Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức địa lí 11 nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.29 KB, 23 trang )

Mục lục

1. MỞ ĐẦU2

1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................

2
2

1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

4

2.1. Cơ sở lí luận của của sáng kiến........................................................................ 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......................... 5
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.................................................................. 6
2.3.1. Các giải pháp.............................................................................................

6

2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện:..................................................................... 9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản


thân, đồng nghiệp và nhà trường........................................................................... 16
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 19
3. 1. Kết luận.........................................................................................................

3.2. Kiến nghị và đề xuất......................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO

19
19

21

DANH MỤC.........................................................................................................

22

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhìn vào đề thi THPT Quốc gia năm 2017, các bạn học sinh lớp 12 có thể
nhận thấy đề thi ơm trọn kiến thức lớp 12, vì vậy, việc học tủ, học lệch hay vơ tình
bỏ qua một phần kiến thức nào cũng có thể phải tiếc nuối khi ra khỏi phịng thi. Để
tránh tình trạng học tủ, học lệch, bắt đầu từ năm 2018, đề thi THPT Quốc gia sẽ
bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, cho nên, các thí sinh cần phải xây dựng cho
mình một nền tảng kiến thức thật vững chắc ngay từ bây giờ thì mới có thể làm
được bài thi một cách tốt nhất được.
Tùy vào từng bộ môn và kinh nghiệm của bản thân mà mỗi giáo viên cần tìm
tịi, áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy nhằm giúp học sinh hứng thú và chủ

động hơn trong học tập, ôn luyện kiến thức. Những phương pháp mới không những
giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mà quan trọng hơn là giúp các em tự học để
nắm vững kiến thức, tái hiện kiến thức và hồn thành tốt bài thi.
Mơn Địa Lí là mơn học có khối lượng kiến thức cần học sinh ghi nhớ rất
nhiều, cần có kĩ năng khai thác cả kênh hình và kênh chữ. Chương trình Địa Lí lớp
11 đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức địa lí kinh tế - xã hội thế giới cũng
như khu vực và quốc gia, nhất là khi từ năm 2017 mơn Địa Lí được chuyển sang
hình thức thi trắc nghiệm khách quan, vì vậy địi hỏi học sinh phải nắm trắc kiến
thức, tránh sự nhầm lẫn giữa quốc gia này với quốc gia khác. Vậy làm thế nào để
học sinh hệ thống kiến thức, nắm vững kiến thức một cách khoa học, logic, tránh sự
nhầm lẫn? Là một giáo viên đã cùng nhiều thế hệ học sinh trải những kì thi Tốt
nghiệp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập
một cách tốt nhất? Đặc biệt là với đối tượng học sinh trường có đầu vào thấp như
trường THPT 4 Thọ Xuân, để giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu, vận dụng tốt kiến
thức tôi thường xuyên vận dụng sơ đồ tư duy trong q trình dạy hoc.
Chính vì những lý do trên, đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy để ơn tập kiến thức
Địa Lí 11 nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc Gia 2018”sẽ
góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên, giúp học
sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức để đạt được những
kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức trong các
bài học.
- Giúp ôn tập, khắc sâu lại kiến thức Địa Lí lớp 11 cho học sinh, giúp các em đạt
kết quả cao trong kì thi THPTQG sắp tới
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tôi nghiên cứu ở một số bài học địa lí 11 chương trình sách giáo
khoa ban cơ bản và giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho
học sinh lớp 12 để ôn tập kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPT QG
2



1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đê nghiên cưu nôịdung nay, tôi sư dung môṭsô phương phap sau đây:
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp quan sát: qua các tiết dự giờ thao giảng
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của của sáng kiến
Năm học 2017-2018 là năm tiếp tục đổi mới về phương pháp giảng dạy và học
tập của giáo viên và học sinh. Năm nay, nội dung kiến thức rộng hơn, sâu hơn, mang
tính chất bao quát, do đó địi hỏi giáo viên và học sinh cần có phương pháp phù hợp để
đạt kết quả cao trong kỳ thi năm 2018 sắp tới. Theo cấu trúc đề tham khảo mà Bộ giáo
dục vừa công bố vào hồi cuối tháng 1/2018 thì chương trình Địa lí
11 chiếm tới 15 – 20% cấu trúc đề thi, bao gồm cả phần lý thuyết, kỹ năng biểu đồ,
bảng số liệu.
Trong khi đó nội dung kiến thức của chương trình Địa lí lớp 11 tương đối
rộng và được chia thành hai phần cơ bản:
- Phần A. Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới.
- Phần B. Địa lí khu vực và quốc gia
Trong mỗi phần, nhất là phần B được học về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh
tế của từng quốc gia và khu vực. Vậy, làm thế nào để học sinh có thể nắm chắc
kiến thức, khơng nhầm lẫn nội dung kiến thức của quốc gia này với quốc gia khác,
khu vực này với khu vực khác để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi sắp tới.
Để học sinh có thể khái quát được kiến thức một cách dễ dàng, tránh nhầm

lẫn thi sơ đồ tư duy là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất trong các tiết ơn tập.
Bởi:
Sơ đồ tư duy (SĐTD) cịn được gọi là bản đồ tư duy, hay lược đồ tư duy
(Mind Map), là một hình thức “ghi chép” đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,
chữ viết với sự tư duy tích cực, nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt
những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, các cách
giải một dạng bài tập. Có nhiều cách để lập SĐTD, như dùng bút chì, bút màu, giấy
bìa, phấn màu, bảng đen… (cách truyền thống), hoặc ứng dụng công nghệ thông tin
để thiết kế (Microsoft Powerpoint…)
Không những vậy SĐTD cịn là một sơ đồ mở, khơng u cầu về tỉ lệ, chi
tiết khắt khe như bản đồ địa lí hay bản đồ lịch sử. Vì vậy, người sử dụng có thể
thêm hoặc bớt đi các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau thơng qua màu sắc,
hình ảnh, cụm từ diễn đạt (tùy theo tư duy mỗi người). Cùng một chủ đề, nhưng
mỗi người có thể “thể hiện” sơ đồ tư duy theo cách riêng. Do đó, sử dụng SĐTD sẽ
phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của người dạy và người học.
Trong cuốn sách “Bản Đồ Tư Duy - Đổi Mới Dạy Học ” của tác giả Hoàng
Đức Huy đã chỉ ra rằng: bản đồ tư duy sẽ đem đến cho học sinh những lợi ích cụ
thể trong quá trình học tập là nắm được những nội dung cơ bản của bài học, hệ
thống nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách
sâu sắc và bền vững.
Adam Khoo trong “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” cũng đã đề cập tới SĐTD –
công cụ ghi chú tối ưu; bởi, SĐTD giúp học sinh tiết kiệm được thời gian vì nó chỉ
tận dụng những từ khóa; SĐTD giúp học sinh hình dung được những kiến thức cần
4


nhớ, hiển thị sự liên tưởng giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng; SĐTD còn cho
phép học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc,
kích cỡ, hình ảnh đa dạng. SĐTD giúp học sinh tạo ra được một bức tranh mang
tính lí luận, liên kết chặt chẽ về những gì các em đã học được.

Việc vận dụng SĐTD trong dạy học nhất là trong các tiết ôn tập, giáo viên sẽ
giúp học sinh tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học theo cách
hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm * Về phía giáo viên:
Hiện nay, nhiều giáo viên (Gv) đã và đang tích cực thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học mới như hoạt động nhóm,
kỹ thuật bể cá, kỹ thuật khăn trải bàn, KWL…. nhằm tạo hứng thú học tập cho hs.
Nhiều Gv cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học bằng cách
sử dụng các video, các hình ảnh trực quan sinh động làm cho hs thấy thích thú với
tiết học hơn. Tuy nhiên nhiều gv chưa khéo léo khi sử dụng giải pháp này dẫn đến
tình trạng lạm dụng các thiết bị dạy học, biến tiết học trở thành những giờ “xem
phim” không mang lại hiệu quả giáo dục.
Vẫn cịn nhiều gv chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng khi lên lớp.
Giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi
trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức
của hs; chưa phân loại các đối tượng học sinh trong từng lớp rõ ràng. Việc truyền
thụ kiến thức của giáo viên nhiều khi còn thiên về một chiều, thậm chí vẫn cịn tình
trạng đọc – chép, nhìn – chép. Nhất là ở nhiều tiết ơn tập vẫn cịn mang tính chất
như là tiết bài tập hoặc giáo viên đưa các câu hỏi trắc nghiệm trong phần đó,
chương đó để học sinh làm và tự nhớ lại kiến thức. Vì vậy, khơng kích thích được
năng lực tự lực, tự sáng tạo của hs, làm cho hs thụ động trong việc lĩnh hội kiến
thức.
Vậy, vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh một phương
pháp phù hợp để học sinh tự học, tự hệ thống kiến thức, đặc biệt là phần kiến thức
về Địa Lí 11 mà các em đã học cách đây 1 năm.
* Về phía học sinh
Địa lí là mơn học có nhiều kiến thức gắn với thực tiễn, bao gồm cả phần kiến
thức tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhiều kĩ năng đặc trưng của môn học. Tuy nhiên,
nhiều học sinh vẫn cho rằng đây là môn học học thuộc, dễ kiếm điểm, nên thực tế

nhiều học sinh còn học một cách thụ động, đơn thuần là nhớ kiến thức một cách
máy móc, học bài nào biết bài ấy, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hồn
tồn, chưa có sự liên hệ kiến thức giữa các bài học, vì vậy chưa phát triển được tư
duy logic và tư duy hệ thống.
Học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân có đầu vào tương đối thấp, với điều kiện
học tập cịn hạn chế, trong khi nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, để con ở nhà với
5


ông bà nên việc đôn đốc, quan tâm sâu xát đến việc học tập của các em còn nhiều
hạn chế.
Mặc dù mấy năm trở lại đây mơn Địa Lí được nhiều học sinh trường tôi lựa
chọn là môn thi tốt nghiệp nhưng trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy, nhiều học
sinh cịn coi nhẹ bộ mơn, coi đây là môn phụ nên không mấy hứng thú với môn
học, chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức nên giáo viên rất khó khăn trong việc
truyền đạt kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều học sinh cịn cho rằng
mơn Địa Lí được mang Atlat Địa Lí Việt Nam vào phịng thi nên khơng sợ bị điểm
liệt.
Một thực tế đáng lo ngại trong q trình ơn tập là khi giáo viên hỏi bài, học
sinh đã nắm hầu hết kiến thức, nhưng khi kiểm tra lại thì học sinh đã quên hoặc
nhầm lẫn kiến thức, nhất là khi học sang phần Địa lí khu vực và quốc gia. Thậm
chí, khi cho các em làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức thì phần lớn
các em học sinh cịn lệ thuộc vào sách giáo khoa để làm bài.
Đặc biệt khi các em cần ôn tập để chuẩn bị cho các bài kiểm tra định kì, thì
một khối lượng kiến thức khổng lồ cần được nhồi nhét vào bộ não khiến học sinh
một cách phản khoa học gây căng thẳng dẫn đến chán ghét môn học. Kể cả các em
lập đề cương ơn tập thì cũng khơng rút gọn được bao nhiêu, việc ghi nhớ máy móc
sẽ khiến học sinh học vẹt, không hiểu bản chất vấn đề và kết quả thường khơng
cao.
Mơn Địa Lí là mơn học có khối lượng kiến thức cần HS ghi nhớ rất nhiều,

cần có kĩ năng khai thác cả kênh hình và kênh chữ do vậy để hình thành cho các em
tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách
tổng thể, khoa học chứ khơng phải là học vẹt, học thuộc lịng, HS hiểu bài, nhớ lâu,
vận dụng tốt thì cần phải vận dụng BĐTD trong dạy hoc.
Vì vậy việc sử dụng SĐTD để học sinh lớp 12 ôn tập lại phần kiến thức Địa
Lí 11 sẽ giúp các em sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn. Khi lập một
bản đồ kiến thức, ngoài việc nhớ và hiểu kiến thức còn giúp học sinh nắm kiến thức
sâu, kĩ hơn, giúp các em ôn tập tốt hơn phần kiến thức Địa Lí lớp 11 để trong q
trình làm bài thi khơng để bị mất điểm phần nào cả.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp
Chương trình Địa lí lớp 11 đã được các em học cách đây 1 năm nên việc các
em nhớ kĩ, nhớ lâu nội dung bài học là rất khó, nhất là đối với những học sinh có
học yếu hoặc chỉ lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội là môn thi tốt nghiệp. Thông
thường, khi ôn thi tốt nghiệp các giáo viên thường tự nhắc lại kiến thức cũ và cho
các em các câu hỏi trắc nghiệm để ôn tập. Làm như vậy khơng giúp học sinh khắc
sâu kiến thức mà cịn làm cho lớp học trở nên nhàm chán.
Với thế mạnh của sơ đồ tư duy là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ
đồ, các đường nối, là sự diễn tả mạch lôgic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân
quả hay quan hệ tương đương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của
6


các đơn vị kiến thức. Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh nhìn thấy “bức tranh tổng thể”
cả phần kiến thức đã học.
Nhằm hướng học sinh đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, giáo
viên khơng những cần giúp học sinh khám phá các kiến thức mới mà còn giúp học
sinh hệ thống những kiến thức đó. Việc xây dựng một “hình ảnh” thể hiện mối liên
hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ,
nhận thức, tư duy và óc sáng tạo…

Có nhiều cách Sử dụng bản đồ tư duy, nhưng theo Tony Buzan để bắt đầu
một Bản đồ tư duy thì cần bốn yếu tố sau:
+ Một tờ giấy trắng.
+ Bút chì màu
+ Bộ não
+ Trí tưởng tượng
Trong q trình ơn tập, tơi đã sử dụng phần mềm iminmap 9.1 để thiết kế
SĐTD, đồng thời sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp và hình thức
dạy học hiện đại theo các cách sau
* Cách thứ nhất: Lập sơ đồ tư duy mở.
Trong giờ ôn tập, giáo viên chỉ vẽ một số nhánh chính, thậm chí khơng đủ
nhánh, hoặc thiếu hoặc thừa thơng tin, Sau đó, giáo viên u cầu học sinh tự bổ
sung, thêm hoặc bớt thông tin trong bài học đó, để cuối cùng cả lớp có được một sơ
đồ tư duy ơn tập tương đối hồn chỉnh và hợp lí.
Ví dụ: khi ơn tập về Châu Phi , giáo viên đưa ra SĐTD với các nhánh còn thiếu và
yêu cầu học sinh bổ sung phần kiến thức cho hoàn chỉnh.

Với cách làm này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh, bắt buộc học
sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi và tranh luận nhiều hơn để bổ sung kiến
thức, có thể thêm hoặc bớt các nhành, kể cả nhánh chính từ đó giúp học sinh nhớ
lâu, nhớ kĩ nội dung hơn, đồng thời giúp cho giờ ôn tập, tổng kết không bị tẻ nhạt
và có chất lượng hơn.
* Cách thứ hai: Chia nhóm để lập sơ đồ tư duy.
Mỗi nhóm sẽ lập sơ đồ tư duy theo từng chủ đề, sau đó các nhóm lên trình
bày sơ đồ tư duy của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét về: nội dung cơ bản kiến
thức của chủ đề, cách trình bày, cấu trúc của sơ đồ tư duy….
7


Ví dụ : khi ơn tập về một số vấn đề của châu lục và khu vực, tôi chia lớp thành 3

nhóm và yêu cầu về chuẩn bị chủ đề đã được chia: Nhóm 1: chủ đề Châu Phi
Nhóm 2: chủ đề Mĩ La tinh
Nhóm 3: chủ đề Tây Nam Á và Trung Á
Hoặc có thể cùng một chủ đề nhưng các nhóm hồn thành các nhánh khác nhau để
hồn chỉnh bức tranh kiến thức.
Ví dụ: Khi ơn tập về kinh tế của Nhật Bản, tơi đưa ra từ khóa và yêu cầu mỗi nhóm
sẽ thảo luận về mỗi nhánh và hồn thành chủ đề chính:

Với cách lập sơ đồ tư duy như trên, chắc chắn giờ ôn tập, củng cố kiến thức sẽ
mang lại hiệu quả cao.
Sơ đồ tư duy đặc biệt chú trọng về màu sắc, hình ảnh với từ ngữ ngắn gọn
thể hiện qua các nhánh của bài ơn tập. Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng cả bài
đọc chép như lúc trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được nội dung trọng
tâm của từng bài học. Ngồi ra, giáo viên có thể hướng dẫn các em tự lập sơ đồ tư
duy ở nhà để ôn tập, tự khắc sâu kiến thức cho bản thân.
Để các em không bị bỡ ngỡ khi tiến hành lập SĐTD cho hoạt động nhóm,
ngay từ khi các em vào học lớp 10 tôi đã sử dụng SĐTD trong q trình dạy học.
Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng để kiểm tra bài cũ hoặc khi xây dựng bài học
mới hoặc trong việc củng cố kiến thức bài học. Ngồi ra, SĐTD là cơng cụ hữu
hiệu để hổ trợ cho tiết tổng kết, ôn tập kiến thức.
2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện:
a. Vẽ sơ đồ tư duy theo đề cương
8


Sơ đồ tư duy theo đề cương còn gọi là sơ đồ tư duy tổng quát, được tạo ra
dựa trên bảng mục lục trong sách giáo khoa.
Dạng sơ đồ tư duy này giúp học sinh có cài nhìn tổng qt về tồn bộ
chương trình Địa lí 11. Chúng giúp cho các em học sinh nắm được số lượng kiến
thức phải chuẩn bị cho kì thi, giúp cho các em nhìn thấy được bức tranh tồn cảnh

của chương trình.

9


Hình 1. Sơ đồ tư duy khái quát chương trình Địa
Lí b. Vẽ sơ đồ theo bài, chương
Trong chương trình Địa Lí 11 được chia thành 2 phần: phần a. Khái quát nền
kinh tế -xã hội thế giới; phần b. địa lí khu vực và quốc gia. Ở phần thứ nhất bao
gồm 4 bài lí thuyết và 1 bài thực hành, chúng ta có thể xây dựng chung thành một
sơ đồ tư duy hoặc chia mỗi bài thành 1 sơ đồ riêng rẻ.
Ví dụ 1: Để ơn tập lại cho học sinh kiến thức về “Một số vấn đề mang tính tồn
cầu”, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng SĐTD như sau:
10


11


Hình 2. Sơ đồ tư duy chủ đề một số vấn đề mang tính tồn cầu

12


Ở phần thứ 2 bao gồm 7 bài về 7 quốc gia và khu vực khác nhau trên thế
giới, ở mỗi bài lại chia thành các tiết về tự nhiên, dân cư, kinh tế. Vì vậy, có thể
thành lập ở mỗi quốc gia hay khu vực thành một sơ đồ tư duy.
Để học sinh nắm chắc được kiến thức thì sơ đồ tư duy phải lưu lại được những ý
chính, đồng thời phải thể hiện đầy đủ tất cả các chi tiết hỗ trợ quan trọng khác.
Trong phần B của chương trình Địa Lí 11 về địa lí khu vực và quốc gia, mỗi

quốc gia được học trong một bài và phân thành nhiều tiết với các nội dung khác
nhau. Vì vậy khi ơn tập, ngồi việc giáo viên cho học sinh ôn các chủ đề tương
đương với các bài của chương trình thì có thể lập các SĐTD tương ứng với mỗi tiết
Ví dụ 3: Để ơn tập phần tự nhiên, dân cư và xã hội của Liên bang Nga, giáo viên
có thể hướng dẫn học sinh lập SĐTD như sau:

13


Hình 3. Sơ đồ tư duy chủ đề Tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

14


c. Sơ đồ tư duy theo từng mục
Sơ đồ tư duy khơng chỉ giúp học sinh có thể khái qt tồn bộ chương trình
mà cịn giúp các em nhớ lâu, nắm vững kiến thức bằng cách xây dựng theo từng
mục của bài.
Ví dụ 4. giáo viên hướng dẫn học sinh lập SĐTD về phần kiến thức Tồn cầu hóa
để nắm được từng đặc điểm của xu hướng tồn cầu hóa

Hình 4. SĐTD chủ đề Tồn cầu hóa
Ví dụ 5. giáo viên hướng dẫn học sinh lập SĐTD về Dân cư và xã hội của khu vực
Đơng Nam Á

Hình 5. SĐTD chủ đề Dân cư và xã hội Đông Nam Á
1
5



Ngồi ra, các em có thể xây dựng sơ đồ dựa vào từng đoạn văn nhỏ trong
sách giáo khoa, làm như vậy có thể giúp các em tiết kiệm được thời gian ơn tập.
Ví dụ: khi ơn tập về địa hình của Liên bang Nga, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh xây dựng sơ đồ tư duy về địa hình phần phía Tây của Liên bang Nga như sau:

Như vậy, trong mỗi tiết ơn tập Gv có thể hướng dẫn học sinh thiết kế SĐTD
theo từng chủ đề lớn hoặc nhỏ, tùy thuộc vào trình độ của từng lớp. Tiết học có sử
dụng SĐTD sẽ đạt hiệu quả cao nếu GV biết kết hợp linh hoạt với các phương pháp
dạy học khác và các phương tiện dạy học trực quan để tránh nhàm chán, khô khan,
căng thẳng trong từng tiết dạy. Sơ đồ tư duy là một công cụ thực sự hiệu quả bởi nó
tối đa hóa được nguồn lực của cá nhân và tập thể., nó cung cấp cho ta cái nhìn chi
tiết và cụ thể. Sử dụng thành thạo và hiệu quả SĐTD trong dạy học sẽ mang lại
nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và
phương pháp giảng dạy của giáo viên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Các giải pháp mà tôi đưa ra có tính thực tế cao, dễ thực hiện, khơng chỉ áp
dụng cho học sinh khối 12 khi ôn tập phần kiến thức Địa lí 11 để chuẩn bị cho kì
thi THPT QG mà có thể áp dụng xây dựng SĐTD cho cả phần kiến thức Địa Lí 12.
Thực tế từ nhận xét, đánh giá của các đồng nghiệp sau khi dự giờ các tiết dạy
của tôi nhận thấy: bài học lơi cuốn, sống động, kết hợp hình ảnh, màu sắc sinh
động, nhưng vẫn giữ được các kiến thức, kĩ năng cơ bản của sgk. Đa số các em đều
hiểu bài, hứng thú trong quá trình học tập. Qua các SĐTD ôn tập mà tôi hướng dẫn,
các em học sinh lớp tơi giảng dạy đã có thể tự lập SĐTD cho bản thân mình, qua đó
học sinh dễ dàng tiếp thu bài học và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn, tiết kiệm được
nhiều thời gian ơn tập góp phần nâng cao chất lượng mơn học.
Từ việc trình bày kiến thức đến hệ thống kiến thức hoặc trong các giờ ôn tập, học
sinh đều háo hức chờ đón những lời nhận xét về Bản đồ tư duy mà mình đã lập. Từ
một bộ môn nhiều kiến thức, nhiều nội dung, học sinh đã bớt áp lực vì phải học
16



thuộc bài. Qua những ngơn ngữ và hình ảnh trên bản đồ đã sử dụng sẽ giúp học
sinh hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn, rèn luyện khả năng khái quát và tổng hợp vấn đề.
Kết quả thu được cho thấy có sự chuyển biến rất rõ khi áp dụng phương pháp
này qua hai bài thi thử do trường tôi tổ chức trong năm học này:
Lớp

Sĩ số

Bài thi số 1
Bài thi số 2
(1/2018)
(5/2018)
<5
>5
<5
>5
12A1
40
18
22
11
29
12A3
44
21
23
15
29

Qua hai lần thi khảo sát do trường tổ chức, kết quả cho thấy học sinh đã có
những tiến bộ nhất định, nhiều em đã biết cách học, các em học sinh tham gia thi
đại học cao đẳng có điểm thi của môn này đạt từ 5 điểm trở lên có phần tăng lên so
với năm học trước, thậm chí có em đạt 8 điểm thi đại học, học sinh học lực yếu
mơn Địa lí có xu hướng giảm xuống so với năm học trước. Đặc biệt trong lần thi
thử thứ 2 được nhà trường tổ chức có em Vũ Thị Quyên (học sinh lớp 12A1) đã đạt
điểm 10.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập sử sẽ bắt buộc tất cả 100% học
sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày
nội dung của bài học. Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và mỗi học
sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày sơ đồ tư duy của
mình nhưng điều quan động là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài
học để học ở nhà có thể trinh bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học.
Qua gần 1 năm thực hiện đề tài 100% học sinh hai lớp 12 do tôi giảng dạy
đều biết cách thực hiện sơ đồ tư duy mơn Địa Lí. Nhiều em sử dụng thành thạo
phần mềm mind – map và ứng dụng vào môn học khác. Lúc đầu các em vẽ sơ đồ tư
duy chưa quen theo cách ghi ký tự ở từng nhánh, nhưng dần dần học sinh đã đạt
yêu cầu tốt hơn, từ đó giúp các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, làm chủ
khả năng lĩnh hội kiến thức của mình. Các em khơng chỉ biết cách xây dựng SĐTD
của chương trình Địa Lí 11 mà cịn biết tự lập SĐTD Địa Lí 12 để ơn tập, khái quát
kiến thức.
Từ kết quả thực nghiệm của phương pháp nghiên cứu trong đề tài này có thể
giúp tơi tiếp tục thực hiện ở các lớp tôi được phân công giảng dạy mơn địa lí khơng
chỉ học sinh khối 12 mà tơi cịn áp dụng và các khối lớp 10, 11.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng khơng phải bài học nào cũng có thể sử dụng sơ
đồ tư duy, cũng không phải sử dụng cho mọi giờ học. Giáo viên cần lựa chọn sử
dụng cho đúng cách, đúng lúc, phù hợp với trình độ của học sinh và quan trọng
nhất là truyền tải được nội dung bài học. Đối với mức độ nhận thức của học sinh
đưa ra các yêu cầu vừa phải, với học sinh yếu kém trước tiên cho học sinh làm
quen với những sơ đồ có sẵn, sau đó hướng dẫn vẽ các kiến thức trọng tâm của bài

trên một trang giấy rời, sau đó mới kẹp tạo thành một tập, việc học kiến thức của
17


bài nào thì học sinh chỉ cần rút tờ kiến thức đó ra, cách làm này giúp cho học sinh
suy nghĩ mạch lạc logic, học hiểu chứ không phải học vẹt. Còn đối với học sinh
khá giỏi giáo viên hướng học sinh tới việc hệ thống hóa kiến thức. Đồng thời ở mỗi
sơ đồ được lập cần xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm để học sinh ôn tập,
củng cố kiến thức.
Hiệu quả phương pháp nghiên cứu này này cịn có thể chia sẻ với giáo viên cùng
chun môn, giáo viên cùng phân môn khoa học xã hội để áp dụng cho mơn học
của mình nhằm giúp học sinh đạt kết quả học tập cao hơn.

18


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3. 1. Kết luận
Thông qua việc đánh giá rút kinh nghiệm dự giờ của các đồng chí trong tổ bộ
mơn chúng tơi đều cảm nhận thấy rõ rằng tiết học có sử dụng SĐTD mang lại hiệu
quả cao hơn, học sinh khơng cịn nhàm chán mà phát huy được khả năng tư duy
logic, liên hệ, liên tưởng, sáng tạo. Bản đồ tư duy có thể được sử dụng trong việc soạn
giảng bài mới, hệ thống kiến thức hoặc các tiết ôn tập. Khi sử dụng Bản đồ tư duy trong giảng
dạy và hệ thống hóa kiến thức, tơi nhận thấy học sinh hứng thú, tích cực hơn so với các phương
pháp khác. Trong các giờ học 100% học sinh bắt buộc phải động não để tiếp thu kiến

thức. Tôi hy vọng là các em với việc sử dụng sơ đồ để học tốt các môn học khác,
vận dụng linh hoạt trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân.
Vì thế sáng kiến kinh nghiệm ra đời mang lại hiệu quả học tập tốt hơn cho
học sinh trong q trình học tập góp một phần vào đổi mới phương pháp dạy học

của ngành giáo dục đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm tịi sáng tạo của người giáo viên
để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy trong cơng tác dạy học.
Có thể triển khai, xây dựng một hệ thống bản đồ tư duy dưới dạng câu hỏi
gợi mở cho hầu hết các mơn hoc và nó phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
Bản đồ tư duy là một công cụ có tính khả thi cao có thể được thiết kế trên
giấy bìa, bảng phu lịch treo tường....vậy nó đáp ứng được trong bất cứ điều kiện cơ
sở vật chất của nhà trường như thế nào. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối đa tính
ưu việt của nó thì cần sử dụng đúng lúc, đúng tiết và giáo viên kết hợp linh hoạt các
phương tiện dạy học khác.
Việc thảo luận nhóm chun mơn rất quan trọng từ đây tập thể thầy cô xây
dựng được một hệ thống câu hỏi gợi mở có tính dẫn dắt vấn đề khoa học.
Để học sinh tránh khỏi sự bỡ ngỡ khi làm việc với SĐTD, giáo viên cần
thường xuyên hướng dẫn và giao yêu cầu cho học sinh làm việc và tự xây dựng sơ
đồ bài học của mình. Giáo viên cần thường xuyên đơn đốc, kiểm tra để học sinh có
thói quen chuẩn bị bài mới ở nhà, học bài cũ và vận dụng kiến thức được học một
cách thành thạo.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian không quá dài, bản thân giáo
viên cũng lần đầu tiên áp dụng cho nên khơng thể tránh việc cịn những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ.

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, Ngày 20 tháng 05 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết sáng kiến


Lê Thị Hậu

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 11 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên Địa lí 11 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Giáo trình phương pháp giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông - Nguyễn Đức Vũ.
4. Bản đồ tư duy - Tonibuzan – Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
5. Phần mềm Bản đồ tư duy iMindMap 9.1.
6. Hướng dẫn sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy (xem phim minh họa)
7. Mạng INTERET.
8. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa Lí 11 – NXB Giáo dục
9. Tơi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo.
10. www. Sodotuduy.com.
11. Bản đồ tư duy – Đổi mới dạy học - Hoàng Đức Huy.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ HẬU
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT 4 Thọ Xuân
Kết quả
Cấp đánh
giá xếp loại đánh giá Năm học đánh

Tên đề tài SKKN
xếp loại
TT
(Phòng, Sở,
giá xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Lồng ghép các hiện tượng thực SỞ GD&ĐT
C
2014 - 2015
tiễn vào một số bài dạy Địa lí
lớp 10 (phần tự nhiên) nhằm
nâng cao hứng thú học tập cho
học sinh

2.

Vận dụng kiến thức thực tế vào
một số bài dạy Địa lí 11 (phần
Địa lí khu vực và quốc gia)
nhằm nâng cao hứng thú học
tập cho học sinh

SỞ GD&ĐT

C

2015 - 2016


3.

Vận dụng kiến thức mới, liên
hệ thực tiễn vào một số bài dạy
phần Địa lí Kinh tế - xã hội
(Địa Lí 10), nhằm nâng cao
hiểu biết, tạo hứng thú học tập
cho học sinh.

SỞ GD&ĐT

C

2016 - 2017

----------------------------------------------------

22


23



×