Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.81 KB, 91 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI






XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - 2012



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI




XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh




HÀ NỘI - 2012


3




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thị Phương Hải





4
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU
1
Chương 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

5
1.1. Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý
5
1.1.1.

Khái niệm 5
1.1.2.

Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại và nhãn hiệu 9
1.1.3.


Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý 9
1.2. Khái quát chung về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
14
1.2.1.

Khái niệm về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý
14
1.2.2.

Các dạng hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với chỉ dẫn địa lý
17
1.3. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
chỉ dẫn địa lý
22
1.3.1.

Khái niệm và phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý
22
1.3.2.

Ý nghĩa của việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ
dẫn địa lý
25

5
Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN
ĐỊA LÝ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

28
2.1. Quyền tự bảo vệ 30
2.2. Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng
biện pháp dân sự
36
2.3. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý bằng biện pháp hành chính
45
2.4. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý bằng biện pháp hình sự
52
2.5. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu
liên quan đến sở hữu trí tuệ
57
Chương 3:
THỰC TRẠNG XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

62
3.1. Thực trạng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
63
3.2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
69
3.3. Một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý ở Việt Nam và hướng giải quyết của các cơ quan
có thẩm quyền
72
3.3.1.

Tranh chấp quyền đối với chỉ dẫn địa lý "bưởi Tân Triều" 72
3.3.2.

Tranh chấp quyền đối với chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương 74
3.4. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý
76

KẾT LUẬN
81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
83

6



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng
Tên bảng Trang
1.1 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại và nhãn hiệu 10


7
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới hiện nay chỉ dẫn địa lý đã có một thời gian dài tồn tại và
phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam, chỉ dẫn địa lý mới được pháp luật ghi nhận
và bảo hộ. Qua một thời gian triển khai và áp dụng việc đăng ký chỉ dẫn địa lý
đã cho thấy giá trị kinh tế của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật
bảo hộ cao hơn rất nhiều lần so với sản phẩm thông thường. Điều này góp
phần không nhỏ vào sự phất triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt là một nước
nhiều sản phẩm nông sản thơm ngon, nổi tiếng như Việt Nam. Dù vậy kể từ
khi Nghị định số 54/2000/NĐ-CP quy định về chỉ dẫn địa lý ra đời cho đến
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 vẫn chưa
phát huy hết được giá trị của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật
bảo hộ. Tình trạng xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý vẫn diễn ra phổ
biến, công khai gây ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn
địa lý. Thời gian gần đây hàng loạt chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam đã
bị mất vào tay các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài như: nước mắm Phú
Quốc, cà phê Buôn Ma Thuật… Để khắc phục tình trạng này vấn đề cấp thiết
đặt ra là phải hoàn thiện các quy định của pháp luật để giải quyết và ngăn
ngừa những hành vi xâm phạm, bảo vệ và năng cao giá trị của chỉ dẫn địa lý.
Thực tế hiện nay người dân Việt Nam vẫn còn rất mơ hồ về việc bảo vệ quyền
đối với chỉ dẫn địa lý trước hành vi xâm phạm. Làm thề nào để ngăn chặn,
chống lại hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn địa lý đó?
Một vấn đề bất cập nữa là dù sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật

bảo hộ bán ra thị trường với giá rất cao nhưng hầu như những người dân vẫn
rất thờ ơ với vấn đề giữ gìn và bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Coi chỉ
dẫn địa lý là tài sản là tài sản chung, ai dùng cũng được mà không tuân theo
các quy định của pháp luật. Hậu quả tất yếu từ những nhận thức đó là các sản

8
phẩm mang chỉ dẫn địa lý vẫn chưa khẳng định được danh tiếng, uy tín vững
chắc trên thị trường. Tuy nhiên để hiểu như thế nào bị coi là hành vi xâm
phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý? Các phương thức xử lý hành vi xâm phạm
quyền đối với chỉ dẫn địa lý? Là vấn đề không đơn giản.
Thời gian vừa qua đã có một số đề tài, luận án nghiên cứu về chỉ dẫn
địa lý như: "Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế" (Vũ Thị Hải Yến), "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ
thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế" (Lê Thị Thu Hà)…

Tuy nhiên các đề tài, luận án trên tập trung nghiên cứu các quy định
của pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tính đến thời điểm hiện nay chưa có
một công trình nghiên cứu riêng biệt nào về xử lý hành vi xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý. Thực tế ở nước ta hiện nay hành vi xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý đang diễn ra rất nhiều gây tổn hại không nhỏ cho người
sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, cho người tiêu dùng, Nhà
nước và xã hội. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài "Xử lý hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật
Việt Nam" để nghiên cứu là khách quan và cấp thiết.
2. Mục đích của đề tài
- Làm sáng tỏ khái niệm về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn
địa lý.
- Nêu và phân tích các dạng hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn
địa lý.

- Nêu và phân tích, đánh giá các phương thức xử lý hành vi xâm phạm
quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
- Nêu ra thực trạng về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
ở Việt Nam hiện nay và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

9
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
về vấn đền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn cho phép của luận văn thạc sĩ, để tài tập trung nghiên
cứu trong phạm vi các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về xử lý
hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Để tài chủ yếu đi sâu vào việc
phân tích, nhận định, so sánh và đánh giá các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn
địa lý sao cho phù hợp với thực tiễn và các điều ước quốc tế đa phương và
song phương mà Việt Nam đã ký kết.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của
Đảng về Nhà nước và pháp luật.
- Phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê.
5. Ý nghĩa và điểm mới của đề tài
- Nêu ra được khái niệm về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn
địa lý và các dạng hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. So sánh
các quy định của pháp luật qua các thời kỳ về hành vi xâm phạm quyền đối
với chỉ dẫn địa lý.

- Nêu và phân tích, đánh giá, so sánh các quy định của pháp luật về
xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý từ góc độ lí luận và
thực tiễn.

10
- Nêu, nhận xét và đánh giá thực trạng hành vi xâm phạm quyền đối
với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và các quy định của pháp luật về xử lý hành vi
xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
- Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đưa ra những kiến nghị cũng như
các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý hành vi
xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Nâng cao sự hiểu biết của người dân
về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn địa lý để chỉ
dẫn địa lý ngày càng phát huy giá trị trên thực tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.
Chương 2: Những quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật việt nam.
Chương 3: Thực trạng xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

11
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1.1.1. Khái niệm
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp. Chỉ dẫn
địa lý hiểu theo nghĩa đơn giản là dấu hiệu để chỉ dẫn đến một khu vực địa lý
cụ thể với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, con người… nhất định. Chỉ dẫn
địa lý có thời gian hình thành và tồn tại từ rất lâu. Do sự phát triển của nền
kinh tế hàng hóa, người ta thường sử dụng các dấu hiệu chỉ dẫn về nguồn gốc
xuất xứ của hàng hóa để phân biệt hàng hóa đến từ các nước khác nhau. Cùng
với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, tính cạnh tranh trên thị trường cũng
ngày càng khốc liệt. Những sản phẩm mang chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ từ
những khu vực địa lý đặc biệt sẽ chiếm ưu thế và được bán với giá cao hơn
các sản phẩm khác. Từ đó con người đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của chỉ
dẫn địa lý và giá trị kinh tế của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Nhiều năm qua
những chỉ dẫn địa lý như: Champagne cho rượu vang, Cognac cho rượu
mạnh, Parma cho giăm bông… đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng trên toàn
thế giới.
Theo sự phát triển cùng thời gian chỉ dẫn địa lý được quan niệm cũng
khác nhau. Đầu tiên chỉ dẫn địa lý chỉ được hiểu đơn giản là dấu hiệu để chỉ
ra nguồn gốc của sản phẩm. Khái niệm này chưa có sự phân biệt giữa nhãn
hiệu với chỉ dẫn địa lý.
Tuy nhiên về sau này người ta không chỉ dựng lại ở việc dùng chỉ dẫn
địa lý để chỉ ra nguồn gốc của sản phẩm mà họ còn muốn giới thiệu về nơi

12
sản xuất ra sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đối với chất lượng của sản
phẩm. Do đó khái niệm chỉ dẫn địa lý được hiểu theo nghĩa cao hơn: chỉ dẫn
địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ ra nguồn gốc địa lý của sản phẩm và mối liên
hệ giữa chất lượng, đặc tính của sản phẩm do các yếu tố môi trường địa lý
nơi sản phẩm được tạo ra.
Khi chỉ dẫn địa lý phát triển thành thế mạnh trong cạnh tranh trên thị
trường thì các quy định về chỉ dẫn địa lý cũng bắt đầu hình thành. Ở mỗi một

quốc gia lại có quy định, khái niệm về chỉ dẫn địa lý khác nhau. Chính vì hiểu
tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý nên vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã được
nâng lên tầm quốc tế.Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã được ghi nhận và bảo hộ
trong các điều ước quốc tế đa phương như: Công ước Paris (1883), Hiệp định
Madrid (1891), Hiệp định Lisbon (1958). Ở mỗi điều ước quốc tế đa phương
này chỉ dẫn địa lý được quy định khác nhau.
Trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1883) đã
xuất hiện thuật ngữ "Chỉ dẫn nguồn gốc" và "Tên gọi xuất xứ" nhưng Công
ước không nêu ra khái niệm và quy định về "chỉ dẫn nguồn gốc" và "Tên gọi
xuất xứ". Hiệp định Madrid (1891) đã kế thừa và quy định về "Chỉ dẫn nguồn
gốc". Theo Hiệp định Madrid thì chỉ dẫn nguồn gốc được hiểu là dấu hiệu chỉ
ra nguồn gốc địa lý của hàng hóa mà không yêu cầu hàng hóa đó phải có chất
lượng, đặc tính nhất định. Hiệp định không đề cập đến mối liên hệ giữa nguồn
gốc sản phẩm với chất lượng, đặc tính của sản phẩm. Đến Hiệp định Lisbon
(1958) đã có quy định rõ hơn về "Tên gọi xuất xứ". theo Hiệp định Lisbon thì
tên gọi xuất xứ được hiểu là tên địa lý của nước, khu vực và vùng lãnh thổ
dùng để chỉ dẫn cho một sản phẩm bắt nguồn từ khu vực địa lý đó, có chất
lượng hoặc đặc tính đặc thù riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm
yếu tố tự nhiên và con người. Quy định này tuy là có sự phát triển hơn quy
định trong Công ước Paris và Thỏa ước Madrid nhưng nó vẫn tồn tại nhiều
bất cập như: tiêu chuẩn đê được bảo hộ là tên gọi xuất xứ rất khắt khe và chủ
yếu chỉ có sản phẩm là hàng nông nghiệp mới đáp ứng được.

13
Đáp ứng sự phát triển của hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý và tạo điều
kiện cho thế mạnh về hàng hóa của mỗi quốc gia đã đặt ra yêu cầu về một văn
bản quy định thống nhất, hoàn chỉnh, phù hợp hơn về vấn đề này. Hiệp định
TRIPs đã ra đời và quy định thống nhất về chỉ dẫn địa lý.
Khái niệm chỉ dẫn địa lý quy định trong Hiệp định TRIPs được hiểu
là: "Trong Hiệp định này chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt

nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc
lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ
địa lý quyết định" [29, Điều 22 khoản 1 Hiệp định TRIPs].
Khái niệm chỉ dẫn địa lý được hình thành và pháp luật Việt Nam bảo
hộ trong Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03-10-2000 của Chính phủ. Đây
là văn bản pháp luật đầu tiên quy định cụ thể về quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời và được sửa đổi bổ
sung năm 2009 đã có quy định chi tiết và phù hợp với thực tiễn hơn về quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.
Việt Nam cũng kịp thời xác định tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý và
có quy định về chỉ dẫn địa lý. Khái niệm chỉ dẫn địa lý trong pháp luật Việt
Nam cũng được hiểu và ghi nhận khác nhau theo thời gian.
Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì
khái niệm chỉ dẫn địa lý được hiểu là: "Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ
sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia
cụ thể" [18].
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã quy định rõ, một sản phẩm chỉ được
bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý khi nó là dấu hiệu thể hiện nguồn
gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Ví dụ về chỉ dẫn địa lý đã được pháp luật Việt Nam bảo hộ: Nước
mắm Phú Quốc, chè San Tuyết Mộc Châu, chè Tân Cương …

14
Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời, pháp luật quy định
khái niệm chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa là khác nhau. Vấn đề này
thể hiện ở khoản 2 Điều 10 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP: "Nếu chỉ dẫn địa lý
là tên gọi xuất xứ hàng hóa thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của
pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hóa" [6]. Tuy nhiên Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005 ra đời chỉ quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Quy định này là
hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Tên gọi xuất xứ hàng hóa được quy định tại Điều 786 Bộ luật Dân sự năm 1995:
"Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng chỉ xuất
xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện mặt hàng này có các
tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt,
bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó" [14]. Theo
quy định này thì một tên gọi xuất xứ hàng hóa chỉ được pháp luật bảo hộ khi
đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất: Tên gọi xuất xứ hàng hóa phải là tên địa lý của nước, địa
phương cụ thể.
Thứ hai: Để chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hóa thì hàng hóa
mang tên gọi xuất xứ phải bắt nguồn và được sản xuất từ khu vực địa lý mà
nó chỉ dẫn.
Thứ ba: Phải có mối liên quan giữa các tính chất, chất lượng đặc thù
của hàng hóa với điều kiện địa lý bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc
kết hợp cả hai yếu tố đó. Quy định này yêu cầu sản phẩm được bảo hộ dưới
danh nghĩa là tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có chất lượng đặc thù, khác biệt
so với các sản phẩm cùng loại. Như vậy để một sản phẩm được bảo hộ là tên
gọi xuất xứ hàng hóa là rất khó khăn và hạn chế.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 lựa chọn bảo hộ chỉ dẫn địa lý thay cho
tên gọi xuất xứ hàng hóa là hoàn toàn phù hợp. Việc lựa chọn chỉ dẫn địa lý là
đối tượng bảo hộ sẽ mở rộng hơn đối tượng được được bảo hộ dưới danh

15
nghĩa là chỉ dẫn địa lý, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo hộ các chỉ dẫn nguồn
gốc địa lý cho các hàng hóa, sản phẩm.
1.1.2. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại và nhãn hiệu
Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và nhãn hiệu là các đối tượng thuộc
nhóm mang các dấu hiệu phân biệt đặc trưng. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
ghi nhận chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và nhãn hiệu đều là các đối tượng
thuộc quyền sở hữu công nghiệp. Là những chỉ dẫn thương mại được gắn trên

các sản phẩm hàng hóa, các đối tượng đó đều có chức năng cung cấp thông
tin về nguồn gốc sản phẩm và đều là phương tiện giúp cho người tiêu dùng
nhận biết và có thể phân biệt các sản phẩm khác nhau trên thị trường. Uy tín,
danh tiếng của hàng hóa thường gắn liền với chỉ dẫn địa lý, tên thương mại
hay nhãn hiệu. Ngoài những điểm tương đồng thì chỉ dẫn địa lý, tên thương
mại, nhãn hiệu là các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp độc lập và
có những điểm khác biệt cơ bản. Để có một khái niệm, cách hiểu đầy đủ,
chính xác về chỉ dẫn địa lý thì sự phân biệt giữa các đối tượng đó là cần thiết
(xem bảng 1.1 - trang 10).
1.1.3. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi đáp ứng đầy đủ
các quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều 79 Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định khá cụ thể về điều kiện bảo hộ đối với chỉ
dẫn địa lý:
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn
địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc
đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định [18].

16
Bảng 1.1: Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại và nhãn hiệu
Tiêu chí Chỉ dẫn địa lý Tên thương mại Nhãn hiệu
Khái niệm
Là dấu hiệu dùng để chỉ
sản phẩm có nguồn gốc từ
khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hay quốc gia cụ thể

Là tên gọi của tổ chức, cá
nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt
chủ thể kinh doanh mang
tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh

Là dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân khác nhau

Điều kiện
bảo hộ
S
ản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý có nguồn gốc địa lý từ
khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc mức tương
ứng với chỉ dẫn
địa lý.
Có khả năng phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên
thương mại đó với chủ thể
kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực và khu vực
kinh doanh.
Là dấu hiệu nhìn thấy được
dưới dạng chữ cái, từ ngữ,
hình ảnh, hình vẽ, kể cả

hình ba chiều hoặc sự kết
hợp các yếu tố đó,được thể
hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc;có khả năng phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của
chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa, dịch vụ của chủ
thể khác.
Thời hạn
bảo hộ
Bảo hộ vô thời hạn, khi
hàng hóa đó còn giữ được
chất lượng, uy tín, danh
tiếng hoặc đặc tính khác
của loại hàng hóa này có
được chủ yếu là do nguồn
gốc địa lý tạo nên.
Được bảo hộ vô thời hạn
khi chủ sở hữu vẫn c
òn duy
trì hoạt động kinh doanh.
Là 10 năm tính từ ngày n
ộp
đơn hợp lệ và có thể được
gia hạn liên tiếp nhiều lần,
mỗi lần 10 năm.
Phạm vi
bảo hộ
Trong phạm vi cả nước
Trong phạm vi tỉnh,thành

phố trực thuộc trung ương
dưới tên thương mại đó
Trong phạm vi cả nước
Cơ quan có
th
ẩm quyền
đăng kí
Cục Sở hữu trí tuệ Bảo hộ tự động Cục Sở hữu trí tuệ
Chủ sở hữu
đối tượng
sở hữu
công nghiệp

Thuộc về nhà nước
Là chủ sở hữu đối với tên
thương mại
Thuộc về chủ sở hữu đối
với nhãn hiệu
Trình tự
thủ tục
đăng kí
Đăng ký tại Cục Sở hữu trí
tuệ theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định
Bảo hộ tự động
Đăng ký tại Cục Sở hữu trí
tuệ theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định
Chuyển
nhượng

quyền sở
hữu công
nghiệp
Không được phép chuyển
nhượng
Được phép chuyển nhượng
với điều kiện phải chuyển
nhượng toàn bộ cơ sở kinh
doanh và hoạt động kinh
doanh dưới tên thương mại đó

Được phép chuyển nhượng
nhưng có điều kiện theo
quy định của Luật Sở hữu
trí tuệ
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật
Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung) năm 2009.

17
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì một sản phẩm được bảo hộ
chỉ dẫn địa lý khi hội tụ các yếu tố sau:
Thứ nhất: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ.
Đây là điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý. Bản thân sản phẩm phải chỉ ra được nguồn gốc xuất xứ của mình.
Thông qua yếu tố này người tiêu dùng có thể đánh giá và phân biệt với các
sản phẩm cùng loại khác không mang chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên để xác định
một sản phẩm như thế nào thì được coi là có nguồn gốc địa lý xác định? Sản
phẩm đó phải được sản xuất, chế biến, đóng gói…tại vùng địa lý đó hay chỉ
cần một trong các công đoạn chế biến sản phẩm? Đây cũng là một vấn đề còn

tồn tại nhiều bất cập. Trên thực tế chỉ cần một trong các công đoạn tạo nên
sản phẩm mang tính chất quyết định đến chất lượng của sản phẩm là có thể đã
tạo nên tính đặc trưng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Luật Sở hữu trí tuệ
cũng như các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định cụ thể. Pháp luật
quy định và đặt yếu tố nguồn gốc là điều kiện đầu tiên để nhấn mạnh và
khẳng định xuất xứ của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Điều đó có nghĩa là chỉ
những vùng lãnh thổ, khu vực địa phương đó mới tạo nên được sản phẩm đặc
biệt mà các sản phẩm có nguồn gốc khác không có được.
Thứ hai: Phải tồn tại khu vực địa lý xác định tương ứng với chỉ dẫn
địa lý.
Điều kiện thứ hai này quy định sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có
khu vực địa lý rõ ràng, xác định và cụ thể tương ứng với chỉ dẫn địa lý ghi
trên sản phẩm. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Bởi vì một sản phẩm muốn được mang chỉ dẫn địa lý từ khu vực địa lý nào đó
thi bắt buộc phải tồn tại khu vực địa lý đó trên thực tế. Pháp Luật Sở hữu trí
tuệ cũng quy định rất rõ ràng về khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý. Điều 83
Luật Sở hữu trí tuệ quy định: "Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh

18
giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ" [18]. Vấn đề
đặt ra ở đây là vậy bản đồ địa lý và bản đồ hành chính do nhà nước lập có
giống nhau không? Ranh giới khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý có
trùng với ranh giới khu vực hành chính không? Trên thực tế câu trả lời là
không. Vì khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý là khu vực mang các
yếu tố tự nhiên có tính quyết định đến chất lượng, đặc tính và uy tín của sản
phẩm. Khu vực này có thể bao gồm một hoặc nhiều khu vực hành chính khác
nhau còn khu vực hành chính được tạo nên bởi ý chí chủ quan của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Vậy dựa vào đâu để xác định khu vực địa lý?
Khoản 5 Điều 43 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN quy định: "Bản đồ khu
vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý phải thể hiện đầy đủ thông tin tới mức

có thể xác định chính xác vùng địa lý hội đủ các điều kiện tự nhiên tạo nên
tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm" [4]. Quy định này là
hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.
Thứ ba: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc
đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực,địa phương, vùng lãnh thổ
hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính
chủ yếu: Như thế nào thì một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được coi là có
danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu?
Về danh tiếng: Khoản 1 Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: "Danh
tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm
của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người
tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó" [18]. Theo quy định của pháp
luật thì danh tiếng mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có được phải được người
tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn thường xuyên và phổ biến, số lượng người mua
sản phẩm cao. Việc lựa chọn mua sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của người
tiêu dùng là một tiêu chí đánh gíá danh tiếng của sản phẩm. Đây cũng là mục

19
đích mà người sản xuất hướng tới. Đồng thời cũng là một điều kiện tiên quyết
đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ.
Về chất lượng, đặc tính: Khoản 2 Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
"Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng
một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa
học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện
kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp" [18]. Quy định
này phù hợp với thực tiễn. Bởi muốn xác định được chất lượng, đặc tính của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải sử dụng các phương pháp khoa học
hoặc các chuyên gia. Chất lượng, đặc tính có thể căn cứ vào các chỉ tiêu như:
Chỉ tiêu vật lý: Khối lượng, định lượng…

Chỉ tiêu hóa học: Thành phần các chất, tỉ lệ, chất ổn định, phẩm màu
Chỉ tiêu vi sinh: giống, loài
Chỉ tiêu cảm quan: màu sắc, hình dáng, mùi vị
Ngoài ra Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định các đối tượng
không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, gồm:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không
được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo
hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về
nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc
địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Tất cả các đối tượng trên không được pháp luật bảo hộ dưới danh
nghĩa chỉ dẫn địa lý.

20
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ đã khẳng định
được thế mạnh trên thị trường và mang lại lợi ích to lớn cho các nhà sản xuất,
kinh doanh. Người tiêu dùng cũng dựa theo chỉ dẫn địa lý để lựa chọn sản
phẩm tốt nhất đáp ứng yêu cầu của mình. Có thể nói được sử dụng những chỉ
dẫn địa lý có danh tiếng, uy tín là mong muốn của rất nhiều người. Vì vậy với
mục đích lợi nhuận, rất nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng tìm mọi cách để lợi
dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý. Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý bất hợp
pháp gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người sản xuất, kinh doanh sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý hợp pháp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của người
tiêu dùng. Đồng thời danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý theo đó cũng bị
giảm sút. Xuất phát từ vấn đề này đã đặt ra yêu cầu về bảo vệ chỉ dẫn địa lý

trước hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt là bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Chính vì lý do đó pháp
luật Việt Nam đã ghi nhận và quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với
chỉ dẫn địa lý và phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn
địa lý.
1.2.1. Khái niệm về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định của pháp luật thì chỉ dẫn địa lý là một loại tài sản
chung. Chủ thể có quyền sử dụng là cá nhân, tổ chức trong khu vực, địa
phương tương ứng với khu vực có chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ. Trên
thực tế xảy ra nhiều tình trạng lợi dụng, sử dụng tùy tiện chỉ dẫn địa lý. Chính
vì vậy việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là vô
cùng quan trọng, là cơ sở để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người được quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

21
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan không
đưa ra khái niệm cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
chỉ dẫn địa lý mà chỉ đưa ra các dạng hành vi xâm phạm, các yếu tố, căn cứ xác
định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Tuy
nhiên theo cách hiểu của chúng tôi thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý dưới bất kỳ một hình thức nào đều bị coi
là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được
pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được pháp luật quy
định từ rất sớm. Ngay từ Công ước Paris năm 1883 đã có quy định rất cụ thể
và riêng biệt về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Công ước
Paris quy định: Tất cả hàng hóa chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc đều bị coi là

hành vi vi phạm; bất kỳ nhà sản xuất, nhà công nghiệp, hoặc thương gia nào,
dù là cá nhân hay pháp nhân, mà tham dự vào việc sản xuất, chế tạo hoặc
buôn bán các hàng hóa đó và có cơ sở đặt tại địa điểm đã bị chỉ dẫn sai lệch
như là nguồn gốc, hoặc đặt tại vùng có địa điểm đó, hoặc tại nước bị chỉ dẫn
sai lệch, hoặc tại nước mà chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc được sử dụng, thì
trong bất kỳ trường hợp nào cũng được coi là bên có liên quan
.
Các quốc gia
thành viên của Công ước phải bảo đảm thực hiện việc chống lại các hành vi
xâm phạm, bảo vệ quyền lợi của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Thông
qua quy định trong Công ước Paris có thể thấy tầm quan trọng của việc xác định
hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Việc xác định đúng, đầy đủ về
hành vi xâm phạm là cơ sở để áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm.
Khi Hiệp định TRIPs ra đời đã quy định việc bảo hộ đối với chỉ dẫn
địa lý có thể theo quy định của Hiệp định hoặc các nước thành viên có thể xây
dựng hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý riêng. Việt Nam đã lựa chọn xây dựng hệ
thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý riêng nhưng vẫn căn cứ trên các quy định của
Hiệp định TRIPs. Đối chiếu với các quy định của Hiệp định TRIPs về hành vi

22
xâm phạm thì pháp luật Việt Nam đã kế thừa gần như nguyên vẹn các quy
định đó. Đặc biệt là quy định về hành vi xâm phạm đối với rượu vang, rượu
mạnh thì pháp luật Việt Nam đã sao chép tinh thần của Hiệp định TRIPs.
Các căn cứ để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý:
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ không quy định cụ
thể về căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý mà chỉ
đưa ra căn cứ chung xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo
đó căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gồm:

- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Các yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép;
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Thông qua những căn cứ chung này có thể rút ra căn cứ cụ thể xác
định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý, cụ thể:
- Chỉ dẫn địa lý bị xâm phạm là đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp
(được ghi nhận bằng văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp);
- Có yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm bị
xem xét;
- Người thực hiện hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý không phải là chủ
thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý xảy ra tại Việt Nam.

23
Trên đây là những căn cứ cụ thể để xác định hành vi xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý. Khi có các căn cứ trên thì hành vi đó bị coi là hành vi
xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
1.2.2. Các dạng hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với chỉ dẫn địa lý
* Các dạng hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Khoản 3 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định cụ thể về
các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ:
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn
gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý nhưng sản phẩm đó không
đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý.

Một trong những điều kiện quan trọng để sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý được bảo hộ là sản phẩm đó phải có tính chất, chất lượng đặc thù. Chính vì
vậy một sản phẩm mặc dù có nguồn gốc từ khu vực mang chỉ dẫn địa lý
nhưng không có tính chất, chất lượng đặc thù của khu vực địa lý đó mang lại
cho sản phẩm thì sản phẩm đó không được mang chỉ dẫn địa lý đã được bảo
hộ. Hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý đó bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối
với chỉ dẫn địa lý. Quy định này giúp cho việc đảm bảo sử dụng chỉ dẫn địa lý
hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất, của người tiêu
dùng và của toàn xã hội. Loại bỏ những hành vi lợi dụng danh tiếng của chỉ
dẫn địa lý để sản xuất hàng giả mạo, kém chất lượng.
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ
dẫn địa lý.
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ phải trải qua một
quá trình kiểm định và tiến hành các thủ tục pháp lý hết sức chặt chẽ, phức

24
tạp. Khi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đã được pháp luật ghi nhận và bảo hộ,
nó sẽ có một thế mạnh nhất định trong kinh doanh. Sản phẩm đó sẽ được
người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng thường xuyên. Đây cũng là một yếu tố
dẫn đến việc nhiều sản phẩm giả mạo, lợi dụng uy tín, danh tiếng của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý lưu hành trên thị trường. Hành vi đó xâm phạm
trực tiếp đến quyền lợi của nhà sản xuất, của người tiêu dùng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện
dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện
dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu phương tiện quảng cáo và các
phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây
nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý dược bảo hộ [8].
Tất cả các yếu tố này đều bị coi là yếu tố xâm phạm đến quyền đối với

chỉ dẫn địa lý. Đây cũng là hành vi sử dụng các yếu tố gây trùng hoặc tương
tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ
dẫn địa lý. Danh tiếng, uy tín của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là hết sức
quan trong. Nó mang tính quyết định trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của
nhà sản xuất, đến sự tin tưởng của người tiêu dùng. Do đó danh tiếng, uy tín
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt để
tránh những hành vi lợi dụng danh tiếng, uy tín đó.
- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực chỉ dẫn địa lý đó
làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có ngồn gốc từ khu vực địa
lý đó.
Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 105/NĐ-CP quy định:
Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng

25
với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo
hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái,
ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ
dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn
địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với
chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ
của chỉ dẫn địa lý [8].
Quy định này đã chỉ rõ các dấu hiệu bị coi là trùng hoặc tương tự đến
mức gây nhầm lẫn. Cụ thể đó là: các dấu hiệu về cấu tạo từ ngữ, hình ảnh,
biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý. Chỉ cần có một dấu hiệu
trên đã bị coi là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý
được pháp luật bảo hộ. Tất cả những hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý được
pháp luật bảo hộ nhằm đánh lừa người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng

nhầm lẫn đều vi phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh
không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa
hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được
sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc các từ tương tự
như vậy.
Điểm c Khoản 3 Nghị định số 105/NĐ-CP cũng quy định: Đối với
rượu vang, rượu mạnh, ngoài các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Nghị
định này, dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả dưới dạng dịch
nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc
những từ tương tự như vậy được sử dụng cho những sản phẩm không có
nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị
coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

×