghiên cứu tìm hiểu tôi thấy iMindMapcó dao diện đẹp, những tính năng chính
như: sử dụng những hình ảnh cần thiết, tạo hình ảnh, nội dung tổng quát, sử dụng
các màu sắc để làm nổi bật vấn đề, iMindMap là phần mềm lập bản đồ tư duy thể
hiện các ý tưởng của mình rõ ràng hơn thông qua hình ảnh trước khi bắt tay vào
thực hiện trên thực tế. iMindMap cung cấp nhiều tùy chọn về hình ảnh, kỹ thuật
vẽ chuyên nghiệp, có thể kết xuất bản đồ ra nhiều định dạng để chia sẻ và lý do cơ
bản nhất là imind Map dễ sử dụng, vẽ sơ đồ nhanh chóng bởi vậy tôi quyết định
chọn Imind Map.
IMindMapcó rất nhiều phiên bản, tất nhiên tôi đã chọn Imind map 11 là
phiên bản mới nhất đề cài đặt, tuy nhiên việc cài đặt không dễ, thường thông báo
lỗi, thử cài iMind map 8,9,10 cũng nhận được thông báo lỗi và mất nhiều thời gian


để tìm hiểu sự cố. Riêng đối với Imind map 7, chỉ cần tải phần mềm về máy,
không cần cài đặt vẫn sử dụng rất đơn giản, bởi vậy tôi quyết định chọn I mind
map 7 bởi không phải giáo viên nào cũng thông thạo về công nghệ thông tin để cài
đặt và khắc phục sự cố cài đặt phần mềm và đặc biệt dao diện đơn giản, dễ sử
dụng đặc biệt với những người chưa giỏi tiếng anh và công nghệ thông tin.
Nhận thấy đây là một trong những kĩ thuật góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học, gây hứng thú cho học sinh trong các giờ Địa lí nói chung và các tiết dạy Địa
lí 10 nói riêng , tôi mạnh dạn viết đề tài “Sử dụng phần mềm iMindMap 7 vẽ sơ
đồ tư duy thiết kế bài giảng Địa lý 10 THPT”

1


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế giáo án sử dụng phương pháp dạy học sơ đồ tư duy bằng cách sử
dụng phần mềm IMindMap7 tạo sự hứng thú cho các em học sinh qua đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của sử dụng phần mềm iMindMap7 vẽ sơ đồ tư duy
thiết kế bài dạy học Địa lý 10 THPT.
- Tiến hành điều tra thực trạng sử dụng phần mềm iMindMap để vẽ sơ đồ tư
duy trong dạy học lớp 10 tại trường THPT Sầm Sơn.
- Thiết kế một tiết dạy sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Tiến hành kiểm nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của dạy học bằng sơ đồ
tư duy được vẽ bằng phần mềm ImindMap 7 trong dạy học Địa lý ở khối lớp 10
THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài, các giáo trình về
phương pháp giảng dạy của nhiều tác giả khác nhau, lí luận dạy học , SGK, SGV

Địa lý 10, cùng các tài liệu như luận văn, tạp chí…
1.4.2. Phương pháp chọn lọc, phân loại, hệ thống hoá.
Từ những tài liệu đã thu thập được, đọc và chọn lọc những tài liệu có liên
quan mật thiết tới đề tài, phân loại thành nhiều nhóm tài liệu: tài liệu phục vụ cho
nghiên cứu cơ sở lý luận, tài liệu…để thuận lợi cho việc thực hiện đề tài.
1.4.3. Phương pháp khảo sát điều tra.
Sử dụng phương pháp này bằng các phiếu điều tra, phỏng vấn, trao đổi với
giáo viên và học sinh để điều tra thực trạng việc sử dụng phần mềm iMindMap7
vẽ sơ đồ tư duy thiết kế bài dạy học Địa lý.
1.4.4. Phương pháp toán thống kê.
Phương pháp này được sử dụng để tính toán, phân tích các phiếu điều tra
hiện trạng, các phiếu đánh giá kết quả thực nghiệm.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về sử dụng phần mềm iMinMap 7 vẽ sơ đồ tư
duy thiết kế bài dạy học Địa lý 10 THPT.
2.1.1. Giới thiệu phần mềm IminMap 7.
2.1.1.1. Vì sao tôi chọn phần mềm iMinMap 7?
Bản thân là một giáo viên dạy địa lý, nhưng tôi thích nghiên cứu các phần
mềm dạy học phục vụ cho các bài giảng của mình. Các phần mềm giao diện đều là
tiếng anh nên đối với nhiều giáo viên khó khăn trong sử dụng, vậy phần mềm càng
đơn giản trong cách sử dụng nhưng vẫn phục vụ tốt mục đích dạy học của mình
được ưu tiên lụa chọn hàng đầu, imind map 7 là phần mềm đáp ứng đầy đủ mọi
yêu cầu đặt ra khi sử dụng vẽ sơ đồ tư duy.
2.1.1.2. Phần mềm Imind Map là gì?
iMindMap là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy chính thức từ các nhà phát minh
của Mind Mapping, và Tony Buzan. Với công nghệ cắt cạnh và chữ ký giao diện

trực quan của iMindMap, nó sẽ hướng dẫn bạn để khám phá những ý tưởng mới
và sáng tạo của riêng bạn. iMindMap được sử dụng trên toàn thế giới từ các
trường học, các tổ chức đến các công ty, chẳng hạn như NASA, Walt Disney,
Microsoft, Pepsi, IBM, và Liên Hợp Quốc - giúp họ suy nghĩ khác nhau và làm
việc một cách hiệu quả hơn, sáng tạo và tiết kiệm thời gian hơn [5].
2.1.1.3. Một số tính năng chính của phần mềm iMindMap:
- Kỹ thuật vẽ chuyên nghiệp.
- Có rất nhiều tùy chọn hình ảnh mà người dùng có thể lựa chọn.
- Xuất ra nhiều định dạng khác nhau như PDF, JPEG… để chia sẻ với đồng
nghiệp.
- Sử dụng các màu sắc để làm nổi bật vấn đề mà bạn quan tâm.
- Giao diện trực quan giúp vẽ sơ đồ tư duy một cách nhanh chóng và dễ
dàng.[2]
2.1.1.4. Ưu nhược điểm của phần mềm Imind
Map. Ưu điểm.
- Giao diện đẹp, sống động gây hứng thú cho người sử dụng.
- Phần mềm rất dễ sử dụng với video hướng dẫn chi tiết, phù hợp với tất cả
mọi người.
- Có chế độ cho vẽ hình trực tiếp trong phần mềm, đặc biệt có thể uốn các
đường nối đề làm imind Map sinh động theo ý người dùng.
Nhược điểm
- Quản lý bộ nhớ không tốt, tốn nhiều bộ nhớ.
- Chế độ phím tắt để thêm bớt, sữa chữa các chủ đề chưa tốt, làm người
dùng tốn nhiều thao tác hơn khi sữa chữa một chủ đề.
2.1.2. Thông tin về chương trình và yêu cầu hệ thống.
- Kích thước file cài đặt: 138MB
- Yêu cầu hệ thống: Window XP, Vista, Win 7, Win 8:
+ Ram: 1Gb, 1Ghz trở lên.

3



+ Dung lượng đĩa trống: 400Mb.
2.1.3. Kỹ thuật sơ đồ tư duy
2.1.2.1. Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một
phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm “sắp xếp” ý nghĩ.
Sơ đồ tư duy đước Tony Buzan phát minh từ khi ông còn là sinh viên, sơ đồ tư
duy là một công cụ giúp động não, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, ghi chú, ôn
tập… nhanh chóng và hiệu quả. Theo Tony Buzan thì “một hình ảnh có giá trị hơn
cả ngàn từ” và”màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc
mang đến cho sơ đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và
năng lượng và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”[6].
2.1.2.2. Cách lập sơ đồ tư duy.
Bước 1: Xác định chủ đề chính: chủ đề cần tìm hiểu.
Bước 2:
-Phát triển ý tưởng tự do.
- Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhở liên quan.
- Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố, nội dung liên quan.
Bước 3: Xem xét và thảo luận để loại bỏ những nội dung trùng lặp, thiếu
chính xác.
Bước 4: Vẽ và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả
về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.
Cách tiến hành vẽ và hoàn thiện sơ đồ tư duy:
- Bước 1: Ở vị trí trung tâm sơ đồ vẽ một hình ảnh hay viết một cụm từ thể
hiện ý tưởng hay nội dung chính.
- Bước 2: Từ ý tưởng hay hình ảnh trung tâm sẽ phát triển bằng các nhánh
chính nối với các cụm từ hay hình ảnh cấp 1.
Bước 3: Từ các cụm từ hay hình ảnh cấp 1 lại được phát triển thành các

nhánh phụ dẫn đến các cụm từ hay hình ảnh cấp 2, cấp 3,…
Hình thức thể hiện:
- Mỗi từ, cụm từ, ảnh, ý nên đứng độc lập và được nằm trên một nhánh, các
nhánh chính tố đậm, các nhánh cấp 2 và 3 mảnh dần.
- Tạo sơ đồ kiểu riêng cho riêng mình.
- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì đường thẳng.
- Mỗi cấp độ sử dụng màu sắc khác nhau.[6]
2.1.2.3. Cách lập sơ đồ tư duy.
Tổ chức có thể thiến hành 10-15 phút hoặc kéo dài cả tiết học, tùy theo mục
đích yêu cầu của bài tập và nội dung cần chuyển tải.
Công cụ có thể sử dụng phần mềm tư duy trên máy tính một cách nhanh
chóng và tiện lợi.
Gợi ý sử dụng:
- Tổ chức các ý tưởng, ôn tập một bài hay chương.
- Ghi chép một cách sáng tạo.
4


- Động não có tổ chức, cấu trúc lớn hơn.[6]
2.1.2.4. Ưu điểm và hạn
chế. Ưu điểm:
- Sáng tạo hơn
- Tiết kiệm thời gian
- Ghi nhớ tốt hơn
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể.
- Lập kế hoạch và giám sát công việc.
- Tổ chức và lưu trữ tài liệu.
- Tổ chức và phát huy hiệu quả sáng tạo, đóng góp của thành viên trong
nhóm.
- Đáp ứng các phong cách học.

Nhược điểm:
- Học sinh quá chú trọng phần vẽ, trang trí nên sơ đồ tư duy nhìn rườm rà,
rối mắt.
-Một số học sinh dành thời gian vẽ nhiều hơn thời gian học.[6]
2.2. Thực trạng sử dụng phần mềm iMindMap7 vẽ sơ đồ tư duy thiết kế bài
dạy học Địa lý 10 THPT
2.2.1 Đối tượng, phương pháp, địa điểm và thời gian tìm hiểu thực trạng.
Thời gian: Từ tháng 09-2018 đến tháng 4-2019.
Đối tượng: giáo viên trường THPT Sầm Sơn và học sinh lớp 10 của trường.
Phương pháp: điều tra bằng đàm thoại.
2.2.2. Thực trạng sử dụng phần mềm iMindMap7 vẽ sơ đồ tư duy thiết kế bài
dạy học Địa lý 10 THPT
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng phần mềm iMindMap7 đối với Giáo viên.
Thông qua các đợt tập huấn chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh
Hóa về dạy học tích cực, Giáo viên được đi tập huấn đã triển khai đầy đủ nội dung
cho các thành viên trong tổ nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng
dạy học Địa lý trong nhà trường THPT. Riêng đối với kĩ thuật sơ đồ tư duy, giáo
viên đã tiến hành sử dụng trong các bài dạy bởi đây là một trong những kĩ thuật
tạo sự hứng khởi cho người học mà hiệu quả cao. Khi tiến hành điều trôi đã đặt
các câu hỏi cho các thành viên trong nhóm:
1. Các anh chị đã sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học chưa?
2. Các anh chị đã tiến hành vẽ sơ đồ tư duy bằng những cách nào?
3. Các anh chị gặp khó khăn gì khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học?
4. Dạy học bằng sơ đồ tư duy có mang lại hiệu quả dạy học không? Nêu một dẫn
chứng.
Kết quả nhận được, tất cả các thành viên đều đã sử dụng kĩ thuật vẽ sơ đồ tư
duy trong dạy học, đặc biệt trong các tiết ôn tập nhằm hệ thống kiến thứcvà cũng
có những yêu cầu học sinh ở các lớp chuẩn bị sơ đồ tư duy theo từng nội dung và
thuyết trình trên lớp. Theo các giáo viên đây là một trong những kĩ thuật dạy học
mà học sinh tích cực hoạt động, hiệu quả dạy học cao. Tuy nhiên khi vẽ sơ đồ tư

duy trên giấy hoặc trên máy tính rất mất thời gian và kì công do vậy các giáo viên

5


cũng tìm hiểu cách vẽ sơ đồ tư duy trên mạng thông qua các phần mềm tuy nhiên
rất khó sử dụng. Do vậy khi được hướng dẫn sử dụng phần mềm Imind Map 7
trong tiết trống, tất cả các tổ viên đều dễ dàng vẽ được sơ đồ tư duy, và không chỉ
các thành viên nhóm Địa lý mà giáo viên ở các bộ môn khác cũng học tập và vận
dụng vào bộ môn của mình. Nhờ có phần mềm Imind Map mà việc dạy học trở
nên dễ dàng hơn.
2.2.2.2. Đối với học sinh
Học sinh nói rằng rất thầy cô ít sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy trong
dạy học. Mỗi lần tiết học sử dụng kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy, học sinh rất thích thú
và cảm thấy mới lạ không bị nhàm chán như các giờ dạy học bình thường. Học
sinh cảm thấy hiểu bài, nhớ bài hơn và thậm chí không cần học bài cũ vì đã nhớ
được các khối kiến thức ở trên lớp thông qua sơ đồ. Đặc biệt mỗi khi được giáo
viên giao nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy một nội dung nào đó, học sinh thực hiện rất tốt
và không bỏ sót nhiệm vụ. Thậm chí nhiều học sinh sau khi được giáo viên giới
thiệu về đã vẽ sơ đồ thông thạo hơn cả giáo viên và trình chiếu, đỡ chi phí mua bút
màu và giấy A0.
2.2.3. Những khó khăn khi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy được vẽ bởi
Imind Map trong dạy học.
Quan điểm của xã hội hiện nay nói chung, của học sinh, phụ huynh nói riêng vẫn
cho môn Địa lí là môn phụ nên chưa có ý thức say mê, yêu thích bộ môn Lâu nay,
giáo viên đã quen dạy học bám theo SGK của Bộ và phân phối chương trình cấp
trên chỉ đạo. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29NQ/TW, đổi mới đối với người giáo viên trước hết là đổi mới khâu tổ chức dạy
học, sau đó là đổi mới phương pháp qua từng hoạt động lên lớp và tiếp là đổi mới
kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực chuẩn đầu ra nhằm cho học sinh biết
vận dụng kiến thức ở trường để giải quyết tình huống thực tiễn quả là

khó khăn và thử thách.
Mặc dù đã vẽ được sơ đồ tư duy tuy nhiên giáo viên còn băn khoăn trong
cách sử dụng như thế nào khi kết hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học
khác.
Trong giảng dạy Địa lý, đặc biệt là chương trình Địa lý 10, việc sử dụng sơ
đồ tư duy trong dạy học còn ít giáo viên quan tâm do nhiều nguyên nhân, trong đó
nguyên nhân chủ yếu do khối lượng kiến thức quá nặng mà thời gian ít, nhiều giáo
viên còn mơ hồ trong cách sử dụng kĩ thuật này, do giáo viên chưa quan tâm đến
vấn đề này.
Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo SGK,nếu sử dụng kĩ thuật mới
các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo
khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật
những thông tin mới, phù hợp. Khi sử dụng các kĩ thuật dạy học cũng yêu cầu GV
cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có
cảm giác ngại thay đổi.
Hầu hết với học sinh các trường miền biển thì gặp không ít những bất cập
như: các em không có nhiều thời gian đầu tư cho việc học vì phải giúp gia đình
6


làm việc, ý thức chịu khó học tập của một bộ phận học sinh và mối quan tâm của
phụ huynh thể hiện chưa cao... Điều đó phần nào ảnh hưởng đến quá trình đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên.
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã làm một cuộc khảo sát học sinh 10ª9
và 10ª10, trong cùng một bài dạy tôi dạy chủ yếu sử dụng phương pháp phát vấn
kết hợp với hình ảnh thông qua máy chiếu, kết quả của cuộc khảo sát làm tôi rất
băn khoăn và càng thúc đẩy tôi quyết tâm để thực hiện đề tài này.
Lớp Sỉ
Giỏi
Khá

TB
Yếu
Kém
số S TL S
TL S
TL S
TL S
TL
L
L
% L
%
L
%
L
8ª 46 8 17,4 22 47,8 12
26
4
8,8
0
0
8B 47 9 19,1 24
51 11 23,5 3
6,4
0
0
Về kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy theo kết quả khảo sát thì trong số 93 em học
sinh lớp chọn 10A9 và 10A10 không có HS nào biết cách vẽ sơ đồ tư duy một chủ
đề. Ngoài ra, nhiều em còn cảm thấy nhàm chán khi học bộ môn này. Kết quả
khảo sát điều tra của các lớp khối đã làm cho tôi trăn trở rất nhiều.

Từ thực trạng trên đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những biện
pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
2.3. Sử dụng phần mềm iMinMap 7 để vẽ sơ đồ tư duy thiết kế bài dạy học
địa lý.
2.3.1. Hướng dẫn tải iMind map.
Bước 1: vào google.com tìm kiếm: “tải imind map 7”
Bước 2: trong trang tìm kiếm chọn: Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Imind map 7.0
không cần cài đặt của địa chỉ Bước 3: Chọn tải về.
Bước 4: Giải nén và chạy chương trình.

7


2.3.2. Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy.
Bước 1: Chọn New Mind Map (biểu tượng sơ đồ tư duy)

Bước 2: trong khung Choose a central idea (giao diện của chủ đề trung tâm) bạn
chọn dao diện mà mình thích, có rất nhiều lựa chọn sau đó nhấn Choose

8


Ví dụ: chọn hình đã khoanh tròn, sẽ xuất hiện giao diện sau:

Bước 3: Kích chuột 2 lần vào centra idea để nhập nội dung chính của chủ đề.
Ví dụ: những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

9



Bước 4: Vẽ nhánh sơ đồ bằng cách đưa chuột vào ô trung tâm
Nhánh trơn: Chọn mũi tên trong ô màu đỏ
Nhánh có hộp : chọn mũi tên trong ô màu cam.
Sau khi kéo nhánh kích 2 lần chuột để nhập nội dung, nếu muốn xóa nhánh nhấn
delete.

Bước 5: Vẽ tiếp nhánh con tương tự.

10


Bước 6: Lưu nhấn tổ hợp phím CTR+ S
Bước 7: xuất ra word, powerpoin bằng cách: File chọn export xuất hiện hộp thoại
sau chọn documen nếu muốn xuất ra word, chọn presentation nếu muốn xuất qua
powerpoin.

2.3.3. Thiết kế giáo án sử dụng phần mềm.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Qua bài học, HS phải nắm được:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm, sự phân bố khí áp trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi khí áp từ nơi này sang nơi khác.
- Biết hướng, nguyên nhân hình thành và tính chất một số loại gió chính
trên Trái Đất.
2. Kỹ năng:
Nhận biết một số loại gió chính thông qua hình vẽ, bản đồ.
3. Thái độ:

11



Có thái độ nghiêm túc tìm hiểu và nhận thức đúng về bài học.
4. Năng lực: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực hợp tác,
năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Máy tính, máy chiếu, loa, bút trình chiếu, bảng kiến
thức. - Các bản đồ : khí áp và gió, khí hậu thế giới.
- Thông tin trên mạng internet:
- Giáo án powerpoin.
- GV giao nhiệm vụ chuẩn bị cho HS:
+ Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy hoạt động gió Tây ôn đới.
+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy hoạt động gió Mậu dịch.
+ Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy hoạt động gió mùa
+ Nhóm 4: Vẽ sơ đồ tư duy hoạt động gió địa phương.
2. Học sinh
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, chuẩn bị bút dạ, bút màu, giấy A0
III. Hoạt động học tập:
A. Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Hs hứng thú tìm hiểu kiến thức bài: sự phân bố khí áp một số
loại gió chính.
2. Phương tiện.
Sử dụng video về gió.
3. Phương thức hoạt
động. Hoạt động cả lớp
4.Tiến trình hoạt động.
Bước 1: GV: Theo em trên Trái đất có những loại gió nào?
Bước 2: HS suy nghĩ.
Bước 3: HS trả lời.
Bước 4: GV kết luận: Có nhiều loại gió khác nhau và tính chất cũng khác

nhau như gió đất, gió biển, gió tín phong, gió phơn để hiểu hơn về các loại gió này
cô trò ta cùng tìm hiểu ở bài hôm nay.
B. Hình thành bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố khí áp.
1. Mục tiêu: Hs biết được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.
2. Phương tiện.
Sách giáo khoa, máy chiếu, máy tính .
3. Phương thức hoạt
động. Hoạt động cá nhân
4. Tiến trình hoạt động.
Bước 1: Tìm hiểu khái niệm khí áp.
+) GV: trong chương trình vật lý lớp 8, các em đã học bài: áp suất khí
quyển tiến hành thí nghiệm: hút hết sữa trong hộp xẩy ra hiện tượng gì?
+) HS trả lời.

12


+) GV kết luận: hộp sữa bị bẹp khi hút bớt không khí hộp sữa, thì áp suất
của không khí trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển ở ngoài, nên vỏ hộp chịu
tác dụng của áp suất của không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp sữa bị bẹp về nhiều
phía. Vậy áp suất khí quyển là gì?
+) HS trả lời.
+) GV kết luận: Do không khí có trọng lượng nên Trái đất và mọi vật trên
Trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí này gọi là áp suất khí quyển (còn gọi
là khí áp). Như vậy không khí mặc dù nhẹ nhưng vẫn gây một ép lên trái đất gọi
là khí áp.
Bước 2: Tìm hiểu sự phân bố khí áp trên trái đất
+) GV: Dựa vào hình 12.1 Các đai khí áp và gió trên Trái đất em hãy nhận
xét sự phân bố các đai khí áp trên Trái đất.


Hình 12.1 Các đai khí áp và gió trên Trái đất
+) HS: trả lời.
+) GV: Kết luận: Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng với
nhau qua đai áp thấp xích đạo.
Bước 3: Tìm hiểu nguyên nhân làm thây đổi khí áp.
+) GV : Tìm hiểu các nguyên nhân làm thây đổi khí áp:
Sự thây đổi khí áo theo độ cao.
+) GV: Trong lớp mình ai đã từng leo núi, vậy càng leo lên cao em sẽ thấy
cơ thể có hiện tượng gì?
+) HS: hiện tượng khó thở.
+) GV: vậy tại sao có hiện tượng khó thở?
+) HS trả lời: không khí loãng
+) GV: kết luận khi leo núi thấy khó thở vì không khí loãng
GV: Vì ở đỉnh núi không khí loãng, trọng lượng nhỏ, sức nén nhỏ. Ngược
lại ở chân núi sức nén lớn, khí áp lớn.
+) GV: kết luận càng lên cao khí áp càng giảm.

13


Sự thâyđổi khí áo theo nhiệt độ
+) GV: Theo chương trình vật lý lớp 6: bài sự nở vì nhiệt của chất khí
không khí xẩy ra hiện tượng gì khi nóng lên và lạnh đi?
+) GV: kết luận không khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi và không
thây đổi về khối lượng. Quan sát hình sau cho biết t1 < t2 em hãy so sánh khối
lượng của bình A và B, từ đó kết luận khí áp ở 2 bình A và B

+) GV : HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát, giúp đỡ n cần thiết.
+) GV Hs trả lời nhanh.

+) GV : GV chuẩn kiến thức :cùng 1 thể tích, t1 < t2 nên m1>m2, kết luận
p1>p2 . Như vậy nhiệt độ tăng khí áp giảm và nhiệt độ giảm khí áp tăng.
Sự thây đổi khí áo theo độ ẩm
+) So sánh khí áp ở 2 bình biết rằng 1 : không khí ẩm , 2 : không khí khô.
Theo chương trình vật lý lớp 8 : không khí ẩm và không khí khô loại không
khí nào nặng hơn.

+) GV : HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát và giúp đỡ nếu cần
thiết.
+) GV Hs trả lời nhanh.
+) GV : GV chuẩn kiến thức : m2>m1, kết luận p2>p1
+) GV: độ ẩm tăng khí áp giảm, ngược lại độ ẩm giảm khí áp tăng.
I. Sự phân bố khí áp.

14


Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại gió chính
1. Mục tiêu: Hs biết được một số loại gió chính.
2. Phương tiện.
Sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu, sơ đồ tư duy của học sinh.
3. Phương thức hoạt
động. Hoạt động nhóm.
4.Tiến trình hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ: (học sinh đã chuẩn bị sẵn sơ đồ tư duy)
+ Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung của Gió Tây Ôn đới
+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung của Gió Mậu Dịch
+ Nhóm 3:Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung của Gió mùa
+ Nhóm 4: Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung của Gió địa phương.
Bước 2: Đại diện 1 HS của lần lượt các nhóm lên trình bày. GV và HS lắng

nghe.
Bước 3: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV dựa vào hình 12.1, hình 12.3 và 12.4 dưới đây Gv giúp HS xác
định hướng gió, đặc điểm của các loại gió và chuẩn kiến thức và nhận xét hình
thức của sơ đồ tư duy lần lượt các nhóm.

Hình 12.1. Các đai khí áp và gió trên Trái đất.

1
5


Hình 12.3. Các khu áp cao áp thấp trong tháng 1.

Hình 12.4 Gió đất, gió biển
+) GV : Gió biển :Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng
hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát
hơn, hình thành cao áp. Gió thổi lừ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền)
gọi là gió biển, vì thổi từ biển vào nên có tính chất mát, ẩm.
* Gió đất:
- Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất
liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi
từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (biển) nên gọi là gió đất, vì thổi từ đất liền ra nên
tính chất khô và nóng.
+) Gió phơn: ( Việt Nam thường gọi gió lào)
+) GV: Em hãy quan sát hình sau và nêu cơ chế hình thành gió phơn?

16



+) HS: trả lời.
+) GV kết luận : Hiện tượng gió phơn xảy ra khi gió mang hơi ẩm bị núi
chắn ngang trên đường di chuyển. Khi đó, gió vượt qua dãy núi. Càng lên cao
nhiệt độ càng lạnh (trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ
C) điều này khiến hơi ẩm trong gió ngưng tụ, hình thành mây và gây mưa ở sườn
núi đón gió, khi vượt qua đỉnh núi, gió trở thành khối khí khô và di chuyển xuống
dốc (xuống 100m tăng 1oC).
Bước 5: GV hệ thống kiến thức mục II. Một số loại gió chính.

C. Luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học
2. Phương thức: cả lớp.
3. Hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy:
Câu 1: Hệ thống các đai khí áp trên Trái đất gồm
A. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới , 2 đai áp cao ôn đới, 2
đai áp thấp cực.

17


B. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới , 2 đai áp thấp ôn đới, 2
đai áp cao cực.
C. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới , 2 đai áp thấp ôn đới, 2
đai áp thấp cực.
D. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2
đai áp cao cực.
Câu 2: Càng lên cao khí áp càng giảm , nguyên nhân là do khi lên cao
A. lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.
B. không khí càng khôn nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.

C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.
D. không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.
Câu 3: Đặc điểm của gió tây ôn đới là
A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.
B. Thổi vào mùa đông , gió lạnh và ẩm.
C. Thổi quanh năm , độ ẩm rất cao , thường mang theo mưa.
D. Thổi quanh năm , gió lạnh và độ ẩm thấp.
Câu 4: Gió Mậu Dịch có hướng
A. Tây bắc ở bán cầu Bắc , tây nam ở bán cầu Nam.
B. Đông bắc ở bán cầu Bắc , đông nam ở bán cầu Nam.
C. Tây nam ở bán cầu Bắc , động Bắc ở bán cầu Nam.
D. Đông nam ở bán cầu Bắc , đông bắc ở bán cầu Nam.
Bài tập1 : Ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 30 oC . Tính
nhiệt độ không khí ở độ cao 2000m? (sườn đón gió)
Bài tập 2: Ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 30 oC . Tính
nhiệt độ không khí ở độ cao 2000m? (sườn khuất gió)
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Giáo viên quan sát.
Bước 3: Trao đổi thảo luận: Giáo viên gọi 1-2 học sinh báo cáo nhanh kết
qủa là việc. Học sinh khác bổ sung. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh,
giáo viên chuẩn kiến thức.
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của
học sinh.
D. Vận dụng
1. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích hiện tượng gió Phơn ở Việt Nam.
2. Phương thức: cá nhân.
3. Hoạt động:
-Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học, giải thích câu nói ”
Trường Sơn Đông nắng Tây mưa”
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân ở nhà.

- Bước 3: HS trao đổi thảo luận.
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng
của học sinh.

18


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với học sinh
- Tạo cho học sinh lòng hăng say, hứng thú, yêu môn học, đó là điều kiện
để phát triển khả năng, kĩ năng, năng lực tiềm tàng sẵn có của học sinh.
- Giúp cho học sinh mở rộng kiến thức và được thu nhận kiến thức dưới
nhiều hình thức và có liên hệ với thực tiễn.
- Học sinh làm việc nhóm hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng để tạo ra sản phẩm
cuối cùng.
- Học sinh tự tin hơn với kĩ năng thuyết trình, tự tin chiếm lĩnh và nắm bắt
tri thức.
- Phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Việc sử dụng kĩ thuật trong dạy học Địa lí 10 như trên đã làm cho nhận thức học
sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không chỉ có những
nhận thức, hành vi đúng đắn mà còn yêu thích học tập bộ môn Địa lí, phát huy
được tính tích cực của các em. Điều này thể hiện qua chất lượng học tập bộ môn
Địa lý. Cụ thể sau khi áp dụng các biện pháp trong dạy học Địa lí 10 nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh với câu hỏi kiểm tra đánh giá, kết quả của học sinh
như sau:
Lớp Sỉ
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Kém
số S TL S
TL S
TL S TL
S
TL
L
L
%
L
%
L
%
L
10ª9 46 12 26,1 27 58,7 7 15,2 0
0
0
0
10ª10 47 14 29.8 26 55,3 6 12,8 1 2,1
0
0
Tổng 93 26 27,9 53 56,9 13 13,9 1 1,3
0
0
2.4.2. Đối với bản thân.
Với việc sử dụng phần mềm vào vẽ sơ đồ tư duy trong dạy học, cũng như
sử dụng nhiều phần mềm dạy học hiệu quả, tôi thấy bản thân mình năng động hơn
và có ích hơn đặc biệt khi chia sẻ những hiểu biết của mình với đồng nghiệp.
Thay vì mất thời gian cặm cụi vẽ sơ đồ, từ đây chỉ với thời gian ngắn đã hoàn
thành xong một sơ đồ tư duy, tôi có nhiều thời gian hơn để chuyên tâm làm những

công việc chuyên môn khác.
Một giờ học đạt hiệu quả cao, học sinh hứng thú với bộ môn địa lý mang lại
những niềm vui nho nhỏ đối với bản thân, từ đó tôi càng muốn tìm hiểu sử dụng
những phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học
trong nhà trường.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Rất nhiều Giáo viên trong trường đã sử dụng thành thạo phần mềm
ImindMap để vẽ sơ đồ tư duy phục vụ trong các bài giảng trên lớp, đặc biệt là
những tiết ôn tập hệ thông kiến thức. Hoạt động này giúp GV dế dàng thay đổi đổi
phương pháp dạy học theo hướng tích cực nâng cao được năng lực học tập của
học sinh. GV tìm tòi, khám phá thêm nhiều tài liệu mới để phục vụ cho tiết dạy
của mình.

19


Thay vì phải vẽ sơ đồ tư duy bằng thủ công mất nhiều thời gian nên trước
đây các giáo viên rất ngại khi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học, nhưng
với công cụ này GV sử dụng một cách nhanh chóng dễ dàng, tiết dạy sinh động
hơn, hấp dẫn hơn và hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Qua gần một năm nghiên cứu đề tài, tôi đã thu được những kết quả:
- Đề tài đã hệ thống hoá có chọn lọc những lí luận cơ bản: sơ đồ tư duy,
phần mềm vẽ sơ đồ tư duy ImindMap
- Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, điều tra và đánh giá được thực trạng việc
sử dụng phần mềm ImindMap vẽ sơ đồ tư duy phục vụ cho dạy học.
20



- Đề tài đã mang lại những kết quả khả quan ban đầu, nó mở ra cái nhìn mới
đối với sử dụng các phần mềm trong dạy học ở nhà trường THPT.
- Đề tài đã đề xuất một số kiến nghị nằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý
nói riêng, dạy học nói chung.
3.2. Kiến nghị.
Hiện nay Bộ giáo dục rất quan tâm tới nâng cao chất lượng dạy học và nâng
cao năng lực của đội ngũ giáo viên, do vậy đã biên soạn nhiều tài liệu hữu ích đặc
biệt về dạy học tích cực. Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa đã tiến hành triển khai
các chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên như dạy học tích cực, kỉ luật tích cực và đạt
nhiều kết quả khả quan trong dạy học.
Qua điều tra và tiến hành kiểm nghiệm, tôi có một số kiến nghị như sau:
- Quân tâm chỉ đạo công tác này một cách thường xuyên, liên tục. Có kế hoạch
trong chỉ đạo, phân công cán bộ phụ trách rõ người rõ việc.
- Tăng cường công tác tư vấn, tổ chức các chuyên đề dạy học tích cực để giải
quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh và các chuyên đề Dạy học ứng dụng
công nghệ thông tin cho giáo viên cấp trường, cấp liên trường, cụm trường.
- Có các biện pháp để động viên, khuyến khích giáo viên và học sinh tích cực
tham gia các nội dung, cuộc thi Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
cho giáo viên và học sinh. Các nhà trường cần coi đây là một trong những chỉ tiêu
đánh giá thi đua, đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn của các tổ nhóm
chuyên môn trong nhà trường.
Trên đây là một số giải pháp từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi nhằm
thực hiện ngày một hiệu quả hơn việc sử dụng phần mềm ImindMap nói riêng
cũng như các phần mềm dạy học nói chung. Tuy nhiên, với khả năng có hạn nên
sáng kiến còn nhiều thiếu sót mong quý thầy cô cùng đồng nghiệp góp ý, bổ sung
để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa ngày 19/05/2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Đinh Thị Huyền Thương
21


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................ 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 2
1.4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu..................................................................... 2
1.4.2. Phương pháp chọn lọc, phân loại, hệ thống hoá...................................................... 2

22


1.4.3. Phương pháp khảo sát điều tra............................................................................................ 2
1.4.4. Phương pháp toán thống kê................................................................................................... 2
2. NỘI DUNG............................................................................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về sử dụng phần mềm iMinMap 7 vẽ sơ đồ tư duy
thiết kế bài dạy học Địa lý 10 THPT................................................................................................. 3
2.1.1. Giới thiệu phần mềm IminMap 7..................................................................................... 3
2.1.2. Thông tin về chương trình và yêu cầu hệ thống...................................................... 3

2.1.3. Kỹ thuật sơ đồ tư duy............................................................................................................... 4
2.2. Thực trạng sử dụng phần mềm iMindMap7 vẽ sơ đồ tư duy thiết kế bài dạy
học Địa lý 10 THPT................................................................................................................................... 5
2.2.1 Đối tượng, phương pháp, địa điểm và thời gian tìm hiểu thực trạng...................5
2.2.2. Thực trạng sử dụng phần mềm iMindMap7 vẽ sơ đồ tư duy thiết kế bài
dạy học Địa lý 10 THPT........................................................................................................................ 5
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng phần mềm iMindMap7 đối với Giáo viên................5
2.2.3. Những khó khăn khi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy được vẽ bởi Imind
Map trong dạy học................................................................................................................................... 6
2.3. Sử dụng phần mềm iMinMap 7 để vẽ sơ đồ tư duy thiết kế bài dạy học
địa lý.................................................................................................................................................................. 7
2.3.1. Hướng dẫn tải iMind map..................................................................................................... 7
2.3.2. Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy................................................................................................... 8
2.3.3. Thiết kế giáo án sử dụng phần mềm............................................................................ 11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.................................................................................... 18
2.4.1. Đối với học sinh.......................................................................................................................... 18
2.4.2. Đối với bản thân........................................................................................................................ 18
2.4.3. Đối với đồng nghiệp................................................................................................................ 19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 20
3.1. Kết luận................................................................................................................................................ 20
3.2. Kiến nghị............................................................................................................................................. 20

23


24


2
5



×