Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tiểu luận sở hữu trí tuệ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.6 KB, 31 trang )

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÍ
1.

Khái niệm chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý
1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Khái niệm chỉ dẫn địa lý với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp:
Thuật ngữ "chỉ dẫn địa lý" đã được đề cập trong Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ("TRIPS") tại khoản 1 Điều
22 như sau: "Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa có nguồn gốc từ lãnh
thổ của một nước thành viên hoặc từ một khu vực hay địa phương trong lãnh thổ
đó mà chất lượng, uy tín hay đặc tính khác của hàng hóa chủ yếu do xuất xứ địa
lý quyết định".
Khái niệm về chỉ dẫn địa lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là hoàn
toàn tương thích với Điều 22.1 của Hiệp định TRIPS.
1.2 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại Điều 751 Bộ luật dân sự năm 2005, quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý của Nhà nước
và quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện
do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định. Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý là quyền của tổ chức, cá nhân đối với chỉ dẫn địa lý (khoản 4 Điều 4
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
cũng có một số đặc điểm chung của quyền sở hữu công nghiệp như tính vô hình,
tính hạn chế về không gian. Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp đối với đối
tượng này còn có những đặc điểm riêng biệt như:
- Người sử dụng chỉ dẫn địa lý không phải là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý


- Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều cốt lõi, là nền tảng cho việc tồn tại và
bảo hộ các chỉ dẫn địa lý. Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều kiện tiên
quyết cho sự bảo hộ trên phạm vi quốc tế.
- Chỉ dẫn địa lý không bị giới hạn thời hạn bảo hộ nếu đối tượng bảo hộ là
chỉ dẫn địa lý vẫn đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng, quyền sử dụng
chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.
2. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm chủ sở
hữu chỉ dẫn địa lý; chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tổ chức quản lý
tập thể đối với chỉ dẫn địa lý.
2


2.1 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Theo quy định hiện hành, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là Nhà nước. Nhà nước
trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra
thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao
quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ
chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
2.2 Chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Theo quy định hiện hành, chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là các tổ
chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa
phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường được Nhà nước trao quyền.
2.3 Tổ chức quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý
Đây là một loại chủ thể hoàn toàn không có ở các đối tượng sở hữu công
nghiệp khác. Tổ chức quản lý tập thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý là tổ chức
thực hiện chức năng đại diện cho Ủy ban nhân dân địa phương quản lý và bảo
vệ chỉ dẫn địa lý phù hợp với quy định pháp luật.

3. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một chỉ dẫn địa lý muốn được bảo
hộ tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đó là:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Không thuộc các trường hợp không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.
Điều kiện về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa

3.1 Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ
tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ được
người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm rộng rãi.
3.2 Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chứa đựng mối quan hệ ràng buộc giữa chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ tương ứng với các điều kiện tự nhiên và/hoặc điều
kiện con người của vùng địa lý mang tên gọi hoặc được xác định theo tên gọi
hoặc chỉ dẫn địa lý đó. Như vậy, chất lượng đặc thù chỉ có được khi sản phẩm,
dịch vụ được sản xuất, thực hiện trong vùng lãnh thổ địa lý mang chỉ dẫn địa lý
hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó.
3


3.3 Điều kiện địa lý liên quan đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Theo Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý liên
quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định

danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Yếu tố tự
nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các
điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của
người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
3.4 Đối tượng loại trừ
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được
bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ,
nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về
nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý
thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện ở các
quyền sau
4.1 Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là một đặc điểm nổi bật trong nội dung
quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý so với các đối tượng sở hữu
công nghiệp khác.
Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được thể hiện ở các hành vi sau:
- Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện
kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa
mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
4.2 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý
Theo Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá
nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn
cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng đó không thuộc các

trường hợp sau:
- Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu
nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp
đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó;
4


- Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số
lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác
của hàng hóa, dịch vụ.
4.3 Quyền yêu cầu xử lý vi phạm
Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý,
các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý
theo quy định có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc
người khác chấm dứt hành vi xâm phạm đó và bồi thường thiệt hại do hành vi
xâm phạm quyền gây ra hoặc khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình.
Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý có sự khác biệt với các
hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý và hành vi cạnh tranh không lành mạnh về chỉ
dẫn địa lý.
5. Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý,
có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG BẢO HỘ
QUYỀN SHTT ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÍ TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình đăng ký bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam

Số lượng đơn đăng kí bảo hộ quyền SHTT đối với chỉ dẫn địa lí giai đoạn 2001
– 2017
Số đăng ký bảo hộ mới và các vụ kiện liên quan đến
chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2017
8
7
6
5
4
3
2
1
0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Đăng ký bảo hộ CDĐL

Vụ kiện liên quan đến CDĐL

Dựa trên biểu đồ trên, ta có thể thấy được số lần đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa
lý được chấp nhận mỗi năm biến động không đồng đều. Năm cao nhất đạt 7
đăng ký bảo hộ mới (2007, 2010), trong khi có những năm không có đăng ký
mới nào (2003, 2004).
Xu hướng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý khó có thể dự đoán chính xác được,
nhưng dựa trên tình hình vấn đề sở hữu trí tuệ đang ngày càng được chú trọng,
chưa kể Việt Nam bắt đầu tham gia nhiều liên minh kinh tế cũng như các điều
ước quốc tế về SHTT, số ca đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới có thể tăng.
2.
2.1
2.2

-

Quy trình đăng kí bảo hộ quyền SHTT đối với chỉ dẫn địa lí
Đơn vị xử lý: Cục SHTT
Tài liệu tối thiểu
Tờ khai đăng ký;
Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được
đăng ký (Cụ thể đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là bản mô tả tính chất,
chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bản đồ khu vực địa
lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý);
6


2.3
-

-

-

-

3.

Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Yêu cầu đối với đơn
Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu
được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ,
sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt
giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề
rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để
đưa vào đơn;
Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và
điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự
trang đó bằng chữ số Ả-rập;
Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách
rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có
sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở
hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị
sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp
đơn;
Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng
địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện
tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một
phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Quy trình và thời hạn xem xét đơn
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát

sau:
- Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu
cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra
kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1
tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký CDĐL được chấp nhận là hợp lệ được
công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp

nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin
liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, tóm tắt
tính chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL.
7


- Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký CDĐL đã được công nhận là hợp lệ
được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận
đăng ký

8


CDĐL cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn
thẩm định nội dung đơn CDĐL là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.
4. Mức phạt, chế tài khi vi phạm
Theo Điều 171, Bộ luật hình sự VN về “Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp”:
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì
bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không
giam giữ đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn
trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.”


9


CHƯƠNG 3: CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.

Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn
gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó
không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Hành vi này tồn tại rất nhiều trên thực tế. Những người thực hiện hành vi
xâm phạm đã lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý để
sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng bán ra thị trường kiếm lợi nhuận. Khi sản
phẩm này đưa ra thị sẽ khiến người tiêu dùng rất khó để phân biệt hàng thật,
hàng giả. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề này là do chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu
của nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc
sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ đều có quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên thực tế thì sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc
thù thì chỉ có một số lượng nhất định, còn lại là các sản phẩm không đáp ứng
được các tiêu chuẩn đó nhưng vẫn được lưu hành trên thị trường.
Đây là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý rất khó kiểm soát và
khó phát hiện. Bởi việc quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật là
giao cho các cơ quan, tổ chức - là đại diện cho những người sản xuất tại địa
phương để quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý chứ không phải là do cơ quan
chuyên trách đảm nhiệm. Do đó, việc quản lý chưa thực sự hiệu quả. Cần phải
có cơ quan chuyên trách kiểm tra, giám sát sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có đáp
ứng được yêu cầu hay không.
Ví dụ như trường hợp nước mắm Phú Quốc: Theo thông tin từ Hiệp hội

Nước mắm Phú Quốc thì nước mắm mang chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc
trên thị trường chủ yếu là hàng giả hoặc nước muối pha với tinh chất. Số lượng
này chiếm đến gần 90% trên thị trường. Tổ chức, cá nhân sản xuất ra những sản
phẩm này coi chỉ dẫn địa lý là tài sản chung, ai cũng có quyền sử dụng nên vô tư
sản xuất, gắn chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ lên hàng hóa mặc dù hàng
hóa đó không đáp ứng được tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù phải có.
2.

Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín
của chỉ dẫn địa lý
Trên thực tế hành vi này diễn ra rất phổ biến. Việc làm giả hàng hóa mang
chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ này diễn ra ở mọi nơi nên việc kiểm soát là
vô cùng khó khăn. Trên thị trường tràn ngập các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
10


được pháp luật bảo hộ nhưng số lượng sản phẩm thật chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Những
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nổi tiếng thường bị xâm phạm như: Nước mắm
Phú Quốc, Cà phê Buôn Ma Thuật… Với trình độ công nghệ ngày nay, người
tiêu dùng rất khó để có thể phân biệt được hàng thật, giả.
3.

4.

Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hặc tương tự với chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang
chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có
nguồn gốc từ khu vực địa lý đó
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với các loại rượu cho rượu

không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng
Tuân theo Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể là khoản 3, Điều

129:
Để xác định một loại rượu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với
chỉ dẫn địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:
- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ
dẫn địa lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu
giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm,
phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm
vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn
địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý
nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa
lý;
- Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc
tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công
dụng và kênh tiêu thụ;
- Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng
dịch nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo
hoặc những từ tương tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm không có
nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng
bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Chưa có bất cứ 1 sản phẩm rượu nào của Việt Nam đăng kí bảo hộ chỉ dẫn
địa lý dù chúng ta đã bảo hộ rượu Pisco của Peru năm 2007, Cognac của Pháp
năm 2002, Scotch whisky của Anh năm 2010. Các sản phẩm của Việt Nam được
11



bảo hộ chỉ dẫn địa lý đa phần là các sản phẩm nông nghiệp, và một số sản phẩm
thủ công.

12


Tại thị trường Việt Nam, buôn bán nhỏ le phát triển, khó lòng kiểm soát
được việc giả mạo. Nhất là khi chưa hề có sản phẩm rượu nào của Việt Nam
đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý, dù đối với người dân, những khu vực đó đã nổi
tiếng: Vang Đà Lạt, rượu nho Ninh Thuận, vang nho Ninh Thuận,….
Rõ ràng, lỗ hổng trong bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn rất nhiều, dễ có thể lợi
dụng để kiểm lợi cho bản thân và các khu vực vẫn chưa tự ý thức được để bảo
hộ chỉ dẫn địa lý, làm tăng giá trị sản phẩm.

13


CASE STUDY VỀ CHAMPAGNE
1.

Giới thiệu chung
Đây là cuộc tranh luận về thương mại quốc tế giữa Mỹ và EU để kiểm soát
thị trường champagne béo bở, về việc có hay không công nhận champagne là 1
chỉ dẫn địa lý. Cuộc tranh luận đang vô cùng sôi nổi. EU tuyên bố nhãn rượu
champagne chỉ được sử dụng cho rượu vang nổ được sản xuất ở vùng
Champagne của Pháp, Hoa Kỳ lại phản bác rằng rượu champagne chỉ là một từ
chung để mô tả các loại rượu vang nổ.
Champagne là tinh hoa, là sự xa xỉ và thượng lưu, là đối tượng mà luật chỉ

dẫn địa lý hướng đến để bảo vệ. Các nhà sản xuất rượu champagne Pháp luôn
không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng rượu champagne của họ, để cho ra
những chai champagne tuyệt hảo nhất. Nếu chỉ dẫn địa lý của champagne bị
tháo dỡ, ly rượu champage hảo hạng sẽ sớm bao gồm cả những loại rượu vang
sủi bọt bình dân. Giá trị của champagne vì thế sẽ bị hạ thấp nghiêm trọng. Lịch
sử phi thường của rượu sâm banh, những thành công và đau khổ của
Champenois – những người sản xuất rượu ở Champagne, và sự phức tạp cũng
như bản chất thâm dụng lao động của champenoise méthode (phương pháp làm
rượu champagne thượng hạng), tất cả đều góp phần vào ý thức về bản sắc và kết
nối giữa vùng đất, sản phẩm và con người Champagne. Điều này khơi dậy niềm
đam mê và mong muốn của người Champenois để bảo vệ sản phẩm khỏi sự bắt
chước của nước ngoài - từ rượu champagne giả.
Champagne cùng với các loại rượu vang và rượu mạnh khác được coi là đối
tượng có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đặc biệt trong Hiệp định về Các khía cạnh
liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS). Ở Hoa Kỳ và
Vương quốc Anh, sự phổ biến của champagne trong tầng lớp trung lưu tăng lên
đáng kể trong hai thế kỷ vừa qua. Điều này đã dẫn đến việc khái quát hóa thuật
ngữ champagne trong các khu vực tài phán đó, với nghĩa là loại rượu vang sủi
bọt màu trắng hoặc đỏ, do bất cứ nơi nào sản xuất. Kết quả là những người sản
xuất rượu tại vùng Champagne, Pháp đã phải chiến đấu để bảo vệ, giành lại tài
sản trí tuệ gắn với cái tên champagne của quê hương mình.
2.

Hệ thống luật pháp bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên thế giới và của các bên
liên quan
2.1 Luật chỉ dẫn địa lý ở Pháp và Châu Âu
Luật bảo vệ chỉ dẫn địa lý đã tồn tại ở châu Âu từ thời trung cổ. Thông
thường các dấu hiệu của phường hội được sử dụng để xác định nguồn gốc địa lý
của hàng hóa, cũng như danh tính nhà sản xuất. Chúng được phát triển thành chỉ
dẫn địa lý và thương hiệu.

14


Một trong những điều ước quốc tế sớm nhất về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao
gồm tên gọi nguồn gốc và chỉ dẫn nguồn, là Công ước Paris về bảo vệ Sở hữu
công nghiệp 1883. Công ước Paris được ký kết vào 3/1883 bởi 11 quốc gia từ
Châu Âu, Trung và Nam Mỹ. Công ước đã được sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn
còn hiệu lực tính đến năm 2013, với 174 nước ký kết cho đến nay.
Luật nội địa của Pháp 1905 cho phép chính phủ xác định ranh giới địa lý để
sản xuất một số thực phẩm nhất định. Luật 1919 thì quy định thêm rằng tên gọi
xuất xứ, bao gồm cả rượu champagne, là tài sản trí tuệ đã được Chính phủ Pháp
bảo hộ. Theo đó, chỉ có rượu vang được sản xuất trên vùng đất Champagne mới
được gọi là rượu champagne, còn những loại rượu nhẹ sản xuất từ nho trên
những vùng khác của lãnh thổ Pháp sẽ được gọi với tên rượu vang nổ (sparkling
wine).
2.2 Bảo vệ chỉ dẫn địa lý ở Hoa Kỳ
Xuất phát từ đặc điểm riêng về mặt lịch sử, Hoa Kỳ là một quốc gia tre,
không có nhiều các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng, đặc thù tới mức khó có thể tìm thấy
sản phẩm tương tự ở khu vực địa lý khác, vì vậy Hoa Kỳ là một trong những
nước không quan tâm lắm, thậm chí không tán thành mức bảo hộ chỉ dẫn địa lý
cao. Hoa Kỳ cho rằng mức độ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cao có thể tạo ra những rào
cản thương mại, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất, cản
trở nhập khẩu. Chính vì vậy, Hoa Kỳ không tham gia vào Thoả ước Madrid lẫn
Thoả ước Lisbon. Trong khuôn khổ thực thi nghĩa vụ pháp lý quốc tế theo Hiệp
định TRIPs, Hoa Kỳ đã lựa chọn hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua hệ thống
pháp luật hiện hành về nhãn hiệu với các sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với
các quy định tối thiểu của Hiệp định này.
Dù tuân thủ chung đối với thỏa thuận TRIPS 1994, Hoa Kỳ không tuân thủ
mục đích pháp lý của Điều 23 và 24 của TRIPS về rượu vang và rượu mạnh vì
Hoa Kỳ bảo vệ không đầy đủ tên gọi của sản phẩm rượu bán chung (semigeneric wine). Trong lịch sử, thị trường rượu vang Hoa Kỳ cũng chỉ chú trọng

đến đặc tính của giống nho, thay vì cách tiếp cận của EU về tầm quan trọng của
chỉ dẫn địa lý.
Hoa Kỳ cung cấp hai phương tiện được sử dụng trong bảo vệ chỉ dẫn địa lý
cho rượu vang và rượu mạnh: thứ nhất là theo Đạo luật Thương hiệu đã ban
hành năm 1946 (Đạo luật Lanham) và thứ hai thông qua các điều khoản quy
định của Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF) thuộc Bộ Tư pháp Hoa
Kỳ.
Theo Đạo luật Lanham, chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ theo ba cách: bảo
hộ dưới dạng nhãn hiêu thông thường, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập
15


thể, trong đó nhãn hiệu chứng nhận là hình thức pháp lý được xem là phù hợp
nhất với chỉ dẫn địa lý. Việc sửa đổi Đạo luật Lanham năm 1996 để tuân thủ
TRIPS đã

16


cung cấp sự bảo vệ mạnh hơn đối với chỉ dẫn địa lý được sử dụng trong rượu
vang và rượu mạnh.
Hệ thống phân loại rượu vang do ATF tạo ra bao gồm 5 thể loại: tên chung
(gneric names), tên bán chung (semi-generic names), tên không chung (nongeneric names), tên không có tính riêng biệt (non-distinctive names và tên không
chung có tính riêng biệt (non-generic distinctive names). Theo ATF, những chỉ
dẫn địa lý đã thu hút được sự chú ý đối với người tiêu dùng sẽ được bảo vệ nếu
đó là những cái tên có tính riêng biệt, còn nếu tên chung thì sẽ không đủ điều
kiện để bảo vệ. Champagne được phân loại là một tên bán chung. Do đó, các nhà
sản xuất rượu vang Mỹ có thể dán nhãn sản phẩm của họ là rượu champagne,
mặc dù thực tế sản phẩm của họ không có nguồn gốc xuất xứ từ vùng
Champagne, Pháp. Rõ ràng, hệ thống phân loại rượu này của ATF mâu thuẫn với

điều 23 của Hiệp định TRIPS đã nêu trên.
2.3 Bảo vệ chỉ dẫn địa lý ở EU
So với Hoa Kỳ, các chỉ dẫn địa lý ở Liên minh Châu Âu được hưởng một
lớp bảo vệ kép trong toàn bộ hệ thống EU và luật pháp nội bộ của từng quốc gia.
Chỉ dẫn địa lý của sản phẩm thực phẩm sẽ được bảo hộ dưới dạng Bảo hộ xuất
xứ hàng hóa – Protected Designation of Origin (PDO) hoặc Bảo hộ chỉ dẫn địa
lý – Protected Geographical Indication (PGI) .
PGI đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc nguyên thuỷ từ một vùng hay một
quốc gia nào đó, trong đó chất lượng, công thức chế biến và những đặc trưng
của sản phẩm phải mang nét tiêu biểu và các đặc trưng cần thiết của vùng miền
đó; sản phẩm phải có ít nhất một công đoạn sản xuất hoặc chế biến được thực
hiện tại vùng đất nguyên thuỷ của nó. PDO thì khắt khe hơn: các sản phẩm
mang PDO (trong đó có rượu champagne) cũng đòi hỏi có kỹ thuật sản xuất và
chế biến cụ thể cho từng sản phẩm, tuy nhiên tất cả các công đoạn sản xuất của
sản phẩm phải được thực hiện ngay tại vùng đất nguyên thuỷ của nó; do vậy, các
sản phẩm phải trải qua những yêu cầu kỹ thuật khắt khe trong từng công đoạn
sản xuất và sau đó được các chuyên gia kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng.

17


Chủ sở hữu nắm giữ PDO hoặc PGI được hưởng 4 quyền rộng. Điều đáng
chú ý là trong đó có 1 quyền tương tự như các quyền được cấp cho rượu vang và
rượu mạnh theo điều 23 Hiệp định TRIPs, cung cấp một mức độ bảo vệ cao. Đó
là chủ sở hữu được bảo vệ chống lại bất kỳ hành vi lạm dụng, bắt chước nào,
ngay cả khi nguồn gốc thực sự của sản phẩm được chỉ định hoặc tên bảo hộ
được dịch lại, hoặc kèm theo các từ như “theo kiểu”, “theo phương thức”,
“giống như được sản xuất trong”, “mô phỏng” hoặc “tương tự với”.
Như vậy, Hoa Kỳ chỉ thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu theo yêu cầu của
điều 22 và dựa vào các miễn trừ Điều 24 của Hiệp định TRIPs, trong khi EU

cung cấp sự bảo vệ theo điều 23 cho tất cả các chỉ dẫn địa lý. Cuộc tranh luận
quốc tế xoay quanh chỉ dẫn địa lý nằm trong chiến dịch của EU, nhằm yêu cầu
tất cả các thành viên của WTO tuân thủ điều 23 của Hiệp định TRIPs.
EU đã thực hiện tiếp cận một cách bành trướng và nhận ra rất nhiều hàng
hóa của EU hiện đang bị Hoa Kỳ lập luận là hàng hóa chung (generic) và không
bảo hộ. Vì vậy, EU đã thực thi nghiêm ngặt việc tăng cường chính sách bảo hộ
chỉ dẫn địa lý đối với các loại rượu vang và rượu mạnh. Vào ngày 10/01/2008,
một lô hàng gồm 3.000 chai E & J's Gallo - rượu vang nổ Andre California có
dán nhãn Champagne bất hợp pháp đã bị tiêu hủy bởi hải quan Bỉ.
2.4 Quy định quốc tế hiện hành
Hiệp định TRIPS năm 1996, do WTO đề xuất và được 158 thành viên đồng
ý bao gồm EU, Mỹ và Úc, cung cấp hiệp ước đa phương toàn diện nhất để soạn
thảo và thực thi luật sở hữu trí tuệ. Điều 23 của Hiệp định TRIPS cung cấp sự
bảo hộ đặc biệt đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh,
trong đó có champagne. Theo đó, các Thành viên WTO phải cung cấp những
biện pháp pháp lý để ngăn ngừa việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý của rượu vang
cho những loại rượu vang không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn
18


địa lý đó. Không được sử dụng bất kỳ các từ như “loại”, “kiểu”, “dạng”, “phỏng
theo” hoặc

19


tương tự, để tránh gây ra nhầm lẫn về chỉ dẫn địa lý cho công chúng. Mặc dù là
công ước quốc tế có ảnh hưởng lớn đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên phạm vi quốc
tế nhưng Hiệp định TRIPs không áp đặt một hình thức bảo hộ chung nào cho các
quốc gia thành viên mà để cho các quốc gia tự quyết định lựa chọn hình thức

bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý.
Rượu champagne là 1 ví dụ cho các sản phẩm mà chất lượng của nó có liên
quan đến chỉ dẫn địa lý, vì trong các điều kiện môi trường khác nhau sản xuất
rượu champagne khác nhau và do đó rượu có đặc điểm khác nhau. Kết quả là,
thị trường rượu vang phụ thuộc nhiều nhất vào chỉ dẫn địa lý để nhận biết các
sản phẩm tiêu dùng.
3.

Các lập luận của hai phía Mỹ và EU
Về cơ bản, EU lập luận rằng việc mở rộng Điều 23 của TRIPS đối với tất
cả hàng hóa sẽ nâng cao sự sẵn có của các sản phẩm chất lượng tốt bằng cách
duy trì các sản phẩm mang tính truyền thống và theo định hướng chất lượng. Nó
không khuyến khích hàng hóa được sản xuất hàng loạt liên kết với chỉ dẫn địa lý
và làm giảm giá trị của nó. EU chỉ ra rằng việc bảo hộ mạnh mẽ này phải được
thực thi để bảo vệ các phương pháp sản xuất nhỏ truyền thống của nông nghiệp.
Bảo vệ chỉ dẫn địa lý ở EU là một phản ứng chống lại toàn cầu hóa và sản xuất
hàng loạt. EU cũng lập luận rằng việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý nghiêm ngặt hơn sẽ
cung cấp sản phẩm chất lượng cao có sẵn cho người tiêu dùng và họ sẽ có thể
nhận biết các chỉ dẫn địa lý mà không bị nhầm lẫn. Ngoài ra, theo mô tả của Ủy
ban Đàm phán Thương mại của Hội đồng Chung, mở rộng bảo vệ GI sẽ loại bỏ
sự không chắc chắn về mặt pháp lý bằng cách yêu cầu nhà sản xuất và thương
nhân chỉ trả lời một câu hỏi duy nhất khi ra quyết định có nên sử dụng chỉ dẫn
địa lý trên sản phẩm: Có phải sản phẩm xuất xứ từ nơi đó và có chất lượng nhất
định gắn với chỉ dẫn địa lý đó hay không?
Lập luận mạnh mẽ nhất để phản đối lập trường của EU được Mỹ sử dụng
là, sự mở rộng về chỉ dẫn địa lý sẽ tạo ra sự hỗn loạn và không thể kiểm soát
được. Khi các điều khoản về địa lý cần ghi quá rõ trên sản phẩm, việc mở rộng
sẽ yêu cầu một cuộc kiểm tra, xem xét lại toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm
và tiêu tốn một lượng chi phí khổng lồ. Hoa Kỳ tin rằng việc mở rộng bảo hộ
theo Điều 23 của EU đối với tất cả các sản phẩm sẽ dẫn đến việc người tiêu

dùng đi loanh quanh siêu thị mà không nhận ra những sản phẩm họ vẫn thường
mua và sử dụng.
Tuy nhiên, việc tăng cường bảo vệ sẽ chỉ áp dụng và ảnh hưởng đến các
sản phẩm trong tương lai. Bên cạnh đó, người tiêu dùng rất có thể sẽ nhận ra các
sản phẩm họ đã quen thuộc và có thể nhận sự hướng dẫn để hiểu về việc thay
đổi tên sản phẩm trong giai đoạn loại bỏ các tên sản phẩm vi phạm. Các nhà sản
20


xuất sẽ không cần thiết phải tham gia toàn bộ quá trình mà thay vào đó, các
chiến dịch

21


tiếp thị và ghi lại nhãn chỉ thay đổi cách diễn tả sản phẩm mới theo các điều
khoản mở rộng. Các nhà bình luận EU chỉ ra ví dụ ở Tây Ban Nha, nơi các nhà
sản xuất rượu vang nổ không còn gọi sản phẩm của họ là champagne mà đổi tên
nó thành Cava. Sản phẩm đã vô cùng thành công và người tiêu dùng chấp nhận
thuật ngữ mới cho rượu vang nổ, mà không có nhiều sự nhầm lẫn cũng như chi
phí khổng lồ đối với các nhà sản xuất rượu Tây Ban Nha.
Hoa Kỳ cũng lập luận rằng, vì đất nước của họ được thành lập trong quá
trình nhập cư, nên các công dân đã đưa cụm từ “chỉ dẫn địa lý” vào từ vựng
hàng ngày của họ. Do đó, các chỉ dẫn địa lý chung nên được bảo hộ theo những
ngoại lệ trong Điều 24 của TRIPS, thay vì trong danh mục bán chung (semigeneric). Lập luận từ phía Hoa Kỳ để duy trì mức bảo vệ tối thiểu cho bán chung
được sử dụng trong các sản phẩm từ các cáo buộc về sự độc quyền của các sản
phẩm EU trên thị trường Hoa Kỳ trong sự kiện mở rộng, cho đến việc vi phạm
Điều sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ. Họ cho rằng việc sửa đổi sẽ thu
hẹp các phát ngôn thương mại bằng việc cấm sử dụng các chỉ dẫn địa lý vi
phạm. Những lập luận chính trị quyết liệt tồn tại ở cả hai bên trong cuộc tranh

luận mở rộng. Với hàng nghìn tỷ đô la và euro đang bị đánh cược, sẽ không có
dấu hiệu của những thỏa hiệp ngay lập tức.
4.

Kết quả
Các cách tiếp cận khác nhau đã chứng minh sự không nhất quán trong việc
quản lý bảo hộ chỉ dẫn địa lý và thực thi Hiệp định TRIPS ở cả các nước theo
civil law lẫn các nước theo common law. Sau 15 năm đàm phán, hai phía EU và
Hoa Kỳ đã đi vào bế tắc, không có bất kỳ tiến bộ nào đáng chú ý. WTO thừa
nhận rằng các thành viên vẫn còn chia rẽ sâu sắc, không có sự thỏa thuận trước
mắt với nhau.

22


CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP BẢO HỘ VÀ KẾT LUẬN
1.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Có nhiều phương thức bảo hộ các chỉ dẫn địa lý ở phạm vi quốc gia, nhưng
có thể chia thành 03 nhóm chính sau: bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng hệ thống pháp
luật riêng, bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn
hiệu chứng nhận, và bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng luật chống cạnh tranh không
lành mạnh.
1.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng
Pháp là nước đầu tiên và điển hình trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng
một luật riêng. Hệ thống đăng ký và một loạt khái niệm trong luật của Pháp đã
có ảnh hưởng lớn và lan rộng trong các nước có truyền thống luật La mã ở Châu
Âu và Châu Mỹ La tinh.
Theo hệ thống riêng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các chỉ tiêu của một chỉ dẫn

địa lý được bảo hộ được xây dựng bằng một thủ tục hành chính với sự tham gia
của các nhà sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước, sau đó được chính thức
công nhận bằng thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Nội dung bảo hộ
một chỉ dẫn địa lý là chống việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại trùng hoặc
tương tự với chỉ dẫn địa lý đó cho sản phẩm không đạt các chỉ tiêu pháp lý. Hệ
thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo mô hình này thường được gọi là hệ thống tên
gọi xuất xứ có kiểm soát AOC, hiện hành ở EU và các nước thành viên EU,
trong đó đặc biệt có Pháp, Thụy Sỹ.
1.2 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng
Nhận Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn
hiệu chứng nhận thường thấy ở các nước có truyền thống luật Anh-Mỹ. Cả hai
hình thức bảo hộ này đặc biệt có ý nghĩa để các doanh nghiệp hoặc hiệp hội
doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò của giới tư nhân. Tuy nhiên, cả hai hình
thức bảo hộ này chỉ có hiệu quả trong một chừng mực nhất định vì chỉ có thể
kiểm soát những người tự nguyện sử dụng các nhãn hiệu chứa chỉ dẫn địa lý mà
không thể cấm những người không gia nhập tập thể và những người không chịu
sự giám định, chứng nhận sản phẩm sử dụng chỉ dẫn địa lý.
1.3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Để được bảo hộ theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh, nhìn chung
một chỉ dẫn địa lý phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) chỉ dẫn địa lý phải đã có được
một danh tiếng hoặc uy tín nhất định; và (ii) việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trên sản
phẩm/dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng phải làm cho
người tiêu dùng bị nhầm lẫn về xuất xứ thực sự của sản phẩm/dịch vụ.
Hình thức bảo hộ này chỉ nhằm vào việc bồi thường thiệt hại gây ra do việc sử
dụng chỉ dẫn địa lý sai trái. Đối với hình thức bảo hộ không cần đăng ký này khi
xảy ra xâm phạm quyền thì việc chứng minh sự đáp ứng các điều kiện để được
23


hưởng sự bảo hộ thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền và thường rất khó khăn và

tốn kém.
2. Mức phạt và khắc phục hậu quả:
Theo nghị định Số: 99/2013/NĐ-CP về QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương
mại, kiểu dáng công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng
hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng
hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,
kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a
Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ
vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ
vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch
vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch
vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch
vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi

vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch
vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch
vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
24


9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa,
dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng
hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng
hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng
hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.
13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12
Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng
công nghiệp;
b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm
khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu
dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;
c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn

địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;
d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a,
b và c Khoản này.
14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công
nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có
căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên
biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện
dịch vụ, bao bì hàng hóa.
16. Hình thức xử phạt bổ sung:
25


×