Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN sử DỤNG mô HÌNH PHÂN tử TRONG dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 17 trang )

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………

2

1.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………………
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………………..
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề....................................................................................................
* Nội dung...........................................................................................
1/Mô hình phân tử là gì?..........................................................
2/ Mô hình phân tử trong dạy học hóa học hữu cơ.....................
3/ Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ..........................................
4/ Xây dựng mô hình phân tử trong dạy học hóa học hữu cơ.....
+. Mô hình phân tử metan......................................................
+. Mô hình phân tử etan.........................................................
+.Mô hình phân tử propan.....................................................
+.Mô hình phân tử etilen.......................................................
+.Mô hình phân tử propen.....................................................
+.Mô hình phân tử axetilen...................................................
+.Mô hình phân tử propin......................................................
+.Mô hình phân tử buta-1,3-đien...........................................
+.Mô hình phân tử isopren....................................................
+.Mô hình phân tử benzen...................................................
+.Mô hình phân tử stiren.....................................................


+.Mô hình phân tử toluen....................................................
+.Mô hình phân tử ancol etylic............................................
+.Mô hình phân tử phenol...................................................
+.Mô hình phân tử anđehit fomic........................................
+.Mô hình phân tử ađehit axetic..........................................
+.Mô hình phân tử axit axetic..............................................
5/Bộ dụng cụ lắp ráp mô hình phân tử hợp chất hữu cơ...........
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.......................................................
+. Đối với hoạt động dạy học................................................
...........
+. Đối với bản thân....................................................... ................
+. Đối với đồng nghiệp và nhà trường....................... .....................
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ......................................
....................
3.1. Kết luận.................................................................................. ................
3.2. Kiến nghị.................................................................................................

2
2
2
2
4
4
4
5
5
5
6
6

6
6
7
7
8
8
8
9
9
9
10
10
10
11
11
11
12
12
12
13
13
14
14
15
15
16

1



1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo
viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả quá trình giáo dục, đối với các môn
học trong nhà trường, nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi
mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều
kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học.
Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động
mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học,
rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất
hữu hình tưởng như là vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người giáo
viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó. Làm tăng tốc
độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học thêm sinh động,
hiệu quả hơn.
Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho người học thụ động không phát
huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là
cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau
trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và làm cho chất
lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.
Một trong những điều kiện giúp học sinh học tập tích cực, tự lực, sáng tạo
là sử dụng các mô hình. Ưu điểm của việc sử dụng mô hình là giáo viên có thể
giúp học sinh hiểu rõ đối tượng nghiên cứu, vì mô hình mang tính trực quan,
sinh động, dễ gây ấn tượng và thích thú cho học sinh, có thể kích thích sự tìm
tòi, say mê nghiên cứu để suy luận ra kiến thức mới, từ đó có thể phát triển được
năng lực sáng tạo cho học sinh.
Trong chương trình hóa học lớp 11 THPT, phần hóa học hữu cơ có nhiều
kiến thức đòi hỏi phải sử dụng những mô hình, hình ảnh trực quan sinh động. Vì
vậy, việc sử dụng các mô hình phân tử trong phần này sẽ có rất nhiều tác dụng
trong việc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động học tập tích cực, tự lực, sáng
tạo. Với những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề: “SỬ

DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TỬ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP
11 Ở TRƯỜNG THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Sử dụng các mô hình phân tử hóa học hữu cơ để thiết kế tiến trình dạy
học một số kiến thức thuộc phần “Hóa học hữu cơ” lớp 11 nhằm tổ chức cho
học sinh học tập tích cực, tự lực, sáng tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động dạy học phần: “Hóa học hữu cơ” lớp 11 THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tài liệu về cơ sở lí luận dạy học hiện đại về tổ chức hoạt động
học tập tự lực, sáng tạo của học sinh, nghiên cứu tài liệu về việc sử dụng mô
hình phân tử trong dạy học.
- Nghiên cứu chương trình giảng dạy nội dung phần hóa học hữu cơ lớp
11 THPT.
2


- Nghiên cứu tư liệu về nội dung, con đường hình thành kiến thức, mục
đích, yêu cầu giảng dạy phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT.
- Trong quá trình nghiên cứu lí luận và từ kết quả quan sát thực tiễn sư
phạm, từ kết quả học tập của một số lớp của học sinh trường THPT tiến hành
thực nghiệm, đối chiếu để đưa ra đánh giá, tổng kết những kinh nghiệm thu thập
được, từ đó đề ra hoặc chọn một phương pháp dạy học và vận dụng lý luận để
xây dựng các tiến trình dạy học cụ thể theo phương pháp đó để tiến hành thực
nghiệm.
- Thực nghiệm sư phạm: vận dụng phương pháp dạy học trên vào một số
lớp ở trường THPT Như Xuân để xem trong phương pháp này có những điểm
nào phù hợp và chưa phù hợp để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương pháp
dạy học. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm thì cho học sinh làm việc trên
phiếu học tập, làm một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá mức độ

hiểu, vận dụng kiến thức bài học của học sinh.

3


2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề “nóng hổi”,
được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục quan tâm. Trong những
nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học thì cũng đã có nhiều đề tài nói
về việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo cho học sinh dưới
sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
Trong những năm gần đây cũng như các bậc học, ngành học khác, bậc
THPT quan tâm nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học. Được đổi mới đồng
bộ về chương trình sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng dạy học và đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh
nhận thức một số kiến thức kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó các em
phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo. Theo đó vai trò
của giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, truyền đạt thông tin kiến thức, còn
học sinh có vai trò chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức. Để làm tốt
được điều này thì sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học là không thể thiếu được.
Chúng ta nhận thấy rằng để cho học sinh có thể hoạt động học tập tự lực,
sáng tạo thì cần phải tổ chức, định hướng, tạo điều kiện cho học sinh tự giải
quyết các vấn đề, tự lực suy nghĩ, đề xuất các phương án, và đưa ra kiến thức
mới,…Việc nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng được các đề tài bàn đến khá nhiều
nhưng việc áp dụng vào thực tiễn thì còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, phần lớn các
nghiên cứu trên đều khai thác các phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương
pháp thực nghiệm,…các phương pháp nhằm phát triển tư duy và năng lực sáng
tạo cho học sinh, và cũng có ít đề tài nghiên cứu sâu việc sử dụng các mô hình

phân tử trong dạy học hóa học. Là một giáo viên hóa học, để có thêm cho mình
một phương pháp dạy học tốt cũng như góp phần cung cấp cho giáo viên một số
phương tiện dạy học trong giảng dạy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài xây
dựng và sử dụng mô hình phân tử trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ
lớp 11 THPT nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động học tập tích cực, tự lực, và
sáng tạo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từ thực tế thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu. Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho giáo viên lên lớp sử dụng đồ dùng thiếu thường xuyên.
Trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học, một số giáo viên còn lúng túng.
Trên thực tế, nhiều tranh ảnh, mô hình trực quan chưa cung cấp hết ý nghĩa của
nội dung cần giảng mà phải có sự hỗ trợ bằng lời nói của giáo viên, thuyết trình
trên cơ sở nội dung bài học.
Mặt khác tuy rằng 100% giáo viên đều nhận thức đúng ý nghĩa, tác dụng
to lớn của đồ dùng dạy học trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh,
nhiều giáo viên đã biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ các đồ
dùng dạy học. Song cũng có nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu rõ cấu
4


tạo của bộ đồ dùng. Đặc biệt những thao tác kỹ thuật trong khi sử dụng đồ dùng
dạy học theo những dụng ý sư phạm còn ít được giáo viên chú ý.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề.
Mặc dù đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề nóng hổi , đã
được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục quan tâm, Trong những
nghiên cứu của mình, các nhà giáo dục học cũng đề cập nhiều đến việc dạy học
nhằm phát huy tính tích cực, tự học, sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu và sử dụng các mô hình phân tử hóa học trong dạy học dường như
các nhà giáo dục học ít đề cập đến, các giáo viên khi lên lớp với tâm lý e ngại và

hiện tượng thiếu đồ dùng dạy học cũng làm cho giáo viên bỏ qua vấn đề này.
Nhất là đối với những trường ở miền núi, khi điều kiện kinh tế xã hội khó khăn,
thì việc áp dụng nhiều biện pháp giáo dục và đầu tư cho giáo dục phần nào cũng
bị buông lỏng.
Việc sử dụng giáo án điện tử, với những mô hình phân tử hóa học cũng
được sử dụng một cách hiệu quả, giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Đặc
biệt là với bộ môn hóa học, với nhiều thí nghiệm trực quan, nhiều mô hình, hình
ảnh phân tử khó, nhiều phản ứng hóa học được thực hiện một cách dể dàng nhờ
phần mềm powerpoint. Thuận lợi là vậy, nhưng do điều kiện cơ sở vật chất nhà
trường chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo dục, máy chiếu không đủ để tiết học
nào lên lớp thầy cô giáo cũng có thể sử dụng được.
Việc sử dụng tranh ảnh, hình ảnh trên giấy cũng được áp dụng một cách
rộng rãi, và thường xuyên. Nhưng với các phân tử hợp chất hữu cơ, học sinh
phải được quan sát trong không gian bốn chiều, để hình dung và hiểu sâu hơn về
các phân tử hợp chất, thì tranh ảnh và hình ảnh trên giấy không đáp ứng được.
Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống các mô hình phân tử hóa học
hữu cơ để phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn là cần thiết, không chỉ cho bộ
môn hóa học mà cho các bộ môn khác trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc
sử dụng liên tục và thành thạo các mô hình phân tử trong dạy học giúp cho học
sinh hứng thú hơn trong học tập.
*Nội dung.
1/Mô hình phân tử là gì?
Mô hình phân tử là những thiết bị, đồ dùng dạy học mang tính trực quan
sinh động. Là cầu nối giữa giáo viên và học sinh trong quá trình truyền đạt kiến
thức mới, giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách khoa học. Giáo viên và
học sinh có thể tự xây dựng và sử dụng một cách hiệu quả, hoặc có thể mua tại
các cửa hàng văn phòng phẩm để phục vụ cho quá trình giảng dạy. Trong phần
hóa học hữu cơ, việc sử dụng mô hình phân tử để truyền đạt kiến thức mới là rất
cần thiết, chúng làm tăng khả năng tư duy, giúp học sinh dể hình dung về nội
dung mình đang nghiên cứu. Đặc biệt khi nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.


5


2/Mô hình phân tử trong dạy học hóa học hữu cơ.
Để mở đầu cho việc nghiên cứu cụ thể một số phương pháp dạy học hóa
học quan trọng, ta sẽ xem xét phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, cụ thể là
những mô hình phân tử sinh động. Đây là một phương pháp dạy học quan trọng
khi nghiên cứu tài liệu mới cũng như khi cũng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến
thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Ở mô hình phân tử có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học hữu cơ. Nó
giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hóa
học hữu cơ ở trường phổ thông vì những lí do sau đây:
- Mô hình phân tử giúp học sinh dể hiểu bài và hiểu bài sâu sắc, nó là cơ sở,
điểm xuất phát cho quá trình học tập nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát
quá trình nhận thức cảm tính của học sinh, để sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa
và tiến lên từ trừu tượng cụ thể trong tư duy.
- Mô hình phân tử giúp nâng cao lòng tin của học sinh và phát triển tư duy của
học sinh, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho
tư duy, sáng tạo. Nó là phương tiện giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo
và tư duy.
- Các mô hình do tự tay giáo viên làm, các thao tác mẫu mực sẽ là khuôn mẫu
để học sinh học tập và bắt chước, để sau đó học sinh có thể tự làm. Do đó, nâng
cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh.
3/Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
Trong hóa học hữu cơ, công thức phân tử chỉ biểu thị số lượng nguyên tử
của mỗi nguyên tố trong phân tử. Công thức cấu tạo mới biểu thị đầy đủ thứ tự
và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.
Và để viết được công thức cấu tạo, phải dựa trên cơ sở thuyết cấu tạo hóa học,
bao gồm các luận điểm chính sau:

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo
đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là liên kết hóa
học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sé tạo ra hợp
chất khác.
- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn. Nguyên tử
cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà
còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (mạch vòng, mạch không vòng,
mạch nhánh, mạch không nhánh).
- Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số
lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).
Tuy vậy, nhưng việc hình dung ra được cấu trúc của một phân tử hợp chất
hữu cơ là rất khó khăn đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình và yếu
kém, và như vậy để viết được đầy đủ và chính xác các công thức cấu tạo của
hợp chất là không thể. Do đó việc sử dụng những mô hình phân tử trong dạy học
cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục.
4/ Xây dựng mô hình phân tử trong dạy học hóa học hữu cơ. +.
Mô hình phân tử metan.
6


- 1 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 4 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 4 thanh nối, mỗi thanh dài
2,5cm.
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
+ Góc liên kết HCH = 109,50

+ Nguyên tử C nằm ở tâm của hình
tứ diện đều, 4 nguyên tử H nằm ở
4 đỉnh của hình tứ diện đều.
+. Mô hình phân tử etan.
- 2 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 6 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 1 thanh nối dài 3cm.
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm.
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.

+. Mô hình phân tử propan.
- 3 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 8 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm
- 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.

7


+. Mô hình phân tử etilen.
- 2 quả cầu mầu xanh đường kính

3cm.
- 4 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm
- 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
+ Góc liên kết HCH = HCC = 1200
+ 2 nguyên tử C và 4 nguyên tử H
cùng nằm trên cùng một mặt phẳng
+. Mô hình phân tử propen.
- 3 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 6 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 1 thanh nối dài 3cm.
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
+. Mô hình phân tử axetilen.
- 2 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 2 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 3 thanh nối, mỗi thanh dài 1,5cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các

thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
+ 2 nguyên tử C và 2 nguyên tử H
nằm trên cùng một đường thẳng.

8


+. Mô hình phân tử propin.
- 3 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 4 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 3 thanh nối, mỗi thanh dài 1,5cm.
- 1 thanh nối dài 2,5cm
- 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.

+. Mô hình phân tử buta-1,3-đien.
- 4 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 6 quả cầu mầu trắng, đường kính
2,5cm.
- 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 1 thanh nối dài 3cm
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình

bên.

+. Mô hình phân tử isopren.
- 5 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 8 quả cầu mầu trắng, đường kính
2,5cm.
- 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm
- 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.

9


+. Mô hình phân tử benzen.
- 6 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 6 quả cầu mầu trắng, đường kính
2,5cm.
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 3 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
+ 6 nguyên tử C nằm trên 6 đỉnh của
một hình lục giác đều.

+. Mô hình phân tử stiren.
- 8 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 8 quả cầu mầu trắng, đường kính
2,5cm.
- 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 4 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm
- 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
+ Cả 8 nguyên tử C và 8 nguyên tử
H cùng nằm trên 1 mặt phẳng
+. Mô hình phân tử toluen.
- 7 quả cầu mầu xanh đường kính
3cm.
- 8 quả cầu mầu trắng, đường kính
2,5cm.
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 4 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm
- 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.

10


+. Mô hình phân tử ancol etylic.
- 2 quả cầu mầu ghi, đường kính

3cm.
- 1 quả cầu mầu đỏ, đường kính 3cm
- 6 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm.
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
+. Mô hình phân tử phenol.
- 6 quả cầu mầu đen, đường kính 3cm.
- 6 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 1 quả cầu mầu đỏ, đường kính 3cm.
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 10 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình bên.

+. Mô hình phân tử anđehit fomic.
- 1 quả cầu mầu ghi, đường kính 3cm.
- 2 quả cầu mầu trắng, đường kính
2cm.
- 1 quả cầu mầu đỏ, đường kính 3cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.


11


+. Mô hình phân tử ađehit axetic.
- 2 quả cầu mầu nâu đường kính
3cm.
- 4 quả cầu mầu trắng, đường kính
2,5cm.
- 1 quả cầu mầu đỏ, đường kính
3,5cm.
- 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- 1 thanh nối dài 3cm.
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
+. Mô hình phân tử axit axetic.
- 2 quả cầu mầu nâu đường kính
3cm.
- 4 quả cầu mầu trắng, đường kính
2,5cm.
- 2 quả cầu mầu đỏ, đường kính
3,5cm.
- 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm.
- 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm.
- Keo dán, sử dụng để gắn kết các
thanh nối với các quả cầu theo hình
bên.
Trên đây là một số mô hình phân tử hợp chất hữu cơ thuộc chương trình
hóa học hữu cơ lớp 11 giáo viên có thể tự xây dựng trên cơ sở những vật dụng

có sẵn, hoặc giao cho học sinh tự làm phục vụ cho công tác giảng dạy sau này,
có thể làm bằng vật liệu nhựa hoặc bằng gỗ đều được. Hoặc giáo viên có thể xây
dựng bộ dụng cụ lắp ráp mô hình phân tử hợp chất hữu cơ.
5/Bộ dụng cụ lắp ráp mô hình phân tử hợp chất hữu cơ.

Stt
1

Tên thiết bị
Bộ mô hình

Mô tả chi tiết
Gồm:
12


phân tử hóa
học hữu cơ.

- 17 quả cầu H, màu trắng, đường kính 32mm
- 9 quả cầu C nối đơn, màu đen, đường kính 45mm
- 10 quả cầu C nối đôi, nối 3, màu ghi, đường kính 45mm.
- 6 quả cầu O nối đơn, màu đỏ, đường kính 45mm.
- 4 quả cầu O nối đôi, màu da cam, đường kính 45mm.
- 2 quả cầu Cl màu xanh lá cây, đường kính 45mm.
- 2 quả cầu S màu vàng, đường kính 45mm.
- 3 quả cầu N màu xanh coban, đường kính 45mm.

hình - 13 nắp bán cầu (trong đó, 2 nắp màu đen, 3 nắp màu ghi,
phân

tử 2 nắp màu đỏ, 1 nắp màu xanh lá cây, 1 nắp màu xanh
dạng đặc
coban,1 nắp màu vàng, 3 nắp màu trắng).
- Hộp đựng có kích thước (410x355x62)mm độ dày của
vật liệu là 6mm, bên trong được chia thành 42 ô đều nhau,
có vách ngăn.
2
Môhình Gồm:
phân
tử - 24 quả cầu màu đen, đường kính 25mm.
dạng rỗng
- 2 quả cầu màu vàng, đường kính 25mm.
- 8 quả cầu màu xanh lá cây, đường kính 25mm.
- 8 quả cầu màu đỏ, đường kính 19mm.
- 8 quả cầu màu xanh dương, đường kính 19mm.
- 2 quả cầu màu da cam, đường kính 19mm.
- 3 quả cầu màu vàng, đường kính 19mm.
- 30 quả cầu màu trắng sứ, đường kính 12mm (trên mỗi
quả có khoan lỗ đường kính 3,5mm để lắp các thanh nối ).
- 40 thanh nối đường kính 3,5mm, màu trắng sứ, dài
60mm.
- 30 thanh nối đường kính 3,5mm, màu trắng sứ, dài
45mm.
- 40 thanh nối đường kính 3,5mm, màu trắng sứ, dài
30mm.
- Hộp đựng có kích thước (170x280x40)mm độ dày của
vật liệu là 2mm, bên trong được chia thành 7 ngăn, có bản
lề và khóa lẫy gắn thân hộp với nắp hộp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

+. Đối với hoạt động dạy học.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, khi nghiên cứu mở đầu về
hóa học, học sinh cần có sự quan sát trực tiếp, tư duy trừu tượng để nghiên cứu
thế giới vi mô. Vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp dạy học cho
phù hợp với học sinh. Thực tế giảng dạy cho thấy rằng, giáo viên có thể sử dụng
các phương pháp khác nhau và phối hợp một cách linh hoạt trong đó có phương
pháp trực quan.
Việc sử dụng các mô hình phân tử, vật mẫu, tranh ảnh, thí nghiệm trực
quan hướng dẫn học sinh quan sát mô tả hiện tượng mà hình thành khái niệm.
13


Xây dựng và sử dụng hiệu quả mô hình phân tử trong dạy học hóa học
hữu cơ giúp cho các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
thuận tiện hơn. Giáo viên có thể sử dụng mô hình phân tử kết hợp với thuyết
trình để truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới được dể dàng. Học sinh
tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, tăng khả năng tư duy trừu tượng,
tính tự học, độc lập suy nghỉ cho học sinh.
+. Đối với bản thân.
Đối với bản thân, việc xây dựng một hệ thống mô hình phân tử hóa học
hữu cơ là một thành công không nhỏ, bản thân tôi có một hệ thống đồ dùng dạy
học trực quan sinh động giúp cho mỗi giờ lên lớp thêm tự tin hơn, khi phải
truyền đạt cho học sinh những kiến thức hóa học mới. Việc sử dụng một cách
thường xuyên các đồ dùng dạy học, giúp cho các tiết học hóa học thêm sinh
động.
+. Đối với đồng nghiệp và nhà trường.
Việc xây dựng được hệ thống mô hình phân tử hóa học hữu cơ giúp cho
đồng nghiệp và nhà trường có thêm một bộ đồ dùng dạy học mới, các thành viên
trong tổ có thể chia sẽ những kinh nghiệm quý báu để sử dụng bộ dụng cụ một
cách khoa học và có hiệu quả. Không còn hiện tượng dạy chay, dạy suông, khi

phải truyền đạt những kiến thức hóa học mới, đặc biệt khi dạy phần cấu trúc
phân tử các hợp chất hữu cơ. Phần kiến thức khá trừu tượng mà học sinh rất khó
tiếp cận.

14


3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Sau khi đã hoàn chỉnh phần “hệ thống mô hình phân tử các hợp chất hữu
cơ” tôi đã đưa ra trình bày trước cho các giáo viên trong tổ và các học sinh lớp
11 xin ý kiến nhận xét và tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến hay, sâu sắc để giúp
tôi hoàn chỉnh bản sáng kiến kinh nghiệm này, có thể nói sau hai năm từ khi bắt
đầu ý tưởng cho đến nay bản kinh nghiệm này đã được sự tham gia góp ý của rất
nhiều học sinh và giáo viên và tất cả đều thống nhất đây là một ý tưởng hay và
cách xây dựng, trình bày như vậy là phù hợp với chương trình và trình độ học
sinh có tác dụng rất tốt trong việc giúp học sinh hình thành kiến thức mới. Kể cả
đối với học sinh trung bình và yếu kém.
Để có được sự đánh giá khách quan hơn tôi đã chọn ra hai lớp 11 có trình
độ nhận thức về hóa học ngang nhau, một lớp để làm đối chứng và một lớp để
thực nghiệm. Lớp đối chứng vẫn được tiến hành học tập bình thường theo
phương pháp cũ, lớp thực nghiệm tôi đã sử dụng hệ thống mô hình phân tử hợp
chất hữu cơ đã xây dựng trong quá trình giảng dạy. Sau đó cả hai lớp được làm
một bài kiểm tra trong thời gian một tiết, hình thức kiểm tra là trắc nghiệm
khách quan nội dung bài kiểm tra có đầy đủ các dạng bài tập liên quan đến hệ
thống lý thuyết về công thức cấu tạo, cấu trúc phân tử, danh pháp các hợp chất
hữu cơ... Sau đây là kết quả thu được:
Phân phối kết quả kiểm tra học sinh đạt điểm xi trở xuống
Lần


Điểm Xi
kiểm
Lớp số Phương
1 2 3
4 5
6
7
8
9 10
tra
án
Phân phối kết quả kiểm tra
Lần 1 11A6 34
Thực
0 0 1
2 5 13 10
2
1 0
nghiệm
11A7 34
Đối
0 0 1
1 6 14
9
3
1 0
chứng
Lần 2 11A6 34
Thực
0 0 1

1 4 12 10
3
2 1
nghiệm
11A7 34
Đối
0 1 1
1 7 13
7
3
1 0
chứng
- Lần 1: Khi hai lớp bắt đầu học đến chương trình hóa học hữu cơ. Hai lớp
có trình độ nhận thức về hóa học ngang nhau
- Lần 2: Khi hai lớp học đến hiđrocacbon và các hợp chất hữu cơ có nhóm
chức. Lớp đối chứng vẫn được tiến hành học tập bình thường theo phương pháp
cũ, lớp thực nghiệm tôi đã sử dụng hệ thống mô hình phân tử hợp chất hữu cơ đã
xây dựng trong quá trình giảng dạy.
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập
của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh các lớp đối chứng, điều đó
thể hiện ở các điểm chính :
+ Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là
thấp hơn so với lớp đối chứng.
15


+ Tỷ lệ học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của các lớp thực nghiệm
trong đa số trường hợp là cao hơn so với với lớp đối chứng.
Như vậy có thể khẳng định rằng kinh nghiệm trên có tác dụng tới việc
nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

3.2. Kiến nghị.
- Có cơ chế khuyến khích, bồi dưỡng, khen thưởng kịp thời cho những
giáo viên làm tốt công tác xây dựng hệ thống đồ dùng dạy học trong nhà trường,
không chỉ đối với bộ môn hóa học mà đối với các bộ môn khác.
- Nhà trường cùng kết hợp với sở giáo dục đào tạo cần tăng cường đầu tư
trang thiết bị dạy học mới.
- Khuyến khích động viên phong trào tự làm và cải tiến thiết bị đồ dùng
dạy học.
- Khuyến khích giáo viên tích cực chủ động xây dựng nội dung bài giảng,
các kiểu bài lên lớp, các bài kiểm tra đánh giá trên cơ sở trang thiết bị đồ dùng
hiện có.
- Đổi mới phương pháp dạy học đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện
nay nhất là đối với bậc THPT, là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Đổi mới phương pháp dạy học thì đồng thời phải đổi mới đồ dùng
thiết bị và cách sử sụng chúng trong dạy học, mục tiêu của chúng tôi là sẽ làm
cho đồ dùng, thiết bị dạy học trở thành người bạn đồng hành trung thành với
mỗi giáo viên và học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xây dựng hệ thống mô hình phân tử
trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11, rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các đồng nghiệp, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn và học sinh
lớp 11, những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn sẽ là nguồn động viên để
tôi tự tin xây dựng tiếp hệ thống mô hình công thức phân tử hóa học hữu cơ lớp
12.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Tác giả

Lê Văn Hiếu

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa-hóa học 11-cơ bản-Nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách giáo khoa-hóa học 11-nâng cao-Nhà xuất bản giáo dục.
3. Lý luận dạy học hóa học-Tập một-Khoa khoa học tự nhiên- Trường Đại
học Hồng Đức.
4. Phương pháp giảng dạy hóa học-Tập ba-Khoa hóa học-Trường Đại học
sư phạm Hà Nội I.
5. Tài liệu tham khảo từ internet.

17



×